1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiêu chuẩn trung bình để được nhận vào MIT

Chủ đề trong 'Du học' bởi feelatease, 13/12/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cuchuoivn

    cuchuoivn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2004
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    0
    Thật ra mấy cái vụ này củ chuối khá rành, và khá quan tâm. Tại bác PEMFC bảo high impact factor như SCI thì tớ mới buồn cười.
    Thôi thì một số thông tin cho các bác:
    Impact factor: http://citeseer.ist.psu.edu/impact.html
    Journal ranking: http://www.cs.iit.edu/~xli/CS-Journals-Rank.htm
    Conference ranking: http://www.cc.gatech.edu/people/home/guofei/CS_ConfRank.htm
    (Nếu các bác để ý đoạn này trong link conf ranking tớ gởi)
    Not Encouraged (NO INTENTION TO OFFEND THESE ORGANIZERS):
    International Multiconferences in Computer Science
    SCI: World Multi confs on systemics, sybernetics and informatics
    SSGRR: International conf on Advances in Infrastructure for e-B, e-Edu and e-Science and e-Medicine
    IASTED conferences
    CCCT: International Conference on Computer, Communication and Control Technologies
    1 bài journal thường được đánh giá cao hơn rất nhiều so với bài conf. Tuy nhiên nếu rank của journal thấp thì cũng không bằng 1 bài ở conf rank cao (thường rank 1 hoặc rank 2)
    To bác apply MIT: nếu bác không có kinh nghiệm research trước, hoặc không có giáo sư lobby trước thì bác chả nên mất công apply MIT.
    Ah, nếu bác là hoa hậu thế giới, hay con của G. Bush hoặc Bin La den, may ra được nhận vô MIT :D just kidding ;)
    Tớ có 1 người bạn có 1 paper rank 1, 1 journal rank 2, va NUS GPA gần 5.0 under, TOEFL > 650 va GRE cung thế. Hi hi hi, cở đó thì mới dám vào MIT.
    Thêm nữa, conf của IEEE cũng không phải cái nào cũng xịn. các bác lưu ý cái bản ranking mình gởi á. Còn mình cũng có được 2 cái ơ IEEE conf và vài cái khác nhưng hội nghị bé cở rank 3 trở xuống nên cũng hỏng dám mơ đến MIT. hic hic than ôi :D nhìn con số thống kê hồ sơ mổi năm MIT nhận mà phát khiếp khoảng ~2800 nhận vào 30-50. Mà các bác nên nhớ những anh em dám nộp vào MIT cũng không phải bình thường. Than ôi giấc mộng MIT của tớ đã tan biếng từ lâu :D
    PS: Ngoài IEEE cũng còn các tổ chức uy tín khác có chức năng pubic paper, journal: ACM, Springer, ...
    Được cuchuoivn sửa chữa / chuyển vào 10:36 ngày 16/12/2005
  2. jovialman

    jovialman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Thật ra có một sự thật mà đã làm giảm niềm tin của tớ là VEF đã dựa vào điểm TOEFL và GRE để chọn VEF fellow. Nếu VEF cũng có tầm nhìn như các professor Mỹ thì họ đã lobby cho những người trong số 50 người được LoR mà có công trình nghiên cứu hơn là những người có TOEFL 550 hay GRE 1300 gì đấy. Việc làm đó của VEF đã khiến tôi luôn suy nghĩ là các trường top ở Mỹ cũng cư xử như vậy. Nhưng thật ra, qua các bài viết của các bác, tớ nhận ra một điều là khả năng nghiên cứu là quan trọng nhất cho một người bậc graduate.
    Nói một cách đau lòng là ngay cả các professor hay PhD ở Việt Nam thì cũng có được mấy người có bài đăng trên các tạp chí tầm cỡ, huống hồ gì là sinh viên. Nếu tôi nói sai tôi xin đi đầu xuống tất, là đa số (không phải là tất cả) các Tiến sĩ VN chủ yếu là dịch các bài báo tiếng Anh sang tiếng Việt và đem nộp ở các tờ báo trong nước rồi lâu dần, ngồi lâu lên lão làng được phong lên giao sư. Thật sự là mấy ông giáo sư hay tiến sĩ nước mình mà viết thư giới thiệu thì chắc các trường bên Mỹ chẳng thèm đọc vì đâu có biết mấy ổng là ai. Tìm bài báo hay công trình của mấy ổng chắc cũng đỏ con mắt. Đó là một bất lợi rất lớn của các bạn sinh viên VN khi muốn tìm học bổng Mỹ.
    Thật ra có nhiều VEF fellow bây giờ đã gần hai năm học bên các trường đỉnh của Mỹ rồi mà có mấy ai có bài báo đăng trên IEEE. Vì VEF chọn người mà suốt ngày ở nhà đóng cửa luyện tủ để thi TOEFL và GRE chứ đâu có khả năng nghiên cứu (xin lỗi số ít những người còn lại đang nổ lực nghiên cứu ở xứ người).
    To cuchuoivn: hiện tại trong số những người chuẩn bị nộp hồ sơ qua Mỹ trong đợt này thì số người có 2 bài báo trên IEEE như chú chắc đến trên đầu ngón tay. Chỉ tiếc cho chú đã không được VEF lobby đến nơi đến chốn. Nhưng tớ luôn tin chú sẽ thành công, trong những người tớ biết, chú lẽ ra đã đi được từ lâu, hơn khối người đi VEF trong các đợt trước.
    Chúc tất cả may mắn.
    Được jovialman sửa chữa / chuyển vào 11:14 ngày 17/12/2005
  3. loveoflife

    loveoflife Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Bạn jovialman à, tôi có cảm giác bạn có điều gì đó rất bức xúc với VEF? Bạn nói rằng "VEF chọn người mà suốt ngày ở nhà đóng cửa luyện tủ để thi TOEFL và GRE chứ đâu có khả năng nghiên cứu (xin lỗi số ít những người còn lại đang nổ lực nghiên cứu ở xứ người)." Tôi nghĩ rằng bạn nói thế là không đúng. Tôi công nhận với bạn là các VEF fellows chưa chắc đã giỏi hơn những người khác, đặc biệt là những người tự xin được fellowship/assistantship trực tiếp từ trường hay từ GS. Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là các VEF fellows chắc chắn sẽ kém cỏi hơn những người kia, hoặc các VEF fellows chỉ là những người giỏi luyện TOEFL/GRE mà không có khả năng nghiên cứu. Bạn có nghĩ rằng các trường ĐH hàng đầu bên Mỹ nhắm mắt nhận các VEF fellows mà không cần biết là họ có khả năng nghiên cứu hay không? Nên nhớ các VEF fellows không phải là hoa hậu, không phải là con của các nhân vật nổi tiếng, và cũng không phải là các VĐV thể thao tầm cỡ. Tôi thấy chúng ta thật không hay khi cứ suốt ngày đi so sánh lẫn nhau, rồi thắc mắc tại sao thằng kia đâu có gì giỏi hơn mình (chưa nói đến việc liệu có đúng là thằng kia không giỏi hơn mình không?) mà nó được học bổng, nó được đi học,... Tại sao mỗi người không nỗ lực hết sức, bằng nhiều cách khác nhau để được đi học, để được làm công việc học tập & nghiên cứu mà mình yêu thích (& đã chọn gắn bó với nó). Ở bên đó, tiếp xúc với những người giỏi giang đến từ khắp nơi trên thế giới, mình hãy so sánh & phấn đấu để mình giỏi bằng & hơn họ. Rồi nếu có điều kiện, mình sẽ, bằng 1 cách nào đó, giúp đỡ những người VN khác cũng được sang học & phát huy tài năng của họ. Đó là điều mà nhiều người VN đang học & làm việc bên này thực hiện (bao gồm cả các SV VN, các GS người Việt hoặc gốc Việt, các tổ chức như VEF, US-Guide,...). Tôi nghĩ như thế sẽ có ích hơn.
    Vài dòng trao đổi vậy thôi. Tôi cũng đang bận thi cử, khi nào xong sẽ có thể trao đổi nhiều hơn (nếu mọi người còn thích trao đổi). Tôi mong bạn sẽ suy nghĩ lại và có những nhìn nhận công bằng hơn, khách quan hơn.
  4. feelatease

    feelatease Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2003
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Tôi không dám nói là các VEF Fellow kém cõi hơn những người tự nộp đơn và tự giành được fellowship, TA, RA... từ trường đại học hàng đầu ở Mỹ nhưng tôi thấy các VEF Fellows không hơn gì những người này. Ở những nước châu Á khác như Đài Loan, Singapore, cơ quan cấp học bổng chỉ cấp cho những người tự giành được admission và financial assistance cao nhất có thể từ các trường đại học rồi mới cấp tiền phần còn lại cũng như các chi phí khác như vé máy bay, tiền áo ấm, tiền máy tính, tiền vận chuyển đồ đạc, sinh họat phí phụ trội... Như vậy họ có thể cấp rất nhiều fellowships, những trường hợp nhận được admission vào các trường hàng đầu như UC Berkeley, MIT... mà không có financial assistance thì họ cấp toàn bộ chi phí cho những nguời này vì nhận được vào những trường này đã là rất xuất sắc rồi. Trong khi đó VEF ở VN thì lại có quy trình tuyển chọn tập trung lạc hậu, thay thế luôn khâu tuyển chọn financial assistance của các trường đại học và chỉ yêu cầu được admission. Như vậy vừa tốn kém, vừa không hiệu quả, lại chỉ chọn được những người không thật xuất sắc. Tôi có dịp đi exchange sang UIUC, thấy 1 số VEF fellows ở Mỹ học rất chật vật (một số người nói thẳng với tôi là họ cảm thấy nản vì không làm được nghiên cứu gì đáng kể trong cả năm học và khả năng ra trường không biết đến bao giờ), thậm chí một số VEF fellows được đánh giá là kém so với Scholars từ các nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... và ngay cả những nghiên cứu sinh Việt Nam tự nộp đơn và giành được FA. Đó phải chăng là hậu quả của 1 quy trình tuyển chọn không thông thoáng, kém hiệu quả của VEF?
  5. loveoflife

    loveoflife Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    [QUOTE=feelatease:
    Đúng, các VEF fellows chưa chắc đã hơn, và có thể là kém, những người tự xin được fellowship, TA, RA,... vào các trường ĐH hàng đầu ở Mỹ. Mà tôi thấy feelatease có nói gì về VEF fellows trong các post trước đâu nhỉ.
    [QUOTE=feelatease:
    Nếu tuyển chọn như VEF là lạc hậu như bạn nói thì, nếu tôi không nhầm, có khá nhiều chương trình học bổng khác cũng rất lạc hậu: AusAid, Ford, có lẽ cả Fullbright nữa, và còn nhiều ví dụ khác. (nếu tôi nhầm, mong các bạn chỉ bảo cho.) Vì theo tôi biết thì các chương trình này cũng tuyển chọn ứng viên trước, sẵn sàng cấp học bổng cho họ, rồi giúp đỡ họ xin vào các trường ĐH, tức là gần như quy trình của VEF. Bên cạnh đó, nếu bạn có thông tin đầy đủ về VEF thì chắc bạn cũng biết là VEF có process B, xem xét cấp học bổng cho những người tự xin được vào các trường hàng đầu ở Mỹ nhưng không có (hoặc có không đủ) funding support. Mỗi năm cũng có không ít người được VEF cấp học bổng theo quy trình này. Như vậy thì có khác với cách mà mấy nước bạn nêu làm ví dụ vẫn thực hiện không?
    Hơn nữa tôi muốn nói thêm 1 chút về mục đích của VEF trong việc đưa sinh viên VN sang học ở các trường hàng đầu của Mỹ. Trước khi có VEF, hàng năm vẫn có những sinh viên VN tự xin được vào học ở các trường hàng đầu của Mỹ (in Engineering, Natural Sciences,...), nhưng số lượng không nhiều, chưa thành phong trào (như các nước TQ, Ấn Độ,...) Theo tôi biết, VEF chủ trương đưa thật nhiều sinh viên VN sang học ở các trường đó, nhằm tạo ra bước tiến ban đầu, từ đó không những tạo nguồn lực cho VN mà còn hy vọng gây được phong trào như của các nước TQ, Ấn Độ, để từ đó về sau có thể có nhiều hơn nữa những người VN sang học ở các trường đó (tất nhiên muốn thế thì người đi trước phải giúp đỡ người đi sau, đó là điều mà tôi đã nói ở bài trước).
    Trong số các VEF fellows, có thể có người thành công, có người bình thường, và có người thất bại. Điều đó cũng bình thường thôi. Đâu phải ai vào học Ph.D. rồi cũng thành công, cũng tốt nghiệp cả đâu. Bất kể đó là VEF fellows hay không, là người VN hay TQ hay Ấn Độ,...
    [QUOTE=feelatease:
    Tôi không biết bạn đã tìm hiểu kỹ về việc học Ph.D. chưa. Đã có những bài viết, thậm chí là những nghiên cứu đàng hoàng, về quá trình học Ph.D. (không phải do người VN thực hiện đâu nhé). Theo đó, tâm lý của 1 Ph.D. student trong cả quá trình học & nghiên cứu có nhiều giai đoạn khác nhau, trong đó có cả giai đoạn chán nản, cảm thấy mất phương hướng, không tìm được đề tài, đặt câu hỏi về sự lựa chọn theo học Ph.D. của mình, v.v... Và không phải chỉ sinh viên kém mới như vậy, mà cả những sinh viên giỏi, thậm chí rất giỏi cũng có thể cảm thấy như vậy. Tất nhiên điều này không đúng với tất cả mọi người, nhưng nó đúng với đa số. Vì vậy, cảm giác đó của các VEF fellows mà bạn gặp là không có gì lạ. Tất nhiên vẫn cần quan tâm đến biểu hiện đó, nhưng đó không phải là cơ sở để đánh giá chất lưọng của sinh viên Ph.D. Một số VEF fellows bị đánh giá kém hơn các sinh viên Ph.D. khác (bất kể là từ đâu đến) cũng là điều bình thường. Tôi không thấy có điều gì bất thường ở đây cả. Nếu như nhiều VEF fellows đều thể hiện sự kém cỏi rõ rệt thì mới là vấn đề. Chưa nói đến việc thông tin của bạn có chính xác không.
    Chúc bạn thành công khi xin vào MIT nhé, để chứng minh được năng lực thực sự của bạn.
  6. cuchuoivn

    cuchuoivn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2004
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    0
    Hic, hình như topic này đi khá xa so với mục tiêu ban đầu của nó rồi thì phải? "Tiêu chuẩn trung bình để được nhận vào MIT"
    Mong mọi người đừng cải nhau ở đây. Hãy chung sức cho một thế hệ mới của Vietnamese scholars.
    Chúc tất cả các bác VEF fellows hoàn thành thật xuất sắc công việc học tập và nghiên cứu của mình. Các bác có thể giỏi hơn chúng tôi (maybe) và cũng có thể chỉ là may mắn hơn chúng tôi (may be), nhưng có một điều chắc chắn là các bác đã có được điều kiện tốt hơn chúng tôi. Mong các bác phấn đấu hết sức để chúng tôi được nhận vào những năm sau vào các trường các bác đang học chứ không phải bị reject vì điều đó.
    VEF là một tổ chức được lập ra với mục đích rất hay và tốt đẹp. Nhưng mọi thứ chỉ mới bắt đầu, mọi người hãy xem những gì anh Kiên nói và những kết quả để kiểm chứng lại.
    Chúc tất cả mọi người may mắn,
    PS: có lẽ bác jovialman chỉ trách VEF làm việc không chuyên nghiệp thôi chứ không có ý nói đến khả năng của các bác VEF fellows đâu ;-)
  7. jovialman

    jovialman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    OK, có thể là những phát biểu của tớ hơi quá một chút, nhưng phải nói là tớ không bằng lòng với cách chọn người của VEF chút nào. Gửi lời xin lỗi đến các bác VEF fellows một phát . Dẫu sao thì các bác cũng hiểu cho sự búc xúc của tớ vì phải nói rằng khi đã rất cố gắng trãi qua các vòng thi và chờ đợi dài lê thê của VEF mà kết quả nhận được thật bất công, không minh bạch khiến tớ rất thất vọng (dù đã rất tin tưởng vào VEF và cả bản thân mình).
    Thôi, chúc tất cả các bác may mắn và thành công trong kỳ apply sắp tới. Biết đâu nếu ông trời thương, kiếm được cái FA, qua đó gặp mấy bác VEF fellows còn có thể ngồi với nhau mà hát điệp khúc "quê hương là chùm khế ngọt" cho đỡ nhớ nhà. Trái đất tròn mà, biết đâu, biết đâu...
  8. pttc2

    pttc2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2005
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Lâu lâu ghé thăm box du học, thấy bác Jovialman này active dữ quá.
    Bác jovialman có vẻ cay cú với VEF nhỉ? Chủ đề nào bác cũng lái sang chửi các đồng chí VEF staff hết á. Mà bác chửi ngày càng dữ. Đề nghị các đồng chí VEF staff tiếp thu hết các ý kiến của bác jovialman. Hy vọng là những chỉ trích của bác làm cho các đồng chí VEF staff nhà ta sáng mắt ra một ít.
    Cũng có lời khuyên bác Jovialman: Bác nên dành thời gian chăm chút hồ sơ của mình cho đẹp apply cho ngon lành tí, research school nào ngon ngon post lên cho anh em biết thông tin anh em còn biết ơn. Chứ bác chửi ác quá e rằng VEF oán bác lập ra hội Anti-Jovialman Alliance nhằm boycotte bác thì e rằng bác chỉ lọt vô toàn mấy trường tốp mỡ thôi.
    Vài lời kính bác. Thanks.
  9. feelatease

    feelatease Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2003
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    To loveoflife, tôi không có ý chê bai VEF fellows gì cả, họ đều là những người giỏi, nhưng tôi chỉ muốn góp ý cho việc tuyển chọn fellowship scholars của VEF. Thực ra tôi không có dính dáng gì và cũng không có ý địng apply VEF nhưng tôi đã từng chuẩn bị hồ sơ cho bạn tôi tham gia vào năm ngoái nên đã theo dõi rất sát cách tuyển chọn của VEF. Mặc dù VEF có option B, tuy nhiên số lượng của option B sẽ bị hạn chế rất nhiều vì theo tôi được biết option A đã chiếm hầu hết số funding quota của năm. Nếu bỏ hẳn option A đi thì có phải là tiết kiệm được nhiều tiền của VEF và đồng thời cũng giúp được nhiều người Việt Nam có điều kiện theo học không, những người chỉ được 1 phần FA từ các trường đại học, thậm chí chỉ được tuition fee thôi thì cũng đã giảm đi một gánh nặng tài chính rất lớn so với người chỉ được admission. Tôi thấy đi học PhD mà phải trả toàn bộ học phí, phí nghiên cứu thì chỉ có những trường hợp không đủ tiêu chuẩn chính quy vào học nhưng đi học theo hợp đồng với chính phủ các nước. Trường hợp này cũng giống như chính sách cử tuyển ở nước ta vậy, những người được cử tuyển như vậy thường khó theo học do năng lực không đủ, làm hao phí đi nhiều tiền của của nhà nước. Anyway, really appreciate VEF for its meaningful purpose for the development of Vietnam.
  10. Niceshot

    Niceshot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2003
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Nhầm rồi bạn ơi, chả có hạn chế nào cho Process B cả. Càng nhiều người đáp ứng được process B thì VEF càng khoái. Vì sao? Đỡ tiền tuyển chọn, tiền học GRE, TOEFL, test này test nọ, application fee...Bạn xin được trường ngon, ok với cái khoản 27k của VEF, VEF không nhận bảo tôi nhé!
    Mà các bác cứ ham hố mấy trường như MIT miếc làm cái giề nhể, sang học thấy mệt bà cố luôn. Học mấy trường tầm tầm, vừa học vừa enjoy cuộc sống chả thú hơn sao.
    Mà suy cho cùng, làm gì có cái gọi là tiêu chuẩn trung bình để vào MIT. Nói như thế quá là quá cái ngưỡng đấy là vào à? Nếu có thì xếp hàng sau mấy bọn Khựa nhé! Hay là tiêu chuẩn trung bình cho người VN vào MIT? Người Việt vào đó đếm trên đầu ngón tay à (không tính Việt gian không biết nói tiếng Việt).
    Thế nên, muốn vào thì thử cơ hội bằng cách bỏ ra vài chục $ tiền app fee. Quá rẻ! Muốn học MIT thì không sợ mình không được, mà đã sợ thì lướt ra chỗ khác cho nó nhẹ người.
    Phù phù, vừa thi xong cái finals lên bốc phét tí. Lâu lắm không post nên post đại 1 bài cho nó có khí thế Xmas mong các bác thông cảm.
    PS: Mà giờ này là apply xong hết rồi còn gì? Giờ ngồi xoa tay khấn vái đi là vừa. Hehe

Chia sẻ trang này