1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếp tục bàn xem tiềm lực quân sự nước ta và các bạn trong khu vực Đông Nam Á

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 06/12/2011.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Singapore mua 2 tàu ngầm với giá đắt “khủng khiếp”
    (Kienthuc.net.vn) - Tổng giá trị hợp đồng mua tàu ngầm phi hạt nhân Type 218SG có cái giá đắt chưa từng thấy, khoảng 1,37 tỷ USD.
    Gần đây, Singapore đã ký hợp đồng với hãng ThyssenKrupp Marine Systems (Đức) mua 2 tàu ngầm phi hạt nhân tấn công thế hệ mới Type 218SG. Thông tin về giá trị hợp đồng này không được công bố.
    Song mới đây các chuyên gia ngành công nghiệp Đức cho biết, hợp đồng của dự án có chi phí lên tới khoảng 1 tỷ Euro (tương đương 1,37 tỷ USD). Đây thực sự là giá đắt chưa từng thấy, bởi Việt Nam mua 6 tàu ngầm Project 636 Varshavyanka (NATO định danh là Kilo) chỉ tốn 1,8 tỷ USD.
    Tuy nhiên, có thể là hợp đồng của Singapore còn bao gồm nhiều điều khoản khác đã khiến giá cả tăng cao. Ngoài ra, Type 218SG có thể là thiết kế mới bởi trong danh mục tàu ngầm của ThyssenKrupp Marine Systems hiện không có chiếc nào định danh là Type 218SG. Hợp đồng 1,37 tỷ USD có thể bao gồm cả chi phí thiết kế nghiên cứu.
    Cũng theo nguồn tin, dự kiến hợp đồng này sẽ mất 6 năm để hoàn thành. Chiếc đầu tiên sẽ được chuyển giao cho Hải quân Singapore vào năm 2020.
    [​IMG]
    Thiết kế tàu ngầm Type 214 của ThyssenKrupp Marine Systems được nhiều quốc gia ưa chuộng.
    Theo các trang phân tích quân sự, so với các loại tàu ngầm hiện nay của ThyssenKrupp Marine Systems hiện nay, thì loại tàu ngầm mới của Singapore được thiết kế hoàn toàn khác với cấu hình tùy chọn mẫu tàu ngầm này được trang bị các thiết bị hàng hải hiện đại nhất hiện nay cũng như khả năng nâng cấp trong tương lai.
    Ngoài ra, điểm đặc biệt nữa là hệ thống tự động hóa chỉ huy chiến đấu cho các tàu ngầm mới sẽ do công ty ST Electronics (Singapore) hợp tác với công ty Atlas Elektronik (Đức) phát triển.
    Đặc biệt nhất, các tàu ngầm Type 218SG sẽ được trang bị hệ thống động cơ đẩy không khí độc lập đem lại khả năng lặn dưới mặt nước lâu hơn tàu ngầm thông thường.
    Hiện tại, lãnh đạo của công ty ThyssenKrupp AG rất quan tâm tới hợp đồng của Singapore và khẳng định nước này sẽ là một đối tác tin cậy của hãng hiện tại. Với hợp đồng cung cấp các tàu ngầm mới cho Hải quân Singapore càng thể hiện vị thế của công ty này trong thị trường tàu ngầm phi hạt nhân cũng như tạo ra hàng trăm việc làm cho nhân viên thuộc các công ty con.
    ThyssenKrupp Marine Systems là một công ty đóng tàu cũng như chuyên về các thiết bị hàng hải nổi tiếng của Đức với lịch sử hoạt động lâu đời cũng như có nhiều thế mạnh trong công nghệ tàu ngầm phi hạt nhân.
  2. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Singapore không vội mua siêu tiêm kích F-35
    (Kienthuc.net.vn) - Do phi đội F-16 vẫn còn tốt nên Singapore có thể sẽ chưa mua tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ.
    Hãng thông tấn Reuters dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen cho biết, nước này đang cân nhắc việc mua Lockheed Martin F-35 nhưng không vội vã do phi đội F-16 của nước này vẫn hoạt động tốt trong hoàn cảnh hiện tại.
    Trong cuộc hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel, ông Eng Hen cho biết: “Singapore đang cân nhắc mua F-35 nhằm thay thế F-16, tuy nhiên chúng tôi không cần ngay lập tức. F-16 vẫn hoạt động tốt”.
    Ông Eng Hen cho biết thêm rằng, ông đã chứng kiến màn trình diễn của 2 chiếc F-35B vận hành bởi Lính thủy Đánh bộ Mỹ trong chuyến thăm tới căn cứ không quân Luke tại Arizona hồi đầu tuần và miêu tả chiếc máy bay mới sở hữu nền tảng kỹ thuật tuyệt vời. Mẫu F-35B có khả năng cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh như máy bay trực thăng.
    [​IMG]
    Ảnh minh họa.
    Lockheed đang phát triển 3 mẫu máy bay chiến đấu F-35 cho quân đội Mỹ cũng như 8 nước khác góp vốn cho việc phát triển bao gồm: Anh, Canada, Australia, Thổ Nhĩ Kỳ, Italy, Đan Mạch, Hà Lan và Na Uy.
    Israel và Nhật cũng đặt hàng loại máy bay tàng hình mới. Hàn Quốc cũng đang lên kế hoạch đặt hàng 40 chiếc máy bay F-35.
    “Singapore từ lâu đã bày tỏ sự hứng thú với F-35 và lên kế hoạch đặt hàng loại máy bay này. Nhưng kế hoạch đã bị trì hoãn lại”, một nguồn tin gần gũi với chương trình F-35 cho hay.
  3. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Tài cải tiến siêu đẳng "tàu há mồm" gốc Mỹ của Hải quân VN

    (Soha.vn) - Dù ra đời từ rất lâu nhưng dưới bàn tay của những người lính thợ Hải quân, các tàu đổ bộ gốc Mỹ được Việt Nam cải tiến vẫn luôn sẵn sàng bảo vệ biển đảo Tổ quốc.
    “Lấy vũ khí địch đánh địch” là một phương châm xuyên suốt trong nghệ thuật quân sự Việt Nam. Vận dụng sáng tạo phương châm này, chúng ta đã cải tiến được nhiều vũ khí chiến lợi phẩm, biến chúng thành phương tiện phục vụ cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ chủ quyền. Loạt bài NGHỆ THUẬT CẢI TIẾN VŨ KHÍ CHIẾN LỢI PHẨM CỦA VIỆT NAM sẽ giúp độc giả hiểu thêm về tài hoa và sáng tạo, mồ hôi và máu của những người thực hiện công việc này.
    Quái vật há mồm
    Trong những năm trước 1975, trong quan điểm xây dựng quân đội của Mỹ cũng như Việt Nam Cộng hòa (VNCH) luôn xem thủy quân lục chiến là một lực lượng hết sức đặc biệt.
    Nhiệm vụ chính của lực lượng này là cơ động hành quân thủy bộ, kiểm soát vùng biển và sông ngòi miền Nam. Để phục vụ cho các hoạt động tác chiến của lực lượng này, quân đội VNCH được Mỹ viện trợ nhiều kiểu tàu đổ bộ khác nhau như tàu đổ bộ cỡ nhỏ LCM (chở lính), tàu đổ bộ kiểu LCU (chở phương tiện cơ giới và binh lính), LSM (tàu đổ bộ hạng trung chở binh lính và phương tiện), LST (chở phương tiện cơ giới gồm cả xe tăng, xe bọc thép, hàng hóa cùng binh lính)…
    Tàu vận tải đổ bộ là loại tàu có kết cấu đặc biệt, cho phép chuyên chở phương tiện xe tăng, xe bọc thép lội nước, lính thủy đánh bộ vận chuyển đổ quân lên bờ trong các chiến dịch đánh chiếm bờ biển, đảo. Các tàu đổ bộ cỡ trung và lớn thường thiết kế với hai cánh cửa ở mũi tàu để mở ra cho phép các phương tiện cơ giới binh lính di chuyển ra vào "bụng tàu". Chính vì đặc điểm thiết kế này mà các loại tàu đổ bộ thường được gọi là “tàu há mồm”.
    [​IMG]
    Tàu đổ bộ của Hải quân Việt Nam
    Sau 1975, Quân đội nhân dân Việt Nam đã thu giữ một số loại tàu đổ bộ từ Hải quân VNCH. Nhiều nhất trong số này phải kể đến tàu đổ bộ LCM-8, LCM-6
    Lớp tàu đổ bộ cơ giới cỡ nhỏ LCM-8 được Mỹ sản xuất từ năm 1959 có lượng giãn nước toàn tải 111,4 tấn, dài 22,26m, rộng 6,4m, mớn nước có tải 1,6m. Tàu trang bị 2 máy diesel cho phép đạt tốc độ tối đa 22,2 km/h (có tải), thủy thủ đoàn chỉ cần 5 người, trang bị 2 đại liên 12,7mm. LCM-8 chở tối đa hơn 50 tấn gồm hàng hóa hoặc 1 xe tăng M48 (M60) và 200 lính.
    Nhờ kích thước nhỏ gọn, hoạt động linh hoạt hiệu quả ở những vùng nước nông, nên dù ra đời khá lâu nhưng hiện nay LCM-8 vẫn được sử dụng trong Hải quân nhiều nước trên thế giới.
    [​IMG]
    Tàu đổ bộ kiểu LCM-8 của Hải quân Việt Nam cộng hòa tại miền Nam
    Lớp tàu đổ bộ cơ giới cỡ nhỏ LCM-6 được Mỹ sản xuất từ năm 1924 có lượng giãn nước toàn tải 64 tấn, dài 17,1m, rộng 4,3m. Tàu trang bị 2 máy diesel cho phép đạt tốc độ tối đa 16,6 km/h (có tải), thủy thủ đoàn chỉ cần 5 người, trang bị 2 đại liên 12,7mm. LCM-6 chở tối đa hơn 34 tấn gồm hàng hóa hoặc các phương tiện cơ giới hoặc 80 lính.
    Ngoài ra, ta cũng thu được một số tàu đổ bộ hạng trung LSM-1 có lượng giãn nước 530 tấn (chở được 3-5 xe tăng và 59 lính);
    Nhưng đáng chú ý nhất trong số này là hai tàu đổ bộ thuộc loại khủng kiểu LST- 491, 542. Sau 1975, ta thu giữ được và đưa vào biên chế trang bị 2 chiếc với phiên hiệu lần lượt là HQ-505 (tên cũ của Mỹ là USS Bulloch County, quân đội Sài Gòn gọi là HQ-504 Qui Nhơn) và HQ-501 (tên Mỹ USS Maricopa County, quân đội Sài Gòn gọi là HQ-501 Đà Nẵng). Trước năm 1975, quân đội Sài Gòn có 6 chiếc LST với số hiệu 500, 501, 502, 503, 504, 505.
    HQ-505 thuộc lớp LST-491 được hải quân Mỹ sử dụng trong chiến dịch đổ bộ lên Normandie. Ngày 8 tháng 4 năm 1970, tàu được viện trợ cho Hải quân VNCH và được đặt tên mới là Quy Nhơn với số hiệu là HQ-504.
    Lớp tàu LST-491 được Mỹ sản xuất có lượng giãn nước 3.698 tấn toàn tải, dài 100m, rộng 15m. Tàu được trang bị 2 động cơ diesel GE 12-567 cho phép đạt tốc độ tối đa 22km/h. Tàu có khả năng chở hơn 140 lính, xe tăng, xe bọc thép, 2 xuồng đổ bộ bộ binh (LCVP). Lớp tàu LST-491 trang bị một pháo hạm 76mm, 8 pháo 40mm và 12 pháo 20mm. Boong tàu có khả năng tiếp nhận một trực thăng hạng nhẹ.
    HQ-501 thuộc lớp LST-542 về cơ bản giống lớp LST-491 nhưng trọng lượng toàn tải nhỏ hơn 1 ít, khoảng 3.640 tấn, cùng với số quân giảm xuống 100 người.
    Những chiến công anh hùng
    Các tàu chiến của Mỹ ngay sau chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã nhanh chóng được lực lượng Hải quân Việt Nam cải tiến và sử dụng để giải phóng các đảo và quần đảo trên vùng biển phía Nam năm 1975.
    Tháng 5/1975, lợi dụng sự sụp đổ của quân đội Việt Nam cộng hòa, Khmer đỏ đưa quân đánh chiếm một số đảo quan trọng thuộc vùng biển Tây Nam của nước ta. Để chuẩn bị cho trận đánh then chốt há tan kế hoạch chiếm dãy đảo Tây Nam của Khmer đỏ, Quân đội nhân dân Việt Nam đã huy động mọi nguồn lực với phương châm lấy vũ khí địch đánh địch. Cần thiết nhất là phương tiện tàu xuồng lúc này, do vậy ta chủ trương tận dụng tàu, xưởng và nhân viên kỹ thuật của chính quyền cũ.
    Tuy nhiên, hầu hết các tàu đều bị quân VNCH phá hủy trước khi đầu hàng và tháo chạy. Xưởng 58 Quân khu 9 đã nhanh chóng khôi phục được 4 tàu PCF (tàu nhỏ tuần tiễu ven biển tốc độ cao), 4 tàu chuyên chở đổ bộ gồm 2 tàu LCM–6 loại nhỏ và 2 tàu LCM–8 loại vừa. Chúng được sử dụng ngay trong trận đầu tiên giải phóng đảo Thổ Chu diễn ra ngày 23/5/1975, giúp ta hoàn toàn làm chủ quần đảo Thổ Chu chỉ sau 4 ngày.
    Những trận đánh sau đó trong tháng 6/1975 đã diễn ra ở quy mô lớn hơn, đây là lần đầu tiên hải quân Việt Nam tham gia chiến dịch đổ bộ đường biển hiệp đồng với lục quân, không quân. Ngoài số tàu đã có, hải quân ta đã phối hợp đưa vào chiến đấu 12 tàu PCF, 14 tàu đổ bộ LCM-8, 6 tàu LCM-6…, đủ thấy khả năng sửa chữa, sử dụng trang bị mới thu được của địch đã có bước nhảy vọt trong thời gian ngắn. Kết thúc chiến dịch, chúng ta đã giải phóng hoàn toàn các đảo thuộc vùng biển phía Nam.
    Kinh nghiệm sửa chữa, sử dụng các tàu LCM từ tác chiến vùng biển Tây Nam đã giúp cho việc sửa chữa, sử dụng các tàu LSM, LST của Hải quân Việt Nam sau đó được thuận lợi hơn nhiều.
    Trong chiến dịch đổ bộ đường biển lớn nhất của Hải quân Việt Nam năm 1979, các tàu đổ bộ LSM, LST của của Mỹ do ta thu giữ và được sửa chữa đã góp phần rất lớn trong thắng lợi của chiến dịch này.
    [​IMG]
    Chiến dịch đổ bộ của Hải quân Việt Nam năm 1979
    Trong những năm tháng hoạt động trong hải quân ta, các tàu LST đã tích cực tham gia nhiệm vụ vận tải hàng hóa ra các đảo xa, bảo vệ chủ quyền biển. Đặc biệt, tàu HQ-505 đã tham gia chiến dịch bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa 1988. Trong chiến dịch CQ-88, HQ-505 được giao nhiệm vụ đóng giữ đá Cô Lin. Sau đó, tàu và toàn thủy thủ đoàn của HQ-505 được tăng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân .
    [​IMG]
    Tàu đổ bộ HQ-505 anh hùng ủi bãi ở Cô Lin
    Còn tàu HQ-501 vẫn còn hoạt động cho tới tận ngày nay trong thành phần hải quân ta và cho tới bây giờ nó vấn là “quái vật há mồm khủng nhất” trong biên chế Hải quân Nhân dân Việt Nam.
    Tuy nhiên, việc duy trì hoạt động của các tàu này đều gặp rất nhiều khó khăn do thiếu các phụ tùng thay thế do Mỹ vẫn áp đặt lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam. Hiện nay chỉ có các tàu LCM-8 và LST-542 là vẫn còn hoạt động. Để có sức sống đến ngày hôm nay, các tàu LCM-8 và LST-542 đã được Hải quân Việt Nam cải tiến, nâng cấp nhiều lần.
    Do đây đều là loại tàu do Mỹ sản xuất, nên hệ thống vũ khí trên tàu có phần không phù hợp với ta. Theo cuốn Lịch sử Hải quân Nhân dân Việt Nam, sau 1975, ta đã tự cải tiến một vài tàu thay pháo Mỹ bằng pháo do Liên Xô sản xuất, trang bị thêm tên lửa đối không tầm thấp. Thậm chí, có tàu ta đã thử nghiệm trang bị tên lửa hành trình chống tàu để tăng sức mạnh. Ngoài ra còn sữa chữa nâng cấp động cơ, các cơ cấu mở của đảm bảo nhanh hơn cũng như bảo dưỡng vỏ tàu…Đặc biệt là việc thay thế các thiết bị thông tin liên lạc theo chuẩn của Quân đội ta.
    [​IMG]
    Tàu đổ bộ HQ-501 và trực thăng của Hải quân đánh bộ Việt Nam
    Mới đây, Lữ đoàn 127 (Vùng 5 Hải quân) đã tiến hành cải tiến thành công tàu đổ bộ cỡ nhỏ LCM-8. Theo Đại úy Vũ Văn Cường máy trưởng tàu HQ-470 thuộc Lữ đoàn 127, cải tiến lớn nhất là ở hệ thống hạ cửa tàu đổ bộ của LCM-8. Bình thường, hệ thống này muốn hạ phải mất từ 25-30 phút và cần đến 3 người. Nay với sáng kiến này, hệ thống hạ cửa bằng thiết bị điện 24V-DC, chỉ mất từ 1-1,5 phút và chỉ cần một người điều khiển, bảo đảm an toàn, không ảnh hưởng đến kết cấu cũng như tính năng kỹ thuật, chiến thuật của tàu.
    Có thể nói rằng, tuy tuổi thọ đã cao nhưng dưới bàn tay chăm chỉ, tài năng của những người lính thợ Hải quân các tàu đổ bộ của Mỹ được Quân đội nhân dân Việt Nam thuần hóa vẫn luôn sẵn sàng góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc.
  4. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Việt Nam có Trung đoàn Tên lửa phòng không hiện đại
    (Quốc phòng Việt Nam) - Sáng 16/12, Sư đoàn 367 tổ chức lễ công bố thành lập Trung đoàn Tên lửa 93.
    Trung đoàn Tên lửa 93 (thuộc Sư đoàn 367, Quân chủng Phòng không- Không quân) được thành lập trên cơ sở sáp nhập Tiểu đoàn 123 pháo tự hành ZSU23-4 vào Đoàn Tên lửa 93.
    Đoàn Tên lửa 93 với hệ thống S-300 PMU1 tối tân, hiện đang là một trong những đơn vị phòng không hiện đại nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
    [​IMG]
    Đoàn Tên lửa 93 vào vị trí sẵn sàng chiến đấu
    Tổ hợp tên lửa S-300PMU1 là loại khí tài thuộc thế hệ mới, hiện đại trên thế giới, đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi trong chiến tranh công nghệ cao, tác chiến điện tử mạnh.
    Với công nghệ tiên tiến, S-300PMU1 có thể chống được tất cả các loại nhiễu của đối phương. Nếu so sánh với tên lửa Patriot của Mỹ thì S-300PMU1 vượt trội ở 3 điểm quan trọng: Thời gian triển khai chiến đấu ngắn hơn (5 phút so với 15 phút), phương thức phóng (thẳng đứng so với phóng nghiêng; điều khiển được cùng lúc 2 tên lửa đến một mục tiêu (Patriot chỉ điều khiển được 1).
    Tham dự tại buổi lễ, Thiếu tướng Nguyễn Văn Thọ, Ủy viên thường vụ Đảng ủy, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân chủng Phòng không- Không quân nêu nhiệm vụ và mong muốn Trung đoàn Tên lửa 93 tiếp tục xây dựng trung đoàn vững mạnh, làm nòng cốt cho các lực lượng phòng không ba thứ quân và thế trận phòng không nhân dân nơi đơn vị đóng quân; sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi trong mọi tình huống, bảo vệ vững chắc bầu trời phía Nam của Tổ quốc.
    Thượng tá Đỗ Trọng Huệ, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Tên lửa 93 hứa sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
    Lần cập nhật cuối: 17/12/2013
  5. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    VN biến lựu pháo M2A1 Mỹ thành vũ khí huyền thoại như thế nào?
    (Soha.vn) - Trải qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, lựu pháo M2A1 của Mỹ đã được Việt Nam cải tiến thành công, tiếp tục là pháo chủ lực cấp chiến dịch của quân đội ta.
    “Lấy vũ khí địch đánh địch” là một phương châm xuyên suốt trong nghệ thuật quân sự Việt Nam. Vận dụng sáng tạo phương châm này, chúng ta đã cải tiến được nhiều vũ khí chiến lợi phẩm, biến chúng thành phương tiện phục vụ cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ chủ quyền. Loạt bài NGHỆ THUẬT CẢI TIẾN VŨ KHÍ CHIẾN LỢI PHẨM CỦA VIỆT NAM sẽ giúp độc giả hiểu thêm về tài hoa và sáng tạo, mồ hôi và máu của những người thực hiện công việc này.
    Chiến binh giàu kinh nghiệm trận mạc
    Trong lịch sử pháo binh thế giới hiếm có loại pháo nào có được lịch sử tham chiến dày dạn như lựu pháo M2A1. Loại pháo này ra đời từ năm 1920, cải tiến trong những năm 1930 và được sản xuất hàng loạt ngay trước chiến tranh thế giới. Lựu pháo M2A1 được xếp vào loại vũ khí hạng nặng cấp tiểu đoàn dã chiến, được quân đội Mỹ sử dụng trong toàn bộ thời gian Chiến tranh Thế giới thứ hai.
    Sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, M2A1 tham gia vào nhiều cuộc chiến tranh ở Việt Nam, Triều Tiên, Grenada.
    M2A1 có càng pháo có thể xếp, mở, thiết bị chống giật khí thủy lực, khóa nòng trượt theo phương ngang. Hai càng pháo có tác dụng để tăng độ ổn định cho pháo và để kéo pháo đi khi hành quân. Khối lượng pháo: 2030 kg, chiều dài nòng pháo:2,31 mét, góc tầm từ -5 đến +66 độ; góc hướng: 46 độ. Kiểu và khối lượng đạn: đạn nổ mảnh/14,97kg, sơ tốc đầu nòng: 472m/s, tầm bắn tối đa 11, 2km.
    Vì tính ưu việt về cấu tạo và hiệu quả chiến đấu mà cho đến ngày nay lựu pháo M2A1 đã có mặt trong lực lượng quân đội 67 quốc gia khác nhau.
    Chiến công oai hùng của pháo binh Việt Nam
    Lịch sử tham chiến của M2A1 ở Việt Nam là một trường hợp hết sức đặc biệt khi nó được sử dụng từ rất sớm và ở cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
    Trong kháng chiến chống Pháp, trước khi diễn ra trận Điện Biên Phủ “lừng lấy năm châu chấn động địa cầu”, Việt Nam đã thành lập Trung đoàn pháo binh 45 với khoảng 20 khẩu lựu pháo 105mm do Trung Quốc viện trợ cùng 4 khẩu chiếm được của quân Pháp. Số pháo được viện trợ chính là M2A1 do Mỹ viện trợ cho Trung Hoa Quốc dân đảng, sau đó được Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa thu giữ.
    Quân Pháp tại Điện Biên Phủ trang bị 24 khẩu M2A1 105mm, 4 khẩu M114 155mm, 28 khẩu cối 120mm.
    Trung đoàn pháo binh 45 sau bao nhiêu vất vả, phải kéo pháo vào rồi kéo pháo ra theo phương châm đánh chắc thắng chắc đã trút bão lửa lên đầu giặc, góp công lớn cho chiến thắng Điện Biên Phủ. Theo một số tài liệu, trong trận chiến ở Điện Biên Phủ, quân Pháp đã bắn hết hơn 110.000 đạn pháo cỡ 105mm trở lại. Trong khi đó, quân ta chỉ bắn hết khoảng 20.000 quả pháo 105mm.
    [​IMG]
    Lựu pháo M2A1 105 mm của Trung đoàn 45 trong chiến dịch Điện Biên Phủ
    Bước sang cuộc kháng chiến chống Mỹ, lựu pháo M2A1 vẫn đóng vai trò là loại pháo chủ lực cấp chiến dịch của Quân đội nhân dân Việt Nam.
    Theo cuốn Lịch sử pháo binh Quân đội Nhân dân Việt Nam (1945-1975), tính đến tháng 2/1975, lực lượng pháo binh của ta có tổng cộng 34 trung đoàn, lữ đoàn và 17 tiểu đoàn pháo binh chủ lực với loại lựu pháo 105mm là phổ biến.
    Về phia Mỹ và Việt Nam Cộng hòa tính đến trước tháng 4/1975 có 33 tiểu đoàn lựu pháo M2A1 105 mm trong 11 đơn vị pháo binh sư đoàn và 5 tiểu đoàn thuộc các Quân đoàn, mỗi tiểu đoàn có 18 khẩu.
    Ngay trong các chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế - Đà Nẵng, chiến dịch Trị-Thiên, chiến dịch Hồ Chí Minh, ta đã chủ trương dùng vũ khí địch để đánh địch và đạt hiệu quả chiến đấu cao, trong đó nhiều nhất là lựu pháo M2A1.
    Sau khi giành thắng lợi, cùng với số đã có từ trước, Quân đội nhân dân Việt Nam tiếp tục thu được nhiều lựu pháo M2A1 và nhanh chóng biến nó thành loại pháo chủ lực cấp chiến dịch.
    Cải tiến nâng cao sức sống bền bỉ
    Tuy số lượng pháo Quân đội Việt Nam thu được khá nhiều nhưng không hoàn toàn là nguyên vẹn. Trước khi rút chạy, địch đã đập phá, tháo gỡ các kính ngắm. Đặc biệt, qua quá trình khai thác, sử dụng, hiện nay số lượng cụm máy ngắm hướng M21A1 của pháo 105mm bị hư hỏng là khá lớn. Trong khi đó, chúng ta lại không có nhiều chi tiết dự phòng để thay thế nên ảnh hưởng đến tính đồng bộ và khả năng sẵn sàng chiến đấu của pháo binh.
    Trước tình hình đó, năm 2012, các cán bộ nhà máy Z133 thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng đã tiến hành nghiên cứu cải tiến thành công cụm máy ngắm hướng M21A1. Quá trình thiết kế gặp rất nhiều khó khăn do hệ thống đo lường của máy ngắm M21A1 sử dụng đơn vị theo tiêu chuẩn tiêu chuẩn của Anh, tất cả các mối lắp ghép của cụm máy ngắm cũng sử dụng ren hệ Anh. Để thuận lợi cho sử dụng, các kỹ sư của Z133 thực hiện theo hướng chuyển toàn bộ các lắp ghép ren, các lắp ghép vòng sang tiêu chuẩn thông dụng, và phù hợp với điều kiện Việt Nam.
    Đến nay, Nhà máy Z133 đã hoàn toàn làm chủ được công nghệ chế tạo máy ngắm hướng từ khâu tạo phôi đến gia công các chi tiết, cụm chi tiết; tổng lắp, hiệu chỉnh trên pháo…
    Sản phẩm máy ngắm hướng cải tiến (ký hiệu M21A1CT) đã được chế tạo, thử nghiệm thành công và đã được sản xuất để đồng bộ cho các lô pháo 105mm sửa chữa lớn tại Nhà máy Z133, góp phần nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu của vũ khí, trang bị.
    [​IMG]
    Pháo M2A1 105 mm tiếp tục là pháo chủ lực cấp chiến dịch của Pháo binh Việt Nam
  6. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Mỹ, Thái, Sing tập trận không quân quy mô lớn
    (Kienthuc.net.vn) - Lực lượng không quân 3 nước Mỹ, Thái Lan và Singapore đang tiến hành cuộc tập trận chung thường niên mang tên Cope Tiger 2014.
    Cuộc tập trận Cope Tiger 2014 được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn đầu là triển khai diễn tập tham mưu chỉ huy và lập kế hoạch cho diễn tập thực binh sắp tới tại Trung tâm các hoạt động đa quốc gia (căn cứ Hải quân Changi, Singapore) từ 9-13/12; giai đoạn thứ hai là diễn tập thực binh, giai đoạn này diễn ra trong 22 ngày, từ 10/3 kéo dài đến ngày 21/3/2014 tại một căn cứ không quân thuộc tỉnh Nakhon Ratchasima (Thái Lan). Lực lượng không quân ba nước đang tiến hành giai đoạn diễn tập tham mưu chỉ huy và lập kế hoạch cho diễn tập thực binh sắp tới.
    [​IMG]
    Ảnh minh họa.
    Nguồn tin cho biết, có khoảng 76 máy bay chiến đấu, trực thăng cùng các hệ thống phòng không, vũ khí trang bị hiện đại và hơn 2.000 binh sĩ sẽ tham gia diễn tập thực binh.
    Trong đó, Không quân Hoàng gia Thái Lan điều 42 máy bay chiến đấu các loại, gồm có tiêm kích F-5 E/F, F-16 A/B, Gripen 39 C/D, L-39, máy bay tấn công Alpha, máy bay vận tải C-130, trực thăng Bell-412 EP và UH-1H. Ngoài ra, Không quân Thái Lan sẽ sử dụng các hệ thống radar tân tiến và các loại vũ khí phòng không để tham gia tập trận.
    Phía Không quân Singapore có 24 máy bay chiến đấu và trinh sát, gồm tiêm kích F-15 SG, F-16 C/D, F-5 S/T, máy bay kiểm soát và cảnh báo G-550 AEW, máy bay vận tải và máy bay tiếp nhiên liệu trên không KC-135 cùng trực thăng vận tải AS332. Tham gia cuộc tập trận lần này, Không quân Mỹ điều động10 máy bay tiêm kích F-15C/D.
    Bên cạnh đó, cuộc diễn tập lần này còn tổ chức một số hoạt động hỗ trợ dân sự như khám chữa bệnh cho người nhân dân tại khu vực gần với địa điểm tổ chức diễn tập.
    [​IMG]
    Thái Lan điều tiêm kích hiện đại nhất quốc gia này, JAS-39 Gripen tham gia Cop Tiger.
    Chỉ huy Không quân Singapore - Đại tá Benedict Ang tham gia cuộc tập trận cho hay, Cope Tiger là cuộc tập trận tác chiến đường không giữa các máy bay với quy mô lớn, đặc biệt với sự tham gia của các loại máy bay hiện đại có khả năng đánh phá mục tiêu trên mặt đất được bảo vệ bởi hệ thống vũ khí phòng không. Mục đích nhằm nâng cao khả năng tác chiến và kinh nghiệm cho phi công cùng như khả năng tác chiến hiệp đồng giữa không quân ba nước.
    “Cope Tiger 2014 giúp Mỹ, Singapore và Thái Lan tăng cường khả năng tương tác và quan hệ quốc phòng cũng như tình hữu nghị. Mặt khác, cuộc tập trận là cơ hội tốt để trao đổi, chia sẻ và học tập về việc phát triển vũ khí công nghệ cao”, Đại tá Benedict Ang nhấn mạnh.
  7. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Mỹ cung cấp 5 tàu tuần tra cho cảnh sát biển VN
    Quote:
    Mỹ đề xuất cung cấp 18 triệu USD khoản hỗ trợ mới để tăng cường khả năng cho các đơn vị tuần tra ven biển, bắt đầu với việc cung cấp 5 tàu tuần tra cao tốc cho cảnh sát biển Việt Nam.
    Chiều 16/12 tại Hà Nội, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh có cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry.
    [​IMG]
    Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry
    Phó Thủ tướng chào mừng chuyến thăm chính thức Việt Nam của ông John Kerry trên cương vị Ngoại trưởng Hoa Kỳ - cũng là lần thứ 14 ông đến Việt Nam trong 20 năm qua. Phó Thủ tướng đánh giá cao nỗ lực thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ phát triển, trong đó có đóng góp của cá nhân ngài Ngoại trưởng từ khi còn là thượng nghị sĩ.

    Những dấu mốc đóng góp của ông John Kerry được Phó Thủ tướng nhắc tới, đó là bình thường hóa quan hệ song phương, ký Hiệp định Thương mại song phương, trao quy chế Thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR), ủng hộ Việt Nam là thành viên của WTO, và gần đây là xác lập quan hệ đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
    "Chúng tôi khẳng định coi trọng thúc đẩy quan hệ với Hoa Kỳ - một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam" - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

    Tại hội đàm, Phó Thủ tướng hoan nghênh việc Hoa Kỳ đã cung cấp 4,2 triệu đô la giúp tăng cường năng lực cho Việt Nam trong đàm phán TPP và đề nghị phía Hoa Kỳ tiếp tục dành linh hoạt cho Việt Nam trong đàm phán cũng như dành cho Việt Nam hỗ trợ kỹ thuật và tăng cường năng lực cần thiết trong giai đoạn thực thi Hiệp định. Đề nghị Chính phủ Hoa Kỳ, mở cửa hơn nữa cho các mặt hàng nông sản của Việt Nam, cũng như hạn chế các vụ kiện chống phá giá và trợ cấp đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

    Đánh giá cao việc hai bên vừa ký Biên bản ghi nhớ về giải quyết bom mìn còn sót lại cũng như việc Hoa Kỳ đã bắt đầu quá trình đánh giá môi trường tại sân bay Biên Hòa, chuẩn bị cho việc tẩy độc điểm nóng da cam này; ông đề nghị hai bên đẩy mạnh hơn nữa hợp tác khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, y tế, nhân đạo cung giải quyết hậu quả chiến tranh trong đó có việc tìm kiếm bộ đội Việt Nam mất tích trong chiến tranh.
    [​IMG]
    Ngoại trưởng John Kerry khẳng định Hoa Kỳ coi trọng quan hệ với Việt Nam trong tổng thể chính sách của Hoa Kỳ với châu Á - Thái Bình Dương, cũng như sẽ sớm hoàn tất các thủ tục nội bộ để ký chính thức Hiệp định 123; tăng cường hỗ trợ Việt Nam giải quyết vấn đề da cam/dioxin, khắc phục hậu quả bom mìn còn sót lại sau chiến tranh; cam kết tăng hỗ trợ Việt Nam trong vấn đề an ninh nguồn nước sông Mekong thông qua Sáng kiến hạ nguồn Mekong (LMI); viện trợ 17 triệu đô la giúp Việt Nam đối phó với biến đổi khí hậu.

    Hai bên cũng thảo luận về việc tăng cường hợp tác trong khuôn khổ các diễn đàn khu vực và quốc tế; khẳng định tiếp tục cùng đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác ở Biển Đông, đảm bảo tự do và an toàn, an ninh hàng hải và hàng không; nhất trí những tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông cần được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình và trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, nghiêm túc thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), sớm tiến tới Bộ Quy tắc về ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).

    Trục xoay hướng mạnh về Đông Nam Á

    Tại cuộc họp báo sau hội đàm, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh những nội dung quan trọng đạt được trong hội đàm với Ngoại trưởng John Kerry.

    Về phần mình, trong phát biểu tại họp báo sau hội đàm, Ngoại trưởng John Kerry một lần nữa nhấn mạnh chính sách trục xoay hướng về châu Á - TBD, trong đó có Đông Nam Á của chính quyền Tổng thống Obama.

    Ông thông báo Hoa Kỳ sẽ dành 32,5 triệu đô la Mỹ cho các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam để tăng cường khả năng thực thi luật pháp trên biển. Gói tài trợ sẽ bao gồm đào tạo, mua tàu tuần tra cao tốc giúp lực lượng cảnh sát biển thực thi các nhiệm vụ tìm kiếm cứu hộ nhân đạo, cứu trợ thiên tai, kiểm soát lãnh hải.

    Trên trang web, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết thêm về khoản viện trợ trên. Cụ thể, tại Việt Nam, Mỹ đề xuất cung cấp 18 triệu đô la khoản hỗ trợ mới để tăng cường khả năng cho các đơn vị tuần tra ven biển nhằm triển khai nhanh chóng việc tìm kiếm cứu hộ, ứng phó thảm họa và các hoạt động khác. Bắt đầu với việc đào tạo, cung cấp 5 tàu tuần tra cao tốc cho cảnh sát biển Việt Nam.
    [​IMG]
    Nhấn mạnh nỗ lực chung đảm bảo an ninh hàng hải, Ngoại trưởng John Kerry cho hay Hoa Kỳ cùng các nước trong khu vực coi trọng đảm bảo hòa bình, ổn định ở Biển Đông là một "ưu tiên hàng đầu".

    Ông cho hay Hoa Kỳ phản đối những hành động khiêu khích, gây sức ép để đạt được những mưu đồ về chủ quyền lãnh thổ, ủng hộ giải quyết tranh chấp thông qua nỗ lực ngoại giao, ủng hộ ASEAN sớm hoàn tất đàm phán xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

    Đề quan hệ song phương với Việt Nam, Ngoại trưởng Hoa Kỳ nhấn mạnh một trong những trọng tâm hiện nay, đó là hai bên cùng các đối tác hoàn tất đàm phán Hiệp định TPP. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy quan hệ thương mại - kinh tế Việt Nam - Hoa Kỳ phát triển nhanh chóng.

    Không để nhân quyền trở thành "cản trở" quan hệ

    Chiều cùng ngày, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng *************** đã tiếp Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.

    Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; khẳng định coi Hoa Kỳ là đối tác quan trọng của Việt Nam.

    Ông đề nghị Hoa Kỳ tăng cường hợp tác với Việt Nam trong các khuôn khổ hiện có và trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học, công nghệ, giáo dục, đào tạo, y tế, bảo vệ môi trường, đối phó với biến đổi khí hậu…, mong muốn Hoa Kỳ dỡ bỏ rào cản thương mại và tăng cường đầu tư vào Việt Nam.
    [​IMG]
    Tổng bí thư ghi nhận một số việc làm của Hoa Kỳ trong việc giải quyết hậu quả chiến tranh, mong muốn phía Hoa Kỳ tiếp tục nỗ lực hơn nữa để giải quyết tích cực nhất những vấn đề về chất độc da cam, rà phá bom mìn và tìm kiếm quân nhân mất tích trong chiến tranh.

    Tại buổi tiếp Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Thủ tướng *************** đề cập đến việc hai nước tham gia đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), đề nghị trong đàm phán, Hoa Kỳ xem xét điều kiện thực tiễn của Việt Nam, đặc biệt là tiếp cận thị trường hàng hóa dệt may và da giày để đạt được thỏa thuận mà hai bên có thể chấp nhận được.

    Về vấn đề nhân quyền, Thủ tướng *************** cho rằng, thời gian qua Việt Nam và Hoa Kỳ đã có cơ chế đối thoại và xử lý trên tinh thần hợp tác, xây dựng và hiểu biết, không để vấn đề này trở thành cản trở trong quan hệ hợp tác giữa hai nước.

    Ngoại trưởng John Kerry cho rằng, việc đàm phán thành công Hiệp định TPP sẽ là dấu mốc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, nhất là trên lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư.

    Ông khẳng định, Hoa Kỳ rất quan tâm tới hợp tác bảo đảm an ninh và an toàn hàng hải, tự do hàng hải, thương mại không bị cản trở, mọi tranh chấp ở Biển Đông cần giải quyết bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế.

    http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/154062/my-cung-cap-5-tau-tuan-tra-cho-canh-sat-bien-vn.html
    JICKLE thích bài này.
  8. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Việt Nam tái sinh trực thăng bại trận của Mỹ một cách tài tình
    (Soha.vn) - Trực thăng UH-1 đã được Việt Nam tái sinh một cách tài tình và tiếp tục những chuyến bay bảo vệ bầu trời Tổ quốc và tham gia cứu hộ cứu nạn.
    “Lấy vũ khí địch đánh địch” là một phương châm xuyên suốt trong nghệ thuật quân sự Việt Nam. Vận dụng sáng tạo phương châm này, chúng ta đã cải tiến được nhiều vũ khí chiến lợi phẩm, biến chúng thành phương tiện phục vụ cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ chủ quyền. Loạt bài NGHỆ THUẬT CẢI TIẾN VŨ KHÍ CHIẾN LỢI PHẨM CỦA VIỆT NAM sẽ giúp độc giả hiểu thêm về tài hoa và sáng tạo, mồ hôi và máu của những người thực hiện công việc này.
    Trực thăng bại trận của Mỹ
    UH-1 là loại trực thăng quân sự đa năng, nổi tiếng có sức sống bền bỉ nhất khi vẫn hoạt động cho tới ngày nay. UH-1 do hãng Bell chế tạo, nó thường được biết dưới tên là Huey. UH-1 Huey được phát triển vào năm 1955 với bản thử nghiệm Bell 204. Chiếc máy bay được sử dụng trong quân đội Mỹ vào năm 1959 và đưa vào sản xuất hàng loạt năm 1962 dưới tên UH-1. Chiếc cuối cùng xuất xưởng năm 1976 với hơn 16.000 chiếc được sản xuất.
    Trong chiến tranh Việt Nam, trực thăng UH-1 một thời đã đóng vai trò chủ lực trong chiến thuật “trực thăng vận” của Mỹ với hình ảnh những chiếc UH-1 bay rợp bầu trời miền Nam. Sau đó, chiến thuật này đã bị quân và dân miền Nam đánh bại hoàn toàn. Mỹ đã sử dụng tổng số 7.013 chiếc UH-1 thì có đến 3.305 chiếc bị bắn hạ, 5.086 chiếc bị mất vì mọi lý do, 1.074 phi công cùng 1.103 binh lính đi kèm thiệt mạng.
    [​IMG]
    Những chiếc UH-1 của Mỹ bay rợp trời miền Nam Việt Nam trước năm 1975
    Việt Nam “tái sinh" UH-1 một cách diệu kỳ
    Sau 1975, Quân đội nhân dân Việt Nam thu được 50 chiếc UH-1 nguyên vẹn, cán bộ kỹ thuật nhanh chóng phục hồi hoạt động để phục vụ bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới.
    Ngay từ khi quân Khmer đỏ mở cuộc tấn công biên giới Tây Nam nước ta, các trực thăng UH-1 tham gia hỗ trợ hỏa lực những trận đánh đầu tiên. Tới cuộc chiến bảo vệ nhân dân Campuchia khỏi họa diệt chủng, UH-1 liên tục có mặt cùng Mi-24, Mi-8 hỗ trợ hỏa lực quân tình nguyện Việt Nam.
    Theo tính toán của các chuyên gia quân sự, sau chiến tranh chống Mỹ, trực thăng UH-1 đã được Việt Nam cho xuất kích thêm vài nghìn lần nữa, bắn hàng nghìn quả tên lửa, hàng trăm nghìn viên đạn.
    Đặc biệt, đầu tháng 1-1976, trung đoàn không quân 917 nhận nhiệm vụ đưa thiếu tướng Lê Ngọc Hiền (phó tổng tham mưu trưởng) và đoàn cán bộ của Bộ Tổng tham mưu đi thị sát tình hình và kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu của bộ đội hải quân trên quần đảo Trường Sa. Chiếc máy bay trực thăng UH-1 của Mỹ số hiệu 60139 đã vinh dự được lệnh đưa xuống tàu ra đảo.
    Đến năm 1982, số máy bay UH-1 ngày càng phát sinh hỏng hóc, vật tư thay thế vô cùng khan hiếm. Nhiều vật tư không có nguồn bổ sung dẫn đến tình trạng các xưởng chuyên sửa chữa loại máy bay này hầu như bị tê liệt. Từ năm 1982 trở đi, máy bay UH-1 gần như bị loại khỏi thực lực chiến đấu của Không quân Việt Nam.
    Tới năm 1996, Nhà máy A-41 được Bộ Quốc phòng phê chuẩn kế hoạch khôi phục, sử dụng UH-1. Tuy nhiên, việc duy trì hoạt động vẫn gặp rất nhiều khó khăn do nguồn phụ tùng không được nhập thẳng từ Mỹ bởi chính sách cấm vận vũ khí đối với Việt Nam.
    Tưởng chừng, từ thời điểm này UH-1 sẽ khó kéo dài được thời gian hoạt động thì đến cuối tháng 4/2005, ngành Kỹ thuật Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam đã dồn sức khôi phục lại những máy bay trực thăng UH-1 để sử dụng cho các mục đích quốc phòng và kinh tế xã hội. Các hệ thống động cơ, thiết bị thông tin, thân vỏ, các cụm van nhiên liệu…được tận dụng thay thế từ những chiếc máy bay đã đưa vào diện thải loại, một số các chi tiết nhỏ được chế tạo mới như gioăng, van dầu, bạc lót, ống dẫn...nhưng vẫn đảm bảo tính đồng bộ.
    Sau thời điểm đó, trực thăng UH-1 của Không quân Việt Nam đã có bước tái sinh thần kỳ, tiếp tục những chuyến bay trên bầu trời. Theo các nguồn thông tin khác nhau, sau thời điểm này, đã có khoảng 12 chiếc UH-1 tái trang bị cho Không quân Nhân dân Việt Nam. Tờ Tiexue của Trung Quốc phải thừa nhận rằng đây là một điều kỳ diệu.
    Đặc biệt, năm 2009, Bộ Ngoại giao Mỹ đã rút lệnh cấm xuất khẩu trực thăng quân sự cho Việt Nam qua sự vận động lâu dài của tập đoàn Executive Decision Export Services Group. Tuy nhiên, các trực thăng Mỹ xuất khẩu sang Việt Nam phải được thiết kế cho các công tác chuyên vận hay cứu hộ (SAR).
    Sau khi lệnh cấm vận được gỡ bỏ, Việt Nam đã ký kết các hợp đồng nâng cấp trực thăng UH-1H Huey để giúp hoạt động nhân đạo và cứu hộ cứu nạn. Các hợp đồng này được thực hiện tại Việt Nam dưới sự giúp đỡ của các chuyên gia và phụ tùng từ Mỹ. Hãng tin Reuters dẫn lời Tướng Mỹ Richard Genaille cho biết số lượng nâng cấp khoảng 15 chiếc với chi phí do Mỹ chi trả nằm trong chương trình củng cố quan hệ an ninh quốc phòng với Việt Nam năm 2010.
    Đến nay, những chuyến bay của UH-1 vẫn thường xuyên hiện diện canh giữ bầu trởi Tổ quốc cũng như tham gia cứu hộ cứu nạn. Sức sống bền bỉ của UH-1 càng được đảm bảo khi thời gian gần đây, quan hệ Việt-Mỹ đã có những bươc tiến vượt bậc, hứa hẹn nhiều thành công trong lĩnh vực hợp tác quốc phòng.
    [​IMG]
    Máy bay UH-1 sát cánh cùng Mi-17 trong đội hình Lữ đoàn 917
    UH-1 sử dụng kíp lái 1 đến 4 người, có thể chở được 14 lính, hay 6 cáng, hoặc hàng hoá tương đương. Chiều dài: 17,40 m, chiều rộng: 2,62 m, chiều cao: 4,39 m. Khối lượng rỗng 2.365 kg, khối lượng có tải 4.100 kg, khối lượng cất cánh tối đa: 4.309 kg. Vận tốc cực đại: 217 km/h, vận tốc hành trình: 201 km/h, vận tốc lên cao: 8,92 m/s. Tầm bay: 507 km, trần bay: 5.910 m,
    UH-1 có thể bay là là cách mặt đất chưa đến 10m, trên máy bay có 2 khẩu súng miligan 6 nòng (7,62mm) với 12.000 viên đạn, bên 2 cánh treo ), 2 chùm 7 ống đến 19 ống phóng rocket 70 mm. UH-1 còn có 5 thùng dầu mềm với kết cấu đặc biệt, tự bịt lại khi trúng đạn, nên dầu không chảy ra ngoài làm cháy máy bay được. Trực thăng UH-1 rất tiện dụng trong mọi tình huống, nó có thể đáp xuống bất kỳ đâu với một khoảng không cần lớn lắm.
    JICKLE thích bài này.
  9. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Tiêm kích tàng hình "xịn" nhất TG chưa đủ sức hấp dẫn Singapore
    (Soha.vn) - Bộ trưởng Quốc phòng Singapore cho biết quốc gia này không vội mua tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ.
    Mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore, ông Ng Eng Hen, cho biết mặc dù quan tâm tới tiêm kích thế hệ 5 F-35 do hãng Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất nhưng Singapore nhận thấy đây chưa hẳn là nhu cầu cấp thiết với quốc gia này.
    Trong một cuộc họp báo với người đồng cấp Mỹ ở Washington DC, ông Ng Eng Hen phát biểu rằng Singapore "không cần vội (sắm F-35) vì các máy bay F-16 của chúng tôi vẫn đang hoạt động tốt. Mặc dù chúng cần được nâng cấp nhưng không phải là vấn đề nghiêm trọng".
    Các nhà quan sát có xu hướng cho rằng trước tiên Singapore sẽ mua F-35 để thay thế cho 26 máy bay F-5 đã cũ, còn chương trình thay thế máy bay F-16 có lẽ phải 2 thập kỷ nữa mới có thể xúc tiến.
    [​IMG]
    Tiêm kích F-35B
    Singapore chưa chính thức công bố chương trình nâng cấp dành cho 60 chiếc F-16 đang phục vụ trong biên chế, tuy nhiên, chương trình như vậy sẽ giúp kéo dài khả năng hoạt động của các máy bay này tới năm 2030.

    Phát biểu của ông Ng Eng Hen được đưa ra sau khi thưởng thức màn bay biểu diễn của một tiêm kích F-35B (phiên bản dành cho thủy quân lục chiến) tại căn cứ không quân Luke.
    "Chúng tôi nhận thấy có một số khía cạnh đáng quan tâm và chúng tôi sẽ thận trọng đưa ra quyết định của mình. Như tôi đã nói, chúng tôi không vội, nhưng chúng tôi sẽ cân nhắc nghiêm túc vấn đề này" - ông Ng Eng Hen nói.
    Mối quan tâm của Singapore dành cho tiêm kích F-35 đã được biết đến từ lâu. Tháng 3 năm nay, Ng Eng Hen thông báo với phía Mỹ rằng Singapore đã gần hoàn tất quá trình đánh giá loại tiêm kích này.
    Các chuyên gia cảm thấy Singapore có thể sẽ rất ưa chuộng tiêm kích F-35B. Với diện tích nhỏ và thiếu chiều sâu chiến lược, các căn cứ không quân Singapore rất dễ bị tổn thương trong một cuộc xung đột. Theo các chuyên gia, khả năng hoạt động của F-35B sẽ giúp Không quân Singapore linh hoạt hơn khi có xung đột.
  10. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Tiểu đoàn S-300PMU-1 Việt Nam lên cấp trung đoàn
    Tiểu đoàn 64 (Sư đoàn 361) – đơn vị được trang bị tên lửa S-300 được tổ chức lại thành Trung đoàn Tên lửa 64.
    Sáng 18/12, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân đã tổ chức lễ Công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, tổ chức lại Đoàn Tên lửa 64 thành Trung đoàn Tên lửa 64.
    [​IMG]
    Thủ trưởng Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân trao Quân kỳ Quyết thắng cho Trung đoàn Tên lửa 64.
    Thượng tướng Lê Hữu Đức, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng gửi lẵng hoa chúc mừng. Thiếu tướng Nguyễn Văn Thọ, Ủy viên Thường vụ, Phó Tư lệnh - Tham mưu trưởng Quân chủng Phòng không-Không quân, thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quân kỳ Quyết thắng cho Trung đoàn.
    Đoàn Tên lửa 64 được thành lập tháng 9/2005 trực thuộc Sư đoàn 361. Trong hơn 8 năm qua, Đoàn được giao nhiệm vụ vận hành bộ khí tài S-300PMU1, đến nay đơn vị đã khai thác, huấn luyện, làm chủ được loại vũ khí hiện đại này.
    Đoàn 64 đã tham gia 5 lần cơ động diễn tập đảm bảo an toàn tuyệt đối, 3 lần tham gia hội thao do quân chủng tố chức đều đạt giải nhất, chất lượng xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật không ngừng được nâng lên. Năm 2013 này là năm thứ 9 liên tục Đoàn được tặng danh hiệu “Đơn vị Quyết thắng”.
    [​IMG]
    Khí tài tổ hợp S-300 của Tiểu đoàn 64 trong lần diễn tập gần đây.
    Trung đoàn Tên lửa 64 được thành lập trên cơ sở sáp nhập Tiểu đoàn 5, Tiểu đoàn 172 (đều trực thuộc Sư đoàn 361) vào Đoàn Tên lửa 64. Đây là một trong những Trung đoàn hỗn hợp đầu tiên của Quân chủng Phòng không-Không quân.
    Trong thời gian tới, trung đoàn tiếp tục củng cố tổ chức, biên chế; kiện toàn các tổ chức Đảng, tổ chức chỉ huy, đoàn thể quần chúng và đi vào hoạt động
    JICKLE thích bài này.

Chia sẻ trang này