1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiêu chí để trở thành người thành đạt?

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi Daidien, 05/03/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Daidien

    Daidien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Tiêu chí để trở thành người thành đạt?

    Bạn thử vận dụng 10 lời khuyên sau để chóng thành đạt

    Các ?orào cản? trên đường công danh sẽ nhanh chóng bị dẹp bỏ, nếu bạn tuân thủ 10 nguyên tắc sau:

    1- Luôn tham công tiếc việc

    Đừng do dự, hãy luôn yêu cầu sếp giao nhiều công việc hơn nữa cho bạn và hoàn thành chúng một cách xuất sắc. Như vậy sẽ tạo được ấn tượng rằng bạn là người nỗ lực không ngừng với trách nhiệm cao. Đương nhiên sếp sẽ nhớ đến bạn khi cần bổ nhiệm chức danh cần thiết nào đó.

    2- Làm chủ những tri thức mới nhất

    Bạn nên học thêm ngoại ngữ để có thể vận dụng thành thạo những công nghệ mới mà giới chuyên gia tin học tung ra, trở thành một ?osư tổ? trong lĩnh vực Internet tại cơ quan. Sẽ không thừa nếu như bạn thường xuyên cập nhật lượng thông tin đa dạng mới hàng ngày.

    3- Sẵn lòng làm người ?ogiám hộ? cho đồng nghiệp mới

    Một trong những cách chứng tỏ khả năng lãnh đạo tiềm ẩn của bạn là không e dè công việc hướng dẫn chuyên môn cho đồng nghiệp trẻ. Điều này sẽ khiến sếp đặc biệt lưu ý đến bạn.

    4- Tham gia công việc mạo hiểm

    Nên đề xuất những ý tưởng mang tính sáng tạo mới với sếp và sẵn lòng thực thi chúng, cho dù có thể ảnh hưởng tới vai trò cố hữu mà bạn đang có. Thật ra, trong mắt sếp, bất cứ sự dấn thân nào vì công việc chung cũng đều được coi trọng, khiến bạn càng ?ocó giá? hơn.

    5- Trở thành linh hồn của tập thể

    Sự chủ động tích cực trong các hoạt động ngoài giờ làm việc như đứng ra tổ chức các kỳ nghỉ dã ngoại hay buổi tiệc chào mừng đồng nghiệp mới luôn được sếp ủng hộ. Nghiễm nhiên bạn đã thể hiện bản tính năng nổ, sẵn sàng gánh vác những trọng trách mới ở cơ quan dưới sự cổ vũ của mọi người.

    6- Biết ?ovượt? thời gian

    Nên tạo thói quen hoàn thành nhiệm vụ trước thời hạn đã định. Điều này ắt làm sếp rất hài lòng.

    7- Duy trì mối quan hệ rộng rãi

    Những mối quan hệ sâu rộng - cả trong lẫn ngoài nơi làm việc sẽ giúp bạn nắm được lượng thông tin mang tính đa chiều, góp phần củng cố vị trí bạn đang đảm trách cũng như đề phòng những biến cố bất lợi khác.

    8- Thường xuyên trao đổi trực diện với sếp

    Nên tận dụng mọi cơ hội có thể để gặp sếp. Tốt nhất là chủ động tiếp xúc trực tiếp đều đặn hàng tuần, vừa báo cáo công việc, vừa lưu ý lãnh đạo về những việc quan trọng mà bạn đã hoàn tất trước thời hạn. Chớ quên một điều: Sếp không có bổn phận phải biết mà bạn phải tự chứng minh rằng mình chính là ?ongười của công việc?.

    9- Luôn biết tự vươn lên

    Thường xuyên so sánh mình với các đồng nghiệp nổi trội nhất nhằm lĩnh hội những tinh túy ở họ đồng thời cố gắng vượt ai đó về một lĩnh vực nào đấy. Giới quản lý nhân sự đặc biệt ưu ái hiện tượng này bởi nó giúp thúc đẩy hiệu suất công việc chung.

    10- Vạch đường thăng tiến cho mình

    Bạn nên tự lập một ?obiểu đồ? trên đường công danh, với một vị trí nhắm tới qua một thời gian nhất định. Đừng đổ tội cho lãnh đạo về sự bổ nhiệm chậm trễ mà trước hết nên tự trách mình sao chưa xứng đáng. Sự nghiệp của bạn là ở trong tay bạn.

    *****************

    Sáu cách để nâng cao kỹ năng quản lý

    Bạn muốn trở thành nhà lãnh đạo, nhà kinh doanh, một tổng giám đốc, một chuyên gia đầu ngành, một nhà thiết kế tài năng,... Chúng tôi mời bạn cùng tìm kiếm và khám phá những bí quyết đó.

    Chúng ta cần biết, những người giỏi chuyên môn chưa hẳn đã quản lý tốt vì cần rất nhiều kỹ năng và kiến thức để khuyến khích, đánh giá và điều hành một tập thể. Vì muốn trở thành một người quản lý giỏi cần biết tự nâng cao năng lực, kỹ năng quản lý của mình. Chúng tôi xin giới thiệu với các bạn sáu cách để có thể nâng cao kỹ năng:

    1. Kiểm tra kiến thức bản thân: Đôi khi biết được điều gì mình chưa biết là cách tốt nhất để khởi hành. Vì thế cần kiểm tra xem lại những gì mình biết và không biết về việc quản lý, kiểm lại những kinh nghiệm của mình và những người đi trước mình xem những gì là có lợi và điểm gì phải thay đổi. Chính việc này sẽ giúp bạn tìm ra những tính cách tốt và xấu từ những ông chủ cũ và tận dụng kiến thức đó cho mình.

    2. Tìm một người cố vấn dày dạn kinh nghiệm: Bạn có thể tìm ngay trong chỗ làm của mình một người quản lý đã có kinh nghiệm, có uy tín, theo dõi học hỏi họ những thói quen, cách xử thế tốt rồi sau đó vận dụng. Bạn cũng có thể học kinh nghiệm từ những người quản lý giỏi ở nơi khác hoặc khi thân tình hơn có thể nhờ họ cố vấn cho mình.

    3. Học lại - tự đào tạo lại: Đừng bao giờ coi việc học hành của mình đã đủ mà nên thường xuyên học lại. Hiện nay có nhiều tổ chức cung cấp các khoá phát triển kỹ năng quản lý và cũng có nhiều hội thảo xoay quanh vấn đề này, bạn đừng bỏ lỡ những cơ hội để có thể học thêm chúng.

    4. Đọc sách: Ai cũng biết, sách chính là kho tàng vô tận kiến thức của cả thế giới vì thế bạn cũng có thể tìm hiểu qua sách cách tổ chức quản lý, kỹ năng điều hành ?Tất nhiên ta không nên áp dụng một cách máy móc mà cần biết sử dụng nó trong từng tình huống cụ thể, công việc cụ thể hay quá trình cụ thể.

    5. Học cách lắng nghe và hiểu người khác: Bí quyết để thành công trong vai trò lãnh đạo là biết cách giao tiếp và đánh giá chính xác nhân viên của mình. Đó là phần thách thức nhất trong việc quản lý của nhiều nhà chuyên nghiệp khi ở trong tình thế chuyển từ một người bạn sang vị trí điều khiển. Khi thiết lập mối quan hệ với một tập thể mới, điều quan trọng là phải thẳng thắn và trung thực. Ngoài ra, đánh giá thực tế và khả năng làm việc của nhân viên và nói chuyện với họ về chất lượng công việc cũng cần thiết và phải làm thường xuyên song tránh nặng nề, quy chụp mặc dù bạn vẫn phải luôn yêu cầu họ làm tốt.

    6. Đặt nhân viên của mình lên trên hết: Một người lãnh đạo tốt là người biết cách đào tạo, hỗ trợ và khích lệ nhân viên mình. Nếu bạn không dành thời gian hỗ trợ nhân viên và bảo đảm đáp ứng nhu cầu hợp lý của họ thì họ khó có thể ủng hộ bạn làm tốt mọi việc
    *********************************



    BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG THỜI NAY

    Muốn thành công, không thể tách rời tập thể.

    Các nhà tâm lý luôn khẳng định rằng để làm việc tốt, cần phải biết cách đối xử với các đồng nghiệp. Nhà tâm lý người Nga Sergei Iagolovski đã đưa ra những lời khuyên sau đây...

    Coi trọng người chung quanh



    Hãy tôn trọng quan điểm của đồng nghiệp. Khả năng thừa nhận ý kiến riêng của mỗi người là rất quan trọng trong việc giao tiếp giữa các cá nhân với nhau. Nếu quyền này không được coi trọng, ban đầu trong quan hệ giữa mọi người sẽ chỉ có sự bất đồng ý kiến, còn sau đó bạn sẽ ?ochuyển sang ý kiến cá nhân?, và điều này hoàn toàn có thể sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến công việc.



    Khả năng tìm được sự nhượng bộ và lắng nghe người khác là một phẩm chất rất quan trọng.



    Cởi mở



    Những người cởi mở gây được sự thiện cảm của những người chung quanh. Nếu bạn là người khép kín, chỉ có một số ít người có thể quan hệ tốt với bạn. Những người còn lại có thể nghĩ rằng bạn là người khó chơi.



    Người sống khép kín thường giữ tình cảm và cảm xúc của mình trong lòng. Không có gì ngạc nhiên nếu những người chung quanh cũng đối xử với người khép kín theo cách tương tự.



    Biết cách nói chuyện đúng



    Cần phải bàn luận những gì mà người khác quan tâm. Nếu bạn có thể nói về một chủ đề gây cuốn hút đối với người đối thoại, thì điều đó cho phép bạn gây được thiện cảm với họ.



    Tính vui vẻ, khả năng bàn luận các vấn đề khác nhau cũng là cần thiết. Lúc nào cũng nói về công việc là chuyện không nên. Tốt hơn nếu phối hợp được các câu chuyện về nghề nghiệp với các vấn đề riêng.



    Đối thoại



    Cần biết cách đối thoại. Nếu như bạn tham gia một cuộc họp, tại đó đang thảo luận về vấn đề nào đó, thì việc không ngắt lời người đang nói được coi là một biểu hiện có văn hóa.



    Hãy tự giải phóng



    Trong lĩnh vực nghề nghiệp, người ta có thể kính trọng đồng nghiệp như một chuyên gia, nhưng đồng thời trong mối quan hệ đồng nghiệp người ta lại lảng tránh, vì người đó cư xử một cách gò bó.



    Lại có những người không được kính trọng lắm, nhưng họ không dễ gần, vui vẻ, thích hội hè. Họ thậm chí có thể vô trách nhiệm, nhưng trong tập thể người ta dễ tha thứ cho họ. Phương án lý tưởng là trung gian hai loại người này.



    Nói xin lỗi khi cần thiết



    Nếu như bạn vô tình gây khó khăn cho công việc của phòng và tất cả phải chịu hậu quả do sai lầm của bạn, thì đừng đổ lỗi cho người khác. Đơn giản là hãy công nhận sai sót của mình và xin lỗi.



    Hãy giải thích rằng tất cả chúng ta là con người và có quyền sai sót. Nếu như bạn tỏ ra chưa đủ hiểu biết, hãy nói rằng nhất định bạn sẽ nâng cao trình độ chuyên môn của mình và đề nghị các đồng nghiệp giúp đỡ bạn trong việc đó. Tất cả sẽ hiểu là bạn quý trọng ý kiến của tập thể, bạn thấy được ý kiến đó có ý nghĩa đối với bạn
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này