1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếp tục bàn xem tiềm lực quân sự nước ta và các bạn trong khu vực Đông Nam Á

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 06/12/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Thai_Thu_Hoi_Quoc

    Thai_Thu_Hoi_Quoc Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2013
    Bài viết:
    437
    Đã được thích:
    43
    Philippines tăng cường sức mạnh đối phó "kẻ chuyên bắt nạt"


    (Kienthuc.net.vn) - Chính quyền Philippines có kế hoạch chi thêm 1,8 tỷ USD tăng sức mạnh hải quân bảo vệ hải phận trước mối đe dọa từ Trung Quốc.

    Trong bối cảnh tranh chấp hải phận với Trung Quốc ngày càng tăng, Tổng thống Philippines hôm qua tuyên bố sẽ cung cấp những nguồn lực cần thiết cho các lực lượng vũ trang để bảo vệ chủ quyền của đất nước.


    “Chúng ta đã đưa ra một thông điệp rõ ràng tới thế giới rằng: lãnh thổ Philippines là của người Philippines và chúng ta có khả năng để ngăn chặn những kẻ chuyên bắt nạt bước vào sân nhà của chúng ta”, ông Aquino tuyên bố với các tướng lĩnh hải quân.


    Tổng thống Philippines cũng nhấn mạnh, 75 tỷ peso (1,82 tỷ USD) sẽ dành cho chương trình hiện đại hóa quân sự, giúp nâng cao năng lực Hải quân Philippines - lực lượng hiện thuộc hàng yếu kém nhất Đông Nam Á.

    [​IMG]
    Chính quyền Philippines quyết tâm hiện đại hóa lực lượng hải quân lạc hậu nhằm đối phó với Trung Quốc.​
    Ông Aquino cho biết, đến năm 2017 Hải quân Philippines sẽ nhận thêm 2 khinh hạm mới, 2 trực thăng chống ngầm, 3 tàu tuần tra và 8 tàu tấn công đổ bộ.


    “Chúng ta cũng sẽ cải thiện các hệ thống thông tin liên lạc, tình báo và do thám”, ông Aquino nói.


    Cũng theo Tổng thống Aquino, chính phủ Philippines đã chi 28 tỷ peso cho chương trình hiện đại hóa quân đội trong 3 năm qua. Trong đó, một phần khoản tiền này được dùng để mua lại 2 tàu chiến lớp Hamilton của lực lượng tuần duyên bờ biển Mỹ.


    Chiếc đầu tiên được Philippines đặt lại tên là BRP Gregorio del Pilar được biên chế cho Hải quân từ năm 2011. Con tàu thứ 2 dự kiến được chuyển giao vào tháng 8 năm nay. Philippines cũng thông báo, nước này sẽ nhận thêm 10 tàu tuần tra bờ biển từ Nhật Bản trong năm nay.


    Tranh chấp lãnh thổ ngày càng gay gắt và quyết liệt với Trung Quốc trong những năm gần đây được cho là động lực để Philippines nỗ lực hiện đại hóa quân đội, tăng cường tiềm lực quốc phòng.


    Philippines mới đây tố cáo, kể từ năm ngoái Trung Quốc chiếm bãi cạn Scarborough cách đảo Luzon của Philippines 230km. Trong khi đó, bãi cạn này cách đất liền Trung Quốc khoảng 1.200km.
  2. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Philippines sẽ mua tàu sân bay để quyết đấu với Trung Quốc?

    Thứ năm 23/05/2013 08:56
    ANTĐ - Sau khi Indonesia từ bỏ kế hoạch mua tàu sân bay Principe de Asturias vừa nghỉ hưu của Tây Ban Nha, thì đến lượt Philippines quan tâm đến việc mua chiếc tàu sân bay cùng lớp với tàu sân bay HTMS Chakri Naruebet của Hải quân Thái Lan này.

    Khi mà Tây Ban Nha đang bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính, chính phủ nước này đã thực hiện nhiều biện pháp thắt lưng buộc bụng bao gồm cả việc cắt giảm chi tiêu quốc phòng, trong đó có việc loại khỏi biên chế chiếc tàu sân bay của Hải quân Tây Ban Nha, Principe de Asturias, từ tháng 2­-2013.
    Hiện tại, tàu sân bay Principe de Asturias đang neo tại căn cứ Ferrol để tiến hành thủ tục thanh lý và đồng thời tiếp tục nhiệm vụ tháo dỡ các hệ thống vũ khí, quá trình này có thể mất từ 6 đến 9 tháng.
    Mặc dù chưa có quyết định nào được đưa ra về số phận của chiếc tàu sân bay cũ này, nhưng chính phủ Tây Ban Nha đã chào bán nó cho các nước có sự quan tâm ở châu Á cũng như các nước ở Trung Đông.
    Hải quân Tây Ban Nha cho rằng khi quá trình tháo dỡ hoàn thành, tàu sân bay Principe de Asturias sẽ được đưa ra chào bán. Tuy nhiên, trong quá trình tháo dỡ này mà có nước nào quan tâm đến việc mua chiếc tàu thì quá trình tháo dỡ này sẽ tạm dừng. Sau đó, sẽ tiến hành đại tu chiếc tàu này theo những nhu cầu mới của nước mua tại Tây Ban Nha trước khi chuyển giao.
    Hồi cuối tháng 3, một phái đoàn của Hải quân Indonesia đã đến thăm cảng Ferrol để thăm quan tàu và tìm hiểu về sức mạnh của nó. Tuy nhiên, chính phủ Indonesia đã bác bỏ khả năng mua chiếc tàu này.
    [​IMG]
    Tàu sân bay Principe de Asturias của hải quân Tây Ban Nha
    Sau đó, có thông tin cho rằng Philippines cũng quan tâm đến việc mua chiếc tàu sân bay này. Là một quốc đảo có nghĩa là họ cần một khả năng có thể sẽ giúp triển khai nhanh chóng các phương tiện và trang thiết bị liên quan đến các hoạt động nhân đạo, ngay khi có thiên tai hoặc hoạt động quân sự khi xảy ra một cuộc xung đột vũ trang.
    Philippines không lạ lẫm gì với các hoạt động của tàu sân bay. Nước này đã từng là một trong những chiến trường quan trọng và quyết định giữa Hải quân Mỹ và Hải quân Nhật Bản trong cuộc Chiến tranh Thế chiến lần thứ 2. Một trong các trận hải chiến nổi tiếng đã xảy ra tại Philippines là Trận chiến Vịnh Leyte có sự tham gia của 8 chiếc tàu sân bay của Mỹ, thuộc một phần của lực lượng đặc nhiệm hải quân đã đánh bại hạm đội của Nhật Bản do một tàu sân bay hạm đội dẫn đầu.
    Trong bối cảnh hiện nay, việc Trung Quốc biên chế tàu sân bay Liêu Ninh, có nghĩa là để theo kịp sức mạnh hải quân của Trung Quốc và bảo vệ chủ quyền, một chiếc tàu sân bay sẽ là một lực lượng đem lại nhiều lợi ích đối với Philippines. Sức mạnh vượt trội của hải quân Trung Quốc trên biển Đông đã cho thấy sự cần thiết của một lực lượng hải quân hiện đại và được trang bị tốt để đối phó với mối đe dọa này.
    Chiếc tàu sân bay HTMS Chakri Naruebet của Hải quân Hoàng gia Thái Lan là chiếc tàu cùng lớp với tàu Principe de Asturias, đã được bàn giao năm 1997. Mặc dù không được biên chế các máy bay cất cánh thẳng đứng Boeing AV-8S Matador trên tàu, nhưng tàu sân bay của Thái Lan đã được chứng minh là rất quan trọng đối với Thái Lan đặc biệt là trong các hoạt động tuần tra và cứu trợ nhân đạo trên biển.
    [​IMG]
    Tàu sân bay HTMS Chakri Naruebet của Hải quân Hoàng gia Thái Lan



    Tuy nhiên, việc sở hữu một chiếc tàu sân bay không bao giờ là rẻ. Việc mua tàu sân bay là một vấn đề trong khi thành lập một nhóm tác chiến không quân hạm trên tàu sân bay lại là chuyện khác.
    Mặc dù Philippines có kế hoạch phân bổ 7,4 tỷ peso thuộc một phần của kế hoạch hiện đại hóa quân đội để bảo vệ lãnh hải, nhưng số tiền này vẫn được coi là quá ít để mua và duy trì hoạt động một nhóm tác chiến tàu sân bay.
    Tàu Principe de Asturias là lớp tàu sân bay hạng nhẹ, có lượng giãn nước 17.000 tấn, chiều dài tổng thể 195,9m, chiều dài boong phóng máy bay 174,1m, chiều rộng 24,3m.
    Tàu được bàn giao cho Hải quân Tây Ban Nha ngày 30-5-1988, với sức chứa 29 máy bay cánh cố dịnh cất cánh trên đường băng ngắn và 12-17 máy bay cánh quạt trên boong.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Hải quân Thái chi 13 tỷ bath đóng khinh hạm hiện đại mới

    Hải quân Hoàng gia có kế hoạch đề nghị chính phủ Thái Lan chấp thuận một khoản ngân sách trị giá 13 tỷ bạt cho việc đóng một khinh hạm mới. Việc đóng khinh hạm mới này dự kiến sẽ do một công ty đóng tàu của Hàn Quốc thực hiện.


    Đô đốc Hải quân Surasak Rounroengrom cho biết, Bộ Tư lệnh các lực lượng vũ trang hoàng gia Thái Lan đang xem xét để đề xuất ngân sách và sau đó sẽ chuyển cho Bộ Quốc phòng. Nếu được chấp thuận, nó sẽ được trình tiếp lên quốc hội nước này để xem xét.
    Một nguồn tin từ nội bộ cho biết, Hải quân Thái đã thành lập một số tiểu ban để hợp tác với nhà thầu về đóng tàu của Hàn Quốc.

    [​IMG]
    Mô hình khinh hạm DSME DW3000H mới của Hải quân Thái Lan

    Một ủy ban lựa chọn nhà thầu của Hải quân đã chọn công ty đóng tàu Daewoo Shipbuilding và Marine Engineering để thực hiện việc đóng khinh hạm mới vào tháng trước, nguồn tin từ Hải quân này cho biết. Đây là một trong hai công ty của Hàn Quốc ở vòng đấu thầu cuối cùng do Hải quân đứng ra tổ chức. Ba công ty ngoại quốc khác đã bị loại từ các vòng trước. Các công ty này đến từ Tây Ban Nha, Ý và Trung Quốc.
    Nguồn tin này cho biết, khinh hạm mới với các tính năng hiện đại sẽ do Deawoo đóng dựa trên khinh hạm loại DX II có lượng giãn nước 5.000 tấn của họ, với những cải biến cho phù hợp với các yêu cầu đặc biệt của Hải quân Thái Lan. Khinh hạm mới của Hải quân Thái Lan sẽ có lượng giãn nước khoảng từ 3.000 đến 4.000 tấn.
    Tham mưu trưởng Hải quân Chakchai Phucharoenyot, người đứng đầu hội đồng lựa chọn, trước đó cũng cho biết rằng, Hải quân đã yêu cầu hãng đóng tàu phải cài đặt hệ thống quản lý tác chiến, để có thể phối hợp với các hệ thống đã được cài đặt sẵn trên các khinh hạm HTMS Naresuan và HTMS Taksin.
    Khinh hạm mới này, lần đầu tiên do một công ty đóng tàu Hàn Quốc thực hiện trong hạm đội của Hải quân Thái Lan, dự kiến sẽ được đưa vào phục vụ sau hai năm nữa, Đô đốc Chakchai cho biết.

    http://soha.vn/quan-su/hai-quan-tha...-khinh-ham-hien-dai-moi-20130522174847826.htm
  3. hoangkim95

    hoangkim95 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/07/2012
    Bài viết:
    972
    Đã được thích:
    2
    Phi định vác OV-10 lên tsb chắc, 1 chiếc máy bay phản lực chiến đấu còn không có chắc mua tsb về thi ủi với Liêu Ninh.
  4. ha_noi

    ha_noi Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/01/2012
    Bài viết:
    128
    Đã được thích:
    6
    Indonesia chuẩn bị nhận xe bọc thép Hàn Quốc


    (Kienthuc.net.vn) - Công ty Doosan DST (Hàn Quốc) đã hoàn tất việc sản xuất xe bọc thép bánh lốp Tarantula theo hợp đồng ký với Quân đội Indonesia.

    Năm 2009, Doosan DST ký hợp đồng cung cấp 22 xe bọc thép bánh lốp Tarantula cho Quân đội Indonesia trị giá 70 triệu USD. Việc sản xuất bắt đầu từ tháng 11/2012, tới tháng 5/2013 Doosan DST thông báo việc sản xuất đã hoàn thành.


    Trước khi có thông báo chính thức này, các quan chức Cơ quan Quản lý Mua sắm Quốc phòng Hàn Quốc (DAPA) và quan chức Indonesia cùng nhà sản xuất đã tổ chức lễ ra mắt xe bọc thép mới Tarantula vào ngày 2/5.


    Dự kiến, toàn bộ lô xe bọc thép này sẽ được chuyển giao toàn bộ cho Indonesia vào cuối năm nay.

    [​IMG]
    Xe bọc thép chiến đấu Tarantula.​
    Xe bọc thép bánh lốp Tarantula thiết kế phù hợp với điều kiện địa hình của Indonesia. Nó có trọng lượng 18 tấn, kíp xe 3 người (lái xe, pháo thủ và trưởng xe). Xe đạt tốc độ tối đa trên đường bằng phẳng 100km/h, có khả năng lội nước với tốc độ 8km/h.


    Đặc biệt, Tarantula trang bị tháp pháo cỡ 90mm mạnh mẽ cho phép nó làm tốt nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực bộ binh và thậm chí là diệt xe tăng, xe bọc thép đối phương.


    Trong những năm gần đây, hợp tác kỹ thuật – quân sự Hàn Quốc và Indonesia diễn ra khá sôi động. Giai đoạn 2011- 2012, Hàn Quốc đã chuyển giao cho Indonesia 8 máy bay huấn luyện sơ cấp KT-1B theo hợp đồng được 2 nước ký năm 2005. Cũng trong giai đoạn đó, Indonesia đã nhận thêm 54 lựu pháo KH-178 105mm từ Hàn Quốc.


    Năm 2011, Indonesia cũng ký hợp đồng mua 16 máy bay huấn luyện phản lực T-50 Golden Eagle từ Hàn Quốc với tổng trị giá 400 triệu USD.


    Trong năm 2012, Indonesia tiếp tục ký hợp đồng với Hàn Quốc mua 3 tàu ngầm phi hạt nhân lớp Chang Bogo (Type 209/1200) với tổng giá trị hợp đồng 1,4 tỷ USD. Đây là hợp đồng tàu ngầm lớn nhất từ trước tới nay của hãng đóng tàu Daewoo Hàn Quốc.


    Ngoài ra, Indonesia ký thỏa thuận hợp tác phát triển máy bay chiến đấu phản lực KFX/IFX với Hàn Quốc.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Philippines sắp nhận 3 trực thăng hải quân mới

    Thứ sáu 24/05/2013 06:27
    ANTĐ - Hải quân Philippines dự kiến ​​sẽ tiếp nhận 3 chiếc máy bay trực thăng mới vào tháng 12 năm nay, nhằm tăng cường khả năng đảm bảo an ninh hàng hải.

    Tư lệnh Hải quân Philippines, Phó Đô đốc Jose Luis Alano, vừa cho biết 3 chiếc máy bay trực thăng này sẽ là lô trực thăng đầu tiên được công ty AugustaWestland bàn giao.
    Chính phủ nước này có kế hoạch sẽ mua tổng số 5 chiếc máy bay trực thăng AW 109 Power từ công ty liên doanh Anh-Italia này, với giá trị 1,34 tỷ peso (khoảng 31,5 triệu USD).
    "Chúng tôi đang tìm mua các máy bay trực thăng hải quân. Lô trực thăng đầu tiên sẽ được bàn giao trước tháng 12 năm nay," ông Alano cho biết.
    Theo AgustaWestland, khả năng hoạt động vững chắc từ các tàu nhỏ trên biển giúp AW109 Power có thể thực hiện được nhiệm vụ thuận lợi và dễ dàng hơn nhiều trực thăng khác. Hơn nữa với tốc độ khá cao và khả năng tác chiến linh hoạt, AW109 là sự lựa chọn đáng tin cậy với các nước không sở hữu các chiến hạm hạng nặng.


    [​IMG]
    Loại máy bay trực thăng này có thể được sử dụng cho các hoạt động đảm bảo an ninh hàng hải, tìm kiếm cứu nạn và giám sát trên biển, cùng một số hoạt động khác.
    Ông Vincenzo Alaimo, phụ trách thương mại khu vực Đông Nam Á của AgustaWestland, gần đây đã cho biết: “Chúng tôi rất vui mừng trước việc Hải quân Philippine đã lựa chọn máy bay AW109 Power. Khả năng đa năng và hiệu suất cao của trực thăng AW109 Power sẽ đem lại cho Hải quân Philippines khả năng tác chiến trên biển nổi bật”.
    Chính phủ Philippines và công ty AugustaWestland đã ký hợp đồng mua số máy bay trực thăng này vào tháng 12-2012. Gói hợp đồng này bao gồm cả hỗ trợ hậu cần ban đầu và huấn luyện đội bay.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Điểm mặt pháo phản lực mạnh nhất Đông Nam Á

    http://soha.vn/quan-su/diem-mat-phao-phan-luc-manh-nhat-dong-nam-a-20130524070620266.htm
    Quân đội các nước Đông Nam Á sở hữu nhiều loại pháo phản lực nhiều nòng, sức công phá mạnh mẽ, tầm bắn từ 20-180km.


    [​IMG]
    Pháo phản lực phóng loạt BM-21 Grad nổi danh do Liên Xô chế tạo, hiện được trang bị trong lực lượng pháo binh quân đội Việt Nam, Myanmar và Campuchia.​
    [​IMG]
    Pháo phản lực BM-21 Grad được trang bị giàn phóng 40 nòng cỡ 122mm bắn nhiều loại đạn (đạn nổ thường, đạn nổ phân mảnh, đạn chống tăng…) với tầm bắn xa 20-30km.​
    [​IMG]
    Trong ảnh là đơn vị pháo phản lực BM-21 Grad của pháo binh Việt Nam đang khai hỏa tấn công mục tiêu trong diễn tập bắn đạn thật.​
    [​IMG]
    Pháo phản lực phóng loạt RM-70 do Cộng hòa Czech phát triển dựa trên công nghệ BM-21 Grad. Hiện loại pháo này trang bị chủ yếu trong pháo binh Quân đội Hoàng gia Campuchia. Trong ảnh là các giàn phóng RM-70 đang khai hỏa tại một cuộc tập trận vào tháng 4/2013.​
    [​IMG]
    RM-70 thiết kế với giàn phóng 40 nòng cỡ 122mm bắn đạn rocket đi xa 20km. Điểm khác của RM-70 so với BM-21 Grad là có thêm một giá chứa sẵn 40 đạn 122mm nằm giữa cabin và giàn phóng pháo. Giá đạn này cho phép nạp nhanh 40 đạn vào giàn phóng để rút ngắn thời gian giữa 2 loạt bắn nhanh hơn.​
    [​IMG]
    Pháo phản lực phóng loạt tầm siêu xa DTI-1 do Viện Công nghệ Quốc phòng (Bộ Quốc phòng Thái Lan) và Tập đoàn Xuất nhập khẩu thiết bị máy móc chính xác cao Trung Quốc (CPMIEC) dựa trên pháo phản lực WS-1 của Trung Quốc.​
    [​IMG]
    DTI-1 trang bị giàn phóng 4 nòng cỡ 302mm có thể bắn những viên đạn rocket đi xa tới 180km. Đây được xem là loại pháo phản lực có tầm bắn xa nhất khu vực Đông Nam Á.​
    [​IMG]
    Pháo phản lực phóng loạt M142 HIMARS do Mỹ phát triển trang bị cho lực lượng pháo binh Quân đội Cộng hòa Singapore.​
    [​IMG]
    M142 HIMARS thiết kế hệ thống phóng theo kiểu module. Theo đó, ống phóng và đạn rocket nằm tách riêng trong container và nạp vào bệ phóng khi chiến đấu. Mỗi container kết cấu với 6 ống phóng 240mm chứa viên đạn nặng 307kg (tầm bắn 40km).​
    [​IMG]
    Pháo phản lực phóng loạt ASTROS II do Brazil phát triển từ đầu những năm 1960. Hiện nay, Quân đội Indonesia và Malaysia trang bị vài chục bệ phóng ASTROS II.​
    [​IMG]
    ASTROS II thiết kế bệ phóng theo kiểu module cho phép bắn 4 loại đạn rocket gồm: SS-30 cỡ 127mm (tầm bắn 30km); SS-40 cỡ 180mm (tầm bắn 35km); SS-60 cỡ 300mm (tầm bắn 60km) và SS-80 cỡ 300mm đạn tăng tầm (tầm bắn 90km). Tùy từng cỡ đạn mà các container chứa 32 hoặc 8 hoặc 4 đạn rocket.​
  5. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.942
    Đã được thích:
    17.451
    Phi mua sắm như bị thần kinh vậy, nước yếu thì mua vũ khí phù hợp chiến thuật du kích, cắn trộm, đi mua con tàu sân bay sắt vụn đó về chi phí bảo dưỡng thôi thì Phi cũng đủ le lưỡi rồi
  6. hk111333

    hk111333 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/12/2012
    Bài viết:
    2.521
    Đã được thích:
    224
    bởi vì nó thần kinh nên quân sự nó mới yếu đến vậy, nếu nó sáng suốt hơn thì Việt ta cũng mệt với nó đấy bác ạ
  7. khesanh1968

    khesanh1968 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/01/2003
    Bài viết:
    496
    Đã được thích:
    0
    Phi có vẻ rất thích mua đồ cũ =))=))=)) chăc là vừa giúp cải thiện năng nực quốc phòng đất nước, vừa giúp nâng cao đời sống gia đình của một số tướng tá của Phi .
    Bon nó thống kê pháo phản lực ở khu vực sao quên mất món pháo của Do Thái do VN đang sở hữu nhỉ =))=))
  8. banmehyvong

    banmehyvong Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/04/2013
    Bài viết:
    215
    Đã được thích:
    0
    Bạn đùa à? Mấy em chúng liệt kê trên vé gì so sánh được với Extra nhà mình, tầm bắn 150km, đầu đạn 125kg, sai số mục tiêu R = 10m. Hàng nhà mình chắc là mua về núp lùm ngoài Cát Dài rồi. Chắc nằm ngoài đó chờ mấy em Project 958 Bizon. Hàng HIMARS Mỹ còn chạy dài kìa bạn.[:D][:D][:D]
  9. Bat_Nhat_1_8

    Bat_Nhat_1_8 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2012
    Bài viết:
    470
    Đã được thích:
    0
    Tàu sân bay Philippines tính mua để đối phó với Trung Quốc mạnh cỡ nào?
    Quote:
    Bộ Quốc phòng Philippines đang quan tâm đến khả năng mua tàu sân bay hạng nhẹ "Principe de Asturias" của Tây Ban Nha để đối phó với Trung Quốc ngày càng mạnh bạo.



    [​IMG]
    TSB Hoàng tử Asturias biểu diễn lần cuối trước khi chia tay Hải quân Hoàng gia Tây Ban Nha hôm 6/2/2013 vừa qua.

    Nếu mua chiếc tàu sân bay (TSB) này, Philippines sẽ trở thành quốc gia thứ hai ở Đông Nam Á sau Thái Lan, sở hữu TSB; và là nước châu Á thứ tư sở hữu hàng không mẫu hạm sau Ấn Độ, Thái Lan và mới đây là Trung Quốc.

    Chiếc tàu sân bay Principe de Asturias vừa được đưa ra khỏi biên chế Hải quân Tây Ban Nha từ đầu tháng 2/2013. Theo báo Tây Ban Nha lavozdigital, trong trường hợp nếu hợp đồng cung cấp tàu được ký kết, "Principe de Asturias" sẽ được hiện đại hóa và tái trang bị phù hợp theo các yêu cầu của khách hàng ở xưởng đóng tàu Navantia.


    [​IMG]
    Hoàng tử Asturias khi còn hoạt động với máy bay cất cánh thẳng đứng AV-8 Harrier II trên lưng.

    Tờ báo cho biết một số quốc gia Ả Rập và châu Á cũng thể hiện sự quan tâm đến tàu sân bay Tây Ban Nha, tuy nhiên Bộ Quốc phòng nước này không tiết lộ chính xác là những nước nào. Trước đó, Bộ Quốc phòng Indonesia cũng quan tâm đến khả năng mua tàu, nhưng họ đã từ bỏ kế hoạch này sau khi phái đoàn Indonesia thị sát tàu sân bay. Nguyên nhân khước từ không được nêu cụ thể.

    Principe de Asturias là lớp tàu sân bay hạng nhẹ, có lượng giãn nước 17.000 tấn, chiều dài tổng thể 195,9m, chiều dài boong phóng máy bay 174,1m, chiều rộng 24,3m

    Tàu được bàn giao cho Hải quân Tây Ban Nha ngày 30/5/1988, với sức chứa 29 máy bay cánh cố định cất cánh trên đường băng ngắn và 12-17 máy bay cánh quạt trên boong hoặc máy bay cất cánh thẳng đứng.


    [​IMG]
    Hoàng thái tử Tây Ban Nha Filippe tại lễ tiễn Hoàng tử Asturias về hưu sau 25 năm phục vụ Hải quân Hoàng gia.


    Philippines không lạ lẫm gì với các hoạt động của tàu sân bay. Nước này đã từng là một trong những chiến trường quan trọng và quyết định giữa Hải quân Mỹ và Hải quân Nhật Bản trong cuộc Chiến tranh Thế chiến lần thứ 2. Một trong các trận hải chiến nổi tiếng đã xảy ra tại Philippines là Trận chiến Vịnh Leyte có sự tham gia của 8 chiếc tàu sân bay của Mỹ, thuộc một phần của lực lượng đặc nhiệm hải quân đã đánh bại hạm đội của Nhật Bản do một tàu sân bay hạm đội dẫn đầu.

    Trong bối cảnh hiện nay, việc Trung Quốc biên chế tàu sân bay Liêu Ninh, có nghĩa là để theo kịp sức mạnh hải quân của Trung Quốc và bảo vệ chủ quyền, một chiếc tàu sân bay sẽ là một lực lượng đem lại nhiều lợi ích đối với Philippines. Sức mạnh vượt trội của hải quân Trung Quốc trên biển Đông đã cho thấy sự cần thiết của một lực lượng hải quân hiện đại và được trang bị tốt để đối phó với mối đe dọa này.

    Chiếc tàu sân bay HTMS Chakri Naruebet của Hải quân Hoàng gia Thái Lan cũng là chiếc tàu cùng lớp với tàu Principe de Asturias, đã được bàn giao năm 1997. Mặc dù không được biên chế các máy bay cất cánh thẳng đứng Boeing AV-8S Matador trên tàu, nhưng tàu sân bay của Thái Lan đã được chứng minh là rất quan trọng đối với Thái Lan đặc biệt là trong các hoạt động tuần tra và cứu trợ nhân đạo trên biển.


    [​IMG]

    Tháng 3/1992, chính phủ Thái Lan và Tây Ban Nha ký kết thỏa thuận đóng mới tàu sân bay hạng nhẹ dựa trên thiết kế lớp tàu Principe de Asturias. Chi phí đóng tàu này khoảng 336 triệu USD. Tàu sân bay Chakri Naruebet của có thiết kế gần giống với loại tàu sân bay Principe de Asturias với cầu trượt dốc 12 độ phù hợp cho quá trình cất cánh của loại chiến đấu cơ phản lực có khả năng cất, hạ cánh thẳng đứng trên đường băng ngắn như phản lực chiến đấu AV-8 Harrie II của Không quân Hoàng gia Anh.


    [​IMG]

    [​IMG]
    Máy bay phản lực AV-8 Harrier II cất cánh từ boong tàu Asturias

    Tàu sân bay Chakri Naruebet chủ yếu phục vụ hỗ trợ lực lượng hải quân Thái Lan trong chiến lược bảo vệ vùng biển chủ quyền của nước này, đồng thời nó cũng có thể thực hiện các nhiệm vụ như một chiến hạm chỉ huy, hỗ trợ các biên đội tàu chiến, giải cứ nạn nhân gặp thảm hoạ thiên tai. Tàu sân bay Chakri Naruebet được triển khai ở một căn cứ quân sự trên đóng trên Vịnh Thái Lan.

    Chakri Naruebet có kích thước boong dài 174,6 mét; rộng 27,5 mét. Diện tích này đủ khả năng cung cấp cho 5 trực thăng chiến đấu cất và hạ cánh cùng lúc. Mũi tàu được thiết kế có độ dốc 12 độ nhằm hỗ trợ quá trình cất cánh của các phản lực cơ chiến đấu. Phần nhà chứa máy bay ẩn dưới boong tàu có thể để được 10 trực thăng tầm trung hoặc 10 phản lực cơ loại Harrier.

    Tàu sân bay Chakri Naruebet của quân đội Thái Lan được trang bị 6 trực thăng săn ngầm Sikorsky S-70B Seahawk; 6 phản lực cất, hạ cánh trên đường băng ngắn Matador AV-8S (phiên bản Harrier dành riêng cho hải quân Tây Ban Nha do BAE System của Anh chế tạo).


    [​IMG]
    Asturia là chiếc TSB hạng nhẹ, nó còn nhỏ hơn rất nhiều so với chiếc tàu đổ bộ mang tên vua Joan Carlos (L61) bên cạnh


    Chakri Naruebet có thể chạy với tốc độ tối đa đạt 20 knot (tương đương 37 km/giờ); tốc độ hành trình trung bình khoảng 16 knot (tương đương 29 km/giờ). Tàu được lắp đặt hai chân vịt dạng tấm cùng 4 thiết bị cân bằng bố trí quanh thân dưới của tàu. Hệ thống chiến đấu của tàu sân bay Chakri Naruebet là loại AN/UYK-43C Lowboy có khả năng nhất thể hoá các loại vũ khí trang bị trên tàu do FABA của Tây Ban Nha sản xuất.

    Tàu sân bay của hải quân Thái Lan được trang bị hệ thống phóng tên lửa hải đối không Mk 41 sử dụng tên lửa loại Seasparrow. Loại tên lửa này có tầm bắn hiệu quả trong phạm vi 14 km với tốc độ 2,5 Mach. Ngoài ra, tàu cũng được trang bị 3 dàn phóng Sadral sử dụng tên lửa chống máy bay tầm ngắn Mistral có khả năng đánh chặn các tên lửa chống hạm của đối phương.

    Trên thân tàu Chakri Naruebet cũng được bố trí hai ụ súng máy hải quân cỡ nòng 30 mm. Các hệ thống ra đa, định vị được lắp đặt trên tàu Chakri Narubet gồm: hệ thống ra đa dò tìm mục tiêu trên không tầm trung Raytheon AN/SPS-52C 3-D sử dụng băng tần E hoặc F; ra đa kiểm soát và hỗ trợ trực thăng Kelvin Hughes, ra đa định vị Kelvin Hughes I-band; hệ thống định vị vệ tinh MX 1105 Transit/GPS Omega; hệ thống định vị URN 25 Tacan.

    [​IMG]

    Tàu sân bay của Thái Lan sử dụng hệ thống động cơ or Gas Turbines (CODOG) gồm 2 cặp turbine khí GE LM-2500 (công suất 44.250 mã lực ở tốc độ 3.600 vòng/phút) và các máy dầu Diesel loại Izar-MTU 16V1163 TB83 (công suất 6.437 mã lực ở tốc độ 1.200 vòng/phút).

    Khi hoạt động trên biển, tàu sân bay Chakri Naruebet luôn được hộ tống bởi 2 tàu khu trục Lớp Naresuan của hải quân hoàng gia Thái Lan hộ tống.

    http://www.nguoiduatin.vn/tau-san-b...oi-pho-voi-trung-quoc-manh-co-nao-a82600.html

    Mời Phi xơi

    [​IMG]

    [​IMG]
  10. banmehyvong

    banmehyvong Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/04/2013
    Bài viết:
    215
    Đã được thích:
    0
    Mày mới là óc bò chứ ai=))=))=)) Vô cái link gốc xem nó ghi "CEP" hay "sai số mục tiêu"? Ngu đến mức phải chạy qua Kiến Thức Quốc Phòng lập nick khác hỏi về cái con khỉ gọi là "đạc tam giác" =))=))=))đạc cái đầu bò nhà mày=))=))=)) Ăn chỉ biết gúc, sơt về mà học thêm vật lý phổ thông đi rồi lên tao dạy cho=D>

Chia sẻ trang này