1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếp tục bàn xem tiềm lực quân sự nước ta và các bạn trong khu vực Đông Nam Á

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 06/12/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Thai_Thu_Hoi_Quoc

    Thai_Thu_Hoi_Quoc Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2013
    Bài viết:
    437
    Đã được thích:
    43
    Phòng không Việt Nam đã "rửa nhục" cho tên lửa SAM-2 như thế nào?
    (Soha.vn) - SAM-2 đã thất bại thê thảm ở Trung Đông nhưng khi tới Việt Nam, với tài trí của bộ đội ta, nó đã thực sự trở thành "rồng lửa Thăng Long" vít cổ pháo đài B-52.

    Nhắc đến chiến thắng Điện Biên Phủ trên không năm 1972, không thể không nhắc đến các tổ hợp tên lửa phòng không S-75 (Việt Nam gọi là SAM-2). Trong 12 ngày đêm Hà Nội, Hải Phòng hiên ngang chống lại cuộc tập kích đường không Linebacker II của Mỹ, các tiểu đoàn tên lửa SAM-2 đã bắn hạ 29 trong tổng số 34 máy bay ném bom chiến lược B-52, xóa tan hoàn toàn huyền thoại “pháo đài bay”.

    Chiến công này càng thêm vang dội, khi chúng ta biết rằng: Người Mỹ đã nắm rõ tên lửa SAM-2 như lòng bàn tay. Trước trận đại thắng trên bầu trời miền Bắc Việt Nam cuối tháng 12 năm 1972, tên lửa S-75 đã chịu nhiều thất bại đau đớn, tưởng như không thể gượng dậy nổi. Nhưng với tài trí Việt Nam, SAM-2 đã thực sự trở thành “rồng lửa Thăng Long” vít cổ pháo đài bay B-52 .

    Liên tiếp thất bại

    Giữa thập niên 1960, Liên Xô viện trợ các tổ hợp tên lửa S-75 Dvina chưa qua sử dụng cho Việt Nam và một số quốc gia khác.


    [​IMG]
    Tổ hợp tên lửa S-75 Dvina sử dụng đài radar điều khiển hỏa lực SNR-75 Fan Song và đài radar cảnh giới P-12 Spoon Rest , với các đạn tên lửa V-750 và V-750V, có thể diệt mục tiêu ở cự li từ 7-30km, độ cao tối thiểu 450m, tối đa 25.000m. Với đầu đạn nặng 190kg, bán kính sát thương lên đến 65m, tên lửa S-75 có sức công phá rất lớn, là con át chủ bài của phòng không Liên Xô trong một giai đoạn khá dài.

    Tuy nhiên, trước khi đến Việt Nam, thành tích chủ yếu của S-75 chỉ là bắn hạ các máy bay do thám U-2 (ở Liên Xô năm 1960 và ở Cu Ba năm 1962), hay RB-57 (ở Trung Quốc năm 1961). Hai chiến trường lớn đầu tiên của tên lửa S-75 Dvina là tại Việt Nam và Trung Đông.

    Ngày 27-3-1965, Việt Nam nhận được từ Liên Xô bộ trang bị khí tài của hai trung đoàn tên lửa phòng không S-75 Dvina, cùng với 4,5 cơ số đạn tên lửa (54 quả đạn). Chưa đầy một tháng sau, ngày 24-7-1965, hai tiểu đoàn 63, 64 của Trung đoàn 236 (Đoàn Tên lửa Sông Đà) đã lập công xuất sắc, phối hợp cùng với pháo cao xạ và súng máy phòng không tiêu diệt 10 máy bay Mỹ.


    [​IMG]

    Hình ảnh trận địa tên lửa S-75 Dvina của bộ đội Việt Nam do máy bay trinh sát Mỹ chụp.

    Choáng váng trước thất bại nặng nề, người Mỹ vội vã đẩy mạnh việc nghiên cứu, đối phó với tên lửa S-75 Dvina. Và điều không ai ngờ tới, là trong khi S-75 đại thắng ở Việt Nam, thì chúng lại thất bại thê thảm ở Trung Đông.
    Lúc bấy giờ, rất nhiều tổ hợp S-75 Dvina đã được Liên Xô viện trợ cho Ai Cập và Syria để chống lại Isarel. Trong tình thế bị bao vây ngặt nghèo, phải chống lại cùng lúc 6 quốc gia có tiềm lực quân sự mạnh: Ai Cập, Syria, Jordan, Libya, Iraq và Arab Saudi, Isarel đã quyết định mở cuộc tập kích đường không Focus, bắt đầu cuộc Chiến tranh Sáu ngày.

    7 giờ 45 phút sáng ngày 5-6-1967, gần 200 máy bay phản lực chiến đấu Isarel ồ ạt cất cánh tấn công phủ đầu Ai Cập. Không quân Isarel bay thấp để tránh tầm bắn của tên lửa S-75, đồng loạt tiến công phá hủy các sân bay, đài radar, trận địa phòng không của đối phương. Hơn 300 máy bay chiến đấu hiện đại của Ai Cập bị phá hủy, hơn 100 phi công Ai Cập thiệt mạng. Nhiều đài radar và trận địa phòng không bị xóa sổ hoàn toàn.

    Sau đó, các lữ đoàn thiết giáp và bộ binh cơ giới Isarel đồng loạt xuất kích, tạt sườn chia cắt đội hình quân Ai Cập. Quá hoảng sợ, quân đội Ai Cập vội vã rút chạy, bỏ lại rất nhiều vũ khí. 20 bộ khí tài S-75 Dvina bị bỏ lại ở sa mạc Sinai, rơi vào tay quân Isarel. Người Mỹ nhanh chóng “mổ xẻ”, nghiên cứu khí tài tên lửa này, và đưa ra các biện pháp đối phó.

    Ngày 15-12-1967, không quân Mỹ tung 44 lượt máy bay cường kích đánh phá cầu Đuống, 8 đạn tên lửa S-75 của ta bắn lên đều bị mất điều khiển, do bị đối phương dùng máy gây nhiễu ALQ-71 gây nhiễu rãnh đạn. Cũng từ đây, bắt đầu cuộc đọ sức quyết liệt giữa các chiến sĩ tên lửa Việt Nam với không lực Mỹ.

    Trong tình thế vô cùng khó khăn, khi khí tài của ta đã bị đối phương nắm rõ như lòng bàn tay, bộ đội tên lửa Việt Nam chỉ còn vũ khí duy nhất là sự sáng tạo. Bằng các biện pháp thu sóng, kết hợp chụp ảnh, phía ta đã phát hiện được dải tần số và cường độ của loại nhiễu này, sau đó tiến hành “át nhiễu”, nâng công suất sóng điều khiển và sóng trả lời của đạn lên gấp ba lần, vượt qua mọi loại máy gây nhiễu của Mỹ như ALQ-71, ALQ-101, ALQ-107.

    Khó khăn chồng chất khó khăn

    Mọi chuyện vẫn chưa dừng ở đây. Một nhân tố quan trọng của tổ hợp tên lửa S-75 Dvina là các đài radar cảnh giới P-12 Spoon Rest, có tầm trinh sát mục tiêu lên đến 275km, sử dụng dải sóng VHF với 4 tần số phát, kháng nhiễu tương đối tốt.

    Sau thất bại nặng nề trong Chiến tranh Sáu ngày, Ai Cập ráo riết hiện đại hóa quân đội để phục thù. Họ đã nhận được các đài radar P-12 từ Liên Xô. Nhưng không ngờ, phía Ai Cập đã quá mất cảnh giác, các đài radar hầu như không có hỏa lực phòng không và lực lượng bảo vệ. Ngày 26-12-1969, phía Isarel mở chiến dịch Rooster-53, dùng máy bay trực thăng và lính đặc nhiệm tập kích đánh cướp trạm radar Ras Ghareb gần kênh đào Suez, cẩu toàn bộ 7 tấn trang bị khí tài của tổ hợp radar P-12 mang về nghiên cứu.

    Năm lần bảy lượt, bộ đội phòng không Việt Nam bị Ai Cập “báo hại” khi dâng toàn bộ các khí tài phòng không hiện đại nhất cho Mỹ. Tính đến năm 1970, toàn bộ các khí tài radar chủ yếu của Việt Nam đã bị Mỹ tìm hiểu, và đưa ra các biện pháp đối phó hiệu quả. Chiến tranh phá hoại lần thứ hai bắt đầu.


    [​IMG]

    Các chiến sĩ thực hiện công việc nạp đạn vào bệ phóng.

    Ngày 10-4-1972, B-52 ném bom rải thảm thành phố Vinh, nhưng hai ngày sau, Quân chủng Phòng không – Không quân mới biết. Ngày 13-4-1972, B-52 đánh ra Thanh Hóa, hủy diệt hoàn toàn sân bay Sao Vàng, nhưng hai tiểu đoàn tên lửa S-75 Dvina ở Thanh Hóa đều không thể phóng đạn, vì nhiễu rất nặng. Đặc biệt, ngày 16-4-1972, máy bay B-52 đánh vào thành phố Hải Phòng, hai trung đoàn 238 và 285 đã phóng lên đến 93 đạn tên lửa nhưng không diệt được chiếc B-52 nào.

    Trước những thất bại liên tiếp, Quân chủng Phòng không - Không quân đã nghiêm túc kiểm điểm, tìm hiểu nguyên nhân và nhanh chóng đề ra các biện pháp củng cố lại lực lượng, trang bị khí tài, chuẩn bị những phương án đánh mới. Trong đó, phải kể đến việc sử dụng radar K8-60 của pháo cao xạ 57mm để chỉ thị mục tiêu cho tên lửa S-75 đánh B-52. Điều đặc biệt là radar K8-60 vốn có hai dải sóng 3cm và 10cm, nhưng dải sóng 3cm bị trục trặc không thể sử dụng được, nên trước đó phía ta chỉ đánh địch bằng dải sóng 10cm, giống như dải sóng của đài radar SON-9A của Liên Xô. Do đó, phía Mỹ chỉ tập trung gây nhiễu nặng dải sóng 10cm.

    Điều thần kỳ đã xảy ra khi các kĩ sư quân sự Việt Nam “mổ xẻ” đài radar K8-60, quyết tâm sửa chữa dải sóng 3cm. Họ đã tìm ra rằng khi thiết kế đài radar K8-60, phía Trung Quốc đã phạm lỗi lớn ở đèn điện tử CKM-99, một bộ phận tối quan trọng, được coi như trái tim của đài phát. Chúng ta đã đặt lại chế độ làm việc cho đèn điện tử CKM-99, phục hồi thành công dải sóng 3cm. Kết quả này đã trở thành miếng võ hiểm của tên lửa S-75 Dvina, được giữ bí mật cho đến ngày mở màn Chiến dịch phòng không Hà Nội – Hải Phòng cuối tháng 12 năm 1972.


    [​IMG]

    Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, S-75 Dvina đã bảo vệ vững chắc bầu trời miền Bắc, bắn rơi hàng trăm máy bay địch, trong đó có “pháo đài bay” B-52.

    Quá bất ngờ trước dải sóng mới của radar K8-60, không quân Mỹ bất lực không kịp tổ chức gây nhiễu. Tên lửa S-75 Dvina đã lập chiến công vang dội, tiêu diệt 29 máy bay ném bom chiến lược B-52 của địch, làm nên bản hùng ca bất diệt “Điện Biên Phủ trên không”, rửa mối nhục thua trận của loại tên lửa huyền thoại này.

    Trong suốt hai cuộc chiến tranh phá hoại, đánh phá miền Bắc bằng không quân và hải quân của Mỹ, tên lửa S-75 Dvina đã được Việt Nam cải tiến 4 lần, với 40 nội dung kĩ thuật, đảm bảo theo kịp được cuộc chiến tranh điện tử của Mỹ.

    http://soha.vn/quan-su/phong-khong-...n-lua-sam-2-nhu-the-nao-20131225231300577.htm

    Thằng soha này chém gió vãi cả đạn.

    1-Năm 1967 phần lớn Ả rập bất ngờ trước sự kiện Ixarel oanh kích phủ đầu các căn cứ KQ các nước Ả rập đặc biệt là Ai Cập-Nhờ 1 phần của tình báo. Vào năm 1967 không có 1 báo cáo nào cho biết PK Ai Cập phân bố đủ số lượng S-75 Sinai chứ đừng nói ở sân bay Ai Cập, thậm chí máy bay Ai cập còn để lộ thiên. Thực tế cũng chỉ có 4 nước tham chiến và 2 nước tích cực nhất là Ai Cập, Syri, 2 nước Iraq, Jodarn chỉ hỗ trợ hậu cần cùng 1 nhúm quân bộ binh, xe tank

    2-Vì bị đánh tê liệt như vậy nên tới năm 1973 Ai Cập + Syri mới dồn sức hợp tác với Liên Xô, BTT, TQ mua sắm cải tiến vũ khí. Phân bố tới nỗi dư số lượng SAM S-75 tại Sinai, năm đó Ai Cập tấn công phủ đầu Ixarel trước và dành thắng lợi, nhưng sau khi chiếm được Sinai thì Ai Cập để "trống" 40km cho Ixarel tấn công ? theo tài liệu phía LX thì tay TT Ai Cấp lúc đó là Awar Namer đã đi đêm với Mỹ để độc chiếm Sinai sau đó phản bội Syria
  2. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Philippines chi hàng triệu USD nâng cấp không-hải quân
    (Kienthuc.net.vn) - Bộ Quốc phòng Philippines sẽ có trong tay hàng triệu USD để mua sắm radar, máy bay tuần tra tầm xa, hệ thống hỗ trợ đặt ở các căn cứ.
    Tờ Philippine Star đưa tin, theo Đạo luật hiện đại hóa Lực lượng vũ trang mới thì Bộ Quốc phòng Philippine có kế hoạch nâng cấp ít nhất 4 dự án quân sự.
    Theo đó, 4 dự án cần nâng cấp này bao gồm các hệ thống hỗ trợ cho máy bay tuần tra tầm xa đặt ở căn cứ không quân có trị giá khoảng 4,07 triệu USD, hệ thống radar cho lực lượng không quân trị giá khoảng 18,56 triệu USD và hệ thống hỗ trợ đặt ở căn cứ hải quân là 22,4 triệu USD.
    [​IMG]
    Philippines chi 424,9 triệu USD mua 12 máy bay huấn luyện chiến đấu phản lực, đó dường như là mẫu FA-50 của Hàn Quốc.
    Dự án hỗ trợ cho các máy bay tuần tra tầm xa sẽ được đặt tại Lipa, Palawan và Zamboanga. Bộ Quốc phòng Philippine cũng có kế hoạch mua 2 đơn vị máy bay tuần tra tầm xa trị giá 134,4 triệu USD và 12 máy bay huấn luyện chiến đấu trị giá 424,9 triệu USD để tăng cường khả năng bảo vệ đất nước và tăng cường cho các hoạt động bảo đảm an ninh.
    Trong khi đó, Không quân Philippine có kế hoạch mua radar giám sát trị giá khoảng 60,2 triệu USD nhằm tăng cường khả năng giám sát cho lực lượng không quân. Mặt khác, hải quân vẫn tiếp tục đề nghị khoản ngân sách 1 khoảng 22,4 triệu USD để tu bổ 10 hạng mục trong hệ thống hỗ trợ căn cứ.
    Đạo luật hiện đại hóa lực lượng vũ trang cũ có hiệu lực vào năm 1995 đã tạo điều kiện cho Quân đội Philippine một cơ hội để hiện đại hóa trang thiết bị quân sự trong vòng 15 năm với một khoản ngân sách là 7,44 tỷ USD. Tuy nhiên chương trình đã bị đình trệ do thiếu vốn và các ưu tiên thay đổi của lãnh đạo quốc gia. Dẫn đến kết quả, Quân đội Philippine là một trong những quân đội được trang bị kém nhất ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
    [​IMG]
    Philippines cũng đầu tư mua sắm radar để cảnh giới bầu trời.
    Năm 2012, Tổng thống Philippine Aquino đã ký một đạo luật hiện đại hóa mới để tạo điều kiện cung cấp thêm nguồn lực để nỗ lực nâng cấp của quân đội. Theo đó hơn 1,9 tỷ USD là cần thiết để tài trợ cho các chương trình hiện đại hóa, mỗi năm chương trình sẽ nhận được 337,2 triệu USD từ ngân sách quốc gia cho đến năm 2017.
    Ngoài ra, Tổng thống Aquino cam kết có các kênh tài trợ khác dự kiến trị giá khoảng 14,2 triệu USD cho chương trình hàng năm đến năm 2015. Được biết, tổng cộng có 107,4 triệu USD đóng góp từ số tiền thu được của dự án khí đốt tự nhiên Malampaya. Trong đó chính phủ có một phần thu từ thuế.
  3. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Indonesia hạ thủy tàu tên lửa tàng hình nội địa
    (Kienthuc.net.vn) - Tàu tên lửa cao tốc nội địa KCR-60M đầu tiên do Indonesia tự thiết kế, đóng mới đã được hạ thủy thành công.
    Công ty đóng tàu PT PAL của Indonesia mới đây đã hạ thuỷ thành công tàu tên lửa tốc độ cao KCR-60M cho hải quân nước này tại thành phố Surabaya, tỉnh Đông Java/ Indonesia. Đây là chiếc tàu đầu tiên trong tổng số 3 tàu tên lửa thế hệ mới mà Công ty PT PAL ký hợp đồng với Hải quân Indonesia.
    Tham dự buổi lễ có chuẩn đô đốc Hải quân Indonesia Baranahan Kemhan, các quan chức Hải quân Hạm đội phía Đông/Hải quân Indonesia. Cũng tại buổi lễ, Công ty đóng tàu PT PAL đã thông báo trước các đại biểu về tiến độ đóng 2 tàu còn lại, trong đó tàu thứ 2 đã hoàn thành 80% công việc và tàu thứ ba là 70% công việc.
    [​IMG]
    Ký biên bản tại lễ hạ thủy tàu KCR-60M do Indonesia tự thiết kế, chế tạo.
    Theo chuẩn Đô đốc Baranahan Kemhan, việc đóng các tàu tên lửa KCR-60M là cần thiết, vì nó sẽ giúp tăng cường khả năng bảo vệ an ninh và lãnh hải của Indonesia. Ông Baranahan Kemhan nhấn mạnh: “Trong tương lai, chúng tôi sẽ không chỉ dừng lại ở các tàu KCR-60M có chiều dài 60m mà sẽ tiếp tục đóng các tàu dài đến 105m với vũ khí mạnh hơn để tăng cường sức mạnh của Indonesia”.
    Trong khi đó, Giám đốc công ty PT PAL ông Firman nói, tàu tên lửa tốc độ cao KCR-60M được sử dụng đển bảo vệ bờ biển của Indonesia. Loại tàu này hoàn toàn được đóng trong nước dưới sự giám sát của Bộ tư lệnh Hải quân Indonesia. Công ty PT PAL làm việc với nỗ lực tốt nhất để các sản phẩm của Indonesia không thua kém các sản phẩm nhập khẩu. PT PAL chịu trách nhiệm độc lập mua sắm các hệ thống và hiện đại hóa vũ khí trang bị.
    [​IMG]
    Tàu tên lửa KCR-60M trang bị tên lửa diệt hạm do Trung Quốc phát triển.
    Tàu KCR-60M có chiều dài 60m, cao 4,85m, tốc độ tối đa lên tới 28 hải lý/h, thủy thủ đoàn là 43 người theo dự kiến biên chế. Tàu được trang bị nhiều loại vũ khí như: 1 pháo hạm Bofors 57mm, 2 pháo phòng không 20mm, 2 tên lửa diệt hạm C-705 do Trung Quốc sản xuất.
    Hải quân Indonesia để ngỏ khả năng đóng thêm 13 tàu loại này, nếu 3 tàu đầu tiên đáp ứng được yêu cầu, trị giá mỗi tàu KCR-60M khoảng 500 tỷ Rupiah (tương đương khoảng 40 triệu USD).
  4. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Việt Nam sản xuất súng trường của Israel
    (Soha.vn) - Hình ảnh mẫu súng trường Galil ACE của hãng IMI, Israel đã xuất hiện trong chuyến thăm của Thượng tướng Nguyễn Thành Cung đến nhà máy Z111 ở Thanh Hóa.
    Bản tin thời sự phát sóng lúc 20h00 của kênh truyền hình quốc phòng Việt Nam ngày 1/1/2014 đã đưa tin về chuyến thăm của Thượng tướng Nguyễn Thành Cung đến nhà máy Z111 ở Thanh Hoá.
    Đáng chú ý là trong đoạn băng ghi hình, có xuất hiện một loại súng trường mới mà trước nay chưa từng thấy trong biên chế của Quân đội nhân dân Việt Nam. Qua quan sát, mẫu súng trường đó là Galil ACE của hãng IMI, Israel.
    [​IMG]
    Galil ACE xuất hiện ở nhà máy Z111. (Nguồn ảnh: Theo Facebook GDQP)
    Galil ACE là dòng súng trường thế hệ mới của gia đình súng trường Galil. Galil ACE thừa hưởng toàn bộ đặc điểm, tính năng của súng trường Galil thế hệ trước, chỉ cải tiến một số điểm để thích hợp với tiêu chuẩn súng trường tiến công hiện đại như lắp thêm ray Picatinny.
    Hiện nay, súng trường Galil ACE có 3 phiên bản sử dụng 3 cỡ đạn khác nhau là 5,56x45mm (NATO), 7,62x51mm (NATO) và đặc biệt là cỡ đạn 7,62x39mm mà hiện nay Quân đội nhân dân Việt Nam đang sử dụng với súng AK.
    Với cỡ đạn 5,56x45mm, Galil ACE có 3 phiên bản là Galil ACE 21, 22 và 23 tương ứng với chiều dài nòng súng là 215mm, 332mm và 460mm. Với cỡ đạn 7,62x51mm, Galil ACE có 2 phiên bản là Galil ACE 52, 53 tương ứng với chiều dài nòng súng là 400mm, 508mm. Với cỡ đạn 7,62x39mm, Galil ACE có 2 phiên bản là Galil ACE 31, 32 tương ứng với chiều dài nòng súng là 215mm, 380mm.
    [​IMG]
    Súng trường Galil ACE 32
    Theo quan sát, phiên bản Galil ACE tại nhà máy Z111 là bản Galil ACE 32 sử dụng cỡ đạn 7,62x39mm với chiều dài nòng súng là 380mm. Galil ACE 32 có khối lượng khoảng 3,4kg, tốc độ bắn 650 phát/phút.
    Không những dùng cùng cỡ đạn 7,62x39mm mà quân đội ta đang sử dụng, Galil ACE 32 có thể sử dụng chung hộp tiếp đạn của súng AK, đây là một điểm rất thuận lợi khi có thể dễ dàng lắp chung hộp tiếp đạn của súng AK qua Galil ACE 32. Điều này đặt ra khả năng Galil ACE 32 sẽ là mẫu súng trường thay thế cho AK-47, AKM và các biến thể khác của AK mà quân đội nhân dân Việt Nam đang sử dụng.
    Galil ACE 32 dễ sử dụng, huấn luyện, bảo quản (vì về căn bản, cấu tạo của Galil không khác nhiều so với AK), lại có những ưu điểm của súng trường tiến công hiện đại nên đây sẽ là giải pháp thay thế AK tối ưu nhất cho Quân đội nhân dân Việt Nam.
  5. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Lực lượng tàu ngầm Việt Nam đang ở đâu so với các nước ASEAN?
    (Soha.vn) - Trong vòng 5 năm đến một thập kỉ tới, Biển Đông sẽ chứng kiến một sự gia tăng đáng kể việc triển khai các tàu ngầm thông thường của các quốc gia trong khu vực.
    Carl Thayer , giáo sư Học viện Quốc phòng Úc, một chuyên gia nghiên cứu quân sự Đông Nam Á đã có bài tổng hợp về tiến độ trang bị tàu ngầm thông thường của các quốc gia trong ASEAN. Theo vị giáo sư này, các quốc gia ASEAN tăng cường trang bị tàu ngầm với những mục tiêu chiến lược khác nhau. Nội dung chính của bài viết được đăng tải trên trang Diplomat như sau:
    Ngày 31/12 các phương tiện truyền thông của Việt Nam đã đưa tin về việc chuyển giao tàu ngầm Kilo Hà Nội tại vịnh Cam Ranh. Con tàu này được vận chuyển từ cảng St. Petersburg (Nga) trên tàu vận tải hạng nặng Rolldock Sea.
    [​IMG]
    Tàu ngầm Kilo Hà Nội tại vịnh Cam Ranh
    Đi cùng con tàu là các chuyên gia từ xưởng đóng tàu Admiralty ở St. Petersburg, những người sẽ đảm nhiệm công việc cuối cùng trước khi lễ bàn giao chính thức diễn ra. Tàu ngầm HQ 182 Hà Nội là chiếc đầu tiên trong hợp đồng 6 chiếc thuộc đề án 636 được bàn giao cho Việt Nam, 5 chiếc còn lại dự kiến sẽ được bàn giao trước năm 2016.
    BÀI LIÊN QUAN
    Việc bàn giao tàu ngầm Hà Nội là nhân tố nhắc nhở đúng lúc về việc các lực lượng hải quân trong khu vực hiện đang bước vào những chương trình hiện đại hóa trong đó một trọng tâm là sự trang bị những tàu ngầm thông thường.
    Bắt đầu từ năm 1967, Indonesia là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên được trang bị loại vũ khí dưới biển này khi họ tiếp nhận lô tàu ngầm lớp Whiskey đầu tiên của Liên Xô. Sau đó, năm 1978 các tàu ngầm này đã được thay thế bằng hai tàu ngầm diesel của Tây Đức.
    Năm 2012, Bộ Quốc phòng Indonesia tuyên bố họ đang lên kế hoạch tăng cường hạm đội tàu ngầm lên 12 chiếc trước năm 2020. Theo đó 12 chiếc là số lượng tàu ngầm cần thiết tối thiểu để bảo vệ tại các nút giao hàng hải chiến lược đi vào quần đảo này.
    [​IMG]
    Tàu ngầm U-209 Indonesia phối hợp chế tạo tại Hàn Quốc
    Hiện tại, Indonesia đã đặt mua 3 chiếc tàu ngầm U-209 được chế tạo tại Hàn Quốc dưới sự hợp tác giữa Tập đoàn đóng tàu và công nghệ hàng hải Daewoo và hãng PT PAL của Indonesia. Hai chiếc tàu này hi vọng sẽ được chuyển giao vào giữa năm 2015 và 2016.
    Bên cạnh đó Indonesia hiện cũng đang cân nhắc hai lựa chọn, thứ nhất là mua và cải tiến các tàu ngầm lớp Kilo đã qua sử dụng của Nga. Một nhóm chuyên gia của Indonesia dưới sự chỉ đạo của Tham mưu trưởng Hải quân Đô đốc Marsetio sẽ sang thăm Nga trong tháng này để kiểm tra các tàu ngầm trên cùng với những hệ thống vũ khí đi kèm. Trong chuyến thăn, hai bên sẽ thông báo về giá cả và tính khả thi của phương án này.
    Các nguồn tin từ Indonesia cho hay phương án mua tàu ngầm Kilo là rất đáng quan tâm bởi loại tàu này có thể được trang bị tên lửa siêu thanh Yakhont hoặc tên lửa hành trình Klub-S, loại tên lửa có thể phóng từ dưới nước và tấn công các mục tiêu trên bộ từ khoảng cách 400km.
    Lựa chọn thứ hai cho Indonesia là mua các tàu ngầm mới từ Hàn Quốc. Đây cũng là phương án hấp dẫn bởi các tàu ngầm mới này hoàn toàn tương thích với cơ sở hạ tầng cảng hiện có. Báo chí đã đề cập rằng các tàu ngầm mới của Indonesia sẽ được neo đậu tại căn cứ hải quân Palu mới được xây dựng gần đây tại Sulawesi. Số tàu này sẽ có khả năng hoạt động trong các vùng nước sâu quanh các quần đảo phía Tây của quốc gia này.
    Cuối tháng 11 vừa qua, Singapore tuyên bố đã kí kết một hợp đồng mua 2 tàu ngầm thông thường Type 218SG từ hãng ThyssenKrupp Marine Systems của Đức. Thương vụ này cũng đi kèm điều khoản đào tạo thủy thủ và thợ kĩ thuật tại Đức.
    Các tàu ngầm của Singapore sẽ được trang bị hệ thống khí độc lập AIP và hi vọng sẽ được bàn giao trước năm 2020. Số tàu mới này sẽ thay thế 4 tàu ngầm lớp Challenger đã cũ và kết hợp cùng với hai tàu ngầm lớp Archer đã được tân trang làm thành hạm đội tàu ngầm của Singapore.
    [​IMG]
    Tàu ngầm lớp Archer của Singapore
    Về phần mình, Malaysia đã mua 2 tàu ngầm lớp Scorpène từ Pháp trong khuôn khổ một hợp đồng được kí kết từ năm 2002. Theo đó hai con tàu RMN Tunku Abdul Rahman và RMN Tun Abdul Razak đã đi vào hoạt động từ năm 2007 và 2009. Chúng được bố trí tại Sepanggar, Sabah.
    [​IMG]
    Tàu ngầm Scorpène của Malaysia
    Tháng 6/2013, Tư lệnh quân đội Myanmar, Tướng Min Aung Hlaing đã đàm phán với các quan chức Nga về việc mua 2 tàu ngầm lớp Kilo. Cùng trong tháng này, theo thông báo 20 sỹ quan và thợ kiểm tra đã bắt đầu hoạt động làm quen và huấn luyện tại Trung tâm huấn luyện tàu ngầm PNS Bahadur của Pakistan. Hai hoạt động trên cho thấy quyết tâm xây dựng một lực lượng tàu ngầm trước năm 2015 của Myanmar.
    Tháng 4/2011, Thái Lan tìm mua từ 2 đến 6 tàu ngầm diesel Type 206A đã qua sử dụng của Đức với giá 220 triệu USD. Lượng choán nước 500 tấn, số tàu trên thuộc lớp tàu ngầm tấn công nhỏ nhất trên thế giới. Tuy nhiên do sự thay đổi chính phủ Thái Lan trong tháng 7/2011 và sự bất động nội bộ giữa Bộ Quốc phòng và Hải quân nước này đã dẫn tới sự trì hoãn của dự án trên.
    [​IMG]
    Tàu ngầm Type 206A Thái Lan dự định mua lại của Đức
    Tháng 10/2013, theo thông báo, trong 10 năm tới, Hải quân Hoàng gia Thái Lan sẽ dự định mua 3 tàu ngầm. Trong khi đó Thái Lan đã bắt đầu xây dựng cơ sở hạ tầng giành cho một trung tâm và căn cứ huấn luyện tàu ngầm tại căn cứ Hải quân Sattahip tại Chon Buri. Căn cứ này hi vọng sẽ được khành thành trong tháng 3 năm nay và sẽ đi kèm với một bộ chỉ huy huấn luyện tàu ngầm.
    Sau đó Hải quân Thái Lan đã cử 18 sỹ quan tham dự khóa huấn luyện tàu ngầm kéo dài 32 tháng tại Đức và cứ 10 sỹ quan khác tới tham dự khóa luấn luyện 8 tuần tại Hàn Quốc.
    Với Philippines, trong những năm đầu dưới thời chính quyền Tổng thống Aquino, theo báo cáo các tàu ngầm sẽ được đưa vào “danh sách mong muốn” mua sắm quốc phòng của Bộ Quốc phòng nước này trong khuôn khổ một chương trình hiện đại hóa lực lượng vũ trang.
    Trong vòng 5 năm đến một thập kỉ tới, trong các vùng nước thuộc Đông Nam Á và đặc biệt là Biển Đông sẽ chứng kiến một sự gia tăng đáng kể việc triển khai các tàu ngầm thông thường của các quốc gia trong khu vực. Điều này sẽ khiến cho Biển Đông sẽ trở lên đông đúc hơn.
    Việc trang bị lực lượng tàu ngầm sẽ tạo ra một khía cạnh thứ tư trong năng lực tiến hành chiến tranh khu vực, bao gồm các thành tố không, bộ, hải và tàu ngầm-tàu mặt nước. Các tàu ngầm sẽ có thể tham gia trinh sát và thu thập tin tức tình báo, rải mìn, tác chiến chống tàu và tấn công tầm xa.
    Tuy nhiên từ trước đến nay xem chừng có rất ít các cuộc trao đổi giữa chỉ huy hải quân các quốc gia ASEAN về sự phát triển này. Ở cấp độ cơ bản nhất, rất ít quốc gia ASEAN hiện được trang bị khả năng hỗ trợ tàu ngầm của họ trong trường hợp sự cố. Singapore và Malaysia là ngoại lệ. Trong năm 2008, Singapore đã hạ thủy tàu cứu hộ MV Swift, một tàu hỗ trợ, cứu hộ tàu ngầm.
    Singapore cũng là nước đi đầu trong việc thúc đẩy hợp tác cứu hộ tàu ngầm giữa các lực lượng hải quân trong khu vực. Nước này đã kí kết các thỏa thuận với Úc, Indonesia và Việt Nam.
  6. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Không phận bị xâm phạm, Không quân Philippines sẽ chỉ đứng nhìn
    (Soha.vn) - Nếu xuất hiện máy bay nước ngoài trong không phận Philippines, dù là bạn bè hay kẻ địch, Không quân nước này cũng chỉ biết theo dõi chặt chẽ mà không thể làm gì khác.
    Các quan chức quân đội và quốc phòng Philippines đã tuyên bố như vậy, thừa nhận rằng Không quân nước này không có khả năng đối đầu với bất cứ máy bay nào xâm phạm không phận, bởi Chính phủ của họ đã thất bại trong việc thực hiện Đạo luật hiện đại hóa quân đội năm 1995, trong đó cho phép Philipines mua 36 chiến đấu cơ đa năng.
    Ai cũng biết rằng chúng tôi không có một máy bay chiến đấu nào trong biên chế. Hợp đồng mua tiêm kích FA-50 của Hàn Quốc hiện vẫn đang trong giai đoạn đàm phán”, một quan chức cấp cao cho hay.
    [​IMG]
    FA-50 được cho là không thể đáp ứng những yêu cầu về hoạt động, chức năng và vũ khí nếu như so sánh với các tiêm kích đa năng
    Tuy nhiên, thông tin Không quân Philippines sẽ tiếp nhận các máy bay tiêm kích “ hàng đầu” FA-50 lại gặp phải những đánh giá không mấy lạc quan từ phía các phi công không quân và nhà phân tích công nghiệp quốc phòng nước này. Họ cho rằng FA-50 chỉ là những máy bay huấn luyện và không thể đáp ứng yêu cầu của một tiêm kích đa năng.
    BÀI LIÊN QUAN
    Theo Jorge Rillona, một nhà phân tích công nghiệp quốc phòng và một cựu chuyên gia về các hệ thống chiến đấu kết hợp không, hải và bộ của thủy quân lục chiến Mỹ: “FA-50 không thể đáp ứng những yêu cầu về hoạt động, chức năng và vũ khí nếu như so sánh với các tiêm kích đa năng”.
    Theo Rillona, FA-50 tương tự với chiếc Aermacchi M346 của Ý, chiếc Yaklovelev-YAK130 của Nga, đây là những máy bay tiêm kích có nguồn gốc từ dòng máy bay huấn luyện tiên tiến với khả năng và lượng vũ khí hạn chế.
    Rillona cho rằng Philippines cần những tiêm kích đa năng như F-16 và F-18 của Mỹ, Mirage 2000 của Pháp và MIG-29 của Nga.
    Từ những năm 1950 đến 1980, Philippines có một lực lượng không quân vượt trội ở Đông Nam Á với 60 chiếc F-5 và F-8 được trang bị các tên lửa dẫn đường không đối không và không đối đất, súng máy và pháo 20mm. Trung tướng Loven Abadia, cựu Tư lệnh Không quân Philippines cho hay “Trong suốt giai đoạn này, Không quân Philippines không xếp sau một quốc gia nào trong Đông Nam Á và những máy bay của chúng tôi có thể triển khai đối đầu với các máy bay và tàu chiến xâm phạm trái phép lãnh thổ chỉ trong vài phút”.
    Là một phần trong chương trình hiện đại hóa lực lượng vũ trang, Philippines đã mua mới 8 trực thăng Sokol từ Ba Lan vào năm ngoái và mua thêm 3 chiếc khác trong tháng này cho Hải quân.
    [​IMG]
    F-16 không được Philippines lựa chọn vì giá quá cao và chi phí bảo dưỡng không nhỏ
    Thế nhưng, không những kế hoạch hiện đại hóa Không quân bằng việc mua 36 tiêm kích đa năng vẫn chưa được tiến hành mà những kế hoạch thuê ít nhất 12 chiếc F-16 cũng đã bị gác lại bởi chi phí tân trang những máy bay này quá cao.
    Một quan chức cấp cao của Không quân Philippines nhận định: “Điều này đồng nghĩa với việc hiện tại chúng tôi không có máy bay tiêm kích nào. Những chiếc F-5 đã phải "nghỉ hưu" từ năm 2005”.
    Khi được hỏi về quyết định chọn mua FA-50 thay vì tiêm kích đa năng F-16 và F-18, một quan chức quốc phòng cấp cao của Manila giải thích rằng Chính phủ quyết định chọn FA-50 là vì giá của F-16 và F-18 quá cao, kèm theo đó chi phí bảo dưỡng cũng không nhỏ.
    Bên cạnh đó, khi được hỏi quốc gia này sẽ làm gì trong trường hợp không phận bị một máy bay nước ngoài xâm nhập, Thượng tướng Eduardo Ermita, nguyên phó Tham mưu trưởng Không quân Philippines cho hay “Chúng tôi sẽ chỉ biết quan sát chúng mà thôi”.
  7. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Khám kho vũ khí của Quân đội Nhân dân Lào
    (Kienthuc.net.vn) - Cũng như Việt Nam, Quân đội Nhân dân Lào trang bị vũ khí khí tài có nguồn gốc từ Liên Xô và một phần nhỏ được mua từ Nga sau này.
    [​IMG]
    Tại khu vực Đông Nam Á, Quân đội Nhân dân Lào là đội quân có tổ chức, quy mô nhỏ với quân số thường trực chỉ là 30.000 người gồm cả lực lượng không quân và thủy quân. Ảnh: QĐND
    [​IMG]
    Ở Lào thực hiện luật nghĩa vụ quân sự bắt buộc, thời gian phục vụ tối thiểu 18 tháng. Ảnh: QĐND
    [​IMG]
    Lục quân là lực lượng lớn nhất, trang bị nhiều loại vũ khí nhất trong Quân đội Nhân dân Lào. Trang bị vũ khí cá nhân của bộ đội Lào là súng trường tiến công AK-47/AKM hoặc là biến thể AK do Trung Quốc sản xuất Type 56, trung liên PKM/RPD, súng ngắn Makarov PM… Ảnh: QĐND
    [​IMG]
    Trong đào tạo, Quân đội Nhân dân Lào đã cử rất nhiều học viên sang học tập tại các trường sĩ quan, đại học, học viên quân sự ở Việt Nam. Ảnh: QĐND
    [​IMG]
    Quân đội Lào cũng tổ chức lực lượng tác chiến đặc biệt, hay gọi là đặc công Lào với nét khá giống với đặc công Việt Nam. Ảnh: QĐND
    [​IMG]
    Về trang bị vũ khí hạng nặng Quân đội Lào chủ yếu có nguồn gốc từ Liên Xô. Trong đó, pháo binh có trang bị súng cối (cỡ 81, 82 hoặc 120mm). Trong ảnh là Chuẩn úy Thông-dun Xơn-phăc-hua thuộc Tiểu đoàn 414, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh U Đom Xay đang thực hành thao tác bắn súng cối. Ảnh: QĐND
    [​IMG]
    Ngoài hỏa lực cối, pháo binh Lào còn có số lượng hơn 100 khẩu các loại gồm: lựu pháo M-30 12mm, D-30 122mm, M101 105mm; pháo nòng dài M-46 130mm (số lượng rất ít). Trong ảnh là khẩu đội lựu pháo D-30 122mm do Liên Xô sản xuất, viện trợ cho Lào. Ảnh: QĐND
    [​IMG]
    Chiến sĩ khẩu đội lựu pháo thuộc Tiểu đoàn 609 (Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Xay Nha Bu Ly) đang hiệu chỉnh thước ngắm. Ảnh: QĐND
    [​IMG]
    Lựu pháo D-30 122mm có góc bắn 360 độ, tầm bắn 15,4km. Ảnh: QĐND
    [​IMG]
    Khu nhà chứa các khẩu lựu pháo M-30 122mm của Quân đội Lào. Loại pháo này đạt tầm bắn 11,8km. Ảnh: QĐND
    [​IMG]
    Lực lượng tăng – thiết giáp, ô tô xe máy của Quân đội Nhân dân Lào chủ yếu sử dụng các trang bị Liên Xô gồm: xe tăng chiến đấu chủ lực T-54; xe tăng hạng nhẹ PT-76; xe bọc thép BTR-60/BTR-152. Ảnh: QĐND
    [​IMG]
    Trong ảnh là các chiến sĩ lái tăng thuộc Tiểu đoàn 614, Sư đoàn 2 Quân đội Nhân dân Lào. Ảnh: QĐND
    [​IMG]
    Tiểu đoàn 614 là đơn vị thiết giáp giàu truyền thống của Quân đội Lào, đã tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới năm 1982-1988. Ảnh: QĐND
    [​IMG]
    Đội hình PT-76 cơ động. Ảnh: QĐND
    [​IMG]
    Không quân Giải phóng Nhân dân Lào (LPLAAF) là lực lượng lớn thứ 2 trong Quân đội Nhân dân Lào với quân số thường trực khoảng 3.000 người, trang bị khoảng gần 50 máy bay chủ yếu làm nhiệm vụ vận tải, yểm trợ hỏa lực khi cần. Dù có trong biên chế khoảng vài chục chiếc MiG-21 nhưng số này hầu như không còn hoạt động. Ảnh: QĐND
    [​IMG]
    Trong ảnh là trực thăng đa năng Mi-17-1V thuộc Trung đoàn vận tải 703, Không quân Giải phóng Nhân dân Lào. Ảnh: QĐND
    [​IMG]
    Năm 1997, Lào đã ký mua của Nga 12 chiếc Mi-17 và được chuyển giao hoàn tất trong năm 1999. Số máy bay này chủ yếu làm nhiệm vụ vận tải, trinh sát, khi cần có thể vũ trang rocket để yểm trợ hỏa lực mặt đất.
    [​IMG]
    Ngoài trực thăng Nga, Lào còn mua 4 chiếc trực thăng vận tải đa năng Z-9 của Trung Quốc.
    [​IMG]
    Về đội máy bay vận tải cánh bằng, Lào có trong trang bị khoảng 10 chiếc An-2, một chiếc An-26 và một chiếc An-74 (mua của Ukraine).
    [​IMG]
    Trong ảnh là máy bay vận tải hiện đại nhất của Không quân Lào – An-74 mua của Ukraine, chuyên phục vụ các lãnh đạo Đảng, chính phủ Lào
  8. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Philippines khoe máy bay không người lái tự chế
    (Kienthuc.net.vn) - Quân đội Philippines vừa giới thiệu mẫu máy bay không người lái tại trại huấn luyện Aguinaldo như một phần của buổi lễ kỷ niệm lực lượng vũ trang của nước này.
    Quân đội Philippines đã chính thức giới thiệu với đông đảo công chúng chiếc máy bay không người lái (UAV) trong buổi triển lãm quân đội tại trại huấn luyện Aguinaldo. Chiếc máy bay này từng được sử dụng trong việc ngăn chặn bạo động của phe Mặt trận Giải phóng Moro, thành phố Zamboanga hồi tháng 9 năm ngoái.
    [​IMG]
    Hai mẫu UAV được Philippines giới thiệu.
    "Mẫu UAV này cung cấp những hình ảnh và video thời gian thực được thực hiện độ cao từ 3-7km", phát ngôn viên quân đội Philippines, Đại úy Anthony Bacus cho biết. "Những chiếc UAV này được lập trình trí thông minh nhân tạo nhằm mục đích tham gia vào các hoạt động tình báo, giám sát và hỗ trợ nhân đạo".
    Quân đội Phillippines bắt đầu nghiên cứu và phát triển UAV vào năm 2012 với kinh phí đầu tư 2,5 triệu peso. Chiếc máy bay đầu tiên mang tên Raptor giá 150 nghìn peso và chiếc máy bay thứ hai có tên Hiệp sĩ Falcon giá 300 nghìn peso. Dự kiến, Quân đội Philippines sẽ tiếp tục cải tiến nâng cấp phiên bản thứ 3 với nhiều tính năng ưu việt hơn.
    Cùng tham gia buổi triển lãm còn có nhiều vũ khí mới khác do quân đội Philippines tự nghiên cứu sản xuất như hệ thống định vị toàn cầu GARMIN và súng cối 100 mm. Hải quân và Không quân cũng đóng góp nhiều loại vũ khí mới nhằm mục đích phòng thủ bờ biển.
  9. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Pháo phản lực RM-70 Campuchia bắn chính xác tuyệt đối
    (Kienthuc.net.vn) - Tướng Campuchia tuyên bố, pháo phản lực phóng loạt RM-70 của nước này đã thực hiện cuộc bắn thử thành công chính xác 100%.
    Theo tờ Cambodia Daily, Lực lượng Vũ trang Hoàng gia Campuchia (RCAF) đã bắn thử thành công pháo phản lực phóng loạt RM-70 trong cuộc tập trận mới đây.
    Cũng trong lần tập trận này, xe chiến đấu bộ binh BMP-1 mới mua thực hiện thành công các cuộc bắn thử.
    [​IMG]
    Pháo phản lực phóng loạt RM-70 của Campuchia khai hỏa.
    Tư lệnh RCAF tướng Pol Saroeun tuyên bố, xe chiến đấu mới và pháo phản lực phóng loạt RM-70 do Czech sản xuất đã bắn trúng mục tiêu với độ chính xác 100%. Cuộc tập trận diễn ra ở tỉnh Kompong Speu.
    Viên tướng này cũng cho biết, cuộc tập trận được thực hiện là một phần trong chương trình huấn luyện thường niên. Trung tướng Ith Sarath tiết lộ thêm rằng, trong 35 phút đã có tổng cộng 145 quả đạn rocket được bắn đi. Mỗi bệ phóng RM-70 trang bị 40 quả đạn rocket và nó có thể bắt hết trong vòng 20 giây.
    “Giá một quả đạn rocket khoảng 1.200-3.800 USD, chi phí cuộc tập trận lần này ước tính 174.000 USD”, tướng Saroeun tuyên bố.
    [​IMG]
    Xe chiến đấu bộ binh BMP-1 của Campuchia khai hỏa.
    Trong năm 2014, ngân sách nhà nước Campuchia là khoảng 3,4 tỷ USD, trong đó ngân sách quốc phòng được chi đến 489 triệu USD, nhiều hơn 17% so với ngân sách năm 2013.
    Hệ thống pháo phản lực phóng loạt RM-70 do Cộng hòa Czech chế tạo dựa trên mẫu pháo BM-21 Grad của Liên Xô. Loại pháo này trang bị giàn phóng 40 nòng cỡ 122mm có thể bắn nhiều loại đạn rocket đạt tầm từ 11-20km.
  10. Jake_2.0

    Jake_2.0 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/12/2011
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    117
    Việt Nam chế thiết bị kiểm tra giàn phóng pháo BM-14
    Đại úy Lê Việt Hùng (Lữ đoàn Pháo binh 75, Quân khu 7) đã cải tiến thành công thiết bị kiểm tra tổng hợp mạch điện trên dàn phóng pháo BM-14.
    “Sau nhiều lần thử nghiệm với những tiêu chí khắt khe, thiết bị kiểm tra tổng hợp mạch điện dàn phóng 14 nòng BM-14 (hay còn gọi là Kachiusa) do tôi cải tiến đã được tham dự cuộc thi sáng tạo kỹ thuật cấp quân khu và được hội đồng kỹ thuật đánh giá cao, cho phép áp dụng thực tế tại đơn vị”, Đại úy Lê Việt Hùng, phụ trách ngành quân khí Lữ đoàn Pháo binh 75 (Quân khu 7) tâm sự.
    [​IMG]
    Pháo phản lực BM-14 khai hỏa trong cuộc diễn tập bắn đạn thật của quân đội ta.
    Trước đây sau mỗi loạt bắn, các nhân viên kỹ thuật phải dùng vôn kế lần lượt kiểm tra mạch điện của từng nòng pháo, vừa tốn công sức, vừa mất thời gian. Sau khi quan sát và lắng nghe ý kiến của các chiến sĩ khẩu đội hỏa tiễn BM-14, Đại úy Lê Việt Hùng nảy ra ý tưởng cải tiến thiết bị kiểm tra mạch điện cho loại pháo này. Anh bắt đầu sưu tầm, nghiên cứu tài liệu về pháo, mạch điện rồi mua linh kiện về lắp ráp thử nghiệm. Lần đầu không thành công, anh tiếp tục nghiên cứu, khắc phục hạn chế, cải tiến thiết bị theo tiêu chí nhỏ gọn, chính xác, hợp chủng loại và dễ thay thế khi hỏng hóc.
    Vừa nghiên cứu lắp ráp, vừa thử nghiệm ngay trên pháo, đấu nối vào các bảng mạch điện nòng pháo. Ít lâu sau, thiết bị của anh được hoàn thành với những tính năng vượt trội. Áp dụng vào thực tế, chỉ một lần kiểm tra đã có thể phát hiện chính xác tình trạng kỹ thuật của 14 mạch điện ở 14 nòng Kachiusa trong khoảng thời gian chỉ bằng 1/10 phương pháp cũ, lại ít tốn công sức hơn. Thiết bị này đã được nghiệm thu, triển khai sử dụng trong toàn lữ đoàn, nâng cao hiệu suất bắn của khẩu đội trong thực hành diễn tập, chiến đấu.
    [​IMG]
    Đại úy Lê Việt Hùng đang kiểm tra mạch điện dàn phóng bằng thiết bị cải tiến.
    Nói về sáng kiến của Đại úy Hùng, Đại tá Bùi Văn Oai, Phó lữ đoàn trưởng - Tham mưu trưởng lữ đoàn khẳng định: Thiết bị kiểm tra tổng hợp mạch điện dàn phóng BM-14 do đồng chí Hùng cải tiến có ưu điểm nổi bật là đơn giản, hiệu quả, tiết kiệm thời gian mà vẫn bảo đảm yêu cầu kỹ thuật, góp phần quan trọng vào kết quả huấn luyện chiến đấu của đơn vị chúng tôi.
    BM-14 là pháo phản lực phóng loạt do Liên Xô phát triển từ những năm 1960, và viện trợ nhiều bệ phóng loại này cho Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ. BM-14 được đặt trên khung gầm xe vận tải bánh lốp, lắp giàn phóng pháo 14 nòng cỡ 140mm bắn các loại đạn nổ phá mảnh hoặc đạn khói, tầm bắn đạt đến gần 10km.

Chia sẻ trang này