1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiêu chí để người Việt nói tiếng Việt một cách trong sáng?

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi mvc, 08/01/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. yeungon1

    yeungon1 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/01/2005
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Lại một thành viên mới mà chắc gì đã mới!!! mvc đâu rồi mà không thấy trả lời?
    Tuy vậy, mặc dù tôi viết rất ngắn ở trên nhưng cũng đã có câu trả lời cho bạn về thế nào là ''trong'', thế nào là ''sáng'' và cả vấn đề ngôn ngữ @ rồi. Bạn đọc lại nhé.
    Có vẻ như bạn phản đối cái ''rong sáng'' từ góc độ lý thuyết giao tiếp của tôi. Vậy xin hỏi nếu không từ góc độ đó, nếu không vì giao tiếp thì chúng ta kêu gọi ''trong sáng'' ĐỂ LÀM GÌ khác đây?
    Lại cũng xin hỏi ''quan niệm chủ quan'' thì có tội tình gì? Quan niệm nào mà chả có tính chủ quan. Cho dù một quan niệm không phải do mình nghĩ ra nhưng mình tin theo thì đó đã biến thành quan niệm (chủ quan) của mình rồi. Làm gì có cái gọi là ''quan niệm khách quan''! Thực ra những câu như ''nói một cách khách quan'' là những câu hết sức vô lý, phi logic.
    Được yeungon1 sửa chữa / chuyển vào 00:52 ngày 19/01/2005
  2. muabanmai

    muabanmai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2005
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    "Chúng ta kêu gọi?" !!!!
    Bạn hỏi để làm gì, xin thưa, không có gì khác ngoài chức năng của ngôn ngữ cả. Bất kỳ sự phân tích một hiện tượng ngôn ngữ nào cũng phải quy chiếu về chức năng, hành chức của chính bản thân nó trong hệ thống. Ở đây bạn nói đến góc độ lý thuyết giao tiếp. Tôi đồng ý, vì ngôn ngữ, ngoài chức năng là hiện thực trực tiếp của tư tưởng thì còn là công cụ giao tiếp trọng yếu nhất của loài người. Hoàn thiện khả năng sử dụng ngôn ngữ, nếu không vì giao tiếp và tư duy thì còn vì cái gì?
    Xin nhắc lại, ý của tôi, từ "trong sáng" là để diễn đạt cái gọi là chuẩn và đúng tiếng Việt, bằng cách nói hình tượng, sự phân tích theo kiểu chiết tự như kiểu Yeu_ngon đã làm là sự suy diễn (mặc dù có căn cứ lý thuyết giao tiếp), nhưng theo kiểu "sinh con rồi mới sinh cha". Theo tôi, người đầu tiên nói cái cụm từ đấy, người ta cũng không nghĩ được "sâu xa" như bạn Yeu_ngon đâu.
    Thế giới này tồn tại một cách khách quan, độc lập với ý thức của con người, nhưng hình ảnh về thế giới ấy trong tư duy của con người lại mang tính chủ quan. Nhưng khi nói "quan niệm chủ quan", từ "chủ quan" có thể hiểu theo hai nghĩa:
    1. Thuộc về bản thân mình, về cái vốn có và có thể có của bản thân.
    2. Chỉ xuất phát từ ý thức, ý chí của mình, không coi trọng đầy đủ khách quan.
    Khi tôi nói "quan niệm chủ quan" thì là "chủ quan" trong nghĩa thứ hai!
  3. yeungon1

    yeungon1 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/01/2005
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Nếu thế thì sao bạn lại phê phán tôi khi tôi nhìn nhận vấn đề trong sáng từ góc độ giao tiếp?
    Tôi xin có lời khen bạn. Bạn nói thì ... rất là hay, chẳng kém gì bà giáo dạy triết học của tôi ngày nào. Nhưng tôi không hiểu người ta làm thế nào để biết đưọc rằng mình đã ''coi trọng đầy đủ khách quan'' đây và làm thế nào để ''coi trọng khách quan'' cho đủ cho xứng với ''quan niệm khách quan'' của ngưòi khác!
  4. thienthanviet

    thienthanviet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    Mới nói không mà các bác đã cãi nhau dường này, nếu chuyển qua lãnh vực "viết cho trong sáng" thì e còn khủng khiếp hơn. Calm down, calm down, khẩu thiệt vô bằng, nói thôi chứ có viết lách sách vở gì đâu mà các bác câu nệ chữ nghĩa ghê thế. Nói thế nào mà người nghe không nghe nhầm là nói tiếng nước ngoài thế là trong sáng quá rồi, mấy cái tiểu tiết không nên chấp nhặt làm gì.
  5. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    Ý trong nghĩa là nói điều lọt tai người nghe (về mặt ngữ nghĩa)
    Lời sáng nghĩa là rõ ràng, rành mạch (về mặt câu cú, ngữ pháp)
    Thiển ý của em có vậy thôi.
  6. muabanmai

    muabanmai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2005
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Nếu có thể, nhờ bạn nói rõ chỗ tôi đánh dấu ở trên nhé.
    [/QUOTE]
    Chẳng lẽ bạn chưa bao giờ nghe đến chức năng này sao? Nếu trình bày ngay trong topic này thì tôi nghĩ hơi xa vấn đề. Nhưng vì bạn đã yêu cầu, tôi không thể từ chối được. Bất cứ sự từ chối nào của tôi ngay lúc này có thể làm bạn nghĩ rằng tôi nói chỉ mà nói thôi. Được, tôi sẽ trình bày cho bạn nghe vậy!
    Nói ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng là muốn nói đến chức năng thể hiện tư duy của ngôn ngữ. Từ xưa, ngôn ngữ loài người ra đời và phát triển là do người ta thấy cần phải nói với nhau một cái gì đó. Ở đây, mệnh đề này bao hàm 2 vấn đề:
    a. Con người đã có một cái gì đấy (những kết quả, quá trình hoạt động thuộc lĩnh vực tinh thần tư tưởng...) cần phải được truyền đạt, trao đổi với người khác.
    b. Phương tiện để truyền đạt những thông tin đó.
    Con người đã chọn phương tiện để thông báo là ngôn ngữ. Từ đây nảy sinh vấn đề quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy.
    Cần phải khẳng định, đây là một mối quan hệ hết sức phức tạp. Nếu xét từ góc độ chức năng phản ánh của ngôn ngữ không thôi thì trước hết cần phải thấy: HIỆN THỰC TRỰC TIẾP CỦA TƯ TƯỞNG LÀ NGÔN NGỮ. Thể hiện ở chỗ, KHÔNG CÓ CÂU NÀO, TỪ NÀO MÀ LẠI KHÔNG BIỂU HIỆN KHÁI NIỆM HAY TƯ TƯỞNG. NGƯỢC LẠI, KHÔNG CÓ Ý NGHĨ TƯ TƯỞNG NÀO MÀ KHÔNG TỒN TẠI DƯỚI DẠNG NGÔN NGỮ. Ngôn ngữ là biểu hiện thực tế của tư tưởng.
    Tôi không muốn nói dài dòng hơn về những vấn đề này, bởi lẽ, bạn Yeu_ngon có thể sẽ cho là tôi đang đưa cả triết học vào nữa. Nhưng đáng tiếc, trong vấn đề này, nó lại liên quan đến cả triết học nữa bạn ạ.
    Còn về chuyện cách hiểu của bạn về vấn đề này, tôi chẳng đã nói rằng nó khá thú vị rồi sao! Xin bạn hãy vui lòng đọc lại nhé! Tôi không phê phán cách hiểu đó mà đã nói rằng bất cứ hiện tượng ngôn ngữ nào cũng cần phải xuất phát từ chức năng của nó, là chức năng giao tiếp, cũng là chức năng quan trọng nhất. Giao tiếp thành công là ngôn ngữ đã hoàn thành chức năng của nó. Còn việc bạn chiết tự ra, đó là cách của bạn. Và tôi cũng có cách hiểu của tôi. Và cách hiểu của tôi là không cần chiết tự ra thì vẫn hiểu được dễ dàng.
    Chào bạn và chúc bạn luôn vui vẻ, bình tĩnh!
  7. yeungon2

    yeungon2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2005
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0

    Đây là một ví dụ chứng minh ngôn ngữ không phải lúc nào cũng phản ánh trung thực tư tưởng. Lỗi, nếu có, chia đều cho cả tôi và bạn.
    Quay lại vấn đề trong sáng. Giải thích của bạn không giúp ngưòi đọc được bao nhiêu. Nói đúng ra là nó hơi dẫm lên nhau (tautology).

Chia sẻ trang này