1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếp tục bàn xem tiềm lực quân sự nước ta và các bạn trong khu vực Đông Nam Á

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 06/12/2011.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. uyvyd

    uyvyd Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/07/2013
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    Việt Nam có trung tâm huấn luyện tàu ngầm bậc nhất thế giới
    Quote:
    Ngày 21/7, trang mạng “Tiếng nói nước Nga” đăng tải thông tin, căn cứ Cam Ranh của Hải quân Việt Nam sẽ xây dựng một trung tâm huấn luyện mô hình tàu ngầm số hóa độc nhất vô nhị trên thế giới.

    Theo ông Vladimir Khoroshev - đại diện của Liên hiệp sản xuất khoa học Avrora, trung tâm huấn luyện này được chế tạo để huấn luyện trên bờ, trông giống như một chiếc tàu ngầm nhưng không có lớp vỏ bên ngoài, nó sẽ được sử dụng để huấn luyện, bồi dưỡng các thao tác cho thủy thủ đoàn và nhân viên trên tàu ngầm Kilo mà Việt Nam đặt mua của Nga.

    Ông Khoroshev tiết lộ, thiết bị huấn luyện này do Avrora liên kết với hơn 100 doanh nghiệp cung ứng thiết bị cho tàu ngầm Việt Nam thiết kế. Mô hình tích hợp 30 thiết bị huấn luyện trong một hệ thống, là sự tổng hợp những thành tựu khoa học công nghệ của các nhà khoa học và kinh nghiệm thực tiễn của các thủy thủ tàu ngầm.

    Trên những thiết bị này có thể giúp các học viên nghiên cứu phương pháp thao tác và vận hành tàu ngầm trong điều kiện hoạt động thông thường cũng như huấn luyện cách xử lý tình huống của thủy thủ đoàn trong những tình huống bất thường, ứng cứu khẩn cấp cho đến mức báo động cao nhất.

    Kết cấu của Trung tâm đào tạo được xây dựng trên cơ chế chuyển động trên ba mặt phẳng, thể hiện tình hình thực tế trên biển trong điều kiện sóng lớn, rung chấn, nghiêng mạn lúc lặn và nổi lên mặt nước. Khi thực hiện một thao tác sai, ngay lập tức thủy thủ sẽ có cảm nhận sàn sẽ xô lệch hay trồi sụt bất thường y hệt tình huống của một con tàu thật.
    [​IMG]
    Làm chủ tàu ngầm đòi hỏi công tác huấn luyện rất phức tạp.

    Điểm trong tâm là cấu tạo trung tâm tập luyện này đặc biệt chú trọng đến khả năng sinh tồn của thủy thủ. Tại trung tâm thiết kế một đầm sâu đặc biệt có cơ chế tạo khói, thủy thủ sẽ huấn luyện công tác sửa chữa, cứu hỏa trong môi trường cháy nổ hoặc thoát hiểm khẩn cấp qua đường ống phóng ngư lôi.

    Trong thời gian hai năm xây dựng trung tâm huấn luyện, đội ngũ viên tương lai của trung tâm này bao gồm gần 50 sĩ quan và giảng viên cũng trải qua khóa đào tạo đặc biệt tại Saint-Peterburg. Trong đó có các nhân viên thao tác hệ thống, học tập về vận hành các phần mềm điều khiển trung tâm, xử lý các tình huống… Toàn bộ giáo trình và ngôn ngữ giảng dạy đều bằng tiếng Nga.

    Ông Khoroshev cho biết: “Các giáo viên tương lai phải trải qua khóa học tiếng Nga trong một năm rưỡi, sau đó họ phải nắm vững chi tiết kết cấu, nguyên lý hoạt động của từng bộ phận cấu thành trên tất cả các hệ thống trong trung tâm đào tạo và được thực hành lý thuyết trên tàu ngầm thật đang hoạt động trên biển”.

    Tất cả các khóa trình đều rải qua các kỳ sát hạch khắc nghiệt và các giáo viên tương lai của Việt Nam đều đạt kết quả rất tốt. Hiện nay tốp giáo viên và huấn luyện viên của Việt Nam đều đã về nước. Đến tháng 11 năm nay, khi trung tâm đã xây dựng xong, họ sẽ chính thức chính thức bắt tay vào công tác giảng dạy huấn luyện các thủy thủ và nhân viên kỹ thuật tàu ngầm Việt Nam.
    http://news.zing.vn/quan-su/vn-co-tr...289.html#topic
    Mai mốt TQ qua học VN cách lái tàu ngầm mới được =))
  2. Terminator_revenge

    Terminator_revenge Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    30/08/2012
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    13
    Philippines chê trực thăng Ba Lan

    30.07.2013 | 14:11


    (Seatimes) Tổng thống Philippines đã yêu cầu BQP nước này lập báo cáo về thông tin trực thăng W-3A Sokol mua của Ba Lan không thể trang bị vũ khí lên được.
    [​IMG]
    Trực thăng Ba Lan
    Giới quân đội Philippines tỏ ra không hài lòng với khả năng của trực thăng đa năng W-3A Sokol mua của Ba Lan, nó không phải là một trực thăng “đa năng” đúng nghĩa như trong quảng cáo. Vụ bê bối này đã tới tai Tổng thống Philippnies Benigno Aquino và ngày 22/07/2013 ông đã chất vấn quân đội nước này rằng: “Việc sử dụng một trực thăng có vũ trang để làm gì khi mà chúng ta không thể sử dụng khẩu súng của nó”
    Ngày hôm sau, Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin cho biết, việc mua trực thăng W-3A đã được quyết định từ trước đó và những chiếc trực thăng này không thể sử dụng trong chiến đấu. Ông nói: “Tôi hiểu rất rỏ về chiếc trực thăng này vì tôi là một sĩ quan quân đội, bạn phải loại bỏ các khẩu súng trước khi muốn đi vào bên trong, cửa vào quá hẹp”

    Theo các phương tiện truyền thông Philippines những người thường xuyên sử dụng trực thăng W-3A đã phàn nàn về tính năng của trực thăng này trong đó nỗi bật là vấn đề cửa của trực thăng này quá hẹp không thể gắn súng máy 7.62mm M60D như các loại trực thăng đa năng tiêu chuẩn khác.

    Việc gắn súng máy lên bên ngoài cửa lên xuống của trực thăng khiến việc lên xuống và bốc dỡ hàng hóa trở nên vô cùng khó khăn trong một số trường hợp còn không thể đưa hàng lên hoặc xuống được. Nói cách khác, W-3A không thể phục vụ cho các hoạt động quân sự mặc dù nó có thể chở theo 11 binh lính.

    Philippine đã mua 8 chiếc trực thăng đa năng W-3A Sokol trị giá 77 triệu USD do nhà máy PZL-Świdnik của Ba Lan, nay thuộc sở hữu của AgustaWestland Świdnik sản xuất cho chương trình trực thăng vũ trang đa tiện ích của Không quân nước này. Hợp đồng được ký kết vào tháng 08/2009 dưới thời của chính quyền Tổng thống Macapagal-Arroyo cùng với sự tham gia tích cực của Bộ trưởng Quốc phòng lúc đó là Norbert Gonzalez.
    Hợp đồng sau đó đã gây nhiều ngạc nhiên cho giới quân đội Philippine, trực thăng W-3 mà họ mua là biến thể bị giới hạn trong một số nhiệm vụ, được xem là sản phẩm loại 2 trên thị trường. Philippines là khách hàng nước ngoài đầu tiên của trực thăng W-3A sau khi Việt Nam và Iraq đã từ chối mua loại trực thăng này vào năm 2004.
    Bộ trưởng Quốc phòng đương nhiệm Voltaire Gazmin cho biết, khi ông nhận chức vào tháng 07/2010, hợp đồng đã được thực hiện và ông phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán với đối tác. Các trực thăng W-3A mới đã được chuyển giao cho Philippine trong giai đoạn từ tháng 02/2012-02/2013.

    W-3A được kỳ vọng sẽ thay thế xứng đáng vai trò của trực thăng đa năng UH-1 đã già cỗi. Tuy nhiên, mặc dù mới đưa vào sử dụng nhưng W-3A đã bộc lộ khá nhiều lỗi kỹ thuật, việc không thể gắn vũ khí chỉ một trong các vấn đề nghiêm trọng đối với trực thăng này.

    Đầu tháng 07/2013 đã xảy ra một vu bê bối lớn liên quan đến chất lượng của trực thăng W-3A. Chiếc trực thăng W-3A mang số hiệu 310.925 được điều động chở Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin và Tư lệnh các lực lượng vũ trang Philippines tướng Emmanuel Batista đến căn cứ không quân Aguinaldo để dự lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Không quân Philippines đã buộc phải hạ cánh khẩn cấp vì lỗi kỹ thuật.
    [​IMG]
    Philippine chê trực thăng Ba Lan​

    Đích thân Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin đã đặt câu hỏi đối với việc ký kết hợp đồng mua trực thăng này, ông nói : “Khi bạn là một người lính đang xông pha giữa chiến trường và khẩu súng được lắp đặt trên trực thăng buộc phải tháo dỡ và không thể bắn để chi viện hỏa lực. Không thể hiểu được tại sao hợp đồng lại được ký kết? Tại sao nó lại được phê duyệt như một vấn đề ưu tiên của quân đội”
    Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin cho biết thêm, cơ quan của ông đang xem xét truy tố các quan chức đã quyết định mua trực thăng này mà không hiểu rõ các yêu cầu của Không quân Philippines. W-3A chỉ được sử dụng như một trực thăng cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn mà thôi.

    BQP Philippines buộc phải lên kế hoạch mua trực thăng tấn công mới và chắc chắn PZL-Świdnik sẽ không còn nằm trong danh sách được chọn. “Chúng tôi đang nghiên cứu các thương hiệu khác của trực thăng tấn công” Bộ trưởng Gazmin đã nói. Phía nhà sản xuất PZL-Świdnik vẫn chưa đưa ra bất kỳ lời bình luận nào về những phàn nàn chất lượng trực thăng W-3A của Philippines.
    Minh Tâm (theo Livejournal)

    http://seatimes.com.vn/tin-tuc/philippines-che-truc-thang-ba-lan-a81362.html
  3. trieuthien

    trieuthien Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/11/2002
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    19
  4. hiraly

    hiraly Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    3.886
    Đã được thích:
    2.011
    Bọn Thái cũng chơi sang chẳng kém Malay ...

    DSME của Hàn xẻng đóng, dùng hàng từ SAAB của Thụy Điển:

    [​IMG]
    [​IMG]

  5. iloveubaby

    iloveubaby Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/11/2007
    Bài viết:
    2.045
    Đã được thích:
    701
    MOD Alpha đâu vô dọn cái đám rác rưởi " up up " dùm cái .
  6. hiraly

    hiraly Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    3.886
    Đã được thích:
    2.011
    Thái cũng chơi sang như Mã Lai, đóng 1 con frigate gần 500 triệu dollars.

    Thầu đóng là DSME của Hàn xẻng, hệ thống điện tử và chiến đấu do SAAB của Thụy Điển cung cấp, thiết kế dựa trên dự án KDX-I của Hàn.


    [​IMG]
    [​IMG]




    P/S
    : chắc thấy xung quanh ai cũng tấp cập trang bị hỏa lực mạnh, còn Thái mang tiếng có TSB nhưng chỉ để trưng nên cũng muốn có 1 con frigate ra hồn ... [:D]
  7. Terminator_revenge

    Terminator_revenge Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    30/08/2012
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    13
    Myanmar sở hữu “sát thủ diệt hạm” tương đương Yakhont ?!


    (Kienthuc.net.vn) - Theo nguồn tin quân sự Trung Quốc, có thể Hải quân Myanmar đã mua một lô tên lửa hành trình chống tàu tầm xa C-602 do nước này sản xuất.



    Tạp chí quốc phòng Khán Hòa dẫn nguồn tin từ ngành công nghiệp quân sự Trung quốc, tên lửa hành trình chống tàu C-602 có tầm phóng 280 km đã được xuất khẩu và có khả năng quốc gia nhập khẩu là Myanmar.
    Nếu thực sự Myanmar mua loại tên lửa này thì điều này sẽ đưa Hải quân Myanmar lên vị trí hàng đầu khu vực trong tác chiến chống tàu mặt nước. Với tầm phóng lên tới 280km, C-602 gần ngang ngửa tầm bắn tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh P-800 Yakhont (tầm phóng 300km) có mặt trong biên chế Hải quân Việt Nam và Indonesia.
    [​IMG]
    Tên lửa hành trình chống tàu tầm xa C-602.

    Cũng theo Khán Hòa, trên thực tế sức mạnh công nghiệp quân sự của Myanmar tương đối mạnh trong khu vực Đông Nam Á. Với tốc độ mở cửa nhanh, một số bí mật quân sự của Myanmar cũng đã được hé mở.
    Từ những bức ảnh vệ tinh có thể thấy, phần lớn các tàu mặt nước của Hải quân Myanmar đều là tàu do nhà máy trong nước tự đóng. Hai tàu hộ vệ lớn nhất nước này F11 và F12 được biên chế phục vụ vào các năm 2009 và 2012 đều được trang bị sân đỗ cho trực thăng, phân tích từ kích thước của ảnh vệ tinh có thể thấy được lượng giãn nước của các tàu này gần 3.000 tấn. Loại tàu hộ vệ tên lửa này được trang bị nhiều hệ thống do Trung Quốc sản xuất như radar.
    Gây tranh cãi nhất là tên lửa chống tàu trên 2 hộ vệ hạm F11/12. Theo một số hình ảnh, ở giữa thân tàu xuất hiện một bệ 4 ống phóng nhưng không rõ loại đạn chứa bên trong. Theo báo Nga đây là loại tên lửa chống tàu cận âm Kh-35 do Nga chế tạo, có tầm phóng 130 km.
    Nhưng các chuyên gia của Tạp chí Khán Hòa cho rằng, đây là tên lửa hành trình chống tàu C-602 của Trung Quốc. Tại sao lại có đánh giá này?
    Đầu tiên tàu mặt nước loại lớn có lượng giãn nước gần 3.000 tấn, nếu trang bị tên lửa Kh-35 thì phải là dàn 8 ống. Bên cạnh đó, độ dài của tên lửa C-602 là 6,1 m, còn độ dài của Kh-35 là 3,85 m nhưng trên tàu chỉ trang bị 4 ống phóng là đủ cơ sở để thấy rằng đây là tên lửa chống tàu loại lớn. Như tàu khu trục tên lửa loại 7.000 tấn Type 052C lớp Lan Châu cũng chỉ trang bị 8 quả tên lửa C-602.
    [​IMG]
    Tàu hộ vệ thế hệ mới F12 của Hải quân Myanmar.

    Tiếp nữa là bất kỳ loại tàu chiến nào cũng cần phải trang bị tên lửa và radar điều khiển hỏa lực đồng bộ. Trong khi theo các hình ảnh tàu chiến Myanmar thì không phát hiện được radar điều khiển hỏa lực phù hợp với Kh35 trên tàu này, những bức ảnh trên mạng cho thấy hầu như hệ thống radar có “màu sắc” Trung Quốc.
    Nhà máy đóng tàu Hải quân Myanmar dường như còn đang đóng một loại tàu cao tốc tên lửa tảng hình hiện đại, tương đối giống với tàu cao tốc tên lửa tảng hình loại 500 tấn mà năm ngoái Trung Quốc bàn giao cho Pakistan.
    Hiện nay chỉ có 1 tàu mang số hiệu 491 nó cũng có nhiều màu sắc của Trung Quốc. Việc lựa chọn tên lửa có thể là C-802 (tầm phóng 120km), cũng có thể là C-802A (tầm phóng 180km).

    Sao bảo Yakhont là vô đối ko có đối thủ so sánh ?
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Báo TQ quan tâm quá trình hiện đại hóa QĐ Việt Nam

    (Kienthuc.net.vn) - Thời bào Hoàn Cầu vừa đăng tải bài viết về quá trình hiện đại hóa lực lượng không quân và hải quân của Quân đội Nhân dân Việt Nam.



    Thời báo Hoàn Cầu dẫn nguồn tin tuần báo Russian Military Messenger (Nga), trở thành khách hàng đáng tin cậy của vũ khí trang bị Nga, Việt Nam muốn có được máy bay tiêm kích, tàu ngầm, tàu hộ vệ và kỹ thuật quân sự hiện đại. Việc thực hiện hiện đại hóa vũ khí trang bị, tăng cường sức mạnh quân sự của Việt Nam nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ.
    Theo thông tin của nhóm phân tích Tạp chí Jane’s Defence Weekly (Anh), giai đoạn 2013-2017 tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của Việt Nam sẽ đạt 6,5%, có thể đủ khả năng đáp ứng nhu cầu ngân sách quốc phòng. Nếu cách đây không lâu ngân sách quốc phòng của Việt Nam chiếm khoảng 3% GDP, thì triển vọng trong thời gian tới con số này sẽ tăng lên 5%. Căn cứ vào dự báo thì năm 2013-2017 ngân sách quốc phòng của Việt Nam sẽ tăng 30%.
    [​IMG]
    Quân đội Nhân dân Việt Nam đang được chú trọng đầu tư hiện đại hóa về nhiều mặt nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ tổ quốc.

    Để thực hiện việc hiện đại hóa vũ khí trang bị, Việt Nam tiếp tục theo đuổi phương châm củng cố hợp tác kỹ thuật quân sự với Nga. Những năm gần đây, Việt Nam được đánh giá là đã trở thành quốc gia nhập khẩu vũ khí Nga lớn thứ 4 thế giới.
    Số liệu thống kê trong 4 năm gần đây cho thấy, Ấn Độ trở thành nước nhập khẩu lớn nhất của Nga, khoảng 35%, tiếp theo là Trung Quốc 15%, Algeria 14%, cuối cùng là Việt Nam và Venezuela.
    Việc hiện đại hóa lực lượng quân đội Việt Nam tập trung mạnh cho không quân và hai quân.
    Mua thêm tiêm kích Sukhoi
    Đối với lực lượng không quân, trong 10 năm gần đây Việt Nam tăng cường số lượng máy bay tiêm kích đa năng Sukhoi. Hiện nay trong biên chế của Không quân Nhân dân Việt Nam đã có 12 tiêm kích Su-27SK/UBK và 24 Su-30MK2.
    Hợp đồng cung cấp lô tiêm kích Sukhoi đầu tiên gồm 4 Su-27SK và 1 chiếc biến thể huấn luyện 2 chỗ ngồi Su-27UBK được ký năm 1994 và thực hiện bàn giao trong năm 1995-1996.
    Hợp đồng mua lô thứ 2 gồm 2 Su-27SK và 4 Su-27UBK được ký vào tháng 12/1996 và thực hiện bàn giao trong năm 1997-1998.
    [​IMG]
    Tiêm kích đa năng Su-30MK2 - chiến đấu cơ hiện đại nhất Không quân Nhân dân Việt Nam.

    Năm 2003, Việt Nam lại mua 4 máy bay tiêm kích đa năng hiện đại hơn Su-30MK2, và được bàn giao vào năm 2004. Năm 2009, ký mua 8 máy bay Su-30MK2 và được bàn giao vào năm 2010-2011. Năm 2010 Việt Nam ký hợp đồng mua tiêm kích Sukhoi quy mô lớn nhất với 12 chiếc Su-30MK2, bàn giao trong năm 2011-2012.
    Ngoài ra, trong tương lai Việt Nam có thể cũng sẽ là khách hàng tiềm năng lớn mua tiêm kích đa năng thế hệ 4++ Su-35 từ Nga.
    Mua sắm tàu ngầm, tàu hộ vệ
    Trong xây dựng, hiện đại hóa hải quân, Việt Nam đã ký kết với Nga mua 6 tàu ngầm phi hạt nhân Kilo 636 trị giá gần 2 tỷ USD vào năm 2009. Ngoài đóng tàu ngầm, Nga còn đảm nhiệm chương trình huấn luyện thủy thủ cho Việt Nam, cung ứng những thiết bị và vật tư kỹ thuật cần thiết.
    Tàu ngầm phi hạt nhân Project 636 thuộc loại tàu ngầm phi hạt nhân thế hệ 3 có thể được tích hợp các loại vũ khí mới trên tàu (như tên lửa chống tàu siêu thanh Klub-S) mở rộng phạm vi tấn công mục tiêu. Tàu ngầm Project 636 của Việt Nam lần đầu tiên được trang bị hệ thống đảm bảo hoạt động sinh hoạt của thủy thủ tàu và hệ thống máy tính kiểu mới.
    Dự kiến, trong năm nay Việt Nam sẽ nhận được 2 chiếc tàu ngầm Kilo 636 đầu tiên từ Nga. Các tàu còn lại đang được phía Nga khẩn trương chế tạo.
    [​IMG]
    Việt Nam sẽ nhận 2 tàu ngầm Kilo Project 636 đầu tiên trong năm nay. Ảnh minh họa

    Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk Gorky của Nga cũng đang thực hiện hợp đồng đóng cho Việt Nam lô 2 tàu hộ vệ Gepard 3.9 Project 11661E thứ 2. Dự kiến 2 tàu này sẽ được bàn giao vào năm 2016 và 2017 theo hợp đồng này được ký vào tháng 12/2011. Trước đó Việt Nam đã ký hợp đồng mua 2 tàu chiến Gepard 3.9 vào năm 2007 và được bàn giao năm 2011.
    Cuối năm nay, Hải quân Nhân dân Việt Nam còn tiếp nhận tàu đầu tiên trong số 6 tàu cao tốc tên lửa Molniya Project 12418 đóng trong nước với sự giúp đỡ kỹ thuật từ Nga.
    Theo đó, nhà máy đóng tàu tại thành phố Rybinsk (Nga) sẽ sản xuất và vận chuyển các bộ phận, linh kiện 6 tàu cao tốc tên lửa lớp Molniya tới Việt Nam. Sau đó, doanh nghiệp đóng tàu Việt Nam tiến hành lắp ráp và sản xuất các tàu này dưới sự giám sát kỹ thuật từ phía công ty thiết kế TsMKB Almaz ở St. Petersburg và chuyên gia từ Nhà máy đóng tàu Vympel.
    Theo kế hoạch, Việt Nam tổng cộng sẽ trang bị 10 tàu cao tốc tên lửa Project 12418, trong đó 6 tàu đã ký hợp đồng đóng. Bắt đầu từ năm 2010, Nga đã cung cấp cho Việt Nam các bộ phận lắp ráp với trị giá 30 triệu USD, dự kiến sẽ kết thúc vào năm 2016. Việt Nam có thể lựa chọn đóng 4 tàu lớp Molniya khác.
    [​IMG]
    Việt Nam đang tự đóng tàu tên lửa Project 12418 Molniya (trong ảnh) với sự trợ giúp kỹ thuật từ Nga.

    Bên cạnh hợp đồng đóng tàu, Việt Nam cũng bước đầu có những hợp tác với Nga sản xuất tên lửa trong nước. Theo thông tin từ hãng thông tấn Ria Novosti năm 2012, Tập đoàn Tên lửa Chiến dịch – Chiến thuật Nga (KTRV) sẽ hợp tác với Việt Nam thực hiện nghiên cứu, sản xuất tên lửa chống tàu dựa trên loại Kh-35 Uran-E. Hợp tác này tương tự như hợp tác Nga - Ấn Độ trong phát triển và sản xuất tên lửa chống tàu siêu thanh BrahMos.
    Tập đoàn hàng không Irkut của Nga (Irkut Corporation) cũng sẽ chuyển giao công nghệ sản xuất hệ thống máy bay không người lái Irkut-200 cho Hiệp hội hàng không vũ trụ Việt Nam.
    Việt Nam trong khuôn khổ chiến lược thực hiện nâng cao thực lực quân sự, không chỉ hợp tác với Nga, mà còn nhập khẩu vũ khí thiết bị từ Cộng hòa Czech, Ba Lan, Romania, Ukraine, Belarus và các nước Tây Âu. Nhưng riêng việc nhập khẩu vũ khí từ Nga trong 10 năm gần đây chiếm khoảng 90%.

    Sức mạnh quân sự Myanmar có từ đâu?



    Tạp chí quốc phòng Khán Hòa (Trung Quốc) cho biết, công nghiệp quân sự của Myanmar tương đối mạnh trong khu vực ĐNA.

    [​IMG] Sức mạnh quân sự Myanmar được thể hiện qua cuộc duyệt binh nhân kỷ niệm của quân đội Myanmar vào ngày 27/3. Hình ảnh pháo tự hành có nguồn gốc TQ được quân đội Myanmar sử dụng và mang ra duyệt đội danh dự trong lễ diễu binh của mình.
    [​IMG]Pháo tự hành 120 mm PLL05 (Type 05) là một trong các loại pháo tự hành hạng nhẹ bánh lốp được quân đội TQ sử dụng khá phổ biến, đồng thời đây cũng là loại vũ khí được xuất khẩu ra nước ngoài.
    [​IMG]Type 05 được thiết kế gồm một khẩu pháo 120 mm độc đáo, kết hợp các phẩm chất của pháo cối và lựu pháo. Pháo có thể bắn cầu vồng với tầm bắn tối đa (góc tầm đến 80 độ), cũng như bắn thẳng ngắm trực tiếp. Pháo có thể bắn đạn pháo 120 mm hoặc đạn cối 120 mm, kể cả các loại đạn NATO.
    [​IMG]Vũ khí bổ trợ của Type 05 là 1 súng máy cao xạ 12,7 mm Type 85 lắp trên tháp con của chỉ huy, 2 cụm x 3 ống phóng lựu khói ở 2 bên sườn tháp pháo. Kíp xe gồm 4 người: trưởng xe, lái xe (ngồi ở phía trước thân xe), pháo thủ và người nạp đạn (ngồi trong tháp). Thân và tháp xe kiểu hàn bảo vệ kíp xe chống hỏa lực súng bộ binh và các mảnh đạn nhỏ.
    [​IMG]Xe cũng được trang bị hệ thống phòng chống vũ khí hủy diệt lớn. Động cơ diesel 8 xy lanh BF8L413F làm mát bằng không khí có công suất 320 mã lực cho phép đạt tốc độ 85 km/h trên đường nhựa và 8 km/h khi bơi. Khi bơi, xe sử dụng 2 chân vịt đặt trong ổ quay hình tròn, gắn ở đuôi, phía sau các bánh sau. 4 bánh trước có thể điều khiển, có hệ thống bơm lốp trung tâm. Type 05 có trọng lượng chiến đấu 16,5 tấn, nên có thể không vận bằng máy bay vận tải.
    [​IMG]Tên Hồng Kỳ-12 (Hongqi-12 hay HQ-12) có nguồn gốc từ Trung Quốc được coi là một trong những vũ khí hiện đại nhất trong quân đội Myanmar. HQ-12 khi xuất khẩu được định danh là KaiShan 1A hoặc KS-1A, là hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung và tầm xa. Tên lửa HQ-12 được thiết kế để đánh chặn mục tiêu tên lửa và máy bay.
    [​IMG] Tên lửa HQ-12 sử dụng động cơ nhiên liệu rắn với lực đẩy kép trên cơ sở của HQ-2, tên lửa có trọng lượng 886kg. Tên lửa HQ-12 có thể tiêu diệt các mục tiêu ở độ cao từ 500m đến tối đa 25km, với chiều nghiêng từ 7-42km, KS-1A có tầm bắn tối đa là 50km. Tốc độ tối đa của tên lửa là 1.200m/s.
    [​IMG] Các radar kiểm soát bắn tên lửa này được thiết kế chủ yếu để chống máy bay có cánh cố định và trực thăng, nhưng nó cũng được cho là có khả năng chống tên lửa hành trình. Một khẩu đội HQ-12 bao gồm một radar tìm kiếm mục tiêu, một radar kiểm soát bắn, bốn ống phóng với 8 tên lửa sẳn sàng phóng và 18 tên lửa dự phòng.
    [​IMG] Hiện trong biên chế quân đội Myanmar có hai tàu khu trục Type-053H1 do Trung Quốc sản xuất. Hai chiếc tàu này được Bắc Kinh bàn giao cho Myanmar vào năm 2012.
    [​IMG] Hai tàu khu trục Type 053H1 mà Trung Quốc bàn giao cho Hải quân Myanmar mang số hiệu F21 và F23.
    [​IMG] Mới đây nhất, Tạp chí quốc phòng Khán Hòa (Trung Quốc) cho biết, có thể Hải quân Myanmar đã mua một lô tên lửa hành trình chống tàu tầm xa C-602 do nước này sản xuất.
    [​IMG] Nếu thực sự Myanmar mua loại tên lửa này thì điều này sẽ đưa Hải quân Myanmar lên vị trí hàng đầu khu vực trong tác chiến chống tàu mặt nước. Với tầm phóng lên tới 280km, C-602 gần ngang ngửa tầm bắn tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh P-800 Yakhont (tầm phóng 300km) có mặt trong biên chế Hải quân Việt Nam và Indonesia.
    [​IMG] Ngoài đối tác chiến lược của Myanmar là Trung Quốc, với mục tiêu hiện đại hóa quân đội, Myanmar luôn tìm những nguồn hàng có giá trị từ Nga. Theo đó, quân đội Myanmar đã đặt mua của Nga số lượng lớn tiếm kích Mig-29 năm 2009.
    [​IMG] Hợp đống giữa Myanmar và Nga được ký kết bao gồm: 10 chiếc MiG-29B, 6 chiếc MiG-29SE một chỗ ngồi và gói 4 chiếc máy bay huấn luyện chiến đấu MiG-29UB 2 chỗ ngồi.
  8. uyvyd

    uyvyd Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/07/2013
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    Philippines mua tàu sân bay đấu với Trung Quốc: Mơ tưởng hão huyền!

    Thứ sáu 02/08/2013 06:19
    ANTĐ - Sau khi Indonesia từ bỏ kế hoạch mua tàu sân bay Principe de Asturias vừa nghỉ hưu của Tây Ban Nha, thì đến lượt Philippines quan tâm đến việc mua chiếc tàu sân bay cũ của Tây Ban Nha nhằm tăng cường sức mạnh tác chiến trên biển Đông.
    Philippines cho rằng, sau khi Trung Quốc biên chế tàu sân bay Liêu Ninh, để theo kịp sức mạnh hải quân của Trung Quốc và bảo vệ chủ quyền biển đảo, một chiếc tàu sân bay sẽ đem lại nhiều lợi ích đối với Philippines. Sức mạnh vượt trội của hải quân Trung Quốc trên biển Đông, đã cho thấy sự cần thiết phải có một lực lượng hải quân hiện đại và được trang bị tốt để đối phó với mối đe dọa này.

    Bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính, chính phủ Tây Ban Nha đã thực hiện nhiều biện pháp thắt lưng buộc bụng, bao gồm cả việc cắt giảm chi tiêu quốc phòng, trong đó có việc loại khỏi biên chế chiếc tàu sân bay của Hải quân Tây Ban Nha, Principe de Asturias, từ tháng 2­-2013.

    Tàu sân bay Principe de Asturias được khởi đóng năm 1979, đến ngày 30-5-1988 nó được bàn giao cho Hải quân Tây Ban Nha. Nó có chiều dài 175,3m, với sức chứa tối đa 29 máy bay cánh cố định cất cánh trên đường băng ngắn và 12-17 máy bay cánh quạt trên boong. Còn thông thường nó có thể mang theo 10 chiếc AV-8 Harrier và 10 chiếc máy bay trực thăng.
    [​IMG]
    Hiện tại, tàu sân bay Principe de Asturias đang neo tại căn cứ Ferrol để tiến hành thủ tục thanh lý và đồng thời tiếp tục nhiệm vụ tháo dỡ các hệ thống vũ khí, quá trình này có thể mất từ 6 đến 9 tháng. Chính phủ Tây Ban Nha đã chào bán nó cho các nước quan tâm ở châu Á và Trung Đông. Sau đó, sẽ tiến hành đại tu chiếc tàu này theo những nhu cầu mới của nước mua tại Tây Ban Nha, trước khi chuyển giao.

    Tuy vậy, một vấn đề làm nhiều người băn khoăn là việc hải quân Philippines mua sắm chiếc tàu sân bay hạng nhẹ liệu có cần thiết hay không và họ có đủ ngân sách để duy trì một biên đội tàu sân bay trong điều kiện kinh tế eo hẹp? Hơn nữa, nó sẽ nâng cấp được bao nhiêu sức mạnh cho hải quân Philippines, có đủ để họ đối chọi với hải quân Trung Quốc trên biển Đông hay không?

    Về vấn đề này, ông D. Allen chuyên viên cao cấp của Viện nghiên cứu an ninh châu Á của Mỹ, tác giả cuốn sách nổi tiếng “ASEAN và nền quốc phòng của họ” đã cho rằng, đây không phải đơn thuần là một hợp đồng mua sắm quốc phòng thông thường, sở hữu một tàu sân bay còn kéo theo rất nhiều trang, thiết bị của và các lực lượng bổ trợ.

    [​IMG]
    Thông thường, tàu sân bay Principe de Asturias chỉ có thể mang theo 10 máy bay AV-8 Harrier

    Ông cho biết, nếu sở hữu tàu dân bay này, ít nhất Philippines sẽ phải mua thêm 10 chiếc máy bay chiến đấu cất, hạ cánh thẳng đứng (VTOL) AV-8 Harrier và 10 chiếc máy bay trực thăng, ít nhất 2 chiếc tàu khu trục hạng nặng, có khả năng phòng không hạm, 2 chiếc tàu hộ vệ tên lửa, 1 tàu bổ trợ hậu cần ít nhất cũng trên 2 vạn tấn, ngoài ra nếu có thêm 1 tàu ngầm tấn công nữa thì càng tốt.

    Một vấn đề mang tính tất yếu nữa là công tác cải tạo, nâng cấp tàu sân bay này, với rất nhiều hạng mục như: gia cố và làm mới thân tàu, thay thế hệ thống thiết bị điện tử, các hệ thống bảo đảm không quân hạm và tăng cường các hệ thống phòng không tầm gần tiên tiến (tàu này chỉ được trang bị có 4 bệ pháo phòng không tầm gần kiểu cũ) đòi hỏi kinh phí rất lớn và tốn nhiều thời gian.

    Với tiềm lực tài chính có hạn của mình, chỉ e rằng ngay cả việc mua sắm các máy bay AV-8 Harrier đã qua sử dụng và trang bị tên lửa, bom điều khiển chính xác cho nó, Philippines cũng không mua nổi. Ông Allen cho biết, trong 3 năm kể từ 2011 đến nay, ngân sách quốc phòng bình quân hàng năm của Philippines đạt mức kỷ lục là trên 200 triệu USD. Thế nhưng, số tiền này chỉ đủ mua 3 chiếc máy bay và vũ khí, trang bị của nó và chi phí cho công tác bảo dưỡng.

    Để đưa được tàu sân bay vào hoạt động, ít nhất cũng tốn vài tỷ USD, để xây dựng biên đội hộ vệ tàu sân bay, với 2 tàu khu trục phòng không, 2 tàu khu trục tên lửa, 1 tàu bổ trợ hậu cần và 1 tàu ngầm, Philippines cũng cần bỏ ra hàng tỷ USD nữa, và để duy trì hoạt động của nó cũng tốn kém ngân sách không nhỏ, mà chỉ một cụm tàu sân bay trơ trọi cũng không làm nên trò trống gì trên biển Đông.

    Về vấn đề này, ông Richard Kirk, Phó chủ biên của Trang mạng “Quốc phòng và vũ khí quốc tế” của Mỹ khuyên, tốt nhất là Manila nên dành tiền để mua máy bay chiến đấu hoặc tàu ngầm. Một khi biển Đông có biến, bắt chước chiến thuật của người Argentina trong cuộc chiến Falklands, sử dụng máy bay chiến đấu tập kích tầm thấp, phóng tên lửa đánh đắm các chiến hạm của Anh. Ông khẳng định, Philippines không thể sử dụng tàu chiến để đối đầu trực diện với hải quân Trung Quốc trên biển Đông để chuốc lấy thất bại.

    Đồng thời, ông này cũng “gợi ý” khéo, Philippines mua loại máy bay chiến đấu F-16 được trang bị tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon, có giá chỉ vài chục triệu USD, còn có tác dụng cao hơn 1 tàu chiến đắt gấp 5, 6 lần. Sử dụng máy bay chiến đấu F-16 phóng 1 quả tên lửa chống hạm, đánh đắm 1 tàu chiến hạng nặng của địch sẽ là chiến thắng chưa từng có trong lịch sử của lực lượng vũ trang Philippines.

    Không khoan nhượng, Philippines mua JAS-39 Gripen đấu với Trung Quốc

    Thứ năm 01/08/2013 16:44
    ANTĐ - Theo các phương tiện truyền thông Philippines, trong tiến trình hiện đại hóa, không quân nước này đang có ý định mua máy bay chiến đấu JAS-39 Grrpen của hãng Saab – Thụy Điển

    Thứ trưởng quốc phòng Philippines Fernando Manalo đầu tháng 7 cho biết, chịu sức ép từ việc các quốc gia châu Á, đang ráo riết tăng cường quân lực và vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông với Trung Quốc, Philippines sẽ ưu tiên nguồn ngân sách lớn để tăng cường sức mạnh quân sự, chú trọng đầu tư mua sắm các phương tiện, vũ khí có thể sử dụng trong tác chiến biển Đông.

    Thời gian qua, không quân Philippines đang ngắm nghía loại máy bay chiến đấu Gripen do Công ty Saab - Thụy Điển chế tạo. Đây là loại máy bay có khả năng chiến đấu mạnh, mang theo các tên lửa không đối không và tên lửa chống hạm tầm xa, rất phù hợp tác chiến trên biển Đông theo yêu cầu của không quân nước này. Hiện nay một số quốc gia thành viên ASEAN khác như Thái Lan, Malaysia cũng đang ngắm nghía loại máy bay này.

    Nói về không quân Philippines, nhiều người nghĩ ngay đến hai từ “xập xệ”. Quân số chỉ có vẻn vẹn 7.000 người, suy giảm nghiêm trọng, so với thời kỳ hoàng kim là hơn 20.000 người. Tổng số máy bay chỉ có 220 chiếc, nhưng trong đó quá nửa là máy bay trực thăng, non nửa là máy bay cánh cố định, nhưng trong đó không có một máy bay chiến đấu thực thụ nào, năng lực tác chiến biển Đông là con số 0.

    [​IMG]

    Trung tướng Oscar Rabena, Tư lệnh không quân Philippines từng ngán ngẩm cho biết, khả năng phòng thủ của Philippines là vô cùng thấp, vì chỉ sử dụng máy bay huấn luyện để bảo vệ không phận, hơn nữa năng lực radar cũng rất hạn chế, rất khó để đối phó máy bay nước ngoài xâm phạm không phận nước mình, chứ đừng nói là hỗ trọ hải quân trong tranh chấp trên biển Đông.

    Tổng thống Philippines Benigno Aquino III đã tuyên bố, đến năm 2016 sẽ tái hiện một lực lượng không quân mạnh mẽ, điều này đã được đưa vào trong “Kế hoạch nâng cấp trang bị quốc phòng 5 năm tới”. Kế hoạch này được duyệt chi ngân sách 1,7 tỷ USD, trong đó, phần lớn là chi dùng cho không quân. Nội bộ không quân Philippines cũng xuất hiện kiến nghị, yêu cầu mua sắm ngay những máy bay chiến đấu mạnh mẽ. Đó chính là điều kiện thuận lợi để Gripen xâm nhập vào Philippines.

    Nguyệt san “Quốc phòng châu Á” của Malaysia dẫn lời một cựu quan chức quốc phòng Philippines cho biết, máy bay chiến đấu JAS-39 Gripen có thể hoàn thành rất nhiều nhiệm vụ như tấn công đối đất, đối hải, không chiến, thậm chí là trinh sát. Kích thước nhỏ, giá thành rẻ (khoảng 60 triệu USD/chiếc), hơn nữa, các thiết bị liên quan đều là đồ Mỹ nên với vai trò là một đồng minh thân cận, Philippines có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng Gripen.

    [​IMG]
    [​IMG]
    Không quân Philippines vẫn còn sử dụng cả loại máy bay cổ lỗ như OV-10, P-51

    Tuy vậy, vị quan chức này cũng nhận định, tuy Philippines đổ tiền mua sắm máy bay chiến đấu Gripen, nhưng cũng khó để họ có thể đấu lại được Trung Quốc trong tranh chấp biển Đông, vì chỉ mình JAS-39 hoặc mình lực lượng không quân thì không đủ để thay đổi cán cân lực lượng.

    Vấn đề đầu tiên là khả năng sử dụng các trang, thiết bị hiện đại của quân đội Philippines nói chung và không quân nói riêng còn yếu kém, hàng chục năm sử dụng các trang bị lạc hậu, đã khiến mặt bằng trình độ của quân đội nước này bị đánh giá là rất thấp. Vấn đề thứ 2 là hơn 100.000 binh sĩ Philippines sống trong nghèo khổ vì lương bổng thấp và tinh thần bạc nhược. Vấn đề thứ 3 là tình trạng lạm dụng ma túy trong binh sĩ Philippines rất nghiêm trọng.

    Ngoài ra, vấn đề đầu tư trong nước của Philippines cũng bị đánh giá là có rất nhiều vấn đề yếu kém tồn tại. Hiện nay còn có thông tin rò rỉ là Bộ quốc phòng nước này chuẩn bị xuất bán ra ngoài một số đồ quân dụng không cần thiết để lấy tiền mua sắm vũ khí. Vị quan chức này cho biết, còn rất nhiều việc phải làm và cần nhiều thời gian để quân đội Philippines, có thể xây dựng một quân đội đủ mạnh để đối chọi với Trung Quốc trên biển Đông.

    Thằng phi này điên mẹ nó rồi
  9. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.447
    Đã được thích:
    3.371
    Đến báo quốc phòng mà còn dốt thế này thì bảo sao...chó không đem nấu giả cầy cơ chứ=))Đưa toàn hình vũ khí rẻ tiền mua của tung cẩu mà còn khẳng định công nghiệp quân sự của Myanmar mạnh[-(
  10. duyvu1920

    duyvu1920 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2012
    Bài viết:
    6.469
    Đã được thích:
    2.971
    hàng malai mấy bác coi thử mấy bánh em đếm sơ sơ thấy hơn 10 bánh :D
    [​IMG]
    bọn này chơi toàn hàng độ độc không àh
    [​IMG]

Chia sẻ trang này