1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiêu diệt hạm đội tàu sân bay không hề khó

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Hac_Cong_Tu, 25/04/2016.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. machaos

    machaos Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/12/2016
    Bài viết:
    356
    Đã được thích:
    22
    Video game BF2 mô phỏng DF diệt TSB :))

    [​IMG]
  2. machaos

    machaos Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/12/2016
    Bài viết:
    356
    Đã được thích:
    22
    Thế lực tàu sân bay Mỹ đã hết thời
    (Bình luận quân sự) - Việc Mỹ rút tàu USS Dwight D. Eisenhower về nước hôm 30/12 đã khiến hải quân nước này lần đầu tiên không còn hàng không mẫu hạm hoạt động trên thế giới.
    Lỗ hổng bất ngờ

    Theo hãng thông tấn Sputnik, hôm 30/12, cụm tàu sân bay USS Dwight D. Eisenhower đã rút khỏi Trung Đông và trở về căn cứ hải quân Norfolk, bang Virginia, Mỹ, đánh dấu việc hải quân nước này sẽ không có tàu sân bay nào hoạt động ở Trung Đông và trên các đại dương của thế giới.

    Trước động thái này, trang Fox News cho rằng, đây là lần đầu tiên không có tàu sân bay nào của Mỹ hiện diện tại Trung Đông trong 10 năm qua, đồng thời cũng là lần đầu Mỹ không có một tàu sân bay nào hoạt động trên khắp thế giới kể từ Thế chiến II.

    Hiện nay, Hải quân Mỹ được trang bị tới 11 chiếc tàu sân bay lớp Nimitz. Ngoài USS Dwight D. Eisenhower, các tàu khác đều đã trở về cảng để thủy thủ đoàn nghỉ ngơi và tiến hành hoạt động bảo dưỡng định kỳ.

    Chiếc USS George H.W. Bush thay thế cho USS Dwight D. Eisenhower hiện vẫn đang phải nằm trong xưởng đại tu. Theo kế hoạch, nó khó có thể bắt đầu thực hiện nhiệm vụ vào cuối tháng 2/2017, điều đó đồng nghĩa với việc lỗ hổng lực lượng này có thể kéo dài tới hai tháng.

    Chiếc tàu này đã hoàn tất quá trình đại tu kéo dài hơn một năm tại căn cứ Norfolk, chậm hơn dự kiến nhiều tháng. Sự chậm trễ này có liên quan đến thủy thủ khi quan chức Hải quân Mỹ cho biết hạn chế trong việc lên kế hoạch, thủy thủ đoàn thiếu kỹ năng, không đủ chi phí...

    Để lấp vào chỗ trống tạm thời, Hải quân Mỹ đã điều một tàu đổ bộ hạng nặng tới Trung Đông cùng với nhiều biên đội tiêm kích và trực thăng để bảo đảm sự hiện diện tại khu vực.

    [​IMG]
    Thế mạnh tàu sân bay Mỹ không còn bởi sự phát triển của vũ khí diệt hạm.
    Thế mạnh đã mất

    Hiện nay, Hải quân Mỹ sở hữu đội tàu sân bay đông đảo nhất thế giới với tổng cộng 11 chiếc hàng không mẫu hạm hạt nhân gồm: 10 chiếc lớp Nimitz và 1 chiếc lớp Gerald R. Ford (CVN-78). Và số lượng này trong tương lai sẽ còn tăng thêm khi Mỹ vẫn đang tiếp tục đóng thêm các tàu CVN-78 vừa để bổ sung, vừa thay thế cho lớp Nimitz.

    Với một hạm đội tàu sân bay hùng mạnh như vậy, chưa kể lực lượng tàu hộ tống gồm khu trục hạm, tuần dương hạm đi kèm, điều này cho thấy sức mạnh thống trị trên các đại dương. Tuy nhiên, trên thực tàu sân bay Mỹ đang đứng trước nhiều thách thức chưa thể hóa giải.

    Theo bài viết của Harry Kazianis trên tờ National Interest, có 3 vấn đề mà giới phân tích đã chỉ ra đối với các tàu sân bay Mỹ. Một là hạm đội tàu sân bay Mỹ hiện đã già cỗi và lạc hậu, chẳng khá hơn là mấy so với các tàu chiến ở giai đoạn cuối Chiến tranh thế giới thứ 2. Hai là chi phí, giá thành sản xuất thuộc vào loại đắt đỏ nhất trong số các trang thiết bị quân sự, trong bối cảnh ngân sách quốc phòng bị cắt giảm.

    Ba là các tàu sân bay Mỹ đang đứng trước nguy cơ bị loại khỏi cuộc chơi trên đại dương do sự phổ biến của các loại tên lửa hiện đại. Dưới góc nhìn cá nhân, trong bài viết của mình, chuyên gia Harry Kazianis cho rằng vấn đề thứ ba là nan giải nhất đối với hạm đội tàu sân bay của Mỹ.

    Theo vị này, Mỹ triển khai tàu sân bay tới Địa Trung Hải nhằm chống phiến quân cũng không thể che giấu một thực tế là “tầm với” của các tàu này bị hạn chế. IS hay các chủ thể phi nhà nước tương tự đều không có tiềm lực đáp trả các tàu sân bay của Mỹ.

    Trong khi đó, câu chuyện sẽ khác đi nếu xảy ra một cuộc xung đột quy mô lớn giữa Mỹ và một cường quốc như Nga, Trung Quốc hay thậm chí là Iran. Với kịch bản này, hạm đội tàu sân bay của Mỹ sẽ phải đón những cơn mưa tên lửa từ đối thủ khi các nước này đều nắm trong tay nhiều tên lửa chống hạm tầm xa hiện đại.

    Theo National Interest, cả Nga và Trung Quốc đang xây dựng chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD) mạnh mẽ. Các tàu ngầm hạt nhân Nga có thể mang cả tên lửa hành trình chống hạm Kalibr 3M-54 có phạm vi hoạt động lên tới hàng trăm km và tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh P-800 Oniks với tầm phóng hơn 600km.

    Nếu các tiêm kích hạm trên tàu sân bay Mỹ có thể xuất kích, chúng sẽ gặp phải một sát thủ ghê gớm là hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến S-400, với phạm vi tấn công xa đến 400km và sắp tới là hệ thống S-500 với tầm phóng tới 600km.

    Đối với Trung Quốc, nước này cũng đã tuyên bố chế tạo thành công tên lửa đạn đạo chống hạm DF-26 có tầm phóng lên tới 3.500km. Vấn đề đặt ra là để tránh trở thành mục tiêu tấn công của các tên lửa chống hạm, các tàu sân bay Mỹ phải nằm ngoài phạm vi tấn công hiệu quả của chúng.

    Và như vậy, các tiêm kích hạm của Mỹ với tầm hoạt động hạn chế, sẽ không thể tấn công trúng các mục tiêu mà các loại tên lửa này bảo vệ. Lời giải cho vấn đề kể trên chính là Mỹ cần chế tạo tiêm kích hạm có tầm bay đủ xa.

    Theo chuyên gia Harry Kazianis, một tiêm kích hạm lý tưởng sẽ có tầm bay ít nhất là 4.000km. Lý do đưa ra con số 4.000km là bởi vì tên lửa đạn đạo chống hạm DF-26 hiện đã có tầm phóng tới 3.500km. Cho tới nay, Mỹ đã tiêu tốn hàng tỷ USD vào chương trình nghiên cứu và phát triển phiên bản sử dụng cho hải quân của dòng máy bay F-35 với phạm vi hoạt động tối đa có thể chỉ đạt khoảng 1.000km.

    Trong khi đó, để phát triển được loại máy bay như vậy phải mất ít nhất là 10 năm nữa và điều quan trọng là cần phải có ngân sách và ý chí chính trị. Vì vậy, ít nhất là trước mắt và trong trung hạn, việc sức mạnh răn đe và uy lực của các tàu sân bay Mỹ bị vượt mặt là chuyện không có gì phải tranh cãi.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/the-luc-tau-san-bay-my-da-het-thoi-3326273/
  3. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Chiến hạm Mỹ suýt đắm vì máy bay dân dụng Iraq như thế nào
    Iraq đã cải tiến máy bay chở khách Dassault Falcon 50 để phóng hai quả tên lửa khiến tàu USS Stark bị thương nặng trong cuộc chiến năm 1987.
    [​IMG]
    USS Stark bị thương nặng do hai quả Exocet của Iraq. Ảnh: Wikipedia.

    Đêm 17/5/1987, tàu hộ vệ tên lửa USS Stark (FFG-31) bất ngờ bị một máy bay lạ của Iraq tấn công bằng hai quả tên lửa chống hạm Exocet AM39 từ khoảng cách 35 km, khiến tàu chiến Mỹ thủng một lỗ lớn và suýt bị đánh chìm. Nhiều năm sau, người Mỹ mới biết chiến hạm của họ suýt bị đánh đắm bởi một máy bay chở khách của Iraq, theo War is Boring.

    Tàu chiến này của Mỹ là nạn nhân ngoài dự kiến của cuộc chiến tranh nổ ra giữa Iraq và Iran từ năm 1980 đến 1988. Năm 1986, khi cuộc chiến bước vào giai đoạn ác liệt, Không quân Iraq (IQAF) liên tục tấn công đảo Khark, cửa ngõ xuất khẩu dầu chủ lực của Iran, buộc Tehran phải chuyển các hoạt động bán dầu sang trung tâm xuất khẩu mới là đảo Sirri, cách xa lãnh thổ Iraq.

    Đảo Sirri nằm cách căn cứ không quân gần nhất của Iraq tới 750 km, ngoài tầm chiến đấu của tiêm kích IQAF, nên Iran cho rằng các tàu chở dầu sẽ an toàn trước các cuộc tấn công của chiến đấu cơ Iraq.

    Không quân Iraq nhận được thông tin tình báo và tìm mọi cách tấn công đảo Sirri, nhưng họ không hề biết đặc điểm nhận dạng của hòn đảo, cũng như hệ thống phòng thủ được bố trí tại đây. Khoảng cách quá xa cũng khiến Iraq không thể trinh sát hòn đảo này, dù sở hữu các tiêm kích do thám hiện đại như MiG-25RB của Liên Xô và Mirage F.1EQ của Pháp.

    Cơ quan tình báo Iraq (IIS) đã đề xuất sử dụng máy bay chở khách Dassault Falcon 50 trang bị nhiều máy quay để do thám khu vực Sirri. Nó sẽ bay theo các tuyến bay dân dụng để che giấu mục đích thật của mình.

    Tư lệnh không quân Iraq chấp nhận giải pháp này. Chỉ vài ngày sau, một chiếc Falcon 50 được sơn phù hiệu hãng hàng không Iraq bắt đầu hành trình do thám của mình. Trên máy bay gồm tổ lái hai người của IIS cùng 3 phi công tiêm kích Mirage dày dặn kinh nghiệm trong vỏ bọc doanh nhân giàu có.

    Tuyến bay của chiếc Falcon 50 chỉ cách đảo Sirri 30 km, đủ gần để phi công chụp ảnh hòn đảo này. Kết quả trinh sát thành công giúp Phi đội số 81 của Iraq hoàn tất một cuộc đột kích vào đêm 12/8/1986. Nó cũng thay đổi suy nghĩ của nhiều sỹ quan chỉ huy IQAF.

    [​IMG]
    Vị trí đảo Sirri ngoài khơi Iran. Đồ họa: Google

    Họ nảy ra ý tưởng sử dụng máy bay chở khách hoán cải để đột nhập vào không phận Iran mà không bị phát hiện rồi tung đòn tấn công. Họ quyết định chỉnh sửa chiếc Falcon 50 để mang được hai tên lửa Exocet AM39, cho phép nó tung đòn đánh uy lực hơn các tiêm kích Mirage F.1EQ-5, vốn chỉ mang được một quả tên lửa.

    Iraq yêu cầu tập đoàn Thales của Pháp thay đổi Falcon 50 với lý do cần máy bay huấn luyện chuyển loại cho phi công Mirage. Nhà thầu Pháp đã nhanh chóng đáp ứng yêu cầu này khi lắp đặt radar và hệ thống vũ khí của Mirage F1.EQ-5 lên Falcon 50. Chiếc máy bay sau đó mang tên "Susanna".

    Đến đêm 17/5/1987, bộ chỉ huy IQAF cho phép Susanna xuất kích làm nhiệm vụ trên vịnh Persian. Thiếu tá Mohammad là người chỉ huy tổ lái. Máy bay thực hiện hành trình song song bờ biển Kuwait và Arab Saudi, sau đó rẽ trái 90 độ về phía Iran.

    Sau khi bay vào vùng chiến sự do Iraq đặt ra, Mohammad kiểm tra vị trí trên bản đồ và khởi động radar, tìm kiếm mục tiêu là các tàu biển cỡ lớn. Ngay lập tức, một tín hiệu xuất hiện trên màn hình radar. Mohammad nhận định đây là tàu hải quân cỡ vừa của Iran đang đi sát giới tuyến để tránh bị tấn công.

    Mohammad quyết định tấn công mục tiêu bằng cả hai quả tên lửa Exocet, sau đó điều khiển chiếc Susanna quay trở về căn cứ Wahda của Iraq. Thiếu tá này không hề biết mình đã nhằm vào một tàu chiến Mỹ đang hoạt động gần đảo Sirri.

    Radar của tàu chiến USS Stark không phát hiện được hai quả tên lửa đang phóng tới, thủy thủ đoàn không hề biết mình bị tấn công. Cả hai quả Exocet chỉ bay cách mặt biển 3 m, đánh trúng vào khu vực có tiết diện phản xạ radar lớn nhất trên thân tàu.

    Quả tên lửa đầu tiên xuyên thủng thân tàu, ngay bên dưới đài chỉ huy. Dù đầu đạn của nó không phát nổ, phần nhiên liệu thừa đã bắt lửa và gây cháy diện rộng. Quả Exocet thứ hai cũng xuyên vào đúng vị trí đó và phát nổ, tạo lỗ thủng rộng 3 m, cao 4,6 m trên thân tàu.

    [​IMG]
    Chiếc Susanna với một quả Exocet AM39 dưới bụng. Ảnh: War is Boring.

    Hai tên lửa Exocet đã gây thiệt hại nặng cho USS Stark, tạo ra vụ cháy kéo dài gần 24 giờ đồng hồ. 29 thủy thủ thiệt mạng tại chỗ, trong đó có hai người không được tìm thấy. 8 người khác chết sau đó vì vết thương quá nặng. Để tránh bị chìm, thuyền trưởng phải ra lệnh xả nước vào khoang bên mạn phải tàu, giúp lỗ thủng bên trái nổi lên cao hơn mực nước biển.

    Đây cũng là lần duy nhất máy bay Susanna xuất kích tấn công thành công mục tiêu. Trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, IQAF quyết định gửi Susanna sang Iran để tránh bị tiêu diệt. Kể từ đó, nó không còn xuất hiện nữa.
    http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gi...ay-bay-dan-dung-iraq-nhu-the-nao-3500968.html
  4. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Tàu ngầm, phương tiện tiêu diệt TSB, hạm đội TSB hiệu quả nhất

    Đã có bao nhiêu tàu sân bay bị tàu ngầm đánh đắm?
    Cơ hội (sống sót của tàu sân bay) đã không có nhiều kể cả trong những thời kỳ, khi mà các tàu ngầm chỉ là những chiếc “ghe nhỏ”...

    Thời gian gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng có nhiều bài về “bí mật trên tàu sân bay, kế hoạch đóng tàu sân bay….” của một số nước và vài nội dung liên quan khác. Cùng với tàu sân bay, lực lượng tàu ngầm cũng được đề cập đến tương đối nhiều.

    Để kết nối 2 chủ đề trên lại với nhau, xin giới thiệu (nguyên văn) một bài báo cách đây không lâu của chuyên gia quân sự Nga Oleg Kaptsov đăng trên “Bình luận quân sự” Nga và được nhiều báo khác đăng lại ngày 10/11/2015 về “mối quan hệ mâu và thuẫn” (đúng hơn là “thủ phạm – nạn nhân) giữa hai lực lượng này. Có thể có một liên tưởng nào đó.

    “Những con quái vật khổng lồ trên biển có thể ném bom mục tiêu ở cự ly cách mình hàng trăm km. Với hàng chục máy bay trên boong – tức là cả một lực lượng Không quân mạnh. Tuy nhiên, từ trước đến nay chúng gần như bất lực khi gặp các tàu ngầm.

    Còn bây giờ thì nói chung các cụm tàu sân bay tấn công gần như không còn cơ hội nào (khi gặp tàu ngầm).

    Cơ hội (sống sót của tàu sân bay) đã không có nhiều kể cả trong những thời kỳ, khi mà các tàu ngầm chỉ là những chiếc “ghe nhỏ” phải nổi trên mặt nước tới 90% thời gian đi biển của mình.

    (Lúc đó chúng) Không có khả năng nhanh chóng lặn sâu và thay đổi độ sâu. Không có các ngư lôi tự dẫn và các hệ thống thủy âm tự động với các ăng ten hình cầu và hình ống. Không có các phương tiện đo tốc độ âm thanh trong các tầng nước. Không có GPS và GLONASS; không có phương tiện liên lạc vô tuyến thông suốt và chỉ có các thiết bị tương tự thô sơ (không có màn hình hiển thị hình ảnh). Không có các phương tiện vũ trụ chỉ mục tiêu và nhận các dữ liệu từ các vệ tinh khí tượng. Các thủy thủ tàu ngầm ra biển chỉ trông chờ vào sư may mắn. Và may mắn đã không đánh lừa họ !

    1.Ngược dòng thời gian:

    Tổn thất của người Anh

    Tàu sân bay “ Courageous”. Cải hoán từ tàu tuần dương, chiều dài 240 m, lượng giãn nước 23.000 tấn.

    Ngày bị đánh chìm: 17/9/1939.

    Thủ phạm: tầu ngầm U-29 (Đức).

    [​IMG]

    Con tàu này hoạt động trong đội hình cụm tàu tìm kiếm- chống ngầm và bị trúng ngư lôi ven bờ Ireland. Nạn nhân vụ tấn công là 519 thủy thủ (gấp 10 lần số thủy thủ chiếc tàu ngầm tấn công nó U-29), còn chính “Courageuos” đã là chiếc tàu đầu tiên của Hải quân hoàng gia Anh bị đánh chìm trong những năm Chiến tranh thế giới thứ hai.

    Thảm kịch này đã buộc người Anh phải xem xét lại học thuyết sử dụng Hải quân. Từ đó về sau, các tàu sân bay của Anh bị cấm tham gia vào các chiến dịch săn ngầm.

    Tàu sân bay “Eagle”

    Ngày gặp nạn: 11/8/1941.

    Thủ phạm: tầu ngầm U-73 (Đức).

    Được cải hoán từ pháo hạm “Almirante Cochrane” (chiều dài 203m, lượng giãn nước 27.000 tấn). Bị đánh chìm ở Địa Trung Hải, cách Mallorca 30 km về phía nam khi đang hộ tống đoàn tàu chở hàng đến Malta (chiến dịch “ Pedestal"). 130 thủy thủ thiệt mạng.

    [​IMG]

    “Eagle” là chiếc tàu Anh duy nhất khi tính toán thiết kế sử dụng đơn vị đo bằng mét (đơn vị đo lường quốc tế), bởi vì tàu này lúc đầu được dự định đóng cho Hải quân Chile.

    Tàu sân bay “Ark Royal ”

    Sự kiện: 14/11/ 1941.

    Thủ phạm: tầu ngầm U-81

    [​IMG]

    Tháng 11/1941 , khi đang làm nhiệm vụ vận chuyển máy bay tiêm kích đến Malta. Tầu sân bay “Ark Royal” bị tấn công bằng ngư lôi trên Biển Địa Trung Hải. Tàu sân bay này chỉ bị trúng một quả ngư lôi, nhưng như thế cũng là quá đủ. Cuộc chiến giành sự sống kéo dài 10 tiếng đồng hồ. Khi tàu sân bay đã nghiêng ở góc 35 độ, thủy thủ đoàn được sơ tán sang tàu khu trục, sau đó 2 tiếng đồng hồ “Ark Royal” chìm hẳn.

    Nhưng phải đánh giá rất cao chiến dịch cứu hộ “Ark Royal” rất bài bản của Hải quân Anh: trong số 1.500 thành viên kíp thủy thủ “Ark Royal”, duy nhất chỉ một người thiệt mạng.

    Ngoài 3 tàu sân bay hạng nặng nói trên, trong các năm 1941-1942, người Anh còn mất 2 tàu “hộ vệ ” – “Audacity” và “Avenger”. Hậu quả bi thảm nhất là đối với “Avenger” – hơn 500 thủy thủ thiệt mạng (kết quả tấn công của U-751).

    Tổng cộng – mất 5 sân bay nổi. Nước Anh sau đó không bị tổn thất nhiều hơn vì đã chuyển các tàu sân bay còn lại sang Thái Bình Dương. Theo đúng nguyên tắc: “Tránh voi chẳng xấu mặt nào”.

    Còn tại các vùng biển Châu Âu, tình hình thật khủng khiếp: “các đàn sói” (tàu ngầm Quân Đức) đã bắn chìm 123 tàu chiến và 2.700 tàu vận tải xăng dầu, xe tăng, hàng nghìn tấn lương thực và nhiều loại hàng hóa quan trọng khác.

    Tổn thất tàu sân bay của Mỹ

    Tàu sân bay “Wasp ”

    Bị tàu ngầm Nhật I-19 đánh chìm gần đảo San – Cristobal tháng 9/1942.

    Tổn thất về người: 193 thủy thủ.

    Đây là dàn phóng ngư lôi hiệu quả nhất trong toàn bộ lịch sử các lực lượng tàu ngầm. Trong 6 quả ngư lôi được phóng, 4 quả trúng tàu “Wasp”, một quả trúng tàu khu trục, quả cuối cùng – thứ sáu trúng mũi tàu vận tải “North Carolina”. Tàu sân bay ngay lập tức phát nổ, tàu khu trục “О’Brien” chìm, còn chiếc tàu vận tải “North Carolina” chỉ bị hư hỏng nhẹ.

    [​IMG]
    Ngư lôi đánh trúng tàu khu trục. Còn phía xa là tàu sân bay “ Wasp” (Ong bắp cày) đang bốc cháy.
    Tàusânbay “Yorktown ”

    Người anh hùng bị thương “Yorktown ” trong trận chiến Midway đang trên đường trở về căn cứ thì gặp tàu ngầm Nhật I-168. Bốn qủa ngư lôi được phóng đi – và “Yorktown” chìm xuống đáy biển cùng 80 thủy thủ trên tàu.

    Trước thời điểm bị đánh đắm, “Yorktown” đã không còn là một con tàu có khả năng tác chiến.

    Ngoài 2 trường hợp các tàu sân bay tấn công bị đánh chìm đình đám như trên, Mỹ còn mất tàu sân bay hộ tống “Liscome Bay” mang 28 chiếc máy bay (bị trúng ngư lôi của I-175 (Nhật Bản) tháng 11/1943, 644 thủy thủ thiệt mạng) và một tàu sân bay hộ tống khác “Block Island” (bị tàu ngầm Đức U-549 đánh đắm tại khu vực quần đảo Canaria năm 1944). Điều trớ trêu là “ Block Island” chính là con tàu chỉ huy trong cụm tàu chống ngầm gồm 10 chiếc tàu khu trục và khinh hạm của Hải quân Mỹ.

    Mỹ mất ít tàu sân bay như vậy vì 2 lý do chính sau:

    a) Các tàu mạnh như “Es***” và “Yorktown” hoàn toàn vắng mặt trên các tuyến hàng hải trên Đại Tây Dương; nếu có mặt ở đó, chắn chắn chúng đã là nạn nhân của các tàu ngầm U-boat (U- boot) Đức .

    b) Hạm đội tàu ngầm của Nhật tương đối yếu. Không một tàu ngầm nào của Nhật có thể lặn sâu hơn 75 m. Còn những chiến radar đầu tiên cho tàu ngầm Nhật mãi tới 1945 mới được trang bị.

    TổnthấtcủaNhậtBản

    Trước hết, chúng ta tham khảo một số số liệu về lực lượng của các bên đối đầu nhau.

    Người Mỹ có 200 tàu ngầm hiện đại (vào thời điểm đó) và các thủy thủ được huấn luyện tốt. Tàu ngầm tiêu biểu của Mỹ “Gatown” lớn hơn gấp 3 lần “U- boat” của Đức: một tàu khu trục thực sự của Mỹ có thể vượt quãng đường 20.000 km – với 10 thiết bị phóng lôi, các radar và thiết bị định vị thủy âm hiện đại. Kết quả là các cụm tàu sân bay tấn công của Nhật thậm chí không thể tiếp cận được các khu vực đang diễn ra các hoạt động tác chiến.

    [​IMG]
    Thống kê tổn thất trên Thái Bình Dương . Số lượng các tàu sân bay bị tàu ngầm đánh chìm lớn hơn nhiều so với tổng số “nạn nhân” của các lực lượng khác : các tàu chiến , tàu sân bay, không quân , tàu nổi ….
    Chỉ trong ngày 19/6/1944, Hải quân Nhật Hoàng đã mất một lúc 2 tàu sân bay.

    Tàu ngầm “****lla” phóng ngư lôi tấn công lôi tàu sân bay “ Shokaku” (dài 237 m, lượng giãn nước 32.000 tấn ) để báo thù trận Trân Châu Cảng. Có 1.272 thủy thủ và phi công Nhật Bản thiệt mạng.

    Hậu quả đối với “Taiho” còn bi thảm hơn (tàu mới đóng, dài 260 m, lượng giãn nước 37.000 tấn). Niềm kiêu hãnh của Hải quân Thiên Hoàng chìm trong khi chưa kịp đánh trả đối phương. Cùng chịu chung số phận với con tàu là 1. 650 thủy thủ Nhật.

    Có một câu chuyện đáng suy ngẫm về tinh thần người Nhật liên quan đến “Taiho” như sau: vào thời điểm bị tấn công, phi công Sakio Komatsu vừa mới cất cánh từ tàu sân bay đã phát hiện 6 dải sóng bạc đang lao về phía tàu – anh lập tức bổ nhào cảm tử và chặn được một. Trong số 5 quả ngư lôi còn lại, 4 quả đi trượt qua con tàu. Chỉ duy nhất một quả ngư lội đánh trúng tàu nhưng cũng đã làm “Taiho” bị hư hỏng nặng.

    Sáu tiếng đồng hồ sau, do sai lầm của kíp thủy thủ, kho xăng bị nổ. Nhưng dù sao thì đây cũng được tính là chiến tích của chiếc tàu ngầm Mỹ “Albacore”.

    Tháng 11/1944, tàu ngầm “Archerfish” đánh đắm tàu sân bay Nhật “Shinano” (265 m, 70.000 tấn). Đây là con tàu lớn nhất trong tất cả các tàu bị đánh đắm trong chiến tranh. Có 1.435 thủy thủ Nhật hy sinh.

    [​IMG]

    Tầu sân bay “Shinano” chưa được đóng hoàn chỉnh. Kíp thủy thủ không biết sơ đồ các khoang tàu của mình, con tàu này chìm dần trong khoảng thời gian 7 tiếng đồng hồ. Nhưng điều đó cũng không thay đổi bản chất vấn đề.

    Nếu “Shinano” được đóng hoàn chỉnh, thì có lẽ nó đã bị chìm ngay lập tức: Một trong 4 quả ngư lôi bắn trúng tàu đã lao đúng vào khu chứa xăng máy bay (may cho người Nhật là lúc đó bể chứa chưa được đổ xăng).

    Tháng 12/1944, tàu ngầm “Redfish” đánh đắm tàu sân bay Nhật “Unryu” (227 m, 20.000 tấn). Tổn thất về người – 1.238 thủy thủ.

    Cùng với 4 tàu sân bay tấn công, các tàu ngầm Mỹ còn đánh chìm 4 chiếc sân bay “hộ tống”, đó là.

    “Chiyo” (12/1943, do tàu ngầm Sailfish. Tổn thất – 1.350 người.

    “Akitsu Maru” (11/1944), tàu ngầm “Kuinfish”. Tổn thất – 2.046 thủy thủ .

    “Sino” (11/1944, do tàu ngầm “Speydfish”. Trên Biển Hoa Đông, có 1.130 người chết .

    “Unyo” (9/1943, do tàu ngầm “Barb”, làm 239 thủy thủ thiệt mạng.

    2. Đoạn cuối :

    Tổng cộng đã có 17 tàu sân bay (9 tàu sân tàu tấn công, 8 tàu sân bay hộ tống) bị đánh chìm.12.500 thủy thủ thiệt mạng.

    Đấy là “thành tích cân được” của các thủy thủ tàu ngầm trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

    Chiếc tàu sân bay cuối cùng bị đánh chìm là tàu “Amagi” cũng của Nhật tại khu vực cầu cảng sau khi bị các máy bay ném bom tấn công căn cứ hải quân Kura (29/7/1945). Từ đó đến nay không một tàu sân bay nào bị đắm trong các hoạt động tác chiến. Đơn giản chỉ là vì từ đó đến nay không có một cuộc xung đột trên biển nào có các tàu sân bay tham gia.

    Trong cuộc khủng hoảng Falkland (1982), tàu sân bay “Ventisisko De Maio” ở lại trong căn cứ cho đến khi kết thúc chiến tranh. Nếu không làm như vậy, khả năng lặp lại số phận con tàu “General Belgrano” là rất lớn.

    Các tàu sân bay hiện đại “Nimitz” hiện nay thường hoạt động cách xa bờ, chúng chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ trong các cuộc xung đột khu vực.

    Nhưng điều gì sẽ xảy ra, nếu chúng buộc phải đối đầu với các con tày ngầm hiện đại?

    Có một số thông tin rất thú vị (có thể chứa một phần câu trả lời) liên quan đến câu hỏi này như sau:

    [​IMG]
    Biểu tượng của tàu ngầm Hà Lan “ Valrus” (Voi biển- quen họi là Hải tượng), chính con tàu này đã “chọc thủng” hệ thống phòng ngự của Cụm tàu sân bay tấn công và “đánh chìm”( tất nhiên là gỉa định) tàu sân bay “ Roosevelt ” tại cuộc tập trận biển quốc tế JTFEX -99.
    Các “vụ việc” tương tự cũng đã từng được ghi nhận tại một số cuộc tập trận chung với Hải quân Úc (tàu ngầm kiểu “Collins”) và Hải quân Israel (tàu ngầm kiểu “Dolphin”. Tháng 12/2005, đã diễn ra cuộc tập trận mang tên “Joint Task Force Exercise 06-2” với sự tham gia của chiếc tàu ngầm Thụy Điển “Gotland” được biệt phái đến Thái Bình Dương.

    “Gotland” là một tàu ngầm có tốc độ nhanh, mạnh và giữ bí mật cực tốt. Tàu có 6 thiết bị phóng ngư lôi với 18 quả ngư lội và nếu cần có thể mang tới 48 quả. Kíp thủy thủ rất ít người, tàu gần như được tự động hóa hoàn toàn và được trang bị các phương tiện phát hiện mục tiêu hiện đại.

    Trọng lượng thân tàu nhỏ, thép ít nhiễm từ và 27 bộ phát bù điện từ loại bỏ hoàn toàn khả năng bị phát hiện bằng các máy dò từ trường. Nhờ có động cơ điện nhiều chế độ và thiết bị khử rung toàn bộ kết cấu, “Gotland” rất khó bị phát hiện ngay cả khi nó đang hoạt động bên cạnh các tàu Mỹ, còn lớp phủ thân tàu đặc biệt cùng với kích thước không lớn của tàu làm cho các thiết bị định vị thủy âm chủ động cực kỳ khó tìm và định vị được tàu.

    Con tàu “Gotland” Thụy Điển (khi tham gia tập trận) đi đâu, không ai biết. Nó lặn xuống và biến mất. Còn về sau đó, người Thụy Điển mới “khoe” với các đối tác người Mỹ những bức ảnh chụp tất cả các tàu trong cụm tàu sân bay tấn công, trong đó có tàu sân bay “Ronald Rigan” dẫn đầu đội hình. Con tàu ngầm Thụy Điển này đã lặn xuyên qua đội hình cụm tàu sân bay như dao cắt bơ và chụp ảnh từng con tàu Mỹ một.

    Một câu chuyện trương tự cũng đã xảy ra trong những năm Chiến tranh lạnh. Tàu ngầm K-10 (Liên Xô) đã bám ngay dưới đáy tàu sân bay “Enterprize” của Mỹ suốt 13 tiếng đồng hồ mà tàu Mỹ không hề hay biết.

    Hạm đội Sáu của Mỹ cũng đã từng bị choáng khi tàu ngầm C-360 Xô Viết (Whiskey theo phân loại của NATO) cho nhô kính tiềm vọng ngay trước mũi tàu “Des Moines” của Mỹ. Đáng chú ý là Tổng thống Mỹ Eisenhower lúc đó đang có mặt trên tàu. Lạy Chúa.

    Vụ Anten chống ngầm bị cuộn vào chân vịt lái tàu ngầm (vụ tàu ngầm Liên Xô va chạm với khinh hạm USS McCloy Mỹ ngày 31/10/1983). Các câu chuyện huyền thoại nhưng hiện đại về tàu ngầm “Shuka” ở Vịnh Mexico và v.v .vẫn còn để lại nhiều dấu ấn trong lịch sử các “ lần gặp gỡ” giữa các tàu sân bay và tàu ngầm.

    [​IMG]
    Phóng to
    Máy bay chống ngầm trên tàu sân bay S-3 “ Viking” . Đưa ra khỏi trang bị năm 2006 . Hiện vẫn chưa có loại máy bay nào thay thế .

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/ho-...san-bay-bi-tau-ngam-danh-dam-3316115/?paged=4
  5. inanbaobi

    inanbaobi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2017
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Khi nào Việt Nam có hạm đội này nhỉ
  6. machaos

    machaos Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/12/2016
    Bài viết:
    356
    Đã được thích:
    22
    Tên lửa siêu thanh đáng sợ hơn cả Calibr, đánh chìm tàu sân bay Mỹ
    Ngày 10/2/2017, DVO đã cho đăng bài “Nga thử thanh kiếm siêu thanh Zicon (hoặc Zircon không thể đánh chặn"

    Chỉ muốn được giới thiệu thêm một bài viết của Đại tá hải quân, Chuyên gia phân tích chính trị và quân sự, Tiến sỹ khoa học quân sự, Viện sỹ thông tấn Viện Hàn lâm pháo binh và tên lửa Nga, Phó chủ tịch thứ nhất Viện hàn lâm Các vấn đề địa chính trị Nga Konstantin Sivkov đăng trên “Bình luận quân sự” (Nga) cuối tháng 10/2016 về loại tên lửa mới nhất này của Nga.

    Chúng tôi có tham khảo thêm một số nguồn và có chú thích (trong ngoặc).

    [​IMG]
    “Nếu trang bị tên lửa chống hạm siêu thanh cho Hải quân Nga, thì thậm chí chỉ một chiếc tàu tuần dương mang tên lửa cỡ nhỏ cũng sẽ trở thành một mối đe dọa chết người đối với bất kỳ binh đoàn (cụm) tàu nào của Mỹ, kể cả các cụm tàu sân bay.

    Việc xuất hiện tên lửa (chống hạm) siêu thanh sản xuất hàng loạt sẽ đánh dấu một cuộc cánh mạng trong nghệ thuật (quân sự) hải quân: cán cân tương đối giữa hai hệ thống tấn công- phòng thủ sẽ thay đổi, tiềm lực của các phương tiện tấn công sẽ vượt xa khả năng phòng thủ.

    Những tin tức về việc thử nghiệm thành công tên lửa siêu thanh Nga đang làm giới lãnh đạo quân sự Mỹ cực kỳ quan ngại. Theo những thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng thì Mỹ đã quyết định nghiên cứu những biện pháp đối phó khẩn cấp.

    Còn chúng ta (Nga) thì lại không dành cho sự kiện này một sự chú ý đặc biệt nào. Mặc dù vậy, tên lửa nói trên nếu được đưa vào trang bị sẽ tạo nên một bước ngoặt trong công nghiệp đóng tàu hải quân, làm thay đổi một cách căn bản so sánh lực lượng trên các chiến trường biển và đại dương, ngay lập tức biến các mẫu vũ khí đang được coi là rất hiện đại hiện nay thành những loại vũ khí đã lỗi thời.

    Tập đoàn khoa học – công nghiệp chế tạo máy (còn theo Bình luận quân sự thì đó là “Tập đoàn vũ khí tên lửa chiến thuật” - ND) đã tiến hành nghiên cứu thiết kế “Zircon” ít nhất từ năm 2011. Trên các nguồn công khai, có tương đối nhiều thông tin về sự hợp tác khoa học - sản xuất giữa các xí nghiệp với các viện nghiên cứu tham gia dự án đầy triển vọng và cùng với đó dĩ nhiên là cũng bí mật này.

    Nhưng những thông tin về các tính năng kỹ- chiến thuật của tổ hợp tên lửa “Zircon” lại cực kỳ ít. Trên thực tế, chúng ta chỉ có 2 dữ liệu: tốc độ, được đánh giá một cách tương đối chính xác là vào khoảng 5-6M và cự ly được đánh giá một cách rất tương đối vào khoảng 800 -1.000 km (còn theo “Bình luận quân sự” 10/2/2017 – không ít hơn 450 km –ND).

    Thực ra, còn có thể tiếp cận thêm một số dữ liệu quan trọng nữa - qua đó chúng ta có thể đánh giá một cách tương đối chính xác các tính năng còn lại của tên lửa.

    Trên các tàu chiến, “Ziricon” sẽ được phóng từ các tổ hợp phóng thẳng đứng đa năng 3C-14 (tiếng Nga, chúng tôi để nguyên) quy chuẩn để phóng cả các tên lửa “Calibr” và “Oniks”. Tên lửa mới “Zircon” chắc chắn có 2 tầng. Tầng phóng – động cơ nhiên liệu rắn.

    Động cơ hành trình chỉ có thể là động cơ phản lực khí phụt thẳng. Các phương tiện mang chủ yếu của “Zircon” nhiều khả năng sẽ là các tàu tuần dương hạt nhân hạng nặng mang tên lửa dự án 11442 và 11442M, tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa có cánh trong tương lai thế hệ năm “Hasky” (Husky).

    Theo một số nguồn tin chưa được kiểm chứng, (giới lãnh đạo Nga) đang xem xét khả năng chế tạo phiên bản xuất khẩu (của “Zircon” ) là Brahmos-II, - mô hình của phiên bản này đã được trưng bày ở triển lãm DefExpo 2014 vào tháng 2/ 2014.

    (theo “Bình luận quân sự” 10/2/2017 thì tên lửa siêu thanh ký hiệu 3M22 “Zircon” sẽ là loại vũ khí chủ yếu của các tàu ngầm hạt nhân lớp Yasen-M).

    [​IMG]
    Vào đầu năm ( tháng 3) 2016, các lần phóng thử nghiệm đầu tiên từ các tổ hợp phóng trên mặt đất đầu tiên đã được thực hiện thành công. Nhiều khả năng là “Zircon” sẽ bắt đầu được đưa vào trang bị cho các tàu của Hải quân Nga trước năm 2020.

    Chúng ta có thể rút ra điều gì từ các số liệu trên? Từ giả định cho rằng các tên lửa siêu thanh nói trên sẽ được phóng từ các tổ hợp phóng đa năng dùng cho “Calibr” và “Oniks”, chúng ra có thể rút ra kết luận rằng kích thước của tên lửa mới sẽ không khác mấy so với 2 kiểu tên lửa “Calibr” và “Oniks” .

    Đầu tác chiến của tên lửa chiến dịch – chiến thuật ( tức “Zircon” ) sử dụng để tiêu diệt các tàu nổi lớn không thể quá nhỏ.

    Tầm hoạt động của đầu tự dẫn tên lửa sẽ vào khoảng 50-80 km phụ thuộc vào vào diện tích phản xạ hiệu dụng của mục tiêu.

    Nếu tính tới những thông tin công khai về trọng lượng đầu tác chiến của “Oniks” và “Calibr”, - có thể cho rằng trọng lượng đầu tác chiến của tên lửa mới “Zircon” sẽ vào khoảng 250 -300 kg.

    Quỹ đạo bay của tên lửa ở tốc độ siêu thanh ở cự ly có thể từ 800 đến 1.000 km trên phần lớn độ dài đường bay sẽ ở độ cao chủ yếu vào khoảng 30.000 m, có thể còn cao hơn.

    Bởi vì bay với quỹ đạo như thế sẽ đạt được cự ly bắn tối đa và giảm hiệu quả tác chiến của các tên lửa phòng không hiện đại nhất. Trong giai đoạn bay cuối, có thể tên lửa sẽ thực hiện các động tác cơ động chống các phương tiện phòng không, trong đó có cả việc bay cực thấp.

    Trong hệ thống điều khiển tên lửa và đầu tác chiến sẽ được cài các thuật toán cho phép tên lửa tự động phát hiện vị trí của mục tiêu chính trong đội hình (cụm tàu) đối phương.

    Hình dáng tên lửa (xét qua mô hình) được thiết kế theo công nghệ tàng hình. Có nghĩa là diện tích phản xạ hiệu dụng (của tên lửa) sẽ vào khoảng 0,001 m2.

    Cự ly phát hiện “Zircon” của các radar hiện đại nhất đang có trên các tàu nổi nước ngoài và các máy bay radar phát hiện từ xa – 90 -120 km.

    “Standart” (của Mỹ) đang lạc hậu

    Những dữ liệu trên đã tạm đủ để đánh giá khả năng (đối phó với “Zircon”) của hệ thống phòng không mạnh và hiện đại nhất trên các tàu tuần dương lớp “Ticonderoga” và tàu khu trục mang tên lửa có điều khiển lớp “Arleigh Burke” gồm CICS (hệ thống thông tin và điều khiển tác chiến) “Aegis” cùng các tên lửa phòng không có điều khiển hiện đại nhất hiện nay là “Standart - 6” của Mỹ.

    Kiểu tên lửa phòng không này (tên đầy đủ - RIM-174 SM-6 ERAM) được đưa vào trang bị cho Hải quân Mỹ năm 2013.

    Sự khác biệt cơ bản của “Standart - 6” so với các phiên bản “Standart” thế hệ trước là nó có đầu tự dẫn radar chủ động cho phép tiêu diệt mục tiêu theo nguyên tắc – “bắn và quên” – không cần sử dụng radar dẫn bắn của các tàu mang.

    Nhờ vậy mà làm tăng một cách đáng kể hiệu quả tác chiến của “ Standart -6” khi bắn các mục tiêu bay thấp, kể cả các mục tiêu bay sau đường chân trời và cho phép sử dụng các dữ liệu chỉ mục tiêu từ các nguồn bên ngoài , ví dụ - từ các máy bay AWACS.

    Với trọng lượng phóng 1.500 kg, “Standart-6” có cự ly bắn 240 km, độ cao tiêu diệt mục tiêu tối đa – 33 km. Tốc độ = 3,5 M, tức khoảng 1.000 m/s.

    Đầu tác chiến động lực (đối với các mục tiêu đạn đạo) hoặc phá mảnh (mục tiêu khí động học) nặng 125 kg- gấp 2 lần so với các tên lửa phiên bản trước đó.

    Tốc độ tối đa của các mục tiêu khí động học mà “Standart -6” có thể tiêu diệt được đánh giá trong khoảng 800m/s. Xác suất tiêu diệt một mục tiêu như vậy (tốc độ bằng và nhỏ hơn 800 m/s) bằng một quả tên lửa (Standart -6) trong điều kiện trường bắn được xác định là 0,95.

    So sánh tính năng kỹ- chiến thuật của “Zircon” và “Standart -6“ cho thấy, tên lửa của chúng ta bay phía trên độ cao tiêu diệt mục tiêu tối đa của tên lửa phòng không có điều khiển Mỹ và có tốc độ gần gấp đôi tốc độ của các mục tiêu khí động học mà “Standart-6” có thể bắn hạ - 1500 m/s so với 800 m/s.

    Kết luận: tên lửa Mỹ “Standart-6” không thể tiêu diệt “Con hải âu nhỏ” (“Zircon”) của chúng ta (Nga). Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là (các lưc lượng phòng không Mỹ) sẽ không bắn vào các tên lửa siêu thanh “Zircon” .

    Hệ thống “Aegis” có thể phát hiện các mục tiêu có tốc độ như vậy và chỉ mục tiêu để bắn – khi thiết kế hệ thống này các kỹ sư Mỹ đã đã tính tới khả năng giải quyết các nhiệm vụ phòng chống tên lửa và thậm chí cả chống vệ tinh, - vệ tinh có tốc độ cao hơn nhiều so với tên lửa chống hạm siêu thanh “Zircon”.

    Chính vì vậy, Mỹ sẽ bắn. Vấn đề là thử tính xem xác suất tiêu diệt tên lửa siêu thanh (Nga) của các tên lửa phòng không có điều khiển của Mỹ là bao nhiêu.

    Cần phải thấy rằng, xác suất tiêu diệt mục tiêu được dẫn trong bảng thống kê các tính năng kỹ- chiến thuật của tên lửa phòng không có điều khiển thường được tính toán trong các điều kiện trường bắn.

    Trong điều kiện tác chiến thật thì xác suất tiêu diệt mục tiêu thường là thấp hơn nhiều.

    Sở dĩ như vậy vì nó liên quan đến những đặc điểm trong “quy trình” dẫn đường tên lửa phòng không có điều khiển. Chúng ta sẽ không đi sâu vào những chi tiết trong quy trình này.

    Nhưng cần phải nhấn mạnh rằng, xuất tiêu diệt mục tiêu khí động học cơ động của “Standart-6” chịu tác động bởi nhiều yếu tố như cự ly phát hiện của đầu tự dẫn chủ động và độ chính xác của tên lửa khi tiếp cận mục tiêu, độ quá tải cho phép của tên lửa khi tiến hành các động tác cơ động và độ đậm đặc của bầu khí quyển, sai số khi xác định vị trí tương đối giữa tên lửa và mục tiêu, các phần tử chuyển động của mục tiêu trong các dữ liệu từ radar chỉ mục tiêu và hệ thống thông tin- điều khiển tác chiến.

    Tất cả những yếu tố trên quyết dịnh điều quan trọng nhất – liệu tên lửa phòng không có điều khiển có thể tiếp cận một mục tiêu đang cơ động tới một cự ly mà đầu tác chiến của nó có thể tiêu diệt mục tiêu hay không.

    Không có các số liệu công khai về cự ly hoạt động của đầu tự dẫn chủ động trên “Standart-6”. Tuy nhiên, căn cứ từ các tính năng trọng lượng – kích thước của tên lửa, có thể cho rằng, đầu tự dẫn của “Standart” có thể “nhìn thấy” máy bay tiêm kích với diện tích phản xạ hiệu dụng gần 5 m2 trong phạm vi 15-20 km.

    Thành thử, đối với các mục tiêu có diện tích phản xạ hiệu dụng 0,001 m2 như “Zircon” – thì cự ly hoạt động của đầu tự dẫn “ Standart-6” sẽ không vượt quá 2-3 km. Hướng bắn các tên lửa chống hạm đang tấn công – dĩ nhiên, sẽ là bắn đón. Có nghĩa là tốc độ của các tên lửa“ lao vào nhau” vào khoảng 2.300 – 2.500 m/s.

    Để thực hiện động tác cơ động tiếp cận, tên lửa phòng không có điều khiển còn< 1 giây từ thời điểm phát hiện mục tiêu. Khả năng để có thể giảm sai số rất ít. Đặc biệt là khi đánh chặn trên độ cao tối đa – gần 30.000 m, nơi bầu không khí loãng làm giảm đáng kể khả năng cơ động của tên lửa phòng không có điều khiển.

    Trên thực tế tên lửa phòng không có điều khiển để có thể tiêu diệt được những mục tiêu như “Zircon” cần phải tiếp cận mục tiêu với sai số cự ly (đến mục tiêu) không vượt quá bán kính tiêu diệt của đầu tác chiến trên tên lửa – tức 8-10 m.

    Chúng ta (Nga) sẽ đánh chìm các tàu sân bay

    Những tính toán từ các yếu tố trên cho thấy xác xuất tiêu diệt tên lửa chống hạm “Zircon” của một quả tên lửa phòng không “Standart-6” khó vượt qúa giá trị 0,02 – 0,03 trong những điều kiện thuận lợi nhất và được chỉ mục tiêu trực tiếp từ phương tiện mang tên lửa đó (tàu mang).

    Khi tấn công bằng các dữ liệu nhận từ các phương tiện chỉ mục tiêu bên ngoài, ví dụ như từ máy bay AWACS hoặc là từ các tàu khác, nếu tính đến sai số khi xác định vị trí của cả tên lửa phòng không và tên lửa chống hạm, cũng như thời gian giữ chậm khi trao đổi thông tin trong hệ thống thì sai số khi đưa tên lửa phòng không tới mục tiêu còn lớn hơn và xác suất tiêu diệt mục tiêu sẽ nhỏ hơn nhiều, - xuống chỉ còn 0,005 – 0,012.

    Nhìn chung, có thể đưa ra kết luận rằng “Standart-6“ – loại tên lửa phòng không có điều khiển hiện đại nhất của thế giới PhươngTây, cũng có cực kỳ ít khả năng bắn hạ “Zircon” .

    [​IMG]
    Có thể có bạn đọc sẽ phản đối tôi: người Mỹ từ chiếc tàu tuần dương kiểu “Ticonderoga” đã từng bắn hạ một vệ tinh đang bay với tốc độ 27.000 km/h ở độ cao gần 240 km.

    Xin thưa, nhưng chiếc vệ tinh đó bay theo một quỹ đạo ổn định và vị trí của nó đã được xác định với độ chính xác gần như tuyệt đối sau một thời gian theo dõi rất dài và vì thế có thể tên lửa chống tên lửa được dẫn đến đúng tọa độ mục tiêu.

    Bên phòng thủ sẽ không có khả năng này khi đánh trả đòn tấn công của “Zircon”, đấy là chưa nói tới việc tên lửa chống hạm bắt đầu các động tác cơ động .

    Giờ chúng ta hãy đánh giá khả năng tiêu diệt các tên lửa chống hạm (Nga) của các phương tiện phòng không trên các tàu tuần dương kiểu “Ticonderoga” hoặc các tàu khu trục kiểu “Arleigh Burke”.

    Trước hết, cần phải nhận thấy rằng cự ly phát hiện “Zircon” của radar giám sát không gian trên các tàu này có thể vào khoảng 90-120 km. Có nghĩa là thời gian bay của “Zircon” tính từ thời điểm xuất hiện trên màn hình radar đối phương đến tuyến thực hiện nhiệm vụ không vượt quá 1,5 phút.

    Trong mạch phòng không khép kín của hệ thống “Aegis” thời gian còn lại (để đối phó) chỉ còn 30-35 giây. Trong khoảng thời gian còn lại đó, từ 2 tổ hợp phóng thẳng đứng Mk41 trên thực tế chỉ có thể phóng không nhiều hơn 4 quả tên lửa phòng không có khả năng tiếp cận mục tiêu đang tấn công và tiêu diệt nó – xác xuất tiêu diệt “Zircon” của tổ hợp hòng không chính trên tàu tuần dương hoặc tàu khu trục mang tên lửa có điều khiển Mỹ sẽ không vượt quá 0,08 – 0,12.

    Khả năng của tổ hợp pháo phòng không trên tàu – “ Vulcan-Falanx” bắn hạ Zircon trong trường hợp này là cực kỳ thấp.

    Thành thử, thậm chí cả trong trường hợp 2 tàu sử dụng toàn bộ các phương tiện phòng không có trên tàu để đối phó với một quả “Zircon” thì xác xuất tiêu diệt mục tiêu cũng chỉ từ 0,16 đến 0,23.

    Có nghĩa là một cụm tàu tấn công gồm 2 tàu tuần dương hoặc khu trục mang tên lửa ít có cơ hội bắn hạ dù chỉ một quả “Zircon”.

    Thế còn phương tiện tác chiến điện tử. Đấy là nhiễu chủ động (dẫn tên lửa tấn công đi chệch mục tiêu ) và nhiễu thụ động.

    Thời gian quá đủ để phát nhiễu kể từ thời điểm phát hiện tên lửa chống hạm hoặc từ thời điểm đầu tự dẫn của tên lửa (chống hạm) bắt đầu kích hoạt. Việc sử dụng nhiễu một cách đồng bộ có thể vô hiệu hóa khả năng dẫn tên lửa đến mục tiêu – nếu tính thời thời gian làm việc của hệ thống tác chiến trên tàu, thì xác xuất vô hiệu hóa đầu tự dẫn của tên lửa chống hạm được đánh giá vào khoảng 0,3 – 0,5.

    Tuy nhiên, khi tấn công một cụm mục tiêu thì xác xuất đầu tự dẫn của tên lửa chống hạm bắt một mục tiêu khác trong đội hình là rất cao. Điều tương tự đã xảy ra trong các hoạt động tác chiến ở quần đảo Falkland – tàu sân bay Anh đã phát nhiễu thụ động và làm chệch hướng bay của tên lửa chống hạm “Exocet” đang tấn công nó.

    Đầu tự dẫn của tên lửa này sau khi mất mục tiêu đã bắt một mục tiêu khác là tàu chở container “Atlantic conveyers” và đánh chìm nó.

    Với tốc độ của “Zircon” thì một chiếc tàu khác trong đội hình (của cụm tàu bị tấn công) nếu bị đầu tự dẫn của “Zircon” “khóa” sẽ không còn đủ thời gian để sử dụng một cách có hiệu quả phương tiện tác chiến điện tử.

    Từ những đánh giá trên có thể thấy rằng - một dàn hoặc thậm chí chỉ 2 quả tên lửa “Zircon” tấn công một cụm tàu với 2 chiếc tuần dương lớp “Ticonderoga” hoặc các tàu khu trục mang tên lửa có điều khiển lớp “Arleigh Burke” cũng có thể đánh hỏng hoặc đánh chìm ít nhất 1 tàu trong đội hình với xác xuất 0,7 – 0,8.

    Một dàn 4 quả trên thực tế đảm bảo tiêu diệt cả 2 tàu. Vì cự ly bắn của “Zircon” gần gấp đôi so với tên lửa chống hạm “Tomahawk” (gần 500 km), cho nên gần như không có bất cứ cơ hội nào cho cụm tàu tấn công Mỹ thắng trong các trận đấu với các tuần dương hạm mang “Zircon” của chúng ta (Nga).

    Thậm chí cả trong trường hợp người Mỹ vượt trội chúng ta về phương tiện trinh sát và phương tiện bám mục tiêu.

    Cơ hội đối với Hải quân Mỹ sẽ nhiều hơn nhưng không đáng kể, nếu một cụm tàu sân bay tấn công của họ đối đầu với một cụm tàu tấn công mang tên lửa “Zircon” của Nga .

    Bán kính tác chiến của các máy bay cường kích trên tàu sân bay khi hoạt động trong đội hình 30- 40 máy bay sẽ không vượt quá 600 -800 km. Điều đó có nghĩa là cụm tàu sân bay tấn công Mỹ sẽ gặp nhiều vấn đề khi tiến hành đòn tấn công phủ đầu vào cụm tàu của chúng ta bằng một lực lượng lớn có khả năng chọc thủng hệ thống phòng không (của cụm tàu Nga).

    Còn nếu tấn công bằng một lực lượng nhỏ hơn (2 máy bay hoặc 1 biên đội chẳng hạn) có khả năng hoạt động ở cự ly 2.000 km (tính từ đội hình cụm tàu) bằng cách tiếp dầu trên không thì sẽ rất ít hiệu quả khi tấn công một cụm tàu Nga được trang bị các tổ hợp tên lửa phòng không đa kênh hiện đại.

    Hậu quả của vụ một cụm tàu tấn công Nga phóng một dàn 15-16 quả tên lửa chống hạm “Zircon” đối với cụm tàu sân bay tấn công Mỹ sẽ rất bi thảm.

    Xác xuất bị loại khỏi vòng chiến đấu hoặc bị đánh chìm của tàu sân bay vào khoảng 0,8 – 0,85 , và cùng nó là từ 2- đến 3 chiếc tàu hộ tống nữa bị tiêu diệt.

    Có nghĩa là với một dàn tên lửa như vậy, chắc chắn cụm tàu sân bay tấn công (Mỹ) sẽ bị vô hiệu hóa. Theo các nguồn tin công khai, trên các tàu tuần dương dự án 1144 (Nga) sau hiện đại hóa sẽ được trang bị tổ hợp phóng thẳng đứng 3C-14 với 80 quả đạn.

    Với một cơ số tên lửa chống hạm “Zircon” như vậy, một tàu tuần dương của chúng ta có thể đánh bại đến 3 cụm tàu sân bay tấn công Mỹ.

    Hơn thế nữa, trong tương lai sẽ không ai gây khó khăn cho việc bố trí “Zircon” trên các khinh hạm, trên cả các tàu tên lửa cỡ nhỏ, những chiếc tàu này, như đã biết có từ 16 – hoặc 8 tên lửa chống hạm “Calibr” và “Oniks”.

    Như vậy, khả năng tác chiến của chúng (các tàu đó) sẽ được tăng một cách đáng kể, chúng sẽ trở thành những đối thủ rất đáng gờm, kể cả đối với cụm tàu sân bay.

    Xin nói rõ rằng, Mỹ đang ráo riết thiết kế chế tạo các phương tiện tấn công đường không siêu thanh. Nhưng nước này tập trung ưu tiên thiết kế các tên lửa siêu thanh chiến lược.

    Hiện không có thông tin nào về việc Mỹ thiết kế tên lửa siêu thanh chống hạm tương tự như “Zircon”, ít nhất là trên các nguồn tin công công khai. Chính vì vậy mà có thể cho rằng ưu thế trong lĩnh vực này của Nga có thể được duy trì tương đối lâu – đến 10 năm hoặc hơn.

    Vấn đề là chúng ta tận dụng ưu thế đó như thế nào? Có thể chỉ trong một thời gian ngắn trang bị cho Hải quân (Nga ) một khối lượng lớn loại tên lửa chống hạm này hay không? Trong bối cảnh nền kinh tế (Nga) thảm thương như hiện nay và trong tình trạng các đơn đặt hàng quốc phòng bị cắt giảm mạnh – câu trả lời gần như là không.

    Việc xuất hiện các tên lửa siêu thanh sản xuất hàng loạt đòi hỏi phải nghiên cứu đưa ra được những phương pháp và cách thức tác chiến mới trên biển, trong đó có việc tiêu diệt các lực lượng tàu nổi của đối phương trong khi vẫn đảm bảo khả năng tác chiến của lực lượng tàu của mình (Nga).

    Để có thể tăng cường tiềm lực phòng không cho các tàu một cách thích hợp, có lẽ cần phải xem xét lại cả những nền tảng lý luận của việc xây dựng các hệ thống phòng không của tàu. Để làm được việc này, cần phải có thời gian – không ít hơn 10 đến 15 năm .
    http://baohatinh.vn/vu-khi/ten-lua-...ca-calibr-danh-chim-tau-san-bay-my/128868.htm
  7. machaos

    machaos Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/12/2016
    Bài viết:
    356
    Đã được thích:
    22
    Điều gì xảy ra nếu tàu sân bay Mỹ-Trung đụng độ?
    Đức Anh | 17/02/2017 14:00

    5
    [​IMG]


    Tiêm kích F/A-18 cất cánh từ tàu sân bay Mỹ


    Tàu sân bay của Mỹ vượt trội về năng lực tác chiến trên không nhưng tàu sân bay Liêu Ninh lại có sự hậu thuẫn đắc lực từ lực lượng trên bờ biển.

    Trang mạng We are the Mighty (WATM) đưa ra kịch bản giả định: Hạm đội Mỹ và Trung Quốc chạm trán ở tây Thái Bình Dương.

    Theo họ, mặc dù Mỹ có thể chiến thắng cuộc giao tranh nhưng tại khu vực này, Trung Quốc cũng có đủ các hệ thống, cơ sở trên bộ hỗ trợ để bù đắp sự chênh lệch lực lượng trên biển.

    Mỹ nắm ưu thế về hàng không hải quân

    [​IMG]
    Năng lực hàng không hải quân của Mỹ vượt trội và áp đảo so với Trung Quốc.

    Tờ Navy Times ngày 13.2 dẫn 3 nguồn tin hải quân Mỹ cho biết các hoạt động tự do hàng hải (FONOP) sắp tới có thể do các tàu chiến thuộc nhóm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson thực hiện. Nhóm tác chiến này đóng tại căn cứ San Diego thuộc bang California, có các tàu khu trục Wayne E.Meyer, Michael Murphy, cùng tàu tuần dương Lake Champlain.

    Trong khi đó, tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc cũng đã triển khai tới Biển Đông cuối năm 2016 và đầu năm 2017 cùng 3 tàu khu trục mang tên lửa điều khiển, 2 tàu hộ vệ tên lửa, 1 tàu hộ vệ chống ngầm và 1 tàu chở dầu.

    Theo WATM, nếu hai bên xảy ra đụng độ, Hải quân Mỹ sẽ chiếm ưu thế ban đầu dù Trung Quốc có lợi thế về số lượng. Đó là bởi lực lượng tiêm kích trên hạm của Mỹ có khả năng áp đảo so với Trung Quốc.

    Năng lực hàng không trên hạm của Liêu Ninh gồm khoảng 13 tiêm kích J-15. Về mặt lý thuyết, J-15 có khả năng cất cánh bằng máy phóng và thu hồi bằng cáp hãm đà (CATOBAR), song trên thực tế nó không có khả năng này.

    Hiện Liêu Ninh sử dụng đường băng cất cánh kiểu nhảy cầu nên 13 tiêm kích J-15 không thể cất cánh với đầy đủ vũ khí và nhiên liệu.

    Nhóm tiêm kích J-15 của Liêu Ninh sẽ đối mặt với không đoàn tiêm kích hạm số 2 (CVW-2), thuộc biên chế tàu sân bay Carl Vinson. CVW-2 có 3 phi đoàn tiêm kích tấn công số 2, 34 và 137. Mỗi phi đoàn có từ 10-12 tiêm kích F/A-18 Hornet.

    Tổng cộng có khoảng 34 tiêm kích Hornet. Giúp sức cho chúng là 4 máy bay E-2C Hawkeye thuộc phi đoàn cảnh báo sớm trên tàu sân bay số 113. Toàn bộ lực lượng này lại được hỗ trợ bởi máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growlers thuộc phi đoàn tấn công điện tử 136.

    Như vậy, 13 tiêm kích J-15 vừa cất cánh với vũ khí và nhiên liệu hạn chế, vừa không có máy bay cảnh báo sớm hỗ trợ. Chúng phải chống lại 34 máy bay chiến đấu, cùng máy bay cảnh báo sớm và tác chiến điện tử của Mỹ.

    Theo WATM, lực lượng Mỹ sẽ tiêu diệt Trung Quốc.

    Các máy bay tác chiến điện tử Growler sẽ có nhiệm vụ áp chế năng lực phòng không của 5 tàu chiến Trung Quốc mang tên lửa dẫn đường (các tàu này đều có tên lửa phòng không) và hệ thống phòng thủ tầm gần Type 1130 trên tàu sân bay Liêu Ninh, với khả năng bắn 10.000 viên đạn mỗi phút vào các tên lửa và máy bay đang muốn tấn công con tàu.

    Tiêm kích Hornet có thể kết hợp với trực thăng MH-60R thuộc phi đoàn trực thăng tấn công hàng hải 78, hoặc MH-60S thuộc phi đoàn trực thăng số 4. Tuy nhiên, có thể Hải quân Mỹ sẽ giữ các trực thăng làm lực lượng dự phòng.

    Nhiều khả năng, những chiếc Hornet vốn chỉ được trang bị để tác chiến đối không sẽ được tăng cường thêm tên lửa chống tàu Harpoon. Điều quan trọng ở đây là phiên bản Harpoon nào sẽ được sử dụng.

    Trong tương lai không xa, các phi công hải quân Mỹ sẽ tiếp nhận phiên bản Harpoon Block II với tầm bắn 134 hải lý. Tầm bắn này đủ xa để máy bay có thể tấn công các tàu chiến mang tên lửa dẫn đường từ khu vực nằm ngoài tầm bắn của tên lửa đất-đối-không tầm xa như HQ-9 (tầm bắn 108 hải lý).

    Tuy nhiên, nếu tàu Vinson chỉ được trang bị các phiên bản Harpoon cũ thì những tên lửa đó chỉ có tầm bắn 67 hải lý.

    Các máy bay Hornet vẫn có thể hoàn thành nhiệm vụ nhưng chúng sẽ phải bay thấp gần mặt nước, rồi vọt lên cao và bắn tên lửa, sau đó tìm cánh né tránh tên lửa và trở về tàu mẹ.

    Sự nguy hiểm của tên lửa Trung Quốc

    [​IMG]
    Năng lực tác chiến của tàu sân bay Liêu Ninh còn kém xa Mỹ nhưng lại có sự hậu thuẫn đắc lực từ tên lửa phóng từ đất liền.

    Theo WATM, Hải quân Mỹ có thể tiêu diệt hạm đội Trung Quốc, ngay cả khi họ tổn thất vài chiếc Hornet trong chiến đấu. Nhưng nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ sau đó cần phải rút lui, bởi máy bay và tên lửa Trung Quốc từ các đảo mà nước này chiếm đóng phi pháp và bồi lấp trái phép ở Biển Đông có thể tấn công hạm đội Mỹ bất cứ lúc nào.

    Mặc dù nhóm tác chiến Mỹ có thể tấn công tất cả các vị trí bố trí tên lửa Trung Quốc mà họ nắm được, sử dụng tên lửa tấn công mặt đất từ các tàu tuần dương và tàu khu trục nhưng họ sẽ không có đủ hỏa lực để có thể đánh bại toàn bộ lực lượng Trung Quốc trên các đảo mà Bắc Kinh quân sự hóa ở Biển Đông.

    Vì vậy, thay vì tiếp tục tấn công, nhóm tàu sân bay Mỹ có thể sử dụng tên lửa Standard Missiles để phòng thủ và rút ra khỏi phạm vi của tên lửa Trung Quốc.

    WATM cho rằng, phương án khôn ngoan hơn cả là bảo toàn tàu Vinson, sau đó đưa nó trở lại cùng với một nhóm tác chiến khác và một đơn vị thủy quân lục chiến viễn chinh - lực lượng này có thể đổ bộ lên các đảo Trung Quốc chiếm đóng trái phép, sau khi các tên lửa Tomahawk, cùng tiêm kích Harrier, Hornet làm suy yếu lực lượng trên đảo.

    http://soha.vn/dieu-gi-xay-ra-neu-t...g-do-20170217081026209rf20170217081026209.htm
  8. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    1 hạm đội tàu sân bay luôn có dăm con destroyer lởn vởn ...
    có vài lựa chọn mà ko cần phải bắt con Super Hornet thồ hàng,

    với F 18, E2C ... mọi việc dễ dàng hơn nhiều
    1. F 18 chỉ thị mục tiêu cho Tomahawk đối hạm ; radar F 18 thừa sức phát hiện tàu Trung Quốc từ rất xa.
    2. dăm quả SM-6 táng vào superstructure như đã thử thành công, hạ 1 tàu hơn 4000 tấn giáp tốt.
    SM2 cũng từng chứng tỏ khả năng đối hạm

    Mỹ không những đủ, mà sẽ ra tay xóa sổ ngay trước khi lực lượng đồn trú trên các đảo nhân tạo trên biển Đông kịp khai hỏa.

    Với F 35 tàng hình thì lại càng nguy hiểm cho các tàu mặt nước của đối phương, thậm chí có thể bị ăn bom của F 35

    Lần cập nhật cuối: 18/02/2017
  9. machaos

    machaos Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/12/2016
    Bài viết:
    356
    Đã được thích:
    22
    Những gì anh vạch mặt TLAM Block 4 và SM-6 thì đã nói rồi anh ko nói lại. SM6 bắn cả trăm quả cũng ko chìm nổi con khu trục đời cũ như Type 051B đâu vì đầu đạn blast fragmentation lại chỉ có 64 kg, tất cả các tàu chiến TQ đều cứng hơn tàu chiến Mỹ (trừ các lớp mới như 056/052C/D tàng hình hóa, thì đầu dò radar SM6 lại khó bám bắt ở cự li xa hơn), TLAM Block IV thì chỉ bắn được mục tiêu bị động, FA18 mà bị bắn hạ thì TLAM Block 4 vai trò Anti ship rớt giữa đường, hơn nữa tầm bắn 2 con SM6, TLAM Block 4 khi anti ship sẽ ngắn hơn so với PK hoặc bắn mặt đất. SM-6 PK đạt 400km nhưng khi bay lướt biển thì phạm vi sẽ thấp hơn, tốc độ cũng giảm hơn, còn nếu bay cao để top-attack thì dễ bị bắn hạ

    SM-6, TLAM Block 4 đều phải phụ thuộc FA18, E2D để anti ship, nên chỉ cần gây nhiễu hoặc bắn hạ 2 phương tiện này là xong. Vì đầu dò chủ động của SM6 thì chỉ hoạt động khi gần mục tiêu, còn TLAM thì phải nhờ TGP trên FA18 dẫn đường tức là FA18 phải bay tới gần mục tiêu để chỉ điểm liên tục cho tới khi TLAM đánh trúng mục tiêu

    F35 bay biển rất tệ, phải AB liên tục, thì thiết bị trinh sat hồng ngoại dư sức phát hiện cách >100km, còn nữa radar trên các lớp Type 052C/D loại Type 346 S-band chuyên bắt máy bay tàng hình

    There is speculation that the radar systems on Type 052D destroyers are able to detect stealth fighter aircraft, particularly the American F-35 Lightning II, especially if the Type 346A radar is an S-band radar like the American SPY-1 radar.
    https://en.wikipedia.org/wiki/Type_052D_destroyer

    Thứ nữa hạm đội Mỹ ko có cách gì đánh chặn được YJ-12, loại này tốc độ Mach 4, bay lướt biển mà vẫn giữ được tốc độ siêu thanh vì trang bị động cơ ramjet

    Cuối cùng chỉ 1 tàu ngầm Type 039A cũng đủ tiêu diệt gọn hạm đội TSB Mỹ, vì săn ngầm của Mỹ quá tệ hại.
    Lần cập nhật cuối: 18/02/2017
  10. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Những điểm yếu chết người trên đội tàu sân bay mơ ước của Trump
    Vũ khí diệt hạm ngày càng rẻ và phổ biến, hiểm họa đến từ khí tài cũ cùng nhiều sai lầm chiến lược khiến hạm đội tàu sân bay Mỹ dễ bị tổn thương trong chiến đấu.

    Tàu USS Gerald R. Ford thử nghiệm máy phóng điện từ

    Cuối tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump chọn siêu tàu sân bay USS Gerald R. Ford trị giá 13 tỷ USD làm nơi phát biểu về kế hoạch tăng chi tiêu quân sự, trong đó nhấn mạnh các siêu tàu sân bay lớp Ford tối tân sẽ là trọng tâm chiến lược triển khai sức mạnh Mỹ ở nước ngoài, theo Reuters.

    "Chúng ta sẽ sớm có thêm các siêu tàu sân bay này", ông Trump tuyên bố trước các thủy thủ, khẳng định siêu tàu sân bay mới có kích thước đồ sộ và chắc chắn đến mức chúng không thể bị tấn công. Tổng thống Trump cam kết tăng số lượng tàu sân bay từ 10 lên 12, đồng thời giảm chi phí đóng ba siêu tàu sân bay, vốn tăng từ 27 lên 36 tỷ USD trong một thập kỷ.

    Kế hoạch mở rộng hạm đội tàu sân bay của ông Trump được đưa ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy các đối thủ tiềm tàng đang phát triển nhiều loại vũ khí diệt hạm mới, đủ khả năng tiêu diệt phần lớn hạm đội tàu sân bay đắt đỏ của Mỹ.

    Trong nhiều thập kỷ qua, tàu sân bay Mỹ luôn là đối tượng dễ bị các tàu ngầm tấn công. Trong cuộc diễn tập ngoài khơi bang Florida, Mỹ năm 2015, tàu ngầm hạt nhân siêu nhỏ Saphir của Pháp đã vượt qua các lớp phòng thủ đa tầng và "đánh chìm" tàu sân bay USS Theodore Roosevelt cùng một nửa biên đội hộ tống. Trong các cuộc tập trận khác, ngay cả tàu ngầm diesel điện cũ hơn cũng có thể đánh bại các biên đội tàu sân bay.

    Mỹ là quốc gia duy nhất có chiến lược hải quân dựa trên tàu sân bay, với hạm đội 10 chiếc đang hoạt động, nhiều gấp 10 lần số lượng tàu triển khai của đối thủ quân sự chủ yếu như Nga và Trung Quốc, những nước chỉ có một tàu sân bay trong biên chế.

    Giáo sư Roger Thompson, chuyên gia phân tích quốc phòng ở Đại học Kyung Hee, Hàn Quốc, cho rằng hàng loạt vũ khí diệt hạm uy lực được các đối thủ tiềm tàng như Trung Quốc, Nga và Iran phát triển trong những năm gần đây ngày càng trở thành mối đe dọa với tàu sân bay.

    Các tên lửa đạn đạo trên bộ có thể đóng vai trò sát thủ diệt hạm như DF-21 của Trung Quốc với tầm bắn 1770 km, vận tốc gấp 10 lần âm thanh. Trong khi một số tàu ngầm của Trung Quốc và Nga có thể dội mưa tên lửa hành trình chính xác từ xa, vượt qua lớp phòng thủ của hạm đội tàu sân bay Mỹ.

    Nhiều quốc gia cũng sở hữu ngư lôi siêu khoang có tốc độ hành trình hàng trăm km/h dưới lòng biển, khiến tàu Mỹ khó có thể tránh nếu chúng lao thẳng tới. Báo cáo của Viện Rand năm 2015 về mối đe dọa Trung Quốc với chiến hạm mặt nước Mỹ cho rằng nếu chiến tranh xảy ra, tàu sân bay Mỹ ngày càng phải hứng chịu nhiều rủi ro.

    Trong khi đó, lãnh đạo hải quân Mỹ ra sức bảo vệ tàu sân bay. Trong cuộc phỏng vấn cuối năm ngoái, Đô đốc Scott Swift, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ ca ngợi sự linh hoạt của các tàu sân bay và khẳng định chúng vẫn rất "đáng tin cậy", đủ vững chắc để triển khai đến khu vực chiến sự. Tuy nhiên, khi đề cập tới các vũ khí diệt hạm mới, ông cho rằng mô hình tác chiến tàu sân bay không còn "khả thi" so với 15 năm trước.


    Tàu sân bay USS Carl Vinson tuần tra Biển Đông

    Một số nhà phê bình và cựu quan chức cao cấp Bộ Quốc phòng Mỹ cho rằng Washington đã tốn quá nhiều ngân sách cho vài chiếc tàu sân bay đắt đỏ, dễ bị tấn công.

    Tuy nhiên, với sự ủng hộ mạnh mẽ của Quốc hội, hải quân Mỹ vẫn tiến hành kế hoạch. Trong thập niên 1990, khi chi tiêu quốc phòng bị cắt giảm do Chiến tranh Lạnh kết thúc, Quốc hội Mỹ ban hành đạo luật yêu cầu hải quân duy trì hạm đội 11 tàu sân bay, cho phép lực lượng này vận hành 10 chiếc trong khi một tàu được đại tu. Khi siêu tàu sân bay Ford được biên chế, Mỹ sẽ sở hữu hạm đội tàu sân bay 11 chiếc.

    Trump không nói rõ phương thức giúp hải quân Mỹ sở hữu 12 tàu sân bay trong bài phát biểu. Nhưng ông tuyên bố các siêu tàu sân bay lớp Ford sẽ không thể bị tấn công, do chúng là các khí tài tốt nhất của Mỹ. "Chiếc tàu này là vô địch. Đây là tàu lớn nhất, tốt nhất và mạnh nhất", Trump khẳng định.

    Hạn chế của siêu tàu sân bay mới

    Bình luận viên Scot Patrow cho rằng Trump đã không nhắc đến việc nhà máy đóng tàu Hungtington Ingalls hạ thủy siêu tàu sân bay lớp Ford cách đây hơn ba năm nhưng đến nay hải quân Mỹ vẫn chưa thể biên chế và sử dụng con tàu do mắc những lỗi nghiêm trọng. Rất nhiều hệ thống công nghệ cao không thể hoạt động, gồm cả các trang bị cơ bản như cáp hãm đà.

    Ông Ray Mabus, người mới rút lui khỏi vị trí Bộ trưởng Hải quân, cho biết tàu sân bay USS Gerald R. Ford "là một thất bại trong ngành đóng tàu bởi những sai lầm nối tiếp nhau".

    Nhiều nhà phê bình chỉ trích các tàu sân bay là sai lầm chiến lược. Jerry Hendrix, đại tá hải quân về hưu và cựu quan chức Bộ Quốc phòng, giám đốc Chương trình Đánh giá và Chiến lược Quốc phòng thuộc Trung tâm An ninh Mỹ mới (CNAS) cho rằng tàu sân bay tạo cơ hội cho đối thủ của Washington tiêu diệt khí tài đắt đỏ bằng vũ khí rẻ tiền. Theo tính toán của ông, số tiền mà Mỹ bỏ ra để đóng một tàu sân bay có thể cho phép đối thủ chế tạo tới 1.227 tên lửa diệt hạm.

    "Đối thủ có thể chế tạo nhiều tên lửa hơn bằng khoản tiền chúng ta đổ vào tàu sân bay, nhờ vậy họ vượt qua năng lực phòng thủ của chúng ta", Hendrix nói.

    Nhiều chuyên gia cho rằng cấu hình tàu sân bay hiện nay đều có chung lỗi nghiêm trọng là lực lượng tiêm kích hạm. Tất cả tàu sân bay Mỹ đều sử dụng tiêm kích F/A-18E/F Super Hornet, loại máy bay có thể không phát huy hiệu quả trong một số cuộc xung đột.

    [​IMG]
    Tàu sân bay USS Gerald R. Ford sau khi hạ thủy. Ảnh: Reuters.

    Để đảm bảo tương đối an toàn, tàu sân bay Mỹ sẽ phải ở khu vực cách xa mục tiêu tới 2.300 km, ngoài tầm bắn của các tên lửa Dong Feng. Ttrong khi đó, tiêm kích F-18 chỉ có bán kính chiến đấu 740 km.

    Việc hiện diện ở khoảng cách xa 2.300 km tới mục tiêu buộc phi đội Super Hornet phải tiếp liệu trên không nhiều lần khi bay đến mục tiêu và trở về, một điều bất khả thi. Do đó, tàu sân bay không thể triển khai các chiến đấu cơ đến vùng chiến sự của đối thủ xứng tầm trong tương lai.

    Tiêm kích F-18 sẽ được thay thế bằng các tiêm kích hạm F-35C vào năm 2020, nhưng chúng cũng chỉ có tầm hoạt động 1.046 km. McGrath cho rằng tiêm kích tầm ngắn sẽ làm suy yếu sứ mệnh của tàu sân bay. "Hải quân Mỹ vẫn chưa thiết kế và tài trợ cho chương trình chiến đấu cơ có thể bay 1.609 km, thả bom và trở về", Bryan McGrath, phó giám đốc Viện Hudson thuộc Trung tâm Sức mạnh hải quân Mỹ, cho biết.

    Chi phí chiến lược của tàu sân bay tăng gấp nhiều lần vì chúng không hoạt động độc lập, cần biên đội tàu hộ tống lớn trong cụm tàu sân bay chiến đấu. Mỗi tàu sân bay thường được ít nhất 5 tàu khu trục hạm và tuần dương hộ tống, cùng ít nhất một tàu ngầm, biên đội tàu hậu cần và trực thăng săn ngầm.

    Khi tiếp cận gần bờ biển, tàu sân bay cũng được biên đội máy bay săn ngầm P-8 Poseidon từ các căn cứ mặt đất bảo vệ.

    Hiểm họa từ các vũ khí lạc hậu

    Đối với chỉ huy tàu sân bay, vũ khí đáng sợ nhất là ngư lôi được phóng ra từ tàu ngầm đối phương, thứ vũ khí đã tồn tại hàng chục năm nay. Hầu hết ngư lôi hiện đại không nhắm thẳng vào thân tàu, chúng được lập trình để nổ ngay bên dưới, tạo khối bọt khí hất tàu văng khỏi mặt nước và rơi xuống, làm vỏ tàu suy yếu và có thể gãy đôi.

    Trong nhiều thập kỷ, giới phê bình đã chỉ trích hải quân Mỹ không phát triển lớp phòng thủ hiệu quả nhằm đối phó ngư lôi hiện đại. Một báo cáo năm 2016 của Phòng Đánh giá và Thử nghiệm Vận hành thuộc Lầu Năm Góc cho biết hải quân Mỹ đã có các bước tiến quan trọng, nhưng hệ thống này vẫn còn nhiều hạn chế lớn.

    Giới chuyên gia cũng cho rằng tàu sân bay sẽ gặp nguy hiểm trước phiên bản nâng cấp của loại tàu chiến cũ nhất đang được sử dụng là tàu ngầm diesel điện, phương tiện được sử dụng trong cả hai cuộc thế chiến.

    Tàu ngầm diesel điện có ưu điểm là kích cỡ nhỏ, sử dụng năng lượng điện, chạy êm, khó phát hiện và giá rẻ hơn các tàu ngầm hạt nhân. Đồng minh và đối thủ của Mỹ đã đóng nhiều tàu ngầm loại này với hơn 230 chiếc đang được biên chế, trong đó Trung Quốc có 83 chiếc và Nga sở hữu 19 tàu.

    "Chúng ta đã chi hàng tỷ USD để đóng tàu sân bay thiên về phòng thủ, hy sinh khả năng tấn công của hạm đội. Chúng ta chi rất nhiều tiền phòng thủ một con tàu chỉ để triển khai 44 chiến đấu cơ trên biển", chuyên gia Hendrix nhấn mạnh.

    http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gi...-tau-san-bay-mo-uoc-cua-trump-3553513-p3.html
    --- Gộp bài viết: 11/03/2017, Bài cũ từ: 11/03/2017 ---
    Nguồn gốc:

    Special Report : Aircraft carriers, championed by Trump, are vulnerable to attack

    http://www.reuters.com/article/us-usa-trump-carriers-specialreport-idUSKBN16G1CZ
    --- Gộp bài viết: 11/03/2017 ---


    Chuyên gia quốc phòng phương tây có cùng ý kiến với tôi ngày trước, năm ngoái, nhưng có đồng chí nào ở đây chịu nghe đâu

    Tôi đã từng nói trước đây thay vì đóng TSB vốn chỉ là 1 cái xà lang chở máy bay, Nga, TQ để tiền đóng tàu chiến mang nhiều tên lửa tấn công (lẫn tàu ngầm), thay cho TSB, vì mỗi chúng đều đóng vai trò tấn công hiệu quả được, mỗi quả tên lửa là 1 phương tiện tấn công, cũng như học thuyết sử dụng các máy bay chiến đấu hạng trung, hạng nặng làm Mini Awacs Su-30, J-16. Để lấp khoảng trống thiếu hụt số lượng AWACS cũng như ko cần xây dựng nhiều AWACS và phải dành tiền duy trì, trong khi vẫn đảm đương được khả năng liên hợp chỉ huy giữa các máy bay với nhau, trong khi điểm yếu cố hữu của học thuyết TSB Mỹ chính là phương tiện tấn công có bán kính chiến đấu quá thấp
    Lần cập nhật cuối: 11/03/2017

Chia sẻ trang này