1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiêu chuẩn của thầy dạy võ

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi agui, 15/01/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hac_hong_huong

    hac_hong_huong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/05/2005
    Bài viết:
    885
    Đã được thích:
    0
    bác viết chữ "tea" em khong hỉu là môn phái gì?
    tae thì em hinhg như bit
  2. nguoitpnhatrang

    nguoitpnhatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2005
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    Sao bây giờ người ta lạm dụng từ "võ sư" nhiều quá. Cứ hễ ai mang được cái màu đai cao nhất là nghiễm nhiên được gọi là võ sư rồi.
    Quan điểm của tôi về tiêu chuẩn để là một thầy dạy võ đích thực: phải đào tạo được những môn sinh giỏi hơn mình cả về tài và đức. Một ông thầy võ mà không có học trò nào không bị người ta đánh giá rằng: "anh còn lâu mới bằng được thầy anh" thì ông thầy đó nên cảm thấy xấu hổ với chữ "thầy" chứ đừng tự hào là mình vẫn còn giỏi giang hơn trò.
  3. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Nếu hiểu nghĩa chữ " SƯ " là thày thì Võ sư chỉ nên dùng khi võ sĩ này có dạy võ, có học trò .
    Võ sĩ có thể có trình độ võ thuật cao hơn nhưng không học trò thì vẫn chỉ là võ sĩ .
    Khổ là nhiều người không có học trò mà vẫn thích làm sư .
  4. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Đúng rùi, phải là Tae . Cảm ơn nàng đã nhắc nhở.
  5. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Tiêu chuẩn đó của bác hơi bị khó.
  6. daiviet999

    daiviet999 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    1.850
    Đã được thích:
    1
    Bác MinhTrinh ơi, vậy ko phải Sư là ở trên Chùa hả bác hi` hi` chán nhờ hi`
    Tôi thấy khi tìm thầy mà học kiểu 1 thầy và ít trò thôi thì người Thầy ảnh hưởng khá nhiều đến trò , từ Đạo đức, tác phong, lối sống , hiểu biết, cách suy nghĩ ...
    Nhưng khi người ta dạy võ kiểu đại trà , tức là trò đến lớp nộp học phí rồi học, hết giờ về tự luyện tập . Thì người thầy chả ảnh hưởng gì đến trò cả , hay nói chính xác là ít ảnh hưởng .
    Tuỳ cái mong ước và hiểu biết của từng cá nhân lúc đi tìm học Võ mà sẽ có sự lựa chọn. Nếu họ chỉ đơn giản là tập thể thao, họ có thể chọn cho mình các môn phổ biến hoặc có thi đấu trong các giải thể thao quốc tế . Nếu họ có cái mơ ước cao hơn, họ sẽ chọn các môn có hướng dẫn luyện tập các kỹ thuật đối kháng có tính sát thương cao hơn.
    Khi chưa biết gì mà đặt vấn đề chọn thầy là khó, chủ yếu là do cơ duyên mà gặp nhau. Khi biết tí chút và mơ ước cao hơn thì cũng tuỳ người, nhưng chủ yếu vẫn là học các kỹ năng là chính, sau đó mới nói tới Đạo đức, lối sống ... Nhiều khi cùng 1 cây mà sinh ra quả đắng , quả ngọt . Nhiều khi từ trong bùn vẫn có những búp sen trắng muốt trồi lên.
    Đã là thầy dạy võ thì đầu tiên phải có các kỹ năng và hiểu biết về võ để dạy trò . Tốt nhất là người thầy phải trải nghiệm qua các kỹ năng đó trước. Khi người trò có hiểu biết nhất định thì tự học, tự phát huy sáng tạo .
  7. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Tôi muốn phân biệt rõ hơn thôi , vì SƯ trong kỹ sư, kiến trúc sư ...khác với giảng sư, giáo sư, nhạc sư .. ....
    Không hẳn là ông thày dạy đại trà, học xong thì về mà học trò không ảnh hưởng hay ít ảnh hưởng , thực ra, Trong một lớp đông có đến trăm người thì ông thày vẫn có thói quen quan tâm đến 5, 10 người, đôi khi thân thiét hơn so với những bạn đồng lớp .
    1 ông thày giỏi ngoài việc quan tâm sửa chữa sai sót cho các học trò kém để nâng họ lên bằng các bạn thì bao giờ cũng vẫn nên quan tâm luôn cả đến những người giỏi, giúp họ phát huy khả năng riêng của họ bất kể yếu tố lớp học vài người hay đại trà .
    Chính những người giỏi này sau này sẽ là những hạt nhân kế nghiệp .
  8. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Theo "ngu kiến" của tôi... À không! Cái này tôi đọc trên một bài báo. Thì một trong những tiêu chí (cần chứ không phải là đủ nhá) để "trao phân gửi thận" à quên... "trao thân gửi phận" đứa con yêu dấu của mình là ông ta phải đã có gia đình. Ít ra ông ta phải đã từng mất ngủ vì đứa trẻ sốt mọc răng.
  9. nguoitpnhatrang

    nguoitpnhatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2005
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    Chậc chậc, bác Cường đưa ra tiêu chuẩn này hơi bị nhạy cảm. Có những võ sư tiền bối trong làng võ VN vì hoàn cảnh riêng mà không có con cái. Họ mà nghe bác Cường nêu ra tiêu chuẩn này thì ...ngậm ngùi.
  10. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Cũng khó nói lắm, thày muốn dạy nhưng trò lại không muốn tập, hoặc tập hời hợt cho có thì muôn đời muôn kiếp cũng vẫn vậy mà thôi.
    Nên cuối cùng thì cả thày và cả trò cũng đều phải có DUYÊN với nhau mới được.

Chia sẻ trang này