1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếp tục bàn xem tiềm lực quân sự nước ta và các bạn trong khu vực Đông Nam Á

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 06/12/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Anh em bó tay rồi đấy, bác kết em nào thì đề xuất đi cho anh em mừng.
    Em thì cứ chính sách ngon bổ rẻ thôi. Mà nhìn quanh anh Mẽo chẳng thấy em nào rẻ cả[r37)]
  2. ha_noi

    ha_noi Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/01/2012
    Bài viết:
    128
    Đã được thích:
    6
    ‘TQ có thể dùng UAV trong tranh chấp với Ấn Độ, Philippines, Việt Nam’

    Trong khu vực, TQ có "ưu thế" về UAV, họ đã cân nhắc tới việc sử dụng UAV tấn công các mục tiêu bên ngoài biên giới, nhưng hiện vẫn chưa thực hiện.

    [​IMG]
    Máy bay không người lái Dực Long do Trung Quốc chế tạo.
    Ngày 23/5, tờ tạp chí “Ngoại giao” Mỹ có bài viết mang tên “Trung Quốc đã sở hữu máy bay không người lái, tiếp theo sẽ như thế nào?” của các tác giả Andrew Ericson và Austin Strange.
    Theo bài viết, máy bay không người lái (UAV) có thể bay xa giết người là một loại vũ khí gây lo ngại cho dư luận. Hiện nay, sự lo ngại này đến từ Trung Quốc. Vào tháng 3 năm nay có tin cho biết, Trung Quốc từng cân nhắc sử dụng máy bay không người lái tấn công trùm buôn thuốc phiện ẩn náu ở Myanmar.
    Hãng CNN cảnh báo, “hôm nay là Myanmar, ngày mai hoàn toàn có thể là châu Á hoặc khu vực ngoài châu Á”. Trung Quốc đã sở hữu máy bay không người lái. Vấn đề hiện nay là, họ khi nào sử dụng máy bay không người lái và sử dụng nó như thế nào. Nhưng, giống với khả năng quân sự không mới lắm khác, Bắc Kinh đã chỉ xóa bỏ trở ngại công nghệ, hành vi này vẫn sẽ tiếp tục bị các nhân tố chính trị chi phối.
    Những vũ khí không bình thường này có thể làm cho Bắc Kinh “bóp cò”. Trung Quốc thừa nhận từng xem xét sử dụng máy bay không người lái để tiêu diệt trùm buôn thuốc phiện Myanmar, điều này cho thấy Bắc Kinh hoàn toàn có khả năng phát động tấn công bằng máy bay không người lái trong các hành động an ninh nhằm vào những hành vi phi quốc gia.
    Tờ thời báo Hoàn Cầu của TQ lại tuyên bố rằng "cùng với tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng leo thang, Bắc Kinh có cơ hội sẽ sử dụng máy bay không người lái. Đặc biệt là, các nước như Ấn Độ, Philippines, Việt Nam còn kém Trung Quốc về việc đầu tư nghiên cứu chế tạo và khả năng máy bay không người lái, sẽ khó có thể đối đầu.

    [​IMG]
    Máy bay không người lái Lợi Kiếm (LJ) Trung Quốc.
    Tuy nhiên, Bắc Kinh không có nhiều khả năng lắm sử dụng máy bay không người lái một cách tùy tiện, khinh suất. Cộng đồng quốc tế cho rằng, Trung Quốc hung hăng, hùng hổ trong tranh chấp chủ quyền, do đó Bắc Kinh tìm cách làm giảm mối lo ngại của bên ngoài về mối đe dọa tạo ra từ bản thân sự trỗi dậy của Trung Quốc.
    Trung Quốc cũng lo ngại đã mở ra tiền lệ sử dụng máy bay không người lái ở khu vực điểm nóng Đông Á, kết quả là bị Mỹ tận dụng. Trung Quốc hiểu rõ những rủi ro này, đến nay vẫn chỉ giới hạn sử dụng máy bay không người lái ở việc “theo dõi/giám sát” tại những khu vực này.
    Vậy Trung Quốc sẽ sử dụng máy bay không người lái ở ngoài khu vực mà họ tuyên bố chủ quyền? Trên thực tế, Bắc Kinh có thể hoàn toàn không sử dụng máy bay không người lái để tấn công trùm buôn lậu thuốc phiện Myanmar, điều này rõ ràng cho thấy sự thận trọng của họ hoặc phản ánh họ vừa lo ngại những sự chỉ trích/phê phán về chính trị, vừa thiếu tin tưởng vào hệ thống và thao tác máy bay không người lái chưa từng tham chiến của họ.
    Trước cộng đồng quốc tế, Bắc Kinh ngoan cố giữ lập trường của họ đối với vấn đề chủ quyền, điều này sẽ tiếp tục kiềm chế họ sử dụng máy bay không người lái. Nếu không được trao quyền đáng tin cậy (từ lãnh đạo cao cấp ở Bắc Kinh), Trung Quốc không có nhiều khả năng lắm công khai dùng máy bay không người lái tấn công chính xác hoặc thực thi các nhiệm vụ quân sự khác.

    [​IMG]
    Mô hình máy bay chiến đấu không người lái Ám Kiếm của Trung Quốc.
    Cho dù được cộng đồng quốc tế hoặc nước nào đó ủng hộ, Bắc Kinh cũng buộc phải cân nhắc lợi hại khi sử dụng máy bay không người lái để tấn công các mục tiêu ở ngoài biên giới: Có thể xảy ra sự cố rủi ro hoặc làm cho bên ngoài cảm thấy Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của nước khác.
    Trung Quốc bị hạn chế trong việc sử dụng máy bay không người lái còn phản ánh ở một số bài báo của nước này, chủ yếu tập trung vào các vấn đề khoa học công nghệ có liên quan đến thiết kế và tính năng. Cho dù là thảo luận khả năng sử dụng cũng nhằm vào những tình huống quân sự quan trọng, chẳng hạn xung đột eo biển Đài Loan hoặc tấn công tàu sân bay Mỹ, nhưng trang bị để làm điều đó sẽ không chỉ là máy bay không người lái.

    [​IMG]
    Mô hình máy bay tấn công không người lái Chiến Ưng tại Triển lãm hàng không 2008 của Trung Quốc.
    Tuy Trung Quốc sở hữu một lực lượng máy bay không người lái "tiên tiến" được mở rộng nhanh chóng, nhưng nó cùng với các vũ khí khác bị kiềm chế bởi các quy tắc trò chơi. Phương thức của Bắc Kinh vẫn là thận trọng – Đây là điều Washington cần ghi nhớ trong chương trình máy bay không người lái của mình.


    http://www.tienphong.vn/hanh-trang-...chap-voi-An-Do-Philippines-Viet-Nam-tpol.html
  3. ha_noi

    ha_noi Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/01/2012
    Bài viết:
    128
    Đã được thích:
    6
    Philippines đủ sức vận hành tàu sân bay?


    (Kienthuc.net.vn) - Với tiềm lực kinh tế, quân sự như hiện nay, Hải quân Philippines liệu có đủ khả năng mua và vận hành tàu sân bay?

    Tàu sân bay cùng nhóm tác chiến đi cùng là “cỗ máy chiến tranh khổng lồ”, biểu tượng cho sức mạnh kinh tế, chính trị, quân sự của quốc gia sở hữu nó.


    Theo một số nguồn tin, Hải quân Phillippine muốn mua tàu sân bay để bảo vệ chủ quyền biển đảo trước những động thái cứng rắn của Trung Quốc. Liệu Philippines đủ khả năng vận hành siêu vũ khí này?


    Không đủ ngân sách

    Đầu tư một tàu sân bay hạng nhẹ hoặc hạng trung thì số tiền mà Phillippines phải bỏ ra cũng không hề nhỏ chút nào (có thể lên đến vài tỷ USD).


    Theo nguồn tin, Phillippines muốn mua tàu sân bay hạng nhẹ Principe de Asturias đã qua sử dụng từ Tây Ban Nha. Tuy mới chỉ dừng hoạt động vài tháng nhưng việc vận hành trở lại đòi hỏi cần được tân trang và hiện đại hóa trang bị. Chi phí bỏ ra cho việc này là không hề nhỏ, có thể lên đến tiền tỷ USD.


    Mua được tàu sân bay đã khó, duy trì hoạt động còn khó hơn. Hàng năm, Hải quân Mỹ trung bình phải chi cho mỗi tàu sân bay 450 triệu USD kinh phí hoạt động, chưa tính tới các hỏng hóc hay phát sinh ngoài dự kiến. Con số ngân sách này gần bằng 50% ngân sách quốc phòng hàng năm của Philippines.

    [​IMG]
    Việc mua và vận hành tàu sân bay ngốn chi phí khổng lồ.​
    Theo một số nguồn tin, ngân sách quốc phòng năm 2011 khoảng 1,08% GDP khoảng(1,10 tỷ USD), các năm sau có thể hơn nhưng cũng không quá lớn. Như vậy ngân sách quốc phòng hàng năm của Philippines không đủ khả năng để duy trì hoạt động của tàu sân bay trừ khi họ tăng mạnh ngân sách cho quốc phòng.


    Một thực tế là những quốc gia có hạm đội tàu sân bay hoạt động đều thuộc Top những nước có ngân sách quốc phòng cao nhất thế giới. Theo thống kê của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, ngân sách quốc phòng Philippines năm 2012 đứng thứ 59 thế giới và thứ 6 ở khu vực Đông Nam Á.


    Thái Lan là quốc gia Đông Nam Á duy nhất có tàu sân bay nhưng hải quân nước này chưa bao giờ có hạm đội tàu sân bay đúng nghĩa. Mặt khác, tàu sân bay Thái Lan đắp chiếu tại cảng nhiều hơn là hoạt động do thiếu kinh phí dù kinh tế - chính trị - quân sự “ăn đứt” Philippines.


    Xét ở góc độ kinh tế, việc đầu tư mua sắm tàu sân bay trong bối cảnh hiện tại đối với Philippines thực sự là một nhiệm vụ bất khả thi. Mặc dù Tổng thống Philippines đã thông báo tăng ngân sách quốc phòng thêm 1,8 tỷ USD nhưng số tiền này sẽ chẳng thấm vào đâu đối với việc đầu tư một hạm đội tàu sân bay.


    Hải quân Philippines có bảo vệ nổi tàu sân bay?

    Tàu sân bay được thiết kế để triển khai và thu hồi máy bay. Nó hoạt động như là căn cứ không quân nổi trên biển. Tàu sân bay cho phép lực lượng hải quân triển khai không quân ở khoảng cách lớn, không phục thuộc vào các căn cứ mặt đất.


    Tuy nhiên, do đặc thù thiết kế mặt boong lớn làm nơi cất hạ cánh nên con tàu không được vũ trang mạnh để chống lại mối đe dọa khác. Vì thế, để tàu sân bay có thể hoạt động an toàn trên biển thì cần một đội tàu hộ tống hùng hậu, hình thành nên nhóm tác chiến tàu sân bay.

    [​IMG]
    Để bảo vệ hoạt động tàu sân bay cần có đội tàu chiến hùng hậu (tàu mặt nước và tàu ngầm).​
    Với các tàu sân bay Mỹ, ngoài các tiêm kích trên hạm, nó còn cần sự “bảo kê” của ít nhất 3 tàu khu trục mang tên lửa điều khiển, 2 tàu tuần dương mang tên lửa điều khiển, 2 tàu ngầm tấn công hạt nhân hộ tống dưới nước ở phía trước và phía sau, ít nhất 1-2 tàu hậu cần đi kèm.


    Trên thế giới hiện nay chỉ có Mỹ, Nga, Pháp và Anh có nhóm tác chiến tàu sân bay đúng nghĩa. Tương lai, Ấn Độ và Trung Quốc sẽ là 2 quốc gia tiếp theo có được khả năng này.


    Trong khi đó, Hải quân Philippines được đánh giá thuộc vào hàng lực lượng yếu nhất khu vực Đông Nam Á. Những tàu chiến của Manila đều thuộc thế hệ “lão làng” quá tuổi nghỉ hưu, nhưng vẫn phải tiếp tục gồng mình hoạt động.


    Ngoài ra, các loại tàu chiến này đều trang bị vũ khí rất lạc hậu, chỉ có pháo, không có tên lửa đối không, tên lửa chống tàu. Ngay cả năng lực tự phòng vệ nước này vốn dĩ đã khó, chưa nói tới vấn đề phải hộ tống tàu sân bay trước mối đe dọa trên không, trên biển.

    [​IMG]
    Tàu chiến lớn nhất của Philippines hiện tại khó có thể tự bảo vệ nổi mình trước sức tấn công đối phương, chưa nói tới việc nó bảo vệ tàu sân bay.​
    Nếu Manila thực sự muốn sở hữu một tàu sân bay, họ cần phải “tậu” thêm vài chiếc tàu khu trục, khinh hạm, tàu ngầm để hộ tống cho tàu sân bay. Trên thế giới hiện nay những tàu khu trục đủ khả năng làm “vệ sĩ” cho tàu sân bay đều có đơn giá gần cả tỷ USD/chiếc. Đây đều là những tàu chiến mang tầm chiến lược chỉ bán cho những nước đối tác chiến lược.


    Mặc dù là đồng minh của Mỹ, nhưng Manila không phải là đối tác chiến lược để có thể được hưởng những đặc ân như Nhật Bản, Hàn Quốc. Ngoài ra, giá trị mỗi tàu vượt quá khả năng hiện có của ngân sách quốc phòng Philippines.


    Xét ở góc độ quân sự, việc Philippines mua tàu sân bay hoàn toàn không phù hợp với cơ sở hạ tầng quân sự sẵn có của họ, điều đó chẳng khác nào “râu ông nọ cắm cằm bà kia”. Tàu sân bay là một miếng mồi béo bỡ nếu không có đội tàu hộ tống đi kèm đủ mạnh.


    Nhân sự và đào tạo

    Để vận hành tàu sân bay cần có đội ngũ nhân viên hùng hậu và chuyên nghiệp, Manila sẽ phải đầu tư khá nhiều tiền bạc và nhân lực để đào tạo vận hành tàu sân bay.


    “Tất tần tật” từ thuyền trưởng, nhân viên kỹ thuật, kiểm soát không lưu, phi công và các nhân viên hỗ trợ khác đều phải được đào tạo một cách rất bài bản, để tiêm kích có thể hoạt động được trên tàu sân bay đòi hỏi rất nhiều tiêu chuẩn an toàn cao hơn nhiều so với sân bay trên đất liền.


    Công tác đào tạo đòi hỏi khá nhiều thời gian và đó sẽ thêm một gánh nặng về ngân sách đối với Manila.


    Vì lý do trên, dường như thông tin về việc Philippines muốn mua tàu sân bay có thể chỉ là một sự quan tâm đến các giải pháp trong nhiều giải pháp để tăng cường sức mạnh quân sự nhằm bảo vệ chủ quyền biển đảo trước sự bành trướng của Trung Quốc.
  4. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    20.024
    Đã được thích:
    29.117
    Ve chai tất phải rẻ rồi. Chỉ là chuyện thoả thuận đổi chác thía lào thui. Vấn đề là mèo ú ta lười wá! hỏng có chịu phưn tích chi gáo chọi mà cứ khoái ngồi phán bừa. Tớ đâu có được nói chi tiết vì là "pí mật quất fòng" mà lị:-w. Tớ chỉ nói là danh sách mua hàng cầy có một số loại máy bay và óp sần đính kèm. Trước có cụ JAV phản đối rùi. Nay tòi ra máy bay nhưng chỉ mới 1 loại thôi mà các cụ đã câm tiệt cả. Tớ thì nói là có "một số loại". Thôi thế này nhé: các cậu cứ qua bên Texas, Carswell Naval Air Station Joint Reserve Base hỏi mấy chút vịt mặc đồ bay màu xám của cầy mà lại gắn cờ đỏ sao vàng đi lông nhông ngoài phố hỏi xem chúng mày học lái thứ gì mà sang đây đấy. Nhớ hỏi bằng tiếng Anh và nói mình người Nhựt Bổn, người Hàng xẻng gì đấy nhé. Hỏi bằng tiếng Việt là nó chạy đứt dép hết đấy. Mấy chú đó không rành tiếng Anh lắm đâu nên chắc lừa được. Cứ đến đợt mới cứ xúm vào đít nó hỏi nhé:-". Bên Naval thì qua đó còn bên Air Force thì...hì hì..."pí mật quất fòng" mà lị[:D].
  5. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    @ bác Quả chuối. Bác giấu hàng và đặt bom ghê quá đấy. Ít ra phải hé hé một tí cho anh em biết chứ. Hàng trong diện cấm vận hay là hàng phi sát thương.
    Phản đối bác chơi trò úp mở ở đây nhé. Bác diễn bài này với Bát Nhất vụ hàng rào kẽm gai thì được, anh em không ý kiến. Nhưng không thấy ai phản đối không phải là mọi người đều đồng ý đâu nhé.
  6. suhomang

    suhomang Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2012
    Bài viết:
    15.659
    Đã được thích:
    1.839
    Vụ này lâu roài và mềnh cũng biết \:D/ Không biết các bác còn nhớ có một bộ ảnh của mấy bác pilot nhà mềnh ấp lên được mấy tiếng bị dell không nhỉ ?;)) sau vụ sỹ quan CS sang mèo học chống bạo động á[:D] sau đấy em có trêu trong topic f-22&f-35 là không biết pilot nhà mềnh liệu có được học ở đó không \:D/
  7. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    20.024
    Đã được thích:
    29.117
    Không chơi đổ vấy cho tớ nháb-(. Tớ không có hé gì hết á vì tớ có biết gì đâu^#(^. Cứ tập làm tham mưu chiến lược đi nào! phân tích hăng vào nhé cậu mèo. Trò giăng kẽm gai thì có liên quan gì đến ve chai chứ? tớ chọc mấy chú ấy cho vui mà. Nào! mèo tính xem người ta yard sales cái chi chi nào~X.

    Thực ra, nhớ hết mấy cái phát ngôn của mấy tuỳ viên quân sự địch[:D] sau các chuyến thăm hỏi động viên là đã rõ khối điều rồi.

    Vác luôn ảnh lên thì đúng là chú chơi trò không có lợi cho sức khoẻ bị dell là đúng roài. Mấy vụ sư cụ nghịch ảnh và trêu tớ không nhớ lúc nào ấy nhẩy:confused:
  8. alsou

    alsou Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/07/2003
    Bài viết:
    2.780
    Đã được thích:
    786
    này thì xóa
  9. alo12303

    alo12303 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/04/2013
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    5
    đảo Senkaku/Điếu Ngư
    9K35 Strela-10 là hệ thống tên lửa phòng không tốt nhất trong lưới lửa tầm thấp bảo vệ bầu trời Việt Nam.
    Trong 3 lớp phòng không (cao, trung, thấp) bảo vệ tổ quốc Việt Nam thì lưới tầm thấp tập trung nhiều hỏa lực nhất với súng máy phòng không (12,7mm và 14,5mm), pháo phòng không (23mm, 37mm, 57mm) cùng tên lửa tầm thấp (9K32 Strela 2, 9K38 Igla, 9K35 Strela-10).
    Trong đó, 9K35 Strela-10 được xem là một trong những tên lửa phòng không lợi hại nhất của lưới lửa tầm thấp bảo vệ bầu trời tổ quốc. Đây là hệ thống tên lửa tự hành do Liên Xô phát triển và viện trợ cho quân đội ta từ những năm 1980.
    Hệ thống tên lửa 9K35 Strela-10 do Phòng Thiết kế Cơ khí Chính xác Tochmash KB nghiên cứu phát triển từ đầu những năm 1970 để thay thế cho hệ thống 9K31 Strela-1. Tới năm 1976, 9K35 Strela-10 chính thức được chấp nhận đưa vào trang bị.
    [​IMG]
    Hệ thống phòng không tầm thấp 9K35 Strela-10 trong cuộc diễn tập bắn đạn thật TB1.

    Hệ thống tên lửa Strela-10 khá đơn giản, có thể tác chiến độc lập mà không cần sự hỗ trợ của các khí tài phụ trợ, radar … cồng kềnh như các tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung và tầm xa.
    Toàn bộ hệ thống được triển khai trên khung gầm xe bọc thép đa dụng bánh xích MT-LB. Trên xe lắp đặt đài radar trinh sát 9S86 được lắp giữa 2 cặp hộp chứa tên lửa trên phương tiện phóng.
    Hệ thống 9K35 Strela-10 sử dụng đạn tên lửa 9M37 (4 quả trên bệ sẵn sàng bắn và 8 đạn trong thiết bị nạp). Đạn tên lửa 9M37 dài 2,2m, nặng 40kg với đầu đạn nặng 3,5 kg. Tên lửa lắp động cơ đẩy nhiên liệu rắn cho phép đạt tốc độ gần Mach 2, tầm bắn 500-5.000m, độ cao 10-3.500m.
    Cùng với các biến thể cải tiến sau này, đạn 9M37 được điều khiển bằng đầu tự dẫn sử dụng hai phương pháp dẫn đường:
    - Thứ nhất là dẫn đường tương phản ảnh, nghĩa là đầu tự dẫn quang – truyền hình trên tên lửa nhận diện mục tiêu và dẫn đường thụ động cho tên lửa. Thông qua độ tương phản sáng – tối của mục tiêu trên nền địa hình, đầu tự dẫn sẽ xác định ánh sáng tương phản bao quanh vùng mục tiêu màu tối, màu xám trên nền chung và dẫn đường cho tên lửa tấn công.
    - Thứ hai là dùng đầu tự dẫn hồng ngoại bám theo nguồn nhiệt cao do mục tiêu phát ra.
    Nhờ thiết kế hợp lí, 9K35 Strela-10 có những ưu điểm điển hình cho các hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn. Khả năng cơ động cao khiến Strela-10 có thể tung ra những đòn tấn công bất ngờ cho đối phương, đồng thời cũng thích hợp làm vũ khí phòng không lục quân, hộ tống các đơn vị chiến đấu để bảo vệ không phận chiến trường.
    Cùng với đó, phương pháp dẫn đường hiệu quả dựa trên đầu tự dẫn tương phản ảnh và hồng ngoại mang đến cho tổ hợp Strela-10 khả năng tác chiến độc lập rất cao, không cần nhiều khí tài hỗ trợ cồng kềnh như các hệ thống phòng không tầm trung và xa.
    [​IMG]
    "Rồng lửa" mini 9K35 Strela-10 rời bệ phóng tấn công mục tiêu trong diễn tập TB1.

    Hệ thống 9K35 Strela-10 đã được thử thách qua cuộc chiến Vùng vịnh 1991, với vai trò phòng không chiến trường cho các Sư đoàn Vệ binh Cộng hòa Iraq.
    Trước một đối thủ có công nghệ cao là lực lượng liên quân do Mĩ dẫn đầu, Strela-10 đã chống trả có hiệu quả trước các thủ đoạn chế áp phòng không của kẻ địch, bắn trúng 27 máy bay, gây thiệt hại đáng kể cho Không quân Mĩ.
    Theo số liệu Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockhom (SIPRI), giai đoạn 1985-1986, Việt Nam nhận tổng cộng 20 hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp 9K35 Strela-10 (NATO định danh SA-13 Gopher) cùng 500 quả đạn tên lửa.
  10. suhomang

    suhomang Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2012
    Bài viết:
    15.659
    Đã được thích:
    1.839
    Tiên sinh@alsou vào xóa hộ bài trên đi được không ?[:D]

Chia sẻ trang này