1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiết kiệm xăng từ động lượng xe máy

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi bibi2010, 01/05/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bibi2010

    bibi2010 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/01/2010
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0
    Chào Bác donda

    Vấn đề này thì bác cần xem lại rồi , thực tế xe trẻ em không bàn đạp ( chỉ lắc lư tay lái ) vẫn có thể đạt đến vận tốc 20km/h và dù ngồi trên xe con nít chơi bác đấm vào phía sau nếu đường trơn lán xe lao đi fà fà ...

    Bác cần xem lại vấn đề rối , cháu đang nói kết cấu lực tác động vào nhún ngang chứ không nói về tư thế nhún nằm ngang hay đứng
  2. dongda

    dongda Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2002
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    2
    xe lắc trẻ con được thiết kế để có thể di chuyển khi lắc (cách bố trí bánh lệch trục quay, khi lắc sẽ phải tốn lực)
    còn cái xe máy của cậu nó không thiết kế vậy, lắc không ăn thua đâu

    nếu cậu vẫn nghĩ rằng ngồi trên xe, đấm đạp vào cái xe sẽ làm cho xe chạy được thì buồn cười lắm. Tự cậu lý giải sao cái xe lắc trẻ con lại chạy được nha !
  3. 680089

    680089 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/07/2012
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    Lâu nay mải chạy chợ , ít ghé thăm box, thành thật cáo lỗi.
    Trong topic này, để đi tới hồi kết, xin mọi người giải thích cho 2 ví dụ sau:
    1. Người chơi đánh đu treo mình trên sợi dây , y chang một con lắc, là coi như 1 hệ cô lập, sao anh ta nâng được biên độ ngày càng cao?
    2, Bà con ngư dân có dùng thuyền thúng, chỉ ngồi trong đó và nhún, thúng vẫn tiến lên ào ào (có những cuộc đua thúng rất xôm tụ),
  4. dongda

    dongda Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2002
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    2
    cậu muốn mọi người giải thích hộ cậu ? hì, cậu nên tự giải thích cho mọi người đi ! (2 cái hệ của cậu nó không được cô lập)
    cậu có tin rằng có 1 cái định luật quán tính không : nó nói là 1 vật sẽ đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều khi không có lực bên ngoài tác động vào nó
    cậu có tin rằng có định luật bảo toàn động lượng không ? toàn kiến thức phổ thông thôi !

    những định luật này dễ kiểm nghiệm thôi mà !
  5. 680089

    680089 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/07/2012
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    Định luật bảo toàn động lượng là trường hợp rất cá biệt của định luật bảo toàn năng lượng, chỉ xét tới 2 (các) vật rắn có trao đổi động lượng với nhau. Ta không nên nhầm lẫn với đl bảo toàn momen động lượng, là của vật rắn (cô lập) quay. Vì động lượng của 1 vật rắn (hệ) cô lập được tính bằng m.v, khi v thay đổi thì rõ ràng mv sẽ thay đổi, mà v có thể thay đổi nhờ ngoại lực hoặc chính nội lực (nội năng) trong hệ như trường hợp động cơ phản lực. Trong 2 ví dụ trên cũng như nhiều ví dụ khác đều vậy cả (người trượt patin, trượt băng...)
    Trở lại với cái ống nhún, về nguyên lý thì không có gì sai, chỉ là không có gì mới và không có tính kinh tế hay thực tiễn mà thôi. Người ta có nhiều cách đơn giản hơn để tận dụng được năng lượng hao tổn khi nhún, chẳng hạn như nén không khí vào bình chứa để cung cấp cho động cơ khi cần tăng tốc, ít nhất cũng giảm được tiêu hao công cho hành trình nạp của động cơ.
    Cũng cần phải nói thêm rằng, vì tuân thủ những tiêu chuẩn an toàn, người ta đã phải hy sinh việc tiết kiệm nhiên liệu. Trong xe gắn máy, có 1 cơ cấu ly hợp buộc xe phải kéo theo động cơ khi giảm ga, vừa tốn xăng vừa mất tốc độ. Chỉ cần bỏ cơ cấu đó đi thì lượng xăng tiêu hao giảm ngoạn mục (như đã dẫn chứng trong các cuộc thi của Honda hàng năm, 1 lít xăng chạy cả ngàn km). Vì vậy, chẳng ai dại gì áp dụng "phuộc nhún động lượng" để biến chiếc xe thành con ngựa chứng làm gì.
  6. dongda

    dongda Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2002
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    2
    định luật bảo toàn xung lượng, định luật bảo toàn mômen xung lượng, định luật bảo toàn năng lượng là 3 định luật vật lý hoàn toàn độc lập với nhau, không cái nào là trường hợp riêng của cái nào. Về nhà đọc lại sách phổ thông đi ! nói như đúng rồi
    cái ví dụ phản lực của cậu thì không rõ cậu đang nói về động cơ tua bin khí hay nói về tên lửa đẩy, thế nhiên liệu với sản phẩm sau khi cháy cậu tính vào chỗ nào của cái mv ấy ?
    Theo định luật bảo toàn động lượng thì tổng mv của đầu tên lửa + nhiên liệu và mv của từng phân tử khí phụt ra sau động cơ là bảo toàn trong suốt quá trình phóng tên lửa. Nhớ là cộng véctơ nha vì mv là đại lượng có hướng.
    Trở về với cái ảnh chụp kết cấu bố trí ống nhún. Với cách bố trí thế thì dù đứng hay nằm nó cũng không đẩy xe đi đâu hêt nha. (sai từ nguyên lý)
  7. shopytenet

    shopytenet Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    09/04/2013
    Bài viết:
    284
    Đã được thích:
    3
    Cái này ko thể làm đc, bác ko tính khi đàn hồi thì co lại à?
  8. bibi2010

    bibi2010 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/01/2010
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0

    Chào bác dongda

    Thực tế đã thử nghiệm : người ngồi trên xe trẻ em lấy tay tác động vào phía sau xe 1 lực động lượng xe vẫn lao về phía trước @-) ( điều kiện thử nghiệm bánh xe trơn tru , nhà gạch ceramic ) .

    ** Vấn đề không phải tư thế nhún đứng hay nằm , mà cơ cấu nhận lực và chuyển lực tác động vào ống nhún cùng chiều với vận tốc là quan trọng của thiết kế .
    Cơ cấu cũng không tự sinh lực mà nó chỉ chuyển đổi năng lượng thế năng mất đi vô ích mà thôi .

    ** Cần tham khảo thêm thực tế : xe có ống nhún yếu ( hết dầu ) sẽ chạy hao xăng nhiều khi đường đi nhiều ổ ,gờ
  9. dongda

    dongda Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2002
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    2
  10. hegone

    hegone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2007
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    bạn bibi2012 ơi, cái vụ chế tạo cái phuộc ngang sao rồi
    làm đại trà được chưa
    mình reg cái nick trong forum này vì topic này đấy :)

Chia sẻ trang này