1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiêu chuẩn của thầy dạy võ

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi agui, 15/01/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. agui

    agui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2005
    Bài viết:
    781
    Đã được thích:
    0
    Tiêu chuẩn của thầy dạy võ

    Thế nào là một thầy dạy võ? Thầy phải đạt những tiêu chuẩn gì? Làm sao để biết mình đã chọn thầy phù hợp với mình?...
    Mời các bạn cho ý kiến.
  2. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Đọc thấy trò chọn thày hơi ngạc nhiên nhưng mà kể ra thì cũng đúng với thực tế bởi vì trò đi tìm thày chứ ít khi thày tìm trò .
    Đúng ra thì nên là : Đi tìm chọn một môn võ phù hợp với mình vì tại với các môn võ đã phát triển, đông võ sinh thì trò không có cơ hội chọn thày .
    Tiêu chuẩn của 1 thày dạy võ ư ?
    1/ Có khả năng võ thuật .
    2/ Có khả năng truyền thụ .
    Trên đây mới chỉ là 2 điều kiện căn bản; ngoài ra còn có quá nhiều quy luật bất thành văn đòi hỏi ở một ông thày võ đối với xã hội và trong cuộc sống .
  3. agui

    agui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2005
    Bài viết:
    781
    Đã được thích:
    0
    1/ Có khả năng võ thuật .> thế nào là có khả năng võ thuật? làm sao nhận biết?
    2/ Có khả năng truyền thụ .> làm sao nhận biết khi chưa học?
    Trong nền kinh tế TT, phải chăng võ sinh là khách hàng? mà người thầy là người bán hàng (hay cung cấp dịch vụ)?
    Xin tiền bối chỉ điểm!
    Được agui sửa chữa / chuyển vào 09:24 ngày 16/01/2006
  4. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Bạn có thể nhận ra và phân biệt 1 võ sĩ và 1 võ sư chứ nhỉ ?
    1 ông thày võ phải là 1 võ sĩ trước đó nhưng lại có thể giải thích , hướng dẫn môn đệ MỘT CÁCH HIỆU QUẢ .
    Tôi muốn nói đến kiến thức và sư phạm .
    Có rất nhiều người giỏi võ nhưng lại không biết hướng dẫn sao cho hiệu quả , ngược lại, nhiều người không giỏi lắm ( do thể chất ) nhưng lại có thể truyền đạt cho môn đệ thành người tài giỏi .
    Một ông thày võ nếu suy luận như mình là một cốc nưóc, đổ nước qua 1 cốc khác thì KHÔNG BAO GIỜ cốc nước sau nặng hơn được cốc nước trước .
    Nhưng nếu ông thày quan niệm rằng mình là người trồng dâu nuôi tằm thì tằm sẽ nhả ra tơ là cái mà ông thày mong muốn : Trò phải khá hơn thày ; tiếc là vì lòng vị kỷ, ít ông thày chấp nhận đuợc hay mong muốn trò khá hơn thày !
    =
    Đối với nhưng dân tộc đã quen thuộc với Kinh tế thị trường thì đúng Võ sinh chính là khách hàng, ông thày là người phục vụ. Được cái là cả hai bên đều không ứng xử quá mứ như định nghĩa trên vì ngoài vấn đề tiền bạc thì vẫn còn nội quy, tình cảm .
    Tôi nói thí dụ như ở đây : Chỗ tập Nhu đa.o, võ sinh phải đóng tiên hàng tháng ( khoảng 30 $ ) nhưng mỗi khi học 1 đòn mới thì mỗi đòn 2 $ , họ tính rất rõ ràng . Bù lại, Võ sinh được hưởng đủ tiện nghi tại phòng tập , không ai so bì chê bai vì khi gia nhập đã thoả thuận rõ ràng như thế, chưa kể mỗi lần thi cung phải đóng từ 50-100 $ .
    Tại các Võ đường Vovinam hải ngoại có hai luồng huấn luyện khác nhau .
    1/ Đối với các võ đường do người NQ đảm nhiệm, họ điều hành y hệt những võ đường khác : Tính tiền sòng phẳng, 1 cuốn sách kỹ thuật in ra cũng bán vói giá khá cao , thí dụ như sách dịch và hướng dẫn đòn thế Vovinam của Patrick Levet cũng bán với giá khoảng 30 $; 1 môn phái nay đã lấy tên khác thì ngay tấm hình ông thày, in ra chỉ mất 10 xu cũng bán 6 $ !!!!
    2/ Đối với các võ đường VN, HLV là người VN thì họ rất ngại buôn văn bán võ nên các ông thày toàn phải hy sinh, có ông thày còn phải mang cafe, bánh ngọt đến bồi dưỡng cho võ sinh, Có nơi lại còn phải đi đón những em không có phương tiện đến lớp !!! tiền đóng góp có khi lại không đủ để thuê phòng tập . Ngược lại, khi ông thày gặp khó khăn thì lại được các môn đệ tận tình chăm sóc .
    Cho đến giờ này, cả 2 suy nghĩ trên vẫn có ưu và khuyết điểm .
    phương thức 2 thì tôi cho rằng càng ngày càng kém thực tế vì đòi hỏi 1 tinh thần tự giác, hy sinh cao quá và chính vì thế mà khó phát triển .
  5. agui

    agui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2005
    Bài viết:
    781
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn tiền bối!
    Xin tiền bối cho biết trong Vovinam tiêu chuẩn 1 ông thầy là gì?
  6. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Ngày xưa ( Trước 1975 ) , tiêu chuẩn của 1 ông thày võ đúng mức trong Vovinam rất khó .
    Ngoài việc luyện tập như mọi môn sinh, các người được chọn lựa để thành HLV không phải chỉ dựa vào đai đẳng, họ phải qua các lớp đặc huấn , thời tôi gọi là lớp " Người chỉ huy ", học vào các cuối tuần, trong lúc học, anh em tự do trao đổi kinh nghiệm về tất cả nhưng khó khăn trong lúc đi PHỤ huấn luyện, hỏi han Thày và các đàn anh về các phương cách đối phó chung hay cá biệt đối với Võ sinh, cách thức cấp cứu.... Thậm chí, Còn trao đổi cả về Luyến ái quan .
    Để được chọn lụa vào các lớp trên thì ngoài tác phong, đạo đức, VVN chú trọng cả vào trình độ văn hoá, vai u thịt bắp không phải là 1 tiêu chuẩn .
    Đến trình độ Võ sư, phải trình 1 luận án võ học .
    Các nguyên tắc trên rất tiếc chỉ áp dụng được tại vài nơi từ 1965-75 vì nhu cầu phát triển và cũng vì tại một số địa phương không thể tổ chức lớp như thế .
    Hiện nay thì thành thật mà nói, rõ ràng là một sự xuống cấp; Trong nước, Anh em HLV, VS đi dạy võ có ai được hưởng lương chính thức đâu ( Ngay cả VS Nguyễn V Chiếu ) , võ phí có khi còn không đu trang trái các chi phí nhỏ, việc đào tạo do đó phải du di, hàng năm cũng cố gắng tổ chức tập huấn cho anh em HLV được tập trung lại 1 vài địa phương trong vài ngày là cùng, mục đích cũng chỉ đơn giản là thông nhất đòn thế . Năn 2002. 2005 may mắn được nhà nước hỗ trợ cho 2 khoá huấn luyện trọng tài và luật thi đấu chứ còn hội VVN cho đến nay hoàn toàn không có tí quỹ nào ngoài sô tiền anh em tự đóng góp mỗi tháng mỗi người năm ngàn để lo việc hiếu, hỉ cho các môn sinh .
  7. syquandubi

    syquandubi Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/10/2005
    Bài viết:
    218
    Đã được thích:
    0
         Tiện thể có ai biết trong Vịnh Xuân, thiếu lâm hồng gia, thái cực quyền tiêu chuẩn của 1 ông thầy là gì (mượn lời của anh agui).
  8. vienanh

    vienanh Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/09/2005
    Bài viết:
    2.289
    Đã được thích:
    0
    Nghề gì cũng vậy , muốn làm thầy được thì phải có trình độ , kiến thức và kinh nghiệm . Nhất là thầy võ thì phải trải qua thực tế chứ không thể chỉ dựa trên lý thuyết được , ngoài ra còn có khả năng truyền thụ tốt với những phương pháp dễ hiểu và ưu việt . Thày thì có dăm bảy loại thày ..... mà võ thì cũng có đến dăm bảy loại võ . Theo em thì rất khó có thể đánh giá về tiêu chuẩn của thầy võ theo cảm nhận riêng của từng người được các anh à .
  9. agui

    agui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2005
    Bài viết:
    781
    Đã được thích:
    0
    Định trao đổi vài lời với sqdb, không hứng.
    Được agui sửa chữa / chuyển vào 17:54 ngày 16/01/2006
  10. uic

    uic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2004
    Bài viết:
    406
    Đã được thích:
    1
    Chú sĩ quan dự bị nếu cảm thấy dốt trong vấn đề này thì đi mua quyển Võ thuật thần kỳ ở hiệu sách cũ, hoặc nhờ ông thầy chú lên Ủy ban thể dục thể thao mua quyển đời người nghiệp võ xem mục gương danh nhân võ thuật thì chú sẽ hiểu ngay thôi.
    Còn cá nhân tôi, Vịnh xuân hay vĩnh xuân nó là cái môn khó hiểu, dễ nhầm lẫn nên quan trọng là ông thầy ngoài những cái gọi là về đạo đức cơ bản, yêu nghề còn phải biết nhìn học trò mạnh yếu ở điểm nào, trò là thằng chưa học gì hay đã kinh qua môn võ khác, trò là người dị tật bẩm sinh cao to hay thấp bé,....Thầy ngoài việc tập luyện sẽ thắp lửa cho học trò, giúp cho học trò tìm ra được con đường võ thuật cũng như kim chỉ nam vậy..
    Trò thì phải có niềm tin, phải biết suy nghĩ, cần cù chăm chỉ, phải tự tìm con đường riêng của bản thân. Biết cầu tiến tìm tòi, giao lưu tôn trọng với bạn bè các môn để phát huy sở trường mà bồi bổ sở đỏan.
    Còn Lý Tỉêu Long thì định nghĩa : Ông thầy giỏi giống cây kim chỉ nam hướng về chân lý, vạch rõ ưu nhược điểm của học trò và buộc nổi học trò phải tự khám phá bản thân để cuối cùng hòan chỉnh con người của chính mình.
    Bác còn phản biện gì nữa ko,???còn nếu vẫn ko hiểu thì tôi www.potay.com

Chia sẻ trang này