1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếp tục bàn xem tiềm lực quân sự nước ta và các bạn trong khu vực Đông Nam Á

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 06/12/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Boyluudan85

    Boyluudan85 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/06/2013
    Bài viết:
    602
    Đã được thích:
    436
    Sư đoàn tinh nhuệ hàng đầu Việt Nam huấn luyện

    Báo Đất Việt - 18/07/2013 17:17



    • [​IMG]

    Sư đoàn 308 (tức Đại đoàn Quân Tiên Phong) là một trong những đơn vị bộ binh tinh nhuệ nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

    [​IMG]Sư đoàn 308 (tức Đại đoàn Quân Tiên Phong), Binh đoàn Quyết Thắng là sư đoàn chủ lực cơ động đầu tiên của Quân đội Nhân dân. Sư đoàn thành lập 28/8/1949, theo tổ chức quân đội lúc đó, 308 mang cấp Đại đoàn, gồm các trung đoàn 88, 102, đến năm 1950 được bổ sung thêm trung đoàn 36.
    [​IMG] Trong các cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ, Sư đoàn 308 đã lập nhiều chiến công xuất sắc, ghi đậm dấu ấn trong trang sử vàng của Quân đội Nhân dân Việt Nam. (Trong ảnh: Đội hình xe chiến đấu bộ binh BMP-1 hành quân).
    [​IMG] Để đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, yêu cầu xây dựng Quân đội nhân dân “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, Quân ủy Trung ương vừa ra Nghị quyết số 765-NQ/QUTW về “Nâng cao chất lượng huấn luyện giai đoạn 2013-2020 và những năm tiếp theo“. (Trong ảnh: Đội hình xe chiến đấu bộ binh BMP-1 của đơn vị thiết giáp thuộc Sư đoàn 308 huấn luyện bơi).
    [​IMG] Để triển khai thực hiện tốt Nghị quyết này, Đảng ủy, chỉ huy Sư đoàn đã xác định phương hướng, nhiệm vụ, yêu cầu cơ bản trong công tác huấn luyện năm 2013 theo phương châm “Cơ bản, thiết thực, vững chắc”, coi trọng huấn luyện đồng bộ và chuyên sâu, nâng cao chất lượng huấn luyện toàn diện, trú trọng huấn luyện chiến sĩ mới, bảo đảm đơn vị luôn sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) cao và chiến đấu thắng lợi trong mọi tình huống.
    [​IMG] Năm 2012, Sư đoàn 308 đã được Bộ Quốc phòng công nhận là “Đơn vị vững mạnh toàn diện” và tặng Cờ thi đua. Sư đoàn cũng có nhiều tập thể và cá nhân có thành tích 3 năm liền trở lên đạt Danh hiệu “Đơn vị Quyết thắng”, “Chiến sỹ thi đua” cấp cơ sở, được Bộ Quốc phòng tặng Bằng khen.
    [​IMG]Các chiến sĩ huấn luyện vượt sông
    [​IMG]Giữ vững đội hình
    [​IMG]Về đích nhanh nhất
    [​IMG] “Tắm rửa” cho “bạn bộ binh” – xe chiến đấu BMP-1 được thiết kế làm nhiệm vụ chở quân ra chiến trường, yểm trợ hỏa lực cho người lính bộ binh tiến công địch.
    [​IMG] Lau chùi, bảo dưỡng những cỗ xe bọc thép BMP-1.
    [​IMG] Kiểm tra kỹ càng.
    [​IMG]Chăm sóc những khẩu súng AK. (nguồn Văn nghệ Quân đội)
    http://www.baomoi.com/Su-doan-tinh-nhue-hang-dau-Viet-Nam-huan-luyen/121/11502139.epi
  2. xanh247

    xanh247 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2012
    Bài viết:
    452
    Đã được thích:
    169
    ai mạnh hơn thì ra đánh nhau mới biết được, nhưng với sức mạnh tổng hợp của mình QĐNDVN có thể đánh bại mọi kẻ thù xâm lược
  3. Boyluudan85

    Boyluudan85 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/06/2013
    Bài viết:
    602
    Đã được thích:
    436
    Bí mật sức mạnh Không quân Malaysia
    · cập nhật 2 tiếng trước

    0 người quan tâm

    Share on twitter Share on email Share on print More Sharing Services 0
    [​IMG] Nguồn: baodatviet[​IMG] In bài viết này
    - Malaysia là một trong ba nước thành lập lực lượng Không quân sớm nhất và có sức mạnh hàng đầu Đông Nam Á.
    Để khẳng định uy thế của mình, ngày 15/7 vừa qua Malaysia vừa tiếp nhận thêm hai chiếc trực thăng EC-725. Trước đó Không quân Malaysia đã đặt mua tổng số 12 chiếc trực thăng EC-725. Hai chiếc máy bay trực thăng này đã được công ty Eurocopter Malaysia bàn giao trong một buổi lễ được tổ chức tại trung tâm mô phỏng huấn luyện của công ty ở Sân bay Subang. Những chiếc máy bay này dự kiến sẽ được Không quân Hoàng gia Malaysia sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ vận tải và tìm kiếm, cứu nạn.
    [​IMG]Không quân Hoàng gia Malaysia (RMAF) là lực lượng được thành lập sớm thứ 3 ở Đông Nam Á. Cơ cấu tổ chức của họ có ảnh hưởng rất lớn từ Không quân Hoàng gia Anh do trước đây nước này là thuộc địa của Anh. Không quân Hoàng gia Anh cũng đã huấn luyện và xây dựng nên Không quân Hoàng gia Malaysia hiện nay. (Trong ảnh: Tiêm kích đa năng Su-30MKM của Malaysia)
    [​IMG]Vào những năm 1990, RMAF trải qua quá trình hiện đại hóa thứ 2 bằng việc mua 13 máy bay huấn luyện kiêm chiến đấu hạng nhẹ BAE Hawk Mk108/208 từ Anh. Giai đoạn này chứng kiến một sự chuyển đổi bất ngờ về mặt trang bị của RMAF, họ đã mua 12 chiếc MiG-29N từ Nga trong đó có 2 chiếc MiG-29NUB phục vụ cho huấn luyện. (Trong ảnh: Chiến đấu cơ MiG-29N của Malaysia)
    [​IMG]Đến năm 1997, do không muốn để mất thị phần tại Malaysia, Mỹ đã chiều lòng nước này bằng việc cung cấp cho họ 8 chiếc tiêm kích đa nhiệm F/A-18D với khả năng hoạt động chiến đấu bất kể ngày đêm. Đây là biến thể 2 chỗ ngồi của F/A-18. (Trong ảnh: Chiến đấu cơ F/A-18D của Malaysia)
    [​IMG]Sau thương vụ F/A-18D, những chiếc MiG-29N của Malaysia bắt đầu có vấn đề, phụ tùng thay thế từ Nga rất khan hiếm và chậm chạp khiến khả năng hoạt động trực chiến của những chiếc MiG-29N không cao. (Trong ảnh: Chiến đấu cơ F/A-18D của Malaysia)
    [​IMG]Đến năm 2003 Malaysia bất ngờ công bố hợp đồng mua 18 chiếc tiêm kích đa nhiệm Su-30MKM từ tập đoàn Sukhoi của Nga. Cùng với đó là hợp đồng mua tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn R-77, tên lửa không đối không tầm trung R-27. (Trong ảnh: Tiêm kích đa năng Su-30MKM của Malaysia)
    [​IMG]Theo yêu cầu của RMAF, Su-30MKM chia sẻ đến 95% kết cấu phần cứng tương tự như Su-30MKI của Ấn Độ. Ngoài ra tiêm kích này còn được bổ sung các công nghệ sử dụng cho tiêm kích Su-35 và mẫu thử nghiệm công nghệ Su-37. Su-30MKM được đánh giá là tiêm kích hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 2 khu vực châu Á sau Su-30MKI của Ấn Độ. (Trong ảnh: Tiêm kích đa năng Su-30MKM của Malaysia)
    [​IMG]Cảm biến chính của Su-30MKM là radar quét mạng pha điện tử bị động N011M Bars, giúp nó trở thành tiêm kích thứ 2 sau Su-30MKI được trang bị loại radar tối tân này. (Trong ảnh: Tiêm kích đa năng Su-30MKM của Malaysia)
    [​IMG]Radar N011M có phạm vi tìm kiếm mục tiêu tới 400 km, theo dõi mục tiêu từ khoảng cách 200 km trong chế độ không đối không. Radar này có thể khóa một chiếc MiG-29 ở cự ly 140 km ở bán cầu trước và 60 km ở bán cầu sau. (Trong ảnh: Tiêm kích đa năng Su-30MKM của Malaysia)
    [​IMG]Trong chế độ không đối đất và đối hải, radar này có thể theo dõi 2 mục tiêu cùng lúc, radar N011M phát hiện ra xe tăng ở cự ly từ 40-50 km, phát hiện một tàu khu trục ở cự ly từ 80-120 km. Ngoài ra, radar này còn có chế độ lập bản đồ mặt đất bằng cách sử dụng chùm tia thực hoặc sử dụng xung Doppler với chế độ khẩu độ tổng hợp với độ phân giải tối đa là 10 mét. (Trong ảnh: Tiêm kích đa năng Su-30MKM của Malaysia)
    [​IMG]Radar N011M cung cấp khả năng theo dõi 15 mục tiêu và tấn công 4 mục tiêu cùng lúc, bộ vi xử lý có thể duy trì việc theo dõi mục tiêu trong khi đang quét các khu vực khác. N011M Bars là radar mạnh nhất từng được trang bị cho Su-30MK. (Trong ảnh: Tiêm kích đa năng Su-30MKM của Malaysia)
    [​IMG]Năng lực vận tải đường không của RMAF được đánh giá khá mạnh với tổng số 48 chiếc đang hoạt động. Họ có phi đội 19 chiếc máy bay vận tải đa năng C-130 trong đó có 4 chiếc KC-130 phục vụ cho nhiệm vụ tiếp dầu trên không.
    [​IMG]Trong năm 2005, RMAF cũng đã đặt hàng 4 chiếc vận tải cơ hàng khủng A-400M của châu Âu để nâng cao khả năng vận tải hàng không chiến lược. Dự kiến các máy bay này sẽ được giao hàng trong năm 2016.
    [​IMG]Về lực lượng trực thăng, RMAF có tổng cộng 75 chiếc với đủ quốc tịch Nga, Mỹ, Italy, Pháp. Lực lượng trực thăng này chủ yếu phục vụ cho nhiệm vụ vận tải và không có chiếc trực thăng tấn công nào. Khả năng chi viện hỏa lực đường không của RMAF tương đối hạn chế. Các máy bay chiến đấu của họ chủ yếu phục vụ cho nhiệm vụ ngăn chặn trên không và bảo vệ không phận. (Trong ảnh: Chiến đấu cơ MiG-29N của Malaysia)
    [​IMG]Mặc dù Su-30MKM hay F/A-18D đều là những tiêm kích đa nhiệm nhưng nó thiếu các hệ thống vũ khí chuyên dụng cho nhiệm vụ tấn công mặt đất. Một hạn chế khác của RMAF là việc sử dụng tiêm kích đa quốc tịch khiến việc tích hợp các hệ thống vũ khí và thông tin liên lạc trở nên khó khăn hơn. Trong ảnh: Chiến đấu cơ F/A-18D của Malaysia. (tổng hợp ANTĐ/Infonet)
    [​IMG]
    http://www.vnhotnews.net/vn/quan-su/bi-mat-suc-manh-khong-quan-malaysia_181802.html
  4. Boyluudan85

    Boyluudan85 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/06/2013
    Bài viết:
    602
    Đã được thích:
    436
  5. hinado

    hinado Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/09/2010
    Bài viết:
    2.260
    Đã được thích:
    1.571
    Nhìn mấy em Su-30MKM ngon thật! Vãi Mã!
  6. hiraly

    hiraly Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    3.886
    Đã được thích:
    2.011
    Su bọn Mã nhìn đẹp ... :D
  7. xanh247

    xanh247 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2012
    Bài viết:
    452
    Đã được thích:
    169
    hình như đây là loại su 30 được chế thêm 2 cánh mũi phiên bản dành riêng cho Malaysia
  8. iloveubaby

    iloveubaby Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/11/2007
    Bài viết:
    2.045
    Đã được thích:
    701
    Vui lòng đọc kĩ hướng dẫn trước khi post nhé bạn . Người ta chú thích rõ ràng mà bạn vẫn " hình như " :-bd:-bd:-bd.
  9. Terminator_revenge

    Terminator_revenge Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    30/08/2012
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    13
    Australia tài trợ 4 chiếc C-130 cho Indonesia

    Thứ hai 22/07/2013 07:11
    ANTĐ - Ngày 19-7, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Purnomo Yusgiantoro và Đại sứ Australia tại Jakarta Greg Moriarty đã ký một thỏa thuận tài trợ 4 chiếc máy bay vận tải quân sự C-130 Hercules cho Indonesia.

    "Một trong 4 chiếc máy bay này, mang số hiệu A97-006, đã sẵn sàng được bàn giao," ông Purnomo cho biết sau lễ ký tại Bộ Quốc phòng Indonesia ở Jakarta.
    3 chiếc máy bay còn lại có số hiệu A97-001, A97-003 và A97-009 vẫn cần phải được nâng cấp trước khi chuyển giao cho Indonesia.
    "Sau khi nâng cấp, 3 chiếc máy bay này sẽ được chuyển giao theo từng giai đoạn bắt đầu từ tháng 10 năm nay đến tháng 12-2014," Bộ trưởng Purnomo cho biết thêm.
    Để nâng cấp số máy bay này, Bộ Quốc phòng Indonesia đã ký một hợp đồng trị giá 63 triệu AUD (khoảng 58 triệu USD) với một nhà thầu do chính phủ Australia chỉ định, đó là công ty Qantas của Australia.


    [​IMG]



    "Hy vọng, với việc ký kết thỏa thuận này, mối quan hệ song phương giữa hai nước có thể được thắt chặt hơn," Đại sứ Moriarty cho biết trong bài phát sau lễ ký.
    Về việc chỉ định công ty Qantas làm nhà thầu nâng cấp, ông Moriarty cho rằng công ty Qantas là một công ty có nhiều kinh nghiệm về loại máy bay C-130 Hercules. Đồng thời, cũng là công ty duy nhất được Không quân Hoàng gia Australia chỉ định để bảo dưỡng máy bay Hercules của họ.
    Ngoài số máy bay được tài trợ này, hai bên còn đang thảo luận về việc Indonesia sẽ mua 5 chiếc máy bay C-138 Hercules của Australia.
    "Chúng tôi có kế hoạch sẽ mua 5 chiếc máy bay C-138 Hercules, nhưng vẫn đang trong quá trình đàm phán," ông Purnomo cho biết.
    Ông cho rằng Bộ Quốc phòng Indonesia cũng sẽ cử phi công sang Australia để huấn luyện vận hành loại máy bay này.


    Indonesia “nóng ruột” chờ tàu tên lửa nội địa

    (Kienthuc.net.vn) - Hải quân Indonesia đang rất mong chờ việc khởi đóng tàu tên lửa tàng hình KRI Klewang thứ 2 sau khi chiếc thứ nhất bị cháy.




    Theo tờ Tempo, Tập đoàn Công nghiệp đóng tàu PT Lundin Indonesia đến nay vẫn chưa khởi đóng tàu tàng hình KRI Klewang thứ 2 cho Hải quân Indonesia, sau khi chiếc thứ nhất bị cháy vào năm ngoái khi vừa hạ thủy.
    “Tôi không biết khi nào họ sẽ bắt đầu và hoàn thành”, sĩ quan cấp cao Hải quân Indonesia Eka Edi Susanto nói.
    Theo Edi, PT Lundin đã đệ trình tới Bộ Quốc phòng bản kế hoạch và thiết kế vật liệu cho tàu KRI Klewang thứ 2. Và loại vật liệu được dùng để chế tạo tàu lần này sẽ có khả năng chịu lửa tốt hơn.
    Ngoài ra, việc chế tạo KRI Klewang thứ 2 sẽ nằm dưới sự giám sát trực tiếp của Hải quân Indonesia.
    Về vấn đề “khi nào sẽ đóng”, phía nhà thầu PT Lundin không có một câu trả lời rõ ràng nhất.
    Trước đó, PT Lundin đã tuyên bố là việc đóng chiếc KRI Klewang thứ 2 sẽ bắt đầu vào tháng 1/2013. “Tôi hy vọng việc khởi đóng con tàu sẽ bắt đầu vào đầu năm 2013”, Giám đốc PT Lundin Lizza cho biết trong một thông báo ngày 20/12 năm ngoái.
    [​IMG]
    Tàu tên lửa tàng hình 3 thân KRI Klewang thứ nhất trên biển thử nghiệm trước khi bị cháy.


    KRI Klewang là lớp tàu tàng hình 3 thân hiện đại do Indonesia tự nghiên cứu và chế tạo bằng công nghệ trong nước (đơn giá 12 triệu USD/chiếc). Theo đánh giá của giới phân tích quốc tế, KRI Klewang là loại tàu chiến tàng hình hiện đại nhất Đông Nam Á.
    Theo thiết kế, KRI Klewang có chiều dài 63m, rộng 16m, mớn nước 1,20m, có khả năng đạt tốc độ tới 30 hải lý/h. Toàn bộ hệ thống điện tử và vũ khí (pháo 6 nòng cỡ 30mm và 8 tên lửa hành trình chống tàu C-704) đều do Trung Quốc chế tạo.
    Indonesia cũng tham vọng sẽ phát triển biến thể phục vụ cho mục đích xuất khẩu với cấu hình điện tử và vũ khí (pháo 40mm và tên lửa RBS15 MK3) do Thụy Điển và Anh chế tạo.
    Tuy nhiên, sau khi hạ thủy vào tháng 8 năm ngoái, vừa thực hiện xong một cuộc chạy thử nghiệm trên biển, KRI Klewang đã cháy ra tro ngay tại bến đỗ tàu vào ngày 28/9.
    Hải quân Indonesia và nhà thầu đều khẳng định do lỗi mạch điện trên tàu bị chập làm bùng phát ngọn lửa. Tuy nhiên, giới chuyên gia nước này còn cho rằng một phần con tàu bị đốt cháy quá nhanh do nhà thầu dùng quá nhiều vật liệu carbon để chế tạo thân tàu.
  10. Terminator_revenge

    Terminator_revenge Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    30/08/2012
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    13
    Không quân mạnh nhất Đông Nam Á

    Singapore là một trong các quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu châu Á và có ngân sách quốc phòng cao nhất khu vực. Do đó, không ngạc nhiên khi không quân đảo quốc sư tử được đánh giá là mạnh nhất khu vực.

    [​IMG]
    Tiêm kích F-15SG của RSAF tại căn cứ không quân Mountain Home, Mỹ
    Trong khu vực, Không quân Cộng hòa Singapore RSAF là lực lượng được thành lập muộn nhất. RSAF chính thức được thành lập vào ngày 1/4/1975. Tuy thành lập khá muộn nhưng với tiềm lực kinh tế hùng mạnh cùng sự hậu thuẫn của Mỹ RSAF nhanh chóng được trang bị các máy bay chiến đấu hiện đại. Các máy bay chiến đấu hiện đại nhất thời đó như F-5E, A-4 Skyhawk nhanh chóng được chuyển giao cho RSAF.
    RSAF là lực lượng đầu tiên ở Đông Nam Á sở hữu máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không AWACS, 4 “mắt thần” E-2C Hawkeye đã được chuyển giao cho RSAF vào năm 1987.
    Đến năm 1991, RSAF lại được bổ sung thêm 5 chiếc Fokker-50 những chiếc máy bay này được trang bị tên lửa chống tàu AGM-84 Harpoon, mìn và ngư lôi. RSAF nghiễm nhiên trở thành lực lượng đầu tiên có khả năng tuần tra chống ngầm đường không.
    Năm 1994, RSAF bắt đầu quá trình hiện đại hóa phi đội chiến đấu của mình, mở đầu là việc nâng cấp 49 chiếc F-5E/F. Những chiếc tiêm kích này được nâng cấp đáng kể về hệ thống điện tử, sau khi nâng cấp F-5E/F có khả năng sử dụng tên lửa không đối không tầm trung AIM-120AMRAAM.
    [​IMG]
    RSAF có đến 74 chiếc tiêm kích F-16C/D block 52/52 plus đây đều là những biến thể "xịn" nhất của gia đình F-16.
    Nòng cốt của RSAF là 74 chiếc tiêm kích F-16C/D trong đó có 22 chiếc F-16C block 52, 20 chiếc F-16D block 52 những chiếc F-16 này được nâng cấp hệ thống điện tử hàng không hiện đại, bổ sung hệ thống dẫn hướng quán tính mới. Mở rộng tính năng sử dụng vũ khí để trang bị tên lửa chống bức xạ AGM-88 Harm, bom thông minh JDAM, đạn tấn công ngoài tầm phòng không điểm JSOW.
    Đặc biệt RSAF có 20 chiếc F-16D block 52 plus, máy bay được bổ sung thêm thùng chứa nhiên liệu hình tứ giác ở 2 bên cánh, trang bị radar AN/APG-68, radar này có khả năng phát hiện các mục tiêu đường không ở khoách cách 296km, radar này còn có khả năng lập bản đồ mặt đất với chế độ khẩu độ tổng hợp.
    Hệ thống điều áp mới cùng hệ thống mũ bay tích hợp, hệ thống ngụy trang kéo theo. Những chiếc F-16D này của RSAF rất giống với những chiếc F-16I của Israel và đây là những chiếc mạnh nhất trong gia đình F-16.
    RSAF bắt đầu lên kế hoạch thay thế phi đội F-5E/F vào những năm 2000, có 2 ứng viên tham gia vào chương trình là Rafale của Pháp và F-15E của Mỹ. Đầu năm 2005, Singapore thông báo F-15E đã thắng thầu, biến thể xuất khẩu cho RSAF được chỉ định là F-15SG.
    F-15SG có cấu hình tương tự F-15K của Hàn Quốc nhưng được trang bị radar quét mạng pha điện tử chủ động radar AESA AN/APG-63 V3 đưa RSAF trở thành quốc gia thứ 2 ở châu Á sau Nhật Bản và đầu tiên ở ĐNA sở hữu tiêm kích trang bị radar AESA.
    [​IMG]
    Máy bay AEW&C Gulfstream G550 CAEW. Đây là máy bay AEW&C đầu tiên của châu Á được trang bị radar quét mạng pha điện tử chủ động.
    Ngoài ra, F-15SG còn được trang bị 2 động cơ F110-GE-129 cung cấp lực đẩy có đốt sau 131kN cùng với hệ thống điện tử hàng không cực kỳ hiện đại. Những chiếc F-15SG của RSAF được đánh giá là những chiếc F-15 hiện đại nhất khu vực châu Á.
    Đặc biệt hơn cả, hợp đồng mua F-15SG còn đi kèm theo rất nhiều vũ khí khủng như tên lửa không đối không tầm trung AIM-120C AMRAAM, tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9X, bom thông minh GBU-38 JDAM, đặc biệt RSAF là quốc gia châu Á đầu tiên được Mỹ cho phép xuất khẩu đạn tấn công ngoài tầm phòng không điểm AGM-154 JSOW với tầm bắn vượt quá 130km.
    Ngoài phi đội tiêm kích hùng mạnh, RSAF còn có phi đội hỗ trợ và chiến tranh điện tử hùng mạnh, mặc dù đã có trong biên chế 4 chiếc E-2C Hawkeye nhưng vào năm 2007 RSAF đã lên kế hoạch thay thế bằng 4 chiếc Gulfstream G550 CAEW.
    Đây là những chiếc máy bay hoạt động với vai trò chỉ huy và cảnh báo sớm trên không AWE&C, nó được trang bị radar quét mạng pha điện tử chủ động radar AESA EL/W-2085, RSAF tiếp tục soán ngôi đầu trong năng lực chỉ huy cảnh báo sớm trên không.
    [​IMG]
    RSAF là quốc gia duy nhất ở ĐNA đang hoạt động phi đội trực thăng tấn công AH-64D Apache
    Ngoài ra, còn có 4 chiếc KC-135 hoạt động với vai trò tiếp nhiên liệu trên không, 10 chiếc máy bay vận tải C-130B/H, 4 chiếc Fokker 50UTL dùng cho nhiệm vụ vận chuyển khách VIP.
    RSAF là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á xây dựng được phi đội trực thăng tấn công đúng nghĩa với 20 chiếc AH-64D Apache Longbow.
    18 chiếc trực thăng vận tải hạng nặng CH-47 bao gồm các biến thể CH-47D và CH-47SD, 22 chiếc trực thăng vận tải đa năng và tìm kiếm cứu nạn AS-332 Super Puma, 8 chiếc trực thăng chống ngầm S-70B Seahawk.
    RSAF cũng là quốc gia duy nhất ở ĐNA hiện nay có phi đội UAV hùng mạnh bao gồm: 5 chiếc UAV trinh sát tầm trung Hermes-450, 2 chiếc UAV trinh sát tầm xa IAI Heron, 40 chiếc UAV trinh sát tầm ngắn IAI Searcher cùng 60 chiếc UAV trinh sát tầm ngắn IAI Scout đang trong dự trữ.
    [​IMG]
    UAV trinh sát tầm xa IAI Heron của RSAF, họ là lực lượng không quân duy nhất ở ĐNA có phi đội UAV hùng hậu nhất.
    Tuy RSAF có lực lượng không quân mạnh nhất khu vực nhưng do sự hạn chế về không phận nên có đến 1/3 các máy bay trong biên chế của họ phải đưa ra các cơ sở ở nước ngoài để huấn luyện. Hiện tại, RSAF có 2 căn cứ chính ở Mỹ bao gồm: Căn cứ không quân Luke, bang Arizona, ở đây có tổng cộng 14 chiếc F-16C/D .
    Căn cứ không quân Mountain Home, ở đây có 10 chiếc F-15SG đang hoạt động. Căn cứ BA 120 Cazaux ở đây đang hoạt động 18 chiếc A-4SU. Ở Australia có 2 căn cứ chủ yếu để duy trì hoạt động của các trực thăng.
    Tổng số máy bay trong biên chế của RSAF khoảng 442 máy bay, ngoài việc sở hữu lực lượng không quân hùng hậu, RSAF còn là lực lượng có tiêu chuẩn an toàn bay thuộc hàng cao nhất thế giới. Tương lai RSAF tiếp tục sẽ là lực lượng không quân số 1 ĐNA khi họ là một đối tác trong chương trình tiêm kích thế hệ 5 JSF F-35 với Mỹ.
    Xem thêm:
    Top 5 không quân mạnh nhất Đông Nam Á (I)
    Top 5 không quân mạnh nhất Đông Nam Á (II)
    Top 5 không quân mạnh nhất Đông Nam Á (III)


    Xài hàng Mỹ mới mạnh được như vầy, xài hàng Nga biết đến khi nào ?

Chia sẻ trang này