1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếp tục bàn xem tiềm lực quân sự nước ta và các bạn trong khu vực Đông Nam Á

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 06/12/2011.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Philippines nâng cấp căn cứ quân sự trên Biển Đông
    (Kienthuc.net.vn) - Bộ Quốc phòng Philippines định chi 10,9 triệu USD để nâng cấp căn cứ quân sự trên đảo Thị Tứ, quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
    Theo hãng tin ABS-CBN, Bộ quốc phòng Philippines mới đây tuyên bố, nước này chuẩn bị chi khoảng 10,9 triệu USD dùng để nâng cấp đường băng sân bay và cơ sở hạ tầng hải quân trên đảo Thị Tứ, quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
    Đảo Thị Tứ là một trong những đảo thuộc quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) mà Philippines chiếm giữ trái phép từ đầu những năm 1970. Trong kế hoạch của chính quyền Philippines, đảo Thị Tứ thuộc thành phố Kalayaan, do tỉnh Palawan quản lý.
    [​IMG]
    Đảo Thị Tứ, quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, Philippines đang chiếm giữ trái phép từ đầu những năm 1970.
    Số liệu của Bộ quốc phòng Philippines cho thấy, chi phí của dự án này 10,9 triệu USD, sẽ thông qua phương thức đấu thầu công khai để tu sửa xây dựng. Dự án sẽ cơ bản giải ngân ngân sách “đạo luật hiện đại hóa quân đội năm 1995”.
    ABS-CBN dẫn nguồn tin từ một quan chức an ninh của Philippines tiết lộ, kinh phí tăng cường cơ sở hạ tầng trên đảo Thị Tứ đã có. Một quan chức khác cho biết, việc nâng cấp là cần thiết, vì đây là nơi đóng chủ yếu của Quân đội Philippines tại quần đảo Kalayaan, “dự án này còn có nghĩa là Quân đội Philippines có thể tiến hành giám sát khu vực Biển Đông tốt hơn”.
    Thông tin chi tiết về dự án mới này cho đến nay vẫn chưa được công khai. Tuy nhiên, nguồn tin tiết lộ rằng, dự án này sẽ bao gồm việc nâng cấp cơ sở hạ tầng hải quân và tu sửa đường băng đang bị hư hại.
    [​IMG]
    Máy bay C-130 Philippines hạ cánh trên đảo Thị Tứ.
    Trên đảo Thị Tứ, trước đó, Philippines đã xây dựng một đường băng máy bay dài 1.300 m, một căn cứ hải quân, một tòa thị chính, một trung tâm y tế và nhà trẻ.
    Ngoài ra, Bộ quốc phòng Philippines còn có kế hoạch chi 7,1 triệu USD, xây dựng cơ sở hạ tầng hải quân quan trọng tại vịnh Oyster hướng ra Biển Đông (nằm tại đảo Palawan, cách quần đảo Trường Sa của Việt Nam khoảng 160km), dự án này liên quan đến bến tàu, cầu cảng và cơ sở hạ tầng hỗ trợ lực lượng hải quân trên đảo Palawan.
  2. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Brunei tăng cường sức mạnh bằng 'Chim đen' của Mỹ
    (Lực lượng vũ trang) – Lô trực thăng quân sự đa nhiệm S-70i Black Hawks International (Chim đen) đã được chuyển giao cho quân đội Brunei nhân dịp hội nghị và triển lãm hàng quân sự BRIDEX-2013.
    Theo kết quả đấu thầu, Bộ Quốc phòng Brunei công bố ngày 2/12/2011, Sikorsky International Operations đã giành được hợp đồng cung cấp 12 trực thăng S-70i và trang bị kèm theo. Brunei sẽ sử dụng trực thăng S-70i để thay thế các đơn vị trực thăng Bell 212 và BO-105 đã phục vụ suốt 30 năm qua.
    Đại diện của hãng chế tạo Sikorsky tuyên bố việc cung cấp trực thăng S-70i cho Brunei được thực hiện trước hạn hợp đồng.
    Dự kiến, các đơn vị trực thăng S-70i còn lại của hợp đồng sẽ được chuyển giao đủ trong năm 2014. Sau khi được chuyển giao, S-70i sẽ nâng cao đáng kể khả năng không vận và độ chuẩn hóa trang bị của không quân Brunei (lực lượng không sở hữu bất kỳ máy bay quân sự cánh cố định nào).
    Ngoài sử dụng cho các nhiệm vụ quân sự, S-70i cũng phù hợp cho các nhiệm vụ nhân đạo, cứu hộ-cứu nạn của quốc gia Đông Nam Á này.
    [​IMG]
    Trực thăng "Chim đen" đón binh linh trên mặt đất. (Ảnh minh họa)
    Trực thăng S-70i Black Hawks International là phiên bản đặc biệt của dòng trực thăng UH-60 Black Hawk được thiết kế cho khách hàng nước ngoài.
    So với phiên bản tiêu chuẩn, S-70i được trang bị động cơ T700-GE-701D mạnh mẽ hơn, buồng lái kính hóa (góc quan sát rộng) và màn hình hiển thị tích hợp do hãng Rockwell Collins phát triển và trang thiết bị điện tử chuẩn số hóa trên khoang. Đặc biệt, cơ cấu bảo vệ của S-70i cho phép bảo vệ phi công khi máy bay rơi từ độ cao 19,5m.
    Với tốc độ bay hành trình đạt 277km/giờ, tầm hoạt động của S-70i đạt hơn 800km và khả năng chở theo 10 tấn hàng hóa hoặc vũ khí, trang bị.
    Được biết, Indonesia cũng đang đặt hàng những chiếc máy bay này của Mỹ. Một sĩ quan quân đội nước này hôm 25/2 đã cho biết sẽ mua các trực thăng Black Hawk của Mỹ trong năm nay trong nỗ lực nhằm tăng cường kho vũ khí và nâng cao khả năng tác chiến của quân đội.
    “Black Hawk là một sự lựa chọn đúng đắn”, tướng Pramono Eddie Wibowo, Tham mưu trưởng Lục quân Indonesia phát biểu sau một buổi lễ ký kết thỏa thuận giữa quân đội, Công ty dầu khí PT.Pertamina Persero và Ngân hàng BRI.
    [​IMG]
    Trực thăng quân sự đa nhiệm S-70i Black Hawk
    Tổng thống Indonesia Bambang Yudhoyono từng nói Indonesia hướng đến việc mua vũ khí từ các nước Đông Âu hoặc Mỹ để giảm giá nhờ vào chi phí bảo dưỡng thấp.
    Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Purnomo Yusgiantoro cũng từng cho hay, nước này cần thêm trực thăng chiến đấu để giúp bảo vệ quần đảo lớn nhất thế giới.
    Khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia và nổi dậy là một trong những thách thức chính với quân đội Indonesia.
  3. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Philippines mua 40.000 khẩu carbin R4 của Mỹ
    Thứ sáu 06/12/2013 09:52
    ANTĐ - Ngày 2-12, công ty Remington của Mỹ công bố, họ vừa được quân đội Philippines trao một hợp đồng ban đầu cung cấp và bàn giao hơn 40.000 khẩu súng carbin R4 cùng với gói phụ kiện và huấn luyện trị giá 47 USD
    [​IMG]
    Súng carbin R4 là một biến thể của tiểu liên AR-15 do Remington sản xuất
    Hợp đồng này đã được trao cho công ty sản xuất vũ khí Remington có trụ sở tại Madison, bang Bắc Carolina, sau một cuộc đấu thầu công khai do Bộ Quốc phòng Philippines tổ chức.
    "Hợp đồng không chỉ là một lời nhắc nhở đầy ấn tượng về vị trí dẫn đầu của Remington trong việc sản xuất vũ khí và đạn dược trên phạm vi toàn cầu, mà còn chứng minh rằng các sản phẩm của Mỹ vẫn là lựa chọn hàng đầu đối với các binh lính trên toàn thế giới"- ông John Day, Phó Chủ tịch bộ phận quốc phòng của Remington, cho biết.

    Dự kiến, hợp đồng này sẽ bắt đầu được thực hiện ngay trong thời gian tới tại các cơ sở và nhà cung cấp của Remington khắp 20 bang ở nước Mỹ, và sẽ hoàn thành trong năm 2014.
    Súng carbin R4 là một biến thể của súng tiểu liên AR-15 có chiều dài nòng 10,5 inch, cỡ đạn 5,56mm, và có tầm bắn hiệu quả 500-600m với tốc độ bắn 800 viên/phút
    Lần cập nhật cuối: 07/12/2013
  4. congtubl

    congtubl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    5.086
    Đã được thích:
    2.555
  5. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Cục Kỹ thuật Binh chủng cải tiến tăng PT-76B, thiết giáp M-113
    (Quốc phòng Việt Nam)-Thiếu tướng Lê Xuân Phương, Cục trưởng Cục Kỹ thuật Binh chủng cho biết, cùng với việc triển khai dự án cải tiến xe tăng T-54B, Cục đang xây dựng phương án cải tiến xe tăng PT-76B, xe thiết giáp M-113.

    Trong biên chế của lực lượng tăng thiết giáp Việt Nam có một số lượng lớn (khoảng 450) các xe tăng lội nước của Liên Xô và các nước khác thuộc khối XHCN phát triển trong những năm 1949-1951, PT-76 sau này còn có thế hệ 2 là PT-76B năm 1958.

    Xe tăng PT-76 đã tham gia nhiều chiến dịch của Việt Nam như chiến dịch đường 9 Nam Lào, chiến dịch An Lộc và hiệp đồng binh chủng trong nhiều chiến dịch lớn.
    [​IMG]
    Xe tăng PT-76 của bộ đội Việt Nam trong bài huấn luyện vượt sông

    Mặc dù đã có thời gian phục vụ rất lâu, xe tăng PT-76 đến nay vẫn là lực lượng đột phá tuyến phòng ngự bờ biển của hải quân đánh bộ trong các chiến dịch đổ bộ đường biển, vượt qua địa hình phức tạp ven bờ và mở hành lang tấn công cho bộ binh.

    Trong khi đó, M-113 là loại xe thiết giáp được sử dụng nhiều nhất trong chiến tranh Việt Nam. Hiện nay, M-113 vẫn là lực lượng chủ yếu trong binh chủng tăng thiết giáp Việt Nam.

    Tuy nhiên do bị thiệt hại trong chiến tranh và thiếu phụ tùng thay thế nên số lượng M-113 của Việt Nam bị hao hụt rất nhiều.

    Ngoài việc cải tiến xe tăng T-54B, PT-76B, xe thiết giáp M-113, Cục Kỹ thuật Binh chủng còn tiếp tục các dự án cải tiến, nâng cấp tên lửa, khí tài đặc chủng, chỉ đạo ngành kỹ thuật các quân khu tổ chức thay động cơ diesel cho xe thiết giáp BTR-152, trong đó chú trọng ở các Quân khu 5, 7, 9.

    Trong năm 2013, ngành Kỹ thuật tăng thiết giáp đã đồng bộ toàn diện 74 xe tăng thiết giáp của các lữ đoàn xe tăng thuộc Quân khu 2, Quân khu 3, Quân đoàn 1 và xe chở tăng Maz-537.

    Cục Kỹ thuật Binh chủng cũng chỉ đạo các đơn vị đồng bộ ngoài hơn 600 xe tăng thiết giáp bảo đảm chất lượng; tổ chức bảo đảm kỹ thuật cho Binh chủng tăng thiết giáp đưa xe tăng T-62 vào khai thác, sử dụng; cơ động sửa chữa đồng bộ 75 xe tăng thiết giáp tại các đơn vị toàn quân.

    Ngành kỹ thuật tên lửa, khí tài đặc chủng hoàn thành đồng bộ toàn diện pháo tự hành SU-122, 152 và sửa chữa, khôi phục hoạt động nhiều loại vũ khí, khí tài đặc chủng cho các đơn vị thuộc các quân chủng, binh chủng...
  6. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Mua BrahMos, Việt Nam muốn có vũ khí răn đe chiến lược?
    6:09 PM, 07/12/2013, Views: 3656 | By Nhân Vũ
    VietnamDefence - Việt Nam muốn mua thật nhanh tên lửa hành trình BrahMos. Nhưng đó là biến thể tấn công mặt đất hay chống hạm?

    Trang Indrus.in, ngày 3/12/2013, cho hay, trong chuyến thăm Ấn Độ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chính thức yêu cầu Ấn Độ cung cấp cho Việt Nam tên lửa hành trình siêu âm uy lực khủng khiếp BrahMos, cùng với việc cung cấp tàu chiến, huấn luyện thủy thủ tàu ngầm và phi công Su-30.

    [​IMG]
    Việt Nam hy vọng mua được thật nhanh BrahMos (Boris Egorov / RIR). Trên ảnh là maket BrahMos phóng từ Su-30MKI

    Các nguồn thạo tin cho biết, Việt Nam đã chính thức yêu cầu Ấn Độ cung cấp loại tên lửa hành trình Nga-Ấn BrahMos tại một cuộc gặp ở New Delhi. Yêu cầu được đưa ra khi Tổng Bí thư ********************** thăm thủ đô Ấn Độ, Việt Nam cũng bày tỏ mong muốn tăng cường quan hệ quốc phòng với Ấn Độ.

    Việt Nam và Ấn Độ đã đàm phán không chính thức về việc mua bán BrahMos. Việt Nam nhấn mạnh sự quan tâm tới tên lửa này khi mà kế hoạch hợp tác với Nga sản xuất tên lửa chống hạm dưới âm cải tiến dựa trên tên lửa Kh-35 Uran tiến triển chậm, trong khi hiệp định liên chính phủ Nga-Việt phát triển tên lửa Kh-35EV đã được ký vào tháng 10/2010.

    Việt Nam hy vọng Ấn Độ cung cấp BrahMos để đáp ứng ngay nhu cầu trước mắt. Hiện chưa rõ Ấn Độ có khả năng cung cấp tên lửa này trong tương lai gần hay không. Các quan chức Ấn Độ từ chối bình luận về việc đàm phán bán BrahMos cho Việt Nam.

    Trong chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, phía Việt Nam cũng đặt vấn đề Ấn Độ giúp huấn luyện thủy thủ tàu ngầm và phi công lái Su-30.

    Tờ báo The Diplomat (Nhật), chuyến thăm New Delhi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho thấy, Việt nam muốn giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp vũ khí Nga và mở rộng danh mục các nước hỗ trợ phát triển quân đội Việt nam. Có tin, đáp lại yêu cầu của Việt nam về việc cung cấp tàu chiến, Ấn Độ đã có bước đi chưa từng có là đề nghị cấp tín dụng 100 triệu USD để Việt Nam mua 4 tàu tuần tra. Không lâu sau chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, báo chí đưa tin, Ấn Độ sẽ đào tạo đến 500 thủy thủ Việt nam để “thực hiện đầy đủ các hoạt động tác chiến dưới mặt nước” tại căn cứ huấn luyện tàu ngầm INS Satavahana của Ấn Độ.

    Các nguồn tin cho biết, Ấn Độ sẽ sẵn sàng cung cấp tên lửa vì họ đang tìm kiếm khách hàng mua BrahMos và các nước như Malaysia và Indonesia đã tỏ ý quan tâm đến BrahMos. New Delhi cũng sẵn sàng huấn luyện phi công cho Việt Nam, nhưng tỏ ra thận trọng trong việc thúc đẩy hơn nữa hợp tác quân sự do yếu tố Trung Quốc. Bắc Kinh đang quan sát sự hiện diện gia tăng của Ấn Độ tại Việt Nam với sự ngờ vực. Ấn Độ và Việt Nam vốn có truyền thống quan hệ hữu nghị lâu đời.

    Các biến thể phóng từ mặt đất, tàu chiến mặt nước của tên lửa hành trình BrahMos đã được Lục quân, Hải quân và Không quân Ấn Độ nhận vào trang bị. Trong một vài năm tới, các biến thể phóng từ máy bay Su-30MKI và tàu ngầm sẽ được thử nghiệm và đưa vào sản xuất, trang bị.

    Nhân đây, VietnamDefence xin bình luận đôi lời về hoạt động mua sắm vũ khí của Việt Nam. Trước hết, phải khẳng định, chúng ta mua vũ khí hiện đại là việc làm tự nhiên vì mục đích chính đáng là tăng cường khả năng phòng thủ, răn đe xâm lược, bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.

    Gần đây, có những ý kiến cả ở trong và ngoài nước nói đến gánh nặng tài chính của việc mua sắm vũ khí đối với sự phát triển kinh tế đất nước. Đúng là trong hoàn cảnh còn nhiều khó khăn, Việt Nam phải giảm đầu tư cho một số mục tiêu phát triển để có tiền mua sắm vũ khí, nhất là những binh khí kỹ thuật tiên tiến và đắt tiền, là việc miễn cưỡng, chẳng đặng đừng. Nhưng mặt khác, một câu hỏi đặt ra, vì mục đích bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ những đầu tư đó có đắt không?

    Cổ nhân nói: “Muốn có hòa bình, hãy chuẩn bị cho chiến tranh” và “Vũ khí là trụ cột của hòa bình” hay “Không có quân đội mạnh thì không được tôn trọng”. Chiến lược quốc phòng tự vệ của chúng ta là răn đe chống xâm lược, bắt các kẻ thù tiềm tàng trả giá đắt khi đụng vào lợi ích quốc gia, chủ quyền, lãnh thổ của chúng ta. Yếu ớt là mời chào xâm lược. Chúng ta tăng cường quân bị là để tránh chiến tranh, bảo vệ hòa bình. Như thế thì những đầu tư đó có đắt không? Có phải làm không? Không! Đó là một trong những cách làm thông minh, ít tốn kém nhất, đó là sự đầu tư hiệu quả nhất cho lợi ích của dân tộc, đất nước và nhân dân!

    Cũng có ai đó ngây thơ và mơ hồ hy vọng người Nga, người Mỹ, người Nhật, người Ấn sẽ đổ máu bảo vệ chủ quyền biển đảo cho chúng ta chăng? Không, chỉ có người Việt Nam sẽ phải đổ máu trên chiến trường một khi chiến tranh xâm lược nổ ra mà thôi. Giống như nước Nga, chúng ta cũng chủ yếu và trước hết phải trông cậy vào quân đội và hạm đội của mình. Chúng ta muốn hòa bình, muốn lấy hợp tác, tôn trọng, hòa hiếu để hóa giải binh đao. Nhưng chỉ muốn là không đủ. Chúng ta còn nhất định phải có năng lực để đối phương tôn trọng, hợp tác và cùng tránh nguy cơ binh đao.

    Bàn về giác độ chiến lược và kỹ thuật quân sự, việc mua sắm và xây dựng tiềm lực tên lửa hành trình là hoàn toàn đúng đắn. Trong bối cảnh các nước xung quanh tăng cường tiềm lực tên lửa tấn công mặt đất: Trung Quốc có hàng ngàn tên lửa đường đạn, hành trình, rocket phóng loạt có tầm bắn hàng trăm, hàng ngàn kilômet, Thái Lan, Indonesia cũng đang hợp tác, phát triển hay mua sắm tên lửa có tầm bắn hàng trăm kilômet. Việt Nam tất yếu phải có tiềm lực tên lửa tấn công mặt đất để phòng thủ, phải mua sắm hoặc phát triển các loại vũ khí này, dù đó là các tên lửa đường đạn chiến thuật Iskander (Nga), Extra (Israel), Prithvi, Pragati (ẤN Độ hay các tên lửa hành trình Club-S, Club-K (Kh-35UE) và BrahMos (Ấn Độ).

    Tuy nhiên, nếu chỉ đi mua thì vô cùng tốn kém và phụ thuộc. Mỗi quả tên lửa hành trình chống hạm Yakhont mà Indonesia mua (Yakhont cũng chính là cơ sở để phát triển BrahMos) có giá hơn 1 triệu USD, mỗi quả tên lửa chống hạm dưới âm Kh-35 chắc cũng có giá mấy trăm ngàn đô la. Vì thế, chúng ta cần phải đi từ liên doanh sản xuất tiến đến tự chủ về công nghệ vũ khí tối quan trọng này. Một cách hợp pháp, Việt Nam có thể mua sắm công nghệ tên lửa đường đạn có tầm bắn đến 300 km.

    Như vậy, theo báo chí nước ngoài, Việt Nam quan tâm đến cả hai hướng: mua sắm tên lửa đường đạn tầm ngắn (Iskander, Extra, Prithvi, Pragati) và sản xuất tên lửa hành trình (Kh-35UE) có tầm bắn tối đa 300 km trở lại.

    Về mặt luật pháp quốc tế, việc chuyển giao công nghệ tên lửa hành trình đỡ khắt khe hơn so với công nghệ tên lửa đường đạn, trong khi chi phí sản xuất tên lửa hành trình lại rẻ hơn, việc cải tiến để có khả năng tấn công mặt đất và tăng tầm cho tên lửa hành trình có thể dễ dàng hơn. Không phải ngẫu nhiên mà tuy có hàng ngàn tên lửa đường đạn tầm trung và tầm ngắn, Trung Quốc gần đây rất chú trọng phát triển tiềm lực tên lửa hành trình tấn công mặt đất (CJ-10).

    Trở lại với câu chuyện mua BrahMos, ta cần phải biết rằng, đây là tên lửa hành trình vạn năng về mặt phương tiện mang (máy bay, tàu nổi, tàu ngầm, xe bệ phóng mặt đất) và về mặt mục tiêu (hạm tàu mặt nước và mục tiêu mặt đất), về đầu đạn (thông thường và hạt nhân). Hơn nữa, Nga và Ấn Độ còn đang phát triển tên lửa siêu vượt âm BrahMos II có tốc độ 7M (khoảng 8.000 km/h).

    [​IMG]
    Biến thể BrahMos phóng từ mặt đất
    Theo báo chí nước ngoài, các tàu ngầm lớp Projekt 636.1 của Việt Nam sẽ được trang bị hệ thống tên lửa hành trình tấn công mặt đất tầm 300 km Club-S. Vậy nếu mua BrahMos, Việt Nam sẽ mua biến thể chống hạm (đất đối hạm, hạm đối hạm, tàu ngầm đối hạm không đối hạm) hay tấn công mặt đất (đất đối đất, không đối đất, hạm đối đất, tàu ngầm đối đất)?

    Đó là câu hỏi rất thú vị mà ta sẽ được trả lời nếu thương vụ mua BrahMos thành công.

    Tuy nhiên, có thể Việt Nam sẽ cân nhắc lựa chọn mua BrahMos thuộc các biến thể đất đối đất và đặc biệt là không đối đất và đối hạm (việc này đòi hỏi phải cải tiến Su-30MK2V). Với tầm bay, tốc độ và tính cơ động tác chiến linh hoạt, của Su-30MK2V, BrahMos sẽ trở thành vũ khí răn đe có uy lực chiến lược.
  7. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Tàu ngầm Type 218SG Singapore to ngang lớp Kilo VN?
    (Kienthuc.net.vn) - Tàu ngầm tối tân Type 218SG dành cho Singapore có thể được thiết kế dựa trên mẫu tàu ngầm Type 216 với lượng giãn nước tương đương tàu ngầm Kilo Việt Nam.
    Là một quốc đảo ở khu vực Đông Nam Á, trong những năm gần đây Singapore rất chú trọng đến việc nâng cao sức mạnh quân sự, đặc biệt là hải quân, trong đó có tập trung hiện đại hóa vào việc đội tàu ngầm.
    Hải quân Singapore đang hướng đến việc tăng sức mạnh tác chiến trên biển trong thập kỷ tới bằng việc trang bị những chiếc tàu ngầm có khả năng triển khai nhanh và thực thi nhiệm vụ dài ngày trên đại dương rộng lớn.
    Trước đây, quốc đảo này đã đầu tư khá nhiều tàu ngầm, tuy nhiên hầu hết là các tàu ngầm cỡ nhỏ chỉ được triển khai để thực hiện các nhiệm vụ của hải quân ở các vùng nước nông, ven biển. Tuy nhiên, với tham vọng cần phải mở rộng sức mạnh chiến đấu và phạm vi hoạt động của lực lượng tàu ngầm, mới đây Bộ Quốc phòng Singapore đã công bố quyết định mua 2 tàu ngầm mới Type 218SG trang bị hệ thống đẩy không khí độc lập (AIP) tối tân do Tập đoàn ThysenKrupp Marine Systems của Đức nghiên cứu và chế tạo.
    [​IMG]
    Singapore đã có 4 chiếc tàu ngầm nhưng đều là loại cỡ nhỏ, hoạt động ở vùng nước nông.
    Sở dĩ, Hải quân Singapore chọn mua tàu ngầm Type 218SG vì đây là thế hệ tàu ngầm phi hạt nhân tấn công tân tiến nhất, được trang bị những công nghệ hiện đại. Đồng thời nó cũng đáp ứng được các tiêu chuẩn và yêu cầu nhiệm vụ thực tế của Hải quân Singapore.
    Type 218SG là một thiết kế hoàn toàn mới dành riêng cho Hải quân Singpore, bởi hiện nay trong danh mục lớp tàu ngầm của ThysenKrupp Marine Systems không có tên tàu Type 218SG, và thực hư chi tiết về loại tày này đến nay chưa rõ.
    Tuy nhiên, mới đây tại Hội trợ triển lãm hải quân IMDEX tổ chức ở Singapore, Công ty Howaldtswerke-Deutsche Werft (HDW) - chi nhánh của Tập đoàn ThysenKrupp Marine Systems đã giới thiệu mô hình loại tàu ngầm phi hạt nhân tấn công mới Type 216.
    Có khả năng tàu ngầm Type 218SG mà Singapore đặt mua sẽ được chế tạo dựa trên cấu trúc và thiết kế từ tàu ngầm Type 216. Đây là loại tàu ngầm được chế tạo trên nền tảng chuyển đổi từ tàu ngầm 4.000 tấn và được thiết kế để mở rộng phạm vi hoạt động, cũng như lặn sâu hơn, đáp ứng tốt hơn yêu cầu hoạt động trên phạm vi đại dương rộng lớn của lực lượng hải quân hiện nay.
    [​IMG]
    Mặt cắt tàu ngầm phi hạt nhân Type 216.
    Tàu Type 216 cũng được trang bị hệ thống đẩy không khí độc lập (AIP) tối tân, hệ thống này giúp tăng đáng kể thời gian hoạt động dưới mặt nước của tàu ngầm, làm giảm nguy cơ bị phát hiện.
    Đặc điểm kỹ thuật chi tiết của tàu ngầm Type 218SG không được phía Tập đoàn ThysenKrupp Marine Systems tiết lộ. Song chỉ biết đây nó cũng được trang bị hệ thống đẩy không khí độc lập (AIP) và sẽ được điều chỉnh một số chi tiết để đáp ứng với các yêu cầu cụ thể của Hải quân Singapore. Ngoài ra, các hệ thống chiến đấu sẽ hoàn toàn do công ty STN ATLAS Elektronik GmbH của Đức cung cấp.
    Quân đội Singapore đang sở hữu những vũ khí, trang bị và công nghệ hiện đại nhất ở Đông Nam Á. Việc ký hợp đồng mua 2 tàu ngầm thế hệ mới Type 218SG sẽ giúp nâng cao đáng kể khả năng chiến đấu của Hải quân Singapore. Theo hợp đồng, ngoài việc nghiên cứu, chế tạo và chuyển giao tàu ngầm theo kế hoạch vào năm 2020. Thỏa thuận còn bao gồm dịch vụ hậu cần, đào tạo thủy thủ đoàn tại Đức.
    [​IMG]
    Tàu ngầm AIP RSS Archer.
    Ngoài ra, Singapore đang chuẩn bị triển khai hoạt động cho 2 tàu ngầm lớp Archer được nâng cấp bởi Hãng đóng tàu Kockums (công ty con của ThysenKrupp Marine Systems) có trụ sở tại Thụy Điển để đáp ứng các yêu cầu của Hải quân Singapore.
    Hai tàu ngầm lớp Archer được Singapore mua lại từ Hải quân Thụy Điển vào năm 2009. Mới đây, những chiếc tàu ngầm này đã được nâng cấp và hiện đại hóa, trang bị động cơ đẩy dùng không khí độc lập (AIP) và tái biên chế cho Hải quân Singapore trong năm 2013.
    Ngoài ra, Singapore còn biên chế 2 tàu ngầm cũ hơn thuộc lớp Challenger được Kockums Thụy Điển sản xuất năm 1967. Lớp tàu này đã được hiện đại hóa và tái biên chế vào Hải quân Singapore năm 2001.
  8. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Philippines muốn mua “lá chắn tên lửa” bảo vệ biển
    (Kienthuc.net.vn) - Bộ Quốc phòng Philippines đang có kế hoạch mua hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển trong nỗ lực hiện đại hóa quân đội.
    Theo tờ Zambo Times, trong nỗ lực hiện đại hóa lực lượng vũ trang, Bộ Quốc phòng Philippines mới đây công bố kế hoạch mua hệ thống tên lửa bảo vệ bở biển với tổng kinh phí trên 500 triệu USD.
    Việc mua sắm sẽ thông qua cuộc "đấu thầu nguồn hạn chế" - chỉ một số công ty được mời nộp hồ sơ cho một dự án. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Patrick Velez không tiết lộ thêm các chi tiết khác vì lý do an ninh.
    Bên cạnh việc dự tính mua tên lửa phòng thủ bờ biển, Philippines cũng đang “loay hoay” mua xe thiết giáp lội nước mới cho lính thủy đánh bộ để tăng cường khả năng tác chiến bảo vệ vùng biển rộng lớn với nhiều hòn đảo nước này.
    [​IMG]
    Ảnh minh họa.
    Tuy nhiên, kế hoạch này đang gặp nhiều khó khăn, tờ Philstar cho biết, cuộc đấu thầu mua 8 xe thiết giáp lội nước thế hệ mới trị giá gần 200 triệu USD đã thất bại vào tháng trước. Nguyên nhân được đưa ra là gói thầu này không thu hút được nhiều công ty tham gia, chỉ duy nhất có hãng Samsung Techwin (Hàn Quốc) mua hồ sơ dự thầu nhưng lại không nộp thầu.
    Trong bức thư gửi ủy ban quan lý gói thầu quốc phòng Philippines, Samsung Techwin cho biết, họ có thể không có khả năng đáp ứng một số quy định của hồ sơ mời thầu, bao gồm yêu cầu 2 năm bảo hành cho phương tiện. "Xe tấn công đổ bộ thường hoạt động chiến đấu và các nhà cung cấp không sẵn sàng mở rộng thời hạn bảo hành vượt quá năm đầu tiên", đại diện Samsung giải thích.
    Hiện nay, biên chế lính thủy đánh bộ Philippines chủ yếu trang bị xe thiết giáp lội nước LVTP-5 do Mỹ chế tạo từ những năm 1950.
  9. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Top vũ khí 'khủng' Việt Nam nhận trong năm 2013
    (Quốc phòng Việt Nam) - Tàu ngầm tối tân Kilo, tàu tên lửa cao tốc Molniya, thủy phi cơ DHC-6 Twin Otter, tàu cảnh sát biển đa năng DN-2000 và máy bay tuần thám C-212 là những vũ khí "khủng" mà Việt Nam đã tiếp nhận trong năm 2013.
    Trong năm 2013, Quân đội Việt Nam đã và chuẩn bị đưa vào hoạt động một số trang thiết bị quân sự hiện đại được tự chế trong nước, cũng như tiếp thêm sức mạnh bằng những hệ thống vũ khí tiên tiến từ nước ngoài.

    Chúng ta cùng điểm lại những vũ khí khủng được quân đội trang bị trong năm 2013.

    1. Tàu ngầm Kilo Hà Nội

    Nổi bật nhất trong tất cả những loại vũ khí mới được Việt Nam tiếp nhận trong năm 2013, đó là HQ-182 Hà Nội - chiếc tàu ngầm diesel-điện thuộc Project 636.1 đầu tiên được nhà máy đóng tàu Admiralty Verfi của Nga cung cấp cho Hải quân Việt Nam.

    Ngày 7/11 vừa qua, Hải quân Việt Nam đã chính thức ký biên bản tiếp nhận tình trạng kỹ thuật của tàu ngầm Hà Nội.
    Ngày 15/11, tàu ngầm Hà Nội chính thức được đưa lên tàu vận tải Rolldock Sea của Hà Lan và bắt đầu hành trình về Việt Nam theo lộ trình từ St Petersburg, qua biển Baltic, biển Bắc, Đại Tây Dương, cảng Tenerife (Tây Ban Nha), mũi Hảo Vọng (Nam Phi), lên Ấn Độ Dương, qua Singapore, Biển Đông và cập cảng Cam Ranh (Việt Nam).

    [​IMG]
    Việt Nam chuẩn bị tiếp nhận tàu ngầm Hà Nội.
    Theo kế hoạch được công bố trước đó, tàu ngầm Hà Nội sẽ thực hiện hành trình trên biển mất khoảng hơn một tháng sẽ về tới Việt Nam, và nếu không có gì thay đổi, con tàu sẽ cập cảng Cam Ranh vào cuối tháng 12 này.
    Project 636.1 Kilo là lớp tàu ngầm thông thường thế hệ thứ ba, có lượng giãn nước tiêu chuẩn 3.100 tấn, tốc độ di chuyển dưới nước 20 hải lý/giờ, khả năng lặn sâu tối đa 300m và được vận hành bởi đoàn thủy thủ gồm 52 người.
    Tàu được trang bị 6 máy phóng ngư lôi 533 mm, mìn, tên lửa phòng không Igla và tên lửa hành trình Caliber đạt tầm bắn xa 300km.

    Theo các chuyên gia Nga, ở các tàu ngầm Kilo của Việt Nam, lần đầu tiên được áp dụng một số công nghệ tối tân mới như hệ thống hỗ trợ sự sống cho thủy thủ đoàn, hệ thống điện tử nâng cấp và máy tính xử lý mới.
    Công nghệ chế tạo lớp gạch cao su phủ ngoài thân tàu đã giúp tàu có khả năng tàng hình và được các chuyên gia quân sự phương Tây ví như một "hố đen dưới đại dương".

    Việc tiếp nhận tàu ngầm Kilo sẽ mở ra một trang sử mới cho Hải quân Việt Nam trong năm 2013, chính thức khai sinh lực lượng tàu ngầm hiện đại, góp phần tăng cường sức mạnh chiến đấu, bảo vệ biển, đảo, lãnh hải của tổ quốc.
    Khám phá siêu tàu chở Kilo Hà Nội về Việt Nam
    2. Thủy phi cơ Twin Otter
    [​IMG]
    Việt Nam đã nhận chiếc thủy phi cơ Twin Otter đầu tiên và sắp sửa nhận 5 chiếc còn lại.
    Trong khi tàu ngầm Kilo hoạt động thoắt ẩn thoắt hiện dưới mặt nước thì DHC-6 Twin Otter lại được ví như những "mắt thần trên không", tham gia hỗ trợ hoạt động cho tàu ngầm.
    Trong năm 2010, Hải quân Việt Nam đã đặt mua 6 thủy phi cơ loại này từ công ty Virking Air của Canada.

    Tuy nhiên, công việc chế tạo và thử nghiệm, huấn luyện phi công cho thủy phi cơ DHC-6 Twin Otter nhanh gọn và thuận lợi hơn nhiều so với tàu ngầm. Chính vì thế, hồi cuối tháng 10 vừa qua, Hải quân Việt Nam đã tiếp nhận chiếc thủy phi cơ DHC-6 đầu tiên, trong khi 5 chiếc DHC-6 còn lại đều đang trong các giai đoạn thử nghiệm khác nhau và sẽ sớm được bàn giao.

    Chiếc thủy phi cơ DHC-6 mang số hiệu VNT-777 VIP được trang bị cho lực lượng Không quân Hải quân nhân dân Việt Nam, có tốc độ bay tối đa trên 300km/h; tầm hoạt động xa nhất có thể lên tới 1.832km.
    Oai hùng Phi đội thủy phi cơ DHC-6 của Việt Nam
    3. Tàu tên lửa Molniya
    Trong năm 2013, Việt Nam đã hạ thủy thành công và tiến hành thử nghiệm 2 tàu tên lửa cao tốc nội địa Project 1241.8 Molniya, tiến tới dần dần làm chủ công nghệ đóng tàu chiến hiện đại theo dây chuyền của Nga.

    Hiện tại, 2 tàu tên lửa Molniya đầu tiên mang tên M1 và M2 do Việt Nam tự đóng, đã bắt đầu chạy thử nghiệm mang theo tên lửa Kh-35E trên biển. Giới truyền thông Nga cho rằng, cả 2 tàu này sẽ được Hải quân Việt Nam nhận vào trang bị cuối tháng 12/2013.

    Nhà máy đóng tàu Ba Son ở TP.HCM đảm nhận công việc đóng tất cả 6 tàu tên lửa Molniya (tính cả 2 tàu M1 và M2), hiện nay, 4 tàu Molniya tiếp theo đang ở các giai đoạn đóng khác nhau trong nhà máy và theo kế hoạch sẽ được bàn giao đầy đủ cho Hải quân Việt Nam vào năm 2015.
    [​IMG]
    Tàu tên lửa Molniya do Việt Nam tự đóng đang thử nghiệm trên biển với tên lửa chống hạm Kh-35E
    Theo báo Nga, căn cứ vào kết quả thử nghiệm hai tàu tên lửa cao tốc Molniya đầu tiên, Việt Nam có thể quyết định giữ nguyên số lượng đóng 6 Molniya như ban đầu hoặc tăng số lượng đóng tới 10 tàu.

    Tàu tên lửa Molniya được trang bị 16 ống phóng tên lửa chống hạm cận âm Kh-35 Uran-E đạt tầm bắn xa 130km, 01 pháo hạm 76mm AK-176M, 02 ụ pháo phòng thủ tầm gần 6 nòng 30mm AK-630 và tên lửa phòng không Igla.
    Nhờ ưu điểm thiết kế nhỏ gọn, kết hợp tốc độ cao và hệ thống vũ khí mạnh, Molniya được coi là sát thủ diệt hạm chủ lực trên biển của Hải quân Việt Nam.
    Tàu Molniya Việt Nam khiến Type 022 Trung Quốc choáng
    4. Tiếp nhận tàu cảnh sát biển đa năng DN-2000


    Sau một thời gian dài được hạ thủy và thử nghiệm trên biển, cuối tháng 11 vừa qua, Cảnh sát biển Việt Nam đã chính thức tiếp nhận tàu tuần tra hiện đại nhất Đông Nam Á mang tên DN-2000 (số hiệu 8001).

    Được thiết kế để hoạt động ổn định ở điều kiện sóng gió cấp 9, có thể kéo các tàu khác có độ giãn nước hàng nghìn tấn trên biển, DN 2000 là tàu Cảnh sát biển cỡ lớn đầu tiên được đóng mới hoàn toàn tại Việt Nam theo dây chuyền công nghệ của hãng đóng tàu DAMEN (Hà Lan).
    Tàu CSB DN-2000 có chiều dài 90m, rộng 14m và độ cao mạn tàu 7m. Khi hoạt động trên biển, tàu có thể đạt tốc độ tối đa 21 hải lý một giờ và tầm hoạt động đạt 5.000 hải lý (hơn 9.000km). Tầm kiểm soát và hoạt động của tàu còn được nâng cao nhờ việc mang theo một máy bay trực thăng hải quân Ka-28 (Nga) và các trang bị đi kèm.
    [​IMG]
    DN-2000 là tàu cảnh sát biển hiện đại nhất ở Đông Nam Á hiện nay
    Sau khi được đưa vào hoạt động, tàu CSB DN-2000 sẽ là một trong những lực lượng thực hiện quyền hành pháp của Việt Nam trên biển, góp phần bảo vệ tốt hơn lãnh hải, chủ quyền lãnh hải và thương mại trên biển. Đặc biệt, tàu có thể tham gia cứu hộ, cứu nạn với sức chứa 120 người.

    DN-2000 và tàu tên lửa Molniya được coi là 2 kết quả thành công đáng ghi nhận của ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam trong những năm gần đây, mà chiến lược khôn ngoan nhất là mua bản thiết kế nước ngoài và cùng đóng tàu với các chuyên gia để tiết kiệm chi phí đồng thời phát triển công nghiệp đóng tàu quân sự vốn còn lạc hậu.
    TQ đánh giá tàu quân sự Việt Nam tự đóng: DN 2000
    5. Máy bay tuần thám C-212-400
    Giữa tháng 7/2013, Lữ đoàn Không quân 918, Quân chủng Phòng không – Không quân đã chính thức tiếp nhận chiếc máy bay tuần thám biển CASA C-212-400 thứ 3 mang số hiệu 8983 của lực lượng Cảnh sát biển.

    CASA C-212-400 số hiệu 8983 cũng là chiếc máy bay tuần thám cuối cùng trong hợp đồng mua 3 máy bay loại này được Việt Nam ký kết với Tập đoàn hàng không Airbus của châu Âu (chi nhánh sản xuất Tây Ban Nha).
    [​IMG]
    Việt Nam chính thức vận hành đủ 3 máy bay tuần thám biển hiện đại C-212-400.
    C212-400 là biến thể mới nhất của dòng máy bay C-212. Đây là loại máy bay nhỏ, sải cánh chỉ 20,2m; chiều dài 16,1m; chiều cao 6,5m, có khả năng hoạt động từ các sân bay dã chiến. Máy bay được trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt TPE331-12JR-701C cho phép đạt tốc độ tối đa gần 400km/h, tầm bay khoảng 1.800km.

    Máy bay có thể bay ở tốc độ và độ cao thấp do đó tạo ra khả năng cơ động tuyệt vời cho nhiệm vụ giám sát trên biển hoặc trên đất liền. Đây cũng là loại máy bay thích ứng tốt với các điều kiện nhiệt độ, khí hậu và thời tiết.

    C-212-400 được tích hợp thiết bị tuần thám MSS-6000 (gồm hai radar đặt hai bên thân máy bay) và thiết bị quan sát quang điện hỗn hợp FLIR cho phép tìm kiếm, theo dõi mục tiêu đa chế độ bất kể ngày đêm, nhận dạng tàu bè hoạt động trên biển.
    Ngoài ra, máy bay còn có khả năng mang 500kg vũ khí ở hai giá treo trên cánh gồm: rocket không điều khiển, súng máy tự động hoặc ngư lôi hạng nhẹ.
  10. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Hải quân Philippines nhận 3 trực thăng AW109
    (Kienthuc.net.vn) - Hải quân Philippines đã nhận bàn giao 3 trong 5 chiếc trực thăng AW109 Power đặt mua từ hãng Augusta Westland, Italy.
    Theo truyền thông Philippines, 3 chiếc trực thăng này được phía Italy bàn giao cho Hải quân Philippines tại căn cứ không quân Villamor, thành phố Pasay. Trong đó 2 AW109 đã bay tới căn cứ hải quân Sangley Point thuộc tỉnh Cavite để thử nghiệm, chiếc còn lại đang bay tới tỉnh Cavite vào ngày hôm nay.
    Trước đó, hồi đầu năm 2013, các phi công của hải quân và không quân của Philippines đã trải qua khóa huấn luyện kéo dài 6 tháng tại Cesto Calende, Italy, nhằm nắm vững yếu lĩnh bay để đưa 3 chiếc máy bay bay này về căn cứ hải quân Sangley Point.
    Các máy bay trực thăng này sẽ được đặt dưới sự kiểm soát và giám sát của Hải quân Philippines.
    [​IMG]
    Trực thăng hải quân AW109.
    Philippines sẽ chính thức đưa 3 chiếc máy bay này vào thực hiện nhiệm vụ vào ngày 21/12 tới trong lễ kỉ niệm 78 năm ngày thành lập lực lượng vũ trang Philippines. Dự kiến, các trực thăng AW-109 sẽ được trang bị cho 2 tàu chiến lớn nhất nước này, BRP Gregorio Del Pilar và BRP Ramon Alcaraz. Mỗi chiếc có thể chở đến 2 trực thăng AW-109, trong đó một để khoang chứa và một đặt ở bãi đáp.
    Dự kiến, 2 chiếc máy bay trực thăng còn lại sẽ được bàn giao nốt cho hải quân Philippines vào đầu năm 2014 tới.
    Phát ngôn viên Hải quân Philippines cho biết, trực thăng AW109 mà Philippines đặt mua của Italy với giá trị lên tới 1,33 tỷ Peso đều được trang bị camera hồng ngoại ở phía trước và thiết bị quan sát ban đêm nhằm thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn ban đêm.
    Theo quan chức quốc phòng Philippines cho biết, số trực thăng này sẽ được sử dụng để thực hiện một loạt nhiệm vụ hải quân, bao gồm: bảo vệ vùng kinh tế đặc quyền, giám sát biển, tìm kiếm và cứu nạn, và an ninh hàng hải.
    Trực thăng AW109 Power có tải trọng tối đa 3 tấn dùng để chở hàng hóa hoặc binh lính, hành khách (tối đa 8 người). Nó được trang bị 2 động cơ tuốc bin trục PW206C cho vận tốc 311km/h, tầm bay 932km, trần bay 6km.

    Eurocopter chào hàng Việt Nam trực thăng EC-175
    Công ty Eurocopter vừa thực hiện cuộc bay trình diễn giới thiệu trực thăng đa năng EC-175 tới Bộ Quốc phòng Việt Nam.
    Ngày 11/12, tại sân bay Vũng Tàu, công ty Eurocopter đã giới thiệu và trình diễn loại máy bay trực thăng mới EC175. Đây là loại máy bay trực thăng hai động cơ, kích cỡ trung bình, được thiết kế nhằm thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt với chi phí vận hành hiệu quả nhất.
    Loại trực thăng này chủ yếu sử dụng trong ngành công nghiệp dầu khí và các hoạt động tìm kiếm cứu nạn. Ngoài ra còn được sử dụng trong lĩnh vực an ninh quốc phòng, chăm sóc y tế, vận chuyển khách du lịch…
    Máy bay trực thăng của Eurocopter đã phục vụ nghành công nghiệp khai thác dầu khí ở Việt Nam trong suốt thời gian qua.
    [​IMG]
    Trực thăng EC-175 tại Vũng Tàu.
    Hiện nay, Công ty Trực thăng miền Nam (trực thuộc Tổng công ty Trực thăng Việt Nam, Bộ Quốc phòng) sử dụng đội máy bay thuộc gia đình Super Puma, gồm các loại EC-225; AS332, L2 và EC-155…
    Trong những năm gần đây, Công ty Trực thăng miền Nam tiếp tục đầu tư 4 chiếc EC-225 để thực hện nhiệm vụ. Cho đến nay, đội máy bay của công ty đã phục vụ ngành dàu khí Việt Nam đạt 54.000 giờ bay an toàn.
    Bên cạnh đó, lực lượng Không quân Hải quân Việt Nam cũng đang sử dụng dòng trực thăng EC-225 Super Puma MkII+ cho hoạt động vận tải, chở khách, tìm kiếm cứu nạn.

Chia sẻ trang này