1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếp tục bàn xem tiềm lực quân sự nước ta và các bạn trong khu vực Đông Nam Á

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 06/12/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Terminator_revenge

    Terminator_revenge Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    30/08/2012
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    13
    Ukraine tham gia sửa chữa động cơ cho tiêm kích Su-27 Việt Nam

    (Soha.vn) - Ukroboronprom sẽ tiến hành sửa chữa động cơ máy bay AL-31F cho Quân đội nhân dân Việt Nam, hãng tin Interfax-Ukraine trích dẫn lời của Giám đốc điều hành công ty Sergei Gromov cho biết hôm 23/7.

    Theo đó, vào ngày 18/7 vừa qua, tại Hà Nội, Ukroboronservis, thành phần của tập đoàn Nhà nước Ukroboronprom và VAXUCO của Việt Nam đã ký hợp đồng sửa chữa tại cơ sở Ukraine các động cơ máy bay AL-31F của Nga bán cho lực lượng Phòng không không quân Việt Nam.
    Thông cáo báo chí của tập đoàn nhà nước Ukroboronprom cho biết, các điều khoản hợp đồng được ký kết mấy ngày trước quy định, việc sửa chữa động cơ AL-31F của Nga sẽ được tiến hành tại nhà máy sửa chữa động cơ ở Lusk, thuộc tỉnh Volynskaya. Ngoài sửa chữa, theo một hợp đồng riêng, phía Ukraine sẽ cũng cung cấp tư vấn kỹ thuật cho các đồng nghiệp Việt Nam sửa chữa động cơ AL-31F.
    [​IMG]
    Những máy bay Su-27 của Việt Nam sẽ được Ukraine sửa chữa động cơ để tăng thêm tuổi thọ phục vụ​

    Nguồn tin lưu ý rằng, các động cơ phản lực AL-31F trang bị trên những máy bay chiến đấu Su-27 của Không quân Việt Nam là được thiết kế từ những năm 1970 của thế kỷ trước, do đó hiện nay cần được sửa chữa lớn.
    Ngoài ra, ông Gromov còn nhấn mạnh rằng, việc cung cấp thiết bị quân sự cũng như đào tạo cán bộ kỹ thuật cho Việt Nam là một yếu tố quan trọng trong chương trình hợp tác kỹ thuật - quân sự giữa 2 nước. "Phía Ukraina sẽ xây dựng đề án đào tạo các chuyên gia cho Việt Nam. Vấn đề này sẽ được đưa vào trong các điều khoản khi các hợp đồng tiếp theo được ký kết để cung cấp thêm thiết bị quân sự cho Việt Nam", ông Gromov nói.
  2. banconmemay

    banconmemay Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/07/2013
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    ^Mới mua mà hư tè le rồi, thua WS-10 đúng là động cơ Nga rởm thiệt
  3. banconmemay

    banconmemay Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/07/2013
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Campuchia tiếp nhận máy bay của Trung Quốc Z-9 sát thủ diệt xe tank T-54/55
    22/07/2013 22:05
    [​IMG]
    (TNO) Quân đội Campuchia hôm 21.7 đã tiếp nhận 2 chiếc máy bay trực thăng Z-9 của Trung Quốc và sẽ tiếp tục tiếp nhận 10 chiếc nữa vào tháng tới.

    Đây là số máy bay Campuchia mua từ công ty Trung Quốc với nguồn vốn vay của chính phủ Trung Quốc.

    Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh cho biết 2 chiếc trực thăng mới đã được quân đội đưa vào sử dụng.

    Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia cũng cho biết loại máy bay mới sẽ được sử dụng cho mục đích cứu trợ nhân đạo.

    Z-9 là trực thăng đa công dụng do công ty Trung Quốc Harbin Aircraft Manufacturing Corporation sản xuất dựa trên mô hình máy bay Dauphin của Pháp.

    Hồi năm 2011, chính phủ Trung Quốc đã cho Campuchia vay gần 200 triệu USD, nằm trong một gói tài trợ lớn của Trung Quốc, để mua 12 chiếc Z-9, thay thế số trực thăng Mi-8 và Mi-17 do Nga sản xuất và được quân đội Campuchia sử dụng lâu năm.
    [​IMG]
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130722/campuchia-tiep-nhan-may-bay-cua-trung-quoc.aspx
  4. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Việt Nam trở thành khách hàng vũ khí rất quan trọng của Nga

    Hãng tin Nga RIA Novosti ngày 18-7 cho biết, một quan chức cao cấp của Bộ Quốc phòng Nga đã cho biết, năm 2012, tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí Nga đã đạt tới con số 15,2 tỷ USD với thị phần không ngừng mở rộng từ châu Á tới châu Phi, sang châu Mỹ.


    Với giá trị giao dịch thương mại vũ khí này, Nga đã giữ vững vị trí thứ 2 (chỉ xếp sau Mỹ) trong Top 10 quốc gia xuất khẩu vũ khí thế giới. Trong đó, giá trị các hợp đồng xuất khẩu máy bay chiến đấu chiếm tới hơn 40% tổng kim ngạch xuất khẩu, duy trì và giữ vững vị thế độc tôn trong các mặt hàng xuất khẩu vũ khí của Nga.
    Một quan chức lãnh đạo của Cục hợp tác kỹ thuật quân sự Liên bang Nga (FSMTC), trong một buổi trả lời phỏng vấn đã cho biết, cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu vũ khí Nga cơ bản là ổn định, không có gì thay đổi so với những năm trước.
    Ông cho biết: “Năm 2012, nguồn thu từ các hạng mục cung cấp trang bị không quân cho nước ngoài đứng đấu bảng, chiếm tới hơn 40%, tiếp đến là các trang bị, vũ khí cho lực lượng lục quân chiếm 28%, kim ngạch của các hợp đồng thuộc lĩnh vực phòng không là 16%, trang bị hải quân chỉ đạt 13%, còn lại 3% là các hạng mục khác”.

    [​IMG]
    Máy bay chiến đấu là một trọng điểm ưu tiên của Việt Nam

    Theo RIA Novosti, một số trang bị không quân chính như: Máy bay chiến đấu Su-27/30, MiG-29; trực thăng vũ trang Mi-24/35, trực thăng vận tải Mi-17, trực thăng tấn công/săn ngầm Ka-28/31… là những mặt hàng xuất khẩu rất được ưa chuộng trên thị trường vũ khí.
    Theo đánh giá của các nhà phân tích công nghiệp quốc phòng Nga, các loại vũ khí này được các khách hàng công nhận đạt đẳng cấp thế giới, còn giá trị xuất khẩu cao trong vòng 5 – 10 năm tiếp theo, các hợp đồng đã cung cấp cũng hứa hẹn những gói bảo dưỡng nâng cấp lớn lên các chuẩn hiện đại hơn.
    Công ty xuất khẩu sản phẩm quốc phòng (quốc doanh) Nga Rosoboronexport cho biết trong 1 bản báo cáo là hiện nay Nga đang cung cấp vũ khí và trang bị quân sự cho 66 nước, đồng thời cũng đã ký kết hiệp định hợp tác kỹ thuật quân sự với 85 quốc gia. Điều này hứa hẹn một tương lai tốt đẹp cho ngành xuất khẩu vũ khí Nga.

    [​IMG]
    Tàu ngầm cũng là một trong những hạng mục vũ khí quan trọng

    Đại diện của Rosoboronexport tiết lộ, các khách hàng chủ yếu mua sắm trang bị, vũ khí Nga hiện nay là Ấn Độ, Trung Quốc, Venezuela, Malaysia, Việt Nam… Kể từ khi ký kết các hợp đồng mua sắm tàu ngầm, máy bay chiến đấu và các trang bị khác vào năm 2010 đến nay, Việt Nam đã trở thành một trong những bạn hàng lớn nhất của Nga.
    Tuy Việt Nam đầu tư ngân sách mua sắm vũ khí, trang bị không lớn nhưng do yêu cầu đồng bộ về vũ khí, trang bị và trung thành với bạn hàng lâu năm, nên cơ bản là các hạng mục vũ khí quan trọng nhất, chiếm tỷ trọng lớn nhất đều ký hợp đồng với Nga. Điều này đã khiến Việt Nam đã trở thành một trong những khách hàng quan trọng nhất của họ.


    http://soha.vn/quan-su/viet-nam-tro...-rat-quan-trong-cua-nga-20130723172152376.htm
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Malaysia sẽ mua tên lửa BrahMos trước Việt Nam?

    (Soha.vn) - Các phương tiện truyền thông Nga đưa tin, trong chuyến thăn Nga vào tuần trước, Ngoại trưởng Malaysia Anifah Ahma đã thể hiện sự quan tâm với biến tên lửa BrahMos phóng từ trên không.


    Trước đó, Malaysia cũng từng thể hiện sự quan tâm của mình tới hệ thống tên lửa BrahMos do Nga và Ấn Độ phát triển. Tuy nhiên, lần này, sự quan tâm của Malaysia có vẻ nhiệt tình hơn bởi Không quân nước này đang mở gói thầu mua 18 chiến đấu cơ mới để đưa vào phục vụ trong năm 2015. Số máy bay này sẽ thay thế cho số MiG-29 đã cũ. Mặc dù chưa đề cập cụ thể đến dòng máy bay nào, song những tín hiệu từ giới quân sự Malaysia cho thấy, Su-30MKM - phiên bản Su-30MK dành riêng cho Malaysia vẫn là chiến đấu cơ được ưu tiên lựa chọn hàng đầu đối với quốc gia Đông Nam Á này.

    [​IMG]
    Tên lửa siêu âm BrahMos

    Nga đã cam kết với Malaysia rằng lô Su-30MKM mới sẽ có khả năng phóng tên lửa BrahMos trên không, giống như Su-30MKI của Ấn Độ. Hiện có 18 chiếc Su-30MKM phục vụ trong Không quân Hoàng gia Malaysia.
    Tương tự như Sukhoi Su-30MKI của Ấn Độ, Su-30MKM cũng là một bước tiến đáng kể trên phiên bản xuất khẩu Su-30K ban đầu. Công ty Hindustan Aeronautics Limited (HAL) của Ấn Độ đã cung cấp cánh mũi, cánh thăng bằng cho Malaysia. Ngoài ra, Không quân Ấn Độ trước đó đã tiến hành hỗ trợ giảng dạy và kỹ thuật tại Malaysia nhằm đào tạo phi công và bộ phận mặt đất cho lực lượng không quân Malaysia.
    Nếu thương vụ sắp tới giữa Nga và Malaysia thành công, Không quân Hoàng gia Malaysia sẽ được biên chế tộng cộng 36 máy bay chiến đấu hiện đại Su-30MKM. Như vây, nếu có thể sở hữu tên lửa BrahMos, sức mạnh của Không quân Malaysia sẽ được tăng cường mạnh mẽ.

    [​IMG]
    Hình ảnh mô phỏng Su-30MKI phóng tên lửa BrahMos

    Phiên bản tên lửa BrahMos phóng trên không hơi khác so với các phiên bản khác, nhưng về cơ bản, các thông số kỹ thuật không có sự thay đổi nhiều, vẫn là tốc độ siêu âm nên không cần thiết phải tăng thêm tốc độ cho tên lửa.
    Hiện tại, chỉ có 15 quốc gia có mặt trong danh sách được Hội đồng Nga-Ấn thông qua để có thể mua tên lửa BrahMos.
    Năm 2011, tờ The Asian Age và Deccan Chronicle của Ấn Độ từng đưa tin ngoài Malaysia, Việt Nam cũng nằm trong danh sách này, tuy nhiên, theo khẳng định của người đứng đầu BrahMos Aerospace, hiện nay chưa có hợp đồng cung cấp tên lửa BrahMos cho quốc gia thứ ba nào, điều đó đồng nghĩa với việc có thể vài năm nữa, Việt Nam mới tính tới chuyện mua tên lửa BrahMos. Như vậy, rất có thể Malaysia sẽ là quốc gia đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á sở hữu loại tên lửa này.
  5. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.447
    Đã được thích:
    3.371
  6. Terminator_revenge

    Terminator_revenge Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    30/08/2012
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    13
    Philippines gây sốc khi mua toàn bộ 7 tàu hộ vệ lớp Perry của Mỹ

    Thứ năm 25/07/2013 07:32
    ANTĐ - Năm 2014, hải quân Mỹ sẽ cho nghỉ hưu hàng loạt chiến hạm nhưng sẽ đem bán cho những nước có nhu cầu sử dụng. Rất có khả năng, Philippines sẽ trở thành nước sở hữu đủ 7 chiếc tàu hộ vệ tên lửa lớp Perry cũ mà hải quân Mỹ thải loại.



    Theo tin của “Thời báo hải quân” (Navy Times) của Mỹ, tàu hộ vệ lớp Perry (tên đầy đủ là Oliver Hazard Perry) được hải quân Mỹ nghiên cứu, chế tạo vào thập niên 70 của thế kỷ trước để thay thế cho lớp tàu tuần tiễu loại nhỏ Knox. Lớp tàu này có lượng giãn nước 4100 tấn, tốc độ trên 29 hải lý/h, phạm vi hành trình 4500 hải lý.
    Tàu hộ vệ lớp Perry được hải quân Mỹ phát triển theo hướng chú trọng vào tính năng phòng không và chống ngầm, chủ yếu phụ trách nhiệm vụ hộ vệ các nhóm tàu vận tải và các biên đội tàu tác chiến đổ bộ.
    Ngoài việc bán các tàu hộ vệ cũ, Mỹ còn giúp đỡ Philippines xây dựng “Lực lượng phòng thủ biển Đông”. Trung tướng Terry Roebling, Tư lệnh lực lượng hải quân đánh bộ Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương trước đây đã từng tiết lộ, Mỹ sẽ giúp đỡ Philippines xây dựng lực lượng chuyên trách phòng thủ biển Đông và giúp đỡ nước này trong vấn đề tranh chấp chủ quyền, để bảo vệ “lợi ích chiến lược” của họ trên vùng biển đang ngày càng thêm phức tạp này.


    [​IMG] Các tàu hộ vệ lớp FFG-7 Oliver Hazard Perry của Mỹ



    Tướng Roebling cho biết, Mỹ sẽ giúp đỡ Philippines xây dựng “Lực lượng phòng thủ biển Đông” ngang tầm với “Lực lượng cơ động quốc gia”, đồng thời ông cũng cho biết, đây là kế hoạch tốt nhất để giúp Philippines có đầy đủ sức mạnh bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ trên biển Đông.
    Thời gian qua, Philippines không ngừng đẩy mạnh nâng cao khả năng tác chiến cho lực lượng hải quân. Trong tiến trình hiện đại hóa quân đội của mình, Manila đã không tiếc tiền của để mua sắm tàu chiến và tham gia hàng loạt các cuộc diễn tập để nâng cao khả năng tác chiến, khả năng phối hợp, hiệp đồng.
    Từ đầu năm đến nay, Philippines đã và đang triển khai hàng loạt kế hoạch mua sắm tàu chiến cũ và mới cho lực lượng hải quân và bảo vệ bờ biển. Hiện nay, lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines đang có kế hoạch đầu tư hơn 6 triệu USD để mua sắm và cải tạo một tàu tuần tiễu cũ của Pháp cỡ 54m, đồng thời đang đàm phán để mua 1 chiến hạm đa dụng dài 82m và 4 tàu tuần tiễu loại 24m. Số tàu này đều là tàu đóng mới hoàn toàn.
    [​IMG] Philippines quyết định mua 2 tàu hộ vệ mới lớp Maestrale của Italia



    Cũng trong tháng này, Philippines đã quyết định chi 500 triệu USD để mua 8 chiếc tàu rà quét lôi của Hàn Quốc, đồng thời cũng hủy kế hoạch mua tàu cũ, quyết định mua 2 tàu hộ vệ mới lớp Maestrale của Italia. Vào ngày 16/07 vừa qua, Philippines cũng đã tiếp nhận tàu hộ vệ BRP Ramon Alcaraz, chiếc thứ 2 trong số tàu tuần duyên cũ lớp Hamilton mua của Mỹ.
    Tất cả những điều này cho thấy, Manila cương quyết không chịu nhân nhượng trong vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo. Họ đang ráo riết đẩy mạnh tiến trình hiện đại hóa quân đội để đối phó với những sức ép ngày càng gia tăng của hải quân Trung Quốc trên biển Đông.
  7. banconmemay

    banconmemay Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/07/2013
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Không quân Campuchia sẽ có 4 trực thăng chiến đấu
    (Kienthuc.net.vn) - Trong số 12 Z-9 mà Campuchia nhận từ Trung Quốc sẽ có 4 chiếc thuộc biến thể chiến đấu với hỏa lực mạnh.
    Báo Hàng không Trung Quốc đưa tin, Tập đoàn Sản xuất Máy bay Cáp Nhĩ Tân sẽ bàn giao 10 trực thăng Z-9 cho Campuchia vào trung tuần tháng 8/2013. Đây là lô hàng Z-9 lớn nhất mà phía Trung Quốc bàn giao cho quốc gia đặt hàng.
    Năm 2011, Cáp Nhĩ Tân đã ký hợp đồng bán 12 trực thăng đa dụng Z-9 cho Campuchia với tổng trị giá 195 triệu USD. Tháng 4/2013, Cáp Nhĩ Tân đã bàn giao lô 2 trực thăng Z-9 đầu tiên cho Campuchia, 10 máy bay còn lại sẽ được vận chuyển đến Campuchia vào trung tuần tháng 8.
    [​IMG]
    Biến thể trực thăng Z-9W phóng tên lửa chống tăng HJ-8.
    Trước đó các phương tiện truyền thông nước ngoài cho rằng, trong số 12 máy bay trực thăng này có 4 chiếc thuộc biến thể chiến đấu dùng để yểm trợ hỏa lực, 6 chiếc dùng để vận tải và 2 chiếc dùng để chở khách VIP.
    Nhiều khả năng đó có thể là biến thể Z-9W có khả năng mang được 4 tên lửa chống tăng HJ-8, 2 thùng súng máy 12,7mm hoặc 2 cụm ống phóng rocket 57/90mm hoặc 4 tên lửa đối không TY-90.
    Theo tờ Cambodia Daily, số trực thăng Z-9 này sẽ được dùng để thay thế trực thăng Mi-8/17 do Nga sản xuất. Hiện nay, Không quân Campuchia là lực lượng yếu kém nhất khu vực, trang bị lạc hậu, không đủ kinh phí để duy trì máy bay chiến đấu.

    Ha ha cứ đà này thì T-55M3 ko còn có thể tác oai tác quái được rồi :))
  8. Terminator_revenge

    Terminator_revenge Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    30/08/2012
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    13
    Indonesia mua 3 chiến hạm tên lửa 'mắc kẹt' ở Brunei với giá cực hời

    (Soha.vn) - Số phận của 3 chiến hạm nằm ở Barrow trong hơn 5 năm vì một tranh cãi giữa công ty BAE và Vương quốc Hồi giáo Brunei cuối cùng đã được giải quyết.

    Nwemail.co.uk cho biết rằng Số phận của ba chiến hạm nằm ở Barrow trong hơn 5 năm vì một tranh cãi giữa công ty BAE và Vương quốc Hồi giáo Brunei, cuối cùng đã được giải quyết.
    Nakhoda Ragam là lớp tàu tuần tra được xây dựng bởi BAE ở Skotstaune (Glasgow) cho Hải quân Hoàng gia Brunei. Các tàu chiến đã được hoàn thành vào năm 2002, nhưng Brunei từ chối chấp nhận chúng, mặc dù thực tế rằng các tàu đã được công bố phù hợp để phục vụ trong Hải quân Hoàng gia.
    [​IMG]

    [​IMG]
    Ba chiến hạm đã nằm một chỗ trong hơn 10 năm.

    Lý do mà Brunei hủy hợp đồng được cho là do chi phí vận hành của các chiến hạm quá lớn và thiếu thốn các phương tiện huấn luyện cá nhân.
    Cuộc chiến pháp lý cuối cùng đã được giải quyết bằng “trọng tài” quốc tế trong năm 2007 với những quyết định có lợi cho BAE và các tàu đã được chuyển giao cho Brunei.
    Trong cùng năm đó, các tuần tra hạm đã được chuyển đến Barrow cho việc bảo dưỡng và Brunei bắt đầu tìm kiếm các khách hàng mua tàu mới.
    Sau hơn 10 năm trong tình trạng “treo”, cuối cùng, giao dịch đã diễn ra, và các chiến hạm lớp Nakhoda Ragam sẽ được đưa tới Indonesia.
    Indonesia chỉ phải trả 1/5 giá tiền của 3 tàu chiến vốn trị giá 600 triệu bảng. Các tàu này được dự kiến sẽ được bàn giao cho Hải quân Indonesia trong năm tới.
    [​IMG]
    Chiến hạm lớp Nakhoda Ragam.

    Lớp tàu tuần tra Nakhoda Ragam là biến thể tàu hộ vệ tên lửa F2000. Chiến hạm có lượng giãn nước 1.940 tấn và dài 95m. Tàu có tính tự động hóa cao với thủy thủ đoàn chỉ 79 người.
    Tàu thiết kế hệ thống điện tử hiện đại như hệ thống điều khiển và chỉ huy vũ khí Nautis II, hệ thống kiểm soát vũ khí quang điện Ramadec 2500, radar tìm kiếm và theo dõi mục tiêu, hệ thống định vị thủy âm, hệ thống đối phó trả đũa…
    Nakhoda Ragam vũ trang tổ hợp tên lửa hành trình đối hạm MBDA MM40 Block II (8 quả, tầm bắn 70km), tổ hợp tên lửa đối không Seawolf (phóng theo phương thẳng đứng), pháo hạm 76mm, pháo phòng không 30mm, ngư lôi 324mm.
  9. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.447
    Đã được thích:
    3.371
    Cụ thể hóa mối quan hệ hơp tác[r2)]

    [​IMG]
    (Ảnh minh họa)

    The Hindu đưa tin, Ấn Độ sẽ cung cấp cho Việt Nam một hạn mức tín dụng 100 triệu USD để mua sắm khí tài, trang thiết bị quân sự.

    Cũng theo tờ báo này, hạn mức tín dụng 100 triệu USD có thể sẽ được cung cấp vào cuối năm nay. Và khoản tín dụng này sẽ được sử dụng để mua 4 tàu tuần tra.

    Ấn Độ muốn mở rộng quan hệ quốc phòng với Việt Nam trong mua bán các trang thiết bị quân sự, mà trọng tâm là tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh BrahMos do liên doanh Ấn Độ - Nga hợp tác phát triển.

    Các nguồn tin trong chính phủ Ấn Độ cho biết thêm, hạn mức tín dụng này là sự cụ thể hóa của mối quan hệ thân thiết giữa Việt Nam và Ấn Độ. Hiện đã có một hạn mức tín dụng 45 triệu USD cho một dự án nhà máy điện công suất 200MW, được xây dựng bởi BHEL, hay việc xuất khẩu siêu máy tính Param. Điều này mở đường cho sự thâm nhập sâu hơn của các doanh nghiệp Ấn Độ vào thị trường Việt Nam.

    Các nguồn tin này cũng chỉ ra rằng Ấn Độ đang nỗ lực tăng cường mối quan hệ an ninh với tất cả các nước ở sườn phía đông. Đây là một trong những thành phần quan trọng của chính sách hướng Đông của Ấn Độ.
    (Theo kienthuc.net.vn)
  10. uyvyd

    uyvyd Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/07/2013
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    Sau diêm thống nhất...đây lại là một thành tựu vĩ đại # của VN !

    Việt Nam chế tạo sơn động cơ tên lửa tầm thấp

    > Ca-bin tập lái máy bay Iak-52 trên công nghệ mô phỏng

    [​IMG]

    Các nhà khoa học Viện Công nghệ (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) đã nghiên cứu hoàn thiện công nghệ chế tạo sơn chịu nhiệt sử dụng cho động cơ tên lửa phòng không tầm thấp và đạn phản lực.


    Công nghệ có thể áp dụng sản xuất trên quy mô công nghiệp. Sản phẩm sơn chịu nhiệt có các chỉ tiêu kỹ thuật như: Màu sắc, độ mịn, độ nhớt, thời gian khô của màng, độ bám dính, độ cứng, khả năng chịu nhiệt của màng sơn… đều đạt yêu cầu.

    Quá trình chế thử, sản xuất, sửa chữa các loại vũ khí, khí tài quân sự, đặc biệt là động cơ tên lửa phòng không tầm thấp và đạn phản lực ở các nhà máy quốc phòng cần một lượng lớn sơn chịu nhiệt, cách nhiệt.

    Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng, hạn chế việc nhập khẩu, trước đây, Viện Công nghệ đã được Bộ Quốc phòng giao chủ trì thực hiện đề tài: “Nghiên cứu công nghệ chế tạo, công nghệ sơn phủ sơn chịu nhiệt, cách nhiệt trong lòng vỏ động cơ tên lửa phòng không tầm thấp và đạn phản lực”.

    Đề tài đã hoàn thành, đạt kết quả khả quan, tạo tiền đề cho việc nghiên cứu, chế thử ở những giai đoạn sau.

    Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế như: Các đơn thành phần sơn còn ít; chưa nghiên cứu quy trình công nghệ sơn phủ trên đạn thật mà chỉ dừng lại ở đạn mẫu...

    Với mục đích hoàn thiện công nghệ sản xuất để có thể ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn, nhóm nghiên cứu của Viện Công nghệ đã tiếp tục nghiên cứu, khảo sát các tính năng kỹ thuật của màng sơn chịu nhiệt, cách nhiệt trong lòng vỏ động cơ đạn PG-9, B41M và mẫu sơn ngoại nhập; lựa chọn nguyên liệu, xây dựng đơn nghiên cứu, phân tích chất lượng màng sơn nghiên cứu…

    Từ đó, đã hoàn thiện thành phần đơn sản phẩm (so với giai đoạn nghiên cứu, thành phần sơn được bổ sung thêm 6-8% bột titan điôxit do đó độ cứng được tăng thêm; bổ sung thêm thành phần chất chống lắng…). Các nhà nghiên cứu cũng đã hoàn thiện công nghệ tráng, phun sơn sản phẩm…

    Sản phẩm sơn chịu nhiệt đã được sơn trên đạn thật và bắn thử nghiệm. Kết quả bắn, các tham số động học (biến thiên áp suất theo thời gian cháy, thời gian làm việc của động cơ…) đều nằm trong vùng sai số cho phép; kết quả đo nhiệt độ bên ngoài vỏ động cơ của mẫu sơn chế thử và mẫu sơn nhập ngoại tương đương nhau, cho thấy khả năng cách nhiệt của sơn chế thử đạt yêu cầu.

    Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn đánh giá kết quả đề tài khoa học cấp Bộ Quốc phòng đã nghiệm thu kết quả nghiên cứu đạt loại khá.

Chia sẻ trang này