1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếu ngạo giang hồ

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi dearfriend, 04/05/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. gio_mua_dong

    gio_mua_dong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    3.259
    Đã được thích:
    0
    Cuộc sống là một ngã ba ngã bẳy ..Nhiều khi không biết đi về đâu ... Đọc Tiếu Ngạo Giang Hồ cảm giác rằng cuốc sống vẫn cứ trôi ta cứ bước , cười một tiếng đời tiêu dao .. Nhấc môi lên , chén rượu đào ta còn tiếc chi ..
    Cuộc sống hai mặt ..Như cái tốt vẫn rồi sẽ tốt , đó chính là nhân quả của cuộc sống ... Hãy sống cho hết lòng sống mà thôi .
    Cha Mẹ nuôi con như biển hồ lai láng .
    Con nuôi Cha Mẹ sao tính tháng , tính ngày .
  2. Thieu_iot

    Thieu_iot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.998
    Đã được thích:
    0
    Người Pháp có một câu nói mà TIO vô cùng tâm đắc: "Le coeur a des raisons que la raison ignore" (Trái tim có những lý lẽ mà ngay cả lý lẽ cũng không giải thích được). Đọc Tiếu ngạo giang hồ, TIO lại thấy người Pháp với những triết lý của họ quá đúng!
    Một vị sư huynh thông minh, hài hước và hết lòng với mình lại không khiến trái tim cô gái Nhạc Linh San rung động bằng việc giữa đường thấy việc bất bằng chẳng tha và những câu sơn ca Phúc Kiến thủ thỉ của Lâm Bình Chi. Một cô gái luôn mang suy nghĩ tất cả đàn ông trên thế gian đều đáng khinh thường lại có thể hy sinh tất cả để cho một gã trai nát rượu thất tình bơ vơ được sống. Một cô gái quyết ý gửi tấm thân nơi cửa thiền thâm nghiêm tĩnh lặng nhưng không sao ép được trái tim thôi hướng về Lệnh Hồ đại ca khoáng đạt, ưa náo nhiệt... Than ôi, raisons du coeur!
    Mà nãy giờ mình nói lăng nhăng cái gì thế nhỉ?
    Vũ vô kiềm toả năng lưu khách
    Nguyệt hữu loan cung bất xạ nhân
    Được Thieu_iot sửa chữa / chuyển vào 18:45 ngày 07/05/2003
  3. Thieu_iot

    Thieu_iot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.998
    Đã được thích:
    0
    Đây, bàn về Tiếu ngạo giang hồ một cách nghiêm túc đây...
    Kim Dung đã tạo ra mẫu người lãng tử vô hạnh Lệnh hồ Xung, một kẻ chỉ biết sống theo trực giác chứ không bằng những nguyên tắc, sống thật với lòng chứ không theo đánh giá của dư luận. Công luận chia chính tà nhưng ai chính mà không có một phần tà, và ngược lại? Thậm chí nhân vật điển hình của phe chính, được mệnh danh Quân tử kiếm, lại che giấu một tâm địa quá tiểu nhân, trong khi một số kẻ trong đám đầu trâu mặt ngựa lại biết trọng danh dự và chữ tín, sống có tình nghĩa hơn.
    Kim Dung đã mở đầu Tiếu ngạo giang hồ bằng sự gặp gỡ trong tương đắc của hai trưởng lão, một thuộc phe chính, một thuộc phe tà. Tuy đối nghịch bên ngoài, nhưng thực ra cả hai đều nghĩa khí như nhau. Và kết quả của sự tương phùng ấy là bản nhạc Tiếu ngạo giang hồ được họ đồng sáng tác nên.
    Hai người rồi sẽ không tránh khỏi cái kết cục được nhìn thấy trước: chết bởi tay những kẻ mượn chiêu bài nguyên tắc, dư luận, chính tà. Nhưng trong bản nhạc hợp tấu hợp soạn, họ đã gieo một cái mầm và xướng lên một tiền đề. Ðể rồi về cuối, thuộc hai bên chính tà sẽ có hai người trẻ biết sống tự nhiên, không màng đến cái vỏ bề ngoài, cái nhãn hiệu chính hay tà, nhờ đó có thể yêu nhau và đồng tái tấu bản Tiếu ngạo giang hồ xưa...
    Vũ vô kiềm toả năng lưu khách
    Nguyệt hữu loan cung bất xạ nhân
  4. saint81

    saint81 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/12/2001
    Bài viết:
    412
    Đã được thích:
    0
    Hô hô , " Thiên sinh Lưu Linh , dĩ tửu vi danh" , Trúc Lâm thất hiền , lấy đạo Lão Trang làm gốc , lấy rượu kết bạn ,tiêu dao cùng sơn thủy , xa lánh cõi lợi danh. Nói Lưu Linh vì khinh gã Lệnh Hồ kia xuất thân thấp hèn ,chẳng phải hàng tao nhân mặc khách ,lại thanh danh tàn tạ mà không nhận vào "Tửu giáo" , lại tủi hờn nơi chín suối có phải là khinh ngài lắm ư , còn đâu là cái phong khí của "Tửu đức tụng " nữa .
    Lại bàn tiếp về chuyện rượu , "nhậu" chẳng qua chỉ là một khái niệm dân dã để diễn tả chuyện uống rượu . Nói Lệnh Hồ Xung chỉ biết uống rượu mà không biết nhậu thì ... hơ hơ , không biết Boo đệ muốn ám chỉ chuyện gì . Hay là phải bàn qua tới cái gọi là "văn hóa nhậu" ? Hơ hơ , về chuyện này có nhiều chổ để tán láo lắm , e rằng làm loãng chủ đề mất thôi !
    Xử thế nhược đại mộng ​
    Hồ vi lao kỳ sinh ?​
  5. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Tiếu ngạo giang hồ, giấc mơ thật đẹp! Nhưng than ôi, con người có thể thực sự được "tiếu ngạo", được "hành vân lưu thủy" chăng?
    Hầu như trong tất cả các tác phẩm trước Tiếu ngạo giang hồ, chúng ta đều phảng phất thấy hình bóng của tư tưởng Lão Trang. Là Hoàng Dược Sư kô phân chính-tà, là Dương Qua cuồng ngạo với đời, hay là Trương Vô Kỵ cũng "tiếu ngạo giang hồ" với Triệu Minh đó thôi. Những người như Hồng Thất Công, như Kiều Phong, thần long kiến thủ bất kiến vĩ, vì chính nghĩa ra sức, khi cần thiết thì sảng khoái cạn chén rượu nồng, cũng có thể nói là tiếu ngạo vậy.
    Nhưng Kim Dung đã thất bại một phần nào với các nhân vật đó. Đông Tà tuy mang tiếng tà, nhưng thực sự là một bậc thiên tài kô gặp thời, nên uất ức mà ra thế. Dương Qua biệt tích giang hồ, để lại mảnh giang sơn gấm vóc bị giày xéo dưới vó ngựa Hung Nô. Hồng Thất Công thì kô phải là nhân vật chủ đạo. Còn Kiều Phong, chỉ vì thân phận Khiết Đan, mà một thân anh hùng phải khổ sở long đong, cuối cùng ôm hận nơi Nhạn Môn Quan bi tráng.
    Kim Dung đã thất bại khi tạo nên hình tượng người anh hùng lí tưởng Tiêu Phong. Chính vì thế Kim Dung đã quay qua Lệnh Hồ Xung. Tiếu ngạo giang hồ quả rất hay, rất đẹp, nhưng nó đã được Kim Dung lược bỏ một số yếu tố để có thể trở nên đẹp như thế: quốc gia - dân tộc - lịch sử. Trong TNGH, chỉ có các bang phái của Trung Nguyên, dưới Minh triều, tranh giành với nhau mà thôi, tuyệt nhiên kô có đả động đến lịch sử, đến quốc gia, đến dân tộc. Đó là lợi thế của Lệnh Hồ Xung, và cũng là bi kịch của Tiêu Phong. Tiêu Phong đã kô thể thực hiện giấc mơ tiếu ngạo của mình, cùng A Châu săn chồn đuổi thỏ, chỉ vì thân mang gia thù, mà mối thù ấy, thực ra cũng chỉ vì quyền lợi dân tộc, giai cấp mà thôi. TNGH kô có những thứ ấy, cho nên Lệnh Hồ Xung mới có thể ung dung thảnh thơi khoái lạc.
    Cũng cần nói thêm, Kim Dung cũng đã tạo khá nhiều yếu tố thuận lợi để Lệnh Hồ Xung thực hiện giấc mơ của mình. Thử hỏi nếu Nhậm Ngã Hành kô bất đắc kỳ tử thì kết cục sẽ như thế nào? Máu tẩy Hằng Sơn biệt viện, và Hắc Mộc Nhai Doanh Doanh tử biệt Xung lang? Ở đây "ông trời" đã giúp Lệnh Hồ Xung, cũng như giúp cho giấc mơ tiếu ngạo vậy.
    Lệnh Hồ Xung đã quá may mắn khi kô bị cuốn vào vòng xoáy của lịch sử, của hận thù quốc gia dân tộc. Nhưng trong thực tế, con người có thể thoát khỏi những qui luật đó kô? Giấc mơ tiếu ngạo chỉ mãi mãi là một giấc mơ đẹp mà thôi, để khi giậc mình tỉnh giấc, sẽ nhận thấy bao nhiêu cay đắng ê chề xung quanh.
    Xem ra, chỉ có Trương Vô Kỵ và Triệu Minh, mới có thể nói là "tiếu ngạo giang hồ" vậy.

    Xuân tàm đáo tử ty phương tận
    Lạp chúc thành hôi lệ thủy can
  6. iron_monkey

    iron_monkey Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/11/2002
    Bài viết:
    2.219
    Đã được thích:
    0
    Tỷ tỷ ui, KHC ta cũng có cao thủ mất quần à, hi hi, cứ tưởng mỗi tiểu đệ là ko giữ được vật bất ly thân đó
    À nè, bao giờ đi uống beer thì kêu đệ một tiếng nha, lâu rồi ko gặp tỷ, đệ cũng thấy nhớ nhớ là.
    Đợt này tương ngộ, tỷ đệ mình thả mình vô bia lạnh, "tiếu ngạo giang hồ" một phen cho đã hen

    |^.^|​
    (^_^)
  7. tieudongta

    tieudongta Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2002
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    Thiết hầu đệ ui, cao thủ đó còn ai vào đây nữa chính là đệ đấy. Còn chuyện beer thì khi nào đi tất nhiên phải gọi đệ rồi.
    Kiều bang chủ quá yêu thích nhân vật KP nhỉ đến topic TNGH này mà phân tích về KP nhiều hơn cả về LHX nữa.

    Vũ vô kiềm toả năng lưu khách
    Sắc bất ba đào dị nghịch nhân
  8. Majin_Boo

    Majin_Boo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    880
    Đã được thích:
    0
    Chẳng cần nói đâu xa tới tửu đạo , nhậu đạo hay gì gì đạo đi nữa ... Nhưng xem cảnh LHX uống rượu đệ chỉ thấy chán ngán vô cùng .
    Lần duy nhất hắn uống rượu sảng khoái là lần uống của lão ăn mày và uống chùa của Đan Thanh tiên sinh , còn các lần khác thì ... he he ... Xem Tiêu Phong uống rượu , thấy hào hùng chí khí , Đoàn Dự uống rượu thấy xót xa , Lý Tầm Hoan uống rượu gợi lòng thương cảm trắc ẩn ... Lệnh Hồ Xung thuộc loại mượn tửu binh giải phá thành sầu ... tìm quên trong men rượu , chính vì vậy ngay cả lúc hắn uống với Điền Bá Quang hay Hướng Vấn Thiên , chén rượu cũng phảng phất vị đắng !!
    He he , nếu mình có rượu , nhất định mời hắn 1 chung rồi bảo hắn biến quách đi cho mình uống sảng khoái 1 phát ...

    Majin-Boo

  9. dearfriend

    dearfriend Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    388
    Đã được thích:
    0
    Tiếu ngạo giang hồ quyển 3
    Quyển 3 là câu chuyện lãng mạn của LHX và Nghi Lâm. Gã LHX thương thế còn chưa lành mạnh hẳn đã đòi đến cạnh thác nước dưỡng thương, rồi lại ngồi nhớ Nhạc Linh San, nhớ khi luyện kiếm, nhớ khi bắt đom đóm bỏ vào màn để ngắm như sao trời. Nhiều người cho rằng cứ phải làm việc to lớn khác người vì người mình yêu mới là lãng mạn, ấy là sự lãng mạn có chút điên cuồng, còn đem cảm xúc của mình vào những gì bình thường nhất, có phải là lãng mạn theo kiểu ... lãng đãng? Tiền bối Kim Dung công lực cũng thật gớm ghê, già rồi mà còn nhớ bao niềm vui con trẻ. Nghi Lâm cùng LHX ngắm cảnh cầu vồng, ăn chung một trái dưa, niệm bồ tát mong cho LHX chóng khỏi bệnh, ngắm sao chổi rơi xa xa trên bầu trời, Nghi Lâm lúc ấy đã kịp ước một điều, nàng biết 2 người gặp nhau chỉ trong khoảnh khắc, chỉ mong có một ngày gặp lại LHX. Cuối cùng cũng gặp lại thật, ấy là khi phái Hành Sơn gặp nạn nơi rừng núi ...
    "Sư muội nói đúng đó. Trên đời chẳng có gì toàn mỹ được. Con người chịu trăm nghìn cay đắng đi tìm một vật, khi kiếm được vật đó rồi cũng vậy thôi, có khi còn liệng cả vật đó đi nữa."
    Ấy là LHX than khi chịu đau đớn lê bước đến thác nước mong được nhìn thấy ánh hồng của cầu vồng, nhưng lại chẳng thấy đâu. Hay ấy là triết lý của Kim Dung về cái sự bội bạc tham lam của con người, thấy cái gì hay ho cũng muốn chiếm về cho mình nhưng rồi cũng có dùng được lợi ích gì đâu? Cũng có khi lại có mới nới cũ, tìm kiếm những thứ xa vời mà không trân trọng cái tốt ở ngay cạnh mình.
    Chuyện về Lưu Chính Phong xin được phiếm đàm vào quyển 4, như vậy mới tránh khỏi một câu chuyện có đầu mà không có cuối.
    ========================================
    Lại nói về cái sự uống rượu. Majin_Boo nói đúng lắm khi cho rằng Kiều Phong, Đoàn Dự, Lý Tầm Hoan ... và LHX mỗi người uống một khác, trong đó nói về cái hào hùng hay cái tình cảm ở trong thì LHX chưa chắc đã bằng được. Nhưng nói rằng LHX không xứng danh đệ tử Lưu Linh thì e rằng không phải đạo. Tại hạ thi thoảng cũng nhìn thấy vài bức tranh Trung Quốc vẽ thần Lưu Linh, chả bao giờ thấy ngài mang đao kiếm, vị tất đã là uống rượu để đi đánh nhau, như vậy là ngài uống cũng đâu có hào hùng? Trông mặt ngài hồng hào tươi roi rói, như vậy cũng đâu có thất tình? E rằng ngài uống cũng chỉ để mà say ngất ngây rồi chân nam đá chân chiêu mà đọc câu thơ "tay cầm bầu rượu nắm nem, mải vui quên mất lời em dặn dò"
    Kieuphong huynh lại cho rằng LHX tiếu ngạo giang hồ chưa thể bằng Kiều Phong, Dương Qua, hay Trương Vô Kỵ. Theo tại hạ không phải thế. Tiếu ngạo giang hồ theo tại hạ nên hiểu ấy là tiếng cười của người quân tử vào thói nguỵ quân tử, người quân tử chỉ sống với lòng trong sạch mà chẳng cần can hệ đến người ngoài suy luận làm chi, với cái thú tiêu dao tự tại, đã là người giang hồ đâu cần những chữ Quốc gia - Dân tộc - Lịch sử để làm gì vì nếu thế thì người giang hồ đâu còn là người giang hồ nữa, mà đã chuyển sang làm chính trị rồi ... cho nên gã LHX mới xứng danh Tiếu ngạo giang hồ.
    Love me two times
    One for tomorrow
    One just for today.
  10. tieuthapnhatlang

    tieuthapnhatlang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2002
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Hì...hì... tiểu đệ chỉ làm phép so sánh thôi mà. So sánh để thấy lên sự khác biệt giữa 2 nhân vật, 2 phong cách, 2 ý tưởng, chứ kô phải để ca tụng một ai hay hạ thấp một ai.
    Gửi dearfriend: Bằng hữu có lẽ chưa hiểu ý tại hạ. Tại hạ chỉ than tiếc cho giấc mơ "tiếu ngạo" chỉ mãi mãi là 1 giấc mơ mà thôi, kô thể thành hiện thực được. Người giang hồ đúng là của giang hồ, nhưng họ vẫn là người, và như thế thì kô thể thoát khỏi vòng xoáy của lịch sử - dân tộc - quốc gia. Tiêu Phong đã kô có may mắn đó, và bị hãm vào vòng xoáy ấy. Lệnh Hồ Xung đã may mắn hơn. Tại hạ cũng kô nói Tiêu Phong "tiếu ngạo" hơn Lệnh Hồ Xung. Tại hạ cũng đã thử đặt 1 tình huống, giả như Nhậm Ngã Hành kô chết 1 cách kì cục, thì thử hỏi giấc mơ "tiếu ngạo" của Lệnh Hồ Xung còn đâu? Hay là lại bị cuốn vào vòng chém giết gió tanh mưa máu của giang hồ rồi? Nếu nói "tiếu ngạo" thật sự, tại hạ thấy Trương Vô Kỵ còn cao hơn Lệnh Hồ Xung. Bằng hữu cứ tiếp tục post bài cảm nhận về TNGH. Chúng ta sẽ phân tích, trao đổi, đào sâu thêm về vấn đề này. Thân ái!
    Tiêu...

Chia sẻ trang này