1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếp tục bàn xem tiềm lực quân sự nước ta và các bạn trong khu vực Đông Nam Á

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 06/12/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. skyhp

    skyhp Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/12/2010
    Bài viết:
    873
    Đã được thích:
    267
    Tên lửa aster 30 mình nhớ tầm bắn ngang với 9m96e của s300pmu1 mà nhỉ, thế nào đã thành một nửa s300 rồi
  2. sinofan

    sinofan Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    17
    Nga nhận tàu ngầm chậm vì ưu tiên đóng cho VN

    (Kienthuc.net.vn) - Do các nhà máy dồn sức đóng tàu ngầm Kilo cho Việt Nam nên việc chế tạo tàu cho Hải quân Nga phải trì hoãn.



    Arms-Tass dẫn nguồn tin Tổ hợp Công nghiệp Quốc phòng Nga, 5 tàu ngầm phi hạt nhân thuộc lớp Kilo Project 636.3 và lớp Lada Project 677 dự kiến biên chế trang bị Hải quân Nga trong giai đoạn 2015-2017. Trong số đó, 3 tàu Kilo sẽ về Hạm đội Biển Đen, còn lại 2 Lada tới Hạm đội Biển Bắc.
    Các tàu ngầm Project 636.3 do Cục Thiết kế Trung ương các thiết bị hàng hải Rubin thiết kế, lần lượt mang tên Novorossiysk, Rostov-na-Donu và Stary Oskol đang được xây dựng tại nhà máy đóng tàu Admiralty Verfy, St. Petersburg.
    [​IMG]
    Tàu ngầm Kilo của Hải quân Nga.

    Trong đó, tàu Novorossiysk đã xong phần thân tàu. Tuy nhiên, công việc bị trì hoãn do nhà máy thực hiện hợp đồng xuất khẩu 6 tàu ngầm Kilo Project 636 cho Việt Nam.
    Tàu Novorossiysk dự kiến sẽ hạ thủy không trước mùa Xuân năm tới. Trên các tàu Rostov-na-Donu và Stary Oskol hiện tổ chức lắp ráp khối thân.
    Tàu ngầm Kilo Project 636.3 là biến thể dành riêng cho Hải quân Nga với những công nghệ mới trong thiết kế. Thân tàu ngầm có khả năng hấp thụ sóng âm phát ra bởi hệ thống định vị thủy âm chủ động đối phương, do đó do đó làm giảm đáng kể xác suất bị các tàu chiến mặt nước, máy bay chống ngầm hoặc tàu ngầm đối phương phát hiện.
    Những tấm ốp anechoic ở vỏ tàu giúp giảm cường độ âm thanh phát ra từ bên trong tàu ngầm, thêm khả năng “tắt” động cơ diesel-điện khi ngập nước, vì thế làm giảm mạnh phạm vi có thể bị phát hiện bởi các hệ thống định vị thủy âm bị động.
    Tàu được thiết kế 6 ống phóng ngư lôi 533mm cho phép bắn ngư lôi, thủy lôi và tên lửa hành trình Klub-S. Ngoài ra, tàu còn có thể phòng không với tên lửa vác vai Strela-3M hoặc Igla-1.
    [​IMG]
    Tàu ngầm phi hạt nhân tấn công Project 677 Lada.

    Về phần tàu ngầm Lada Project 677 được thiết kế cải tiến chính từ lớp Kilo với khả năng hoạt động ít tiếng ồn hơn rất nhiều, hệ thống chiến đấu mới cùng động cơ đẩy không khí độc lập AIP.
    Lada có hệ thống vỏ chống phản xạ sóng âm giúp nó hạn chế việc bị phát hiện cũng như nó được trang bị hệ thống sóng âm được gắn ở phần thân tàu cũng như tháp phát sóng âm.
    Tàu ngầm lớp Lada được lắp đặt rất nhiều ắc quy giúp nó có thể vận hành được hệ thống động cơ đẩy không cần không khí. Động cơ đẩy AIP của Lada giúp nó có thể hoạt động trong 45 ngày và hoạt động trong phạm vi 500 hải lý (900 km) với tốc độ 3 hải lý/h khi lặn dưới mặt nước.
    Nó được thiết kế chống tàu và tàu ngầm để bảo vệ cho các bến cảng, căn cứ hải quân, các tuyến đường biển và tuần tra trên biển với trang bị vũ khí mạnh mẽ gồm ngư lôi và tên lửa Klub-S.

    Bố láo, nó đang chuẩn bị chuyển giao Lada "kilo killer" cho TQ thì có :))
  3. sinofan

    sinofan Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    17
    Việt Nam sắp có khí tài tác chiến điện tử mới?

    (Kienthuc.net.vn) - Việt Nam đang xem xét khả năng mua các hệ thống chế áp điện tử hiện đại nhất của Liên hiệp khoa học sản xuất NPO Kvant, Nga.



    Theo báo chí Nga, phái đoàn của Bộ Quốc phòng Việt Nam cùng với đại diện của Tập đoàn Rosoboronexport sẽ đến thành phố Novgorod. Mục đích của chuyến thăm này là đến một trong những xí nghiệp quốc phòng hàng đầu của Nga là Liên hiệp khoa học sản xuất NPO Kvant nằm trong tập đoàn KRET (Tập đoàn công nghệ vô tuyến điện tử).
    Theo đại diện cơ quan báo chí của NPO Kvant, phía Việt Nam đã bày tỏ mong muốn tìm hiểu các phương tiện tác chiến điện tử hiện có và triển vọng do NPO Kvant sản xuất. Công ty sẽ có trình diễn các mẫu của các hệ thống tác chiến điện tử cho phái đoàn Việt Nam.
    Sau đó tại bãi thử của xí nghiệp, các chuyên gia Việt Nam sẽ được xem hoạt động của các hệ thống của tổ hợp tác chiến điện tử trong chế độ trình diễn gồm thu, chuyển tín hiệu vô tuyến điện và gây nhiễu.
    [​IMG]
    Hệ thống chế áp điện tử hiện đại 1L269 Krasukha-2.

    Đặc biệt, phía Việt Nam sẽ được nhà máy giới thiệu hệ thống chế áp điện tử hiện đại nhất 1L269 Krasukha-2. Đây là trạm chế áp điện tử, gây nhiễu hoạt động trên mặt đất chuẩn hoá dùng để bảo vệ các mục tiêu không cho đài rađar trên máy bay phát hiện trong đội hình của tiểu đoàn tác chiến điện tử. Các cuộc thử nghiệm cấp quốc gia đã được hoàn tất năm 2009.
    Nhiều khả năng, Bộ Quốc phòng đang muốn mua sắm khí tài trang bị hiện đại hóa cho đơn vị tác chiến điện tử của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
    Hiện nay, trong quân đội ta có Lữ đoàn 87 Tác chiến Điện tử thuộc Cục Tác chiến Điện tử (TCĐT), Bộ Tổng Tham mưu. Trang bị lữ đoàn phần nhiều là khí tài thế hệ cũ do Liên Xô sản xuất.
    Lữ đoàn 87 được thành lập ngày 31/10/1987, tiền thân là Tiểu đoàn TCĐT mặt đất. Năm 1998, Tiểu đoàn TCĐT được Bộ Quốc phòng nâng cấp thành Đoàn TCĐT 87 (tương đương với cấp trung đoàn). Nhưng từ ngày 3/7/2013, Đoàn 87 được nâng trở lại thành cấp Lữ đoàn.

    Hê hê mồi ngon cho YJ-91 :))
  4. sinofan

    sinofan Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    17
    Su-30MK2V vượt trội so với Su-30MKK, J-15 - Lý do TQ buộc phải có Su-35K là đây !

    J-15 Trung Quốc "không có cửa" trước Su-30MK2 Việt Nam

    (Soha.vn) - Su-30MK2 được trang bị các tên lửa đối không Vympel của Nga có thể chiếm thế "áp đảo" trước loại tên lửa đối không tầm gần PL-8 trang bị trên J-15.

    Mạng quân sự Sina có trụ sở ở Bắc Kinh, Trung Quốc đánh giá rằng, với khả năng trang bị tên lửa không đối không tầm trung PL-12 và tên lửa đối không tầm ngắn PL-8, chiến đấu cơ J-15 sẽ "không có cửa" khi đối đầu với máy bay Su-30MK2 Việt Nam được trang bị các tên lửa tiên tiến.
    Trong bài phân tích hôm 22/9, Sina nhận định, loại tiêm kích J-15 của Trung Quốc với các đầu đạn nặng không thể cất cánh từ boong tàu sân bay Liêu Ninh. Khả năng mang tải của nó sẽ ảnh hưởng tới nhiệm vụ tấn công tầm xa cũng như sức mạnh hỏa lực.
    [​IMG]
    Ở chế độ hoạt động đầy tải, J-15 chỉ có thể mang được 2 tấn tải trọng cho tên lửa và các loại bom.​

    J-15, hay còn được gọi với biệt danh Flying Shark (Cá mập bay), có thể cất cánh và hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh với 2 tên lửa chống hạm YJ-83K, hai tên lửa không - đối - không tầm ngắn PL-8 và 04 quả bom (mỗi quả có trọng lượng 500kg) - theo báo cáo của kênh truyền hình trung ương Trung Quốc.
    Theo đó, tải trọng tối đa mà J-15 có thể mang là 12 tấn, và với trọng tải này, nó sẽ không thể cất cánh theo kiểu nhảy cầu trên tàu sân bay, trừ phi mang các loại vũ khí nhẹ hơn như tên lửa không - đối - không tầm trung PL-12.
    Còn theo báo cáo của tờ SMN, do bị hạn chế trong khả năng mang tải vũ khí, ở chế độ hoạt động đầy tải, J-15 chỉ có thể mang được 2 tấn tải trọng cho tên lửa và các loại bom. Do vậy nó sẽ không được trang bị nhiều hơn 2 tên lửa chống hạm YJ-83K và 2 tên lửa đối không PL-8. Phạm vi tác chiến của phiên bản tên lửa YJ-83K trang bị trên máy bay J-15 sẽ ngắn hơn so với biến thể tên lửa YJ-83K được phóng từ các tàu chiến của Hải quân Trung Quốc. Chính vì thế, J-15 sẽ chỉ có khả năng tấn công các mục tiêu trong phạm vi 120km trở lại.
    [​IMG]
    Su-30MK2 được trang bị tên lửa Vympel có thể "áp đảo" trước tên lửa PL-8 trên J-15​

    Dựa trên việc phân tích tải trọng vũ khí và tầm hoạt động, các trang mạng quân sự Trung Quốc đều cho rằng, với tên lửa không - đối - không tầm trung PL-12 (tầm bắn từ 70 - 100km), loại chiến đấu "bản sao" Su-33 của Nga này sẽ không thể đối đầu với các loại chiến đấu cơ trên tàu sân bay của các quốc gia khác. Thậm chí, ngay cả Không quân Việt Nam với các máy bay chiến đấu đa năng Su-30MK2 được trang bị các tên lửa đối không Vympel của Nga có thể chiếm thế "áp đảo" trước loại tên lửa đối không tầm gần PL-8 trang bị trên J-15.
    Theo Sina, nếu như không được các pod gây nhiễu điện tử đi kèm, Trung Quốc sẽ phải huy động một "lượng lớn" các máy bay J-15 cho một nhiệm vụ đơn giản, và đó chính là một sự lãng phí của Hải quân Trung Quốc trong việc sử dụng phần không gian quý giá trên boong tàu sân bay duy nhất của họ.

    Chuyên gia Hoa kiều so sánh Su-27/30 của VN và TQ

    (ĐVO) Trên đây là nhận định của ông Andrei Chang, một chuyên gia quân sự gốc Hoa mang quốc tịch Canada. Ông là một cây bút kỳ cựu của Tạp chí quân sự Khán Hòa có trụ sở tại Canada, từng có nhiều bài viết về dòng máy bay Sukhoi có trong biên chế của Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc của ông Andrei Chang:

    Trong biên chế Không quân Việt Nam có khoảng 12 chiếc Su-27SK và 4 chiếc Su-27UBK, Trung Quốc có khoảng 78 chiếc Su-27SK nhập khẩu trực tiếp từ Nga và không có chiếc Su-27UBK nào.

    Đối với biến thể Su-30, Trung Quốc có trong biên chế khoảng 76 chiếc Su-30MKK, một biến thể Su-30MK phát triển riêng, ngoài ra, không quân hải quân nước này còn sở hữu 24 chiếc Su-30MK2.

    Tính đến năm 2012, Không quân Việt Nam sẽ có khoảng 32 chiếc Su-30MK2, biến thể được thiết kế cho nhiệm vụ đánh biển. Xét ở tiêu chí số lượng, Không quân Trung Quốc đang có sự áp đảo, tuy nhiên, ông Andrei Chang nhận định lợi thế không hoàn toàn thuộc về Trung Quốc.
    [​IMG]
    Cùng chủng loại, giống nhau cơ bản về tính năng nhưng có sự khác biệt đáng kể trong trang bị vũ khí giữa các tiêm kích Su-30MK2 của Việt Nam và Trung Quốc.
    Các hợp đồng mua sắm tiêm kích dòng Su-27/30 giữa Trung Quốc và Việt Nam với Nga có khá nhiều điểm khác nhau, đầu tiên là phương thức thanh toán, sau đó là một số khác biệt trong thiết kế.

    Trong khi Trung Quốc gần như phải thanh toán 100% cho các hợp đồng mua máy bay bằng USD, các hợp đồng với Việt Nam lại hoàn toàn ngược lại. Theo đó, hợp đồng mua 4 chiếc Su-30MK2 đầu tiên của Việt Nam trị giá 110 triệu USD, trong đó 70% giá trị hợp đồng được thanh toán bằng hình thức trao đổi hàng hóa, Việt Nam chỉ phải trả 30% giá trị bằng ngoại tệ.

    Tuy nhiên, đó chưa phải là điều quan trọng nhất, 4 chiếc Su-30MK2V được chuyển giao cho phía Việt Nam là một biến thể tương tự Su-30MKK của Trung Quốc nhưng các máy bay này lại được thiết kế cho nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, phần mềm tấn công của 4 máy bay này không được cài đặt mang tên lửa chống hạm.
    [​IMG]
    Hy sinh khả năng đa nhiệm, tập trung vào nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không sẽ tạo nhiều lợi thế cho Việt Nam trước một cuộc tập kích đường không nếu có. Theo một nguồn tin chưa được xác nhận từ Nga, Việt Nam đã hy sinh khả năng đa nhiệm của Su-27SK mà chỉ tập trung vào nhiệm vụ không đối không nhằm tạo nên lợi thế trước lực lượng không quân hùng hậu của đối phương.

    Do chỉ tập trung vào nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, hoặc không đối hải chứ không hoàn toàn đa dạng như nguyên bản, các máy bay Su-27, Su-30MK2 của Việt Nam sẽ có nhiều lợi thế hơn, ông Chang nhận định.

    Ông Chang lưu ý thêm, trong biên chế Không quân Việt Nam có hai chiếc Su-27PU được nhận trực tiếp từ Không quân Nga (bồi thường cho 2 chiếc Su-27SK bị rơi trên đường vận chuyển đến Việt Nam). Hai chiếc này chắc chắn có nhiều khác biệt so với các biến thể xuất khẩu.

    Đến năm 2008, Việt Nam tiếp tục đặt hàng thêm 6 chiếc Su-30MK2V vào năm 2008, năm 2009 tiếp tục đặt hàng thêm 8 chiếc và đợt đặt hàng lớn nhất gần đây là 12 vào năm 2010. Tất cả các hợp đồng nói trên dự kiến sẽ chuyển giao đầy đủ cho Việt Nam vào năm 2012.
    [​IMG]
    Những cải tiến nhỏ trong Su-30MK2 của Việt Nam là gì đang thu hút sự chú ý đặc biệt từ các chuyên gia quân sự nước ngoài.
    Vấn đề được ông Chang lưu tâm là có sự khác biệt lớn nào giữa các máy bay Su-30MK2 của Việt Nam và Trung Quốc hay không?

    Nguồn tin công nghiệp hàng không Nga chỉ tiết lộ, Su-30MK2 của Việt Nam chỉ có vài “cải tiến nhỏ”, vậy cải tiến nhỏ ở đây là những gì?

    Ông Chang cho rằng, những cải tiến nhỏ có thể cho phép máy bay Su-30MK2 của Việt Nam mang nhiều vũ khí hiện đại hơn so với Su-30MK2 của Trung Quốc, nhiệm vụ của các máy bay này là tập trung cho không đối hải.

    Theo ông Chang, đường lối quân sự của Việt Nam chủ yếu tập trung vào nhiệm vụ ngăn chặn và phòng ngự. Một cuộc tấn công quân sự nhắm vào Việt Nam sẽ chỉ đến từ đường không hoặc đường biển, tập trung sức mạnh của các tiêm kích vào hai nhiệm vụ chính nói trên sẽ cho phép Việt Nam xây dựng một thế trận phòng ngự hiệu quả.

    Với một lực lượng không quân nhỏ, ngay cả khi số lượng máy bay chiến đấu tiên tiến khá ít ỏi, nhưng nếu sử dụng đúng cách vẫn tạo ra một hiệu quả chiến đấu mạnh mẽ, đặc biệt nếu các máy bay này có khả năng tích hợp các hệ thống vũ khí hiện đại, ông Chang bình luận.

    Ông Chang nhận định thêm, xét về đơn giá, Việt Nam đã mua máy bay Su-27SK với giá khoảng 31,5 triệu USD/chiếc. Đơn giá này cao hơn khoảng 3 triệu USD so với giá bán cho các quốc gia khác. Điều này có thể nhận định rằng các máy bay này có nhiều thiết bị hiện đại hơn mặc dù buồng lái vẫn theo kiểu những năm 1980.
    [​IMG]
    Có sự khác biệt khá lớn về nguồn gốc các vũ khí trang bị cho Su-27/30 của Việt Nam và Trung Quốc, trong ảnh một tên lửa hành trình đối đất Kh-29T đang được gắn lên cánh Su-27SK của Không quân Việt Nam.
    Đối với máy bay Su-30MK2, sau khi thực hiện đầy đủ các hợp đồng, Việt Nam là quốc gia có nhiều máy bay Sukhoi nhất ở Đông Nam Á và đứng thứ 3 ở khu vực châu Á, sau Trung Quốc và Ấn Độ.

    Sukhoi đã quyết định thành lập một trung tâm các máy bay Sukhoi tại Việt Nam để tiện cho việc bảo dưỡng cho Không quân Việt Nam và cả khu vực. (Thông tin này vẫn chưa được kiểm chứng vì theo một số nguồn tin, trung tâm nói trên đặt tại Malaysia, (>> chi tiết)

    Trong khi đó, các máy bay Su-27SK, Su-30MK2 của Trung Quốc phải thực hiện các hoạt động bảo dưỡng gián tiếp qua Ukraine (do sao chép bất hợp pháp Su-27 để chế tạo J-11). Tương lai Trung Quốc phải tự bảo dưỡng các máy bay của mình, ngay cả những hoạt động sửa chữa lớn đều phải tự thực hiện.

    Bên cạnh đó, sự thay đổi trong tương lai của các máy bay Su-27, Su-30MK2 của Việt Nam chủ yếu đến từ hệ thống vũ khí.

    Các máy bay Su-30MK2 của Việt Nam và Trung Quốc đều có khả năng mang tên lửa chống tàu Kh-31A, tên lửa hành trình không đối đất Kh-29TE tầm bắn 30km. Về vũ khí không đối không, cả hai bên đều được trang bị tên lửa không đối không tầm ngắn R-73, tên lửa không đối không tầm trung R-27. Trong khi Trung Quốc phải nhập khẩu tên lửa R-27T/R từ Ukraine thì Việt Nam lại được nhập khẩu các tên lửa này trực tiếp từ Nga. Loại tên lửa không đối không tầm trung hiện đại R-77 không được Nga bán cho cả hai bên.

    Kết thúc bài viết của mình, ông Chang kết luận, lợi thế về số lượng đang nằm trong tay Trung Quốc nhưng lợi thế về sự đa dạng trong lựa chọn vũ khí hiện đại lại thuộc về Việt Nam.

    Chỉ tập trung sức mạnh vào nhiệm vụ không đối không hoặc không đối hải có vẽ lỗi thời với xu hướng đa nhiệm của thế giới nhưng xét trên đường lối quân sự và những đối thủ tiềm tàng của Việt Nam thì đây là một lối đi hết sức đúng đắn, cho phép một số lượng máy bay khiêm tốn có thể bẽ gãy các đợt tấn công bằng đường không hay đường biển của đối phương.
  5. sinofan

    sinofan Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    17
    Việt Nam làm chủ tịch hội đồng điều hành IAEA
    Việt Nam hôm nay được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Thống đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) nhiệm kỳ 2013-2014.

    [​IMG]
    Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt. Ảnh: Wikipedia.

    Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, 35 nước thành viên Hội đồng nhất trí lựa chọn Việt Nam làm chủ tịch trong phiên họp đầu tiên tại trụ sở IAEA ở thủ đô Vienna, Áo.

    Trong phiên họp, Đại sứ Nguyễn Thiệp của Việt Nam kiêm Chủ tịch Hội đồng Thống đốc, đã cảm ơn sự tin tưởng và ủng hộ của các nước thành viên IAEA dành cho Việt Nam. Việc lần đầu đảm nhận chức vụ Chủ tịch Hội đồng Thống đốc đánh dấu sự trưởng thành của Việt Nam tại IAEA và các diễn đàn đa phương, đồng thời là một bước tiến mới để thực hiện chủ trương hội nhập quốc tế chủ động và tích cực.

    Hôm 19/9, tại Khóa họp 57 Đại Hội đồng IAEA, các nước thành viên cũng nhất trí bầu Việt Nam và 10 nước khác làm thành viên Hội đồng Thống đốc IAEA nhiệm kỳ 2013 – 2015.

    IAEA là một tổ chức quốc tế liên chính phủ được thành lập năm 1957 và đóng vai trò trung tâm trong hợp tác quốc tế để thúc đẩy sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, nâng cao đời sống người dân, bảo đảm an ninh năng lượng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường.

    Hội đồng Thống đốc, gồm nhiều nước có công nghệ hạt nhân tiên tiến, là cơ quan hoạch định chính sách của IAEA thông qua các cuộc họp thường kỳ trong năm, đồng thời xem xét các hoạt động của IAEA dưới sự điều hành của ông Tổng Giám đốc IAEA.

    Việt Nam tham gia IAEA từ năm 1978, trong đó đã 3 lần được bầu làm thành viên Hội đồng Thống đốc trong các nhiệm kỳ 1991-1993, 1997-1999 và 2003-2005, với những tham gia, đóng góp tích cực vào công việc của Hội đồng Thống đốc được IAEA và các nước đánh giá cao. Sự tham gia của Việt Nam đã góp phần thúc đẩy hợp tác giữa IAEA và Việt Nam nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển cũng như sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình ở Việt Nam.

    http://vnexpress.net/tin-tuc/xa-hoi/viet-nam-lam-chu-tich-hoi-dong-dieu-hanh-iaea-2884161.html

    Xin chúc mừng người anh em Việt Nam :)
  6. NoBiTa_VN

    NoBiTa_VN Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/03/2013
    Bài viết:
    2.231
    Đã được thích:
    233
    @sinofan <= Khựa @sinofan à. Sao đi đến đâu cũng thấy chú khựa tung hô đất nước tàu khựa vậy. Hãy trả lại biển đảo cho đất nước Việt Nam ngay. Hơn 4000 ngàn năm đô hộ của chúng mày còn chưa đủ sao[-X?
  7. suhomang

    suhomang Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2012
    Bài viết:
    15.659
    Đã được thích:
    1.839
  8. sinofan

    sinofan Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    17
    Indonesia mua Su-30MK2 giống Việt Nam để làm gì?

    (Lực lượng vũ trang) - Theo Jakata Globe ngày 27/9, Bộ quốc phòng Indonesia vừa công bố kế hoạch đào tạo phi công mới và thành lập 8 phi đội máy bay chiến đấu.


    “Chúng tôi hy vọng rằng vào năm 2024 chúng tôi sẽ có 8 phi đội máy bay chiến đấu”, Ida Bagus Putu Dunia, Tham mưu trưởng Không quân Indonesia, công bố sau khi dự lễ tiếp nhận chiếc máy bay Sukhoi cuối cùng của lô 6 chiếc Su-30MK2.

    Theo biên chế dự kiến, mỗi phi đội máy bay chiến đấu của Indonesia có 16 chiến đấu cơ Sukhoi.

    Theo vị Tham mưu trưởng, những máy bay chiến đấu này sẽ tạo ra “lực lượng đánh chặn mạnh mẽ”, sẽ làm tăng cường khả năng chiến đấu của Không quân Indonesia.

    Theo thỏa thuận với Nga, nước này sẽ tiến hành công tác huấn luyện, đào tạo các phi công ở căn cứ không quân Hasanuddin.

    [​IMG]
    Indonesia sẽ mua số lượng lớn máy bay Sukhoi Su-30MK2

    “Công nghệ Sukhoi đáp ứng các tiêu chuẩn cao nhất và bắt kịp với thời đại. Chúng tôi có đủ phi công để khai thác các máy bay chiến đấu, nhưng chúng tôi cũng cần đào tạo các phi công mới cho những máy bay chiến đấu mới”, vị Tham mưu trưởng cho hay.

    Ông Ida cũng cho biết thêm: “Không quân sẽ thay thế các máy bay chiến đấu cũ F-5 Tiger và ở căn cứ Hasanuddin được trang bị đẩy đủ các vũ khí hàng không mới, bao gồm cả bom đạn.”

    Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Indonesia Purnomo Yusgiantoro cũng xác nhận có kế hoạch thay thế các chiến đấu cơ già nua F-5 Tiger. Ngoài các máy bay Sukhoi, quân đội cũng sẽ có một phi đội máy bay huấn luyện- chiến đấu hạng nhẹ T-50, do Hàn Quốc sản xuất, được bố trí ở căn cứ không quân Isvahudi Madiun, Đông Java.

    Về vấn đề Bộ quốc phòng Idonesia mua thiết bị gián điệp, những người ủng hộ nhân quyền đã bày tỏ lo ngại về việc mua “thiết bị gián điệp phức hợp” của công ty Gamma TSE, Anh Quốc, được cho là có một lịch sử hợp tác với “chế độ chuyên quyền”.

    Nhưng Tướng Sisriadi, phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng xứ sở vạn đảo cho hay, việc mua thiết bị thông minh mới là một phần trong nỗ lực hiện đại hóa vũ khí chủ đạo và nó là sự cần thiết cho sự trao đổi thông tin trong lực lượng vũ trang của đất nước để ngăn chặn “những bên thiếu trách nhiệm”.

    [​IMG]
    Máy bay huấn luyện phản lực cánh quạt G120 TP-A

    Bộ trưởng Purnomo Yusgiantoro cũng khẳng định: “Chúng tôi sẽ sử dụng các thiết bị này chỉ vì lợi ích chiến lược quốc phòng, chứ không áp dụng vào mục đích tội phạm”.

    Trước đó, tờ Jakarta Post đã đưa tin, trong tháng 9, Không quân Indonesia đã tổ chức tiếp nhận 4 máy bay huấn luyện phản lực cánh quạt G120 TP-A do công ty máy bay Grod của Đức phát triển và sản xuất nhằm thay thế cho máy bay lỗi thời SA-202 Bravo.

    Ngoài ra, ngày 11/9, tại căn cứ không quân Isvahyudi, trên đảo Java, Không quân nước này cũng đã tiếp nhận 2 chiếc T-50i, theo kế hoạch, đến cuối năm nay họ sẽ tiếp nhận đủ 16 máy bay huấn luyện-chiến đấu hạng nhẹ thế hệ tiên tiến nhất T-50.
  9. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.447
    Đã được thích:
    3.371
    "Indonesia mua Su-30MK2 giống Việt Nam để làm gì?"

    Trung Quốc nhái Su-30 của Việt Nam để làm gì?=))
  10. sinofan

    sinofan Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    17
    Spam ngu bm ra ^:)^ Su-30MK2 của VN mua sau Su-30MKK TQ ai nhái ai hở ?

Chia sẻ trang này