1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếp tục bàn xem tiềm lực quân sự nước ta và các bạn trong khu vực Đông Nam Á

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 06/12/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.447
    Đã được thích:
    3.371
    Đọc cả bài báo mới thấy trỗi dậy niềm tự hào, hóa ra báo An Ninh Thủ Đô của Việt Nam giúp Không quân Indonesia vạch kế hoạch thống trị đông nam Á:rolleyes:
  2. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Việt Nam đẩy mạnh hiện đại hóa tác chiến điện tử
    (Bình luận quân sự) - Việt Nam được cho là đang quan tâm đến việc nâng cấp và mua sắm một số tổ hợp tác chiến điện tử tiên tiến do Nga sản xuất, giúp hiện đại hóa lực lượng Tác chiến điện tử phù hợp với điều kiện tác chiến hiện đại ngày nay.
    Tuy nhiên, để hiểu rõ được tầm quan trọng của các hệ thống vũ khí không gây chết người này đối với chiến tranh hiện đại, chúng ta cần biết tác chiến điện tử là gì?
    Lịch sử phát triển của chiến tranh điện tử hay còn gọi là tác chiến điện tử (EW) được đưa vào trong quân đội các nước tiên tiến diễn ra ở thời điểm gần như ngay sau khi phát minh ra đài phát thanh. Việc tăng cường trang bị các tổ hợp tác chiến điện tử trong chiến đấu giúp gây nhiễu tín hiệu thông minh và làm vô hiệu các tổ hợp radar, trinh sát điện tử của đối phương, đồng thời tăng khả năng sống còn cho binh sỹ lẫn trang thiết bị quân sự.
    Phía đối phương trong những điều kiện phải có các biện pháp đặc biệt để ẩn náu các đài phát thanh tránh bị phát hiện và bảo vệ chúng khỏi sự chế áp của nhiễu điện tử.
    Nói cách khác, một trạm tác chiến điện tử sẽ thu tín hiệu phát ra từ đối phương, sau đó định vị vị trí và tiến hành bức xạ sóng vô tuyến (gây nhiễu sóng vô tuyến) với công suất cao, chế áp các hệ thống tác chiến điện tử, hệ thống kiểm soát, thông tin liên lạc và tình báo của đối phương, cũng như làm thay đổi chất lượng tin tức, chất lượng đường truyền;
    Tạo ra một môi trường truyền sóng hỗn độn với sự lấn át về công suất do trạm phát sóng vô tuyến điện tử phát ra, bảo vệ các hệ thống điện tử của mình trước những tác động từ các biện pháp tác chiến điện tử của đối phương.
    [​IMG]
    Từ trái qua phải là 2 tổ hợp tác chiến điện tử hiện đại nhất của Nga hiện nay (Rtut-BM và Moscow-1)
    Trong thực tế, các biện pháp này bắt đầu được thực hiện trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Nhưng chỉ sau khi kết thúc cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, Liên Xô/Nga mới bắt đầu phát triển và trang bị rộng rãi các thiết bị gây nhiễu điện tử cho các đơn vị quân đội, nhờ vậy mà khả năng chiến đấu của quân đội Liên Xô/Nga đã bắt đầu phát triển nhanh chóng.
    Ngày nay, việc tạo ra các thiết bị tác chiến điện tử ở Nga đang có sự tham gia của hơn 120 tổ chức nghiên cứu sản xuất khác nhau. Nhiều tổ chức trong số đó là các công ty thuộc thành phần của KRET.
    Có thể nhận thấy, trong các cuộc chiến tranh hiện đại gần đây như cuộc chiến Iraq và Libya, hầu hết tất cả các hệ thống radar, tên lửa, máy bay chiến đấu, tàu chiến... của các quốc gia này đều không thể chủ động tham chiến trước các biện pháp tác chiến điện tử tiên tiến của Mỹ và NATO.
    Các hệ thống vũ khí trên nhanh chóng bị đối phương (Mỹ, NATO) vô hiệu hóa bằng bom, tên lửa hành trình thông qua các biện pháp trinh sát điện tử từ trước đó. Đây cũng chính là nguyên nhân thất bại chủ yếu đối với Iraq và Libya. Chính vì vậy, tác chiến điện tử trong chiến tranh hiện đại đóng vai trò sống còn cho một lực lượng quân đội.
    Việt Nam đẩy mạnh hiện đại hóa tác chiến điện tử
    Nắm được đặc điểm quan trọng đó, lực lượng Tác chiến điện tử Việt Nam đang được đầu tư mua sắm và nâng cấp các hệ thống EW hiện đại để có thể chiến đấu và chiến thắng trước đối phương.
    Theo xác nhận của Giám đốc điều hành Tập đoàn Công nghệ vô tuyến điện tử KRET của Nga, ông Nikolai Kolesvo, KRET sẽ tham gia cung cấp phụ tùng thay thế, sửa chữa và hiện đại hóa một số hệ thống tác chiến điện tử cho Quân đội Việt Nam.
    Ngoài ra Chính phủ Nga gần đây cũng đã trực tiếp giao nhiệm vụ cho KRET xúc tiến xuất khẩu những hệ thống tác chiến điện tử mới nhất do các công ty con của tập đoàn phát triển. Trong đó bao gồm Rtut, Krasukha-4, Moscow...
    Theo báo cáo kế hoạch của KRET, sang năm 2014, tập đoàn này sẽ đẩy mạnh quảng cáo các hệ thống tác chiến điện tử xuất khẩu mới nhất ra thị trường quốc tế. Trong đó, tập đoàn này dự kiến sẽ ký kết hợp đồng với các đối tác nước ngoài gồm Ấn Độ, Algeria, Việt Nam và Malaysia với tổng trị giá vào khoảng 300 triệu USD.
    Đối với Việt Nam, các hợp đồng dự định ký kết sẽ tập trung chủ yếu vào việc cung cấp phụ tùng sửa chữa, hiện đại hóa các hệ thống tác chiến điện tử do Nga sản xuất đang có trong trang bị của Quân đội Việt Nam.
    [​IMG]
    Lực lượng tác chiến điện tử Việt Nam đang được đẩy mạnh hiện đại hóa.
    Đặc biệt, vào giữa năm tới, Chính phủ Nga cũng sẽ thông qua đề xuất cho phép KRET trực tiếp thực hiện các hoạt động kinh tế đối ngoại một cách độc lập mà không qua Tập đoàn xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport. Điều này sẽ giúp công tác ngoại giao xuất khẩu các tổ hợp tác chiến điện tử tiên tiến mới được dễ dàng hơn.
    Giữa tháng 9/2013, phương tiện truyền thông Nga đưa tin Bộ Quốc phòng Việt Nam đã cử một đoàn chuyên gia quân sự cùng với các quan chức của hãng xuất khẩu vũ khí Rosoboronoexport đến thành phố Veliky Novgorod để thăm một trong những công ty quốc phòng hàng đầu của Nga là NPO Kvant, nằm trong thành phần tập đoàn KRET.
    Phía Việt Nam sau đó đã được tìm hiểu các phương tiện tác chiến điện tử hiện đại và tương lai mà NPO Kvant đang sản xuất, trong đó bao gồm trạm chế áp điện tử tối tân nhất 1L269 Krasukha-2, một động thái đẩy mạnh tiến trình hiện đại hóa quân đội Việt Nam nói chung và lực lượng tác chiến điện tử nói riêng.
    kojiro_sasaki thích bài này.
  3. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Các tàu tuần tiễu Ấn Độ mà Việt Nam có thể chọn
    (Quốc phòng Việt Nam) - Tạp chí quốc phòng Anh Jane’s Defence Weekly cho biết, lực lượng bảo vệ bờ biển của Ấn Độ vừa chính thức trang bị 2 tàu tuần tra thuộc 2 lớp khác nhau, đảm nhận nhiệm vụ tuần tiễu ven bờ rất hiệu quả.

    Hiện nay, lực lượng bảo vệ bờ biển của Ấn Độ đang phát triển rất nhanh. Vừa qua, chiếc đầu tiên trong tổng số 20 tàu tuần tra cao tốc (FPVs) ICGS Aadesh thuộc lớp Aadesh và chiếc cuối cùng trong tổng số 8 chiếc tàu tuần tiễu ven bờ (IPV) lớp Rajshree mang tên ICGS Rajdhwaj đã chính thức được biên chế cho lực lượng này.
    Cả 2 tàu này đều được giao đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ an ninh hàng hải tại khu vực bờ biển phía đông Ấn Độ. Tàu tuần tra cao tốc lớp Aadesh có chiều dài 49m được biên chế về khu vực Kochi, còn tàu tuần tiễu ven bờ lớp Rajshree có chiều dài 50m được phân bổ nhận nhiệm vụ ở khu vực bờ biển Chennai.
    [​IMG]
    Tàu tuần tiễn ven bờ lớp Rajshree
    Theo tin của Bộ quốc phòng Ấn Độ cho biết, tàu tuần tra cao tốc ICGS Aadesh được phân bổ chịu sự chỉ huy của lực lượng bảo vệ bờ biển khu vực phía đông nằm ở Tuticorin, còn tàu tuần tiễu ven bờ ICGS Rajdhwaj trực thuộc biên chế của Trung tâm chỉ huy Kakinada. Nhiệm vụ của chúng bao gồm: Giám sát, phong tỏa, tìm kiếm, cứu hộ và vận chuyển quân y.
    Do là tàu tuần tiễu ven bờ nên hệ thống vũ khí của tàu khá ít ỏi, chỉ được trang bị 1 bệ pháo hạm CRN-91 của Nga, hệ thống điều khiển hỏa lực kiểu quang điện do Công ty điện tử Ghaziabad của Ấn Độ chế tạo và 1 khẩu súng máy 12,7mm.
    Dự kiến trong vòng 3 tháng tới, lực lượng bảo vệ bờ biển của Ấn Độ sẽ nhận tiếp 1 lô tàu tuần tra cao tốc lớp Aadesh nữa, tất cả 20 tàu sẽ được công ty trách nhiệm hữu hạn đóng tàu Cochin bàn giao hoàn tất vào năm 2017.
    Cuối tháng 11 vừa qua, cũng Tạp chí Jane’s cho biết, Ấn Độ sẽ cung cấp cho Việt Nam một khoản vay trị giá 100 triệu USD để mua sắm các sản phẩm quốc phòng của họ.
    Tuy New Dehli không có thông báo chi tiết về việc Hà Nội sẽ sử dụng khoản vay này để mua sắm vũ khí gì của mình, nhưng theo tiết lộ của các phương tiện truyền thông nước này, khả năng Việt Nam sẽ mua 4 tàu tuần tiễu của Ấn Độ.
    Tuy Ấn Độ có nhiều lớp tàu tuần tiễu khác nhau nhưng xét về lượng giãn nước, tính năng và giá cả, kết hợp với việc hạ tầng sử dụng để đóng 2 lớp tàu này đều đang được triển khai, có thể nhận định là 4 tàu Việt Nam mua sẽ thuộc 1 trong 2 lớp tàu tuần tiễu ven bờ này.
    Việt Nam mua tàu tuần tra có lượng giãn nước dưới 1.000 tấn?
    Vào đầu tháng 8, hãng đóng tàu PSU Garden Reach Shipbuilders & Engineers (GRSE) của Ấn Độ đã hạ thủy chiếc tàu tuần tra ngoài khơi (OPV) đầu tiên mang tên Barracuda trong đơn hàng xuất khẩu cho Mauritius, đánh dấu bước ngoặt mới trong ngành đóng tàu hải quân Ấn Độ.
    Barracuda có lượng giãn nước 1.300 tấn, dài 74,1m; rộng 11,4m; tốc độ di chuyển 20 hải lý/giờ. Đây cũng là con tàu tuần tra đầu tiên được Ấn Độ cung cấp cho một quốc gia nước ngoài. Mặc dù vậy, người ta dự đoán rằng, có khả năng Việt Nam sẽ mua loại tàu tuần tra có lượng giãn nước nhỏ hơn, khoảng dưới 1.000 tấn.
    [​IMG]
    Tàu tuần tra ngoài khơi được Ấn Độ xuất khẩu cho Mauritius.
    Ngoài việc thông qua khoản vay tín dụng 100 triệu USD, Ấn Độ còn giúp Việt Nam trong công tác huấn luyện thủy thủ và nhân viên tàu ngầm để có khả năng tiếp nhận, vận hành và bảo dưỡng 6 tàu ngầm Kilo mua của Nga.
    Những ứng viên vũ khí có tiềm năng mà Ấn Độ có thể cung cấp sẽ giúp Việt Nam tăng cường đáng kể khả năng tác chiến bảo vệ chủ quyền, lãnh hải, cũng như trinh sát, giám sát các hoạt động trái phép trên Biển Đông.
    Có thể nói, với mối quan hệ hợp tác quốc phòng đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, trong tương lai gần, Ấn Độ hoàn toàn có thể trở thành một nhà cung cấp vũ khí và hỗ trợ hậu cần cho Việt Nam trong quá trình hiện đại hóa quân đội.
  4. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Pháo binh – tên lửa phòng thủ bờ biển – hải đảo
    (Quốc phòng Việt Nam) - Trong thế trận chung phòng thủ biển đảo, lực lượng pháo tên lửa bờ biển có điểm đặc thù là tác chiến trong điều kiện có sự hỗ trợ chi viện của các lực lượng kỹ thuật đảm bảo – lực lượng trinh sát, cảnh báo sớm và dẫn đường, chỉ thị mục tiêu. Những đặc trưng chiến thuật chủ yếu của lực lượng pháo binh, tên lửa phòng thủ biển – đảo được thể hiện rõ trong biên chế tổ chức, các hình thức tác chiến phòng ngự cơ động.

    Là lực lượng hỏa lực thê đội 1 trong thế trận phòng ngự bờ biển, hải đảo: lực lượng pháo binh – tên lửa, trong đó chủ lực là lực lượng tên lửa bờ biển có nhiệm vụ tiêu diệt các chiến hạm, các đoàn congvoa quân sự, các cụm chiến hạm đổ bộ đường biển; tiêu diệt các trận địa hỏa lực của đối phương, các mục tiêu trên bờ biển của hạm đội đối phương, tấn công các tuyến đường vận tải biển, các cụm binh lực đối phương tập trung trên hướng biến từ những cụm tàu nổi của đối phương; trong tầm hỏa lực, tấn công các căn cứ đóng quân và các hải cảng của đối phương.
    Lực lượng pháo binh có nhiệm vụ tấn công các chiến hạm nổi của đối phương hoạt động ven biển, tấn công tiêu diệt các cụm binh lực địch triển khai các hoạt động đổ bộ, tiêu diệt và chế áp binh lực, sinh lực và các trận địa hỏa lực đối phương trên bờ biển.
    [​IMG]
    Tên lửa chống hạm tầm gần lớp Rybez
    Biên chế tổ chức đơn vị chiến đấu cơ bản của lực lượng tên lửa phòng thủ bờ biển – hải đảo là trung đoàn tên lửa phòng thủ bờ biển, có năng lực giải quyết các nhiệm vụ trong tầm xa tác chiến đến 300 km trên tiền duyên và theo chiều sâu mặt trận.
    Trung đoàn tên lửa bao gồm: Sở chỉ huy; phân đội tham mưu tác chiến và điều hành, phân đội thông tin liên lạc, các đơn vị (tiểu đoàn) tên lửa; phân đội đảm bảo và phân đội kỹ thuật, hậu cần. Phụ thuộc vào vũ khí trang bị, phương tiện tác chiến và mục đích yêu cầu, trung đoàn tên lửa phòng thủ bờ biển có thể là đơn vị cơ động chiến đấu, đơn vị cố định, đơn vị tên lửa tầm xa, đơn vị tên lửa tầm gần.
    [​IMG]
    Pháo tự hành 130 mm phòng thủ bờ biển
    Biên chế tổ chức đơn vị chiến đấu cơ bản của lực lượng pháo binh phòng thủ bờ biển, hải đảo là các tiểu đoàn pháo binh, cơ cấu tổ chức cơ bản thường có: ban chỉ huy tiểu đoàn, phân đội điều hành tác chiến, phân đội thông tin liên lạc, 2 – 4 khẩu đội pháo binh, phân đội đảm bảo và phân đội kỹ thuật, hậu cần.
    Các hoạt động tác chiến của lực lượng pháo binh – tên lửa phòng thủ bờ biển là tập hợp các hoạt động cơ động hành quân chiến đấu, chiếm lĩnh trận địa và triển khai các đơn vị hỏa lực, công kích tiêu diệt mục tiêu.
    [​IMG]
    Tổ hợp tên lửa Redut sử dụng tên lửa P-35
    Hoạt động tác chiến phòng ngự biển đảo của đơn vị tên lửa bờ biển
    Mục đích yêu cầu và nhiệm vụ tác chiến được giao theo mệnh lệnh chiến đấu. Trên cơ sở mệnh lệnh chiến đấu theo nhiệm vụ được giao, chỉ huy trưởng (trung đoàn trưởng, tiểu đoàn trưởng) xây dựng quyết tâm chiến đấu, chỉ huy lực lượng thuộc quyền chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu, chỉ huy và điều hành các lực lượng tiến hành trận đánh và tổ chức đảm bảo mọi mặt cho các hoạt động tác chiến của đơn vị.
    [​IMG]
    Sau khi nhận nhiệm vụ, người chỉ huy tiến hành triển khai lực lượng (tổ chức đội hình cơ động vào khu vực chiến đấu, triển khai đội hình chiến đâu và đưa toàn bộ lực lượng vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu.
    Tiến hành các hoạt động quan sát, trinh sát nhằm tìm kiếm, phát hiện mục tiêu, ra mệnh lệnh tính toán phần tử bắn (góc phương vị, tọa độ, khoảng cách) các trắc thủ tên lửa nạp phần tử bắn, tiến hành phóng tên lửa theo mệnh lệnh người chỉ huy trực tiếp.
    [​IMG]
    Trận địa tên lửa Bastion bảo vệ bờ biển
    Sau đợt công kích hỏa lực, chỉ huy trưởng ra mệnh lệnh cơ động lực lượng ra khỏi trận địa hỏa lực nhằm thoát ly khỏi đòn tấn công phản kích của đối phương và tổ chức, củng cố lại khả năng sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị thuộc quyền cho đợt phóng đạn tiếp theo.
    Đội hình chiến đấu của trung đoàn tên lửa là các trận địa hỏa lực, được bố trí trong một đội hình liên kết chặt chẽ trên trận địa tên lửa, được triển khai trong khu vực định trước để sẵn sàng chiến đấu, phương hướng bố trí đội hình chiến đấu phụ thuộc vào vị trí tọa độ của địch và các trận địa thứ cấp của các đơn vị thuộc quyền theo các hướng phóng đạn.
    Trận địa chiến đấu chung của trung đoàn và các vị trí các phân đội trong đội hình chiến đấu phải đảm bảo phát huy hết khả năng và uy lực của vũ khí, phương tiện chiến đấu đồng thời đảm bảo khả năng ngụy trang, nghi bình và tự phòng ngự.
    Thông thường, đội hình tác chiến bao gồm: Sở chỉ huy, trạm quan sát trinh sát, các trận địa của các phân đội tên lửa và các vị trí của các phân đội bảo đảm, kỹ thuật hậu cần.
    Trung đoàn tên lửa chiến lĩnh khu vực chiến đấu, các tiểu đoàn tên lửa chiếm lĩnh các trận địa, các đơn vị kỹ thuật chiếm lĩnh vị trí kỹ thuật, các đơn vị hậu cần và đảm bảo chiếm lĩnh các vị trí hậu cần, quân y, khu tập trung cơ sở vật chất.
    Tiểu đoàn pháo binh bờ biển hải đảo chiếm lĩnh trận địa pháo binh, bao gồm vị trí ban chỉ huy tiểu đoàn, trận địa pháo binh, các vị trí hậu cần, kỹ thuật, khu tập trung cơ sở vật chất, đạn.
    Sự phát triển vượt trội của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ tên lửa hành trình đã xuất hiện những tổ hợp tên lửa chống tàu siêu thanh như Yakhont, Brahmos tính năng tàng hình có tầm bắn đến gần 300 km.
    Những tổ hợp tên lửa này đã đưa lực lượng pháo binh – tên lửa phòng thủ bờ biển trở thành lực lượng mang tầm chiến lược – chiến dịch, như một lá chắn thép răn đe và ngăn chặn mọi mưu đồ xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của các thế lực với tham vọng thống trị biển khơi.
    Trong tương lai không xa, cánh tay của pháo – tên lửa bờ biển có thể vươn xa 400 – 500 km tầm bắn, giữ vững an ninh và chủ quyền lãnh thổ.

    Trịnh Thái Bằng (Nguồn: Flot.com)
  5. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Báo Trung Quốc nhận xét về sức mạnh quân sự Việt Nam
    (Quốc phòng Việt Nam) - Truyền thông Trung Quốc đã có rất nhiều bài viết đánh giá về sức mạnh quân sự của Việt Nam hiện nay. Báo Trung Quốc cho rằng Việt Nam có sức mạnh ngầm lớn nhất khu vực về quân sự, không chỉ là hải quân, không quân mà còn cả lục quân.
    Việt Nam ít đầu tư cho Lục quân vẫn mạnh nhất khu vực

    Mạng quân sự Sina Trung Quốc ngày 13/11 có bài viết quy kết cho rằng, "Việt Nam sẽ là một trong những thành viên chính của liên minh chống Trung Quốc. Lịch sử quan hệ Trung-Việt đã nói rõ điểm này. Việt Nam có một đội quân mạnh nhất khu vực, hơn nữa tiếp tục tiến hành xây dựng hiện đại hóa, duy trì mối quan hệ đặc biệt với Nga".

    Việt Nam đã mua nhiều vũ khí trang bị tiên tiến của Nga như đã nhập khẩu 12 máy bay chiến đấu Su-27 và 12 máy bay chiến đấu Su-30, đã nhập khẩu 2 tiểu đoàn hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU1, đã mua 4 tàu tên lửa Molniya Project 12411, sau đó lại nhập khẩu 12 tàu tên lửa Project 12418 (2 chiếc được chế tạo ở Nga, số còn lại chế tạo ở Việt Nam);
    2 tàu hộ vệ Project 11661 (2 chiếc khác vẫn chưa ký kết hợp đồng), 4 chiếc tàu tuần tra Svetlyak Project 10410, 6 tàu ngầm diesel lớp Kilo Project 636 (1 chiếc đã bàn giao, 2 chiếc khác sẽ bàn giao vào năm 2014) và hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion.
    [​IMG]
    Tên lửa phòng không S-300 Việt Nam mua của Nga
    Hiện nay quan hệ Trung-Việt tương đối hữu nghị. Nhưng, bài báo quy kết cho rằng, Việt Nam củng cố sức mạnh quân sự, quan hệ hữu nghị với Ấn Độ hoàn toàn là để "ngăn chặn" Trung Quốc.
    Theo bài báo thì khả năng kinh tế của Việt Nam không bằng được Trung Quốc, hệ thống công nghiệp quân sự phát triển kém, ngành đóng tàu mới bắt đầu phát triển. Cho dù có sự giúp đỡ của Nga, Quân đội Việt Nam cũng cơ bản không thể "đấu lại" Quân đội Trung Quốc về thực lực.
    Nhưng, Việt Nam cũng không cần một đội quân quá mạnh, bởi vì bản thân Việt Nam không sẵn sàng chủ động tấn công Trung Quốc, muốn có được một đội quân có năng lực "gây ra tổn thất để Trung Quốc không thể gánh chịu".
    Nhiệm vụ ưu tiên của Việt Nam là phát triển không quân và hải quân, duy trì kiểm soát đối với các hòn đảo và vùng nước trên Biển Đông (thuộc chủ quyền vốn có của Việt Nam, theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển).
    Những năm gần đây, Việt Nam không mua bất cứ vũ khí trang bị nào quy mô lớn cho Lục quân, cho thấy Việt Nam cho rằng, mối đe dọa của Trung Quốc trên đất liền hoàn toàn không lớn"- bài báo tiếp tục luận điệu.
    Sức mạnh ngầm hùng mạnh
    Trước thông tin hạm đội của Việt Nam nhận bàn giao chiếc tàu ngầm đầu tiên vào ngày 7/11, tờ CNJ của Trung Quốc đánh giá, “sức mạnh của tàu ngầm lớp Kilo của Nga là điều không thể chối bỏ, đặc biệt trong phiên bản mới xuất khẩu cho Việt Nam còn được trang bị thêm những tính năng hiện đại hơn, điều mà những chiếc tàu ngầm Kilo hiện có của Trung Quốc cũng không có được”.
    Đến khi chính thức nhận đủ sáu chiếc Kilo, Việt Nam sẽ sở hữu một lực lượng ngầm thuộc hàng mạnh nhất của khu vực Đông Nam Á, không những thế lực lượng này sẽ đủ khả năng vươn tầm kiểm soát của Hà Nội trên Biển Đông, tờ Chinamil phân tích thêm.

    Chuyên gia Đồng Thanh Bảo, Học viện kỹ thuật quân sự Nam Kinh nhận định: “Từ trước đến nay Việt Nam không có hạm đội hiện đại. Việc mua tàu ngầm Varshavyanka là hợp đồng rất quan trọng. Tàu thuyền có thể được sử dụng cho các cuộc tấn công tên lửa, cũng như tàu đổ bộ. Từ quan điểm lợi ích của Việt Nam, sự lựa chọn như vậy là rất hợp lý và rõ ràng trong thời gian tới hạm đội của Việt Nam sẽ rất hùng mạnh thậm chí vươn lên hàng đầu trong khu vực”.

    "Rõ ràng chúng ta có cơ sở để lo ngại cho sức mạnh của hạm đội Việt Nam khi lực lượng này đang và sẽ được đầu tư chuyên sâu, đến lúc đó sức mạnh tầm xa sẽ được Hà Nội đảm nhận một cách xuất sắc, điều mà ngay cả những nước có tiềm lực mạnh về biển trong khu vực cũng chưa thể làm được", tờ Chinamil viết.
    [​IMG]
    Với việc sử dụng lực lượng ngầm hùng mạnh từ tàu ngầm Kilo hạm đội Việt Nam đã có được sức mạnh toàn diện.
    Trong khi đó, tờ Quân giải phóng ND Trung Hoa cho rằng, lực lượng hải quân Việt Nam đang phát triển đồng bộ. Theo đó, không chỉ tàu ngầm lớp Kilo được trang bị để hải quân Việt Nam lần đầu sở hữu lực lượng ngầm lớn mạnh, mà lực lượng tàu mặt nước cũng được củng cố bằng những loại tàu có xuất xứ từ Nga.
    Không quân Việt Nam kiểm soát toàn Biển Đông
    Vào tháng 8/2012, báo Trung Quốc đã đăng tải nội dung cho rằng Không quân Việt Nam sẽ sớm kiểm soát toàn bộ khu vực biển Đông theo chiến lược hoàn toàn chuyển hướng tới vùng biển này của quân đội Việt Nam. Và điều này khiến Bắc Kinh thực sự lo ngại…
    Theo đó, dưới sự ra sức hỗ trợ quân sự của Nga, trong 5 năm qua, Việt Nam đã tăng cường rất lớn việc xây dựng lực lượng Không quân.
    Cùng với việc nhập khẩu trang bị tiên tiến, Quân đội Việt Nam cũng đã gia tăng mức độ xây dựng sân bay, căn cứ quân sự, đã thi công một loạt căn cứ hải quân mới, kho chứa máy bay bảo đảm tuyến một của không quân, tình hình rất giống với Quân đội Trung Quốc nửa sau thập niên 1990.

    [​IMG]
    Hình ảnh Su-27 của Việt Nam được đăng tải trên báo chí Trung Quốc…
    Năm 2012, Không quân Việt Nam trang bị tổng cộng 24 máy bay chiến đấu đa dụng Su-30MKV/MK2, 12 máy bay chiến đấu Su-27SK/UBK, nhiều nhất trong số các nước Đông Nam Á trang bị máy bay chiến đấu dòng Su.
    Đây chính là điểm khiến Bắc Kinh cảm thấy ái ngại thật sự, mặc dù vẫn tỏ ra hống hách nhưng rõ ràng Trung Quốc không thể xem thường sức mạnh của các quốc gia khác.
    Trang mạng Quân giải phóng ND Trung Hoa cho rằng: Bán kính tác chiến của những máy bay chiến đấu này bao trùm lên tất cả các hòn đảo của Việt Nam, thậm chí còn với tới được những vùng đảo của Trung Quốc (nhưng thực ra là những vùng đảo quốc gia này chiếm đóng trái phép).
    Các trang báo Trung Quốc cũng nhận định: Lực lượng không quân Việt Nam tinh nhuệ nhất là sư đoàn hàng không XX0, trong đó trung đoàn XX5 trực thuộc triển khai Su-30MKV ở căn cứ không quân Biên Hòa nằm ở ngoại ô TP.HCM.
    Báo Trung Quốc cũng cho biết căn cứ không quân Phan Rang ở phía nam vốn triển khai Su-22, thế nhưng qua quan sát vệ tinh cho thấy, ở đây cũng đã thi công mới 12 kho chứa máy bay kết hợp, rất có thể trở thành căn cứ cho một lực lượng máy bay chiến đấu dòng Su tiếp theo.
    Rõ ràng việc Không quân Việt Nam không ngừng lớn mạnh đã khiến cho Trung Quốc cảm thấy thực sự bất an. Về lý thuyết Biển Đông giờ không còn là sân chơi của riêng Trung Quốc. Hiện đại hóa quân đội không vì mục tiêu chiến tranh chạy đua vũ trang, Việt Nam chỉ hiện đại hóa quân đội để bảo vệ nhân dân, bảo vệ quyền lợi quốc gia trước bất kỳ mối đe dọa nào từ bên ngoài…
  6. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Rtut-BM: 'Ô' bảo vệ tên lửa, radar hoàn hảo cho Việt Nam
    (Bình luận quân sự) - Bảo vệ nhân lực và trang thiết bị quân sự là một yêu cầu cấp thiết trong chiến tranh công nghệ cao hiện nay. Và với những tính năng tác chiến ưu việt, tổ hợp tác chiến điện tử qui mô nhỏ Rtut-BM do Nga phát triển được xem là một giải pháp hoàn hảo cho quân đội Việt Nam.
    Sự phát triển của Rtut-BM
    Trong những năm 80 của thế kỷ trước. Viện nghiên cứu Gradient - một thành phần của KRET, đã phát triển thành công các trạm gây nhiễu SPR-1 và SPR-2 (Rtut-B) có khả năng tác chiến ưu việt.
    Mục đích chính của các trạm này là bảo vệ nguồn nhân lực và trang thiết bị quân sự tránh bị phát hiện và tấn công bởi tên lửa đường đạn và pháo phản lực. Tổ hợp gây nhiễu SPR-1 được phát triển trên cơ sở xe bọc thép BTR-70. Biến thể sau này là SPR-2 đã được lắp đặt trên khung gầm phức tạp hơn là xe bọc thép BTR-80.
    Việc tích hợp các thiết bị gây nhiễu lên nền tảng xe bọc thép như BTR-70/80 giúp tổ hợp có khả năng cơ động cao, cũng như có thể tham gia các hoạt động chiến đấu ngay cả khi di chuyển. Do đó, nó có thể sử dụng để bảo vệ căn cứ quân sự cố định và các đơn vị chiến đấu cơ động. Ngoài ra, các đặc tính cơ động cũng giúp tổ hợp có khả năng sống sót cao hơn trên chiến trường.
    [​IMG]
    Trạm gây nhiễu điện tử băng rộng SPR-2 (Rtut-B) triển khai tác chiến trên thực địa.
    Phiên bản hiện đại hóa tổ hợp tác chiến điện tử cơ động Rtut-BM (1L262E) do viện Gradient phát triển dựa trên khung gầm xe bọc thép đa năng MT-LB. Tổ hợp tác chiến điện tử 1L262E Rtut-BM được thiết kế và sản xuất từ năm 2011 và là một trong những tổ hợp EW tiên tiến nhất của Nga hiện nay, nó có khả năng bảo vệ nhân viên và thiết bị quân sự trong khu vực rộng 0,5 km2.
    Rtut-BM được đặt trên khung gầm xe bọc thép bánh xích với kíp chiến đấu chỉ cần 2 người. Thời gian triển khai tổ hợp chỉ mất không quá 10 phút.
    Theo Phó Tổng Giám đốc kế hoạch và chiến lược KRET Andrew Tyulina, việc cung cấp các tổ hợp tác chiến điện tử Rtut-BM cho Quân đội Nga sẽ được tiếp tục trong tương lai. Hiện nay, KRET cũng đang chuẩn bị ký kết một hợp đồng dài hạn thứ ba, cung cấp cho Bộ Quốc phòng Nga thêm 20 tổ hợp như vậy.
    Theo ước tính của KRET, hiện nay Quân đội Nga dự định trang bị vài chục tổ hợp Rtut-BM, nhưng nhu cầu cho một lực lượng vũ trang mạnh lớn như vậy sẽ cần ít nhất là trên 100 đơn vị.
    Đặc biệt, ngoài kế hoạch trang bị cho quân đội Nga, Rtut-BM cũng đã được Chính phủ Nga cho phép xuất khẩu cho các quốc gia tin cậy. Bản báo cáo đánh giá đối tác của KRET cho biết, Rtut-BM có tiềm năng xuất khẩu rất cao tại các thị trường châu Á, Trung Đông, châu Phi và Mỹ Latin.
    [​IMG]
    Rtut-BM - trạm (tổ hợp) tác chiến điện tử tối tân được phát triển dựa trên sự kế thừa từ SPR-2 và thay thế khung gầm tích hợp là xe bọc thép đa năng MT-LM.
    Nhỏ, gọn, cơ động và phù hợp với cách đánh Việt Nam
    Với thiết kế cực kỳ gọn nhẹ dựa trên khung gầm xe bọc thép duy nhất MT-LB cùng khả năng cơ động việt dã cao trên mọi địa hình. Rtut-BM rất phù hợp với phương thức tác chiến cơ động, ẩn nấp trên địa hình đồi núi như ở Việt Nam.
    Mặt khác, với vùng diện tích bảo vệ rộng khoảng 0,5km2. Rtut-BM sẽ là chiếc "ô" bảo vệ thích hợp với các đơn vị tác chiến độc lập hoặc các đơn vị chiến đấu nhỏ như một khẩu đội tên lửa phòng không, khẩu đội pháo, đại đội tăng-thiết giáp, các cấp trung/tiểu đoàn tên lửa phòng không/radar... giúp che chắn cho các binh sỹ và trang thiết bị quân sự không bị phát hiện trước các biện pháp trinh sát, do thám vô tuyến điện của đối phương.
    Qua đó đảm bảo tính bí mật và bất ngờ theo cách đánh của quân đội ta.
    [​IMG]
    Ăng ten gây nhiễu của trạm tác chiến điện tử Rtut-BM có thể bảo vệ cho một khu vực rộng 0,5km2.
    Trong quá trình tiến thẳng lên hiện đại của lực lượng Tác chiến điện tử Việt Nam, các hệ thống, thiết bị tác chiến EW mới, tối tân đang được xem xét mua sắm và trang bị. Dựa trên nền tảng cơ bản là các tổ hợp tác chiến EW đáng tin cậy vẫn chủ yếu do trước đây Liên Xô/Nga cung cấp.
    Vì thế, việc xem xét mua những tổ hợp EW mới từ Nga được xem là giải pháp phù hợp cả về chất lượng, độ tin cậy lẫn giá thành.
    Trong giữa tháng 9/2013 vừa qua, Việt Nam cũng đã cử một phái đoàn quan chức quốc phòng sang Nga để xem xét một số tổ hợp EW tiên tiến do KRET sản xuất và Rtut-BM cùng với Krasuha-4 và Moscow-1 là những hệ thống vũ khí tác chiến điện tử tiên tiến nhất đang được Nga xúc tiến xuất khẩu ra nước ngoài, trong đó ưu tiên những khách hàng thân thiết như Việt Nam.
    Chính vì vậy, có thể đánh giá Rtut-BM là một ứng viên tiềm năng cho Quân đội Việt Nam trong việc bảo đảm bảo vệ cho các đơn vị tên lửa, pháo binh và radar tác chiến trong điều kiện chiến tranh công nghệ cao hiện nay.
  7. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    TSAMTO: Việt Nam là khách hàng vũ khí lớn của Nga
    (Vũ khí) -Trong danh sách nhập khẩu vũ khí Nga, Ấn Độ vẫn đứng đầu, Trung Quốc lùi xuống vị trí thứ tư, còn Việt Nam tiến lên vị trí thứ ba.

    Bản báo cáo của Trung tâm Phân tích Buôn bán vũ khí thế giới (TSAMTO) hôm 13/12 cho biết, 3 quốc gia đứng đầu mua vũ khí nhiều nhất của Nga trong năm 2013 – 2016 gồm Ấn Độ, Iraq và Việt Nam.
    Trung tâm nghiên cứu này dự báo là bộ ba nói trên gộp lại sẽ bảo đảm khoảng 51,24% tổng doanh thu ngành xuất khẩu vũ khí của Nga, với Ấn Độ hơn hẳn các nước đi sau, chiếm 32,75%, tiếp theo là Iraq (với 9,87%) và Việt Nam (với 8,92%).
    Dự báo trên đây là một thay đổi đáng kể so với giai đoạn 2005-2012. Khi đó, tỷ lệ của Việt Nam trong doanh thu xuất khẩu vũ khí của Nga chỉ là 4,86%, đứng hàng thứ năm, trong khi Iraq, với 0,54%, đứng thứ bảy. Ba vị trí đầu do Ấn Độ, Trung Quốc, và Algeri nắm giữ. Chính từ năm 2005, mà New Delhi đã vươn lên giành lấy vị trí đầu bảng của Bắc Kinh.
    Trước đó, vào tháng 9/2012, ông Igor Korotchenko, giám đốc TSAMTO dự báo rằng, Ấn Độ, Venezuela và Việt Nam là ba nước dẫn đầu nhập khẩu vũ khí Nga giai đoạn 2012-2015.
    [​IMG]
    Cuộc tập trận chung Nga - Trung hôm 10/7
    Khi đó ông Korotchenko dự kiến, giai đoạn 2012-2015, Ấn Độ vẫn là quốc gia dẫn đầu chi 14,3 tỷ USD để mua vũ khí Nga, vị trí thứ hai của Algeria sẽ bị “truất ngôi” bởi Venezuela với số tiền 3,2 tỷ USD và vị trí thứ ba thuộc về Việt Nam với 3,2 tỷ USD.
    Cũng theo ông Korotchenko, Ấn Độ, Venezuela và Việt Nam đã mua đến 62,43% tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Nga.
    Giám đốc Trung tâm TSAMTO khi đó cũng cho biết thêm, vị trí thứ tư thuộc về Trung Quốc với việc họ sẽ chi 2,8 tỷ USD để mua vũ khí Nga trong giai đoạn này, còn vị trí thứ năm sẽ là Syria với 1,6 tỷ USD và tất nhiên là tất cả các hợp đồng phải được thực hiện.
    Việt Nam mua nhiều loại vũ khí hiện đại
    Trong năm 2013, Việt Nam đã tiếp nhận nhiều vũ khí từ Nga, đưa vị thế quân đội Việt Nam lên tầm cao mới.
    Nổi bật nhất trong những loại vũ khí mới được Việt Nam tiếp nhận trong năm 2013, đó là HQ-182 Hà Nội - chiếc tàu ngầm diesel-điện thuộc Project 636.1 đầu tiên trong tổng số 6 chiếc được nhà máy đóng tàu Admiralty Verfi của Nga cung cấp cho Hải quân Việt Nam.
    Theo đó, ngày 7/11, Hải quân Việt Nam đã chính thức ký biên bản tiếp nhận tình trạng kỹ thuật của tàu ngầm Hà Nội. Đến ngày 15/11, tàu ngầm Hà Nội được đưa lên tàu vận tải Rolldock Sea của Hà Lan và bắt đầu hành trình về Việt Nam.
    Trong năm 2013, Việt Nam đã hạ thủy thành công và tiến hành thử nghiệm 2 tàu tên lửa cao tốc nội địa Project 1241.8 Molniya, tiến tới dần dần làm chủ công nghệ đóng tàu chiến hiện đại theo dây chuyền của Nga.
    Hiện tại, 2 tàu tên lửa Molniya đầu tiên mang tên M1 và M2 do Việt Nam tự đóng, đã bắt đầu chạy thử nghiệm mang theo tên lửa Kh-35E trên biển. Giới truyền thông Nga cho rằng, cả 2 tàu này sẽ được Hải quân Việt Nam nhận vào trang bị cuối tháng 12/2013.
    Giữa tháng 9/2013 vừa qua, Bộ Quốc phòng Việt Nam cũng đã cử một đoàn chuyên gia quân sự cùng với các quan chức của hãng xuất khẩu vũ khí Rosoboronoexport đến thành phố Veliky Novgorod để thăm một trong những công ty quốc phòng hàng đầu của Nga là NPO Kvant, nằm trong thành phần tập đoàn KRET.

    Theo bộ phận báo chí của Kvant, phía Việt Nam đã tỏ ý muốn tìm hiểu các phương tiện tác chiến điện tử hiện đại và tương lai mà NPO Kvant đang sản xuất.

    Tại trường thử của Kvant, phái đoàn Việt Nam được trực tiếp giới thiệu hoạt động của các hệ thống của tổ hợp tác chiến điện tử ở chế độ trình diễn thu, phát tín hiệu vô tuyến và gây nhiễu, trong đó bao gồm trạm chế áp điện tử tối tân nhất 1L269 Krasuha-2.
    Phát biểu trên đài Tiếng nói nước Nga trước chuyến thăm Việt Nam vào tháng 11 vừa qua, Tổng thống Nga V.Putin cho biết, Nga đang phát triển hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự qua việc triển khai tổ chức sản xuất theo giấy phép những thiết bị quân sự hiện đại nhất.
    [​IMG]
    Việt Nam là một trong ba khách hàng lớn nhất nhập khẩu vũ khí Nga trong giai đoạn 2013-2016
    Cũng nhân dịp chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống V.Putin đến Việt Nam, tờ “Độc lập” của Nga đã có bài viết với tiêu đề "Việt Nam - đối tác của Nga trong khu vực". Bài báo tiết lộ thông tin rằng, một số hợp đồng quân sự quan trọng có thể được ký kết trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Vladimir Putin.
    Giờ đây Việt Nam không chỉ nhập vũ khí của Nga mà đã chuyển sang giai đoạn nhận bàn giao công nghệ và giấy phép từ Nga để có thể tự sản xuất vũ khí từ trong nước. Đây được xem là điểm mới trong sự hợp tác quân sự chặt chẽ giữa 2 nước.
    Mua tàu ngầm, tên lửa... để tự vệ, bảo vệ chủ quyền
    Bộ trưởng Quốc phòng,, Đại tướng Phùng Quang Thanh đã từng nêu rõ Việt Nam cũng như tất cả các quốc gia khác trên thế giới hiện nay muốn bảo vệ đất nước đương nhiên phải có vũ khí, trang bị đáp ứng nhu cầu phòng thủ.

    “Khả năng kinh tế và nhu cầu bảo vệ đất nước đến đâu thì chúng ta mua sắm trang thiết bị tới đó”

    “Tuy nhiên, tôi cũng muốn khẳng định là chúng ta có mua tàu ngầm hiện đại, tên lửa, máy bay và các khí tài kỹ thuật khác cũng chỉ là để phòng thủ, tự vệ, bảo vệ hòa bình và toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền đất nước, chứ hoàn toàn không có ý định đe dọa, không có ý đồ tấn công xâm lấn bờ cõi các nước xung quanh”, Đại tướng nhấn mạnh.

    Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cũng khẳng định quá trình hiện đại hóa quân đội là để phù hợp với sự phát triển chung của đất nước.
    “Việc chúng ta công khai thông báo việc mua tàu ngầm, tàu chiến đã tạo niềm tin rất tốt, rằng Việt Nam là đất nước hòa hiếu, không đe dọa, gây chiến tranh” - Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cho biết.

    Song, theo Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, vũ khí vô địch của Việt Nam là chiến lược quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân. “Vũ khí sẽ giảm hiệu quả rất nhiều, thậm chí trở nên vô dụng nếu người dân không tham gia bảo vệ Tổ quốc” - ông nhấn mạnh.
  8. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Xe thiết giáp Đức mà Indonesia mới mua có gì đặc biệt?
    (Kienthuc.net.vn) - Indonesia khá "chịu chơi" khi "thửa" xe thiết giáp xung kích Marder hiện đại hàng đầu thế giới đến từ Đức.
    Marder là loại xe thiết giáp xung kích do Đức chế tạo và được sử dụng bởi quân đội nước này với nhiệm vụ làm nòng cốt trong các đơn vị Panzergrenadiere (bộ binh cơ giới) từ những năm 1970 đến nay. Được phát triển với vai trò là một phần trong chương trình xe thiết giáp mới của Đức, Marder thực sự là một mẫu thiết kế xe thiết giáp xung kích (IFV) thành công, trong đó bên cạnh việc sở hữu các tính năng độc đáo như súng máy điểu khiển từ xa được khai hỏa từ xạ thủ ngồi trong xe thì Marder vẫn giữ thiết kế không phức tạp và khá cơ bản với cửa ra vào phía sau xe và lính bộ binh có thể bắn qua khe châu mai trên xe.
    [​IMG]
    Marder trong Quân đội Đức thời chiến tranh Lạnh.
    Quá trình phát triển Marder bắt đầu từ năm 1960 với những chiếc xe đầu tiên được bàn giao cho Quân đội Đức năm 1971. Chiếc xe đợt đầu này là sự cải tiến của loại xe thiết giáp Schützenpanzer Lang HS.30. Những yêu cầu chính cần phải có là mang theo được 12 lính bộ binh, pháo 20mm đáng tin cậy, lính bộ binh phải có khả năng khai hỏa từ trong xe, có khả năng bảo vệ binh sĩ khỏi vũ khí hủy diệt lớn. Có thể nói những yêu cầu dành cho chiếc xe thiết giáp mới này học theo loại xe thiết giáp xung kích huyền thoại BMP-1 của Liên Xô ra mắt năm 1968.
    Lúc đầu hợp đồng phát triển được giao cho hai công ty là Rheinstahl và công ty MOWAG của Thụy Sĩ, sau đó vào năm 1967, khi tất cả các yêu cầu cho loại xe mới được chính thức đưa ra, công việc phát triển cuối cùng được giao cho nhóm Rheinstahl. Đợt bàn giao Marder đầu tiên vào năm 1971 đến năm 1975 đã có 2.136 chiếc được sản xuất.
    [​IMG]
    Marder hiện là xe thiết giáp chủ lực của Quân đội Đức.
    Khả năng phòng thủ và cơ động trên chiến trường
    Về thiết kế, thân xe Marder được bọc giáp thép giúp chống được các loại đạn hạng nhẹ và mảnh pháo trong khi đầu xe chống được cả đạn cỡ 20mm xuyên giáp, những phiên bản về sau còn chống được cả đạn 30mm như một sự đối đầu với pháo 30mm của xe thiết giáp BMP-2 Liên Xô.
    Marder có cách sắp đặt các vị trí giống với các loại IFV (xe chiến đấu bộ binh) cùng thời như lái xe ngồi phía trước bên trái còn bên phải anh ta là vị trí khoang động cơ. Lái xe có 3 kính tiềm vọng để quan sát bên ngày còn ban đêm kính giữa sẽ được thay thế bởi kính nhìn đêm chuyên dụng. Ngồi sau lái xe là một lính bộ binh, ở phiên bản Marder đời đầu vị trí này có cửa nắp ra vào và kính nhìn toàn cảnh riêng, nhưng điều này đã bị loại bỏ ở phiên bản 1A3.
    [​IMG]
    Tên lửa chống tăng MILAN trên tháp pháo bên cạnh pháo 20mm.
    Ở giữa xe là tháp pháo 2 người, với trưởng xe bên phải và pháo thủ bên trái, vốn đều có cửa nắp ra vào riêng, trưởng xe có hệ thống kính tiềm vọng 8 cái giúp quan sát toàn cảnh xung quanh trong khi pháo thủ chỉ có 3 cái. Hệ thống kính ngắm quang học chính là loại PERI-Z11 với khả năng phóng to 2X hoặc 6X, khi cần kính nhìn đêm có thể lắp thay cho kính quang học. Nằm phía đuôi xe là khoang chở lính đủ cho 6 người với hai hàng ghế hướng ra ngoài (giống kiểu thiết kế ghế cho lính bộ binh trên BMP-1,2)
    Marder có thể lội nước sâu 1,5m và lắp phụ kiện để lặn nước sâu 2,5m. Marder sử dụng động cơ dầu diesel 6-xylanh MTU MB Ea-500 công suất 600 mã lực, kết hợp với hộp số 4 cấp Renk HSWL 194 có 4 số tiến và 2 số lùi. Dự trữ dầu mang theo là 652 lít đảm bảo cho Marder di chuyển trên quãng đường 500km, phiên bản Marder đầu có thể chạy với tốc độ lên tới 75km/h nhưng những phiên bản về sau, vì tăng cường giáp bảo vệ khiến xe nặng hơn nên tốc độ tối đa chỉ còn 65km/h.
    [​IMG]
    Cửa ra vào ở đuôi xe cho kíp bộ binh.
    Marder sử dụng hệ bánh xích Diehl có gắn các “guốc” cao su. Cơ cấu lái bao gồm 6 bánh cao su chịu lực đi với một bánh dẫn động ở đầu dải xích, hệ phuộc nhún là dạng thanh xoắn cộng với thiết bị giảm xóc thủy lực lắp ở hai bánh đầu và hai bánh cuối dải xích.
    Sức mạnh hỏa lực của Marder
    Hỏa lực chính của Marder là pháo tự động nòng 20mm Rheinmetall MK20 Rh202 đặt trên tháp pháo 2 người có thể bắn đạn xuyên giáp và đạn nổ, bên cạnh đó là súng máy MG3 7,62mm gắn đồng trục với pháo 20mm. Pháo có thể xoay 360° và góc nâng hạ nòng là từ -17° đến 65°.
    Ở phiên bản Marder đầu và bản 1A1 còn có một khẩu súng máy MG3 thứ hai đặt phía sau đặt trên giá súng được điều khiển từ xa. Cơ số đạn mang theo là 1.250 viên 20mm và 5.000 viên đạn 7,62mm cho MG3.
    [​IMG]
    Tên lửa chống tăng nổi tiếng MILAN có thể tiêu diệt các loại xe tăng hiện đại được tích hợp trên Marder.
    Còn từ phiên bản Marder 1A2 trở đi, nhà sản xuất đã lắp tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) MILAN lên tháp pháo nhằm tăng khả năng tấn công các phương tiện hạng nặng. Thông thường một xe sẽ mang 6 quả tên lửa MILAN.
    Hỏa lực tiếp theo của Marder chính là vũ khí của binh sĩ bên trong xe, mỗi bên thành xe có 2 lỗ châu mai để họ khai hỏa vũ khí của mình, nhưng chỉ có phiên bản Marder 1A1 và 1A2 có khả năng này, vì sang mẫu Marder 1A3 đã bỏ đi khe bắn vì thân xe đã lắp thêm giáp phụ và mang theo các thùng chứa đồ bên ngoài. Bên cạnh đó là sáu ống phóng đạn khói nghi binh cỡ 76mm.
    [​IMG]
    Indonesia đã nhanh chân lấy trước 2 chiếc Marder 1A3 để duyệt binh trong lô 42 chiếc đặt mua.
    Marder 1A3 là phiên bản được sử dụng nhiều nhất và nó đang ở trong biên chế Quân đội Đức. Việc lắp thêm giáp, lắp thiết bị nhìn đêm mới, thay đổi cửa nắp ra vào, hệ thống phuộc nhún cũng khiến khối lượng của Marder 1A3 lên tới 35 tấn, trở thành một trong những xe thiết giáp nặng nhất thế giới (và có lẽ cũng là đắt nhất thời điểm này).
    Phiên bản 1A4 khác 1A3 chỉ ở chỗ sử dụng máy truyền tin mã hóa hiện đại SEM 93. Phiên bản 1A5 mới nhất tích hợp khả năng chống mìn tân tiến, tuy vậy chỉ có số lượng ít phiên bản này được sản xuất.
    [​IMG]
    Lính bộ binh cơ giới Đức tác chiến với xe Marder.
    Cùng với hợp đồng mua 103 xe tăng Leopard 2, Indonesia cũng mua thêm 42 xe thiết giáp Marder 1A3, tất cả số xe này đều trong kho Quân đội Đức, hàng sẽ được giao chi Indonesia từ nằm 2014-2016 với tổng trị giá hợp đồng là 216 triệu Euro (khoảng 295 triệu USD, mỗi xe Marder có giá chừng 2 triệu USD). Trong đó 2 chiếc Marder 1A3 đã được giao cho Indonesia để nước này duyệt binh (!)
    Thông số kỹ thuật:
    Năm gia nhập biên chế: 1970
    Kíp lái: 3 người + 6 lính đi theo
    Khối lượng: 35 tấn
    Dài x Rộng x Cao(m): 6,88 x 3,38 x 1,9 m
    Động cơ: MTU MB 833 Ea-500 600 mã lực
    Tầm hoạt động: 500km
    Tốc độ tối đa: 65km/h
    Vũ khí:
    - 1 x Pháo 20mm
    - 1 x MG3 7,62mm
    - Tên lửa chống tăng MILAN
  9. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Phòng không-Không quân VN quản lý vùng trời, làm chủ vũ khí
    (Quốc phòng Việt Nam)- Sáng 24/12, Quân chủng Phòng không – Không quân tổ chức Hội nghị quân chính triển khai nhiệm vụ năm 2014.
    Các đại biểu dự hội nghị đã được quán triệt Nghị quyết của Đảng ủy Quân chủng về lãnh đạo nhiệm vụ quân sự và xây dựng đảng bộ năm 2014; Mệnh lệnh công tác quân sự năm 2014 của Tư lệnh Quân chủng…
    Năm 2013 Quân chủng đã hoàn thành các nhiệm vụ kế hoach đề ra, có nhiều nhiệm vụ hoàn thành tốt và xuất sắc như: Sẵn sàng chiến đấu, quản lý vùng trời, quản lý điều hành bay; tổ chức diễn tập và tham gia các cuộc diễn tập hiệp đồng quân, binh chủng;
    Mua sắm, tiếp nhận, khai thác, sử dụng các loại vũ khí trang bị kỹ thuật mới; chấn chỉnh lực lượng, công tác huấn luyện bay; huấn luyện chuyển loại, đào tạo phi công.
    [​IMG]
    Quang cảnh hội nghị
    Quân chủng tổ chức tốt các chuyến bay nhiệm vụ, bay tuần tiễu, bay tìm kiếm cứu nạn, ứng cứu lụt bão; diễn tập bắn đạn thật lực lượng phòng không và các đơn vị phòng không lục quân; tổ chức hội thi hội thao đảm bảo chất lượng, chặt chẽ, an toàn.
    Trong phần phương hướng xây dựng quân chủng “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại” trong năm 2014, các đại biểu đã tập trung thảo luận về thực hiện tốt 3 khâu đột phá đó là: Đổi mới nâng cao chất lượng huấn luyện, SSCĐ, quản lý vùng trời, quản lý điều hành bay; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhân viên có năng lực, trình độ, làm chủ vững chắc vũ khí trang bị kỹ thuật mới, cải tiến, bảo đảm an toàn trong huấn luyện, an toàn lao động, an toàn bay vững chắc; xây dựng chính quy, quản lý kỷ luật và an toàn giao thông...
    Được biết, Quân chủng PK - KQ được thành lập từ 22/10/1963. Lớp lớp thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân chủng PK - KQ đã chiến đấu anh dũng, bắn rơi 2.653 máy bay các loại, trong đó có 64 chiếc B52, tiêu biểu là chiến dịch "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" 12 ngày đêm tháng Chạp năm 1972.
    Theo một thống kê chưa đầy đủ, lực lượng PK-KQ Việt Nam đã nhận 20 máy bay chiến đấu Su-30MK2V trang bị tên lửa hành trình chống hạm Kh-59MK, 100 tên lửa không-đối-không tầm ngắn R-73 (AA- 11 Archer), 200 tên lửa địa-đối-không 9M311/SA -19 Grison, 2 hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU-1, 4 dàn radar tìm kiếm và phòng không Kolchnya, 3 hệ thống định vị vô tuyến thụ động Vera. Việt Nam cũng đã nhận hai dàn tên lửa phòng thủ bờ biển K-300P Bastion.

    Từ năm 2012, Việt Nam đã đặt mua thêm 12 máy bay Su-30MK2.
    Kế thừa những kinh nghiệm và truyền thống sử dụng máy bay chiến đấu Nga trong những thập kỷ vừa qua, Không quân Việt Nam không ngừng được hiện đại hóa bằng việc trang bị thêm những máy bay chiến đấu đa năng tiên tiến Su-30MK2, với số lượng máy bay loại này đang phục vụ là 24 chiếc và tương lai gần nhận thêm 12 chiếc Su-30MK2 trong một hợp đồng mới giai đoạn 2014 - 2015.
    Tuy nhiên, để hướng tới tương lai xa hơn, Việt Nam đang tiếp tục xem xét và thảo luận sơ bộ với phía Nga về loại chiến đấu cơ thế hệ mới Su-35.
  10. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Indonesia hạ thủy tàu chiến trang bị tên lửa diệt hạm Trung Quốc
    (Soha.vn) - Mới đây, công ty đóng tàu PAL của Indonesia đã hạ thuỷ tàu tên lửa 60m (KCR-60) cho hải quân nước này tại thành phố Surabaya, tỉnh East Java.
    Đây là chiếc tàu đầu tiên trong tổng số 3 tàu tên lửa thế hệ mới mà công ty ký hợp đồng với hải quân Indonesia. Tham dự buổi lễ có chuẩn đô đốc hải quân Indonesia ông Baranahan Kemhan, các quan chức hải quân hạm đội phía Đông và hải quân Indonesia.
    [​IMG]
    Lễ hạ thủy tàu tên lửa KCR-60 số hiệu 628
    Cũng trong buổi lễ này công ty đóng tàu PAL đã trình bày cho các đại biểu về tiến độ đóng 2 tàu còn lại, trong đó tàu thứ 2 đã hoàn thành 80% công việc và tàu thứ ba là 70% công việc. Theo chuẩn đô đốc Baranahan Kemhan thì việc đóng các tàu tên lửa 60m là cần thiết, vì nó sẽ tăng cường khả năng bảo vệ an ninh và lãnh hải của Indonesia.
    [​IMG]

    "Trong tương lai, chúng tôi sẽ không chỉ dừng lại ở các tàu 60m mà sẽ tiếp tục đóng các tàu dài đến 105m với vũ khí mạnh hơn để tăng cường sức mạnh của Indonesia", ông Baranahan Kemhan phát biểu.
    Tàu KCR-60 được trang bị nhiều loại vũ khí như: 1 pháo hạm Bofors 57mm, 2 pháo 20mm, 2 tên lửa diệt hạm C-705 của Trung Quốc. Hải quân Indonesia để ngỏ khả năng đóng thêm 13 tàu loại này nếu 3 tàu đầu tiên đáp ứng được yêu cầu, trị giá mỗi tàu KCR-600 khoảng 500 tỷ Rupiah (khoảng trên 40 triệu USD).

Chia sẻ trang này