1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếp tục bàn xem tiềm lực quân sự nước ta và các bạn trong khu vực Đông Nam Á

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 06/12/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 1, Khách: 0):
  2. baobom
  1. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Mỹ sẽ bán trực thăng chiến đấu cho Indonesia
    Quote:
    Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel hôm nay cho biết, Mỹ sẽ bán 8 trực thăng chiến đấu Apache cho Indonesia.



    Thông cáo báo chí của Bộ Quốc phòng Indonesia trước chuyến thăm của ông Chuck Hagel cho biết, quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Indonesia và Mỹ đang ở một trong những thời điểm mạnh nhất từ trước đến nay, được đánh dấu bởi "sự hợp tác chặt chẽ trên cơ sở các nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau và đôi bên cùng có lợi".

    [​IMG]
    Trực thăng chiến đấu Apache. Ảnh: AFP/AIRLINER.​

    Phát biểu tại cuộc họp báo ở thủ đô Jakarta, ông Hagel còn cho biết, Indonesia đã nhất trí thảo luận việc cho phép một nhóm chuyên gia Mỹ tìm kiếm các binh lính Mỹ mất tích trên lãnh thổ Indonesia trong Chiến tranh thế giới thứ 2. Ông Hagel hôm nay có cuộc gặp với các quan chức chính phủ hàng đầu của Indonesia trước khi tham dự Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng ASEAN mở rộng tại Brunei./.
    Nguồn
  2. cumfu

    cumfu Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2013
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Indonesia sắp được sản xuất tên lửa Trung Quốc

    (Kienthuc.net.vn) - Indonesia sắp đạt thỏa thuận với Trung Quốc cho phép sản xuất tên lửa hành trình chống tàu C-705 trong nước theo giấy phép sản xuất.



    Theo Tạp chí IHS Jane’s Defence Weekly, Indonesia và Trung Quốc đang tiến gần tới việc hoàn tất thỏa thuận cho phép Indonesia sản xuất tên lửa hành trình chống tàu C-705 theo giấy phép của Trung Quốc. Loại tên lửa này sẽ được trang bị trên các tàu tấn công tốc độ cao KCR-40 do Indonesi tự đóng.
    Trước đây đã từng có tuyên bố rằng, Indonesia đã bắt đầu sản xuất loại tên lửa do Trung Quốc thiết kế. Tuy nhiên, một quan chức chính quyền Jakarta gần đây tham dự cuộc họp dự án ở Bắc Kinh cho biết rằng, hai nước vẫn chưa đi tới thỏa thuận cuối cùng.
    [​IMG]
    Tên lửa hành trình chống tàu mặt nước C-705.

    C-705 là biến thể cải tiến mạnh từ dòng tên lửa hành trình chống tàu C-704. Loại tên lửa này được giới thiệu lần đầu tại triển lãm hàng không Chu Hải lần thứ 7.
    Những cải tiến lớn tập trung trong ba lĩnh vực: động cơ, đầu đạn và dẫn đường. Động cơ tên lửa ban đầu của C-704 đã được thay thế bằng một động cơ lớn hơn, tầm xa tăng lên 75 km. Các nhà phát triển cho rằng thiết kế kiểu module của động cơ mới có thể phát triển thêm tầng đẩy thứ 2 để tiếp tục tăng tầm lên 170 km.
    C-705 trang bị đầu đạn nặng 110-130kg cho phép vô hiệu hóa các tàu chiến tải trọng 1.500-3.000 tấn, xác suất trúng đích trên lý thuyết hơn 95,7%. Tên lửa có thể lắp nhiều loại đầu tự dẫn như: radar chủ động, quang – truyền hình và hồng ngoại.
  3. SuperSukhoi

    SuperSukhoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2013
    Bài viết:
    2.703
    Đã được thích:
    7.575
    Có ai đăng cái MCRA Malaysia cuối năm nay chưa ?
    [​IMG]
  4. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Có Bal-E, phòng thủ bờ biển Việt Nam mạnh ngang Nga
    Quote:
    Tổ hợp tên lửa Bastion-P và Bal-E là những vũ khí tối tân cho phòng thủ bờ biển, nếu được triển khai, năng lực phòng thủ Việt Nam sẽ mạnh ngang Nga?



    [​IMG]
    Được biết tới là một trong những loại vũ khí bờ đối hải hiện đại nhất trên thế giới, “vũ khí” của tổ hợp tên lửa Bastion-P là các tên lửa đối hạm siêu thanh P-800 Yakhont. Thiết kế của Bastion-P cho phép nó tiêu diệt lực lượng tàu nổi của đối phương trong mọi điều kiện thời gian, thời tiết, kể cả trong môi trường bị nhiễu điện tử mạnh.



    [​IMG]
    Tên lửa P-800 Yankhont nặng khoảng 3 tấn, dài 8,9m, đường kính thân 0,7m, sải cánh 1,7m. Quả đạn được thiết kế với 4 cánh điều hướng lớn ở gần phần đuôi, ở phần mũi là cửa hút không khí cho động cơ hoạt động (kiểu thiết kế này khá giống với máy bay tiêm kích phản lực thế hệ 1,2).



    [​IMG]
    P-800 trang bị động cơ phản lực tĩnh dòng thẳng siêu âm cho phép đạt tốc độ gấp hơn 2 lần vận tốc âm thanh. Với vận tốc cực lớn như vậy, đối phương rất khó phản ứng kịp thời và bị tiêu diệt bởi đầu đạn thuốc nổ phân mảnh nặng 200-250kg. Theo đánh giá của chuyên gia thế giới, với đầu đạn đó P-800 có khả năng tiêu diệt tàu chiến cỡ lớn chỉ bằng một phát bắn duy nhất.



    [​IMG]
    Về hệ thống dẫn đường, sau khi rời bệ phóng tên lửa P-800 sẽ bay theo chế dộ dẫn đường quán tính được lập trình sẵn. Ở giai đoạn tiếp cận mục tiêu, đầu tự dẫn radar chủ động (trên tên lửa) sẽ kích hoạt tìm kiếm, phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 75km.



    [​IMG]
    Đặc biệt, ở giai đoạn này tên lửa hạ độ cao bay bám mặt biển từ 5-15m. Đây cũng là yếu tố nâng cao khả năng sống sót của tên lửa trước các hệ thống phòng không trên chiến hạm địch. Tầm bắn của tên lửa P-800 phụ thuộc vào chế độ bay: bay quỹ đạo cao – thấp hỗn hợp cho phép đạt tầm bắn 300km; bay quỹ đạo thấp – thấp đạt tầm bắn 120km.



    [​IMG]
    P-800 Yakhont được thiết kế để tích hợp rộng rãi trên nhiều nền tảng (tàu chiến mặt nước, tàu ngầm, máy bay, nền tảng mặt đất). Hiện nay P-800 chủ yếu trang bị trên hệ thống phòng thủ bờ biển trên đất liền Bastion-P. Một hệ thống Bastion-P có thể bảo vệ bờ biển dài 600km, phạm vi bao quát mục tiêu 300km.



    [​IMG]
    Theo tin từ phía Nga, năm 2011 Việt Nam đã tiếp nhận các hệ thống phòng thủ biển Bastion-P tại Nga. Đây là “lá chắn thép” bảo vệ vững chắc biển đảo nước ta. Trang bị cơ bản của hệ thống Bastion-P gồm: 4 xe mang phóng tự hành K340P (mỗi xe chở 2 đạn tên lửa P-800); xe chở đạn dự trữ; hệ thống radar điều khiển hỏa lực Monolit-B; xe chỉ huy cùng các phương tiện hậu cần, hỗ trợ kỹ thuật.



    [​IMG]
    Trong khi đó, tổ hợp tên lửa bờ Bal-E có khả năng cơ động, độ chính xác cao và tính dã chiến mạnh. Tổ hợp vũ khí này được thiết kế hoạt động trong mọi điều kiện thời gian, thời tiết, kể cả trong môi trường bị đối kháng điện tử mạnh. Vì vậy nếu Bal-E kết hợp với Bastion-P thì đấy sẽ là sự bổ sung hoàn hảo cho lực lượng phòng thủ bờ biển Việt Nam.



    [​IMG]
    Nhận thấy thấy Việt Nam là khách hàng tiềm năng của tổ hơp Bal-E, trong năm 2012, Tập đoàn tên lửa chiến thuật (KTRV) đã tiến hành trình diễn tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bal-E, cùng tên lửa chống tàu X-35E (Kh-35E) cho khách hàng Việt Nam - Thông cáo báo chí của KRTV trích dẫn bản báo cáo thường niên trong năm 2012 của công ty thành viên OAO KBM cho biết.



    [​IMG]
    Các tổ hợp tên lửa phòng thủ tầm gần Bal-E có khả năng hỗ trợ đắc lực cho 2 tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion-P tầm xa mà Hải quân Việt Nam đang sử dụng trong khi giá thành lại thấp hơn. Bal-E là một trong những hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển cơ động, có khả năng tấn công bất ngờ và ồ ạt vào các tàu địch, thay đổi trận địa trong khoảng thời gian ngắn, rồi lại sẵn sàng thực hiện cuộc tấn công mạnh mẽ tiếp theo.



    [​IMG]
    Bal-E có khả năng cơ động tốt, hỏa lực mạnh và độ chính xác cao, có thể tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết, với khả năng dẫn tên lửa hoàn toàn tự hoạt sau khi phóng trong điều kiện có sự đối kháng hỏa lực và vô tuyến điện tử của đối phương. Vì thế, nếu được trang bị, tổ hợp tên lửa Bal-E sẽ giúp cho năng lực phòng thủ của Hải quân Việt Nam tăng lên gấp bội.



    [​IMG]
    Nếu xây dựng được một hệ thống phòng thủ bờ biển trên cơ sở các hệ thống tên lửa Bal-E, lực lượng phòng thủ bờ biển Việt Nam có thể giải quyết được các nhiệm vụ chiến thuật-chiến dịch với chi phí tối thiểu nhờ xây dựng một hệ thống khai thác và sửa chữa tên lửa duy nhất, bởi loại đạn tên lửa Kh-35E trang bị cho tổ hợp Bal-E đã không còn xa lạ đối với Hải quân Việt Nam.



    [​IMG]
    Nếu xây dựng được một hệ thống phòng thủ bờ biển trên cơ sở các hệ thống tên lửa Bal-E và Bastion-P, lực lượng phòng thủ bờ biển Việt Nam có thể giải quyết được các nhiệm vụ chiến thuật-chiến dịch, bởi Bal-E là tổ hợp tên lửa đời mới hiện nằm trong kế hoạch được triển khai trong tương lai của lực lượng phòng thủ bờ biển Nga. Và một khi Việt Nam trang bị Bal-E, năng lực phòng thủ biển có thể sánh ngang với Nga?

    http://www.baodatviet.vn/hinh-anh/co...a-2353943/?p=1
  5. congtubl

    congtubl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    5.086
    Đã được thích:
    2.555
    2 Su-30MK2 cuối cùng giao cho INDO
    [​IMG]
  6. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.447
    Đã được thích:
    3.371
    Bạn nên cộng thêm tin 3 Jas-39 của Thái bay từ Thụy Điển qua bị trời đánh nữa[r2)]
  7. skyhp

    skyhp Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/12/2010
    Bài viết:
    873
    Đã được thích:
    267
    Cái mcra bên trên hoặc ghi nhầm hoặc người làm nhìn wiki xong phán, vì trên wiki nó ghi nhõn có range 3000km không nói là combat radius hay ferry range nên tương bừa vaò chứ su 30 bán kính bay đến 3000km thế thì cũng quá máy bay ném bom chiến lược. Cái range của su 30 này chắc là tầm bay khong đeo thùng dầu phụ.
  8. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Thái Lan nhận 3 chiếc JAS 39-C Gripen cuối cùng

    Thứ sáu 06/09/2013 13:06
    ANTĐ - Ngày 4-9, Không quân Thái Lan đã tiếp nhận chiếc cuối cùng trong lô 3 chiếc máy bay chiến đấu JAS 39-C Gripen của Thụy Điển bàn giao đợt này, chậm một ngày so với kế hoạch, sau khi bị sét đánh trên bầu trời Ấn Độ.


    Nhưng theo phát ngôn viên Không quân Thái Lan Monthon Satchukorn, chiếc máy bay chiến đấu này đã về đến Căn cứ không quân Liên đội số 7 ở Surat Thani, cách Bangkok khoảng 530 km về phía Nam, một cách an toàn.
    Hai trong ba chiếc máy bay chiến đấu do công ty Saab của Thụy Điện sản xuất này đã được bàn giao theo đúng kế hoạch vào ngày 3-9.
    Ông Monthon cho biết, một ủy ban sẽ tiến hành kiểm tra xem chiếc máy bay chiến đấu bị sét đánh có bị hỏng hóc gì hay không. Vụ sét đánh này được cho là đã gây một số thiệt hại cho hệ thống điện tử trên máy bay.
    [​IMG]
    Máy bay Jas-39C Gripen Thái Lan vừa nhận

    Đây là đợt bàn giao cuối cùng trong tổng số 12 chiếc máy bay chiến đấu Gripen mà Không quân Thái Lan đã đặt mua của Thụy Điển. Trước đó, không quân nước này đã phải phụ thuộc quá nhiều vào các máy bay chiến đấu F-16 đã quá cũ của Mỹ.
    Gripen là loại máy bay chiến đấu mới do công ty Saab của Thụy Điển sản xuất. Trong số 12 chiếc mà Không quân Thái Lan đặt mua, thì có 8 chiếc JAS 39C một chỗ ngồi và 4 chiếc JAS 39D hai chỗ ngồi.
    Hợp đồng mua bán này bao gồm cả cung cấp trang thiết bị trên máy bay, hỗ trợ về hậu cần, huấn luyện phi công cũng như kỹ thuật viên cho Không quân Thái Lan.

    Tiêm kích JAS-39 của Thái Lan bị thiên lôi “hỏi thăm”


    (Kienthuc.net.vn) - Một chiếc tiêm kích phản lực tiên tiến JAS-39 Gripen của Thái Lan đã bị sét đánh trúng khi đang trên đường bay tới căn cứ ở tỉnh Surat Thani.






    Chiếc máy bay tiêm kích này nằm trong 3 chiếc mà Tập đoàn Saab Thụy Điển tiến hành bàn giao cho Không quân Thái Lan theo hợp đồng được ký kết từ trước đó.

    Theo Phát ngôn viên Không quân Hoàng gia Thái Lan Monthon Sanchukorn, 3 chiếc JAS-39 Gripen thực hiện chuyến bay từ Thụy Điển sang Thái Lan.

    Trong số 2 chiếc đầu tiên hành trình tới căn cứ của Phi đội bay số 7 ở tỉnh Surat Thani, một chiếc bị sét đánh. Rất may vụ việc không gây hại quá lớn cho máy bay. Cả hai máy bay này đã hạ cánh an toàn vào lúc 12h05 giờ địa phương, ngày 4/9. Về phần chiếc thứ 3 đến căn cứ vào lúc 3h30 chiều cùng ngày.

    [​IMG] JAS-39 Gripen của Không quân Hoàng gia Thái Lan.

    Theo đại diện Thụy Điển, máy bay chiến đấu JAS-39 Gripen bị sét đánh, sau khi quay trở về căn cứ một phần thiết bị cần phải được tiến hành thay thế, cho dù những thiết bị này vẫn có thể vận hành bình thường. Một chiếc máy bay vận tải C130 cũng vận chuyển các linh kiện liên quan tới Thái Lan.

    Ông Monthon Sanchukorn cho biết thêm, Tư lệnh Không quân Hoàng gia Thái Lan sau khi nhận được báo cáo về sự cố này đã ra lệnh xử lý theo đúng trình tự. Mà công tác thay thế thiết bị sẽ do Thụy Điển đảm nhận, sau đó mới được bàn giao cho Thái Lan.

    Năm 2011, Thái Lan đã ký hợp đồng với Tập đoàn Saab Thụy Điển mua tổng cộng 12 tiêm kích JAS-39 Gripen (gồm 8 chiếc JAS-39C một chỗ ngồi và 4 JAS-39D 2 chỗ ngồi). Thái Lan đã nhận những chiếc đầu tiên vào năm 2012 và trong năm nay hợp đồng sẽ hoàn tất.

    JAS-39 Gripen là tiêm kích đa năng hạng nhẹ thế hệ 4 được đánh giá là có tính cơ động cao, hệ thống điện tử hàng không hiện đại và vũ khí mạnh mẽ. Đây có thể được xem là tiêm kích hiện đại nhất của Không quân Hoàng gia Thái Lan.
  9. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Báo Nga 'soi' Không quân Việt Nam tiến thẳng lên hiện đại
    TPO-Trong giai đoạn mới, lực lượng không quân Việt Nam có định hướng trên một tầm cao mới và là một trong các quân binh chủng được ưu tiên 'tiến thẳng lên hiện đại'.
    Ngày 24.3.1967, Bộ Quốc phòng Việt Nam ra quyết định thành lập sư đoàn không quân 371 bao gồm các trung đoàn 921, 923 và 919. Tiếp theo sư đoàn không quân đầu tiên này là sư đoàn không quân 372, thành lập ngày 15.9.1975 trong biên chế là các trung đoàn không quân 937, 918 và 917, tiếp theo là sư đoàn không quân 370 ngày 30.10.1975 với trung đoàn không quân tiêm kích 925, trung đoàn không quân hỗn hợp 917 và trung đoàn không quân các máy bay K2 (máy bay của Mỹ trước đây).
    Ngày 31.3.1977, lực lượng Phòng không – Không quân được phân tách thành hai quân chủng riêng biệt. Nhưng đến ngày 3.4. 999, hai quân chủng đã hợp nhất trở thành Quân chủng Phòng không-Không quân (PK-KQ)như ngày nay.
    Tuyển chọn phi công và đào tạo
    Việt Nam duy trì chế độ nghĩa vụ quân sự, mỗi năm có khoảng 3.000 tân binh được nhận phục vụ trong lực lượng không quân, trong đó chỉ có 150 người được tham gia dự tuyển vào Trường sĩ quan không quân bậc đại học và chỉ 1/3 trong số này vượt qua những kỳ thi gắt gao về trình độ và thể chất để trở thành một phi công phản lực trong tương lai.

    [​IMG]Phi công tiêm kích Việt Nam.

    Quá trình huấn luyện và đào tạo phi công tiêm kích kéo dài 5 năm. Hai năm đầu tiên, các học viên được học về các môn học đại cương, các môn học ngành và chuyên ngành. Ba năm tiếp theo các phi công học bay thực tế và rèn luyện các kỹ thuật, kỹ năng của người phi công trên các loại máy bay có trong biên chế. Trong cơ sở vật chất huấn luyện của trung đoàn bay huấn luyện 920 mang tên Cam Ranh có 18 máy bay huấn luyện Yak-52 và 10 máy bay Yak – 52 được chế tạo từ hãng máy bay Aerostar S.A Rumani, được tặng vào năm 2009. Trên các máy bay này, các học viên phi công bắt đầu học những bài bay cơ bản đầu tiên.
    Sau khi tốt nghiệp khóa học bay thứ nhất, các phi công tương lai được chuyển đến căn cứ không quân Đông Tác, nơi có trường bay và trung đoàn không quân huấn luyện 910 “****** Fucik”, trong biên chế học tập của trung đoàn có 23 máy bay huấn luyện chiến đấu L-39, trên các máy bay này, các học viên phi công học chuyên sâu về máy bay chiến đấu. Các máy bay huấn luyện được nhập về thành ba đợt. Đợt 1 vào năm 1984, không quân Việt Nam nhận 24 chiếc L-39C, vào năm 2002-2003, tiếp nhận thêm 10 chiếc máy bay huấn luyện chiến đấu, đến năm 2008, không đoàn lại tiếp nhân thêm 4 chiếc L-39C đã sẵn sàng cất cánh.
    Như vậy, số lượng máy bay huấn luyện bay chiến đấu ở Việt Nam là 38 chiếc. Vào năm 2011 theo các phương tiện thông tin đại chúng, công ty Aero Vodochody nhân được hợp đồng sửa chữa lớn và phục hồi hai chiếc L-39C đồng thời cung cấp trang thiết bị, phụ tùng thay thế cho toàn bộ số máy bay còn lại.

    [​IMG]Máy bay huấn luyện L- 39 của không quân nhân dân Việt Nam.


    Khi các học viên phi công đã trải qua giai đoạn huấn luyện ban đầu (vượt rào) các nhóm phi công sẽ được chia theo chuyên ngành chiến đấu. Các phi công lái máy bay chiến đấu sẽ tiếp tục theo chương trình bay tại căn cứ. Các phi công chuyển loại sang lái máy bay trực thăng hoặc máy bay vận tải sẽ được huấn luyện lái Bell UH-1H Iroquois 917 thuộc trung đoàn huấn luyện không quân “Đồng Tháp”, hiện đang đóng quân ở sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, hay trên máy bay vận tải An – 2, nằm trong biên chế của trung đoàn không vận số 918 “Hồng Hà” căn cứ tại sân bay Gia Lâm.
    Trung đoàn có 8 máy bay vận tải An – 2 thiết kế mới, được nhập về từ năm 2004, nhà sản xuất là tập đoàn chế tạo máy bay PZL Mielec. Cũng trên căn cứ này có 15 chiếc máy bay Аn-26 (số còn lại của 50 chiếc máy bay đã nhập khẩu vào những năm 1981-1984) và một máy bay không quân hải quân PZL Mielec M-28B Bryza 1R. Hai máy bay loại này đã được nhập khẩu vào năm 2005, nhưng một chiếc bị mất do tai nạn hàng không. Ngoài ra căn cứ còn được bổ sung thêm 3 máy bay CASA C212-400 của cảnh sát biển Việt Nam, được nhập về từ tháng 8.2011 đến 2012.

    [​IMG]Máy bay tuần biển PZL Mielec M-28B Bryza 1R.


    Tác chiến không-biển kiểu Việt Nam

    Lực lượng Không quân Việt Nam có vị trí vai trò và nhiệm vụ bảo vệ vùng trời vùng biển thuộc chủ quyền đất nước. Trên thực tế biên chế tổ chức trang bị, quân đội nhân dân Việt Nam và quân chủng hải quân không có lực lượng tấn công chủ lực bảo vệ biển đảo, đất liền và bờ biển. Những nhiệm vụ tấn công chủ lực cho đến thời điểm này hoàn toàn thuộc về lực lượng Không quân tiêm kích ném bom. Ngoài ra, theo yêu cầu nhiệm vụ và biên chế tổ chức của quân chủng PK-KQ, nhiệm vụ tác chiến đường không tầm xa bảo vệ bầu trời cũng như các nhiệm vụ quản lý bầu trời cũng nằm trong chức năng nhiệm vụ của lực lượng không quân.
    Yêu cầu nhiệm vụ của lực lượng không quân Việt Nam trong giai đoạn mới rất nặng nề. Và đặc biệt quan trọng trong điều kiện phát triển kinh tế hải dương và bảo về chủ quyền trong khi tranh chấp đang nóng trên Biển Đông, những dấu hiệu về nguy cơ mất an ninh quốc tế và an ninh khu vực Đông Nam Á vẫn còn hiện hữu dưới nhiều hình thức khác nhau, mà nổi bật lên ở Khu vực Đông Nam Á là nguy cơ cướp biển và nguy cơ khủng bố quốc tế. Điều này đòi hỏi các lĩnh vực như Không quân tiêm kích và cường kích, không quân vận tải - đổ bộ đường không, không quân trực thăng – đặc biệt là trực thăng hải quân đều cần có sự phát triển cả về phương tiện hoạt động cũng như số lượng phi công. Đi kèm theo đó là các cơ sở hậu cần kỹ thuật và nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ ứng dụng.

    [​IMG]Phi đội Su-30MK2 của Việt Nam bay tuần biển tại quần đảo Trường Sa.

    Do điều kiện tài chính còn hạn chế, nên nguồn lực cho Không quân Việt Nam phải được phân chia khá ngặt nghèo và thận trọng. Đồng thời công tác quản lý phương tiện bay cũng vẫn duy trì ở chế độ bảo mật và luân chuyển. Những số liệu chính xác về số lượng các máy bay của lực lượng và vị trí đóng quân hoàn toàn không được công bố, các máy bay không được mang ký hiệu của đơn vị trên thân, do đó để biết rõ được tình hình biên chế các phương tiện đường không và cơ cấu tổ chức của không quân Việt Nam thực sự rất khó. Các đối thủ tiềm năng chỉ có thể dựa trên những thông tin tình báo và không ảnh để ước đoán được số lượng sẵn sàng chiến đấu tại thời điểm nhất định.
    Đây là phương hướng quản lý của lực lượng Không quân dựa trên cơ sở các kinh nghiệm tác chiến đường không có được từ chiến tranh chống Mỹ, bằng giải pháp này. Không quân Việt Nam dù số lượng rất ít nếu so với lực lượng không quân và KQHQ Mỹ, nhưng do cách điều chuyển lực lượng linh hoạt, nêu ở những khu vực chiến trường cần tập trung lực lượng, vẫn có thể tạo ra sức ép mà đối phương không lợi dụng thời điểm để công kích các khu vực đã giảm thiểu binh lực.
    Hiện nay, Việt Nam xác định nguy cơ an ninh quốc gia và chủ quyền lãnh thổ nằm từ hướng Biển Đông, đặc biệt trong các khu vực đảo và quần đảo đang có tranh chấp chủ quyền. Bằng các biện pháp khác nhau, không quân Việt Nam đang nỗ lực vô hiệu hóa những nguy cơ đến từ phía biển. Trong đó, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu vẫn là kiểm soát chặt chẽ không gian biển và trên biển, xác định những khả năng tiềm ẩn có thể xảy ra xung đột, phát hiện nguy cơ xung đột và có giải pháp ngăn chặn, phản ứng kịp thời. Nhưng trong tương lai không xa, Không quân Việt Nam phải đáp ứng những yêu cầu thực tế của tác chiến không biển hiện đại theo những đặc điểm đặc thù của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam và nghệ thuật quân sự truyền thống của Việt Nam.
    Trên không gian biển hiện nay, lực lượng công kích chủ lực đường không là các máy bay tiêm kích ném bom Su-22, được biên chế và lắp đặt các tên lửa chống tầu và các mục tiêu mặt đất khác nhau Kh – 25, thời gian có mặt trong biên chế đã hơn 30 năm và có nhiều hạn chế về tầm bắn cũng như tính năng kỹ thuật của đầu đạn tự dẫn laser bán chủ động. Để tăng cường khả năng tác chiến tầm xa, Không quân Việt Nam có xu hướng nhập khẩu các máy bay chiến đấu hiện đại đa nhiệm tiêm kích – tên lửa như Su –27 và Su–30 MK, có thể mang tên lửa Kh–29 và Kh-31, Kh–35.
    Thực tế tác chiến không-biển trong giới hạn học thuyết quân sự cấp chiến dịch – chiến thuật là phòng thủ đất nước, Không quân Việt Nam không có xu hướng nhập khẩu các loại phương tiện bay hiện đại hơn Su-30MK do không cần phải tác chiến trên tầm đại dương. Khoảng cách đến các mục tiêu cần bảo vệ của Không quân được giới hạn dưới 1.000 km, do điều kiện số lượng máy bay thường ít hơn đối phương, sân bay ở đất liền và cũng gần hơn, có thể có nhiều sân bay dã chiến trên một vòng cung bờ biển, phương thức tác chiến thông thường là tấn công bất ngờ, thoát ly chiến trường nhanh và liên tục thay đổi hướng tấn công và cất cánh, không quân Việt Nam cần những phương tiện bay có giá thành rẻ hơn như Su–27, Su–30MK2 nhằm tạo ưu thế chủ động trên không bằng các sân bay mặt đất.

    [​IMG]MiG 21 của Việt Nam.


    Cho đến hiện nay, lực lượng không quân tiêm kích vẫn sử dụng các loại máy bay tiêm kích MiG 21F đã có từ thời chiến tranh chống Mỹ ở Việt Nam, có một số dự án nâng cấp và cải tiến nhằm duy trì và nâng cao khả năng sử dụng của loại máy bay này. Nhưng do những tính năng kỹ chiến thuật của MiG- 21F đã thua sút các loại tiêm kích hiện đại ngày nay, phương án khai thác sử dụng khả năng sẽ chuyển hướng sang tấn công các mục tiêu bay thấp, máy bay không người lái và mang tên lửa chống hạm Kh- 31 theo mô hình nâng cấp của Ấn Độ MiG -21-93.

    [​IMG]Su-22UМ3/М4 của Không quân Việt Nam.


    Tích hợp và cảnh báo sớm
    Nhằm phối hợp tốt với các lực lượng phòng không và bảo vệ bờ biển, Không quân Việt Nam cũng tăng cường các loại máy bay tuần biển và chống ngầm, các phương tiện thông tin đại chúng về xuất nhập khẩu vũ khí cũng thông báo nhiều định hướng mua sắm các loại máy bay khác nhau của Việt Nam.
    Hệ thống kiểm soát, tình báo và cảnh báo sớm trên không của Việt Nam là một hệ thống các đài radar kiểm soát không phận. Bộ tham mưu lực lượng Không quân Việt Nam kiểm soát một hệ thống quản lý tích hợp phòng không, được chia thành nhiều tuyến phòng ngự, các thê đội và các quân khu, cơ sở hạ tầng căn bản của hệ thống này là hơn 80 đài radars các chủng loại khác nhau, 24 đài radar là loại P-18, lắp đặt trên thân xe Ural, có tính năng cơ động và khả năng chia xẻ thông tin thông qua hệ thống quản lý, điều khiển thông tin trung tâm của bộ tham mưu không quân, có nhiều nguồn thông tin cho biết, Việt Nam sẽ tăng cường thêm khoảng 20 đài radar cơ động cao Vostoc – E.
    Trong điều kiện thời bình các đài radar hoạt động ở chế độ hạn chế, phân bổ theo từng khu vực và trong khu vực căn cứ không quân hoặc ở chế độ niêm cất, nhưng các đài radar đều được kết nối thông tin với các lực lượng phòng không mặt đất, đó là các sư đoàn tên lửa – pháo phòng không các cỡ nòng, hiện nay theo các thông tin không chính xác, Việt Nam có khoảng 3200 tên lửa các loại từ Strela – 2, S-75 Dvina, S-125 Pechora đến S-300PMU-1 với hàng ngàn súng pháo phòng không các cỡ nòng. \
    Để tích hợp với hệ thống phòng không trên đất liền và bờ biển, đồng thời quản lý tốt vùng trời. Năm 2008 Việt Nam đã thành lập Lực lượng phòng thủ Bờ biển và lực lượng cảnh sát biển Việt Nam, trong biên chế đường không của Cảnh sát biển có các máy bay tuần biển loại CASA C212-400. Ngoài ra, còn được trang bị phối thuộc các máy bay trực thăng trên biển nhằm mục đích cứu hộ, yểm trợ và trinh sát chống ngầm EC-225S và Ka – 27, 31.

    [​IMG]Máy bay C212-400.


    'Tiến thẳng lên hiện đại'
    Trong giai đoạn mới, cùng với sự phát triển của nền kinh tế hải dương trên Biển Đông, lực lượng không quân Việt Nam có định hướng trên một tầm cao mới và là một trong các quân binh chủng được ưu tiên 'tiến thẳng lên hiện đại'. Bộ tư lệnh Không quân mong muốn có được khả năng quản lý toàn bộ không phận. hải phận và đường biên giới trên bộ với các nước láng giềng như Trung Quốc, Lào, Campuchia.
    Sự thay đổi tình hình kinh tế, chính trị trên trường thế giới, sự phát triển các lực lượng chiến đấu hiện đại như Hải quân, hải quân đánh bộ, đặc nhiệm đổ bộ đường không đòi hỏi Không quân phải có bước phát triển tích cực. Các binh chủng như Không quân tiêm kích ném bom, không quân tiêm kích, không quân vận tải và đổ bộ đường không, chỉ huy trên không, tình báo, trinh sát và cảnh báo sớm, trực thăng chiến đấu ….đều đang có những nhu cầu cấp thiết phải tăng cường phương tiện,vũ khí trang bị và hiện đại hóa lực lượng.

    [​IMG]Tiêm kích đa nhiệm Su-30 của không quân Việt Nam.

    Một phần lớn phụ thuộc vào tiềm lực kinh tế đất nước, hiện nay lực lượng Không quân đang có 4 trung đoàn được trang bị máy bay tiêm kích ném bom chủng loại Su bao gồm 45 chiếc Su-27/30MK2 nhập khẩu từ Nga, các máy bay hiện đại này đóng vai trò chủ chốt trong lực lượng không quân tấn công chủ lực của không quân Việt Nam. Tương lai gần, để đảm bảo phòng thủ bờ biển, các vùng kinh tế biển và hải đảo, nếu đúng theo kế hoạch, Không quân Việt Nam sẽ tiếp nhận máy bay cường kích Su–34 với mục đích từng bước thay thế các máy bay Su–22 đã lỗi thời, khi Su–34 có được quy chế xuất khẩu.

    [​IMG]Máy bay cường kích ném bom Su-34.[​IMG]JAS-39 Gripen,.


    Để thực hiện nhiệm vụ phòng không và bảo vệ không phận biển, lực lượng Không quân Việt Nam có nhiều định hướng phát triển máy bay tiêm kích tầm cao, trong đó MiG –29 hiện đại hóa sâu cũng là một trong những loại máy bay tiêm kích tiềm năng do giá thành hạ và rất phù hợp với nghệ thuật tác chiến không quân Việt Nam. Ngoài ra, cũng có nhiều thông tin cho rằng Việt Nam có thể lựa chọn các loại máy bay khác có tính năng tương đương như JAS-39 Gripen của Thụy Điển và MiG 35 của Nga.
    Trong không quân Việt Nam, có nhiều ý kiến về việc lựa chọn các mẫu máy bay tiêm kích có khả năng đáp ứng yêu cầu kỹ chiến thuật và nghệ thuật tác chiến đường không của Việt Nam với xu hướng thiên về phòng thủ linh hoạt. Có một điểm đáng chú ý là các cán bộ lãnh đạo quân chủng PK-KQ Việt Nam hầu hết đều được đào tạo ở Nga. Vũ khí trang bị tác chiến trên không và trên biển, nếu không muốn có một kho vũ khí đa chủng loại, cũng phần lớn có từ Liên xô cũ, quá trình tích hợp hệ thống điều khiển vũ khí đơn giản hơn rất nhiều lần. Nhưng cũng không loại trừ khả năng các nhà cung cấp sản phẩm quốc phòng như Thụy Điển có thể cung cấp thêm các cải tiến mới nhằm tương thích hóa các loại vũ khí hiện có của Việt Nam.
    Bộ tư lệnh PK-KQ Việt Nam có mong muốn thay đổi loại máy bay huấn luyện mới, có khả năng đa nhiệm hơn nhằm tăng cường năng lực tác chiến đường không và huấn luyện chiến đấu. Nhà nước Việt Nam có xu hướng lựa chọn máy bay Yak 130 để thay thế dần các L-39 đã tương đối lỗi thời. Đã có kể hoạch nhập khẩu 12 chiếc Yak – 130 trong giai đoạn từ năm 2015 đến 2025. Nhưng các giảng viên – sĩ quan huấn luyện thì không thích loại Yak 130 lắm do đã thử nghiệm nó tại Nga vào năm 2011, do đó hiện nay đang có một cuộc cạnh tranh nhỏ giữa Yak và các máy bay huấn luyện cải tiển sâu của L-39 là máy bay huấn luyện chiến đấu L-159 ALCA, theo các chuyên gia phỏng đoán thì L-159 có nhiều cơ hội hơn.
    Việt Nam cũng đang hình thành lữ đoàn tàu ngầm và phòng tác chiến tàu ngầm thúc đẩy sự xuất hiện lực lượng chống ngầm và quản lý biển. Đó là các máy bay trinh sát chống ngầm và tác chiến chống ngầm thế hệ mới, có khả năng liên kết với lực lượng hải quân chống ngầm và bảo vệ tài nguyên khoáng sản thềm lục địa. Có nhiều thông tin cho rằng Việt Nam đang tăng cường năng lực chống ngầm của không quân bằng các máy bay chống ngầm P-3 Orion của Mỹ. Nhưng cũng có những ý kiến khác cho rằng, Việt Nam nên nhập máy bay chống ngầm P-1 của Nhật Bản do Nhật đã có kinh nghiệm sử dụng P-3 lâu năm và máy bay chống ngầm của Nhật Bản chắc chắn sẽ hoạt động tốt hơn nhiều so với P-3 Orion đã lỗi thời.
    Hiện nay đang có một cuộc cạnh tranh giữa Lockheed và Kawasaki trong cuộc chiến dành ưu thế về máy bay chống ngầm ở Đông Nam Á, Lockheed có ưu thế dựa trên cơ sở P-3 đã được khai thác sử dụng lâu năm và đã chứng minh được ưu thế của mình trên biển về sử dụng, Kawasaki đang cố gắng tận dụng ưu thế công nghệ và khả năng thích ứng của mình đối với mọi loại vũ khí, trang bị mà Việt Nam đang có trong biên chế, cũng như khả năng đáp ứng các yêu cầu về hậu cần kỹ thuật, vốn đã rất hạn chế ở một công ty nổi tiếng của P-3.

    [​IMG]AN-26 không quân Việt Nam.


    Trong giai đoạn gần đây, sự hình thành lực lượng KQHQ và lực lượng hải quân đánh bộ, lực lượng đặc nhiệm chống khủng bố được tăng cường thêm khả năng đổ bộ đường không (nhẩy dù) đã xuất hiện thêm yêu cầu mới của phương tiện vận tải đường không tấn công tầm xa, có khả năng trong tương lai gần, Việt Nam sẽ tiếp tục nhập khẩu các máy bay An-26 hoặc các máy bay vận tải quân sự khác nhằm tăng cường khả năng độ bộ của các lực lượng nhảy dù đang từng bước hình thành và phát triển.

    [​IMG]Máy bay không người lái do Việt Nam tự sản xuất tiến hành bay thử nghiệm.
    Sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của lực lượng Không quân Việt Nam, trong đó có KQHQ và lực lượng tác chiến trên biển đòi hỏi Việt Nam phải có các máy bay tác chiến điện tử, trinh sát đường không và chỉ huy trên không. Theo những thông tin được cập nhật gần đây. Việt Nam đã từng sử dụng An-26 như máy bay chỉ huy trên không trong các chuyến bay tuần tiễu biển và trong tương lai gần, sẽ cần đến ít nhất là 2 máy bay trinh sát điện tử, dẫn đường và điều hành tác chiến trên không AWACS. Xu hướng sẽ đặt hàng máy bay CASA EC-295 được coi là khả thi hơn tất cả các loại máy bay AWACS khác đang có trên thị trường thế giới.

    Ngoài ra, Việt Nam đang tích cực nghiên cứu phát triển cũng như hợp tác với các nước khác, trong đó có Berarus nhằm mua sắm, nghiên cứu và phát triển các máy bay không người lái tuần biển. Đã có những máy bay không người lái Việt Nam được thử nghiệm bay và tiến hành các hoạt động không ảnh trên vùng biển chủ quyền. Trong tương lai gần, có thể sẽ xuất hiện những đơn vị máy bay tuần tiễu, trinh sát, chống ngầm và cảnh báo sớm Không người lái.
    Nhìn chung toàn cảnh phát triển của lực lượng Không quân Việt Nam, có thể nhận thấy, lực lượng Không quân Việt Nam đang nỗ lực phát triển để trở thành một lực lượng Không quân hùng mạnh trong khu vực, có trang thiết bị và công nghệ hiện đại, đáp ứng yêu cầu bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước.
  10. sinofan

    sinofan Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    17
    Indonesia đua Su-30MK2 với Việt Nam
    Truyền thông Indonesia cho biết Nga đã hoàn việc chuyển giao 2 chiếc tiêm kích Su-30MK2 cuối cùng cho Indonesia theo hợp đồng ký năm 2011.

    Việt Nam mua thêm 12 Su-30MK2 "khủng"
    Nga chuyển hai chiếc Su-30MK2 sang Indonesia
    Indonesia mua thêm 6 chiến đấu cơ Su-30MK2
    Việt Nam bảo vệ biển đảo khi thêm 12 tiêm kích Su-30MK2

    Theo tờ Bưu điện Jakarta, hai chiếc Su-30MK2 này đã được đưa về căn cứ không quân Sultan Hasanuddin hôm 4/9 vừa qua.
    Một chiếc máy bay vận tải quân sự An-124 Ruslan của Nga đã chở 2 chiếc Su-30MK2 đến Indonesia dưới dạng tháo rời.

    Trong những ngày tới, 13 chuyên gia Nga sẽ chịu trách nhiệm lắp ráp hoàn chỉnh 2 chiếc tiêm kích này.
    [​IMG]
    Ảnh: Sức mạnh mới của Không quân Indonesia


    Tiêm kích Su-30MK2 của Indonesia
    Tiêm kích Su-30MK2 của Indonesia
    Theo một hợp đồng ký năm 2011, Indonesia đặt mua 6 chiếc Su-30MK2 của Nga. Hai chiếc đầu tiên trong gói này đã được Nga chuyển giao cho Indonesia từ cuối tháng 2 vừa qua. Hai chiếc tiếp theo được đưa tới Indonesia vào tháng 5.

    Như vậy, với 2 chiếc Su-30MK2 vừa nhận, Indonesia hiện sở hữu tổng cộng 16 chiếc Su các loại (gồm Su-27SK/SKM và Su-30MK/MK2).

    Indonesia sẽ mua vũ khí trang bị cho những chiếc Su này theo các hợp đồng riêng rẽ.

    Hồi cuối tháng 3, sau khi nhận 2 chiếc Su-30MK2 đầu tiên, phát biểu tại một hội nghị quân sự ở Jakarta, Bộ trưởng Quốc phòng Purnomo Yusgiantoro cho biết nước này có kế hoạch sẽ mua thêm 16 máy bay chiến đấu Su của Nga.

    Indonesia hiện có dàn Su 16 chiếc các loại
    Indonesia hiện có dàn Su 16 chiếc các loại
    Ở khu vực Đông Nam Á còn có Việt Nam cũng mua Su-30MK2 của Nga. Kể từ năm 2004, Việt Nam đã nhận tổng cộng 24 chiếc tiêm kích loại này. Theo báo Nga, Nga và Việt Nam vừa ký một hợp đồng mới về việc Nga bán 12 chiếc Su-30MK2 cho Việt Nam.
    [​IMG]

    Hợp đồng này được ký kết vào giữa tháng 8/2013 và đây là hợp đồng thứ ba Nga bán loại tiêm kích dòng Su này cho Không quân Việt Nam.

    Việt Nam bảo vệ biển đảo khi thêm 12 tiêm kích Su-30MK2
    Tổng giá trị của hợp đồng mới theo các nguồn tin khác nhau là từ 450-600 triệu USD. Được biết, việc đàm phán hợp đồng mới này được hai bên tiến hành từ năm 2010. Khi đó, nhiều tờ báo Nga đưa tin Việt Nam có ý định mua 20 chiếc Su-30MK2.
    [​IMG]
    Như vậy, trong những năm tới Việt Nam sẽ có tổng cộng 36 chiếc Su-30MK2. Đây là loại tiêm kích đa năng có thể tán công mục tiêu trên không, trên bộ, trên biển bằng vũ khí chính xác cao. Ngoài ra Su-30MK2 còn có khả năng chế áp phòng không đối phương.

    Việt Nam đã nhận 24 chiếc Su-30MK2 và trong những năm tới con số này sẽ là 36 chiếc
    Việt Nam đã nhận 24 chiếc Su-30MK2 và trong những năm tới con số này sẽ là 36 chiếc
    Su-30MK2 có thể được trang bị các vũ khí tối tân hiện nay như pháo GSh-30-1 cỡ 30mm, tên lửa đối không tầm nhiệt Vympel R-73.

    Su-30MK2 còn được trang bị tên lửa không đối không tầm trung R-27 có tầm bắn 70-80km, trang bị đầu tự dẫn radar bán chủ động hoặc đầu tự dẫn hồng ngoại. R-77 có tầm bắn 80km, có thể đánh chặn mục tiêu ở độ cao 5m-25km.
    [​IMG]Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 900x540.[​IMG]
    Mỗi chiếc Su-MK2 còn có thể mang theo 6 quả bom KAB-500 (500 kg) hoặc 3 bom KAB-1500 (1.500 kg). Máy bay có thể ném bom từ độ cao 1-15 km và với tốc độ trong khoảng 550-1.700 km/h.

    Đặc biệt, Su-30MK2 còn được trang bị tên lửa Kh-31P với khả năng tiêu diệt mọi hệ thống radar đặt trên mặt đất hoặc trên chiến hạm.

    Kh-31P có khả năng tấn công mục tiêu ở tầm bắn tối đa tới 110km. Với đầu đạn nặng 87kg, nó đủ sức phá hủy làm ngừng hoạt động mọi đài radar đối phương. Su-30MK2 còn được trang bị tên lửa Kh-59MK.


    Nguồn
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-k...t-nam-2354215/

    Không biết ai đua ai ? trong khi Indo đang rục rịch chuẩn bị hợp tác với TQ-Pakistan sản xuất JF-17 Gen 4.5, rồi với HQ Gen 5, Indo cũng là nước có Sigma trước VN

Chia sẻ trang này