1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếp tục bàn xem tiềm lực quân sự nước ta và các bạn trong khu vực Đông Nam Á

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 06/12/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Minhtue

    Minhtue Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2012
    Bài viết:
    565
    Đã được thích:
    181
    Không biết ai đua ai ? trong khi Indo đang rục rịch chuẩn bị hợp tác với TQ-Pakistan sản xuất JF-17 Gen 4.5, rồi với HQ Gen 5, Indo cũng là nước có Sigma trước VN​
    [/QUOTE]

    Đến thằng bố Chi nờ còn chả biết đến ngày nào tháng nào hoàn thiện cái của nợ J-20 nữa là nói đến thằng con Pakistan hay Indo. Mà chán Mút Con C rồi à mà lại chuyển sang Sờ L V hả con trai.:))
  2. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Mỹ bán vũ khí cho Indonesia, tạo đối trọng Biển Đông

    theo Tiền Phong

    Tờ Asia weekly của Hồng Kông số mới nhất đăng tải bài viết có nhan đề “Đằng sau sự hợp tác quân sự giữa Mỹ và Indonesia”.


    Asia nhận định Washington đồng ý bán cho Jakarta lô vũ khí quân sự mà Jakarta đã đề nghị từ lâu và tăng cường hợp tác quân sự song phương không chỉ vì ngắm vị trí địa lý quan trọng của Indonesia, mà còn là để đối phó và tạo thế đối trọng với mối quan hệ hợp tác quân sự ngày càng mật thiết giữa Bắc Kinh và Jakarta.
    Bộ quốc phòng và cơ quan quân sự Indonesia có hai chương trình nghị sự thu hút sự quan tâm của dư luận thế giới mới đây: Một là tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono trên cương vị thống soái tối cao các lực lượng vũ trang Indonesia đã thay đổi nhân sự đối với vị trí Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Indonesia. Thượng tướng Moeldoko mới đảm nhiệm chức Tổng tham mưu trưởng lục quân được mấy tháng sẽ lên làm Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang của nước này thay Đô đốc Agus Suhartono, người đã nghỉ hưu trong tháng 8 vừa qua. Trung tướng lục quân Budiman – nguyên tổng thư ký Bộ quốc phòng Indonesia sẽ được bổ nhiệm làm Tổng tham mưu trưởng lục quân.

    [​IMG]
    Mỹ bán cho Indonesia 8 chiếc trực thăng Apache AH-64E tối tân.

    Thứ hai là Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel thăm Jakarta 2 ngày, sau khi có cuộc hội ngộ với tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono đã tuyên bố Mỹ sẽ bán cho Indonesia 8 chiếc máy bay trực thăng tấn công Apache AH-64E để quân đội Indonesia sử dụng. Hợp đồng giao dịch quân sự này tổng trị giá 500 triệu USD - một con số không nhỏ so với các hợp đồng mua vũ khí khác của Indonesia trong vài năm trở lại đây. Khi đưa tin về sự kiện này, các tờ báo Indonesia đặc biệt chỉ ra rằng đây là sản phẩm mới nhất của máy bay trực thăng Apache, hiện đại hơn cả 19 chiếc máy bay AH-64D mà nước láng giềng Singapore của nước này đang sở hữu.
    Ông Hagel chỉ ra rằng, Mỹ coi châu Á là khu vực buộc phải ưu tiên hàng đầu vì khu vực này có ảnh hưởng hết sức quan trọng đối với tương lai của nước Mỹ, phía Mỹ cho rằng rất cần phải thắt chặt mối quan hệ mật thiết với các nước châu Á – trong đó có Indonesia. Ông Hagel nêu rõ, tổng thống Mỹ Obama đề ra chiến lược trở lại châu Á và chính sách ngoại giao tái cân bằng châu Á, không chỉ đơn thuần là mở rộng sự hợp tác trong lĩnh vực an ninh và quân sự, mà còn phải nâng cao mối quan hệ trên các phương diện kinh tế thương mại và văn hóa, giáo dục.
    Ông Hagel chỉ rõ, trong ASEAN và các tổ chức đa phương khác, Indonesia đã để lại ấn tượng tượng sâu sắc ở các sự vụ mang tính khu vực và toàn cầu. Trong cuộc hội đàm với tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono, hai bên đã bàn về cục diện châu Á – Thái Bình Dương, trong đó bao gồm nhiều vấn đề ảnh hưởng lớn đến thế giới.
    Trước chuyến thăm đầu tiên của tân Bộ trưởng quốc phòng Mỹ tới Indonesia, dư luận nước này tập trung nhiều vào vấn đề hợp đồng quân sự, phái Mỹ đồng ý bán cho Indonesia 8 chiếc máy bay trực thăng tấn công Apache hiện đại nhất, chứng tỏ lệnh cấm vận quân sự của Washinton đối với Jakarta đã được xóa bỏ hoàn toàn. Đồng thời hợp đồng này cũng cho thấy phía Mỹ quan tâm đến hoạt động hiện đại hóa hệ thống vũ khí của Indonesia hiện nay, trong quá trình thực hiện chính sách trở lại châu Á trong thời gian tới, với vai trò là nước lớn ở Đông Nam Á, Indonesia bị Mỹ coi là đối tác chiến lược quan trọng nhất.
    Tờ Asia Weekly cho rằng, thực ra trong chuyến thăm Indonesia vào cuối năm 2011, tổng thống Obama đã quyết định khôi phục hoàn toàn mối quan hệ bán vũ khí và hợp tác quốc phòng với Indonesia, trong đó dự án quan trọng nhất là tặng 23 chiếc máy bay chiến đấu F-16 đã được cải tạo lại cho quân đội nước này. Mặc dù do vấn đề kinh phí cải tạo lên tới 750 triệu USD đã bị Quốc hội Indonesia phản đối, nhưng kế hoạch quyên tặng này không bị ảnh hưởng, lô máy bay đầu tiên được cải tạo tính năng có thể sẽ bàn giao cho Indonesia trong năm 2014.

    [​IMG]
    Một lô máy bay chiến đấu F-16 cũng được Mỹ tặng cho Indonesia do vị trí địa chính trị quan trọng của quốc gia này.

    Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Purnomo Yusgiantoro tiết lộ, nước này sắp triển khai cuộc đàm phán bàn về hợp đồng mua máy bay trực thăng với Mỹ. Indonesia sẽ tập trung xây dựng lực lượng máy bay trực thăng tấn công với loại máy bay Apache đóng vai trò nòng cốt, do lục quân Indonesia chỉ huy.
    Vị bộ trưởng rất đánh giá cao việc chính phủ Mỹ tăng cường mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực quân sự với Indonesia, dự án bán máy bay trực thăng tấn công Apache là một trong những khâu hợp tác quan trọng. Ngoài ra có thông tin quân đội Mỹ đã quyết định tổ chức tập trận chung với lực lượng thủy quân lục chiến Indonesia.
    Kể từ cuối thế kỷ XX trở lại đây, do ngân sách chi cho quốc phòng hạn hẹp, rất nhiều hệ thống vũ khí cũ của Indonesia không được đổi mới, nhiều loại vũ khí tác chiến tụt hậu so với các nước láng giềng như Malaysia, Singapore. Chính vì thế kế hoạch mua máy bay trực thăng hiện đại và thành lập lực lượng máy bay trực thăng chiến đấu đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của Quốc hội và dư luận nước này. Chỉ có một vài người thắc mắc về vấn đề giá mua quá cao, đề nghị Bộ quốc phòng nước này phải minh bạch hóa.
    Kompas - tờ báo có ảnh hưởng lớn ở Jakarta đã đăng tải bài xã luận và chỉ ra rằng, Mỹ đồng ý bán máy bay trực thăng Apache cho Indonesia là thể hiện tầm quan trọng của quốc gia này trong quá trình sắp xếp binh lực của Mỹ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là trong chiến lược ở Đông Nam Á. Trong cuộc gặp gỡ với ông Purnomo Yusgiantoro, ông Hagel đã nói rằng, phái Mỹ quyết tâm hỗ trợ Indonesia xây dựng lực lượng quân sự, một đất nước Indonesia hùng mạnh sẽ có lợi cho cả khu vực này.
    Bài xã luận chỉ ra rằng Biển Đông xảy ra tranh chấp, Indonesia sẽ được đóng vai trò quan trọng hơn, Indonesia có quan hệ tốt với tất cả các nước đang bị cuốn vào cuộc tranh chấp này, chính vì thế quốc gia này có thể đóng vai của nước hòa giải tranh chấp. Kompas cũng chỉ ra rằng do Indonesia có vị trí địa lý quan trọng nên việc tăng cường mối quan hệ thân thiện với Indonesia là rất quan trọng đối với Mỹ. Hải vực Indonesia là con đường mà Hạm đội tàu chiến số 7 của Mỹ buộc phải đi qua, vấn đề là làm thế nào để Jakarta có thể hưởng lợi trong vấn đề này.
    Có nhà phân tích cho rằng, Washington đồng ý trước yêu cầu nhập khẩu vũ khí mà Jakarta đưa ra từ lâu và tăng cường hợp tác quân sự song phương cũng là để đối phó và tạo thế cân bằng với mối quan hệ hợp tác quân sự ngày càng mật thiết giữa Bắc Kinh và Jakarta.
  3. suhomang

    suhomang Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2012
    Bài viết:
    15.659
    Đã được thích:
    1.839
  4. sinofan

    sinofan Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    17
    Không quân Thái Lan vượt Việt Nam, Singapore đứng đầu ĐNA?

    (Vũ khí) - Nhờ vào hợp đồng mua sắm các máy bay chiến đấu Gripen mới, Không quân Hoàng gia Thái Lan đang hướng tới mục tiêu trở thành lực lượng đứng đầu trong khu vực các quốc gia Đông Nam Á vào năm 2019.


    Tờ Bangkok Post dẫn lời của Tổng Tư lệnh Quân đội Thái Lan Thanasak Patimapragorn cho biết vào hôm 12/9 rằng, Lực lượng không quân Thái Lan có thể vươn lên dẫn đầu trong khu vực Đông Nam Á vào năm 2019 theo đúng kế hoạch.

    Ông Patimapragorn nói với các nhà báo rằng, các quốc gia khác đã ca ngợi hợp đồng mua máy bay chiến đấu Gripen của không quân Thái Lan, và rằng họ sẽ tích hợp hệ thống thông tin của mình với Lục quân và Hải quân Hoàng gia Thái Lan trong tương lai.

    Theo Tổng tham mưu trưởng lực lượng vũ trang Thái Lan, hợp đồng mua sắm máy bay chiến đấu Gripen nhằm mục đích quốc phòng để chống lại các mối đe dọa trong tương lai và không phải chiến tranh.

    [​IMG]
    Phi đội các chiến đấu cơ JAS-39 Gripen của Không quân Thái Lan

    Ông nói rằng, các máy bay chiến đấu này sẽ trở thành một bộ phận của các lực lượng gìn giữ hòa bình Đông Nam Á khi Cộng đồng các quốc gia Asean (AC) chính thức được hình thành vào năm 2015.

    Không quân Hoàng gia Thái Lan đã mua những máy bay chiến đấu tiên tiến JAS-39 Gripen từ Saab - một công ty hàng không vũ trụ của Thụy Điển, để thay thế cho các máy bay chiến đấu F-5 đã lỗi thời do Mỹ phát triển, những máy bay này đã phải ngừng hoạt động vào năm 2007.

    Hợp đồng mua sắm sẽ có 2 đợt. Đợt đầu tiên gồm 6 chiếc máy bay chiến đấu Gripen, một chiếc máy bay cảnh báo sớm Saab 340 AEW và một chiếc máy bay vận tải Saab 340 B1, các hợp đồng trên đã được triển khai dần dần từ năm 2010 tới năm 2011, trong khi giai đoạn mua sắm thứ hai gồm 6 chiếc Gripen và 01 chiếc máy bay giám sát và cảnh báo sớm trên không Saab 340 AEW có thể sẽ được ký kết trong năm nay.

    Láo thật, vậy Su-30MK2V để làm cảnh à :-w
  5. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Indonesia lắp radar tối tân cho tàu chiến 34 tuổi


    (Kienthuc.net.vn) - Hải quân Indonesia đã quyết định mua hệ thống radar hiện đại SCANTER 4100 để hiện đại hóa tàu hộ hạng nhẹ lớp Fatahillah.






    Theo trang Thông tin Công nghệ Quốc phòng Trung Quốc đưa tin, công ty Ultra Electronics (Anh Quốc) đã lựa chọn radar trinh sát vùng trời/vùng biển SCANTER 4100 của hãng Terma Đan Mạch để tích hợp lên tàu hộ vệ tên lửa lớp Fatahillah của Hải quân Indonesia.

    Công ty Terma và Ultra hy vọng mùa thu năm nay hai bên sẽ đạt được hiệp định về dự án hợp tác.

    Trước đó, Ultra Electronics của Anh đã ký hợp đồng với Bộ quốc phòng Indonesia để hiện đại hóa giai đoạn trung hạn cho các tàu hộ vệ lớp Fatahillah.
    [​IMG] Tàu hộ vệ 34 năm tuổi Fatahillah.


    Hệ thống radar trinh sát vùng trời/vùng biển SCANTER 4100 là một loại radar công nghệ hiện đại và được trang bị linh kiện và thiết bị điện tử mới nhất, tính năng của nó so với radar SCANTER 6000 được cải thiện rõ rệt.

    Loại radar này có thể hỗ trợ cho máy bay không người lái và trực thăng tác chiến, có khả năng tìm kiếm đối với mục tiêu quan trọng cỡ nhỏ ở khoảng cách gần, khoảng cách tìm kiếm tối đa đối với mục tiêu trên không và tên lửa hành trình là 96 km.
    [​IMG]Radar trinh sát SCANTER 4100.


    Tàu hộ vệ tên lửa lớp Fatahillah được Indonesia mua của Hà Lan từ năm 1977, hiện có 3 chiếc còn phục vụ. Con tàu có lượng giãn nước khoảng 1.450 tấn, dài 84m, thủy thủ đoàn 89 người. Tàu được trang bị pháo hải quân cỡ 120mm, pháo phòng không 40mm, 4 tên lửa chống tàu Exocet và hệ thống chống tàu ngầm trang bị ngư lôi hạng nhẹ 324mm Mk46.

    Không quân Việt Nam mua vận tải cơ L-410?


    (Kienthuc.net.vn) - Có khả năng Việt Nam đã mua máy bay vận tải tầm ngắn L-410 do Cộng hòa Czech chế tạo trang bị cho không quân.




    Theo báo Quân đội Nhân dân, sáng 17/4, tại Đà Nẵng, Cục Kỹ thuật (Quân chủng Phòng không - Không quân) đã tổ chức Hội nghị tập huấn ngành máy bay động cơ (MBĐC) năm 2013 cho 80 đồng chí là chủ nhiệm, phó chủ nhiệm Kỹ thuật, trưởng ban, trợ lý MBĐC các đơn vị không quân, Học viện Phòng không – Không quân, Trường Sĩ quan Không quân, Giám đốc, Phó Giám đốc kỹ thuật các nhà máy sửa chữa Kỹ thuật hàng không A32, A42, A41, A45.
    Trong thời gian hai ngày tập huấn, các học viên được giới thiệu về vũ khí trang bị mới như máy bay CASA-212, L-410, DH-6, EC-255; thống nhất cách tính hệ số kỹ thuật, cách đăng ký ghi chép hồ sơ, lý lịch của Kỹ thuật hàng không khi xuất xưởng tại nhà máy và trong quá trình khai thác sử dụng tại đơn vị; thống nhất các loại mẫu biểu, nội dung và các qui định của báo cáo kỹ thuật chuyên ngành MBĐC trong toàn Quân chủng; tham quan thực tế dây chuyền sửa chữa máy bay của Nhà máy A32.
    [​IMG] Hội nghị tập huấn ngành máy bay động cơ.

    Điều đặc biệt là trong số những loại máy bay mà các học viên được giới thiệu tại Hội nghị tập huấn ngành máy bay động cơ có sự xuất hiện của cái tên L-410 – một loại máy bay vận tải hạng nhẹ do Cộng hòa Czech chế tạo chưa bao giờ phục vụ trong quân đội ta.
    Việc L-410 xuất hiện trong danh sách vũ khí trang bị mới mà các học viện của trường không quân, nhà máy hàng không quân sự cho thấy, có thể trong tương lai gần L-410 sẽ có mặt trong Không quân Nhân dân Việt Nam. Hay dễ hiểu hơn là chúng ta có thể đã ký mua máy bay L-410.
    L-410 có "tên họ" đầy đủ là L-410 Turbolet - máy bay vận tải 2 động cơ tầm ngắn do nhà sản xuất LET Cộng hòa Czech nghiên cứu phát triển và được sản xuất từ 1971 tới tận ngày nay. Hiện, có khoảng 1.000 chiếc phục vụ rộng rãi trong lĩnh vực dân sự, quân sự ở khoảng 9-10 quốc gia trên thế giới. Ở khu vực Đông Nam Á, có Philippines đang sử dụng L-410 cho hoạt động bay chở khách.
    [​IMG] Vận tải cơ hạng nhẹ L-410 Turbolet phục vụ trong Không quân Nga.

    L-410 Turbolet dài 14,42m, cao 5,83m, sải cánh 19,48m, trọng lượng cất cánh tối đa 6,4 tấn, máy bay có tải trọng 1,6 tấn hàng hóa hoặc chở 19 người. Máy bay được trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt Walter M601E cho phép đạt tốc độ tối đa 380km/h ở trần bay 4,2km hoặc tốc độ hành trình 365km, tầm bay tới gần 1.400km.
    Trong những năm gần đây, Việt Nam đang từng bước hiện đại hóa trang bị máy bay không quân đáp ứng yêu cầu bảo vệ đất nước trong tình hình mới. Chúng ta đã có hợp đồng lớn mua tiêm kích đa năng Su-27SK, Su-30MK2 và một số máy bay trinh sát biển. Đối với lực lượng không quân vận tải cũng đang bước đầu hiện đại hóa.
    Gần đây, đã có thông tin việc Việt Nam bày tỏ quan tâm tới loại máy bay vận tải hạng trung CN295 do Công ty PT Dirgantara Indonesia và hãng Airbus Military hợp tác sản xuất.
    “Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh có kế hoạch gửi một phái đoàn không quân đến để nghiên cứu ngành công nghiệp hàng không Indonesia và tìm hiểu thêm về CN295”, hãng tin Antara Indonesia viết. PT Dirgantara hy vọng Việt Nam sẽ đặt hàng mua 3 vận tải cơ CN295.
  6. sinofan

    sinofan Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    17
    Singapore sắm tên lửa mạnh gần bằng nửa S-300 VN

    (Kienthuc.net.vn) - Bộ Quốc phòng Singapore đã quyết định mua hệ thống phòng không Aster 30 có tầm bắn gần một nửa S-300PMU-1 của Việt Nam.



    Hãng thông tấn AFP dẫn nguồn tin Bộ Quốc phòng Singapore, nước này sẽ mua hệ thống phòng không của châu Âu để thay thế cho các khẩu đội tên lửa HAWK do Mỹ chế tạo đã lỗi thời.
    Bộ trưởng Quốc phòng Ng Eng Hen cho biết, hệ thống tên lửa đất đối không ASTER 30 do Tập đoàn MBDA (Cộng hòa Pháp) phát triển cho phép bảo vệ nước này chống lại nhiều mối đe dọa trên không gồm cả tiêm kích phản lực, trực thăng, UAV và vũ khí chính xác cao.
    “ASTER 30 mạnh hơn gấp nhiều lần hệ thống phòng không I-HAWK của chúng ta”, ông Ng Eng Hen nói với Quốc hội. Tuy nhiên, ông này không tiết lộ giá trị của bản hợp đồng này.
    “Hệ thống ASTER 30 được sử dụng ở Pháp, Italy sẽ cung cấp sự bảo vệ thành phố với khả năng chống tên lửa và máy bay lên tới 70km”, Bộ Quốc phòng Singapore cho biết.
    [​IMG]
    Thử nghiệm đạn tên lửa Aster-30.


    Hiện nay, trong biên chế Quân đội Singapore chỉ có hệ thống phòng không I-HAWK do Mỹ chế tạo, đạt tầm bắn tối đa khoảng 40km. Ngoài ra, còn có hệ thống phòng không tầm ngắn Spyder với cự ly 15km.
    Bộ trưởng Ng Eng Hen cũng tiết lộ thêm rằng, Singapore đang tìm cách nâng cấp phi đội máy bay tiêm kích F-16 với việc hiện đại hóa hệ thống điện tử và kéo dài tuổi thọ. Bên cạnh đó, Bộ Quốc phòng Singapore vẫn tiếp tục đánh giá tiêm kích tàng hình F-35 JSF như là sự thay thế cho máy bay tiêm kích cũ của nước này.
    Tuy chỉ là đất nước có diện tích nhỏ bé ở Đông Nam Á, nhưng Singapore lại là quốc gia có ngân sách quốc phòng lớn nhất khu vực. Theo công bố chính thức, ngân sách quốc phòng năm 2013 của Singapore khoảng 9,79 tỷ USD, tăng hơn so với năm 2012.

    Cái đệt ! láo thật, S-300 là mạnh nhất thế giới dòng tên lửa PKXK, sao giám mạng gần bằng được !
  7. sinofan

    sinofan Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    17
    Sức mạnh Không quân Việt Nam: Số 2 Đông Nam Á
    http://www.baomoi.com/Suc-manh-Khong...9/11956821.epi

    Quote:
    Không quân Thái Lan đang có tham vọng vươn lên đứng đầu ĐNA, tuy nhiên xét về lực lượng, hiện Không quân nước này còn đứng sau Singapore và Việt Nam.

    [​IMG]
    Không quân nhân dân Việt Nam được thành lập vào ngày 03/03/1955, ngay sau khi thành lập, tuy non kém về kinh nghiệm, thiếu thốn về trang thiết bị nhưng Không quân nhân dân Việt Nam đã giành được những chiến công hiển hách trước Không quân Mỹ. Sau khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, Không quân Việt Nam lại tiếp tục tham chiến trên chiến trường Tây Nam. Những chiếc trực thăng tấn công Mi-24 thực hiện nhiệm vụ chi viện hỏa lực, tiêu diệt các tiền đồn và truy quét tàn quân Khơ-me đỏ. Trong ảnh: Tiêm kích Su-30MK2)

    [​IMG]
    Những năm 1980, Không quân Việt Nam đã được Liên Xô chuyển giao cường kích tấn công mặt đất Su-22M, đưa Việt Nam trở thành quốc gia Đông Nam Á có phi đội máy bay chiến đấu hùng mạnh. Vào thời điểm đó có khoảng 250 chiếc MiG-21 cùng với 40 chiếc Su-22M cùng với số lượng khá lớn máy bay chiến đấu các loại thu giữ được của VNCH. (Trong ảnh: Cường kích Su-22M)

    [​IMG]
    Không quân nhân dân Việt Nam bắt đầu tiến hành quá trình hiện đại hóa vào những năm 1990. Năm 1994, Việt Nam đã đặt mua từ Nga 5 chiếc Su-27SK và 1 chiếc Su-27UBK đưa Việt Nam trở thành quốc gia thứ 2 ở châu Á và đầu tiên ở Đông Nam Á sở hữu tiêm kích tốt nhất thế kỷ 20 này. (Trong ảnh: Tiêm kích Su-27SK)

    [​IMG]
    Đến năm 1996, Việt Nam lại đặt mua tiếp 2 chiếc Su-27SK và 4 chiếc Su-27UBK, tuy nhiên trong quá trình vận chuyển đến Việt Nam, chiếc An-124 chở theo 2 chiếc Su-27UBK đã gặp nạn, sau đó phía Nga bồi thường cho Việt Nam 2 chiếc Su-27PU tiền thân của Su-30. (Trong ảnh: Tiêm kích Su-27SK)

    [​IMG]
    Cuối năm 2003, Việt Nam tiếp tục trở thành khách hàng đầu tiên ở Đông Nam Á sở hữu tiêm kích Su-30MK2 bằng hợp đồng mua 4 chiếc Su-30MK2 tương tự như biến thể Su-30MKK xuất khẩu cho Trung Quốc với một vài cải tiến về hệ thống điện tử và trang bị ghế phóng mới. (Trong ảnh: Tiêm kích Su-30MK2)

    [​IMG]
    Đến năm 2009, Việt Nam tiếp tục ký hợp đồng mua thêm 8 chiếc Su-30MK2, một biến thể được thiết kế chuyên dụng cho nhiệm vụ đánh biển. Năm 2011 Việt Nam tiếp tục ký hợp đồng mua thêm 12 chiếc Su-30MK2 trị giá 1 tỷ USD. (Trong ảnh: Tiêm kích Su-30MK2)

    [​IMG]
    Hợp đồng lần này ngoài máy bay còn đi kèm theo hợp đồng mua tên lửa không đối không tầm ngắn R-73M, tên lửa không đối không tầm trung R-27ER tầm bắn tới 130km, tên lửa chống hạm Kh-31A và tên lửa hành trình không đối đất Kh-29 cùng với bom thông minh các loại. (Trong ảnh: Tiêm kích Su-30MK2)

    [​IMG]
    Hiện Không quân nhân dân Việt Nam có 24 chiếc Su-30MK2. Tuy nhiên ngày 20/8/2013 vừa qua, Việt Nam đã quyết định mua thêm 12 chiếc Su-30MK2 nâng tổng số Su-30MK2 của Việt Nam lên 36 chiếc. Cùng với lực lượng Su-30MK2, Không quân Việt Nam có 12 chiếc Su-27 SK/UBK/PU đưa Việt Nam trở thành quốc gia có phi đội tiêm kích Sukhoi đông đảo nhất khu vực Đông Nam Á. (Trong ảnh: Tiêm kích Su-30MK2)

    [​IMG]
    Trong năm 2005 Việt Nam đã ký hợp đồng mua 40 chiếc cường kích Su-22M3 đã qua sử dụng từ Ba Lan. Đây là biến thể xuất khẩu của Su-17M3, máy bay đã được nâng cấp hệ thống điện tử hàng không, tăng sức chứa nhiên liệu, trang bị bổ sung thêm 2 giá treo vũ khí ở mỗi bên cánh. (Trong ảnh: Cường kích Su-22M3)

    [​IMG]
    Đến năm 2006 Việt Nam tiếp tục mua thêm một số Su-22M4 đã qua sử dụng từ Ukraine và CH Séc cũng như nâng cấp một số Su-22M3 lên chuẩn M4. Su-22M4 được nâng cấp hệ thống điện tử hiện đại hơn, trang bị hệ thống dẫn hướng vô tuyến CHAYKA tương tự như hệ thống dẫn hướng vô tuyến Loran-C, hệ thống dẫn hướng quán tính mới. (Trong ảnh: Cường kích Su-22M3)

    [​IMG]
    Mặc dù Su-22M3/M4 được cho là đã lạc hậu nhưng với chiến lược quốc phòng của Việt Nam cùng điều kiện địa lý thuận lợi sẽ cho phép Su-22 M3/M4 thực hiện những cuộc tập kích đường không tốc độ cao vào biên đội tàu chiến của đối phương bằng sát thủ chống hạm đáng sợ nhất thế giới Kh-31A. (Trong ảnh: Cường kích Su-22M3)

    [​IMG]
    Tuy rằng Không quân nhân dân Việt Nam đã được bổ sung trang bị 36 chiếc tiêm kích Sukhoi hiện đại nhưng nòng cốt trong nhiệm vụ bảo vệ không phận vẫn là những chiếc tiêm kích MiG-21 huyền thoại. MiG-21 của Việt Nam vẫn liên tục được nâng cấp lên các tiêu chuẩn mới hiện đại hơn như: MiG-21 Lancer, MiG-21 Bis và MiG-21-93. Gần đây nhất, MiG-21 của Việt Nam đang được nâng cấp lên tiêu chuẩn Mig-21 -2000 với sự trợ giúp của tập đoàn Công nghiệp hàng không vũ trụ Israel IAI. (Trong ảnh: Tiêm kích MiG-21)

    [​IMG]
    Ngoài lực lượng máy bay chiến đấu hùng hậu, Không quân Việt Nam còn có phi đội trực thăng hùng hậu nhất Đông Nam Á với khoảng 195 chiếc các loại đang hoạt động. Trong đó đông đảo nhất là phi đội trực thăng vận tải đa năng Mi-8 và Mi-17. (Trong ảnh: Trực thăng Mi-17)

    [​IMG]
    Bên cạnh đó Việt Nam cũng đã thành lập Không quân-hải quân với nòng cốt là phi đội trực thăng EC-225 Super Puma và 6 chiếc thủy phi cơ đa dụng DHC-6 Twin Otter series 400. (Trong ảnh: trực thăng EC-225 Super Puma)

    [​IMG]
    Trong tương lai nhiều khả năng Việt Nam sẽ mua từ Mỹ 6 chiếc máy bay tuần tra hàng hải chống ngầm P-3C Orion. Tuy nhiên, điểm hạn chế của Không quân Việt Nam là năng lực vận tải đường không chiến lược. Năng lực vận tải đường không chiến lược của Việt Nam phụ thuộc vào phi đội 10 máy bay vận tải An-26 cùng một số máy bay vận tải hạng nhẹ M-28. (Trong ảnh: Máy bay vận tải An-26)

    [​IMG]
    Bên cạnh đó, Không quân Việt Nam thiếu máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm đường không AWACS. Đây là một hạn chế lớn trong việc xây dựng phi đội chiến đấu hùng mạnh. Trong ảnh: DHC-6 Twin. (Tổng hợp)
  8. nguyenxuanphu

    nguyenxuanphu Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    355
    Đã được thích:
    208
    Bác "quạt tàu" sinofan này có liên quan hay dây mơ rễ má gì với bác "quạt nga " không nhỉ.....nhưng tổng hợp kiểu trên của "quạt tàu" thấy giống là "xì pai" quá..chứ không phải khen đâu..
  9. suhomang

    suhomang Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2012
    Bài viết:
    15.659
    Đã được thích:
    1.839
    Oplot Thái Lan đã thử nghiệm thành công


    [YOUTUBE]DSmB3lYZMYc[/YOUTUBE]​
  10. sinofan

    sinofan Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    17
    Singapore muốn nâng cấp tiêm kích F-16 C/D

    (Kienthuc.net.vn) - Singapore đã chính thức tuyên bố sẽ nâng cấp các máy bay chiến đấu đa năng Lockheed Martin F-16 C/D của nước này.



    "Lực lượng không quân Singapore cần được xem xét nâng cấp các máy bay chiến đấu F-16 của mình. Chúng tôi cần hiện đại hóa hệ thống điện tử và kéo dài tuổi thọ của chúng", Bộ trưởng Quốc phòng Ng Eng Hen phát biểu trước quốc hội.
    Ngài bộ trưởng cũng đã trả lời trước quốc hội về vấn đề đóng cửa căn cứ không quân tại sân bay Paya Lebar, để nhường chỗ cho các dự án khác của quốc gia khan hiếm đất này. Ông đã trình bày các biện pháp để khắc phục sự thiếu hụt và bảo đảm sức mạnh cho không quân nước này.
    Mặc dù đây là lần đầu tiên Singapore công khai tuyên bố ý định nâng cấp những chiếc máy bay F-16 của mình, nhưng từ lâu các nhà phân tích công nghiệp quốc phòng đã dự đoán rằng Singapore sẽ nâng cấp một số, nếu không phải tất cả, 74 chiếc F-16 của họ.
    Ông Ng không đưa ra chi tiết về thời gian bắt đầu nâng cấp, nhưng nguồn tin công nghiệp quốc phòng nói rằng nó có thể bắt đầu vào năm 2015.
    [​IMG]
    Tiêm kích F-16D Block 52 của Không quân Singapore.

    Khoảng 4.500 chiếc F-16 đã được xuất xưởng từ những năm 1970 và xuất khẩu cho 26 quốc gia. Do đó, tiềm năng nâng cấp của chúng là rất lớn.
    Thật vậy, Lockheed Martin đã cho ra mắt chương trình nâng cấp F-16V tại Triển lãm Hàng không Singapore 2012. Trong một bài thuyết trình tại triển lãm, đại diện Lockheed cho biết, hầu hết các máy bay F-16 cũ đều có thể được nâng cấp lên tiêu chuẩn F-16V, tương đương với F-16 Block 60.
    Chương trình nâng cấp F-16 của Singapore có thể là sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà thầu Mỹ, Anh như Lockheed Martin, BAE System và Boeing. Chủ yếu nằm ở hợp đồng cung cấp hệ thống radar, điện tử mới.
    Một yếu tố quan trọng mà Singapore cần cho bất kì chương trình nâng cấp F-16 nào, đó là sự bổ sung radar mảng pha điện tử chủ động (AESA). Raytheon sẽ mang đến radar không chiến RACR (Raytheon Advanced Combat Radar) và Northrop Grumman đưa ra phương án radar SABR (Scalable Agile Beam Radar) với chùm tia quét rộng, đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
    [​IMG]
    Singapore sở hữu nhiều F-16 nhất Đông Nam Á.

    Hiện nay, Singapore là quốc gia sở hữu nhiều máy bay F-16 nhất khu vực Đông Nam Á gồm 74 chiếc F-16C/D Block 52/52+ (gồm 22 chiếc F-16C Block 52 và 52 chiếc F-16D Block 52/52+). Đây cũng là biến thể F-16 hiện đại nhất ở khu vực hiện nay, vượt trội hơn rất nhiều về hệ thống điện tử, vũ khí so với mẫu F-16A/B của Indonesia và Thái Lan.
    Trong đó, biến thể F-16C Block 52 thiết kế với một chỗ ngồi, trang bị hệ thống định vị toàn cầu/dẫn đường quán tính cải tiến. Máy bay có thể mang thêm nhiều vũ khí tiên tiến hơn gồm: tên lửa chống radar AGM-88 Harm; bom thông minh JDAM; bom lượn tinh khôn JSOW.
    Còn mẫu F-16D Block 52+ thiết kế với 2 chỗ ngồi, trang bị hệ thống ngắm tích hợp trên mũ bay DASH-3, thùng dầu phụ 600 Gallon, trang bị được tên lửa đối không tầm trung AIM-120 và tên lửa chống radar AGM-88 Harm.

    So với Su-30MK2 thì thế nào nhĩ các bạn ?

Chia sẻ trang này