1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếp tục bàn xem tiềm lực quân sự nước ta và các bạn trong khu vực Đông Nam Á

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 06/12/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 1, Khách: 0):
  2. baobom
  1. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    “Sát thủ diệt hạm” BrahMos có mặt trong seri vũ khí của VN?
    (Kienthuc.net.vn) - Việt Nam đã chính thức đề nghị Ấn Độ cung cấp tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh BrahMos do Nga - Ấn Độ chế tạo.
    Đây là thông tin được tờ RIR đăng tải mới đây. Theo các nguồn tin, yêu cầu đã đưa ra khi Tổng bí thư ********************** Nguyễn Phú Trọng viếng thăm Ấn Độ.
    Các cuộc đàm phán không chính thức về việc mua tên lửa BrahMos do Nga - Ấn Độ chế tạo được cho là đã diễn ra.
    Việt Nam cũng đang trong quá trình hợp tác với Nga phát triển tên lửa hành trình chống tàu cải tiến dựa trên mẫu Kh-35 Uran. Sự hợp tác này thực hiện theo mô hình mà Ấn Độ - Nga đã thực hiện để phát triển BrahMos.
    [​IMG]
    Việt Nam muốn mua BrahMos để phục vụ yêu cầu bảo vệ biển, đảo tổ quốc.
    Theo RIR, việc Việt Nam muốn Ấn Độ cung cấp tên lửa BrahMos là nhằm đáp ứng yêu cầu trước mắt. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu Ấn Độ có đồng ý cung cấp BrahMos trong tương lai gần.
    Về phía các quan chức của liên doanh BrahMos Aerospace thì từ chối bình luận về cuộc đàm phán giữa Ấn Độ và Việt Nam.
    BrahMos là tên lửa hành trình siêu thanh ứng dụng công nghệ tàng hình có thể phóng từ tàu mặt nước, tàu ngầm, máy bay hay các bệ phóng mặt đất. Thiết kế này được phát triển dựa trên sự hợp tác giữa hãng NPO Mashinostroeyenia (Nga) và Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO).
    Nền tảng thiết kế phát triển BrahMos là tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh P-800 Yakhont (Việt Nam đã nhập khẩu). Chữ BrahMos là tên viết tắt của 2 con sông nổi tiếng của 2 nước: Brahmaputra và Moskva.
    [​IMG]
    Tàu khu trục Hải quân Ấn Độ bắn thử nghiệm BrahMos.
    Tên lửa hành trình BrahMos nặng 3 tấn, dài 8,4m, đường kính thân 0,6m, lắp đầu đạn xuyên giáp nặng 300kg. Nó có động cơ hoạt động chia làm hai giai đoạn, một là đốt cháy nhiên liệu rắn để đẩy tên lửa đạt đến vận tốc siêu thanh sau đó sẽ chuyển sang nhiên liệu lỏng đẩy phản lực để duy trì vận tốc đó trong quảng đường dài.
    BrahMos có thể đạt tốc độ tối đa Mach 2,8 (gần gấp 3 lần vận tốc âm thanh), tầm bắn xa đến 290km. Với tốc độ cực cao, đầu đạn hạng nặng, BrahMos được đánh giá là một trong những loại tên lửa chống tàu đáng sợ nhất thế giới hiện nay. Đơn giá một quả tên lửa khoảng 2,7 triệu USD.
    Hiện nay, Ấn Độ đã hoàn thành phát triển và triển khai một phần biến thể BrahMos trên tàu chiến, trên đất liền. Dự kiến, cuối năm tới, Ấn Độ sẽ bắt đầu thử nghiệm biến thể BrahMos phóng từ trên không, cụ thể là tiêm kích đa năng Su-30MKI.
  2. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Singapore tăng cường hạm đội tàu ngầm
    8:22 PM, 03/12/2013, Views: 0 | By PM
    VietnamDefence - Bộ Quốc phòng Singapore đã ký với công ty Thyssenkrupp Marine System (Đức) hợp đồng mua 2 tàu ngầm điện-diesel mới lớp Type 218SG.
    Phía Đức sẽ bắt đầu chuyển giao tàu cho Singapore vào năm 2020. Hợp đồng bao gồm cả việc huấn luyện các thủy thủ đoàn tàu ngầm ở Đức và bảo dưỡng kỹ thuật.

    Các tàu ngầm mới sẽ thay thế các tàu cũ lớp Challenger (lớp Sjöormen cũ) đóng trong thập niên 1960. Các tàu ngầm lớp Sjöormen nằm trong biên chế Hải quân Thụy Điển đến cuối thập kỷ 1990, sau đó được bán cho Singapore.

    Các tàu ngầm lớp Type 218SG sẽ được hạm đội Singaore sử dụng song song với 2 tàu ngầm lớp Archer (lớp Västergötland cũ).

    Singapore có thể tốn 2,8 tỷ euro để mua các tàu ngầm Đức. Singapore đã mua các tàu ngầm mới trong bối cảnh các nước khác đua nhau mua tàu ngầm điện-diesel.

    Năm 2010, Malaysia đã nhận được tàu ngầm thứ hai lớp Scorpène, còn Indonesia năm 2011 đã mua 3 tàu ngầm lớp Type 219, Việt Nam trong tháng 11/2013 đã nhận được tàu ngầm lớp Kilo đầu tiên.
    Hiện nay, Hải quân Singapore có 6 tàu ngầm, trong đó có 4 tàu lớp A-14 Challenger lượng giãn nước 1.210 tấn, đóng trong thập niên 1960 và mua năm 1995, 2 tàu ngầm hiện đại hơn lớp Archer là RSS Archer và RSS Swordman.
    [​IMG]
    Tàu ngầm RSS Swordman của Hải quân Singapore (army-news)

    RSS Archer và RSS Swordman do công ty Kockums đóng và đưa vào biên chế Hải quân Thụy Điển vào năm 1987-1988. Năm 2004, chúng bị rút khỏi biên chế và bán cho Singapore vào năm 2005. Sau khi được Kockums hiện đại hóa (trong đó có việc trang bị động cơ không cần không khí - AIP), các tàu này được đưa vào biên chế chiến đấu của hải quân Singapore lần lượt vào ngày 2/12/2011 và 30/4/2013.

    Chi tiết tính năng của các tàu ngầm mới không được tiết lộ, chỉ biết chúng cũng được trang bị AIP giống như lớp Archer. Xét theo ký hiệu, các tàu ngầm bán cho Singapore sẽ là tàu ngầm hiện đại nhất mà công ty Đức đang sản xuất.

    Hệ thống tự động hóa chỉ huy chiến đấu cho các tàu ngầm mới sẽ do công ty ST Electronics (Singapore) hợp tác với công ty Atlas Elektronik (Đức) phát triển.

    Trong những năm gần đây, Singapore nhất quán tiến hành chương trình hiện đại hóa quân đội. Tháng 9/2013, Bộ Quốc phòng Singapore đã thông báo mua hệ thống tên lửa phòng không tối tân SAMP/T do Eurosam phát triển để thay thế các hệ thống lạc hậu I-Hawk.

    Ngân sách quốc phòng của Singapore vào năm 2012 là 11,83 tỷ SGD, còn năm 2013 thì lên tới 12,34 tỷ SGD (9,84 tỷ USD).
  3. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Tàu ngầm Kilo Việt Nam so tài với "quái vật" số 1 Hải quân TQ

    (Soha.vn) - Các tàu khu trục Sovremenny có thể coi là "quái vật" số 1 của Hải quân Trung Quốc. Làm cách nào để tàu ngầm Kilo Việt Nam chiến thắng con quái vật này?
    "Quái vật" số 1 Hải quân Trung Quốc
    Mặc dù có những bước tiến vượt bậc trong công nghệ đóng tàu với hàng loạt lớp tàu được đánh giá khá cao như Lữ Dương II 052C, Giang Khải 054A, Lữ Đại 051, Lữ Hộ 052, Hồ Bắc 022… nhưng Trung Quốc vẫn tìm cách nhập khẩu những chiến hạm "khủng" từ Nga. Cũng chính vì vậy, xếp vị trí số 1 về sức mạnh trong các chiến hạm của Trung Quốc không phải là các tàu nội địa mà chính là 4 tàu khu trục lớp Sovremenny (Project 956) của Nga.
    Tàu khu trục lớp Sovremenny được Liên Xô chế tạo vào giữa những năm 80. Tuy nhiên, sau khi Liên Xô tan vỡ, do kinh phí thiếu thốn, dự án này không thể hoàn thành.
    Nhân cơ hội này, năm 1996, Hải quân Trung Quốc mua lại hai thân tàu với giá trị hợp đồng 1,6 tỷ USD và trả thêm chi phí để Nga hoàn thiện chúng. Năm 1999–2000, hai tàu lần lượt chuyển giao cho Trung Quốc, mang tên Hàng Châu số hiệu 136 và Phúc Châu số hiệu 137.
    Năm 2002, Trung Quốc tiếp tục mua hai tàu Sovremenny cải tiến (Project 956EM), mỗi chiếc trị giá 1,4 tỷ USD; lần lượt được chuyển giao trong hai năm 2005 – 2006 và được đặt tên là Thái Châu số hiệu 138 và Ninh Ba số hiệu 139.
    [​IMG]

    Sovremenny dài 156,5m, rộng 17,3m và lượng choán nước lên tới 7.940 tấn. Thủy thủ đoàn 344 người, với 4 động cơ tua bin hơi công suất 50.000 mã lực, Sovremenny có thể đạt đến tốc độ tối đa là 61 km/h và có tầm hoạt động tới 26.000 km.
    Hiện nay, có 12 chiếc tàu loại này phục vụ trong lực lượng Hải quân Nga, như vậy đủ thấy rằng sức mạnh của các tàu Sovremenny được Nga thực sự coi trọng. Khu trục hạm Sovremenny có 3 phiên bản: lớp 956, lớp 956A, lớp 956EM. Hải quân Trung Quốc đang sở hữu những chiến hạm lớp Sovremenny phiên bản hiện đại nhất là 956EM.
    Khu trục lớp Sovremenny có hệ thống vũ khí, điện tử đồ sộ và hệ thống tác chiến điện tử tinh vi phức tạp. Hệ thống điều khiển bao gồm 3 hệ thống radar định vị, 1 hệ thống radar bám bắt mục tiêu và một radar kiểm soát hỏa lực cho pháo 130 mm và pháo 120 mm.
    Về vũ khí chống tàu, Sovremenny được trang bị tổ hợp tên lửa hành trình siêu âm chống hạm 3M80 Moskit (SS-N-22). Tên lửa lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh 300kg, tầm bắn 120km, tốc độ hành trình Mach 2,5.
    Phiên bản cải tiến Sovremenny (Project 956EM) trang bị tên lửa 3M80MBE có tầm bắn 200km. Tổ hợp Moskit kết hợp hệ thống radar kiểm soát hỏa lực Mineral–E.
    [​IMG]
    Tên lửa hành trình siêu âm chống hạm 3M80 Moskit
    Sovremenny sử dụng tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung Shtil 9M38 (SA–N–7), dẫn đường bằng radar bán chủ động. Tên lửa kết hợp radar quét vòng Top Plate để theo dõi mục tiêu và radar MR-90 đưa ra các chỉ dẫn đường bay cho tên lửa. Tên lửa 9M38 có thể tiêu diệt máy bay ở cự ly 25km và tên lửa hành trình đối hải ở cự ly 15km. Số lượng tên lửa Shtil trang bị cho mỗi chiếc Sovremenny có thể lên tới 48 tên lửa.
    Hệ thống pháo trên tàu gồm: hai pháo hạm AK-130 cỡ 130mm hai nòng đặt phía đầu tàu và đuôi tàu, AK - 130 kết hợp radar kiểm soát hỏa lực MR-184 điều khiển hoàn toàn tự động hoặc thao tác thủ công; bốn pháo phòng thủ tầm gần AK - 630 kết hợp radar kiểm soát MR-123-02. Tốc độ bắn từ 20 đến 35 phát mỗi phút và tầm bắn 22 km.
    Trên phiên bản cải tiến của Sovremenny (dự án 956EM), pháo hạm AK 130 nằm ở đuôi tàu cùng bốn pháo AK–630 bị gỡ bỏ và thay vào là tổ hợp pháo – tên lửa phòng không kết hợp Kashtan. Kashtan được cấu thành từ một mô đun điều khiển 3R86E1 và hai mô đun chiến đấu 3R87E (gồm hai pháo tự động GSh – 30k sáu nòng cỡ 30mm, tên lửa đối không tầm ngắn SA–N–11).
    Với một chiến hạm khủng như vậy, tất nhiên hệ thống vũ khí chống ngầm đi kèm cũng phải hết sức mạnh mẽ. 4 khu trục hạm Sovremenny được lắp đặt tổ hợp sonar “Platina MS-E” tầm xa phát hiện tàu ngầm từ 10–15 km.
    Về vũ khí chống tầu ngầm, Sovremenny được trang bị hai ống phóng ngư lôi cỡ 533mm. Vũ khí này giúp bao quát mục tiêu tàu ngầm tầm 10km. Cùng với đó là hai hệ thống tên lửa chống ngầm 6 nòng RBU-1000 với 48 tên lửa trang bị đầu nổ 55kg và tầm bắn 1km.
    [​IMG]
    Hệ thống tên lửa chống ngầm 6 nòng RBU-1000
    [​IMG]
    Sovremenny được trang bị ống phóng ngư lôi cỡ 533mm bên sườn tàu
    Đặc biệt, tàu còn kèm theo một trực thăng săn ngầm Ka-28 (phiên bản xuất khẩu của Ka-27), có khả năng hoạt động trong điều kiện biển động cấp 5 và ở khoảng cách 200 km. Đây được đánh giá là trực thăng săn ngầm hiệu quả nhất thế giới hiện nay.
    Với tổ hợp vũ khí khổng lồ, các tàu khu trục Sovremenny được đánh giá là những con quái vật thực sự của Hải quân Trung Quốc.
    Tấn công từ nhiều hướng
    Mặc dù theo hiện nay, cả 4 tàu này đều được biên chế cho Hạm đội Đông Hải để đối trọng với các tàu chiến Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc ở biển Hoa Đông. Tuy nhiên, khi Trung Quốc chuyển hướng chiến lược sang Biển Đông, chắc chắn các tàu này sẽ hiện diện một cách thường xuyên ở khu vực. Minh chứng là trong các cuộc tập trận, tàu khu trục lớp Sovremenny của Trung Quốc từng tiến hành bắn đạn thật nhiều lần trên Biển Đông. Hiện nay tàu Thái Châu 138 thường xuyên đồn trú tại căn cứ Tam Á trên đảo Hải Nam.
    [​IMG]
    Tác chiến hợp đồng bí mật, bất ngờ từ dưới ngầm, mặt nước, trên không là phương án hợp lý nhất của Việt Nam
    Với sức mạnh của mình, các tàu khu trục Sovremenny sẽ đóng vai trò là xương sống của Hải quân Trung Quốc khi có tình huống xảy ra trên Biển Đông. Ngược lại, Việt Nam cũng coi các tàu ngầm Kilo 636 là lực lượng đột phá chủ yếu. Do vậy, cuộc đối đầu giữa Kilo 636 và tàu khu trục Sovremenny là kịch bản mà Việt Nam cần xem xét một cách kỹ lưỡng để tìm ra phương án hiệu quả nhất.
    Nếu Sovremenny được đánh giá cao nhờ hệ thống vũ khí khổng lồ thì đó cũng chính là yếu điểm của nó. Với kích thước đồ sộ, Sovremenny rất dễ bị phát hiện và bắn trúng bởi các tên lửa hành trình.
    Mặc dù Sovremenny có hệ thống đánh chặn nhưng Việt Nam có thể tấn công đồng loạt từ nhiều hướng khác nhau cả dưới ngầm, mặt nước và trên không. Hiện nay, Việt Nam đang ưu tiên trang bị theo hướng “vũ khí nhỏ gọn nhưng hiện đại” với các máy bay Su-27/30, tàu Molniya, tàu ngầm Kilo…
    Việt Nam đã nhận diện từ trước đối thủ Kilo
    Để đối phó các vũ khí chống ngầm của Sovremenny, tàu ngầm Kilo Việt Nam cần phải cơ động tránh xa vùng hỏa lực chống ngầm trên tàu, nghĩa là tránh xa khu vực phát hiện của sonar và vùng sát thương của ngư lôi săn ngầm được trang bị trên Sovremenny. Điều đó đồng nghĩa với việc Kilo Việt Nam cũng không thể sử dụng ngư lôi (tầm bắn dưới 20 km) để tiêu diệt Sovremenny.
    Ngoài ra, nếu tiếp cận gần Sovremenny, có thể Kilo Việt Nam sẽ lọt vào vùng hoạt động của các sonar trên tàu đi kèm trong đội hình cũng như vùng hoạt động của trực thăng săn ngầm Ka-28. Nên nhớ Sovremenny sẽ không khi nào tác chiến đơn độc một mình.
    [​IMG]
    Trực thăng săn ngầm K-27 (phiên bản xuất khẩu là Ka-28)
    Là lực lượng đột phá chủ yếu, tàu ngầm Kilo Việt Nam phải đảm nhận tiêu diệt các tàu Sovremenny Trung Quốc trên Biển Đông? Vậy làm sao có thể hoàn thành được nhiệm vụ khó khăn này?
    Có vẻ như Việt Nam đã lường được trước tình huống này nên trên các tàu ngầm Kilo Việt Nam được trang bị tên lửa chống hạm 3M-54E có tầm bắn 200km đầu đạn xuyên giáp nổ phân mảnh nặng 200kg, đặc biệt là tên lửa 3M-54E1 tầm bắn 300 km, đầu đạn nặng tới 400kg, đây là tên lửa chuyên dùng để trị tàu sân bay và tàu khu trục cỡ lớn.
    Bên cạnh đó, cần lưu ý rằng, Ka-28 với tầm phát hiện của phao sonar VGS-3 dưới 20 km, cùng các phao từ trường, cho phép phát hiện mục tiêu ở độ sâu 500 m dưới mặt nước và cách xa đến 10 km thì Ka-28 không thể phong tỏa hết các đường tiếp cận của tàu ngầm Kilo Việt Nam.
    Trên thực tế, các trực thăng săn ngầm thường đóng vai trò chống tàu ngầm tiếp cận bờ biển, căn cứ và đội hình hơn là tìm diệt tàu ngầm. Nhiệm vụ tìm diệt tàu ngầm thường được đảm nhận hiệu quả hơn bởi các máy bay săn ngầm cỡ lớn như P-3, P-8,..
    Do vậy, với ưu thế bờ biển dài, nhiều cảng nước sâu, tàu ngầm Kilo Việt Nam có thể từ nhiều cảng, theo nhiều đường khác nhau để tiếp cận Sovremenny. Đây thực chất là cuộc đấu trí hơn là đấu sức của bầy sói biển dũng mãnh Kilo Việt Nam và con sư tử đơn độc.
    Bất kể vũ khí dù hiện đại đến đâu cũng tồn tại điểm yếu. Điều làm nên sự thắng lợi đó chính là biết phát huy điểm mạnh của mình để đánh vào điểm yếu của đối phương. Đây vẫn là một chân lý sống còn của chiến tranh hiện đại.
  4. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Tàu chiến, máy bay Việt Nam nào sẽ mang BrahMos?
    (Kienthuc.net.vn) - Tàu cao tốc tên lửa Project 1241RE của Việt Nam là “ứng viên sáng giá nhất” để trang bị tên lửa hành trình chống tàu siêu hạng BrahMos.
    Như tin đã đưa, trong chuyến thăm đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước Việt Nam, phía Việt Nam đã đề nghị Ấn Độ cung cấp tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh BrahMos để phục vụ yêu cầu trước mắt.
    Mặc dù chưa rõ việc Ấn Độ có đồng ý việc bán BrahMos nhưng đã có tin 2 nước đã bắt đầu cuộc đàm phán không chính thức.
    Tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos có thể được tích hợp trên tàu chiến, trên máy bay, trên bệ phóng mặt đất. Đạn tên lửa lắp đầu đạn nặng 300kg, nặng 3 tấn, có thể đạt tốc độ tối đa Mach 2,8, tầm bắn xa 290km.Với tốc độ cực cao, đầu đạn hạng nặng, BrahMos được đánh giá là một trong những loại tên lửa chống tàu đáng sợ nhất thế giới hiện nay.
    Câu hỏi đặt ra là nếu mua BrahMos thì Việt Nam có thể tích hợp nó trên loại tàu chiến, máy bay nào?
    [​IMG]
    Bệ phóng tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos đặt trên tàu khu trục của Hải quân Ấn Độ.
    Tăng sức mạnh “tia chớp” Proejct 1241RE
    Hiện nay, Hải quân Ấn Độ đã trang bị tên lửa chống tàu siêu thanh cho một số tàu chiến có trong biên chế hải quân nước này. Hầu hết đó là tàu cỡ lớn với lượng giãn nước cỡ 4.000-5.000 tấn. Còn Việt Nam, hiện nay chúng ta chỉ có tàu hộ vệ cỡ lớn nhất là Gepard 3.9 Project 11661E cỡ 2.100 tấn. Chưa có loại tàu chiến nào của Ấn Độ cỡ tương tự như Gepard trang bị BrahMos.
    Ngoài ra, việc tích hợp BrahMos là không hề đơn giản khi phải thay thế hệ thống điều khiển hỏa lực, bố trí bệ phóng tên lửa phù hợp. Việc này có thể can thiệp, ảnh hưởng mạnh tới cấu trúc thân tàu, trong khi Gepard 3.9 là những chiếc tàu chiến mới và hỏa lực của nó cũng tương đối mạnh.
    Ứng viên phù hợp nhất cho việc trang bị BrahMos trong Hải quân Nhân dân Việt Nam là tàu cao tốc tên lửa Project 1241RE. Các tàu này trang bị tên lửa hành trình chống tàu P-21 (biến thể P-15 Termit) đã khá cũ, lạc hậu, rất cần được hiện đại hóa.
    [​IMG]
    Tàu cao tốc tên lửa Project 1241RE của Việt Nam.
    Đặc biệt nhất là việc Ấn Độ sẽ có thể hỗ trợ tích hợp một cách tốt nhất BrahMos lên Proejct 1241RE của Việt Nam khi mà nước này đã có phương án hiện đại hóa các tàu chiến cùng lớp có trong biên chế.
    Năm 2012, truyền thông Ấn Độ đã hé lộ tin hải quân nước này lên kế hoạch hiện đại hóa 5 tàu tên lửa Project 1241RE với “sát thủ diệt hạm” BrahMos. Phương án được đưa ra là, con tàu sẽ thay thế hệ thống điều khiển hỏa lực Harpoon-E và bệ phóng cũ bằng hệ thống mới – Sigma-E.
    Sigma-E là hệ thống điều khiển thông tin chiến đấu trang bị cho tàu chiến hiện đại được Nga nghiên cứu và phát triển, có khả năng chống nhiễu cao, bí mật việc trao đổi thông tin theo các kênh vô tuyến dải tần X với tốc độ thông tin 0,95Mb/s; điều khiển điện tử tia theo góc tà; thu thập, xử lý thông tin để thiết lập trường thông tin thống nhất và cơ sở dữ liệu thống nhất của các nhóm tàu chiến thuật; tổ chức các mạng điện thoại có khả năng chống nhiễu cao cho các nhóm tàu chiến thuật...
    [​IMG]
    Tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos phóng theo phương thẳng đứng từ tàu khu trục INS Ranvir Ấn Độ.
    Về phần bố trí bệ phóng BrahMos, thiết kế ban đầu của Project 1241RE không đủ không gian để lắp ống phóng lớn chứa tên lửa BrahMos. Vì vậy, Hải quân Ấn Độ đề ra giải pháp thiết kế mỗi bên thân tàu đặt 4 ống phóng tên lửa BrahMos kiểu nghiêng - cách bố trí như cách đặt tên lửa Uran trên tàu Gepard 3.9.
    Với việc tích hợp BrahMos, tàu cao tốc tên lửa Project 1241RE sẽ “lợi hại hơn xưa” trong nhiệm vụ chính – tác chiến chống tàu mặt nước.
    Trong chiến đấu tuy khả năng phòng không ở cự ly ngắn, tầm thấp nhưng bù lại có BrahMos đạt tầm bắn 290km, Project 1241RE có thể “ung dung” phóng tên lửa ngoài tầm tấn công của đối phương, sau đó nhanh chóng tăng tốc rút về vùng an toàn.
    Su-30MK2 mang được BrahMos?
    Ngoài biến thể BrahMos phóng từ tàu chiến, Ấn Độ cũng đang thiết kế biến thể phóng từ trên không để trang bị cho tiêm kích đa năng tối tân nhất nước này Su-30MKI.
    Để phù hợp với việc mang phóng trên máy bay, biến thể không đối hải BrahMos sẽ chỉ nặng 2,5 tấn, kích thước dài rộng giữ nguyên, lắp đầu đạn nặng 300km, tốc độ hành trình Mach 2,8-3, tầm bắn 300km.
    Tiêm kích Su-30MKI sẽ phải sửa đổi một phần nhỏ ở phần giá treo và hệ thống điều khiển hỏa lực để mang phóng BrahMos.
    [​IMG]
    Mô hình BrahMos lắp dưới thân Su-30MKI.
    Đáng lưu ý, tiêm kích Su-30MKI Ấn Độ và Su-30MK2 của Việt Nam tuy tồn tại những điểm khác nhau (thiết kế cánh, động cơ, hệ thống điện tử), nhưng là cùng được chế tạo dựa trên nền tảng Su-30MK của hãng Sukhoi, Nga. Vì vậy, nếu như Su-30MKI có thể tích hợp được BrahMos thì Su-30MK2 hoàn toàn có thể làm được điều tương tự, với điều kiện cần phải có sự sửa đổi trong hệ thống treo và hệ thống điều khiển hỏa lực.
    Dù vậy, thì việc cải tiến Su-30MK2 không khả thi bằng việc cải tiến tàu Project 1241RE. Vì hiện Ấn Độ vẫn trong quá trình nghiên cứu BrahMos phóng trên không, dự kiến mẫu thử nghiệm sẽ thực hiện bắn thử lần đầu vào cuối năm tới. Và sẽ mất không ít thời gian để thử nghiệm, hoàn thiện, sản xuất, trang bị.
    Để đáp ứng yêu cầu trước mắt trong bảo vệ biển thì việc trang bị BrahMos cho Project 1241RE sẽ phù hợp hơn cả, khi Ấn Độ đã có sẵn phương án, biến thể BrahMos đã sẵn sàng.
  5. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.447
    Đã được thích:
    3.371
    Sau bao nhiêu năm ăn cắp, ăn trộm, nghiên cứu, phát triển và quăng hàng nghìn tấn bom nguyên tử họ Type-..., cuối cùng thì Sovremenny (Project 956) được sản xuất từ thập kỷ 70 của thế kỷ trước vẫn là soái hạm của tung cẩu. Buồn thật:rolleyes:
    son_ici thích bài này.
  6. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.447
    Đã được thích:
    3.371
    Cũng đã đến lúc hiện đại hóa và thay gươm cho mấy em này rồi, bệ tên lửa gắn Brahmos lên trông quá hợp lý nhỉ!
    Jake_2.0 thích bài này.
  7. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Việt Nam mua tiểu đoàn tên lửa Bastion-P thứ ba?
    (Soha.vn) - Theo Tuần báo tin tức công nghiệp quốc phòng Nga, Việt Nam và Nga đã thảo luận về khả năng mua thêm một tiểu đoàn tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion-P thứ ba.
    Phiên họp của Ủy ban liên chính phủ về hợp tác kỹ thuật-quân sự diễn ra ở thủ đô Moscow vừa qua đã đề cập tới những bước phát triển quan trọng trong quan hệ hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Nga và Việt Nam. Theo đó, hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực này có triển vọng phát triển ngày càng mạnh mẽ.
    Tuần báo Tin tức công nghiệp quốc phòng Nga dẫn lời một đại diện của Nga tham gia phiên họp cho biết: "Trong điều kiện hiện tại và các hợp đồng đang chuẩn bị ký kết, Việt Nam có đầy đủ cơ hội để trong ngắn hạn trở thành đối tác hợp tác số 1 của Nga trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật - quân sự ở Đông Nam Á".
    Ông này tiết lộ thêm rằng, tại cuộc họp của Ủy ban liên chính phủ, hai bên đã thảo luận về việc cung cấp các mẫu vũ khí làm sẵn, mà còn đàm phán về cả lĩnh vực liên doanh cùng phát triển và mở các trung tâm dịch vụ cho các thiết bị quân sự trước đây do Liên Xô sản xuất.
    Theo vị quan chức giấu tên này, trong phiên họp vừa qua, Việt Nam và Nga cũng đã thảo luận về khả năng mua thêm một tiểu đoàn tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion-P thứ ba, cũng như các máy bay chiến đấu đa năng Su-30MK2 và các hệ thống tên lửa phòng không.
    [​IMG]
    Việt Nam có thể sẽ mua thêm một tiểu đoàn tên lửa bờ Bastion-P thứ ba
    Ngoài ra, Ủy ban cũng tiếp tục xử lý các công việc liên quan đến các hợp đồng quân sự đã ký kết trước đó. Đặc biệt, hai bên đã thảo luận về kế hoạch đóng 2 tàu hộ tống Gepard 3.9 (phiên bản chống ngầm) tiếp theo cho Hải quân Việt Nam.

    Hợp tác kỹ thuật quân sự Nga - Việt đã có lịch sử hơn nửa thế kỷ. Từ năm 1992, lĩnh vực này đã được thiết lập trên cơ sở thương mại. Trong khi các các thiết bị quân sự vũ khí mà Nga cấp cho Việt Nam trước đó chủ yếu đều được tài trợ không hoàn lại.
    Đến năm 2008, một biên bản ghi nhớ liên chính phủ về chiến lược hợp tác kỹ thuật quân sự tầm nhìn đến năm 2020 được ký kết đã tạo ra những tiềm năng lớn cho sự phát triển MTC giữa hai nước. Vì thế, cũng trong năm đó, tổng giá trị các hợp đồng quân sự được Việt Nam ký kết với Nga lần đầu tiên vượt quá con số 1 tỷ USD, năm 2009 con số này còn tăng lên tới 3,5 tỷ USD và năm 2010 là 4,5 tỷ USD.
    Trong những năm gần đây, Việt Nam đã mua của Nga 20 chiến đấu cơ đa năng Su-30MK2, 12 tàu tên lửa cao tốc Project 1241.8 Molniya (2 chiếc bàn giao trực tiếp và 10 chiếc còn lại đóng theo giấy phép ở trong nước), 4 tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9, 6 tàu ngầm diesel-điện Project 636.1 Varshavyanka (NATO định danh là Kilo), 2 tiểu đoàn tên lửa phòng không S-300PMU1, 2 tiểu đoàn tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion-P trang bị đạn tên lửa hành trình chống tàu siêu âm Yakhont, các tổ hợp tên lửa phòng không vác vai (MANPADS) Igla và nhiều loại vũ khí khác.
  8. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Việt Nam, Pháp mở rộng hợp tác công nghiệp quốc phòng
    (Kienthuc.net.vn) - Theo tạp chí Jane's, Việt Nam và Pháp đã nhất trí mở rộng hợp tác công nghiệp quốc phòng.
    Bộ quốc phòng Việt Nam cho biết, phiên bế mạc Ủy ban hỗn hợp Việt-Pháp về hợp tác quốc phòng tổ chức tại Paris vào ngày 30/11, hai nước đã cam kết sẽ tăng cường các hoạt động công nghiệp quốc phòng cũng như trao đổi quân sự và thúc đẩy hợp tác trong an ninh hàng hải.
    Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh - Thứ trưởng Bộ quốc phòng Việt Nam nói rằng, thỏa thuận này thể hiện quan hệ quốc phòng ngày càng chặt chẽ hơn giữa hai nước.
    [​IMG]
    Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh và Thượng tướng Gratien Maire, Phó Tham mưu trưởng liên quân Cộng hòa Pháp.
    Thượng tướng cho biết thêm, việc hợp tác này cũng giúp cho các nỗ lực của Pháp nhằm mở rộng các mối quan hệ chiến lược tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
    Theo nguồn tin Bộ Ngoại giao Việt Nam, Thủ tướng Pháp François Fillon sẽ thăm chính thức Việt Nam từ 12-13/11/2013 theo lời mời của Thủ tướng ***************.
  9. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Philippines trang bị trực thăng mới cho tàu chiến “khủng” nhất
    (Kienthuc.net.vn) - Hai tàu chiến lớn nhất, hiện đại nhất Hải quân Philippines lớp Gregorio del Pilar sẽ trang bị trực thăng hiện đại AW-109 Power.
    Tờ Zambo Times dẫn nguồn Hải quân Phillippines cho biết, trực thăng đa năng thế hệ AW-109 Power được mua từ hãng AugustaWestland sẽ trang bị cho tàu chiến lớp Gregorio del Pilar của hải quân nước này và trong tương lai là trang bị trên các tàu chiến hiện đại khác. Bản hợp đồng mua những chiếc AW-109 của Phillippines trị giá hơn 1,3 tỷ peso (khoảng 31,5 triệu USD), dự kiến bàn giao vào cuối năm nay.
    Lớp Greogoria del Pilar là tên định danh của Philippines dành cho các tàu chiến lớp Hamilton mua lại từ Mỹ. Đây vốn là loại tàu dành cho lực lượng tuần duyên bờ biển Mỹ (USCG). Khi về với Philippines, chúng đã trở thành những chiến hạm lớn nhất, hiện đại nhất với lượng giãn nước 3.200 tấn, tuy nhiên hỏa lực thì “quá tồi” chỉ có một khẩu pháo 76,2mm và pháo 25mm.
    [​IMG] Trực thăng hải quân AW-109.
    Ngoài thông tin này, Phát ngôn viên Hải quân Philippines – Trung tá Gregory Fabic cho biết, 2 trong 5 chiếc trực thăng AW-109 Power mua từ hãng AugustaWestland sẽ được nâng cấp thành trực thăng chiến đấu.
    “ Hai trong số 5 chiếc trực thăng mà chúng tôi đã đặt mua sẽ được nâng cấp thành trực thăng chiến đấu và sẽ được trang bị cho lực lượng hải quân. Chúng sẽ được nâng cấp vũ khí và hệ thống tác chiến điện tử”, Trung tá Gregory Fabic cho biết.
    Tuy nhiên, ông này đã không tiết lộ trang bị vũ khí cụ thể mà AW-109 được nâng cấp và giải thích rằng vì lý do an ninh.
    Hải quân Phillippines sẽ nhận 3 chiếc AW-109 vào cuối năm này và cả 3 đều là loại trực thăng phiên bản dành cho hải quân, điều chứng tỏ quyết tâm của chính quyền Manila trước sức ép quân sự từ Trung quốc trên biển.
    Ngoài ra, Hải quân Phillpines đang có kế hoạch trang bị thêm 18 máy bay trực thăng mới để phục vụ trong hạm đội tàu chiến nước này.
    [​IMG]Một trong 2 tàu chiến lớn nhất, hiện đại nhất Hải quân Philippines.
    AW-109 được xem là một trong những mẫu trực thăng bán chạy nhất hiện nay trên thế giới hiện nay với tốc độ vượt trội, độ tin cậy cao, dễ bảo trì, chi phí đầu tư thấp nhất trong các dòng trực thăng dành cho hải quân
    Đây là sản phẩm của Hãng hàng không liên doanh giữa Anh và Ý AugustaWestland. AW-109 được trang bị hệ thống động cơ mạnh mẽ với 2 động cơ Pratt & Whitney PW206C, cabin được thiết kế rộng rãi có thể trang bị các thiết bị khác nhau cho nhiều nhiệm vụ từ trên không cho đến trên biển.
    Hơn 550 chiếc AW-109 Power và AW-109 đã được sản xuất để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau từ thương mại cho đến vận tải cũng như trong quân sự cho 50 quốc gia trên khắp thế giới.

    Việt Nam đề nghị Ấn Độ đào tạo phi công Su-30
    (Kienthuc.net.vn) - Bên cạnh đề nghị cung cấp vũ khí, Việt Nam cũng đã đưa ra đề nghị Ấn Độ giúp đỡ đào tạo phi công lái tiêm kích Su-30.
    Theo tờ RIR, trong chuyến thăm New Delhi của Tổng bí thư ********************** Nguyễn Phú Trọng, phía Việt Nam đã đưa ra đề nghị Ấn Độ giúp đỡ đào tạo huấn luyện phi công lái máy bay Su-30MK/MK2.
    Đáp lại, New Delhi cho biết là đã sẵn sàng để cung cấp việc đào tạo huấn luyện cho các phi công Su-30 cho Việt Nam.
    Ấn Độ đã có kinh nghiệm nhiều năm trong việc vận hành các máy bay tiêm kích đa năng Su-30. Ngay từ giữa những năm 1990, Ấn Độ nhập khẩu máy bay chiến đấu đa năng Su-30 của Nga và hiện nay nước này là quốc gia sở hữu số lượng Su-30 lớn nhất, với 116 chiếc hoạt động (biến thể Su-30MKI).
    [​IMG] Phi công và đội ngũ kỹ thuật tiêm kích đa năng Su-30MK2 của Trung đoàn 923 Yên Thế. Ảnh: Người Lao Động
    Ngoài việc huấn luyện đào tạo phi công Su-30 cho Việt Nam, Ấn Độ đã bắt đầu việc huấn luyện 500 thủy thủ tàu ngầm Việt Nam tại trường INS Satavahana ở Visakhapatnam.
    Trường đào tạo tàu ngầm INS Satavahana là một trong những cái nôi đào tạo thủy thủy tàu ngầm trong và ngoài nước uy tín trên thế giới hiện nay. Nơi đây được trang bị hệ thống huấn luyện mô phỏng hiện đại.
    Phía Ấn Độ khẳng định, nước này sẽ nỗ lực huấn luyện để tăng cường sức mạnh cho Hải quân Nhân dân Việt Nam. Riêng về lĩnh vực đào tạo thủy thủ tàu ngầm, Hải quân Ấn Độ đã có nhiều kinh nghiệm khai thác tàu ngầm Kilo (biến thể của Ấn Độ là Project 877EKM) từ giữa những năm 1980, do đó có thể giúp đỡ Việt Nam trong lĩnh vực này.
    [​IMG]Ấn Độ giúp Việt Nam linh kiện, phụ tùng duy trì hoạt động tàu cao tốc lớp Osa II.
    Trong nhiều năm trở lại đây, Ấn Độ đã có nhiều hoạt động hợp tác quân sự với Việt Nam trên một số lĩnh vực nhất định, điển hình là việc cung cấp phụ tùng linh kiện vũ khí thời Liên Xô. Ví dụ, Ấn Độ được cho là đã chuyển giao một số linh kiện cho Việt Nam duy trì hoạt động tàu hộ vệ săn ngầm Project 159 và tàu cao tốc tên lửa Osa II.
    Ngoài ra, đã từng có tin là Ấn Độ hỗ trợ Việt Nam nâng cấp hiện đại hóa tiêm kích MiG-21bis/MF lên tiêu chuẩn MiG-21Bison đem lại khả năng chiến đấu mới (nâng cấp thay thế radar, mở rộng bộ vũ khí trên MiG-21 với tên lửa, bom hiện đại).
  10. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Việt Nam đứng top 3 nước mua nhiều vũ khí Nga nhất
    (Kienthuc.net.vn) - Ấn Độ, Iraq và Việt Nam sẽ đứng top 3 nước nhập khẩu nhiều nhất vũ khí Nga trong những năm tới.
    Giám đốc Trung tâm Phân tích buôn bán vũ khí quốc tế (TsAMTO) Igor Korotchenko cho biết, giai đoạn 2013-2016, các nước mua vũ khí Nga nhiều nhất sẽ là Ấn Độ, Iraq và Việt Nam. Về phần Trung Quốc và Algeria sẽ không còn trong số 3 nước hàng đầu mua vũ khí Nga.
    “Danh sách 3 nước nhập khẩu vũ khí Nga cho giai đoạn từ 2013- 2016 sẽ có thay đổi so với giai đoạn từ 2005-2012. Ấn Độ vẫn giữ vị trí số một”, ông này cho biết.
    Ông này nói thêm, theo dự báo của TsAMTO, Iraq sẽ chiếm giữ vị trí thứ 2 đẩy Trung Quốc từ vị trí thứ 2 xuống thứ 4, còn vị trí thứ 3 sẽ thuộc về Việt Nam. Đồng thời, theo tin của Korotchenko, Algeria trong danh sách các nhà nhập khẩu vũ khí Nga lớn nhất chuyển từ vị trí thứ 3 xuống vị trí thứ 6.
    [​IMG]
    Việt Nam mua thêm 12 Su-30MK2 trong năm 2013.
    Về xuất khẩu vũ khí thông thường, ông Igor Korotchenko thông báo cho RIA Novosti, trong 3 năm tới Nga vẫn giữ được vị trí thứ 2 trong các nước xuất khẩu vũ khí thông thường.
    “Theo khối lượng xuất khẩu vũ khí thông thường năm 2013, Nga giữ vị trí thứ 2 trong danh sách của TsAMTO với 13,4 tỷ USD… Trong giai đoạn 2013-2016, Nga vẫn giữ được khoảng cách hiện có so với các nước phía sau”, ông Korotchenko nói.
    Theo đánh giá của TsAMTO, năm 2013 khối lượng xuất/nhập khẩu vũ khí thông thường của thế giới không ít hơn 65,98 tỷ USD. “Đây là kết quả cao nhất từ thời điểm kết thúc thời kỳ “chiến tranh lạnh”.
    Korotchenko nói thêm, năm 2013, thị phần của Nga trong bán vũ khí toàn thế giới đạt cao nhất từ năm 2005 với 20,29%.
    [​IMG]
    Nga tiếp tục giữ vị trí thứ 2 trong xuất khẩu vũ khí thông thường trên thế giới.
    Chuyên gia này nói: “Vị trí thứ nhất theo khối lượng xuất khẩu vũ khí đã thực hiện năm 2013 thuộc về Mỹ. Theo các dữ liệu sơ bộ của TsAMTO, khối lượng xuất khẩu quân sự đồng nhất của Mỹ năm 2013 là 23,56 tỷ USD, chiếm 35,70% tổng bán vũ khí toàn cầu”. Pháp với 6,92 tỷ USD, chiếm 10,49% tổng bán vũ khí toàn cầu chiếm vị trí thứ 3 trong danh sách của TsAMTO.
    “Trên cơ sở hợp đồng đã có và ý định bán trực tiếp, khối lượng xuất khẩu vũ khí và trang thiết bị kỹ thuật quân sự dự báo của Mỹ trong giai đoạn 2013-2016 sẽ là 141,5 tỷ USD, Nga là 47,07 tỷ USD, Pháp là 25,05 tỷ USD”. Ông này nhấn mạnh, là chỉ những hợp đồng bán đồng nhất các loại vũ khí cơ bản theo phân loại của Đăng kiểm Liên Hiệp Quốc mới được thống kê.

Chia sẻ trang này