1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếp tục bàn xem tiềm lực quân sự nước ta và các bạn trong khu vực Đông Nam Á

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 06/12/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. giatrau

    giatrau Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/06/2013
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Philippines tính mua khinh hạm tên lửa từ Italy


    (Kienthuc.net.vn) - Tờ Globalnation dẫn lời quan chức quốc phòng Philippines, chính phủ nước này đang có kế hoạch mua 2 khinh hạm tên lửa lớp Maestrale từ Italy.




    Động thái này dường như nhằm nâng cấp trang bị hải quân trong bối cảnh xảy ra nhưng tranh chấp giữa nước này với Trung Quốc.


    “Các khinh hạm, cùng với 12 tiêm kích hạng nhẹ F/A-50 là những mặt hàng quan trọng nhất trong gói ngân sách trị giá 1,7 tỷ USD hiện đại hóa quân đội Philippines trong 5 năm”, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Philippines Fernando Manalo nói.


    “Chúng tôi đang hiện đại hóa không phải vì muốn đi đến chiến tranh với Trung Quốc. Chính phủ Philippines đã tuyên thệ sẽ bảo vệ biển Tây Philippines (Biển Đông)”, ông Manalo nói.


    Ông Manalo cũng cho biết thêm, Hải quân Philippines sẽ mua mới các tàu Maestrale thay vì mua những tàu đã qua sử dụng trong Hải quân Italy. Và gói thầu có thể được mở vào cuối năm nay. Tổng ngân sách chi cho việc mua tàu mới vào khoảng 400 triệu USD.


    “Ngân sách hiện đại hóa cũng cung cấp cho việc xây dựng và cải thiện cơ sở vật chất để neo đậu, cung cấp bảo trì cho các tàu trên trong danh sách mua sắm của quân đội”, ông Manalo nói thêm.

    [​IMG]
    Khinh hạm tên lửa Maestrale mà Philippines muốn mua của Italy.​
    Trước đó, Hải quân Philippines đã mua lại 2 tàu tuần duyên lớp Hamilton từ Mỹ nhằm nâng cấp lực lượng hải quân. Tuy nhiên, 2 tàu này đã bị gỡ bỏ gần như toàn bộ vũ khí khi Mỹ chuyển giao, vì thế nó chỉ góp vai trò tuần tra thay vì chiến đấu chống tàu.


    Khinh hạm lớp Maestrale có lượng giãn nước tới 3.100 tấn, dài 122,7m, thủy thủ đoàn 201 người. Tàu có khả năng đạt tốc độ tối đa tới 33 hải lý/h, tầm hoạt động tối đa tới 9.600km.


    Maestrale được trang bị 4 tên lửa hành trình chống tàu tầm xa TESEO Mk-2 có tầm bắn tới 180km, tên lửa đối không tầm trung Aspide, ngư lôi 533mm và 324mm cùng hệ thống pháo 127mm và 40mm. Maestrale có khả năng chở tới 2 trực thăng.

    Belarus muốn bán vũ khí cho Việt Nam, Lào


    (Kienthuc.net.vn) - Các doanh nghiệp quốc phòng Belarus đang muốn thúc đẩy xuất khẩu vũ khí tới thị trường Đông Nam Á, đặc biệt nhắm tới Việt Nam và Lào.




    Trong những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành thị trường phát triển mạnh thu hút nhiều doanh nghiệp quốc phòng phương Tây và Đông tìm cách bù đắp sự suy giảm doanh số bán hàng trong nước của họ bằng cách thu hút hợp đồng nước ngoài. Belarus cũng là một trong số đó, họ được cho là đang chú ý đến khu vực Đông Nam Á như là thị trường tiềm năng giúp tăng trưởng doanh thu vũ khí của họ.


    Trong quan hệ hợp tác quốc phòng với Việt Nam, bước đầu Belarus chủ yếu cung cấp hệ thống radar và phát triển máy bay không người lái.


    Những năm trước đây, Việt Nam đã ký một thỏa thuận trị giá nhiều triệu USD mua vài hệ thống radar di động kỹ thuật số Vostock E từ Belarus. Đây là hệ thống radar hiện đại hàng đầu thế giới có khả năng phát hiện máy bay chiến đấu cách xa tới 350km, bám cùng lúc không dưới 120 mục tiêu. Đặc biệt, Vostock E có khả năng phát hiện máy bay tàng hình ở cự ly xa đến 72km trong môi trường bị đối phương gây nhiễu điện tử mạnh.


    Ngoài hệ thống radar, Việt Nam có thể sẽ mua các hệ thống máy bay trinh sát không người lái do Belarus sản xuất. Đây là thông tin được Thủ tướng Belarus Mikhail Myasnikovich công bố sau cuộc hội đàm với Thủ tướng *************** (trong chuyến thăm của Thủ tướng *************** tới Belarus diễn ra vào tháng 5/2013).

    [​IMG]
    Hệ thống radar cảnh giới Vostock E hiện đại do Belarus sản xuất.​
    Theo chuyên gia phân tích quốc phòng Belarus Aliaksandr Alesin, các công ty quốc phòng Belarus cũng sẽ giúp Lào hiện đại hóa lực lượng xe tăng và hệ thống phòng không.


    Những năm qua, Lào chủ yếu sử dụng thiết bị quân sự có nguồn gốc từ Nga và Trung Quốc được cung cấp trực tiếp hoặc gián tiếp. Những thiết bị quân sự này đã khá lỗi thời, lạc hậu và cần thiết nâng cấp.


    Chủ tịch Lào Choummaly Sayasone gần đây đã có chuyến thăm tới Belarus, nơi ông được chào đón nồng nhiệt.


    Theo chuyên gia Alesin, Lào quan tâm tới việc nâng cấp các hệ thống vũ khí lạc hậu, nhất là xe bọc thép và hệ thống phòng không. Họ cũng quan tâm tới các hệ thống máy bay không người lái, đài thông tin liên lạc, hệ thống trinh sát và giám sát, tình báo và tác chiến điện tử.


    Hiện nay, theo một số thống kê đánh giá của tổ chức quốc tế, về lực lượng tăng - thiết giáp Lào có trong trang bị hơn 200 phương tiện gồm: 30 xe tăng chiến đấu T-54; 25 xe tăng hạng nhẹ PT-76; 130 xe bọc thép chở quân BTR-60P; 30 xe bọc thép BTR-152.


    Về lực lượng phòng không, Quân đội Lào gồm chủ yếu các loại pháo và một ít tên lửa vác vai (gồm: 120 tên lửa vác vai SA-7; 18 pháo 57mm; 18 pháo 37mm; 48 pháo 23mm ZU-23-2 và 10 pháo phòng không tự hành ZSU-23-4).

    Cái bọn ĐNA nầy đã nghèo rồi còn đua đòi vũ trang ?
  2. giatrau

    giatrau Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/06/2013
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Australia không bán mà tặng máy bay và tàu chiến cho Indonesia

    Thứ tư 03/07/2013 08:14
    ANTĐ - Trong tuần này, Thủ tướng Australia Kevin Rudd sẽ mang một gói viện trợ gồm máy bay và tàu chiến đến Indonesia, nơi ông sẽ tìm kiếm sự giúp đỡ nhiều hơn để hạn chế dòng người tị nạn tới nước này.

    Các máy bay vận tải C-130 Hercules mà Indonesia dự định mua thì nay sẽ trở thành một món quà. Ngoài ra, Australia còn cung cấp cho Indonesia các tàu tuần tra và gói viện trợ phát triển. Toàn bộ gói viện trợ này có thể có giá trị tới hàng trăm triệu USD.
    Quyết định tài trợ máy bay vận tải và cung cấp tàu tuần tra cho Indonesia đã được đưa ra, trước khi Australia có sự thay đổi ban lãnh đạo hồi tuần trước, nhằm chuẩn bị cho chuyến thăm Indonesia của cựu Thủ tướng Julia Gillard.
    Ông Kevin Rudd sẽ đến thăm Jakarta và Bogor vào ngày 4 và 5-7 để tham dự Hội nghị Cấp cao Indonesia-Australia lần thứ 3. Các cuộc thảo luận sẽ tập trung vào nhiều vấn đề, trong đó có việc đối phó với dòng người tị nạn vượt biển tới Australia.
    [​IMG]
    Máy bay vận tải C-130 Hercules


    Australia cung cấp tàu tuần tra và tài trợ miễn phí máy bay vận tải C-130 cho Indonesia, nhằm giúp nước này bảo vệ và giải quyết những vấn đề biên giới.
    Trước đó, bộ quốc phòng 2 nước đã ký kết thỏa thuận cung cấp 5 chiếc máy bay vận tải C-130 cho Indonesia dưới hình thức tài trợ.
    Máy bay mà Australia tài trợ cho Indonesia là mẫu máy bay vận tải quân sự C-130H mà nước này đã loại khỏi biên chế. Nhưng, mẫu máy bay H vẫn còn trong biên chế của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ, để thực hiện các nhiệm vụ tuần tra hàng hải và tìm kiếm cứu nạn.


    Thằng úc đại nhục, phải cung phụng thằng # để bảo vệ bản thân =)) đúng là phú ông và chí phèo
  3. giatrau

    giatrau Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/06/2013
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Việt Nam sắp có máy bay không người lái quân sự
    Các nhà nghiên cứu đang hoàn tất các công đoạn để cuối năm nay cho ra mắt máy bay không người lái phục vụ cho mục đích quân sự đầu tiên ở Việt Nam.


    [​IMG]
    Máy bay không người lái hạng nhẹ VT Patrol. Ảnh: Viettel.

    Đại tá Đỗ Văn Lập, Giám đốc Trung tâm khí cụ bay của hãng Viettel cho biết, trung tâm được giao nhiệm vụ tạo ra chiếc máy bay không người lái đầu tiên từ tháng 11/2011, đến tháng 12 năm ngoái, những chiếc máy bay không người lái hoàn chỉnh đầu tiên đã được bay thử nghiệm trên bầu trời Việt Nam. Máy bay còn hoạt động dọc sườn núi trong thời tiết khắc nghiệt với nhiệt độ chỉ khoảng 10 độ C, mây mù.

    Máy bay VT Patrol với sải cánh 3,3 m, trọng lượng cất cánh 26 kg, bay tự động với khả năng truyền thông tin, hình ảnh theo thời gian thực. Màu máy bay phù hợp với nhu cầu tác chiến quân sự.Vật liệu của máy bay bằng composite hàng không chất lượng cao để bảo đảm độ bền, nhẹ.

    Qua quá trình bay thử nghiệm, các chuyên gia đã khắc phục hiện tượng đóng băng ở một số bộ phận trong máy bay khi bay ở nhiệt độ dưới 15 độ C, độ ẩm trên 90%.

    Máy bay VT-Patrol có khả năng bay với vận tốc từ 100 đến 150 km/giờ, cự ly hoạt động 50 km, trinh sát bằng camera quang hồng ngoại full HD có thể nhận dạng và phân biệt mục tiêu người lính trong khoảng cách 600 m.

    Sau thành công bước đầu, công ty có thể sẽ sản xuất ra những chiếc máy bay không người lái tầm trung với thời gian bay 15-24 giờ phục vụ cho trinh sát cấp chiến dịch, chiến lược, xa hơn nữa là các thiết bị tối tân khác như tên lửa để nhằm tăng cường khả năng phòng vệ cho đất nước.

    Trung tâm khí cụ bay xác định, nhiệm vụ làm chủ công nghệ lõi như chế tạo máy bay, hệ thống điều khiển tự động, khả năng bảo mật số liệu, thông tin luôn được đặt lên hàng đầu. Hiện, hệ thống bảo mật lớp ngoài cùng của đơn vị này có thể bảo đảm an toàn thông tin, kể cả trong trường hợp Việt Nam nhập khẩu một số chi tiết, thiết bị từ nước ngoài.


    [​IMG]
    Hình ảnh trinh sát quang – hồng ngoại thu được từ VT Patrol. Ảnh: Viettel.


    Theo ông Lập, vấn đề cơ bản phát triển của hệ thống điều khiển là thiết kế phần cứng, phần mềm (định vị, dẫn đường theo chương trình, kiểm soát trạng thái hoạt động của máy bay, kiểm soát được quá trình bay).

    Dự kiến cuối năm nay, Viettel sẽ chính thức ra mắt máy bay không người lái phục vụ cho mục đích quân sự đầu tiên ở Việt Nam.

    http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/viet-nam-sap-co-may-bay-khong-nguoi-lai-quan-su-2843692.html

    Ghê quá, sợ quá, kinh hoàng quá.

    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Quân đội Việt Nam thành lập lữ đoàn tác chiến điện tử

    (ĐVO) - Bộ Quốc phòng đã quyết định tổ chức lại Đoàn tác chiến điện tử 87 thành Lữ đoàn 87.


    Sáng 3/7, Đoàn tác chiến điện tử (TCĐT) 87 đã tổ chức lễ công bố quyết định số 1675/QĐ-BQP của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc tổ chức lại Đoàn TCĐT 87 thành Lữ đoàn TCĐT 87, thuộc Cục Tác chiến Điện tử, Bộ Tổng tham mưu.

    Trung tướng Trần Quang Khuê, Phó tổng Tham mưu trưởng tới dự và trao Quân kỳ Quyết thắng cho Lữ đoàn 87. Lữ đoàn 87 được thành lập ngày 31/10/1987, tiền thân là Tiểu đoàn TCĐT mặt đất.

    Năm 1998, Tiểu đoàn TCĐT được Bộ Quốc phòng nâng cấp thành Đoàn TCĐT 87 (tương đương với cấp trung đoàn).

    [​IMG]
    Hình ảnh lính tác chiến điện tử thao luyện

    Hơn 25 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Lữ đoàn 87 luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, lập nhiều thành tích tiêu biểu được ************* tặng Danh hiệu "Đơn vị Anh hùng LLVT nhân dân", cùng nhiều phần thưởng cao quý khác của Đảng, Nhà nước, quân đội trao tặng.

    Hoạt động tác chiến điện tử là nghiên cứu các biện pháp phòng chống có hiệu quả phương tiện vũ khí công nghệ cao, để khi cần thiết thì tổ chức chế áp nhằm hạn chế khả năng các phương tiện của đối phương, tạo điều kiện cho lực lượng của ta đối phó hiệu quả.

    Đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, đòi hỏi nguồn nhân lực có chất lượng cao. Các đơn vị ngành tác chiến điện tử cũng phải đảm bảo được các nhiệm vụ: bồi dưỡng cán bộ, vận hành tốt vũ khí trang bị, khí tài hiện đại, tác chiến hiệu quả khi có tình huống xảy ra.

    [​IMG]
    Chiến sĩ Lữ đoàn Tác chiến điện tử 87 trong huấn luyện.
    [​IMG]
    Đoàn 87 được trang bị hệ thống gây nhiễu hiện đại SPN-30
    [​IMG]
    Radar P-18
    Lại thêm 1 hành động dương oai nữa của VN ? VN ơi làm phúc cho con cháu với, sống mà cứ hung hãn như vậy sống sao được với bè bạn 5 châu ? [-(

    Kiểu này chắc TQ phải viện trợ gấp YJ-91 chống radar tối tân (tốt hơn Kh-31P, AGM-88E) cho Thái, Cam, mới được dã tâm lớn quá rồi :-w
  4. giatrau

    giatrau Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/06/2013
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Philippines: Hiện đại hóa quân đội để không bị “bắt nạt”

    Thứ năm 04/07/2013 06:15
    ANTĐ - Philippines đang đẩy nhanh kế hoạch hiện đại hóa quân đội nhằm chống lại “sự bắt nạt” của Trung Quốc tại các khu vực tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.





    [​IMG]
    Binh sĩ Mỹ và Philippines trong cuộc tập trận hải quân chung hôm 28-6

    Đây là tuyên bố của ông Fernando Manalo, Thứ trưởng phụ trách tài chính và chương trình hiện đại hóa quân đội thuộc Bộ Quốc phòng Philippines, tại buổi họp báo hôm 3-7. Theo ông Manalo, việc Philippines tăng cường sức mạnh quân sự là một nhu cầu thực sự của Philippines và có thể gửi đi thông điệp rằng “quân đội hay chính phủ nước này sẽ không để tiếp tục bị “bắt nạt”.

    Kế hoạch hiện đại hóa quân đội cũng được Tổng thống Benigno S. Aquino III nhấn mạnh trong bài phát biểu hôm 1-7 nhân kỷ niệm 66 năm ngày thành lập lực lượng Không quân Philippines. “Tôi đảm bảo với các bạn, trước khi tôi rời khỏi chức vụ của mình (vào năm 2016), bầu trời của chúng ta sẽ được bảo vệ bằng các vũ khí hiện đại”, ông Aquino khẳng định. Theo ông Aquino, Không quân Philippines đang có kế hoạch mua máy bay chiến đấu mới, hệ thống radar phòng không, máy bay tuần tra tầm xa, trực thăng tấn công và một số trang thiết bị quân sự khác.

    Trước đó, hồi đầu năm nay, Philippines tuyên bố sẽ mua 12 máy bay chiến đấu FA-50 của Hàn Quốc, do nước này thiếu máy bay chiến đấu, vì đã thải loại các máy bay chiến đấu F-5 cuối cùng từ năm 2005.

    Mấy thằng ĐNA, hiện đại hóa mấy cũng vẫn bị bắt nạt thui :))
  5. Su-35K

    Su-35K Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2013
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Tàu chiến Philippines mua đối phó TQ mạnh cỡ nào?


    (Kienthuc.net.vn) - Tàu chiến lớp Maestrale mà Philippines định mua ngoài khả năng chống ngầm mạnh mẽ thì cũng có năng lực chống tàu đáng gờm.




    Theo đó, quyết định về mua 2 khinh hạm lớp Maestrale từ Italy đã được quan chức quốc phòng cấp cao nước này tiết lộ. Việc mua 2 khinh hạm này nằm trong kế hoạch tăng cường sức mạnh quân sự nhằm đối phó với Trung Quốc trong việc tranh chấp trên biển.


    Khinh hạm lớp Maestrale được xây dựng bởi Tập đoàn Fincantieri cho Hải quân Italy vào năm 1982. Loại tàu này được thiết kế chủ yếu cho nhiệm vụ chiến tranh chống ngầm nhưng vẫn có khả năng thực hiện một loạt các nhiệm vụ khác như chống tàu mặt nước và phòng không.

    [​IMG]
    Khinh hạm săn ngầm lớp Maestrale của Hải quân Italy.​
    Lớp Maestrale là biến thể phát triển nâng cấp từ lớp Lupo với một vài sửa đổi trong tải trọng và cấu hình vũ khí. Tàu có chiều dài 122,7m, rộng 12,9m, mớn nước 4,2m và lượng giãn nước tiêu chuẩn 3.100 tấn.


    Cấu trúc thượng tầng của tàu được làm bằng hợp kim nhẹ, thân tàu chia thành 15 khoang kín nước làm tăng khả năng nổi trong trường hợp bị trúng đạn. Phần thân tàu phía dưới nước được trang bị vây ổn định nhằm làm tăng độ ổn định cho tàu trong điều kiện di chuyển tốc độ cao.


    Cảm biến chính của tàu là radar RAN-10S/SPS-774 hoạt động ở băng tần S. Tuy vậy radar này có phạm vi tìm kiếm mục tiêu tương đối hạn chế chỉ khoảng 150km. Ngoài ra tàu còn được trang bị radar tìm kiếm mục tiêu mặt nước SMA SPS-702 , radar hàng hải SMN SPS-703 và radar điều khiển hỏa lực SPG-75 cho tên lửa chống tàu cùng 2 radar điều khiển hỏa lực cho pháo hạm 127mm.

    [​IMG]
    Cụm ống phóng ngư lôi cỡ 324mm trên tàu lớp Maestrale.​
    Được thiết kế làm nhiệm vụ săn tàu ngầm nên hệ thống trinh sát, tìm kiếm tàu ngầm của khinh hạm lớp Maestrale khá mạnh bao gồm hệ thống định vị thủy âm biển sâu DE1164 và hệ thống định vị thủy âm gắn ở sườn tàu DE1160B.


    Để tấn công tiêu diệt tàu ngầm, Maestrale trang bị 2 ống phóng ngư lôi hạng nặng cỡ 533mm và 2 cụm ống phóng ngư lôi hạng nhẹ cỡ 324mm (mỗi cụm 3 ống).


    Ngoài ra, đuôi tàu có sàn đáp cung cấp hoạt động cho 2 trực thăng hải quân AB-212 (mang được ngư lôi hạng nhẹ, tên lửa chống tàu). Tuy nhiên Philippines cũng có thể thay thế bằng các loại trực thăng chống ngầm khác khác. Có thể nói, nếu về Đông Nam Á, Maestrale được coi là chiến hạm chống ngầm mạnh nhất khu vực.


    Trong tác chiến chống tàu mặt nước, hỏa lực Maestrale cũng khá đáng gờm, thậm chí mạnh hơn một số tàu hiện đại ở trong khu vực. Theo đó, Maestrale trang bị tổ hợp tên lửa hành trình chống tàu cận âm Otomat MK2 (4 đạn tên lửa).


    Otomat Mk2 nặng 770kg (với tầng đẩy phụ), dài 4,46m, lắp đầu đạn nặng 210kg. Tên lửa được dẫn hướng đến mục tiêu kết hợp quán tính, GPS và radar chủ động pha cuối. Tầm bắn của tên lửa xa đến 180km (vượt xa hơn Kh-35 Uran; RGM-84 Harppon hay MM40 Exocet trang bị trên chiến hạm khu vực Đông Nam Á).

    [​IMG]
    Tên lửa hành trình chống tàu Otomat Mk2 rời bệ phóng.​
    Trong tác chiến phòng không, Maestrale trang bị tổ hợp tên lửa hải đối không tầm trung Aspide có tầm bắn xa đến 25km. Phạm vi hỏa lực của Aspide giúp Maestrale “mạnh hơn” so với hỏa lực phòng không trên tàu hộ vệ Gepard của Việt Nam, Lekiu của Malaysia và cả các tàu chiến của Indonesia.


    Ngoài vũ khí tên lửa, Maestrale còn trang bị pháo hạm bắn nhanh Otobreda cỡ nòng 127mm bắn xa 30km và 2 pháo phòng không cao tốc 40mm DARDO (tầm xa 4km, tốc độ bắn 1.000 phát/phút).


    Nhìn chung, tuy đã ra đời từ khá lâu nhưng hỏa lực của Maestrale khá mạnh, tương đương hoặc hơn một chút với các chiến hạm hiện đại ra đời sau trang bị trong Hải quân Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Thái Lan.


    Hệ thống động lực của tàu thuộc dạng kết hợp gồm 2 động cơ tuabin khí LM-2500 cùng với 2 động cơ diesel BL-230-20DVM cung cấp tổng công suất 67.000 mã lực. Tàu có hệ thống truyền động 2 trục với chân vịt có 5 lá hoạt động rất êm. Hệ thống động cơ được điều khiển từ xa bởi một hệ thống điện tử kỹ thuật số được gọi SEPA-7206.


    Tàu có tốc độ tối đa 33 hải lý/h, phạm vi hoạt động khoảng 6.000 hải lý, thủy thủ đoàn 225 người trong đó có 24 sĩ quan và 201 thủy thủ.

    [​IMG]
    Không chỉ có sân đáp rộng rãi, Maestrale còn được thiết kế nhà chứa cho 2 trực thăng.​
    Tuy con tàu đã ra đời khá lâu, thiết kế theo công nghệ những năm 1980 nhưng theo tuyên bố của quan chức Philippines sẽ mua 2 tàu mới hoàn toàn, không phải nhập khẩu 2 tàu đã qua sử dụng. Vì vậy, đó có thể là lớp Maestrale cải tiến, hệ thống điện tử và vũ khí được hiện đại hóa mạnh mẽ hơn nữa.


    Cũng có nguồn tin cho rằng, thông tin về việc Philippines mua 2 tàu mới lớp Maestrale là “lỗi dịch thuật” (nghĩa là 2 tàu mới không phải thuộc lớp Maestrale mà thuộc lớp tàu khác).


    Tuy nhiên, thông tin mua tàu chiến mới được công khai từ cấp Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Philippines là loại tin đặc biệt quan trọng mà các nhà báo Philippines, quốc tế phải hết sức cẩn trọng trong viết, dịch (chuyển từ tiếng địa phương sang tiếng Anh). Nếu xảy ra sai sót thì đáng lý việc này đã phải được đính chính, nhưng điều này không xảy ra (thông tin đưa cách đây vài ngày). Và vì thế việc Philippines muốn mua 2 tàu chiến mới thuộc lớp Maestrale có thể là chính xác hoàn toàn.

    Việt Nam nhận 2 tàu Gepard vào năm 2016-2017


    (Kienthuc.net.vn) - Phía Nga sẽ khởi đóng 2 tàu Gepard tiếp theo cho Việt Nam trong tháng 9 và dự kiến chuyển giao trong giai đoạn 2016-2017.




    Bên lề triển lãm hải quân quốc tế (IMDS 2013), phát ngôn viên của nhà máy Zelenodolsky cho hay, sẽ bắt đầu khởi đóng 2 tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 tiếp theo cho Hải quân Nhân dân Việt Nam trong tháng 9.


    Theo Phó Giám đốc Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật Quân sự Liên bang Nga (FSVTS) Vyacheslav Dzirkaln thì trong tháng 7/2012, Việt Nam chính thức ký hợp đồng với Nga mua thêm 2 tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9, sau quá trình vận hành cho thấy lớp tàu này có khả năng hoạt động tốt trên vùng biển duyên hải ở Biển Đông.


    Vừa qua, 2 tàu Gepard 3.9 đã thực hiện cuộc tuần tra chung trên vịnh Bắc Bộ với Hải quân Trung Quốc thành công trong điều kiện thời tiết rất xấu, biển động dữ dội.

    [​IMG]
    Tàu hộ vệ Lý Thái Tổ HQ-012 trong chuyến thăm Trạm Giang, Trung Quốc.​
    Cũng theo đại diện của Zelenodolsky, 2 tàu hộ vệ Gepard 3.9 mới sẽ được chuyển giao cho Hải quân Nhân dân Việt Nam vào năm 2016-2017. Không rõ tại sao thời gian bàn giao (3 năm) lại khá lâu tới như vậy, bởi đây chỉ là lớp tàu hộ vệ cỡ nhỏ có lượng giãn nước hơn 2.000 tấn.


    Trong khi đó, khi phía Nga thực hiện hợp đồng cung cấp tàu hộ vệ tên lửa cỡ 4.000 tấn lớp Talwar Project 11356 cho Hải quân Ấn Độ cũng mất 3 năm từ lúc khởi đóng tới lúc bàn giao, nhưng nó là lớp tàu lớn hơn gấp đôi.


    Theo một số nguồn tin thì 2 tàu hộ vệ Gepard 3.9 tiếp theo cho Hải quân Nhân dân Việt Nam sẽ được bổ sung khả năng chống tàu ngầm.


    Còn hiện tại, 2 tàu hộ vệ Gepar 3.9 mang tên Đinh Tiên Hoàng (HQ-011) và Lý Thái Tổ (HQ-012) không có hệ thống định vị thủy âm cũng như ngư lôi hay rocket săn ngầm. Việc săn tàu ngầm “phó thác” hoàn toàn vào trực thăng Ka-28.

    2 chú có mua Aegis TQ cũng éo sợ nữa là mua mấy cái xuồng máy nầy :))
  6. Keunglee

    Keunglee Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2011
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    1

    Loại bom B52 là loại bom gì nhỉ?[-( Hối nào tới giờ chỉ có máy bay B52 thôi chứ làm gì có bom B52?
  7. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Thái Lan thay thế chiến đấu cơ L-39ZA/ART


    (Kienthuc.net.vn) - Không quân Hoàng gia Thái Lan đang xem xét các phương án thay thế máy bay chiến đấu/huấn luyện L-39ZA/ART.


    Theo nguồn tin từ ngành công nghiệp quốc phòng Thái Lan, không quân nước này đang xem xét thay thế máy bay chiến đấu/huấn luyện L-39ZA/ART. Các máy bay này đã được sử dụng trong thời gian rất dài và đã được đại tu, bảo dưỡng kéo dài tuổi thọ lên gấp đôi.


    Dự kiến, các ứng viên tiềm năng thay thế L-39ZA/ART gồm: máy bay huấn luyện chiến đấu T-50 “Đại bàng vàng” của Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Không gian Hàn Quốc (KAI); M-346 Master của Alenia Aermacchi của Italy và L-15 của Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Hồng Du (Trung Quốc).


    “Không rõ có bao nhiêu máy bay chiến đấu/huấn luyện mới sẽ cung cấp cho không quân. Tuy nhiên, có một khả năng cho rằng việc cung cấp này sẽ chia thành nhiều giai đoạn”, đại diện công nghiệp quốc phòng Thái Lan cho biết.

    [​IMG]
    Máy bay chiến đấu/huấn luyện L-39ZA.​
    Tại triển lãm hàng không Farnborough 2012, đại diện KAI Hàn Quốc từng tuyên bố đang có ý tìm kiếm cơ hội xuất khẩu T-50 tới Thái Lan. Ngoài ra, Alenia Aermacchi cũng bắt đầu đề xuất việc xuất khẩu M-346 cho Thái Lan.


    Dự kiến, Không quân Hoàng gia Thái Lan sẽ công bố “người chiến thắng” gói thầu mua máy bay chiến đấu/huấn luyện mới vào năm 2014.


    L-39ZA là biến thể máy bay cường kích hạng nhẹ và huấn luyện của máy bay huấn luyện chiến đấu L-39 do hãng Aero Vodochody Cộng hòa Czech sản xuất. L-39 cũng là máy bay huấn luyện chủ lực của Không quân Nhân dân Việt Nam.


    Biến thể L-39ZA cho Thái Lan được trang bị pháo GSh-23L cỡ 23mm, mang được tên lửa không đối không K-13 hoặc R-60. Còn biến thể L-39ART được cải tiến với hệ thống điện tử hàng không của hãng Elbit System Israel.


    Báo TQ quan tâm tàu tên lửa tự đóng của Việt Nam



    (Kienthuc.net.vn) - Thời báo Hoàn Cầu đăng tải một vài bức ảnh về 2 tàu tên lửa Project 12418 Molnya do Việt Nam tự đóng mới.


    [​IMG]
    Đây không phải là lần đầu tiên báo chí Trung Quốc thể hiện sự quan tâm tới quá trình phát triển của Quân đội Việt Nam, các hệ thống vũ khí hiện đại của ta. Trong ảnh là 2 tàu tên lửa Project 12418 Molnya do Việt Nam đóng mới với sự giúp đỡ từ đối tác Nga được Hoàn Cầu đăng tải​
    .
    [​IMG]
    Hai chiếc tàu này đang trong giai đoạn thử nghiệm sau khi hạ thủy vào đầu năm nay. Theo Đài tiếng nói nước Nga thì việc chuyển giao cho Hải quân Nhân dân Việt Nam các tàu tên lửa này sẽ được thực hiện vào cuối năm nay.​

    [​IMG]
    Theo Tổng Giám đốc Nhà máy đóng tàu Vympel Oleg Belkov, Việt Nam dự định đóng 10 chiếc tàu tên lửa Project 12418 Molnya, và 6 trong số 10 chiếc này đã được ký hợp đồng đóng với Nga. Trong ảnh là một số bộ phận tàu tên lửa được bọc kín.​

    [​IMG]
    Tàu tên lửa Project 12418 Molnya được thiết kế để tiêu diệt tất cả các loại tàu chiến, tàu vận tải, cũng như tàu đổ bộ của đối phương. Tàu có lượng giãn nước toàn tải 510 tấn, dài 56,9m, rộng 10,20m, mới nước (toàn tải) 2,5m. ​

    [​IMG]
    2 cụm bệ phóng tàu tên lửa Project 12418 Molnya đang thử nghiệm chưa được lắp các ống phóng tên lửa Uran-E. ​

    [​IMG]
    Bệ phóng tên lửa Project 12418 Molnya khi được lắp đạn tên lửa. Đây là một trong 2 chiếc tàu mà Hải quân Nhân dân Việt Nam mua từ Nga năm 2003. ​

    [​IMG]
    Ngoài hệ thống tên lửa chống tàu Uran-E, Project 12418 còn trang bị pháo hạm tự động AK-176M cỡ 76,2mm, pháo phòng không cao tốc AK-630M và tên lửa Igla. ​

    [​IMG]
    Việc trang bị thêm 10 tàu tên lửa Project 12418 sẽ tăng cường đáng kể khả năng bảo vệ biển, đảo của Hải quân Nhân dân Việt Nam.​

    Bangladesh mua “sát thủ săn ngầm” Z-9C của Trung Quốc



    (Kienthuc.net.vn) - Hải quân Bangladesh đã quyết định mua 2 trực thăng săn ngầm Z-9C do Trung Quốc sản xuất.

    Mạng cân bằng quân sự Nga đưa tin, Hải quân Bangladesh đã quyết định mua 2 trực thăng Z-9C, dùng để thực hiện nhiệm vụ chống ngầm và cứu hộ.


    Bangladesh là một trong những bạn hàng truyền thống của Trung Quốc. Hiện nay các lực lượng lục quân, không quân, hải quân Bangladesh sử dụng rất nhiều loại xe tăng, pháo, tên lửa, máy bay, tàu chiến do Trung Quốc sản xuất.


    Ngoài ra có nguồn tin cho rằng, Bangladesh sẽ mua ít nhất 4 tàu hộ vệ tàng hình mới nhất Trung Quốc, Type 056.


    [​IMG]
    Trực thăng săn ngầm Z-9C do Trung Quốc chế tạo.​

    Trực thăng Z-9C được nghiên cứu chế tạo trên cơ sở trực thăng Z-9B, sao chép từ thiết kế Dauphin AS365N của hãng Eurocopter Pháp.


    Trực thăng Z-9C được trang bị một bộ radar tìm kiếm KLC-1, khoảng cách tìm kiếm tối đa đối với mục tiêu như tàu cao tốc là 92 km, với tàu hộ vệ là 188 km. Ngoài ra, radar này có thể dẫn đường cho tên lửa hành trình chống tàu mặt nước .


    Theo các phương tiện truyền thông Nga, hiện nay vẫn chưa rõ liệu Hải quân Bangladesh có trang bị tên lửa chống tàu TL-10B do Tập đoàn Hồng Du nghiên cứu chế tạo trang bị cho trực thăng Z-9C.


    Tên lửa TL-10B trang bị đầu dẫn radar chủ động, tầm phóng 15km, trọng lượng đầu đạn 30 kg. Mỗi trực thăng Z-9C có thể mang được 2 tên lửa TL-10B.


    Trong tác chiến chống ngầm, Z-9C trang bị hệ thống định vị thủy âm Type 605 (sao chép từ loại AN/AQS-13 của Mỹ), mang được 12 phao âm bị động và 4 phao âm chủ động. Tốc độ bay của trực thăng đạt 120 km/giờ, khoảng cách thu tín hiệu định vị thủy âm tối đa là 10 km.


    Vũ khí tấn công chủ yếu được trang bị trên Z-9C là ngư lôi chống ngầm có tầm phóng 9,5 km, trang bị đầu tự dẫn định vị thủy âm bị động và chủ động.
  8. Thai_Thu_Hoi_Quoc

    Thai_Thu_Hoi_Quoc Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2013
    Bài viết:
    437
    Đã được thích:
    43
    Tin động trời :-ss
    Việt Nam sắp vận hành UAV quân sự tự sản xuất

    Các nhà nghiên cứu đang hoàn tất các công đoạn để cuối năm 2013 đưa máy bay không người lái (UAV) phục vụ mục đích quân sự đầu tiên ở Việt Nam.

    [​IMG]
    Máy bay không người lái của Việt Nam bay thử nghiệm thành công.
    Dự kiến cuối năm nay, Viettel sẽ chính thức ra mắt máy bay không người lái phục vụ cho mục đích quân sự đầu tiên ở Việt Nam.
    Đại tá Đỗ Văn Lập, Giám đốc Trung tâm khí cụ bay của hãng Viettel cho biết, trung tâm được giao nhiệm vụ tạo ra chiếc máy bay không người lái đầu tiên từ tháng 11/2011, đến tháng 12 năm ngoái, những chiếc máy bay không người lái hoàn chỉnh đầu tiên đã được bay thử nghiệm trên bầu trời Việt Nam. Máy bay còn hoạt động dọc sườn núi trong thời tiết khắc nghiệt với nhiệt độ chỉ khoảng 10 độ C, mây mù.
    Máy bay VT Patrol với sải cánh 3,3 m, trọng lượng cất cánh 26 kg, bay tự động với khả năng truyền thông tin, hình ảnh theo thời gian thực. Màu máy bay phù hợp với nhu cầu tác chiến quân sự.Vật liệu của máy bay bằng composite hàng không chất lượng cao để bảo đảm độ bền, nhẹ.
    Qua quá trình bay thử nghiệm, các chuyên gia đã khắc phục hiện tượng đóng băng ở một số bộ phận trong máy bay khi bay ở nhiệt độ dưới 15 độ C, độ ẩm trên 90%.
    [​IMG]
    Máy bay không người lái chuẩn bị cất cánh.
    Máy bay VT-Patrol có khả năng bay với vận tốc từ 100 đến 150 km/giờ, cự ly hoạt động 50 km, trinh sát bằng camera quang hồng ngoại full HD có thể nhận dạng và phân biệt mục tiêu người lính trong khoảng cách 600 m.
    Sau thành công bước đầu, công ty có thể sẽ sản xuất ra những chiếc máy bay không người lái tầm trung với thời gian bay 15-24 giờ phục vụ cho trinh sát cấp chiến dịch, chiến lược, xa hơn nữa là các thiết bị tối tân khác như tên lửa để nhằm tăng cường khả năng phòng vệ cho đất nước.
    Trung tâm khí cụ bay xác định, nhiệm vụ làm chủ công nghệ lõi như chế tạo máy bay, hệ thống điều khiển tự động, khả năng bảo mật số liệu, thông tin luôn được đặt lên hàng đầu. Hiện, hệ thống bảo mật lớp ngoài cùng của đơn vị này có thể bảo đảm an toàn thông tin, kể cả trong trường hợp Việt Nam nhập khẩu một số chi tiết, thiết bị từ nước ngoài.
    Theo ông Lập, vấn đề cơ bản phát triển của hệ thống điều khiển là thiết kế phần cứng, phần mềm (định vị, dẫn đường theo chương trình, kiểm soát trạng thái hoạt động của máy bay, kiểm soát được quá trình bay).
    Hãng thông tấn ITAR-TASS viết rằng, UAV do trung tâm thiết kế được đặt tên VT-Patrol. Trọng lượng thiết bị - 26 kg, sải cánh 3,3 mét. UAV có khả năng đạt tốc độ 150 km/giờ.
    UAV của Việt Nam được trang bị máy chụp hồng ngoại mạnh, cho phép thu hình ảnh chất lượng cao của mục tiêu ở cự li đến 600 m. Trong tương lai gần nhất, các nhà thiết kế sẽ cải thiện mô hình VT-Patrol, đáp ứng nhu cầu bay thời gian dài không cần tiếp nhiên liệu, từ 15 đến 24 giờ.
    Ngoài Viettel, Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam cũng triển khai việc chế tạo thiết bị bay không người lái. Các sản phẩm AV.UAV S1 và AV.UAV S2 đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm vào tháng Năm năm nay và sẽ chỉ dành cho các mục đích nghiên cứu.


    http://soha.vn/quan-su/viet-nam-sap-van-hanh-uav-quan-su-tu-san-xuat-20130706101639423.htm
  9. Thai_Thu_Hoi_Quoc

    Thai_Thu_Hoi_Quoc Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2013
    Bài viết:
    437
    Đã được thích:
    43
    Phi sẽ là bãi thử DF-21 của TQ :-w [r37)]

    Mỹ, Nhật mở căn cứ ở Philippines để khóa chặt Trung Quốc

    6:31 PM, 07/07/2013, Views: 5464 | By Nhân Vũ

    VietnamDefence - Sau 20 năm chẳng mấy quan tâm đến Philippines, vị trí quan trọng chiến lược ở Thái Bình Dương, Lầu Năm góc đã bắt đầu áp dụng các biện pháp tích cực để giành lại vị thế của mình trên quần đảo.
    [​IMG]
    Mặc dù có sự hiện diện của các đội quân nhiều ngàn người của Mỹ ở các căn cứ tại Nhật Bản, Hàn Quốc, trên đảo Guam, cũng như trên đào Diego Garcia, Washington đang cố gắng củng cố sự hiện diện của mình ở Đông Nam Á mà rõ ràng là theo chiến lược quốc gia mới nhằm đối phó với Trung Quốc ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

    Theo phát biểu của một số quan chức quân sự Mỹ, trong những năm gần đây, Washington tập trung sự chú ý đặc biệt chính là vào việc đối đầu với Bắc Kinh ở Biển Đông, biển Hoa Đông và Hoàng Hải.


    Hàng năm, được vận chuyển qua Biển Đông, nơi Trung Quốc có những tranh chấp lãnh thổ cùng lúc với mấy quốc gia, là lượng hàng hóa trị giá 5,3 ngàn tỷ USD, trong đó có 1,2 ngàn tỷ USD buôn bán với Mỹ. Và chính điều đó giải thích cho sự chuyển hướng chiến lược quân sự Mỹ sang củng cố vị thế ở châu Á-Thái Bình Dương.

    Che giấu bằng “những mối đe dọa xuyên quốc gia” đối với hoạt động thương mại ở châu Á-Thái Bình Dương, Nhà Trắng đã quyết định điều động 8.000 lính thủy đánh bộ Mỹ từ Nhật Bản đến căn cứ quân sự Mỹ ở Guam, nơi họ dự định hiện đại hóa cơ bản hạ tầng căn cứ để nó có thể bảo dưỡng cho các tàu sân bay không phải là 16 ngày mà cả 63 ngày. Mỹ dự định chi cho dự án này 7,4 tỷ USD đến năm 2014.

    Washington đã ký hiệp định với chính phủ Australia, nơi sắp tới sẽ triển khai lính thủy đánh bộ Mỹ, và hiệp định thứ hai với Singapore, quốc gia đã đồng ý triển khai căn cứ hải quân cho các tàu chiến Mỹ. Trong số các phương án tăng cường lực lượng quân đội ở châu Á-Thái Bình Dương mà Washington đang xem xét, người ta đang ráo riết thảo luận khả năng triển khai trung tâm chỉ huy tàu chiến ở Philippines, triển khai quân đội theo nguyên tắc luân phiên và tiến hành các cuộc tập trận chung thường xuyên hơn.

    Ví dụ, tại căn cứ hải quân Cavite cách Manila 6 dặm về phía nam, lính Mỹ đang huấn luyện lính Philippines sử dụng máy bay không người lái trinh sát để kiểm soát tàu bè ở Biển Đông. Bằng chứng cho tăng cường quan hệ chiến lược-quân sự Mỹ-Philippines là việc chỉ trong 5 tháng đầu năm 2013, đã có 72 tàu quân sự và tàu ngầm Mỹ đã thăm vịnh Subic của Philippines, trong khi chỉ có lượt tàu Mỹ ghé thăm trong cả năm 2012; 54 trong năm 2011 theo các số liệu chính thức của Philippines.

    Cuối tháng 6/2013, Washington đã tổ chức cuộc tập trận chung với Philippines ở Biển Đông với sự tham gia của 500 lính Mỹ và 500 lính Philippines. Tàu tên lửa USS Fitzgerald của Hải quân Mỹ và kỳ hạm của hạm đội Philippines Gregorio del Pilar đã tiến hành tập trận cách khu vực tranh chấp với Trung Quốc dưới 50 hải lý với mục đích tập trận được công bố là “ngăn chặn các tàu địch khả nghi, đổ bộ quân lên các tàu này và chiếm giữ các phương tiện có thể gây tổn hại cho các nước đồng minh”. Việc sử dụng các thuật ngữ “các tàu địch” và “các nước đồng minh” rõ ràng cho thấy các mục tiêu đích thực của cuộc tập trận mà Washington tổ chức cùng với Philippines. Đáng chú ý là các cuộc tập trận trước đây đã được tiến hành dưới khẩu hiệu đấu tranh chống hải tặc trong khu vực và bảo vệ thương mại đường biển. Các cuộc tập trận hải quân chung Mỹ-Philippines năm 2013 (2013 Cooperation Afloat Readiness and Training - CARAT) nay rõ ràng là nhằm đối địch với Trung Quốc.

    Như các tướng lính Mỹ nêu ra trong những “tiết lộ” đơn lẻ, chiến lược quân sự mới của Mỹ trù tính thay vì các căn cứ quân sự khổng lồ thời chiến tranh lạnh, sẽ xây dựng các cơ sở quân sự nhỏ hơn, nhưng ở nhiều quốc gia trong khu vực hơn và huy động nhiều hơn sự tham gia của “các đồng minh”.

    Sự xác nhận dễ thấy cho điều đó có thể là cuộc họp báo diễn ra ngày 27/6/2013 ở Quezon city, Philippines có sự tham gia của Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin và người đồng cấp Nhật Bản Itsunori Onodera. Họ đã tuyên bố rằng, Philippines thực tế đã bắt đầu xem xét vấn đề mở một căn cứ quân sự để triển khai lính Mỹ và Nhật cùng trang thiết bị quân sự. Cơ sở để đưa ra quyết định đó là “vai trò bành trướng của Trung Quốc trong khu vực”. Cả hai bộ trưởng quốc phòng đã bày tỏ quan điểm của Nhật và Philippines bác bỏ “những yêu sách của Trung Quốc đối với lãnh thổ tranh chấp với Nhật và Philippines”, và lên tiếng ủng hộ gia tăng sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực, trong đó có việc trú đóng quân Mỹ ở Philippines.

    Đồng thời, Philippines đang chuẩn bị cho việc “triển khai tạm thời” trên lãnh thổ của mình cái gọi là “Lực lượng phòng vệ Nhật Bản”, điều sẽ là bước đi chưa từng có nhằm khôi phục Nhật Bản với tư cách một cường quốc quân sự đế quốc toàn cầu. Điều rất đáng lưu ý là việc quân sự hóa Nhật Bản đang diễn ra với ủng hộ tích cực của Washington, còn Philippines trong trường hợp này được Mỹ dành cho vai trò then chốt. Ở đây, cũng cần nhắc đến tuyên bố của ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario với tờ Financial Times vào tháng 12/2012 rằng, “Manila sẽ ủng hộ việc xem xét lại cái gọi là điều khoản hòa bình trong hiến pháp Nhật vốn cấm Nhật Bản tái quân sự hóa” với lý do là sự gia tăng căng thẳng trong quan hệ với Trung Quốc.

    Đáng chú ý là hiến pháp Philippines cũng cấm triển khai “các căn cứ quân sự, quân đội hay vũ khí trang bị của nước ngoài”. Lệnh cấm này đang bị chính phủ Philippines lách qua bằng cách ngụy trang sự hiện diện của các căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ của mình bằng cái gọi là cung cấp quyền “hiện diện thăm viếng”.

    Hiện tại, Mỹ triển khai trên toàn thế giới hơn 750 căn cứ quân sự, tức là 95% tổng số căn cứ quân sự của thế giới. Sau tất cả những điều đó liệu Mỹ có phải là “quốc gia và xã hội thật sự dân chủ” mà những ngôn từ lừa dối của Washington đang muốn công luận tin hay không? Và trong những điều kiện đó, Washington có quyền gì về đạo đức để tuyên xướng “đấu tranh chống độc tài” ở Iraq, Libya và Syria?

    Đó chính là sự xác nhận chân thực cho cái gọi là vừa ăn cướp vừa la làng!

    http://vietnamdefence.com/Home/phan...pines-de-khoa-chat-Trung-Quoc/20137/52699.vnd
  10. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Philippines muốn sắm 8 trực thăng chiến đấu đêm


    (Kienthuc.net.vn) - Không quân Philippine muốn mua thêm 8 máy bay trực thăng chiến đấu có khả năng hoạt động tốt vào ban đêm.


    Theo thông báo mời thầu của Bộ Quốc Phòng Philippine (DND), nước này cần mua 8 trực thăng chiến đấu có khả năng thực hiện các nhiệm vụ vào ban đêm đi kèm với đầy đủ hệ thống vũ khí cùng hệ thống hậu cần, tổng giá trị khoảng 78,34 triệu USD.


    Theo thông báo này, DND chú trọng vào khả năng yểm trợ hỏa lực đường không tầm gần cũng như tính bền bỉ và mức giá dễ chịu.


    [​IMG]
    Philippines muốn mua trực thăng chiến đấu có thể tác chiến tốt vào ban đêm.
    Hạn cuối để các nhà thầu quốc phòng nộp hồ sơ là ngày 24/7/2013. Để tham gia đấu thầu, các mẫu trực thăng phải được hoàn thành trong vòng 10 nằm gần đây. Nếu trúng thầu, 8 máy bay trực thăng phải được chuyển giao trong vòng 540 ngày.


    Lực lượng không quân trực thăng Philippines hiện có 94 chiếc mà chiếm phần lớn là dòng trực thăng vận tải hạng nhẹ - trung, trinh sát, tìm kiếm cứu nạn, xuất xứ chủ yếu từ Mỹ. Gần đây, Không quân Philippines có nhập khẩu thêm 8 chiếc trực thăng đa dụng W-3A Sokol chủ yếu làm nhiệm vụ vận tải.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Indonesia độc lập phát triển máy bay IF-X

    (ĐVO) - Bộ Quốc phòng Indonesia dự định tiếp tục một mình phát triển máy bay chiến đấu tương lai IF-X, một phần của dự án KF-X/IF-X cùng với đối tác Hàn Quốc.
    [links()]
    Quyết định như vậy đã được Bộ Quốc phòng Indonesia đưa ra vào đầu tháng 7/2013, ngay sau khi Chính phủ Hàn Quốc công bố đình chỉ một phần của chương trình cùng nhau phát triển máy bay chiến đấu đầy hứa hẹn KF-X/IF-X.

    Phía Hàn quốc không đưa ra bất cứ lý do nào cho việc đình chỉ này, thế nhưng theo các chuyên gia, lý do chính cho sự việc này có lẽ là do thâm hụt ngân sách Quốc phòng.
    Có lẽ cũng chính lý do này mà Chính phủ sứ xở kim chi đã đề xuất việc cắt giảm chi phí để mua tên lửa hành trình không đối đất KEPD-350 và máy bay không người lái RQ-4 Golbal Hawk.

    Vào đầu tháng 6/2013, đã diễn ra cuộc họp giữa Bộ Quốc phòng Indonesia và công ty PT Dirgantara Indonesia (PTDI), sau cuộc họp này, công ty PTDI đã công bố đã sẵn sàng cho gian đoạn thứ hai của dự án chế tạo máy bay chiến đấu, giai đoạn chế tạo thử nghiệm.
    Theo PTDI, giai đoạn đầu tiên của dự án là công tác nghiên cứu khoa học đã được hoàn tất vào tháng 12/2013.
    [​IMG]Chiến đấu cơ đa năng Su-27SKM của Không quân IndonesiaDự án phát triển máy bay chiến đấu tương lai KF-X/IF-X được chính thức ra mắt vào tháng 8/2012, khi Indonesia và Hàn Quốc ký thỏa thuận cùng nhau phát triển máy bay chiến đấu.
    Theo thỏa thuận, phía Indonesia chiếm 20% cổ phần trong dự án này, Chính phủ Hàn Quốc nắm giữ 60%, còn 20% là của công ty KAI của Hàn Quốc. Dự án có tổng giá trị ước tính khoảng 5 tỷ USD.

    Thực tế là Hàn Quốc đình chỉ việc tham gia vào dự án KF-X/IF-X từ tháng 3/2013 bằng công bố của Cơ quan quản lý mua sắm Bộ Quốc phòng Hàn Quốc (DAPA). Thời hạm hạn tạm dừng tham gia mà phía Hàn Quốc đưa ra chỉ là 18 tháng, sau đó họ sẽ tiếp tục tham gia vào chương trình chế tạo máy bay chiến đấu vào tháng 6 năm 2014.

    Chính phủ Indonesia rất coi trọng dự án phát triển máy bay chiến đấu tương lai này và coi đây là một dự án trọng điểm và được ưu tiên hàng đầu.
    Theo Bộ Quốc phòng Indonesia, máy bay chiến đấu tương lai có thể trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp của các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư và thứ năm được đưa vào khu vực Chấu Á-Thái Bình Dương trong tương lai.

    Ngoài ra, dự án còn được đánh giá là rất cần thiết cho nền công nghiệm quốc phòng và công nghiệp hàng không của Indonesia, nhằm tiếp cận với những thành tựu khoa học và công nghệ mới trên thế giới.
    Đây cũng là xu thế chung của các nước đang phát triển trên thế giới, nhất là khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, nơi mà chi phí dành cho bộ máy chiến tranh đang ngay càng gia tăng một cánh nhanh chóng.

Chia sẻ trang này