1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếu ngạo giang hồ

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi dearfriend, 04/05/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. dearfriend

    dearfriend Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    388
    Đã được thích:
    0
    Tiếu ngạo giang hồ

    Từ lâu tôi đã muốn một lúc nào đó mình bày tỏ cảm nhận của mình với quyển "Tiếu ngạo giang hồ" của Kim Dung, nhưng mãi vẫn chưa thể gõ được cái gì nên hồn. Phần vì khi đọc truyện thì thấy dào dạt cảm hứng, nhưng đến khi muốn đưa cảm xúc của mình ra thì lại thấy không đủ thời gian. Giống như nhiều thứ khác mà tôi đã đưa ý nghĩa của nó vào cuộc sống của mình, trong lòng tôi thi thoảng lại thấy mình phải nghĩ về nó, mà như không bao giờ dứt hẳn. Giờ đây vắng lặng, không có gì để thúc dục, có một chút thời gian thư giãn, tôi có thể bắt đầu để cho một phần suy nghĩ tìm được một chỗ đứng khác, thay vì thỉnh thoảng lại trăn trở trong đầu.
    Luận về truyện TNGH hay về truyện của Kim Dung cũng lắm, mà tôi đọc cũng ít, chắc vẫn chưa nắm được hết các quan điểm nhìn nhận. Nhưng với những bài bình luận tôi đã đọc thì tôi không cảm thấy thoải mái, vì những gì họ nghĩ không phải cái tôi tìm thấy ở TNGH. Vừa rồi đọc 2 bài bình luận, một bài về triết học phương Đông, một bài về mô tả tính cách của Lệnh Hồ Xung, nghe nói "triết học phương Đông trong truyện TNGH" thì cảm thấy to tát ghê gớm, đọc vào trong mới thấy hoá ra nhà phê bình chỉ lôi cái "vô chiêu thắng hữu chiêu" trong kiếm thuật của Lệnh Hồ Xung để bàn, còn tính cách của Lệnh Hồ Xung thì lại lấy cái đó gắn liền với thành công của LHX trong kiếm thuật. Thế nhưng, liêu tất cả những cái đó có thực là chỗ tâm đắc của Kim Dung?

    Tôi đọc Tiếu ngạo giang hồ mà như đọc tấm lòng của Kim Dung, chắc cũng không dưới 30 lần, chưa kể lần đầu tiên xem phim bộ của Hồng Kông. Cái hay của TNGH với tôi không nằm ở trong kiếm thuật, cũng không nằm ở trong cái vô chiêu thắng hữu chiêu, mà nằm ở cái khí thế hào hùng xuyên suốt trong toàn bộ tác phẩm, những nhân vật trong bộ truyện nếu tách bỏ ra khỏi những yếu tố võ thuật hoang đường thì về mặt tính cách không khác những nhân vật trên đời thực là mấy, khiến cho tôi có cảm giác như họ ở đâu đây quanh mình. Chắc chẳng có nhiều truyện kiếm hiệp mà ở đó lại có những con người như Lâm Bình Chi, Nhạc Linh San cũng có những cuộc sống tốt đẹp là thế, mà cuối cùng lại bị cuộc sống xô đẩy, để rồi đến kết cục bi thương. Câu chuyện của họ kết thúc không có hậu, Nhạc Linh San chết rồi mà nỗi oan chưa dứt, nhìn lại cuộc sống quanh ta có phải cũng thế, đâu phải ở hiền là lúc nào cũng gặp lành. Cái hay nữa là cái triết lý cuộc sống mà những nhân vật ấy, từ Lệnh Hồ Xung, Nhạc Linh San, Nhạc Bất Quần, Ninh nữ hiệp, Phong Thanh Dương v.v... mang lại, hay đó cũng chính là quan điểm sống của Kim Dung? Nếu ta hoà mình trong thế giới của TNGH, có thể được sống những giây phút lãng mạn trên ngọn núi Sám Hối, ngồi trên quán vắng ngắm nhìn hồ sen nhâm nhi chén rượu nơi Hàng Châu, hay trở thành kẻ bất cần đến mạng sống của chính mình vì những gì ta cho là đúng. Văn phong của Kim Dung là phong cách mà tôi thích, không nặng về miêu tả rườm rà mà chỉ như những đường nét phác thảo, ấy vậy mà nó như khơi gợi, khiến người đọc lại có thể tưởng tượng được toàn bộ phong cảnh. Tiếu ngạo giang hồ là tên bản nhạc, nhưng trong bộ truyện thi thoảng mới thấy người ta đánh đàn, sao Kim Dung lại lấy nó làm tên bộ truyện? Tôi đọc đi đọc lại rồi lại cảm thấy rằng không lấy tên ấy thì lấy tên gì hợp hơn, khi mà cái tinh thần trong TNGH là người quân tử thích làm gì thì làm, tựa hồ như nước chảy mây trôi chẳng biết đâu là chỗ dừng, chỉ cần không hổ thẹn với lương tâm là đủ rồi ( Phong Thanh Dương), khi ấy ta có thể "tiếu ngạo giang hồ".

    Love me two times
    One for tomorrow
    One just for today.
  2. sun_shine_sad

    sun_shine_sad Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/10/2002
    Bài viết:
    557
    Đã được thích:
    0
    Trong mấy bộ truyện của Kim Dung thì tại hạ thấy cái tên Tiếu Ngạo Giang Hồ là hay nhất và cũng hợp với nội dung của truyện nhất đấy chứ. Tại hạ thì chả hiểu biết tí ti rì về tiếng Hán . Nhưng cũng lờ mờ đoán được tiếu ngạo có nghĩa là tiếng cười. Cười chốn giang hồ đen bạc , giả dối , cười con người lòng dạ thâm hiểm ... Coi bộ cười mà như khóc !
    Don't dream it. Live it!
  3. saint81

    saint81 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/12/2001
    Bài viết:
    412
    Đã được thích:
    0
    Bạn dearfriend viết hay quá !! Tôi cũng rất thích Tiếu Ngạo Giang Hồ , theo tôi đây là một trong những tác phẩm thành công nhất của Kim Dung . Hơ, chẳng biết nói sao , nhưng đọc TNGH , để thấy lòng lắng lại , hòa nhập vào một không gian trầm mặc đầy tính Á Đông . Còn gì tuyệt vời hơn là được vứt bỏ hết mọi phiền hà trần thế , cùng người mình yêu ngao du sơn thủy , hay ngồi khề khà đối ẩm với bạn tri kỷ , nghêu ngao dăm câu hát ngạo đời ...
    Xuyên suốt TNGH , giữa một chuỗi dài những bi kịch , những mưu toan danh lợi , vẫn sáng lên đâu đó cuối chân trời những viễn cảnh tốt đẹp của ngày mai . Cái hay , cái đẹp của TNGH là những bi kịch không bao giờ bị đẩy đến tột cùng , đôi khi lại mang ý nghĩa tích cực giải quyết sự cùng quẫn cho một hay nhiều nhân vật . Ai dám nói Nhạc Linh San đau khổ khi chết ? Hoặc giả , trong phút cuối cùng trước lúc lìa đời , Nhậm Ngã Hành không cực kì thống khoái ?
    TNGH còn xuất sắc trong việc khắc họa các nhân vật . Ngoài một thế giới thật với hỗn độn những xảo trá , quỷ quyệt được bê nguyên vào trong truyện , còn đó những hình ảnh nhân vật thật ấn tượng . Kia là Mạc Đại tiên sinh(không hiểu sao tôi cứ liên tưởng đến cố thi sĩ Bùi Giáng), điêu linh cổ quái với khúc nhạc Tiêu Tương chông chênh và não lòng như tiếng khóc tiễn đưa những âm hồn nơi đầu mũi kiếm về nơi cực lạc. Nọ lại là tiếng khóc hận không thành tiếng cho một kiếp đọa đày của Lâm Bình Chi , rồi tiếng mõ vang lên đầy trúc trắc , trúc trắc như tâm sự của cô gái hơ hớ xuân thì lại lỡ trói mình vào chữ không ...Và kìa , có phải là giấc mơ hồ điệp của Trang Chu đang hóa thân vào bước chân của gã cuồng đồ bạc hạnh Lệnh Hồ Xung ?
    Xử thế nhược đại mộng ​
    Hồ vi lao kỳ sinh ?​
  4. dearfriend

    dearfriend Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    388
    Đã được thích:
    0
    Đầu tiên tôi cũng cân nhắc không biết ta nên nói về Tiếu ngạo giang hồ theo trình tự nào? Nếu thử nói theo từng nhân vật thì có thể rất hay nhưng lại rất khó, vì các nhân vật hoạt động xuyên suốt cả bộ truyện làm ta khó có thể nắm bắt, vả lại họ thường xuyên va chạm lẫn nhau khiến cho nếu ta mô tả từ người này đến người khác thì e không tránh khỏi những chỗ trùng lặp.
    Vậy thì hãy thử cùng nói về TNGH theo cách thức mà chính Kim Dung đã chọn, dường như dễ dàng hơn. Mời chư vị cùng "túc tắc" tham gia.
    ==================================
    Tiếu ngạo giang hồ quyển 1
    " Gió xuân đầm ấm
    Ngàn liễu xanh tươi
    Hoa phô sắc thắm
    Hương nức lòng người
    Tiết trời vào buổi đang xuân, ánh dương quang sán lạn khắp miền Nam."
    Có một lần khi môt tả phong cảnh của Phước Oai tiêu cục tôi đã nói về một mầu tuyết trắng long lanh, ánh mặt trời toả sáng nhưng không chói lọi, những gương mặt tươi tắn với nụ cười rạng rỡ. Đọc lại đâu có thấy đoạn nào chính xác như vậy? Ấy là thứ văn phong của Kim Dung, không hào nhoáng và rườm rà, chỉ như đường dẫn cho trí tưởng tượng của ta tự tạo ra phong cảnh thực, tự tạo nên chi tiết của chính mình. Quyển 1 không chứa đựng nhiều triết lý, mà là một sự mở đầu giúp người đọc hoà nhập vào một hoàn cảnh của một giai đoạn lịch sử .
    Mới đọc quyển 1 đã thấy ngay sự khác biệt của TNGH với những bộ truyện khác, tuy vẫn nặng về đánh đấm nhưng lại đi sâu vào suy nghĩ của từng nhân vật, điều mà các bộ truyện khác ngoài việc mô tả người này phóng chưởng thế này, người kia đánh đỡ thế kia ... không bao giờ làm. Nhân vật chính ở quyển 1 là Lâm Bình Chi, sinh ra là một công tử đẹp trai tốt bụng ở một tiêu cục giàu có và nhiều thế lực, chỉ vì giữa đường thấy chuyện bất bằng nhảy vào can thiệp mà khiến cho cả gia đình bị tận diệt. Nếu đã từng đọc TNGH nhiều lần ít người có thể nhớ đến cảm xúc đầu tiên khi đọc quyển 1, ấy là đinh ninh LBC sẽ là nhân vật chính nhất, sau này sẽ phát triển được một thứ võ công thượng thừa và có một kết cục suôn sẻ. Nhưng trong bộ truyện này thì không phải như vậy, LBC là một nhân vật quan trọng nhưng không phải người chính yếu nhất, chỉ chiếm vị trí ngang bằng như những nhân vật khác như Nhạc Linh San, Nhạc Bất Quần ... Quyển 1 Kim Dung đã khéo léo khắc hoạ qua câu chuyện của các nhân vật một hình ảnh toàn cục của tình hình lúc bấy giờ, giúp ta hoà nhập vào bối cảnh, không phải chỉ trong giới võ lâm mà cả ở trong suy nghĩ về các mặt bình thường của những con người ít tuổi, nhiều tuổi. Có lẽ chính mặt độc đáo thường chỉ được mong đợi trong các tiểu thuyết lãng mạn hay hiện thực ấy của TNGH đã làm các nhân vật trở nên gần gũi với người đọc.
    Thỉnh thoảng tôi vẫn có cảm giác những con người trong TNGH như không phải hư cấu, mà dường như đã tồn tại ở một khoảng thời gian, đã lâu lắm rồi. Điểm này dường như Saint 81 chắc cũng chung sở thích với tôi, học một phần cách cư xử của thế giới từ Kim Dung qua TNGH.

    Love me two times
    One for tomorrow
    One just for today.
  5. tieudongta

    tieudongta Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2002
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    Hay quá, tôi rất thích nhân vật Mạc Đại tiên sinh và cứ thấy như có gì quen thuộc, giờ mới nhận ra trong hồn thơ của Bùi Giáng tiên sinh.
    Còn giấc mộng Trang Chu chẳng phải đã bao người đời sau vẫn còn luôn ước mộng sao!
    TNGH luôn ẩn chứa chính ước vọng của tôi, một cuộc sống bình an và cả lạc thú nữa, trong hoàn cảnh nào cũng vẫn còn đó những ý nghĩ tích cực dù biết rằng "mái tóc người ta có còn xanh mãi được chăng?"

    Vũ vô kiềm toả năng lưu khách
    Sắc bất ba đào dị nghịch nhân
  6. Rce

    Rce Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2001
    Bài viết:
    3.692
    Đã được thích:
    0
    Trong Tiếu Ngạo Giang Hộ, đệ thích nhất những đoạn viết về rượu. Đệ cũng chẳng nhớ hết nhưng đọc lần nào cũng thấy hay. Nếu so sánh về viết văn tả rượu, tầm hồn rượu thì Kim Dung viết về rượu ăn đứt Cổ Long. Trong Kim Dung, người uống rượu luôn khoáng đạt, tâm hồn tự do, tự tại (ngoài đợi thì không thế ạ, ngoài đời đệ chỉ thấy uống bia là như thế ạ, chắc tại tửu lượng của đệ thấp kém). Ở Cổ Long, phần viết về rượu đệ cho là hay nhất là trong Tiểu Lý Phi Đạo. Cái đoạn Lý Tầm Hoan uống nước lã (hay nước lọc gì đó) cũng say như uống rượu (thế này đỡ tốn của) là đỉnh nhất. Còn những chuyện khác viết về rượu đệ không thích lắm.
    À, về rượu thì đệ cũng ấn tượng về 1 chuyện của Nhất Giang (hình như là Xác chết loạn giang hồ hay Đàn chỉ thần công gì đó). Có đoạn tả về phong cách người uống rượu... Nào là uống nhấp môi, uống trâu bò (cứ ừng ực)... Từ cách uống rượu mà định ra tính cách. Cái đó cũng hay.
    Lạy Chúa, thiên đường, con thú tội,
    Vì nàng đẹp quá khiến con yêu.
    Nếu Chúa cho rằng yêu là tội,
    Thì con phạm tội cả đời, Chúa ơi!!!
  7. trungphongqkamejoko

    trungphongqkamejoko Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/02/2002
    Bài viết:
    414
    Đã được thích:
    0
    Tiếu Ngạo giang hồ. Khi đọc lần một thì tôi thấy cái tên ấy không được hợp lắm. Đó chỉ là tên của một khúc "cầm tiêu hợp tấu" gắn liền với một bi kịch mà thôi. Đọc lần thứ hai tôi mới phát hiện ra rằng mình vẫn run lên ở đoạn Lệnh hồ xung cắt máu tay cứu cô bé bị bạo bệnh trong khi Nhạc bất quần đứng nhìn từ bên ngoài. vẫn run lên khi Ninh trung tắc hấp hối nói những lời mẫu tử với lệnh hồ xung. Vẫn run lên khi Nhạc Linh San thổ lộ nỗi lòng với Lâm Bình Chi mù mắt, còn Lâm Bình Chi thì đau đớn chửi bới người yêu. Không chỉ lần đó mà các lần sau cứ đến những đoạn đó tôi đều không thể kiềm chế được cảm xúc của mình. Càng đọc càng thấm thía thế nào là "tiếu ngạo giang hồ". Kẻ quân tử thì lại chính là tiểu nhân. Người chính phái thì ném đá giấu tay, giết hại đồng môn, trong khi ma giáo cũng không phải là không có tình người. vậy đâu là đúng, đâu là sai, đâu là thật đâu là giả, đâu là bàng môn tả đạo đâu là chính tông, đâu là hạnh phúc đâu là đau khổ. Tất cả chỉ như trận cười ngạo nghễ thế gian.

    Old Q

  8. TDCT

    TDCT Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2001
    Bài viết:
    1.183
    Đã được thích:
    0
    Cười cho cái dối trá của những kẻ ta vẫn cho là tốt, cười cho cái đẹp trong tâmhồn những người vốn được cho là kẻ xấu...
    <- Tiếu ngạo giang hồ mang tiếng cười với nhiều nỗi buồn vui lẫn lộn...
    .:: If you can understand the me than I can understand the you ::.
  9. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Các bằng hữu viết hay lắm. Bằng hữu dearfriend tiếp tục nhé, chờ đợi các bài viết tiếp của bằng hữu. Kiều mỗ đọc xong TNGH lòng cảm thấy thơi thới, nhưng sao bên cạnh đó vẫn còn nỗi trăn trở băn khoăn. Để thư thả sẽ giải bày cùng chư vị.

    Xuân tàm đáo tử ty phương tận
    Lạp chúc thành hôi lệ thủy can
  10. sun_shine_sad

    sun_shine_sad Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/10/2002
    Bài viết:
    557
    Đã được thích:
    0
    Tiếu ngạo giang hồ quả là một bộ truyện của KD để lại dư âm sâu đậm nhất trong lòng các độc giả . Trọng điểm tình cảm của bộ truyện này phải nói là tình yêu nam nữ . Xét về mặt này thì Tiếu ngạo giang hồ không mấy thua kém những tiểu thuyết tình cảm khác . Những bi kịch ái tình được ***g vào bối cảnh giang hồ đậm chất kiếm hiệp .
    Đọc truyện ta cảm thấy bùi ngùi thương cảm cho gã Lệnh Hồ quay mặt ăn năn nơi ngọn Sám Hối mà lòng nhói đau với theo hình bóng cô tiểu muội xa dần dưới chân núi ,chỉ còn vẳng lại tiếng hát thanh thót bài dân ca tỉnh Phúc Kiến như lưỡi dao bén cứa vào lòng gã chung tình . Rồi một xúc cảm vừa giận vừa thương cho gã Lâm Bình Chi vì oán thù che mắt đã tự diệt không chính hạnh phúc bản thân mình mà còn của người mình yêu ( theo tôi thì LBC có yêu NLS thật lòng ). Đối với Nhạc Linh San thì có cả thương cả tức. Trong những hồi đầu của tiểu thuyết ta gặp một NLS trẻ trung hồn nhiên tinh nghịch bao nhiêu thì cái kết bi thương với nàng lại khiến người đọc thương cảm bấy nhiêu. Tôi khá thích LHX nên phải dùng từ bực tức với NLS. Cô nàng này đường quang không đi lại đâm đầu vào bụi rậm thế nhưng chuyện tình cảm nếu không do sự sắp đặt của tâm hồn thì giả tạo quá.
    Don't dream it. Live it!

Chia sẻ trang này