1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếp tục bàn xem tiềm lực quân sự nước ta và các bạn trong khu vực Đông Nam Á

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 06/12/2011.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. uyvyd

    uyvyd Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/07/2013
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    Hải quân Thái Lan ký đại hợp đồng tàu chiến

    9:20 PM, 12/08/2013, Views: 704 | By PM

    VietnamDefence - Ngày 8/8/2013, hải quân Thái Lan đã ký với hãng DSME hợp đồng đóng chiếc đầu tiên trong 2 frigate đa nhiệm dự kiến mua.
    [​IMG]
    eng.ship.bsy.by
    Theo Jane’s Defence Weekly, hợp đồng này trị giá 14,6 tỷ baht (gần 468 triệu USD). Dự đoán, frigate này sẽ là biến thể cải tiến của tàu khu trục KDX-1 (Kwanggaeto Daewang) mà DSME (Daewoo Shipbuilding and Marine Engineering) đã đóng cho Hải quân Hàn Quốc. Thời gian chuyển giao dự kiến vào tháng 8/2018.


    Tháng 4/2013, ban tổ chức cuộc đấu thầu của hải quân Thái Lan đã chọn công ty DSME thắng thầu đóng các frigate mới cho hải quân Thái Lan. Trong vòng chung kết, DSME đã phải đối đấu với công ty Hàn Quốc khác. Trước đó, bị loại khỏi cuộc chơi là các công ty đóng tàu Tây Ban Nha, Italia và Trung Quốc.

    Theo một nguồn tin trong hải quân Thái Lan, một trong những yêu cầu chủ chốt khi mua tàu chiến là phải bảo đảm để Thái Lan sử dụng hiệu quả các tàu chiến này mà không cần sự hỗ trợ của nước ngoài. Việc thảo luận tỷ lệ công việc phân công vẫn chưa kết thúc.

    Việc đóng tàu sẽ do DSME thực hiện tại Hàn Quốc. Trong khuôn khổ chương trình này, DSME sẽ chuyển giao cho công nghiệp Thái Lan các công nghệ bảo dưỡng và sửa chữa tàu. Ngoài ra, công nghiệp Thái sẽ tham gia cung cấp một số linh kiện.

    Frigate mới của Thái sẽ có lượng giãn nước gần 3.650 tấn, chiều dài 122,5 m, chiều rộng 14,4 m. Tàu có tốc độ tối đa 30 hải lý/h, cự ly hành trình hơn 4.000 hải lý, thủy thủ đoàn 136 người. Tàu sẽ áp dụng các công nghệ tàng hình, trang bị các hệ thống vũ khí hiện đại của châu Âu và Mỹ, cho phép tác chiến chống tàu ngầm, tàu nổi mà máy bay.

    Các frigate mới sẽ thay thế 2 tàu chiến cũ lớp Knox hiện có vốn được Mỹ đóng từ những năm 1960 và giao cho hải quân Thái vào cuối thập kỷ 1990.

    Các tàu chiến này sẽ được sử dụng để bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế, các mỏ dầu khí ở vịnh Thái Lan. Dự kiến, khi có tiền, trong vài năm tới, Thái sẽ ký hợp đồng đóng frigate thứ hai.


    Nguồn: JDW, Armstrade, 12.8.2013.
  2. uyvyd

    uyvyd Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/07/2013
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    Campuchia đình chỉ hợp tác quân sự với Mỹ
    Quote:
    Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 12-8 thông báo Campuchia vừa đình chỉ các chương trình hợp tác quân sự quốc tế với Mỹ và nhiều nước khác.



    Hiện chưa rõ nguyên nhân hành động này của Campuchia. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf cho hay bộ trưởng quốc phòng Campuchia đã hoãn hoặc hủy nhiều chương trình, song không cung cấp thông tin chi tiết.

    Ông Navuth Koeut, tùy viên quốc phòng tại đại sứ quán Campuchia ở Washington, nói ông không hề nhận được thông tin gì từ Phnom Penh.

    [​IMG]
    Campuchia và Mỹ khai mạc cuộc tập trận chung The Angkor Sentinel
    (Tạm dịch: "Người gác đền Angkor) tại tỉnh Kampong Speu hồi tháng 5-2013. Ảnh: Voice of America
    Theo hãng tin AP, động thái trên có thể liên quan đến việc nhiều nghị sĩ Mỹ kêu gọi cắt giảm viện trợ trực tiếp cho chính phủ Campuchia nếu thực sự cuộc bỏ phiếu quốc hội ngày 28-7 không công bằng và minh bạch. Tuy nhiên, bà Harf nói: “Chúng tôi chỉ đang theo dõi diễn biến và xem mọi việc sẽ đi đến đâu”.

    Hỗ trợ quân sự - bao gồm các lĩnh vực an ninh biển, chống khủng bố và trợ giúp nhân đạo – chỉ chiếm một phần nhỏ trong hơn 70 triệu USD viện trợ hàng năm mà Mỹ dành cho Campuchia. Tuy không lớn những đây là nỗ lực của Mỹ nhằm xây dựng quan hệ với một đất nước chịu nhiều ảnh hưởng của Trung Quốc.

    Cùng ngày 12-8, Ủy ban Bầu cử quốc gia Campuchia (NEC) đã công bố kết quả bầu cử sơ bộ, trong đó phần thắng thuộc về Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền. NEC chưa cho biết số ghế mà CPP và Đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia (CNRP) đối lập giành được. CNRP đã nhanh chóng lên tiếng phản đối và đe dọa tổ chức biểu tình lớn.

    Trước đó, chính phủ Campuchia xác nhận đã điều thêm quân và phái cả xe bọc thép về thủ đô Phnom Penh để giám sát tình hình.

    http://nld.com.vn/20130813085720155p0c1006/campuchia-dinh-chi-hop-tac-quan-su-voi-my.htm
  3. Su-30MKK

    Su-30MKK Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/08/2013
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Indonesia tăng ngân sách quốc phòng năm 2014

    (Kienthuc.net.vn) - Indonesia quyết định tăng ngân sách quốc phòng năm 2014 để hiện đại hóa vũ khí trang bị lực lượng và củng cố công nghiệp quốc phòng.



    Theo Tạp chí Jane's Defence Weekly, Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono tuyên bố ngân sách quốc phòng năm 2014 của Indonesia tăng 83.400 tỷ IDR (khoảng 79,1 triệu USD), tăng 9% so với năm 2013. Việc tăng này chủ yếu dùng để hiện đại hóa vũ khí trang bị của lực lượng vũ trang và củng cố cơ sở công nghiệp quốc phòng Indonesia.
    Mức độ phát triển tối thiểu lực lượng quân sự là một kế hoạch dài hạn được Tổng thống Yudhoyono đề xuất năm 2005, mục đích chủ yếu là xây dựng lực lượng quân sự có quy mô để đối phó với các mối đe dọa chiến lược.
    Giai đoạn đầu của kế hoạch này tập trung vào các mối đe dọa đến từ trong nước, giai đoạn tiếp theo là đối phó với các mối đe dọa chiến lược đến từ bên ngoài. Mà một trong những yếu tố quan trọng của kế hoạch này là phải phát triển công nghiệp quốc phòng nội địa, mục tiêu kỳ vọng phải đảm bảo vật liệu cung ứng đủ và có thể kích thích nền kinh tế trong nước. Chính phủ sẽ hỗ trợ việc mua vũ khí trang bị từ trong nước và cũng đảm bảo vật tư của các công ty trong nước hợp tác với công ty nước ngoài cần phải cung ứng cho Indonesia.
    [​IMG]
    Trong những năm gần đây, Indonesia đang tăng cường mua sắm nhiều vũ khí trang bị mới như tiêm kích Su-27SK/Su-30MK2

    Theo phân tích của Jane's Defence Weekly, năm 2014 Indonesia sẽ chi 23% ngân sách quốc phòng (khoảng 1,8 tỷ USD) dùng để mua vũ khí trang bị.
    Trước đó, trong các năm 2001, 2012, 2013, chi phí mà Indonesia dùng để mua vũ khí trang bị chiếm 14% ngân sách quốc phòng, năm 2012 chiếm 17% ngân sách quốc phòng.
    Jane's Defence Weekly phân tích, tỷ lệ này sẽ tiếp tục tăng trong 10 năm tới, nguyên nhân chủ yếu của nó là Indonesia cần phải thay thế vũ khí trang bị đã cũ của các quân binh chủng và phát triển lực lượng quân sự hiện đại hóa để giải quyết những mâu thuẫn trong nước. Dùng kinh phí mua vũ khí là thông qua các khoản vay từ ngân hàng hoặc cho vay xuất khẩu, mà trước đó Indonesia chủ yếu mau hệ thống vũ khí từ Nga.
  4. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.447
    Đã được thích:
    3.371
    Theo hãng thông tấn Interfax-AVN, Việt Nam đã ký hợp đồng mua thêm 12 máy bay tiêm kích đa năng hiện đại Su-30MK2 vào tuần trước. Dự kiến, việc cung cấp lô máy bay này sẽ được thực hiện trong giai đoạn 2014-2015 theo 3 đợt giao hàng, mỗi đợt 4 chiếc.

    Như vậy, trong năm tới, Không quân Nhân dân Việt Nam sẽ có thể tiếp nhận thêm ít nhất 4 chiếc hoặc là 8 chiếc Su-30MK2.

    2 năm đủ 12 chiếc[r2)]
  5. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Indonesia cân nhắc mua 10 tàu ngầm Kilo giống Việt Nam
    Quote:
    http://soha.vn/quan-su/indonesia-can...2073552092.htm

    Quote:
    Nga vừa đề nghị cung cấp cho quân đội Indonesia 10 tàu ngầm chạy diesel-điện lớp Kilo, đó là thông tin được tạp chí Janes đăng tải ngày 20-8 dẫn theo lời chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Hạ viện Indonesia, Mahfudz Siddiq.

    Ông này khẳng định Indonesia rất quan tâm tới đề xuất trên của Nga, nhưng cần thời gian cân nhắc trước khi đưa ra quyết định cuối cùng về hợp đồng quân sự nhiều tỷ USD này.
    Theo Janes, nhiều khả năng Nga đã giới thiệu cho Indonesia tàu ngầm lớp Kilo (Đồ án 636) hoặc Amur (Đồ án 950). Nếu Indonesia quyết định mua tàu ngầm Nga, tổng trị giá của hợp đồng có thể đạt trên 5 tỷ USD. Điều này hiện vượt quá khả năng chi trả của quốc gia Đông Nam Á này. Trong năm 2013, quân đội Indonesia được phân bổ 1,67 tỷ USD để mua sắm vũ khí, trang bị mới. Cần nhấn mạnh rằng, giới chức Indonesia từng khẳng định việc mua sắm tàu ngầm đang là ưu tiên hàng đầu của đất nước.

    [​IMG]
    Tàu ngầm lớp Kilo.

    Năm 2007, Nga từng cho Indonesia vay gần 1 tỷ USD để mua vũ khí, trang bị mới. Nhờ nguồn tài chính này, quân đội Indonesia đã đặt mua 10 trực thăng vận tại Mi-17, 5 trực thăng tấn công Mi-35, 20 xe chiến đấu bộ binh BMP-3F và 2 tàu ngầm thông thường lớp Paltus (Đồ án 877 – một biến thể của tàu ngầm lớp Kilo). Trong khi các hợp đồng mua phương tiện lục quân, không quân đã được thực hiện, thì hợp đồng mua tàu ngầm lớp Paltus vẫn chưa "đóng băng".
    Cùng với hợp đồng dự kiến trên với phía Nga, tháng 12-2011, Indonesia đã ký thỏa thuận với công ty đóng tàu Hàn Quốc Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering (DSME) mua 3 tàu ngầm lớp Chang Pogo (biến thể của tàu ngầm Type 209 của Đức). Theo hợp đồng trị giá tới 1,3 tỷ USD này, các tàu ngầm mới sẽ được chuyển giao cho hải quân Indonesia vào năm 2018.
    Điều đáng lưu tâm ở hợp đồng với phía Hàn Quốc là khả năng đúng hạn hợp đồng rất thấp do DSME cần có được sự đồng thuận của đối tác Howaldtswerke-Deutsche Werft (HDW) để xuất khẩu tàu ngầm lớp Chang Pogo sang nước thứ 3. Trong quy trình đóng tàu ngầm lớp Chang Pogo, DSME chủ yếu thực hiện gia công theo thiết kế của HDW

    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Nhật viện trợ cho Việt Nam 10 tàu tuần tiễu mới
    Quote:
    Theo tin của tờ Asahi Shimbun - Nhật Bản ngày 19-8, tiếp theo Indonesia và Philippines, Việt Nam sẽ là nước nhận được tàu tuần tiễu của Nhật Bản.​




    Asahi Shimbun cho biết, trong thời gian qua, để bảo vệ chủ quyền và an ninh trên biển, có khoảng 8 quốc gia đã đặt vấn đề nhờ Nhật chi viện. Đây chủ yếu là các quốc gia Đông Nam Á, xung quanh biển Đông - một trong những điểm nóng tranh chấp hiện nay. Họ đánh giá rất cao trình độ công nghệ và các trang, thiết bị của Nhật Bản, đặc biệt là các phương tiện hàng hải.
    Asahi Shimbun cho biết, hiện nay Nhật Bản và các quốc gia này đều có “những mối quan tâm chung” trên biển Đông và biển Hoa Đông, nên vấn đề này rất có tính khả thi. Các quốc gia này đều muốn được Chính phủ Nhật dành cho một gói viện trợ phát triển chính phủ ODA về công nghiệp đóng tàu.
    [​IMG]
    Nhật sẽ cung cấp choViệt Nam10 tàu tuần tiễu cỡ nhỏ (Ảnh minh họa)
    Trước sự gia tăng tranh chấp trên biển, chính phủ của ông Shinzo Abe đã bắt tay hợp tác với những quốc gia có “cùng mối quan tâm”, trong số đó có khá nhiều các quốc gia Đông Nam Á như Philippines, Indonesia...
    Về vấn đề cung cấp tàu tuần tiễu cho Việt Nam, một quan chức chính phủ Nhật cho biết, Thủ tướng Abe đặc biệt quan tâm chỉ đạo vấn đề này. Trong thỏa thuận song phương đạt được hồi tháng 7, Nhật Bản cam kết sẽ viện trợ cho Việt Nam 10 tàu tuần tiễu mới, loại 40m.
    Ngoài Philippines, Việt Nam, còn có rất nhiều nước Đông Nam Á bày tỏ sự quan tâm, hy vọng sẽ được hợp tác với Nhật, trên lĩnh vực bảo vệ an ninh trên biển. Lực lượng tự vệ trên biển của Nhật hiện rất quan tâm đến tình hình hoạt động chống hải tặc, bảo vệ các thương thuyền và tàu dầu hành trình trên biển Đông thông qua eo biển Malacca.
    [​IMG]
    Đội tàu tuần tiễu thuộc lực lượng tự vệ trên biển của Nhật Bản
    Đối với các nước Malaysia, Indonesia, Philippines, từ lâu Nhật đã cung cấp các trang, thiết bị và giúp đào tạo, huấn luyện nhân viên trên các lĩnh vực giao thông và cứu hộ trên biển, năm 2007 Tokyo cũng đã viện trợ cho Jakarta 3 tàu tuần tiễu mới đóng, loại 27m.
    Ngày 2/8 vừa qua, trang mạng Đông Phương của Trung Quốc cũng đã hé lộ chi tiết về tàu tuần tiễu dài 40m mà Nhật Bản viện trợ cho Philippines. Loại tàu mà chính phủ Nhật Bản viện trợ không hoàn lại cho Philippines có chiều dài khoảng 40m, lượng giãn nước 180 tấn. Căn cứ vào các loại tàu tuần tiễu hiện có của Nhật, loại được chọn có thể là tàu tuần tiễu thuộc lớp Mihashi/Raizan. Nó có chiều dài 43m, lượng giãn nước 198 tấn, được trang bị súng máy 20mm JM-61 Vulcan Gatling.

    http://www.anninhthudo.vn/Quoc-phong/Nhat-vien-tro-cho-Viet-Nam-10-tau-tuan-tieu-moi/512609.antd
  6. Su-30MKK

    Su-30MKK Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/08/2013
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Việt Nam đã chế tạo được tàu ngầm công nghệ tối tân nhất thế giới?
    Quote:
    Việc một công ty cơ khí trong nước giới thiệu tàu ngầm mini tự chế mang tên Trường Sa 1 đang gây bão trên các trang mạng.

    Theo thông tin được giới thiệu trên trang mạng của công ty này, tàu ngầm mini do họ tự chế tạo có lượng giãn nước khi lặn 12 tấn, lượng giãn nước khi nổi 9,2 tấn. Tàu ngầm này có thể lặn sâu tối đa 50m, có thể di chuyển hay nằm im sát dưới đáy biển, bán kính hoạt động của tàu lên đến 800km.
    Cũng theo giới thiệu trên trang web này, tàu ngầm Trường Sa 1 được trang bị 2 động cơ công suất 90 mã lực, thời gian lặn liên tục khoảng 15 giờ đồng hồ nhờ được trang bị động cơ AIP Việt Nam sản xuất. Tốc độ di chuyển tối đa của tàu khi lặn lên đến 40 hải lý/giờ (khoảng 73km/h).
    [​IMG]
    Toàn bộ tàu ngầm Trường Sa 1 đã cơ bản được hoàn thành, tàu ngầm này có thể chở từ 1-2 người.
    Đọc qua thông số kỹ thuật của tàu quả thật rất ấn tượng, tuy nhiên, ít nhất có 2 thông tin liên quan đến thông số kỹ thuật của tàu khiến nhiều người đặt câu hỏi. Đầu tiên, điều được cư dân mạng chú ý hơn cả là thông tin tàu ngầm mini Trường Sa 1 được trang bị hệ thống động cơ đẩy không khí độc lập AIP (Air Independent Propulsion).
    Động cơ AIP là loại động cơ có thể hoạt động mà không phụ thuộc vào không khí ở bên ngoài môi trường. Động cơ AIP được cung cấp không khí bằng một nguồn khép kín. AIP thuộc loại động cơ giấu nhiệt, lại rất ít tiếng ồn khi hoạt động nên nó có thể giúp tàu ngầm hoạt động lâu hơn dưới nước, đảm bảo được tính bí mật trong các nhiệm vụ.
    Tuy nhiên, để sản xuất động cơ AIP cần những công nghệ thuộc hàng tối tân bậc nhất thế giới mà chỉ có một số quốc gia làm chủ được. Hiện nay trên thế giới chỉ có Đức, Pháp, Thụy Điển là đã chế tạo thành công động cơ AIP để trang bị cho tàu ngầm. Ngay cả với Nga, quốc gia có công nghệ chế tạo tàu ngầm hàng đầu thế giới, vẫn đang trong quá trình phát triển loại động cơ siêu hạng này.
    Dựa vào tính chất phức tạp của công nghệ động cơ AIP so với nền tảng công nghệ khoa học kỹ thuật trong nước thì thông tin tàu ngầm do Việt Nam tự chế được trang bị động cơ AIP khiến nhiều người hoài nghi về tính chân thật của nó.
    [​IMG]
    Phần thân trên của tàu ngầm Trường Sa 1 khi đang được hoàn thiện​

    Điều thứ 2 khiến nhiều người hoài nghi là tốc độ của tàu, theo giới thiệu tốc độ di chuyển tối đa của tàu ngầm Trường Sa 1 tới 40 hải lý/giờ (khoảng 73km/h). Đây có thể coi là tốc độ kinh hoàng mà chưa một loại tàu ngầm nào trên thế giới đạt được.
    Tốc độ di chuyển trung bình của các tàu ngầm trên thế giới chỉ khoảng trên 10 hải lý/giờ (khoảng 20km/h). Với tốc độ tới 40 hải lý/giờ thì tàu ngầm này đã chạm đến tốc độ của một quả ngư lôi. Một số cư dân mạng đã cho rằng, công ty này hơi “nổ” khi giới thiệu tàu ngầm do mình tự chế.
    [​IMG]
    Các cánh ổn định và bánh lái của tàu còn khá thô sơ, nhiều khả năng tàu ngầm này sẽ được trang bị 2 chân vịt.
    Mặt khác, theo quan sát các bức ảnh được đăng tải, thiết kế thủy động lực học của tàu ngầm Trường Sa 1 không có gì đặc biệt, hệ thống ổn định và bánh lái của tàu còn khá thô sơ. Một vấn đề nữa trong thiết kế thủy động lực học của tàu ngầm này là hệ thống chân vịt.
    Các tàu ngầm trên thế giới đều có chân vịt nằm ở phần nhỏ nhất cuối đuôi tàu nhưng tàu ngầm Trường Sa lại có phần đuôi khá tù, phía đuôi có 3 ống thừa ra với 2 ở phía dưới và 1 ở phía trên. 2 ống phía dưới có thể là vị trí lắp chân vịt, còn ống phía trên không rõ để làm gì?
    Thiết kế thủy động lực học của các tàu ngầm trên thế giới phần lớn theo kiểu hình giọt nước để giảm lực cản của nước khi lặn nhưng tàu ngầm Trường Sa lại có thiết kế hình trụ, phần cánh ổn định và bánh lái ở gần đuôi tạo ra lực cản nước tương đối lớn, điều này có thể ảnh hưởng lớn đến tốc độ di chuyển của tàu. Do đó, tốc độ di chuyển của tàu khó lòng đạt được con số 40 hải lý/ giờ như công ty này giới thiệu.
    Tuy vậy, đây cũng là một tín hiệu đáng mừng bởi ngày càng có nhiều cá nhân và đơn vị quan tâm đến việc chế tạo tàu ngầm phục vụ cho các mục đích nghiên cứu khoa học, thử nghiệm công nghệ, tiến đến việc chế tạo các tàu ngầm hoàn chỉnh phục vụ cho mục đích quốc phòng.
    Trước đó, truyền thông trong nước đã giới thiệu các tàu ngầm "made in Vietnam" do ĐH Nha Trang, ĐH Bách Khoa HN, và Việt kiều Phan Bộ An nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và thử nghiệm. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên một đơn vị cơ khí chế tạo máy chuyên nghiệp tham gia chế tạo tàu ngầm, điều đó góp phần làm tăng tính khả thi của các dự án chế tạo tàu ngầm.

    http://ttvn.vn/doi-song/viet-nam-da...toi-tan-nhat-the-gioi--802013228131113528.htm

    Giống tàu của mấy thằng buôn thuốc phiện bên Châu Mỹ !
  7. Su-30MKK

    Su-30MKK Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/08/2013
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Doanh nhân Thái Bình chế tạo tàu ngầm 'Trường Sa'
    Chiếc tàu ngầm mini đầu tiên đang được hoàn thiện để chạy thử trên biển vào tháng 11, phiên bản tiếp theo được thiết kế đủ lớn để mang vũ khí.

    [​IMG]Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 4592x2576.[​IMG]


    Chiếc tàu ngầm mini do nhóm kỹ sư và công nhân ở Thái Bình tự sản xuất. Ảnh: Quốc Hòa.


    Theo thuyết trình của nhóm thiết kế, tàu ngầm mini tên Trường Sa có lượng choán nước 12 tấn khi lặn và 9,2 tấn khi nổi, bán kính hoạt động 800 km. Tàu có thể lặn sâu 50 m và có khả năng di chuyển sát hay nằm im dưới đáy biển. Tàu được trang bị hai động cơ 90Hp. Khi lặn, tàu sử dụng công nghệ AIP, thời gian lặn 15 giờ; thời gian hoạt động trên biển là 15 ngày; tốc độ tính toán 40 hải lý/h.

    Đứng đầu nhóm chế tạo là ông Nguyễn Quốc Hòa, 56 tuổi. Ông là giám đốc một công ty cơ khí ở Thái Bình. Ông cho biết, chiếc tàu ngầm mini không làm rập khuôn theo bất kỳ hình dáng chiếc tàu nào trên thế giới mà học hỏi từ nhiều mô hình khác nhau.

    Mục đích khi chế tạo con tàu này theo ông Hòa là để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, phục vụ thương mại và đánh bắt hải sản.

    "Bờ biển Việt Nam rất dài, mỗi người, mỗi tập thể nên cùng nhau góp sức để bảo vệ bờ biển, từ đó tăng khả năng khai thác hải sản, bảo vệ ngư dân và thực hiện chủ quyền", ông Hòa nói về ý tưởng khi đóng chiếc tàu.

    "Mọi người đều nghĩ tàu ngầm là thứ gì khó khăn, phức tạp. Với chút hiểu biết của bản thân, tôi muốn thử xem thế nào. Điều này cũng để chứng tỏ với mọi người và thế giới thấy, Việt Nam hoàn toàn có thể làm tàu ngầm chạy được", ông Hòa nói.

    Khi thấy ông Hòa thực hiện công việc trên, nhiều người nói là ông "bị điên", nhưng bỏ mặc những lời nói đó, ông cùng các nhân viên công ty vẫn theo đuổi ý tưởng được cho là "kỳ quái". Con tàu đang được hoàn thiện và chuẩn bị mang ra thử nghiệm.

    Để tìm ra công nghệ phù hợp, ông Hòa và đồng nghiệp đã tham khảo thông tin trên Internet, đọc các tạp chí khoa học thế giới để nghiên cứu và áp dụng vào thực tế của Việt Nam.

    Theo ông Hòa, nếu rập khuôn theo công nghệ của thế giới thì khó mà thực hiện được. AIP còn gọi là công nghệ không khí tuần hoàn độc lập, "công nghệ tuyệt vời cho tàu ngầm", ông Hòa nhấn mạnh.

    Ông Hòa phân tích, các tàu ngầm khi lặn xuống nước mà động cơ không hoạt động được phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn pin, hay ắc-quy - hai thứ vô cùng đắt đỏ. Một số tàu ngầm lặn được thời gian ngắn là bởi nó sử dụng pin, khi hết pin, tàu sẽ nổi lên, vì thế hạn chế khả năng hoạt động của tàu ngầm. Tuy nhiên, công nghệ chạy không khí tuần hoàn độc lập sẽ giúp kéo dài thời gian lặn ra của tàu ngầm.

    Nếu hoạt động bằng pin, tàu Trường Sa chỉ lặn tối đa hơn một tiếng đồng hồ rồi nổi lên. Nhưng chạy bằng không khí tuần hoàn độc lập từng được áp dụng cho tàu ngầm lớn của Hàn Quốc và Nhật Bản, con tàu ngầm mini của nhóm ông Hòa sẽ hoạt động lâu hơn nhiều. "Tàu có thể lặn vài ngày, thậm chí là hàng tuần mới phải nổi lên mặt nước. Tất nhiên, tàu ngầm thông thường không thể so với tàu ngầm hạt nhân được", ông Hòa nói.

    Ông đang xây dựng bể thử nghiệm tàu ngầm trước khi đưa ra biển. "Nếu thử nghiệm thành công, chúng tôi sẽ chế tạo tàu ngầm lớn gấp đôi tàu mini hiện có. Con tàu lớn này có thể mang ba tấn, đủ sức để trang bị hai quả ngư lôi", ông Hòa nói.

    Theo kế hoạch, tháng 11 tới, ông Hòa và đồng nghiệp sẽ đưa tàu ngầm mini ra biển. Ban đầu, ông định chạy thử từ cảng Diêm Điền tới Bạch Long Vĩ. Nếu thành công, ở giai đoạn hai, ông sẽ đưa tàu từ Sài Gòn tới Trường Sa.

    "Tôi chắc tàu ngầm của chúng tôi sẽ thành công khi thử nghiệm và tiến tới Trường Sa trong thời gian tới", ông Hòa nói.

    [​IMG]Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 4592x2576.[​IMG]

    Tàu Trường Sa nhìn từ trên xuống. Ảnh: Quốc Hòa.

    Hình ảnh về chiếc tàu ngầm trên khi đưa lên mạng đã thu hút sự quan tâm của nhiều người. Trong đó, có hai đặc điểm khiến mọi người ngờ vực, đó là công nghệ AIP và vận tốc của tàu đạt tới 40 hải lý/h.

    AIP (Air Independent Propulsion - động cơ đẩy sử dụng không khí độc lập), được đề xuất bởi kỹ sư nổi tiếng người Tây Ban Nha, ông Narcís Monturiol i Estarriol. Năm 1867, ông đã phát minh thành công một động cơ đẩy không khí độc lập dựa trên một phản ứng hóa học. Hiện có nhiều khái niệm quanh công nghệ AIP nhưng nó có cùng một nguyên tắc là giúp động cơ tàu ngầm hoạt động dưới nước mà không cần đến ống thông hơi.

    Công nghệ này không phải nước nào cũng có thể áp dụng. Các tàu ngầm đang được trang bị động cơ AIP trên thế giới gồm: Tàu ngầm lớp Scorpene của Pháp; Type-209/212/214 của Đức; tàu ngầm lớp Lada, Amur của Nga, tàu ngầm lớp Asashio, Soryu của Nhật Bản; tàu ngầm lớp Gotland, Södermanland, Archer của Thụy Điển; tàu ngầm S-80 của Tây Ban Nha; tàu ngầm lớp Type-041 lớp Nguyên (Yuan) của Trung Quốc.

    Vì thế, việc nhóm ông Hòa sử dụng công nghệ AIP khiến nhiều người nghi ngờ.

    Bên cạnh đó, thông tin giới thiệu vận tốc của tàu đạt tới 40 hải lý/h cũng khiến không ít người "hoảng hốt". Phần đông cho rằng, một tàu ngầm có tốc độ di chuyển chỉ trên dưới 10 hải lý/h, còn với 40 hải lý/h, tàu ngầm mini trên đạt tốc độ của một trái ngư lôi.

    Đây không phải lần đầu tiên có thông tin Việt Nam chế tạo được tàu ngầm. Trước đó, các nhà khoa học ở Đại học Nha Trang, Đại học Bách Khoa Hà Nội cũng từng giới thiệu về mô hình này. Việt kiều Phan Bộ An cũng từng công bố tàu ngầm do ông chế tạo.

    Hương Thu

    http://vnexpress.net/detail/print?id=2868668

    Thủ dâm ít thôi
  8. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117


    Chiến lược cân bằng sức mạnh đối hải-đối không của Việt Nam

    (ĐVO) - Đó là những nhận định được giới truyền thông quốc tế đưa ra xung quanh những thông tin liên quan tới việc Hà Nội liên tiếp ký những hợp đồng mua bán vũ khí “có hạng”…

    Nâng tầm sức mạnh
    Tờ CNJ của TQ đưa tin, Việt Nam vừa ký hợp đồng mua thêm 12 chiến đấu cơ hiện đại Su-30MK2 của Nga, tổng trị giá hơn 600 triệu đôla Mỹ. Tiếp sau đó là kế hoạch hiện đại hóa lực lượng tàu mặt nước với bản hợp đồng mua 2 tàu hộ tống Sigma 9814 từ Hà Lan.
    Hãng thông tấn Interfax của Nga cũng cho biết, Moscow đang nỗ lực thực hiện bản hợp đồng được đánh giá là được tạo dựng từ mối quan hệ “hữu hảo” giữa Nga và Việt Nam.
    Theo đó, Nga sẽ thực hiện hợp đồng mua Su-30MK2 của Việt Nam theo ba đợt, mỗi đợt 4 chiếc Sukhoi, giao hàng trong hai năm 2014 và 2015. Hãng này cũng dẫn nguồn ngoại giao quân sự giấu tên cho biết, Việt Nam còn mua thêm một số hạng mục kỹ thuật khác mà không cung cấp thêm chi tiết.
    [​IMG]Tàu hộ tống lớp Sigma sẽ sớm có mặt trong lực lượng Hải quân Việt Nam.
    Trước đó, báo chí Nga cũng đã cung cấp những thông tin liên quan tới việc Hà Nội đang có kế hoạch từng bước hiện đại hóa lực lượng quân sự nhằm mục đích bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ trong thời kỳ mới.
    Tờ Defencetalk nhận định, mức tăng GDP hàng năm của Việt Nam trong giai đoạn 2013-2017 sẽ là 6,5% và sẽ cho phép bảo đảm chi phí quốc phòng ở mức cần thiết. Nếu như những năm gần đây, Hà Nội đã chi cho quốc phòng gần 3% GDP thì trong tương lai gần, mức chi sẽ tăng lên đến 5%.
    Báo chí Nga cũng tin tưởng vào việc trở thành đối tác chiến lược của Việt Nam dựa trên mối quan hệ hữu hảo đã được duy trì trong nhiều năm qua.
    “Để thực hiện chiến lược tái trang bị vũ khí cho quân đội, ban lãnh đạo Việt Nam dự định tiếp tục đường lối củng cố hợp tác kỹ thuật quân sự với Nga, nhờ đó, Việt Nam đang nằm trong số 5 nước nhập khẩu vũ khí Nga nhiều nhất”, tờ Ruvr.ru của Nga phân tích.
    Truyền thông Trung Quốc e ngại
    Việt Nam đã ký 2 hợp đồng mua Sukhoi trước đó với Nga thông qua tập đoàn xuất khẩu vũ khí của nhà nước Rosoboronexport. Hợp đồng thứ nhất gồm 8 chiếc, và thứ hai gồm 12 chiếc, đã được giao hàng xong năm ngoái.
    Trung đoàn không quân 923 (Sư đoàn không quân 371, Quân chủng Phòng không-Không quân) là nơi quản lý, khai thác và sử dụng loại máy bay tiêm kích tối tân này. Đây thực sự là một bước đi tiếp tục khẳng định vị thế, sức mạnh của Hà Nội trong khu vực Đông Nam Á, tờ chinamil của Trung Quốc phân tích.
    Báo chí Trung Quốc cũng đặc biệt đề cao Su-30MK2 được Hà Nội đặt mua. Su-30MK2 là máy bay tiêm kích tầm xa trên biển trong mọi điều kiện thời tiết và thường được so sánh với chiếc F15-E do Mỹ sản xuất. Máy bay này được dùng để chiếm ưu thế trên không cũng như tấn công mục tiêu trên đất liền và trên biển.
    Tờ CNI của TQ còn nhận định thêm rằng, trong những năm gần đây, Hà Nội đang nỗ lực hiện đại hóa quốc phòng. Cuối năm nay chiếc tàu ngầm lớp Kilo đầu tiên trong loạt 6 chiếc Việt Nam mua từ Nga sẽ được giao cho Hà Nội. Đó còn chưa kể tới việc Hà Nội đang có quan hệ rất tốt với nhiều quốc gia có nền công nghiệp quốc phòng phát triển khác trên thế giới.
    Tăng cường khả năng đối hải và đối không là điều được báo chí Nhật nhắc tới khi phân tích sức mạnh nội tại của lực lượng quân sự Việt Nam.
    Tờ japanmil viết, với lực lượng hải quân hiện có Việt Nam hoàn toàn có thể tự tin bảo vệ vùng biển đảo chủ quyền rộng lớn của mình. Nước Nhật trước đây cũng đứng trước nhiều khó khăn nhưng với sự quyết tâm của Chính phủ, đất nước Nhật đã đứng vững và một sự quyết tâm tương tự như vậy đã được Hà Nội thể hiện rõ.
    [​IMG]Nga vẫn luôn được xem là đối tác chiến lược của nền quốc phòng Việt Nam.
    Báo chí Hà Lan cũng không mấy tỏ ra bất ngờ trước thông tin Việt Nam đặt mua thành công 2 tàu hộ tống Sigma 9814, có chiều dài 98m và chiều rộng 14m. Tờ Handelsblad của Hà Lan phân tích, ngành công nghiệp đóng tàu của Hà Lan vốn không xa lạ gì với Việt Nam. Bằng chứng là Tập đoàn Damen có lịch sử gần 20 năm hoạt động tại Việt Nam, nơi công ty có 5 xưởng đóng tàu.
    Việc mua 2 tàu hộ tống lớp Sigma, nếu được xác nhận, sẽ phù hợp với chương trình hiện đại hóa hải quân của Việt Nam cũng như nghiên cứu chuyển giao công nghệ quốc phòng. Báo chí Hà Lan cũng để ngỏ khả năng một chiếc Sigma sẽ được đóng ở Hà Lan và một chiếc được đóng ở Việt Nam.
    Trang VOA của Mỹ cũng có bài phân tích liên quan tới việc Hà Nội lần lượt thành công với những hợp đồng mua vũ khí hiện đại. Hà Nội đang có những bước đi quan trọng trong việc hiện đại hóa quân đội, nhằm từng bước thích ứng với sự phát triển ngày càng nhanh của khoa học công nghệ.
    Một nền quốc phòng đủ mạnh là nền quốc phòng có thể khiến cho những lực lượng đối lập phải cảm thấy e ngại ngay sau khi “nghiên cứu” những thông số liên quan, và đó chính là sự răn đe hữu hiệu nhất. Hà Nội đang trên con đường nỗ lực tăng cường khả năng phòng vệ chính đáng của mình, tờ VOA nhận định thêm.

    Việt Nam mua 2 tàu hộ vệ tàng hình Sigma Hà Lan

    (ĐVO) - Theo thông tin từ nhà máy đóng tàu Damen của Hà Lan cho biết, nhà máy này đã đạt được một thỏa thuận cung cấp 2 tàu hộ vệ tên lửa tàng hình Sigma cho Hải quân Việt Nam.

    Thông tin trên đã được xưởng đóng tàu Gorinchem - một đơn vị của Damen xác nhận hôm 22/8. Theo truyền thông Hà Lan, thỏa thuận chính thức có thể được ký kết vào cuối năm 2013. Tuy nhiên giá trị của bản hợp đồng không được công bố, nhưng theo một nguồn tin trong nhà máy Damen cho biết, hợp đồng có thể đạt tới nửa tỷ Euro (tương đương 660 triệu USD). Trong đó, đã có sự tham gia hỗ trợ của cả Chính phủ Hà Lan.

    Hai chiếc tàu hộ vệ tên lửa Việt Nam đặt mua thuộc lớp Sigma 9814 có chiều dài khoảng 98m, rộng 14m.
    Các tàu được trang bị hệ thống pháo hải quân Oto Melara 76mm, tên lửa hành trình chống tàu và hệ thống ống phóng thẳng đứng với tên lửa phòng không Mica.
    Sức mạnh tàu hộ vệ Sigma Việt Nam mua của Hà Lan

    [​IMG]Tàu hộ vệ tên lửa tàng hình Sigma
    Hiện chưa rõ Sigma 9814 sẽ được trang bị loại tên lửa chống tàu nào, theo một số nguồn tin có thể là tên lửa của Nga (Kh-35 Uran-E) bởi Việt Nam có truyền thống lâu dài sử dụng loại tên lửa này.
    Hoặc đó cũng có thể chính là biến thể của Kh-35 Uran E được liên doanh chế tạo tên lửa Nga – Việt hợp tác sản xuất mà báo chí Nga đã tiết lộ vào năm ngoái. Nhưng cũng không loại trừ khả năng nó sẽ dùng tên lửa do các nước châu Âu chế tạo (hiện các tàu Sigma 9113 của Indonesia đang sử dụng tên lửa chống tàu Exocet của Pháp).
    Việc đóng tàu tuy Damen không tiết lộ thêm chi tiết, nhưng có vẻ như chiếc tàu Sigma đầu tiên sẽ được đóng ở Hà Lan và chiếc tiếp theo sẽ được đóng ở nhà máy đóng tàu Việt Nam theo phương thức chuyển giao dây chuyền công nghệ.
    Damen đã có lịch sử gần 20 năm hợp tác đóng tàu ở các quốc gia Đông Nam Á, công ty này đã xây dựng được 5 nhà máy đóng và sửa chữa tàu, trong đó có 01 nhà máy đóng tàu lớn đặt ở Hải Phòng của Việt Nam. Theo công ty này, các cơ sở trên giúp Damen có nhiều hy vọng đạt thêm nhiều thỏa thuận đóng tàu nữa với Chính phủ Việt Nam.
    Trong những năm qua, Việt Nam và Hà Lan đã có nhiều chương trình hợp tác quốc phòng, đặc biệt trong lĩnh vực đóng tàu. Phía Hà Lan đã giúp đỡ thiết kế tàu tuần tra đa năng DN-2000 cho lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, việc đóng tàu này được thực hiện tại Việt Nam.
    Tàu tuần tra đa năng DN-2000 của Cảnh sát biển Việt Nam
    Bộ trưởng Phùng Quang Thanh: Việt Nam tăng cường hợp tác với Hà Lan
    Hợp tác quốc phòng Việt Nam-Hà Lan được khẳng định thêm bằng chuyến thăm Hà lan của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh từ ngày 18 đến 19/8 vừa qua theo lời mời của Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan Hennis-Plasschaer.
    Hai Bộ trưởng đã trao đổi về tình hình thế giới và khu vực cùng quan tâm, trong đó có hợp tác quốc phòng. Về hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho rằng, cùng với sự phát triển của mối quan hệ chung và trên cơ sở Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng, thời gian qua hai bên đã triển khai có hiệu quả các nội dung hợp tác như trao đổi đoàn, đào tạo, công nghiệp quốc phòng, qua đó đã góp phần tăng cường sự tin cậy, mối quan hệ hữu nghị giữa nhân dân và quân đội hai nước.
    Về phương hướng hợp tác trong thời gian tới, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh khẳng định Việt Nam tiếp tục tăng cường hợp tác với Hà Lan; hai nước tiếp tục thúc đẩy hợp tác theo nội dung Bản ghi nhớ, bao gồm trao đổi đoàn các cấp; đào tạo; trao đổi kinh nghiệm, hợp tác giữa các quân binh chủng, trong đó chú trọng lĩnh vực hải quân; công nghiệp quốc phòng, trọng tâm là hợp tác đóng tàu cho lực lượng hải quân, cảnh sát biển và lực lượng tìm kiếm cứu nạn của Việt Nam.
    Bộ trưởng Hennis-Plasschaer đánh giá cao chuyến thăm của Bộ trưởng Phùng Quang Thanh và đoàn, đặc biệt trong bối cảnh hai nước đang kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1973 - 2013), cho rằng chuyến thăm là một minh chứng về thiện chí và mong muốn thúc đẩy hợp tác giữa hai nước nói chung và hai quân đội nói riêng.


    SIGMA - Chiến hạm phòng không đỉnh cao của Hải quân Việt Nam trên Biển Đông

    (Soha.vn) - Hai tàu hộ tống tên lửa tàng hình SIGMA 8914 được trang bị hệ thống các ống phóng thẳng đứng (VLS) cho tên lửa phòng không MICA sẽ là "con át chủ bài" phòng không trên Biển Đông của Hải quân Việt Nam tương lai.


    Như thông tin đã đưa hôm 23/8, báo chí Hà Lan nói rằng nhà máy đóng tàu Damen của nước này đã đạt được một thỏa thuận với Hải quân Việt Nam về việc cung cấp 2 tàu hộ tống tàng hình lớp SIGMA tối tân với giá trị lên tới nửa tỷ Euro (khoảng 667 triệu USD).

    [​IMG]


    Về chương trình đóng tàu SIGMA, Damen không tiết lộ thêm chi tiết, nhưng theo đánh giá của truyền thông Hà Lan, có khả năng một trong hai tàu SIGMA đầu tiên sẽ được đóng ở Hà Lan và chiếc thứ hai sẽ được đóng ở nhà máy đóng tàu Việt Nam theo phương thức chuyển giao dây chuyền công nghệ.
    Trước đây, truyền thông Hà Lan từng đưa tin Việt Nam có thể mua 4 tàu hộ tống tàng hình lớp SIGMA, trong đó 2 chiếc được đóng ở Hà Lan và 2 chiếc đóng ở Việt Nam. Nhưng một thông tin chính thức về thương vụ mua tàu chiến SIGMA của Việt Nam (số lượng giảm còn 2 chiếc) mới chỉ được nhà máy đóng tàu Damen của Hà Lan tiết lộ vào ngày hôm qua (23/8).
    Ngay lập tức, "tin vui" này đã nhận được sự quan tâm lớn của người dân Việt Nam, bởi SIGMA được đánh giá là một trong những chiến hạm trang bị những công nghệ "đỉnh cao" của Hà Lan, nó đánh dấu lần đầu tiên Hải quân Việt Nam được tiếp cận với công nghệ tàu chiến và các hệ thống vũ khí hiện đại của phương Tây.
    Các thông tin về các phiên bản tàu chiến lớp SIGMA được Hà Lan xuất khẩu sang nhiều quốc gia khác đều có thông số kỹ thuật đầy đủ và rõ ràng. Tuy nhiên, biến thể SIGMA mới nhất là đề án 9814 cho Hải quân Việt Nam mới chỉ được Damen "hé lộ" một phần thông số kỹ thuật với chiều dài 98m và rộng 14m. Tàu được trang bị vũ khí mạnh bao gồm một pháo bắn nhanh Oto Melara, tên lửa chống tàu và hệ thống tên lửa phòng không đặt trong các ống phóng thẳng đứng (VLS) MICA cùng các hệ thống radar, các cảm biến, hệ thống điều khiển hỏa lực và hệ thống chỉ huy, điều khiển trên tàu do Thales phát triển.
    Nhiều tờ báo Việt Nam dự đoán rằng, tên lửa chống tàu được trang bị cho SIGMA 9814 của Việt Nam có thể là tên lửa của Nga (Kh-35 Uran-E) bởi Việt Nam có truyền thống lâu dài sử dụng loại tên lửa này. Hoặc đó cũng có thể chính là biến thể của Kh-35 Uran E được liên doanh chế tạo tên lửa Nga – Việt hợp tác sản xuất mà báo chí Nga đã tiết lộ vào năm ngoái. Nhưng cũng không loại trừ khả năng nó sẽ dùng tên lửa do các nước Tây Âu chế tạo (hiện các tàu Sigma 9113 của Indonesia đang sử dụng tên lửa chống tàu Exocet của Pháp).

    [​IMG]
    Đạn tên lửa của hệ thống VL MICA có tầm bắn xa 25km

    Tuy nhiên, khoan nói tới vũ khí chống tàu, bởi hệ thống vũ khí đáng chú ý nhất cũng như Hải quân Việt Nam cần nhất hiện nay là tên lửa phòng không trên hạm, mà theo Damen cho biết đó là hệ thống tên lửa hạm - đối - không MICA do Tập đoàn MBDA của châu Âu phát triển. Vậy, hệ thống tên lửa phòng không MICA có khả năng gì và tầm quan trọng ra sao trong Hải quân Việt Nam?
    MICA - Át chủ bài phòng không trên Biển Đông
    Biến thể hệ thống tên lửa MICA cho hải quân (VL MICA) được thiết kế để tham gia các nhiệm vụ phòng không trên hạm, tiêu diệt máy bay chiến đấu, trực thăng và các phương tiện bay không người lái của đối phương. Ngoài ra, một đặc điểm quan trọng của VL MICA là hệ thống này có khả năng phòng thủ rất cao khi hoạt động trong đội hình tác chiến của một hạm đội. Tất cả các mối đe dọa như tên lửa chống hạm, tên lửa hành trình, bom thông minh... đều là mục tiêu đánh chặn của VL MICA.

    [​IMG]
    Mô đun VLS cho hệ thống tên lửa MICA trên tàu chiến SIGMA của Hà Lan

    Hệ thống này được triển khai thành các block ống phóng thẳng đứng (VLS) trên tàu chiến và có khả năng phản ứng rất nhanh trước các mục tiêu trên không. Đạn tên lửa của hệ thống sử dụng 2 đầu dò "tinh vi" là radar xung doppler hoặc đầu dò hồng ngoại thụ động (IR&RF). Tên lửa hoạt động theo nguyên lý "bắn và quên", sử dụng hệ dẫn đường quán tính trong giai đoạn giữa và liên tục cập nhật vị trí mục tiêu trong quá trình bay, tạo ra khả năng tấn công linh hoạt với hiệu suất cao.
    Radar của hệ thống VL MICA có vùng phủ không gian 360 độ, phát hiện đồng thời 200 mục tiêu trên không trong cự li 80km và sau đó ra lệnh cho tên lửa tấn công trong phạm vi lên tới 25km và có thể xa hơn thế. Các thử nghiệm gần đây được Quân đội Pháp thực hiện cho thấy tên lửa MICA đạt hiệu suất đánh chặn mục tiêu mà không hệ thống tương tự nào sánh được.
    VL MICA sở hữu thiết kế mô đun rất nhỏ gọn (không cần hệ thống radar bám mục tiêu, sử dụng radar giám sát không gian trên tàu thay cho radar riêng của hệ thống) cho phép dễ dàng lắp đặt lên các tàu chiến có chiều ngang lớn, trong đó có tàu chiến SIGMA 9814 của Việt Nam.
    Như vậy, đánh giá một cách tổng thể, hệ thống phòng không tầm ngắn VL MICA có khả năng tấn công các tấn công tiêu diệt hiệu quả các mục tiêu trên không, đảm bảo bảo vệ hạm đội tác chiến trên biển cho Hải quân Việt Nam. Tầm xa tấn công 25km tuy không lớn bằng một số hệ thống phòng không trên hạm như Shtil-1 (120km) của Nga, nhưng bù lại là khả năng đánh chặn vượt trội đối với các mục tiêu tên lửa, bom thông minh... và bảo vệ cho đội hình tàu chiến trước các mối đe dọa trên không.
    Trong các hệ thống vũ khí được trang bị trên tàu chiến SIGMA 9814 sắp được đóng cho Hải quân Việt Nam, ngoài tên lửa chống hạm, pháo hạm, có thể cả ngư lôi... thì VL MICA là hệ thống vũ khí được trông đợi nhất, bởi 2 tàu chiến mạnh nhất của HQVN hiện nay là HQ-011 và HQ-012 (lớp Gepard 3.9) chỉ trang bị vũ khí thiên về chống hạm, khả năng phòng không yếu, 2 tàu Gepard thứ ba và thứ tư cũng được Nga tiết lộ là bổ sung vũ khí chống ngầm (không có thông tin về hệ thống phòng không).
    Chính vì thế, một hệ thống phòng không như VL MICA được trang bị trên tàu chiến SIGMA 9814 sẽ giúp Việt Nam lấp được kẽ hở về khả năng phòng không khi tác chiến trên Biển Đông.

    "Mổ xẻ" tàu hộ vệ tàng hình Sigma 9814 của Việt Nam


    (Kienthuc.net.vn) - Tàu hộ vệ tàng hình Sigma 9814 dành cho Hải quân Việt Nam có thể có lượng giãn nước khoảng 2.000 tấn, trang bị hệ thống vũ khí châu Âu.






    Theo phương tiện truyền thông Hà Lan, nhà máy đóng tàu Damen của nước này đã đạt được thỏa thuận đóng 2 tàu hộ vệ tên lửa tàng hình Sigma 9814 cho Hải quân Nhân dân Việt Nam. Theo một số nguồn tin, tổng giá trị hợp đồng vào khoảng 660 triệu USD. Dự kiến, hợp đồng sẽ được ký kết chính thức vào cuối năm nay.

    Đây thực sự là tin vui đối với Hải quân Nhân dân Việt Nam, khi mà chỉ trong vòng vài năm tới chúng ta sẽ có 4 tàu Gepard 3.9 (2 tàu đang đóng tại Nga) và 2 tàu Sigma 9814 cùng 12 tàu tên lửa Project 12418 (10 chiếc đang đóng) cùng một số tàu tên lửa Project 1241RE sẽ giúp hải quân ngày càng mạnh hơn để bảo vệ vững chắc biển, đảo tổ quốc.

    Câu hỏi đặt ra là các tàu Sigma 9814 dành cho Hải quân Nhân dân Việt Nam có kích thước như thế nào, cấu hình hệ thống vũ khí, radar ra sao? Bởi hiện nay trong các biến thể của tàu hộ vệ lớp Sigma không có loại nào gọi là Sigma 9814. Điều đó có nghĩa đây là thiết kế hoàn toàn mới dành cho Việt Nam, phù hợp với các yêu cầu của Việt Nam.

    [​IMG] Tàu hộ vệ tên lửa Sigma 9113 của Hải quân Indonesia.

    Báo chí Hà Lan cũng đã hé lộ một phần cấu hình của loại tàu chiến này, theo đó Sigma 9814 sẽ có chiều dài 98m, rộng 14m. Có thể thấy là hai con số dài, rộng này tương ứng với số “9814”, đây là cách định danh của Damen dành cho các biến thể thuộc lớp tàu Sigma.

    Ví dụ, như Sigma 9113 dành cho Hải quân Indonesia, thì số 9113 tương đương với việc chiều dài khoảng 91m, rộng 13m. Hay biến thể Sigma 9813 xuất khẩu cho Morocc có chiều dài 98m, rộng 13m.

    Sở dĩ Damen có thể tùy ý biến đổi kích thước của con tàu theo yêu cầu khách hàng nhờ một phần vào việc Sigma thiết kế đóng hoàn toàn theo công nghệ module. Người ta có thể dễ dàng kéo dài nó thêm hoặc thu ngắn chiều dài tùy theo hợp đồng với khách hàng.

    Biến thể Sigma 9814 dành cho Việt Nam có kích thước khá gần với Sigma 9813 của Morocc (chỉ khác về chiều rộng). Nếu như Sigma 9813 có lượng giãn nước vào khoảng 2.075 tấn thì có thể đoán định Sigma Việt Nam vào khoảng trên 2.000 tấn một chút (có thể là 2.100 tấn), mớn nước khoảng 3.7-3,8m.

    [​IMG]Pháo hải quân tốc độ cao OTO Melara 76mm.

    Về mặt trang bị vũ khí, báo chí Hà Lan hé lộ một số thông tin cho biết, tàu Sigma 9814 của Việt Nam sẽ sử dụng pháo hải quân OTO Melara, hệ thống ống phóng thẳng đứng trang bị tên lửa MICA và tên lửa hành trình chống tàu.

    Riêng về trang bị pháo hạm, khả năng cao cỡ pháo trang bị là loại 76mm do Công ty OTO Melara Italy sản xuất. Pháo hải quân OTO Melara 76mm có tốc độ bắn rất cao phù hợp cho tác chiến phòng thủ điểm chống tên lửa tầm ngắn, chống máy bay, tàu mặt nước và đất liền (pháo kích bờ biển).
    Loại pháo này có thể bắn nhiều loại đạn khác nhau (đạn xuyên giáp, đạn nổ phá mảnh và thậm chí là đạn tự dẫn), tốc độ bắn 120 phát/phút, tầm bắn xa 16km với đạn nổ phá mảnh hoặc 40km với đạn tự dẫn tăng tầm (đang phát triển).

    Về hệ thống tên lửa phòng không, Sigma 9814 sẽ được thiết kế với hệ thống ống phóng thẳng đứng. Nếu thông tin này là chính thức thì Việt Nam lần đầu tiên có tàu chiến được trang bị kiểu ống phóng đứng.

    [​IMG] Sigma 9814 có thể là tàu chiến Việt Nam đầu tiên trang bị hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng.

    Hệ thống tên lửa phòng không được sử dụng là loại tên lửa VL MICA, biến thể dùng trên hạm của tên lửa không đối không MICA do tập đoàn MBDA (Pháp) thiết kế sản xuất.

    Đạn tên lửa VL MICA nặng 112kg, dài 3,1m, lắp đầu đạn nổ phá nặng 12kg, trang bị động cơ đẩy nhiên liệu rắn SNPE cho phép đạt tầm bắn 1-10km (theo một số nguồn tin khác thì tầm bắn khoảng 20km), độ cao diệt mục tiêu 11km. Về hệ thống dẫn đường, VL MICA có 2 biến thể gồm: VL MICA RF dùng đầu tự dẫn radar chủ động và VL MICA IR lắp đầu tự dẫn hồng ngoại.

    Ngoài những “hé lộ” ban đầu về pháo hải quân và tên lửa phòng không, báo chí Hà Lan tuyệt nhiên không nhắc tới loại tên lửa hành trình chống tàu mặt nước nào sẽ trang bị cho Sigma 9814. Dường như, việc này vẫn chưa được 2 bên quyết định.

    Vấn đề ở chỗ, hiện nay Hải quân Nhân dân Việt Nam chỉ dùng tên lửa chống tàu do Nga sản xuất, mà rộng rãi nhất là loại Kh-35 Uran E. Trong khi đó, Sigma 9814 lại là thiết kế của Hà Lan, việc tích hợp một hệ thống tên lửa khác nhà thiết kế, chế tạo là điều không dễ dàng, bởi ngoài bệ phóng tên lửa người ta còn phải tính đến hệ thống radar điều khiển hỏa lực của tàu. Đó là chưa kể tính tương thích với các hệ thống quản lý chiến đấu trên Sigma.

    [​IMG]Việt Nam sẽ dùng Kh-35 Uran E hay Exocet MM40 trên Sigma 9814?

    Trước đây, Indonesia từng tính toán tới việc tích hợp hệ thống tên lửa hành trình chống tàu C-802 của Trung Quốc lên Sigma 9113. Tuy nhiên, rốt cuộc không rõ vì sao con tàu sau này được chuyển giao với hệ thống tên lửa Exocet MM-40 Block 2 của Pháp.

    Đây cũng có thể là một giải pháp dành cho Sigma 9814 của Việt Nam, những năm qua mối quan hệ hợp tác quốc phòng với Pháp ngày càng được mở rộng, cũng có khả năng Pháp sẽ chấp nhận cung cấp tên lửa Exocet MM-40 (tốc độ cận âm, tầm bắn 70km) cho Việt Nam. Tóm lại, câu trả lời về liệu Sigma 9814 dành cho Việt Nam trang bị hệ thống tên lửa nào chỉ có thể biết được chính xác nhất trong những năm tới.

    Ngoài tên lửa chống tàu, báo chí Hà Lan cũng không nói rõ việc liệu Sigma 9814 có trang bị hệ thống vũ khí chống tàu ngầm hay không? Vấn đề này có lẽ chủ yếu tùy thuộc vào yêu cầu từ phía Việt Nam.

    Bởi hiện nay, các biến thể Sigma mà Hà Lan xuất khẩu cho Indonesia và Morocc thiết kế với hệ thống định vị thủy âm để phát hiện tàu ngầm và hệ thống ngư lôi cỡ 324mm trang bị ngư lôi hạng nhẹ MU90 đạt tầm bắn khoảng 12-25km (tùy tốc độ hành trình), xuyên sâu xuống mặt nước khoảng 1.000m.
    [​IMG]Anten (trên đỉnh) của hệ thống radar giám sát tầm xa SMART-S Mk2. ​

    Đối với hệ thống điện tử hàng không, các biến thể Sigma đều được trang bị hệ thống radar giám sát vùng trời, vùng biển SMART-S Mk2. Hệ thống radar này có 2 chế độ hoạt động: nếu anten quay tốc độ 13,5 vòng/phút thì có tầm xa tới 200km; nếu quay tốc độ 27 vòng/phút thì có tầm xa tới 150km với tổng số mục tiêu theo dõi là 500 (trên không và trên biển). Theo Thales, SMART-S Mk2 có thể phát hiện máy bay tàng hình ở cự ly 50km.

    Ngoài ra, tàu còn trang bị hệ thống quản lý chiến đấu hiện đại Thales TACTICOS cùng hệ thống radar định vị, điều khiển hỏa lực pháo, tên lửa khác và hệ thống đối phó điện tử với mồi bẫy, pháo sáng…

    Nếu Việt Nam quyết định lựa chọn hệ thống radar giám sát như SMART-S Mk2 thì thực sự đây là tin rất vui đối với Hải quân Nhân dân Việt Nam, khi mà các tàu chiến sẽ có khả năng đối phó được cả máy bay tàng hình.

    Về mặt hệ thống động lực, tàu chiến lớp Sigma 9814 có thể trang bị 2 động cơ diesel cho phép đạt tốc độ tối đa khoảng 28 hải lý/h, tầm hoạt động tới 6.000-8.000km, thủy thủ đoàn khoảng 90-100 người.

  9. Su-30MKK

    Su-30MKK Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/08/2013
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Thái Lan cải cách quân sự giảm dần phụ thuộc vào Mỹ

    (Kienthuc.net.vn) - Thái Lan đang thực hiện cuộc cải cách quân sự quy mô lớn về tư tưởng, tổ chức, trang bị và đặc biệt là hướng tới việc giảm dần sự phụ thuộc vào Mỹ.



    Báo Quân đội Trung Quốc đăng tải bài viết về việc Thái Lan thúc đẩy cải cách lực lượng quân đội. Theo bài viết, bước vào thế kỷ 21, với diễn biến tình hình quốc tế và tiến trình hội nhập khu vực phát triển nhanh chóng, Thái Lan bất ngờ phát hiện, môi trường an ninh của Thái Lan bây giờ không giống như trước kia nữa.
    Ở bên ngoài, tranh chấp biên giới phía Tây Nam với Myanmar, tranh chấp biển với các nước như Campuchia đều chưa được giải quyết, buôn bán ma tuy qua biên giới, buôn lậu vũ khí, nhập cư bất hợp phát liên tục xảy ra. Đồng thời, tình hình xã hội, kinh tế, văn hóa, an ninh thông tin trong nước đều đối mặt với những thách thức nghiêm trọng, thế lực chủ nghĩa khủng bố quốc tế và tổ chức Hồi giáo cực đoan ở phía Nam của Thái Lan cũng là vấn đề lớn.
    Để đối phó với tình hình an ninh phức tạp trong và ngoài nước, Quân đội Thái Lan những năm gần đây đã lặng lẽ thực hiện cuộc cải cách lực lượng quân sự quy mô lớn.
    [​IMG]
    Quân đội Thái Lan đang trong hành trình cải cách quân sự mạnh mẽ.

    Biểu hiện đầu tiên của chương trình cải cách quân sự Thái Lan là “giải phóng” tư tưởng. Từ tập trung phòng vệ lãnh thổ đến tăng cường phòng thủ lãnh thổ và biển, từ đối phó với các cuộc xâm lược có thể xảy ra của các nước láng giềng lớn đến giành thắng lợi trong các cuộc chiến trang cục bộ quy mô nhỏ và đối phó với các tình huống khẩn cấp, từ việc dựa vào “sự bảo hộ” của Mỹ đến tăng cường khả năng tự phòng vệ. Nhìn chung, chương trình cải cách của Quân đội Thái Lan trong tư tưởng chiến lược quân sự gần như mang tính cách mạng.
    Ngoài vấn đề này, Thái Lan còn cố gắng thúc đẩy quân đội thay đổi từ kiểu số lượng sang kiểu kỹ thuật (ít quân nhưng trang bị hiện đại), xác định phương châm “cải tổ lục quân, tăng cường hải quân, nâng cao không quân”.
    Tinh giản, thu gọn
    Để rút ngắn chuỗi chỉ huy, Không quân Thái Lan đã tinh giảm lực lượng thành bộ chỉ huy tác chiến, bộ chỉ huy hỗ trợ, bộ chỉ huy huấn luyện giáo dục và 4 sư đoàn bay. Trước đó, toàn lực lượng tổ chức thành 10 đơn vị dưới sự chỉ huy chung của Bộ tư Lệnh Không quân Thái Lan như 3 phòng quản lý hậu cần không quân của Bộ chỉ huy, Bộ chỉ huy lực lượng mặt đất, Phòng kỹ thuật hàng không, Phòng giáo dục quân sự, Học viện bay, 11 đội bay do Bộ Tư lệnh Không quân Thái Lan trực tiếp chỉ huy.
    Hạm đội tác chiến Hải quân Thái Lan nguyên là Hạm đội khu vực biển số 1 đến 3 được điều chỉnh thành 3 vùng hải quân: Vùng 1 và Vùng 2 ở vịnh Thái Lan, Vùng 3 ở biển Andaman, trực thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân Thái Lan. Những biện pháp này giúp chỉ huy và kiểm soát được các lực lượng và nâng cao hiệu quả chỉ huy tác chiến.
    Một mặt cắt giảm và bỏ một số bộ phận, mặt khác lại tập trung xây dựng lực lượng tác chiến. Bộ Tư lệnh Quân đội Thái Lan tổ chức Trung tâm chống khủng bố quốc tế; tổ chức xây dựng cơ quan chuyên quản lý vấn đề trên biển, sẽ phân nhiệm vụ tuần tra và tác chiến hàng ngày trên biển; nâng cấp Bộ Tư lệnh tác chiến đặc biệt của hải quân; khu vực phía Nam xây dựng mở rộng thêm Sư đoàn bộ binh số 15; phía Bắc và phía Đông Bắc xây dựng Sư đoàn bộ binh số 7 và Sư đoàn kỵ binh số 3.
    Các cách làm trên đã cho thấy sự phân công nhiệm vụ của Quân đội Thái Lan, tăng cường xây dựng khu vực trọng điểm và lực lượng trọng tâm.
    [​IMG]
    Quân đội Thái Lan đã mua 49 xe tăng chiến đấu Oplot-M từ Ukraine.



    Tăng cường trang bị
    Để quân đội đồng thời cấu thành “lực lượng mạnh”, Thái Lan cố gắng trang bị cho quân đội những trang thiết bị tốt nhất. Trong đó, Lục quân Thái Lan đã được trang bị máy bay không người lái được mua từ Israel, máy bay không người lái loại nhỏ Raven RQ-11.
    Lực lượng lục quân cũng được chính phủ “vung tiền” mua 49 xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại hàng đầu thế giới Oplot-M của Ukraine cùng xe bọc thép chở quân BTR-3E.
    Hải quân Thái Lan được trang bị hệ thống kiểm soát hỏa lực quang học MIRADOR của Hà Lan cho nhiều tàu tuần tra, hệ thống tên lửa chống tàu mặt nước Type C-802A cho 2 tàu hộ vệ tên lửa lớp Giang Hồ mua của Trung Quốc. Và trang bị hệ thống định vị thủy âm chủ động tầm xa kiểu HELRAS cho phi đội trực thăng chống ngầm S-70B-2 Sea Hawk.
    Mới đây nhất, Thái Lan quyết định mua thêm 2 tàu hộ vệ tên lửa cỡ lớn từ Tập đoàn Daewoo của Hàn Quốc.
    Không quân Thái Lan mới đây cũng trang bị 2 máy bay cảnh báo chỉ huy Erieye mua của Thủy Điển và 2 máy bay không người lái “Sao trên trời” của Israel. Trước đó, không quân đã được biên chế đủ các máy bay tiêm kích đa năng JAS-39 Gripen.
    [​IMG]
    Không quân Thái Lan mua tiêm kích Thụy Điển thay vì Mỹ theo truyền thống.

    Quân đội Thái Lan còn mua một loạt trang thiết bị tác chiến thông tin liên lạc hiện đại như hệ thống vi ba vô tuyến siêu tốc, hệ thống truyền dữ liệu mã hóa, hệ thống gây nhiễu vô tuyến điện, máy mã hóa giải mã tín hiệu vệ tinh, radar cảnh báo, thiết bị giám sát gắn trên máy bay.
    Với các mối đe dọa an ninh mạng ngày càng tăng, các nước không ngừng tăng cường xây dựng lực lượng tác chiến mạng, Thái Lan cũng đã xây dựng lực lượng chịu trách nhiệm về công nghệ viễn thông và an toàn máy tính trong Bộ quốc phòng; hợp nhất Phòng thông tin và truyền thông Bộ Tư lệnh quân đội Thái Lan và phòng này cũng thành lập thêm văn phòng chỉ huy kế hoạch truyền thông, Trung tâm công nghệ thông tin và Trung tâm huấn luyện công nghệ truyền thông và thông tin; Phòng truyền thông Hải quân Thái Lan đổi tên thành Phòng công nghệ truyền thông và thông tin, hợp nhất Phòng truyền thông và Phòng điện tử Không quân Thái Lan thành phòng điện tử truyền thông, ngoài ra còn thành lập phòng công nghệ thông tin và truyền thông.
    Cùng với việc điều chỉnh lại quân đội, Thái Lan còn coi trọng việc cải tổ quân đội thông qua các cuộc tập trận. Bên cạnh hoạt động tập trận trong nước để kiểm tra bổ sung những thiếu sót, Quân đội Thái Lan còn tổ chức các cuộc tập chung như “Cobra Gold”, “Cope Tiger”, “Carat” với Quân đội Mỹ và nhiều nước khác.
    [​IMG]
    Hoạt động tập trận để thu lấy những kinh nghiệm trong chiến tranh hiện đại.

    Không dễ dàng

    Tuy nhiên, cuộc cải cách của Quân đội Thái Lan cũng gặp phải không ít khó khăn. Do thời gian dài phụ thuộc vào sự cung cấp công nghệ, trang bị từ Mỹ, ý thức và khả năng tự phát triển của Quân đội Thái Lan không lớn.
    Năm 2006, sau khi Thái Lan xảy ra cuộc đảo chính quân sự, Quân đội Mỹ ngừng viện viện trợ quân sự cho Thái Lan, nhiều dự án phát triển quân sự của Thái Lan buộc phải dừng lại.
    Ngoài ra, do những năm gần đây tình hình chính trị trong nước của Thái Lan có nhiều thay đổi, phương châm chính sách tổng thổ của quân đội cũng buộc phải thay đổi theo, các vấn đề lớn liên quan đến phát triển trong tương lai của Quân đội Thái Lan như nhân sự, biên chế, ngân sách khó có thể có được sự hỗ trợ ổn định. Mà trong nội bộ quân đội, một số quan chức quân đội cao cấp có tư tưởng cũ, tư duy bảo thủ lại có thái đội hoài nghị vào sự cải cách của quân đội, phương hướng phát triển thông tin hóa, kỹ thuật số.

    Thằng Mỹ bị ghét như con dog rồi :-w
  10. hoangkim95

    hoangkim95 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/07/2012
    Bài viết:
    972
    Đã được thích:
    2
    Thật ra nhiều người từng mong chờ sự phát triển của không quân và hải quân Thái sau khi họ mua tàu sân bay, đặc biệt là trong giai đoạn trước đây khoảng cuối thập niên 90, khi Mả Lai và Thái có vài tranh cãi ngầm trong vấn đề biển, như dự đoán một số nhà bình luận người Singapore và Úc, Thái Lan sẽ dẫn đầu khu vực về hải quân. Tiếc là đến hiện nay thì bản chất của hải quân Thái vẫn chăng khá hơn lúc đó là mấy. Độ hiện đại thì không thể bằng Singapore, khả năng tác chiến không gian ba chiều thì chẳng hơn Việt Nam là mấy. Một sự cố gắng để phát triển tiềm lực hải quân của mình trong giai đoạn này của Thái, ít ra cũng giúp họ đảm bảo những kế hoạch kinh tế biển khổng lồ trong tương lai, nhưng dường như họ đã làm chậm và không đáng với những thuận lợi căn bản mà họ có nhiều hơn Việt Nam ta bây giờ.

Chia sẻ trang này