1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếp tục bàn xem tiềm lực quân sự nước ta và các bạn trong khu vực Đông Nam Á

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 06/12/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Đông Nam Á chạy đua mua tàu hộ vệ bảo vệ biển
    (Kienthuc.net.vn) - Các nước Đông Nam Á trong nhiều năm trở lại đây đồng loạt trang bị nhiều lớp tàu hộ vệ tên lửa đa năng để tăng cường năng lực phòng thủ biển.
    Theo thống kê của Tạp chí Bình luận Quốc phòng châu Á Australia này, Hải quân Thái Lan đã được trang bị 6 tàu hộ vệ của Trung Quốc (gồm các lớp Naresuan Type 25T, Giang Hồ III Type 053HT), 2 tàu hộ vệ lớp Knox mua của Hải quân Mỹ và 1 tàu hộ vệ tên lửa kiểu cũ của Anh được sử dụng như một tàu huấn luyện.
    Hiện nay, Hải quân Thái Lan đã đặt hàng Hàn Quốc đóng tàu hộ vệ đa năng thế hệ mới DW3000H do hãng Daewoo. Nước này cũng sẽ nhận viện trợ 2 tàu hộ vệ Oliver Hazard Perry từ Mỹ.
    [​IMG]
    Mô hình tàu hộ vệ DW3000H.
    Bên cạnh đó, Thái Lan sẽ thực hiện chương trình nâng cấp tàu hộ vệ Type 25T với trang bị hệ thống quản lý chiến đấu Saab 9LV MK4, radar Sea Giraffe, radar điều khiển hỏa lực CEROS 200, hệ thống quang - điện EOS 500, hệ thống liên kết dữ liệu và đặc biệt là hệ thống phóng thẳng đứng MK41 với tên lửa phòng không tầm trung RIM-162 ESSM.
    Về phần Hải quân Hoàng gia Malaysia, nước này đã có trong trang bị 2 tàu hộ vệ đa năng lớp Lekiu do BAE System đóng. Tuy nhiên lớp tàu này có hỏa lực hạn chế với pháo hải quân 57mm, tên lửa phòng không tầm thấp và tên lửa chống tàu Exocet MM40 Block II chỉ đạt tầm bắn 70km.
    Nhằm tăng cường sức mạnh hải quân trước hành động gây căng thẳng từ Trung Quốc trên Biển Đông, Malaysia đã ký hợp đồng mua 6 tàu hộ vệ cỡ lớn lớp Gowind của hãng DCNS Pháp. Lớp tàu này có lượng giãn nước 3.000 tấn, dài 111m, trang bị hệ thống radar có thể phát hiện máy bay tàng hình SMART-S Mk2 3D, hệ thống quản lý chiến đấu SETIS và nhiều cảm biến khác.
    [​IMG]
    Mô hình tàu hộ vệ lớp Gowind.
    Hỏa lực của Gowind mạnh mẽ với pháo hải quân 57mm, pháo phòng không 30mm, tên lửa phòng không phóng thẳng đứng VL-MICA, tên lửa Exocet MM40 Block III đạt tầm bắn 180km và ngư lôi chống ngầm 324mm.
    Còn Hải quân Indonesia, nước này đang tăng cường việc mua sắm tàu hộ vệ thế hệ mới thay thế tàu chiến lớp Ahmad Yani kiểu cũ.
    Trong giai đoạn 2007-2008, quốc gia này đã nhận lần lượt 4 tàu hộ vệ tàng hình kiểu mới Sigma 9113 và mua thêm 2 tàu hộ vệ Sigma 10514 do hãng đòng tàu Damen Hà Lan chế tạo. Bên cạnh đó, nước này đã quyết định mua 3 tàu hộ vệ Nakhoda Ragam của nhà máy Anh đóng cho Hải quân Brunei nhưng sau đó Brunei đã không nhận bàn giao. Dự kiến, trong năm tới, 3 tàu này sẽ lần lượt được chuyển về Indonesia.
    [​IMG]
    Tàu hộ vệ Sigma 9113.
    Như vậy, trong năm tới Hải quân Indonesia sẽ có tổng cộng 7 tàu hộ vệ tên lửa thiết kế tàng hình kiểu mới, hiện đại. Hai tàu hộ vệ Sigma 10514 với cấu hình điện tử - vũ khí rất mạnh sẽ nhận vào năm 2017.
    Hải quân Nhân dân Việt Nam năm 2007 đã ký thỏa thuận mua 2 tàu hộ vệ Geprad 3.9 của Nga. Sang năm 2012, Việt Nam tiếp tục ký mua thêm 2 tàu Gepard 3.9 với cấu hình cải tiến hơn so với mẫu trước đó. Ngoài ra, năm 2013, Việt Nam đã đạt được những thỏa thuận với hãng đóng tàu Damen đóng 2 tàu hộ vệ Sigma 9814 trang bị vũ khí phương Tây.
    [​IMG]
    Tính tới năm 2017, Việt Nam có thể có trong biên chế 4-6 tàu hộ vệ tàng hình hiện đại.
    Hải quân Philippines trong nhiều năm chỉ sử dụng những tàu chiến thời Chiến tranh Thế giới thứ 2. Những năm gần đây trước hành động gây căng thẳng của Trung Quốc, nước này đã mua lại 2 tàu hộ vệ từ lực lượng tuần duyên bờ biển Mỹ để tăng cường tuần tra, bảo vệ biển. Trong năm 2013, Philippines đã công bố kế hoạch mua 2 tàu hộ vệ tên lửa thế hệ mới.
    JICKLE thích bài này.
  2. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Mua tàu chiến cũ, Philippines "khốn khổ" tìm cách nâng cấp
    (Kienthuc.net.vn) - Phí tiền mua tàu chiến cũ của Mỹ, giờ đây Philippines lại phải mất khoản chi phí lớn để nâng cấp vũ khí, trang bị.
    Theo Tạp chí Jane’s Defense Weekly, Hải quân Philippines có kế hoạch tiếp tục nâng cấp 2 chiếc tàu chiến lớp Hamilton mua của Mỹ.
    Hợp đồng nâng cấp dự kiến sẽ được đấu thầu trong năm tới, công việc sẽ tập trung vào cải tiến động cơ đẩy, hệ thống truyền thông tin, giám sát và nhất là vũ khí của con tàu này.
    Nguồn tin cũng cho biết, Hải quân Philippines cũng đang tìm cách trang bị tên lửa chống tàu mặt nước và ngư lôi chống ngầm cho lớp tàu này. Tuy nhiên khó khăn tài chính có thể là yếu tố quyết định trong việc thực hiện đầy đủ chương trình nâng cấp này.
    Phát ngôn viên Hải quân Philippines Gregory Law cho biết, chương trình nâng cấp này sẽ tăng cường khả năng tuần tra và bảo vệ của Hải quân Philippines tại các vùng đặc quyền kinh tế và các nguồn tài nguyên lân cận của nước này. Trong những năm gần đây, tranh chấp lãnh hải giữa Philippines với Trung Quốc đang rất căng thẳng.
    [​IMG]
    Philippines muốn trang bị thêm vũ khí cho 2 tàu chiến cũ già nua mua lại của Mỹ.
    Chương trình nâng cấp tàu chiến lớp Hamilton là một phần trong mục tiêu phát triển khả năng chiến đấu toàn diện của Hải quân Philippines. Mục tiêu này bao gồm khả năng tác chiến cơ động, vận chuyển trên biển và tác chiến chi viện…Trong đó, nội dung quan trọng của chiến lược này là mua sắm thêm 2 tàu hộ vệ hạng nhẹ có lượng giãn nước khoảng 2.000 tấn. Dự án này đã được khởi động từ tháng 10 vừa qua với tổng trị giá lên tới 410 triệu USD.
    Hamilton là tàu tuần tra cỡ lớn được sản xuất từ những năm 1960 dùng trong lực lượng tuần duyên bảo vệ bờ biển Mỹ (USCG). Philippines đã chi tiền mua lại 2 chiếc tàu thuộc lớp này để trang bị cho lực lượng hải quân.
    Tuy được xem là chiến hạm lớn nhất Hải quân Philippines nhưng với hỏa lực yếu ớt – một pháo 76,2mm thì 2 chiếc tàu này không giúp được gì nhiều trong việc phòng thủ các đảo, vùng biển thuộc chủ quyền Philippines.
  3. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Việt Nam bắt đầu sản xuất 'sát thủ diệt hạm' Kh-35UV?
    (Quốc phòng Việt Nam) - Việt Nam đã tạo ra năng lực sản xuất tên lửa chống hạm tiên tiến Kh-35UV trang bị trên các tàu tên lửa Nga trong tương lai.
    Theo tạp chí công nghiệp - quốc phòng hàng tuần (Nga), trong năm 2013, Việt Nam có kế hoạch tạo ra năng lực sản xuất tên lửa chống hạm Kh-35 Uran UV - một sản phẩm tên lửa được phát triển với sự giúp đỡ của Nga, tương tự như loại hình sản xuất tên lửa BrahMos của liên doanh hàng không Nga - Ấn Độ.
    Tạp chí này dẫn lời Giám đốc Liên bang về Hợp tác Kỹ thuật Quân sự (FSMTC), ông Mikhail Dmitriev nói rằng, lĩnh vực hợp tác kỹ thuật - quân sự Nga - Việt Nam có triển vọng phát triển tốt hơn nữa trong tương lai gần, bất chấp những tác động cạnh tranh khốc liệt trên lĩnh vực xuất khẩu quốc phòng thế giới hiện nay.
    "Trong điều kiện hiện tại và các hợp đồng chuẩn bị được ký kết, Việt Nam có đầy đủ cơ sở để trong ngắn hạn, trở thành một đối tác hợp tác kỹ thuật - quân sự số 1 của Nga trong khu vực Đông Nam Á", ông Dmitriev nói.
    [​IMG]
    Theo báo Nga, Việt Nam bắt đầu tạo ra năng lực sản xuất tên lửa chống hạm Kh-35UV (có nguồn gọi là Kh-35EV) trong năm 2013.
    Ông nói thêm rằng, trong các cuộc họp của Ủy ban liên chính phủ FSMTC gần đây, hai bên đã không chỉ thảo luận về việc cung cấp các mẫu vũ khí làm sẵn, mà còn tập trung vào các dự án hợp tác cùng phát triển, thành lập liên doanh và các trung tâm dịch vụ cung ứng thiết bị quân sự trước đây.
    Ông Dmitriev nhấn mạnh vào dự án phát triển chung loại tên lửa chống tàu tiên tiến Kh-35 Uran-UV (Уран-УВ) giữa Nga và Việt Nam. Ngoài ra, hai bên cũng đã thảo luận về khả năng Việt Nam sẽ mua thêm một tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion-P thứ ba, cũng như các máy bay chiến đấu đa chức năng Su-30MK2 và các hệ thống tên lửa phòng không.
    "Thực tế là Nga và Việt Nam đã lên kế hoạch tạo ra loại tên lửa mới dựa trên nguyên bản tên lửa chống tàu Kh-35 Uran trong tháng 2 năm nay (2/2013)", ông Dmitriev tiết lộ.
    "Trong năm nay, Việt Nam có kế hoạch tạo ra năng lực sản xuất tên lửa chống hạm dựa trên loại Uran của Nga, giống như loại hình phát triển sản xuất chung trong dự án tên lửa BrahMos của Nga - Ấn Độ", vị quan chức FSMTC nói.
    Còn theo báo cáo cuối năm 2012 của Tập đoàn Tên lửa Chiến thuật (KTRV) cho biết, trong năm 2012, KTRV đã tiến hành các cuộc họp kỹ thuật theo đơn đặt hàng của Việt Nam về việc phát triển hệ thống tên lửa chống hạm Uran-V. Tháng 4/2012, ba bản thiết kế bổ sung đã được KTRV giao cho Việt Nam theo hợp đồng đã ký kết.
    Theo KTRV, trong năm 2012, hai bên đã tiến hành thảo luận và thống nhất về phương diện kỹ thuật và giá cả hợp đồng cùng các điều kiện thực hiện cho dự án sản xuất tên lửa Kh-35 Uran-UV tại Việt Nam. Chi phí được báo cáo cho hợp đồng vào khoảng 1 tỷ USD.
    Các thông số kỹ thuật về tên lửa chống hạm Uran-UV của Việt Nam chưa được tiết lộ, nhưng theo Đài Tiếng nói nước Nga, tên lửa Kh-35UV sẽ có tầm xa tấn công mục tiêu lên tới 300 km và mang theo đầu đạn nặng tới 300 kg. Tên lửa được thiết kế để có thể hoạt động trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào, có thể chống lại mức độ gây nhiễu cao và cường độ hỏa lực mạnh của đối phương. Như vậy, so với nguyên mẫu, tên lửa Việt - Nga hợp tác sản xuất có tầm bắn được nâng lên gấp đôi.
    Ông Igor Korotchenko, người đứng đầu Trung tâm Phân tích Thị trường Vũ khí Toàn cầu của Nga cho biết: "Đây là loại tên lửa cận âm hiệu quả cao. Nó có thể vượt qua phòng không của bất kỳ lực lượng hải quân nào. Tất nhiên, tên lửa sẽ được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu của Việt Nam, giống như tên lửa BrahMos được liên doanh Nga-Ấn phát triển.
    JICKLE thích bài này.
  4. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Việt Nam nghiệm thu tiến độ đóng tàu Gepard giai đoạn 1
    (Quốc Phòng Việt Nam) - Phái đoàn quan chức BQP Việt Nam vừa có chuyến thăm Nga để nghiệm thu tiến độ đóng tàu Gepard 3.9 giai đoạn 1.

    Hôm 18/12, một phái đoàn các quan chức Bộ Quốc phòng Việt Nam, dẫn đầu là Phó Chủ nhiệm kỹ thuật Quân chủng Hải quân Hoàng Thiên Tùng, cùng phái đoàn quan chức Rosoboronexport, đại diện Công ty Cổ phần Nhà máy đóng tàu Zelenodolsky Gorky và đại diện Cục Thiết kế Zelenodolskoye (Tatarstan) đã tiến hành buổi nghiệm thu giai đoạn 1 công đoạn đóng chiếc tàu Gepard 3.9 đầu tiên trong hai chiếc tàu Gepard biến thể chống ngầm vừa được 2 bên ký kết, thông cáo báo chí của Zelenodolsky Gorky cho biết.
    Trong chuyến thăm, đại diện phía Công ty Cổ phần Zelenodolsky Gorky của Nga đã giới thiệu cho phía Việt Nam biết về năng lực sản xuất của nhà máy, công ty đã tiến hành hiện đại hóa trong sản xuất, áp dụng các công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, phía nhà máy cũng đã thông báo về tiến độ đóng 2 tàu chiến Gepard 3.9 theo đơn đặt hàng để các quan chức Việt Nam tiến hành kiểm tra nghiệm thu.
    [​IMG]
    Phái đoàn quan chức BQP Việt Nam ký kết văn bản nghiệm thu giai đoạn 1 tiến độ đóng tàu Gepard chống ngầm
    Việc kiểm tra nghiệm thu đóng tàu giai đoạn 1 bao gồm chế tạo phần thân và phần kiến trúc thượng tầng cho tàu Gepard 3.9 đầu tiên trong lô 2 tàu mới cùng loại, phù hợp với các điều khoản qui định trong hợp đồng đã ký kết trước đó. Ngoài ra, đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Việt Nam cũng đã có các cuộc họp bàn về các vấn đề hợp tác kỹ thuật - quân sự khác với phía Nga.
    Cần nhớ lại rằng, cặp tàu Gepard 3.9 mới được Nhà máy đóng tàu Zelenodolsky Gorky khởi đóng cho Hải quân Việt Nam vào ngày 24/9 vừa qua.
    Sự khác biệt chính giữa một cặp Gepard 3.9 mới so với 2 tàu cùng loại trước đó (HQ-011 và HQ-012) là sự hiện diện của vũ khí chống tàu ngầm, và việc sử dụng hệ thống máy điện hiện đại với những đặc điểm cải tiến mới.
    Theo tiết lộ của Zelenodolsky, hai tàu Gepard 3.9 biến thể chống ngầm sẽ có lượng choán nước đầy tải 2.200 tấn, chiều dài tổng thể 102,4 m; chiều rộng 14,4 m; chiều cao 7,25 m; mớn nước khoảng 5,6 m; tốc độ di chuyển tối đa khoảng 29 hải lý/giờ; tầm hoạt động 4.000 hải lý khi di chuyển với tốc độ 10 hải lý/giờ; khả năng hoạt động độc lập liên tục 20 ngày trên biển và được vận hành bởi kíp thủy thủ 84 người.
    Tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9 được trang bị pháo hạm 76mm AK-176M hiện đại, hệ thống pháo/tên lửa phòng không tầm gần Palma, ngư lôi chống tàu ngầm, tên lửa chống hạm Kh-35 Uran-E, mìn và các thiết bị điện tử hiện đại. Ngoài ra, tàu còn được tích hợp các hệ thống truyền thông bên ngoài và bên trong khoang, cũng như hệ thống phát thanh truyền hình và hệ thống quan sát.
    Theo kế hoạch, hai tàu Gepard 3.9 tiếp theo sẽ được phía Nga bàn giao cho Việt Nam vào năm 2016 và 2017.
  5. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Vì sao Việt Nam thành lập 2 trung đoàn tên lửa mới?
    (Soha.vn) - Để S-300PMU1 phát huy tối đa hiệu quả, nhất thiết phải có các đơn vị phòng không tầm ngắn “hộ vệ” cho trận địa tên lửa, chống lại thủ đoạn tác chiến của đối phương.
    Mới đây, Quân chủng Phòng không - Không quân đã tổ chức lễ công bố quyết định thành lập Trung đoàn tên lửa 93 (16-12-2013) và tái tổ chức Đoàn tên lửa 64 thành Trung đoàn tên lửa 64 (18-12-2013). Với hai quyết định này, lần đầu tiên Quân đội Nhân dân Việt Nam có hai trung đoàn tên lửa tầm xa, trang bị vũ khí hiện đại, làm nhiệm vụ bảo vệ vùng trời phía Bắc và phía Nam Tổ quốc.
    [​IMG]
    Thiếu tướng Nguyễn Văn Thọ trao cờ Quyết thắng cho Trung đoàn Tên lửa 93
    Đơn vị tên lửa S-300PMU1 đầu tiên của Việt Nam - Đoàn Tên lửa 64 được thành lập vào tháng 9/2005, trực thuộc Sư đoàn Phòng không 361. Với trang bị hiện đại, Đoàn 64 đã lập tức trở thành quả đấm thép của Sư đoàn Phòng không Cận vệ Đỏ, bảo vệ vững chắc vùng trời miền Bắc nói chung, Thủ đô Hà Nội nói riêng. Và ngay sau đó, đơn vị thứ hai ra đời: Đoàn Tên lửa 93, trực thuộc Sư đoàn Phòng không 371, trực chiến bảo vệ vùng trời miền Nam, mà trọng tâm là TP. Hồ Chí Minh. Đây là hai tiểu đoàn mạnh, có truyền thống vinh quang trong Kháng chiến chống Mỹ, đặc biệt là trong chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” tháng 12-1972.
    Sau một thời gian tương đối dài tiếp thu, làm chủ khí tài mới, đến nay, Bộ Quốc phòng đã ra quyết định tổ chức lại, sử dụng hai tiểu đoàn tên lửa S-300PMU1 làm nòng cốt xây dựng hai trung đoàn tên lửa phòng không tầm xa 93 và 64.
    [​IMG]
    Thủ trưởng Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân trao Quân kỳ Quyết thắng cho Trung đoàn Tên lửa 64.
    Vậy câu hỏi đặt ra là: Vì sao Việt Nam lại xây dựng hai trung đoàn tên lửa phòng không tầm xa mới? Sức mạnh của các tổ hợp tên lửa S-300PMU1 sẽ được tăng cường như thế nào, khi nằm trong đội hình các trung đoàn tên lửa mới được thành lập?

    S-300PMU1 vẫn có những hạn chế cố hữu
    Trước hết, cần nhận định rằng: Tổ hợp tên lửa S-300PMU1 có sức mạnh rất lớn, có thể theo dõi hàng trăm mục tiêu, và tiêu diệt mục tiêu từ cự li hàng trăm km. Song, chúng vẫn có những hạn chế cố hữu của các tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa:
    Thứ nhất là giá thành rất đắt đỏ, khó có thể trang bị đại trà với số lượng lớn, nhất là với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Chúng ta khó có thể phung phí những quả đạn tên lửa đắt đỏ có giá hơn 1 triệu USD cho quá nhiều mục tiêu.
    Thứ hai, các tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa thiếu khả năng tự bảo vệ ở cự li gần. Với đạn tên lửa 48N6E, tổ hợp S-300PMU1 chỉ có thể bắn hạ mục tiêu dạng máy bay chiến đấu trong khoảng từ 3-195km, mục tiêu tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo trong khoảng từ 5-40km. Do đó, có một “kẽ hở” hỏa lực có bán kính khoảng từ 3-5km xung quanh địa điểm triển khai các tổ hợp tên lửa S-300PMU1 mà kẻ thù có thể lợi dụng.
    [​IMG]

    [​IMG]
    Mặc dù rất mạnh nhưng S-300PMU1 vẫn có những điểm yếu cố hữu của tên lửa phòng không tầm xa
    Do 2 hạn chế đó, các tổ hợp tên lửa S-300PMU1 đứng trước nguy hiểm rất lớn nếu như chúng buộc phải đơn độc tham chiến. Đối phương sẽ sử dụng hai chiến thuật chính:
    Một là sử dụng các máy bay tàng hình, máy bay có diện tích phản xạ radar (RCS) nhỏ, bí mật bay ở độ cao thấp, bất ngờ tập kích, đánh úp trận địa tên lửa phòng không. Đối phương sẽ ưu tiên tiêu diệt các xe chỉ huy, các đài radar, sau đó mới đến các xe mang phóng, xe tiếp đạn … để vô hiệu hóa tổ hợp tên lửa S-300PMU1.
    Hai là sử dụng các tên lửa hành trình như Tomahawk của Mĩ, tên lửa đạn đạo chiến thuật như Tochka của Nga, từ ngoài tầm hỏa lực của tên lửa phòng không tầm xa, đánh cấp tập vào vị trí trận địa tên lửa của ta.
    Các tổ hợp tên lửa tầm xa như S-300PMU1 dù rất hiện đại, xác suất đánh trúng mục tiêu tên lửa đạn đạo lên đến 70%, nhưng cũng khó có thể chống trả được hàng chục đòn tiến công đồng loạt của tên lửa đối phương. Kể cả khi chúng không tiêu diệt được S-300PMU1 thì cũng buộc các tiểu đoàn tên lửa của ta “nướng” hết cơ số đạn vào các tên lửa hành trình, hoặc buộc phải cơ động khẩn cấp, rút lui khỏi trận địa. Khi đó, không quân địch sẽ tha hồ “làm mưa làm gió” trên vùng trời, mà không sợ bị S-300PMU1 tiêu diệt. Nếu các trắc thủ của ta kiên quyết phát sóng trinh sát mục tiêu, đối phương sẽ lập tức đáp trả bằng các tên lửa chống radar như AGM-88 của Mĩ hay Kh-31P của Nga.
    Do đó, để S-300PMU1 phát huy tối đa hiệu quả của mình, nhất thiết phải có các đơn vị phòng không tầm ngắn, làm nhiệm vụ “hộ vệ” cho các trận địa tên lửa, chống lại hai thủ đoạn tác chiến nói trên.
    Đó là lí do Việt Nam thành lập hai trung đoàn tên lửa mới. Trung đoàn tên lửa 93 được thành lập trên cơ sở sát nhập Đoàn 93 tên lửa S-300PMU1 với Tiểu đoàn 123 pháo cao xạ tự hành ZSU-23-4 Shilka, trực thuộc Sư đoàn Phòng không 367.
    Những "lá chắn" bảo vệ S-300PMU1
    Đoàn 64 tên lửa S-300PMU1 được tái tổ chức lại, sát nhập với Tiểu đoàn 5 pháo cao xạ tự hành ZSU-23-4 Shilka và Tiểu đoàn 172 tên lửa phòng không tự hành 9K35 Strela-10 (Việt Nam gọi là A89), trực thuộc Sư đoàn Phòng không 361. Đặc biệt, Tiểu đoàn 172, Sư đoàn 361 là một đơn vị phòng không tầm ngắn mạnh, giàu truyền thống nhất trong Quân chủng Phòng không – Không quân. Đây là đơn vị đầu tiên trong toàn quân được trang bị tên lửa vác vai Strela-2 (Việt Nam gọi là A72), trong ba năm 1972-1975 đã bắn rơi 157 máy bay địch, với hiệu suất tiêu diệt đáng kinh ngạc 0.375!
    Như vậy, sát cánh cùng hai tổ hợp tên lửa S-300PMU1 hiện đại sẽ là các tiểu đoàn pháo cao xạ tự hành ZSU-23-4 Shilka, và tên lửa phòng không tự hành 9K35 Strela-10.
    [​IMG]
    Hệ thống phòng không tầm thấp 9K35 Strela-10 trong cuộc diễn tập bắn đạn thật TB1.
    Tổ hợp tên lửa tầm ngắn 9K35 Strela-10 (Việt Nam gọi là A89) được đặt trên khung gầm xe hỗ trợ kĩ thuật đa nhiệm MT-LB, trang bị radar trinh sát 9S86 và đạn tên lửa 9M37, cho phép diệt mục tiêu từ cự li 500-5.000m, độ cao từ 10-3.500m. Đây sẽ là lá chắn vòng ngoài, đánh chặn các máy bay bay thấp của địch, nếu như chúng bất ngờ tập kích trận địa tên lửa S-300PMU1. Xác suất tiêu diệt mục tiêu máy bay chiến đấu của tên lửa A89 là từ 30-60%, còn với mục tiêu tên lửa hành trình là từ 10-40%.
    Nếu đối phương vượt qua được các đạn tên lửa 9M37 của tổ hợp A89, tổ hợp pháo cao xạ tự hành ZSU-23-4 sẽ vào cuộc. ZSU-23-4 Shilka được trang bị 4 pháo tự động 23mm AZP-23 Amur, với tốc độ bắn 800 – 1.000 phát/phút, cơ số đạn 2.000 viên, tầm bắn 2.500m. Với radar RPK-2 Tobol, ZSU-23-4 có thể phát hiện mục tiêu từ cự li 20km. Đây sẽ là lá chắn thép cuối cùng ngăn chặn các tên lửa hành trình của đối phương tấn công trận địa tên lửa S-300PMU1. Nếu như được nâng cấp lên chuẩn ZSU-23-4M4 (giá thành nâng cấp ước tính 800.000USD mỗi tổ hợp), xác suất diệt mục tiêu sẽ tăng gấp nhiều lần, từ 7-12% lên 30-60%.
    [​IMG]
    Pháo cao xạ tự hành ZSU-23-4 Shilka
    Các tổ hợp ZSU-23-4 Shilka và 9K35 Strela-10 tuy thuộc thế hệ cũ, đã có phần lạc hậu, song vẫn có thể phát huy hiệu quả nếu như được sử dụng một cách bài bản, nhuần nhuyễn, chính xác và sáng tạo. Các tổ hợp này cũng có sức cơ động rất cao, đảm bảo theo kịp khả năng tự động hóa mạnh của tên lửa S-300PMU1, mà không bị bỏ xa trên đường hành quân, chuyển trận địa.
    Cùng với các tiểu đoàn phòng không tầm ngắn “cận vệ” nằm trong đội hình trung đoàn, tên lửa S-300PMU1 còn được hỗ trợ bởi lưới lửa phòng không các cấp. S-300PMU1 sẽ được bảo vệ an toàn trong thế trận phòng không quốc gia nhiều tầng nhiều lớp, với những trắc thủ, sĩ quan điều khiển nắm vững chuyên môn và giàu kinh nghiệm.
    Và hơn hết, đây chỉ là bước khởi đầu trên chặng đường hiện đại hóa lực lượng phòng không, gìn giữ bầu trời Tổ quốc. Từ những trung đoàn tên lửa hỗn hợp có nòng cốt là tên lửa tầm xa S-300PMU1, Việt Nam sẽ xây dựng các lữ đoàn phòng không tầm xa theo đúng quy chuẩn, đảm bảo khả năng phòng không mạnh mẽ, chống lại mọi thế lực xâm lược, không để Tổ quốc bị bất ngờ từ trên không!
  6. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Hải quân Philippines sẽ có 4 chiến hạm hàng đầu Đông Nam Á
    Thứ sáu 20/12/2013 18:30
    ANTĐ - Hải quân Philippines đang có kế hoạch mua sắm 2 tàu hộ vệ trên 2.000 tấn và trang bị tên lửa chống hạm, chống ngầm trên 2 tàu tuần tiễu lớp Hamilton mua lại của Mỹ để nâng cao khả năng tác chiến trên biển Đông.
    Tạp chí quốc phòng Anh Jane’s Defenced Weekly cho biết, hải quân Philippines đang lên kế hoạch nâng cấp mạnh 2 tàu tuần tiễu thuộc lớp Hamilton mua lại của Mỹ, là PF-15BRP Del Pilar và PF-16 BRP Ramon Alcaraz. Dự kiến đầu năm tới hợp đồng mời thầu sẽ được triển khai, gồm các hạng mục nâng cấp các hệ thống dẫn đường, động lực, thông tin, giám sát và vũ khí.
    Các tàu tuần tiễu lớp Hamilton có lượng giãn nước tới 3.250 tấn, dài 115m, rộng 13m. So với các tàu chiến trong khu vực Đông Nam Á, thì kích thước của chúng không hề thua kém nhưng hệ thống vũ khí thì không mạnh. Tàu chỉ được trang bị một pháo hạm Mk.75 76mm, 2 pháo Mk.38 cỡ 25mm và 2 hệ thống phóng mồi bẫy Mk.36, và không được trang bị tên lửa hay ngư lôi.
    Jane’s cho biết, hải quân Philippines có tham vọng trang bị thêm một số hỏa lực mạnh, biến 2 tàu này thành các khinh hạm thực thụ, trọng điểm là trang bị các hệ thống tên lửa hạm đối hạm, hạm đối ngầm. Tuy nhiên, vấn đề thiếu kinh phí có thể là yếu tố cản trở việc gói nâng cấp này, được thực hiện toàn diện cùng một thời gian hay là nâng cấp dần dần theo từng đợt.
    [​IMG]

    Tàu tuần tiễu lớp Hamilton mang tên PF-16 BRP Ramon Alcaraz của hải quân Philippines

    Người phát ngôn của hải quân Philippines cho biết, kế hoạch nâng cấp này sẽ tăng cường rất mạnh khả năng bảo vệ và phòng thủ trong vùng đặc quyền kinh tế và các nguồn tài nguyên ở các khu vực biển xung quanh của hải quân nước này. Do vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc đang ngày càng căng thẳng nên cục diện ở vùng biển này đang trở nên rất phức tạp.
    Theo tin cho biết, kế hoạch nâng cấp này là một bộ phận trong mục tiêu xây dựng “năng lực chiến đấu tổng hợp của hạm đội lý tưởng” của hải quân Philippines. Năng lực chiến đấu tổng hợp này được cấu thành từ 4 yếu tố then chốt là khả năng tác chiến, khả năng đổ bộ, khả năng vận chuyển và khả năng chi viện. Trong đó, đại bộ phận các yếu tố này, hiện hải quân Philippines đều không có
    Một bộ phận rất quan trọng trong kế hoạch nâng cao năng lực tác chiến của hải quân Philippines là họ sẽ mua sắm 2 tàu tàu hộ vệ có chiều dài trên 100m, lượng giãn nước trên 2000 tấn. Kế hoạch này đã được Philippines bắt đầu khởi động vào tháng 10 vừa qua.
    [​IMG]

    Tàu tuần tiễu lớp Hamilton mang tên BRP Del Pilar (PF-15) của hải quân Philippines

    Theo dự kiến, vòng đấu thầu thứ nhất sẽ kết thúc vào ngày 04-12 tới. Theo nguồn tin không chính thức cho biết, có 4 công ty đủ tư cách tham dự vòng đấu thầu thứ 2 là Nhà máy đóng tàu Navantia của Tây Ban Nha, Công ty đóng tàu STX của Hàn Quốc, Công ty đóng tàu và vận tải biển Daewoo (Daewoo Shipbuilding) và Công ty công nghiệp nặng Hyundai (Hyundai Heavy Industries).
    Sau khi hoàn tất kế hoạch nâng cấp 2 tàu tuần tiễu lớp Hamilton và mua sắm 2 tàu hộ vệ mới, lực lượng hải quân Philippines tuy không thể có sự biến đổi mạnh về chất, nhưng với việc sở hữu 4 chiến hạm thực thụ, có lượng giãn nước hàng đầu Đông Nam Á và hệ thống vũ khí mạnh sẽ giúp cho người Philippines thêm tự tin trong bảo vệ chủ quyền biển đảo.
  7. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Indonesia mua 24 máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ
    Tư lệnh Không quân Indonesia Ida Bagus Putu Dunia vừa cho biết Indonesia sẽ mua 24 máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ để hiện đại hóa hệ thống vũ khí phòng thủ chính của đất nước.

    Phát biểu tại lễ trao bằng tốt nghiệp cho 149 học viên sỹ quan không quân tại căn cứ không quân Soemarmo Adi ở Surakarta hôm 19/12, tướng Ida Bagus Putu Dunia nhấn mạnh rằng việc mua một phi đội F-16 của Mỹ nằm trong kế hoạch mua sắm của Bộ Quốc phòng Indonesia, nhằm tiếp tục cải thiện và nâng cao sức mạnh phòng thủ quốc gia tối thiểu của quân đội Indonesia.
    Tư lệnh Ida Bagus Putu Dunia cho biết thêm rằng số máy bay mới nói trên sẽ được đặt mua trong năm 2014, trong đó dự kiến Indonesia sẽ nhận tám chiếc đầu tiên trong năm tới và số còn lại sẽ được chuyển giao nốt trong năm tiếp theo.
    [​IMG]
    Máy bay chiến đấu F-16
    Ngoài máy bay tiêm kích F-16, Bộ Quốc phòng Indonesia còn đặt mua máy bay vận tải Hercules C-130 và CN2 9.000 và bốn radar để trang bị cho không quân.
    Theo tướng Ida Bagus Putu Dunia, Lực lượng không quân Indonesia đang bước vào một giai đoạn rất quan trọng của thế kỷ 21 để hiện đại hóa hệ thống vũ khí phòng thủ chính và cơ sở hạ tầng hoạt động của mình, đồng thời cải thiện và nâng cao kỹ năng của toàn bộ binh chủng đối phó với các thách thức của một cuộc chiến tranh hiện đại.
  8. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Những thương vụ mua sắm vũ khí khủng của Philippines năm 2013
    (Vũ khí)-Trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc ngày càng căng thẳng, năm 2013 Philippines đã không tiếc tiền mua sắm, nâng cấp các loại vũ khí để tăng cường khả năng bảo vệ, phòng thủ trong vùng đặc quyền kinh tế và các nguồn tài nguyên ở các khu vực biển xung quanh.

    1. Sắm tàu hộ vệ, nâng cấp tàu tuần tiễu Hamilton

    Hải quân Philippines đang có kế hoạch mua sắm 2 tàu hộ vệ trên 2.000 tấn và trang bị tên lửa chống hạm, chống ngầm trên 2 tàu tuần tiễu lớp Hamilton mua lại của Mỹ để nâng cao khả năng tác chiến trên Biển Đông.

    Theo đó, tạp chí quốc phòng Anh Jane’s Defenced Weekly cho biết, hải quân Philippines đang lên kế hoạch nâng cấp mạnh 2 tàu tuần tiễu thuộc lớp Hamilton mua lại của Mỹ, là PF-15BRP Del Pilar và PF-16 BRP Ramon Alcaraz.
    Dự kiến đầu năm tới hợp đồng mời thầu sẽ được triển khai, gồm các hạng mục nâng cấp các hệ thống dẫn đường, động lực, thông tin, giám sát và vũ khí.
    [​IMG]
    Tàu tuần tiễu PF-16 BRP Ramon Alcaraz Philippines mua của Mỹ

    Các tàu tuần tiễu lớp Hamilton có lượng giãn nước tới 3.250 tấn, dài 115m, rộng 13m. So với các tàu chiến trong khu vực Đông Nam Á, thì kích thước của chúng không hề thua kém nhưng hệ thống vũ khí thì không mạnh. Tàu chỉ được trang bị một pháo hạm Mk.75 76mm, 2 pháo Mk.38 cỡ 25mm và 2 hệ thống phóng mồi bẫy Mk.36, và không được trang bị tên lửa hay ngư lôi.

    Jane’s cho biết, hải quân Philippines có tham vọng trang bị thêm một số hỏa lực mạnh, biến 2 tàu này thành các khinh hạm thực thụ, trọng điểm là trang bị các hệ thống tên lửa hạm đối hạm, hạm đối ngầm. Tuy nhiên, vấn đề thiếu kinh phí có thể là yếu tố cản trở việc gói nâng cấp này, được thực hiện toàn diện cùng một thời gian hay là nâng cấp dần dần theo từng đợt.

    Một bộ phận rất quan trọng trong kế hoạch nâng cao năng lực tác chiến của hải quân Philippines là họ sẽ mua sắm 2 tàu tàu hộ vệ có chiều dài trên 100m, lượng giãn nước trên 2000 tấn. Kế hoạch này đã được Philippines bắt đầu khởi động vào tháng 10 vừa qua.

    Sau khi hoàn tất kế hoạch nâng cấp 2 tàu tuần tiễu lớp Hamilton và mua sắm 2 tàu hộ vệ mới, lực lượng hải quân Philippines tuy không thể có sự biến đổi mạnh về chất, nhưng với việc sở hữu 4 chiến hạm thực thụ, có lượng giãn nước hàng đầu Đông Nam Á và hệ thống vũ khí mạnh sẽ giúp cho người Philippines thêm tự tin trong bảo vệ chủ quyền biển đảo.
    2. Khinh hạm mới lớp Maestrale

    Đầu tháng 7/2013, Thứ trưởng quốc phòng Philippines, ông Fernando Manalo cho biết, Hải quân Philippines đã quyết định mua 2 chiếc khinh hạm mới lớp Maestrale của Italia. Philippine và Italia bắt đầu đàm phán cung cấp chiến hạm từ mùa hè năm 2012.
    Ở thời điểm đó, Philippines chỉ dự kiến chi ra 11,7 tỷ peso cho việc mua sắm và nhắm tới các khinh hạm lớp Maestral đã qua sử dụng trong biên chế hải quân Italia như: Maestral, Grecale, Libeccio, Scirocco, Alizeo, Europallets, Espero và Dzeffiro. Toàn bộ chúng đều được chế tạo từ những năm 1980.

    Hiện không rõ trang bị và phiên bản khinh hạm lớp Maestral Philippines đặt mua. Tuy nhiên, khinh hạm lớp Maestral tiêu chuẩn có lượng choán nước đạt 2.300 tấn, tốc độ hải trình đạt 32 hải lý/giờ và tầm hoạt động gần 6.000 hải lý.
    Hỏa lực của lớp tàu chiến này là 4 đạn tên lửa diệt hạm Teseo, tổ hợp tên lửa phòng không Aspide, hải pháo 127mm Otobreda, 2 pháo 40mm DARDOvà 2 cơ cấu phóng ngư lôi cỡ 533mm và 324mm.

    3. Máy bay không người lái

    Bộ Quốc phòng Philippines đã có kế hoạch chi 684 triệu peso (15,5 triệu USD) mở thầu mua máy bay không người lái (UAV) cho lực lượng hải quân đánh bộ.

    Phát ngôn viên Hải quân Philippines cho biết, theo kế hoạch này, chính phủ Philippines sẽ mua 6 hệ thống điều khiển máy bay không người lái, 9 hệ thống thiết bị điện tử trinh sát mục tiêu, 12 hệ thống con, tích hợp thiết bị cảm biến chiến thuật, cùng các phương tiện dịch vụ hỗ trợ hậu cần.
    [​IMG]
    Lính đặc nhiệm SEALs của Mỹ huấn luyện binh sĩ Philippines cách sử dụng UAV

    Philippines dự kiến trước mắt sẽ bố trí UAV ở tỉnh có an ninh trật tự tương đối tốt là Palawan, để giám sát các hoạt động của hải quân Trung Quốc trên biển Đông. Theo kế hoạch, chương trình này sẽ hoàn thành trong vòng 5 năm tới.

    Trong khuôn khổ cuộc tập trận hải quân CARAT 2013, kéo dài từ cuối tháng 6 - đầu tháng 7 vừa qua, lính đặc nhiệm SEALs của Mỹ cũng đã huấn luyện binh sĩ Philippines, cách sử dụng UAV cất cánh từ tàu chiến tại một căn cứ hải quân cách Manila khoảng 13km.

    Một quan chức hải quân Mỹ cho biết đó là máy bay không người lái Puma, chủ yếu dùng cho mục đích giám sát, trinh sát chứ không phải loại có khả năng tấn công như đã sử dụng tại chiến trường Afghanistan. Ông cho biết các học viên Philippines rất hứng thú học và nếu được trang bị loại vũ khí này họ sẽ biết sử dụng thành thạo và có hiệu quả.

    4. Trực thăng AW-109

    Ngày 12/12, phát ngôn viên hạm đội Hải quân Philippines Rommel Rodriguez cho biết, hải quân nước này đã tiếp nhận 3 chiếc đầu tiên trong 5 chiếc máy bay trực thăng mới mua của Italia trị giá 1,33 tỷ peso.

    Theo ông Rodriguez, 3 chiếc máy bay trực thăng AW-109 Power của hãng AugustaWestland này đã được bàn giao cho hạm đội Hải quân Philippines để thử nghiệm.
    [​IMG]
    Trực thăng AW-109
    Số máy bay trực thăng này sẽ được đặt dưới sự kiểm soát và giám sát của cụm không quân của Hải quân Philippines.

    Dự kiến, hai chiếc máy bay trực thăng còn lại, phiên bản vũ trang, sẽ được bàn giao nốt cho Hải quân Philippines vào quý đầu tiên của năm 2014.

    Số máy bay trực thăng này sẽ được triển khai trên các khinh hạm BRP Gregorio Del Pilar và BRP Ramon Alcaraz vừa mua của Mỹ.
    Máy bay trực thăng AW-109 được trang bị một camera hồng ngoại ở phía trước và một thiết bị nhìn đêm, giúp máy bay rất thích hợp cho các hoạt động tìm kiếm và cứu nạn ban đêm.

    5. Máy bay vận tải C-130

    Ngày 25/11, Tổng tham mưu trưởng các Lực lượng vũ trang Philippines Emmanuel Bautista cho biết, nước này đang trong quá trình đàm phán mua thêm 2 chiếc máy bay vận tải C-130 của Mỹ.

    Sau khi mua, số máy bay vận tải quân sự C-130 trong biên chế của Không quân Philippines sẽ được nâng lên 5 chiếc. Theo Tổng tham mưu trưởng Bautista, không quân cần đến 9 chiếc máy bay vận tải C-130 mới đáp ứng đủ nhu cầu vận tải quân sự.
    [​IMG]
    Máy bay vận tải C-130 của Philippines
    Ba chiếc máy bay vận tải C-130 hiện đang là lực lượng vận tải nòng cốt của không quân Philippines trong các hoạt động cứu trợ đến các khu vực bị bão Haiyan tàn phá.

    "Về vận tải chiến lược, máy bay vận tải C-130 rất quan trọng. Chúng tôi thấy được chúng hữu ích như thế nào trong các thảm họa, thiên tai. Chúng không chỉ được sử dụng cho các hoạt động quân sự mà còn cho các hoạt động nhân đạo và cứu trợ thiên tai", ông Bautista cho biết.

    Ngoài ra, ông Bautista còn cho biết thêm rằng, quân đội nước này cũng đang tìm mua hai chiếc tàu vận tải chiến lược.

    "Trong số các tàu vận tải, chỉ có 2 chiếc được sử dụng làm tàu đảm bảo hậu cần, vì vậy chúng tôi sẽ mua 2 chiếc tàu vận tải chiến lược. Trong thực tế, chúng tôi cần nhiều hơn nữa và chúng tôi sẽ mua thêm khi nguồn lực cho phép", ông Bautista nói.

    6. Chiến đấu cơ FA-50

    Tờ Manila Standard Today ngày 7/11 đưa tin, các cuộc đàm phán giữa Manila và Seoul về thỏa thuận mua 12 máy bay chiến đấu Hàn Quốc của Philippines đang tiến triển và sẽ hoàn tất vào đầu năm 2014.
    Thứ trưởng Quốc phòng Philippines, ông Manalo cho biết, Không quân Philippines sẽ sử dụng loại máy bay FA-50 để tuần tra không phận nước này, đặc biệt là tại khu vực Biển Đông.
    Trong khi đó, một nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Philippines cho hay nhà sản xuất máy bay, Korea Aerospace Industries của Hàn Quốc đang yêu cầu phía Philippines thanh toán trước 52% khoản tiền trong hợp đồng trị giá 18,9 tỷ peso (khoảng 309 triệu USD) thì họ mới bắt đầu lắp ráp máy bay chiến đấu cho Philippines.

    Theo Thứ trưởng Manalo, nếu thỏa thuận trên được hai bên ký kết vào tháng 1/2014, thì Philippines sẽ nhận được 2 chiếc chiến đấu cơ FA-50 đầu tiên sau 18 tháng. Hiện các phi công Philippines đang được huấn luyện tại Hàn Quốc để chuẩn bị cho việc tiếp nhận số máy bay này.

    7. 40.000 khẩu carbin R4

    Ngày 2/12, công ty Remington của Mỹ công bố, họ vừa được quân đội Philippines trao một hợp đồng ban đầu cung cấp và bàn giao hơn 40.000 khẩu súng carbin R4 cùng với gói phụ kiện và huấn luyện trị giá 47 triệu USD.

    Dự kiến, hợp đồng này sẽ bắt đầu được thực hiện ngay trong thời gian tới tại các cơ sở và nhà cung cấp của Remington khắp 20 bang ở nước Mỹ, và sẽ hoàn thành trong năm 2014.

    Súng carbin R4 là một biến thể của súng tiểu liên AR-15 có chiều dài nòng 10,5 inch, cỡ đạn 5,56mm, và có tầm bắn hiệu quả 500-600m với tốc độ bắn 800 viên/phút.
  9. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Không quân Indonesia vạch kế hoạch thống trị đông nam Á
    Thứ bảy 21/12/2013 19:36
    ANTĐ - Ngày 20-12, Tư lệnh không quân Indonesia, Nguyên soái Ida Bagus Putu Dunia, cho biết, nước này sẽ mua 24 chiếc máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ để hiện đại hóa hệ thống vũ khí phòng thủ chính của đất nước.
    Phát biểu tại lễ tốt nghiệp của 149 học viên sỹ quan không quân tại căn cứ không quân Adi Soemarmo ở Surakarta, Nguyên soái Ida Bagus Putu Dunia khẳng định rằng “Kế hoạch mua phi đội F-16 của Mỹ là nhằm tiếp tục thực hiện các chương trình mua sắm trước đó của Bộ Quốc phòng Indonesia”.
    Tư lệnh Ida Bagus Putu Dunia cho biết thêm rằng, số máy bay mới nói trên sẽ được đặt mua trong năm 2014. Ông cho biết: “Hy vọng rằng trong năm 2014, chúng tôi sẽ trang bị cho hệ thống phòng không của nước nhà 8 chiếc máy bay chiến đấu mới này và số còn lại sẽ được chuyển giao nốt trong năm tiếp theo”.
    [​IMG]

    Phi đội máy bay chiến đấu Su-30 của Indonesia

    Ngoài máy bay chiến đấu F-16, quân đội Indonesia cũng sẽ đặt mua một chiếc máy bay vận tải C-130 Hercules và một chiếc CN2 9.000 và 4 chiếc radar để trang bị cho không quân.
    Ông Ida Bagus Putu Dunia cho rằng, không quân Indonesia đang bước vào một giai đoạn rất quan trọng trong thế kỷ 21, do đó, không quân Indonesia sẽ hiện đại hóa các hệ thống vũ khí phòng không chính và cơ sở hạ tầng tác chiến của mình.
    [​IMG]

    Máy bay chiến đấu F-16A/B Indonesia mua lại của Mỹ

    “Chúng tôi cũng sẽ sửa đổi học thuyết và nâng cao kỹ năng của các binh lính để đối phó với các thách thức của một cuộc chiến tranh hiện đại”, ông Putu Dunia cho biết.
    Hiện nay, Indonesia hiện đã sở hữu một phi đội 12 chiếc máy bay chiến đấu F-16A/B cũ mua lại của Mỹ. Song song với hợp đồng mua sắm 24 chiếc máy bay F-16 này họ cũng kế hoạch nâng cấp những chiếc F-16A/B của họ thành phiên bản F-16C/D.
    [​IMG]

    Máy bay huấn luyện chiến đấu T-50 của Hàn Quốc

    Ngoài ra, Indonesia cũng sở hữu một phi đội máy bay Flanker của Nga, bao gồm 5 chiếc máy bay chiến đấu Su-27SKM một chỗ ngồi và 11 chiếc máy bay chiến đấu Su-30 MK2 hai chỗ ngồi. Tháng 4 năm nay họ cũng đã đặt mua thêm 6 chiếc nữa, bắt đầu bàn giao vào năm 2014, nâng tổng số máy bay Su-27/Su-30 lên 22 chiếc.
    Tại lễ chuyển giao 6 chiếc Su-30MK2 cho Indonesia hôm 25/9 vừa qua, hãng tin Nga Lenta dẫn lời Tư lệnh Không quân Indonesia Ida Bagus Putu Dunia cho biết, Bộ Quốc phòng Indonesia dự định đến năm 2024 thành lập 8 phi đội tiêm kích Su-30MK2, mỗi phi đội biên chế 16 chiếc.
    [​IMG]

    Máy bay vận tải đa năng CN-295 do Indonesia sản xuất

    Như vậy, trong gần 10 năm tới, Indonesia có thể mua hơn 100 máy bay chiến đấu mới. Theo Tư lệnh Dunia, các tiêm kích này sẽ tạo ra “lực lượng răn đe mạnh mẽ”, củng cố tiềm lực chiến đấu của không quân Indonesia.
    Indonesia cũng là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á sản xuất được máy bay để trang bị cho quân đội và xuất khẩu. Công ty Indonesia Aerospace đã hợp tác cùng với CASA của Tây Ban Nha để sản xuất máy bay vận tải đa năng CN-295. Hiện tại có 3 chiếc đang phục vụ trong không quân Indonesia.
    [​IMG]

    Thủy phi cơ vũ trang AronM50 có khả năng phóng tên lửa, tiêu diệt chiến hạm cỡ lớn

    Ngoài ra, nước này còn đang hợp tác cùng với Hàn Quốc để phát triển tiêm kích thế hệ 5 trong chương trình KF-X/IF-X. Số lượng sản xuất máy bay của dự án này lên đến 250 chiếc, trong đó không quân Indonesia sẽ nhận 50 chiếc số, còn lại sẽ thuộc quyền sở hữu của không quân Hàn Quốc.
    Ngoài ra, không quân Indonesia cũng đã mua 16 chiếc máy bay huấn luyện - chiến đấu FA-50 và 17 máy bay KT-1, đồng thời họ cũng định đặt mua tới 20 thủy phi cơ vũ trang Aron M50, sau một một thỏa thuận ban đầu mua 2 chiếc của Hàn Quốc. Cuộc thập tự chinh để quay lại vị trí số 1 Đông Nam Á như trong thập niên 60 - thế kỷ 20 của không quân Indonesia đã bắt đầu?
  10. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Báo Trung Quốc nhận xét về sức mạnh quân sự Việt Nam
    (Quốc phòng Việt Nam) - Truyền thông Trung Quốc đã có rất nhiều bài viết đánh giá về sức mạnh quân sự của Việt Nam hiện nay. Báo Trung Quốc cho rằng Việt Nam có sức mạnh ngầm lớn nhất khu vực về quân sự, không chỉ là hải quân, không quân mà còn cả lục quân.

    Việt Nam ít đầu tư cho Lục quân vẫn mạnh nhất khu vực

    Mạng quân sự Sina Trung Quốc ngày 13/11 có bài viết quy kết cho rằng, "Việt Nam sẽ là một trong những thành viên chính của liên minh chống Trung Quốc. Lịch sử quan hệ Trung-Việt đã nói rõ điểm này. Việt Nam có một đội quân mạnh nhất khu vực, hơn nữa tiếp tục tiến hành xây dựng hiện đại hóa, duy trì mối quan hệ đặc biệt với Nga".

    Việt Nam đã mua nhiều vũ khí trang bị tiên tiến của Nga như đã nhập khẩu 12 máy bay chiến đấu Su-27 và 12 máy bay chiến đấu Su-30, đã nhập khẩu 2 tiểu đoàn hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU1, đã mua 4 tàu tên lửa Molniya Project 12411, sau đó lại nhập khẩu 12 tàu tên lửa Project 12418 (2 chiếc được chế tạo ở Nga, số còn lại chế tạo ở Việt Nam);

    2 tàu hộ vệ Project 11661 (2 chiếc khác vẫn chưa ký kết hợp đồng), 4 chiếc tàu tuần tra Svetlyak Project 10410, 6 tàu ngầm diesel lớp Kilo Project 636 (1 chiếc đã bàn giao, 2 chiếc khác sẽ bàn giao vào năm 2014) và hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion.

    [​IMG]
    Tên lửa phòng không S-300 Việt Nam mua của Nga

    Hiện nay quan hệ Trung-Việt tương đối hữu nghị. Nhưng, bài báo quy kết cho rằng, Việt Nam củng cố sức mạnh quân sự, quan hệ hữu nghị với Ấn Độ hoàn toàn là để "ngăn chặn" Trung Quốc.

    Theo bài báo thì khả năng kinh tế của Việt Nam không bằng được Trung Quốc, hệ thống công nghiệp quân sự phát triển kém, ngành đóng tàu mới bắt đầu phát triển. Cho dù có sự giúp đỡ của Nga, Quân đội Việt Nam cũng cơ bản không thể "đấu lại" Quân đội Trung Quốc về thực lực.

    Nhưng, Việt Nam cũng không cần một đội quân quá mạnh, bởi vì bản thân Việt Nam không sẵn sàng chủ động tấn công Trung Quốc, muốn có được một đội quân có năng lực "gây ra tổn thất để Trung Quốc không thể gánh chịu".

    Nhiệm vụ ưu tiên của Việt Nam là phát triển không quân và hải quân, duy trì kiểm soát đối với các hòn đảo và vùng nước trên Biển Đông (thuộc chủ quyền vốn có của Việt Nam, theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển).

    Những năm gần đây, Việt Nam không mua bất cứ vũ khí trang bị nào quy mô lớn cho Lục quân, cho thấy Việt Nam cho rằng, mối đe dọa của Trung Quốc trên đất liền hoàn toàn không lớn"- bài báo tiếp tục luận điệu.
    Sức mạnh ngầm hùng mạnh

    Trước thông tin hạm đội của Việt Nam nhận bàn giao chiếc tàu ngầm đầu tiên vào ngày 7/11, tờ CNJ của Trung Quốc đánh giá, “sức mạnh của tàu ngầm lớp Kilo của Nga là điều không thể chối bỏ, đặc biệt trong phiên bản mới xuất khẩu cho Việt Nam còn được trang bị thêm những tính năng hiện đại hơn, điều mà những chiếc tàu ngầm Kilo hiện có của Trung Quốc cũng không có được”.

    Đến khi chính thức nhận đủ sáu chiếc Kilo, Việt Nam sẽ sở hữu một lực lượng ngầm thuộc hàng mạnh nhất của khu vực Đông Nam Á, không những thế lực lượng này sẽ đủ khả năng vươn tầm kiểm soát của Hà Nội trên Biển Đông, tờ Chinamil phân tích thêm.

    Chuyên gia Đồng Thanh Bảo, Học viện kỹ thuật quân sự Nam Kinh nhận định: “Từ trước đến nay Việt Nam không có hạm đội hiện đại. Việc mua tàu ngầm Varshavyanka là hợp đồng rất quan trọng. Tàu thuyền có thể được sử dụng cho các cuộc tấn công tên lửa, cũng như tàu đổ bộ. Từ quan điểm lợi ích của Việt Nam, sự lựa chọn như vậy là rất hợp lý và rõ ràng trong thời gian tới hạm đội của Việt Nam sẽ rất hùng mạnh thậm chí vươn lên hàng đầu trong khu vực”.

    "Rõ ràng chúng ta có cơ sở để lo ngại cho sức mạnh của hạm đội Việt Nam khi lực lượng này đang và sẽ được đầu tư chuyên sâu, đến lúc đó sức mạnh tầm xa sẽ được Hà Nội đảm nhận một cách xuất sắc, điều mà ngay cả những nước có tiềm lực mạnh về biển trong khu vực cũng chưa thể làm được", tờ Chinamil viết.

    [​IMG]
    Với việc sử dụng lực lượng ngầm hùng mạnh từ tàu ngầm Kilo hạm đội Việt Nam đã có được sức mạnh toàn diện.

    Trong khi đó, tờ Quân giải phóng ND Trung Hoa cho rằng, lực lượng hải quân Việt Nam đang phát triển đồng bộ. Theo đó, không chỉ tàu ngầm lớp Kilo được trang bị để hải quân Việt Nam lần đầu sở hữu lực lượng ngầm lớn mạnh, mà lực lượng tàu mặt nước cũng được củng cố bằng những loại tàu có xuất xứ từ Nga.

    Không quân Việt Nam kiểm soát toàn Biển Đông

    Vào tháng 8/2012, báo Trung Quốc đã đăng tải nội dung cho rằng Không quân Việt Nam sẽ sớm kiểm soát toàn bộ khu vực biển Đông theo chiến lược hoàn toàn chuyển hướng tới vùng biển này của quân đội Việt Nam. Và điều này khiến Bắc Kinh thực sự lo ngại…

    Theo đó, dưới sự ra sức hỗ trợ quân sự của Nga, trong 5 năm qua, Việt Nam đã tăng cường rất lớn việc xây dựng lực lượng Không quân.

    Cùng với việc nhập khẩu trang bị tiên tiến, Quân đội Việt Nam cũng đã gia tăng mức độ xây dựng sân bay, căn cứ quân sự, đã thi công một loạt căn cứ hải quân mới, kho chứa máy bay bảo đảm tuyến một của không quân, tình hình rất giống với Quân đội Trung Quốc nửa sau thập niên 1990.

    [​IMG]
    Hình ảnh Su-27 của Việt Nam được đăng tải trên báo chí Trung Quốc…

    Năm 2012, Không quân Việt Nam trang bị tổng cộng 24 máy bay chiến đấu đa dụng Su-30MKV/MK2, 12 máy bay chiến đấu Su-27SK/UBK, nhiều nhất trong số các nước Đông Nam Á trang bị máy bay chiến đấu dòng Su.
    Đây chính là điểm khiến Bắc Kinh cảm thấy ái ngại thật sự, mặc dù vẫn tỏ ra hống hách nhưng rõ ràng Trung Quốc không thể xem thường sức mạnh của các quốc gia khác.

    Trang mạng Quân giải phóng ND Trung Hoa cho rằng: Bán kính tác chiến của những máy bay chiến đấu này bao trùm lên tất cả các hòn đảo của Việt Nam, thậm chí còn với tới được những vùng đảo của Trung Quốc (nhưng thực ra là những vùng đảo quốc gia này chiếm đóng trái phép).

    Các trang báo Trung Quốc cũng nhận định: Lực lượng không quân Việt Nam tinh nhuệ nhất là sư đoàn hàng không XX0, trong đó trung đoàn XX5 trực thuộc triển khai Su-30MKV ở căn cứ không quân Biên Hòa nằm ở ngoại ô TP.HCM.

    Báo Trung Quốc cũng cho biết căn cứ không quân Phan Rang ở phía nam vốn triển khai Su-22, thế nhưng qua quan sát vệ tinh cho thấy, ở đây cũng đã thi công mới 12 kho chứa máy bay kết hợp, rất có thể trở thành căn cứ cho một lực lượng máy bay chiến đấu dòng Su tiếp theo.

    Rõ ràng việc Không quân Việt Nam không ngừng lớn mạnh đã khiến cho Trung Quốc cảm thấy thực sự bất an. Về lý thuyết Biển Đông giờ không còn là sân chơi của riêng Trung Quốc. Hiện đại hóa quân đội không vì mục tiêu chiến tranh chạy đua vũ trang, Việt Nam chỉ hiện đại hóa quân đội để bảo vệ nhân dân, bảo vệ quyền lợi quốc gia trước bất kỳ mối đe dọa nào từ bên ngoài…

    http://www.baodatviet.vn/quoc-phong...han-xet-ve-suc-manh-quan-su-viet-nam-2362716/

Chia sẻ trang này