1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiêu Sơn Tráng Sĩ - Khái Hưng

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi Milou, 20/12/2002.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Tiêu Sơn Tráng Sĩ - Khái Hưng

    Hồi 1 - Người khách lạ


    Tuy mới vào khoảng đầu giờ Dậu, nhưng về tiết mùa đông, trời đã nhá nhem tối Các nhà, các hàng xén ở phố Từ Sơn đều đóng cửa. Chỉ trừ một hàng cơm là có ánh sáng. Và luôn luôn ở trong đưa ra tiếng cười nói ầm ỹ.
    Một trang thiếu niên ky sĩ, từ phía Nam tới, kìm ghì cương ngựa trước cửa hàng. Chàng y phục nai nịt gọn gàng, đầu đội nón lông đen, chân đi hia chẽn, cỗ quấn một cái khăn lụa trắng thắt lỏng, mối bỏ rủ sau lưng. Con ngựa của chàng sắc nâu xẫm, và tuy nhỏ thon, nhưng có dáng mạnh mẽ và khỏe dai. Trời lạnh buốt căm căm mà mình nó ướt đẫm mồ hôi, xem đó đủ đoán biết chủ nó đi từ xa lại.
    Thế mà mũi nó hục hặc thở ra hai luồng hơi khói, bốn gió nó cuốc xuống đất như gõ nhịp, để tỏ ý muốn là còn thừa sức chạy một thôi dài nữa. Ky sĩ lấy tay vỗ khẽ vào cổ ngựa nói:
    - Hãy thong thả, tuấn mã, đi đâu mà vội thế? Thầy trò ta nghỉ chân ăn lót dạ Chàng vừa toan xuống ngựa, thì mắt chàng ngẫu nhiên để tới một cái bảng gỗ vuông quét vôi trắng, trên viết những chữ nôm thật to, to đến nỗi trời đã gần tối hẳn mà chàng còn lỗ mỗ đọc được....
    Nhưng giữa lúc đó, sau một tiếng hét của con ngựa thì tiếng ồn ào cười nói trong hàng cơm im bặt. Rồi cánh cửa hé mở, một người thò đầu ra hỏi:
    - Ai?
    Không trả lời, thanh nhiên võ sĩ nhanh nhẹn nhảy ngoắt xuống đất, kéo và vuốt áo cho hết nếp răn vì lúc ngồi trên yên, chàng đã giắt vạt cả vào trong chiếc giây lưng điều. Đoạn, thong thả, dõng dạc, chàng bảo người vừa hỏi:
    - Chú còn đợi đến bao giờ mới ra giắt ngựa của ta vào tàu?
    ý chừng cho là lời nói đó hỗn xược, người kia mở mạnh cánh cửa bước ra đường đứng phưỡn ngực chống tay vào sườn, gật gù hỏi lại:
    - Anh có biết tôi là ai không mà dám nói xách mé như thế?
    Người khách mới đến mỉm nụ cười khinh bỉ thản nhiên đáp:
    - à, ra tôi lầm? ý chừng chú không phải là chủ quán hay người nhà hàng cơm.
    Rồi, sau khi đã buộc giây cương vào đầu một cái kèo ở mái hiên, chàng đi thẳng vào trong hàng, lớn tiếng gọi:
    - Chủ quán?
    Nghe tiếng chàng sang sảng, ngắm thân thể chàng cao lớn, mạnh mẽ, nhất lại nghe lách cách cái vỏ kiếm chàng đeo bên sườn đập vào ngưỡng cửa, người chủ hàng cơm hốt hoảng chạy ra khúm núm chào và lễ phép hỏi:
    - B ẩm quan lớn truyền... ?
    - Sắp rượn làm một con gà nhắm. Đoạn ra giắt ngựa vào tầu cho nó ăn thóc.
    - Dạ.
    Bốn người ngồi quây quần đánh tam cúc ở một cái phản bên dương mắt ngạc nhiên, yên lặng nhìn. Người ở ngoài đường quay vào nói to bảo bọn họ, có lẽ cốt để võ sĩ vừa tới nghe rõ :
    - Lệnh trên ban xuống cho anh em mình canh phòng ở đây, các chú phải cẩn mật, nếu vô ý để phạm nhân trốn thoát thì đầu anh em mình chẳng còn đâu! Dứt lời, bác cai - vì bọn đó là một viên cai và bốn tên lính - trèo lên ngồi chểm chệ trên một cái phản cao kê liền bên.
    Người trẻ tuổi mới đến tò mò đưa mắt quanh phòng rồi mỉm cười hỏi bọn lính:
    - Này các chú, có xảy ra việc gì mà việc canh phòng cẩn mật thế?
    Một người lính trỏ lên cái bảng cũng giống cái bảng treo ở ngoài cửa mà nói răng:
    - Đọc đó sẽ hiểu.
    Trong khi người khách lạ đứng lên cái ghế đẩu vuông để xem bảng, thì viên cai và mấy chú lính nháy nhau thì thầm:
    - Khả nghi?
    - Đề phòng?
    - Tôi hỏi tín bài hắn nhé?
    - Hãy thong thả. Nhưng phải luôn luôn để ý đến hắn. Mà khí giới để đâu cả?
    - Để cả dưới gầm phản.
    - Đeo dao ngay vào thắt lưng. Còn mã tấu, đoản kích thì của người nào, người ấy đặt ngay bên mìn để phòng biến. Mà se sẽ chứ chẳng hắn biết. Nghe chừng hắn ta cũng không phải tay vừa đâu.
    Người trẻ tuổi vẫn đứng trên ghế lẩm nhẩm đọc:
    "Quan trấn thủ trấn Kinh Bắc Nguyễn Mỗ có lời yết thị như sau này:
    "Từ khi đức Thái tổ Võ Hoàng đế đánh đuổi quân Tôn SĩNghị chạy như đàn chuột về Tàu, và trừ tiệt giặc giã quấy nhiễu trong nước, thì trăm họ đều đươc an cư lạc nghiệp. Nhưng gần đây một tên ngông cuồng dấy loạn để làm rối cuộc thái bình, nhân dân đầu ghét, đều oán coi như kẻ thù chung. Tên ấy là Nguyễn Đoàn người hạt Từ Sơn. Than ôi! Lưới trời tránh sao cho thoát, nhờ oai hoàng đế, bản chức đã bắt sống đươc tên phản quốc và đã hành hình nó rồi. Song dư đảng bọn giặc còn luẩn quẩn vùng này, mà trong bọn có một tên rất nguy hiể ưm ấy là tên Phạm Thái tức Phạm Phụng con tên nghịch tặc Thạch Trung Hầu, quán thôn Yên thi xã Yên Thượng, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn.
    "Phạm Thái vào trạc hai mươi tuổi, người vừa tầm, nhưng rất khỏe, rất giỏi võ Dưới đây có phác bức hình, hoa. theo những lời trình bày của các thám tử...
    ai bắt sống đươc Phạm Thái sẽ thưởng tiền một nghìn quan. Ai giết chết hắn sẽ thưởng tiền năm trăm quan.
    "Nhận đươc giấy yết thị nầy, các viên phân tri phải dán ở các ngã ba cùng cá tửu quán có đông người lai vãng. Lại cho lính ngày đêm canh phóng ở các nơi mà quân gian có thể tụ họp đươc.
    "Niên hiệu Cảnh Thịnh, Năm thứ năm, tháng chạp,. ngày mồng ba ".
    ở một góc bảng, có vẽ rất sơ sài diện mạo một người đàn ông và chua mấy hàng chữ sau này:
    "Mặt trái soan, miệng rộng, mắt hơi xếch lông mi rậm, tai to, có một nốt ruồi ở sau tai bên phải " Chàng trẻ tuổi bỗng nhiên cất tiếng cười vang. Bọn lính cơ ngạc nhiên nhìn nhau, rồi một người mạnh bạo hỏi:
    - Cớ sao đọc tờ yết thị của quan trấn thủ, nhà ngươi lại dám chế nhạo?
    Chàng kia quay lại đáp:
    - Không, ta có chế nhạo ai đâu? Ta chỉ tức cười chết đi vì câu:
    "Có một nốt ruồi sau tai phải". Thiết tưởng nếu tráng sĩ Phạm Thái là người rất khoẻ, rất giỏi võ như tờ yết thị đã nói, thì còn ai dám đến gần vạch tai hắn ra mà xem nốt ruồi?
    Thành thử câu chỉ thị đó thực là thừa.
    Dứt lời, chàng lại cười, lấy làm thích chí lắm:
    - Trời ơi? Sao không chua:
    Phạm Thái có cái mũi ở giữa mặt, có cái cằm ở dưới mũi, có phải dễ nhận hơn không?
    Viên cai đứng dậy quát:
    - Anh không được hỗn xược với quan trấn thủ?
    Chàng trẻ tuổi vờ nhún nhường đấu dịu:
    - Sao chú vội giận thế? Nào tôi có hỗn xược gì đâu? chẳng qua bàn một câu cho vui đấy thôi chứ.
  2. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0

    Vừa nói chàng vừa bước xuống đất, rồi như quên hẳn câu chuyện vừa xảy ra, chàng gọi:
    - Chủ quán?
    - Dạ.
    Một người to béo mặc áo cánh bông, đầu chít chéo vuông khăn nhuộm nâu, nặng nề đi lại gần, chắp tay chờ lệnh.
    - Chủ mi đâu?
    - Bẩm quan lớn? Chủ con đương làm nhắm hầu quan lớn.
    - Sao rượn ta gọi từ nãy vẫn chưa đem ra?
    - Bẩm, con, tưởng còn chờ nhắm.
    - Cứ đem rượn ra trước đã.
    - Bẩm có hâm nóng không?
    - Không cần. Mau lên?
    - Dạ? Nhưng ngài sơi rượn gì?
    - Rượn Cúc? Mau?
    - Dạ?
    Tức thì tên hầu rượn vào buồng lấy ra đặt lên bàn một cái nậm và một cái chén vại mà hỏi :
    - Bẩm công tử ngổi giường hay ngồi bàn?
    - Ngồi bàn được rồi. Mà sao đèn lù mù thế nầy. Chặp ba sợi bấc vào, rồi đi lấy thêm dầu rót cho đầy bát.
    - Dạ.
    Chàng trẻ tuổi uống luôn ba chén rượn đầy, chép miệng liếm môi chau mày nói lớn:
    - Hừ? Rượn thằng cha pha nước lã nhiều quá, uống chẳng mùi mằn gì?.. Quán?
    - Dạ.
    Tên hầu sợ hãi bước tới, vì hắn đã nghe rõ lời chê bai của ông khách. Nhưng ông khách ôn tồn hỏi:
    - Có mực không?
    Tên kia vui mừng đáp:
    - Bẩm công tử, có mực Bắc Hải ngon lắm.
    - Vậy đi sắp cho ta cái hỏa lò than hồng với lại đem lên đây mươi con mực.
    Một lát sau, mùi mực nướng thơm phức bay khắp gian phòng. Và ông khách đã dùng đến nậm rượn thứ ba.
    Viên cai bắm bọn lính ra hiệu thì thầm:
    - Thằng nầy tôi xem chừng có lẽ là Phạm Thái. Mặt trái soan thì đích rồi. Lông mày tuy không rậm nhưng không thưa. Còn miệng hắn như thế cũng có thể cho là rộng được.
    - Vâng, có lẽ đích rồi.
    - Giá bây giờ ai lén đến sau lưng lật trái tai hắn ta lên xem có nốt ruồi không, thì mới biết chắc chắn được.
    Mọi người im lặng nhìn nhau, có ý lo sợ. Viên cai ngẫm nghĩ rồi lại nói:
    - Các chú ạ, ta nói phải dùng mưu.... Thế này này:
    Bây giờ ta nói phỉnh cho nó uống thật nhiều rượn. Khi nào nó say mềm, ta chỉ việc trói gô lại là xong.
    - Nhỡ nó không phải Phạm Thái.
    - Thì thả nói ra.
    - Vậy được rồi Người trẻ tuổi thấy bọn kia ở ngoài đi vào, nét mặt ai nấy có vẽ bí mật, thì vui cười hỏi:
    - Các chú đi tìm Phạm Thái về đấy à?
    Viên cai cơ đáp:
    - Phạm Thái hắn ẩn núp ở nơi rừng rú, chứ dám bén mảng về đây.
    - Phải, hắn ta dại gì mà về đây để người ta bắt.
    Nói dút câu, chàng thích chí cười khanh khách. Rồi chàng nâng chén rượn nốc một hơi cạn. Viên cai tấm tắc khen:
    - Giỏi thực? Tửu lượng công tử ít người sánh kịp. Thưa công tử, công tử uống nổi mấy nậm?
    - Cái đó tùy? Rượn ngon thì mười nậm cũng là ít. Chứ rượn thằng cha này nhạt thếch uống chán phè. Nhưng kìa, sao các chú không uống rượn với tôi?
    Nghe người ta gọi mãi mình bằng chú, viên cai căm tức muốn sinh sự ngay, nhưng lại nghĩ đến mưu sâu đã sắp thành, nên cố nén lòng nhẫn nại và phỉnh thêm một câu:
    - Vâng, rượn này chỉ bọn anh em chúng tôi uống, chứ công tử thì phải sơi những thứ rượn hoàng cúc, thanh mai, hay ngũ da bì chính hiệu kia.
    Chàng tuổi trẻ cười:
    - Nhưng thôi, các chú ạ, người quân tử không nên nghĩ đến cái ăn, cái uống tha thiết quá Tối nay ta có thứ rượn cúc khổ này của anh quán khổ thì ta hãy tạm thích nó vậy.
    - Dạ, ngài nói phải lắm.
    - vậy bây giờ tôi mừng các chú mỗi người một chén để các chú tỉnh ngủ mà canh phòng nhé?
    - Dạ, đa tạ công tử.
    Chàng tuổi trẻ liền đập mạnh cái nậm thiếc xuống bàn gọi:
    - Bớ quán?
    - Dạ.
    - Lấy thật nhiều rượn ra đây để ta thết lính nhà vua.
    - Dạ.
    Tức thì chủ quán mang ra đặt lên bàn năm cái chén lớn và một cái bình thiếc to gần bằng cái hũ.... Chàng trẻ tuổi quay về phía bọn lính:
    - Các chú lại cả đây cùng uống cho vui.
    - Dạ, chúng tôi không dám.
    - Thì cứ dám đi mà?
    Vừa nói, chàng vừa rót sáu chén rượn đầy. Lúc bấy giờ có lẽ đã cuối giờ Tuất.
    Phố phủ im vắng. Chỉ thỉnh thoảng có tiếng trống trong phủ và tiếng mõ ở các điếm cầm canh mà thôi. Bọn lính thì thầm bảo nhau:
    - Ta cứ lại xem sao.
    - Nhớ mời nó uống thật say nhé?
    - Mà đừng quên dao đấy.
    Chàng trẻ tuổi cười, nói:
    - Có thế mà cứ bàn tính mãi.
    - Dạ, chúng tôi xin lại đây.
    Sáu người vừa uống cạn chén thì phía ngoài có tiếng gọi. Chủ quán ra mở cửa.
    Một nhà sư khoác tấm mền ướt màu nâu cúi đầu chào:
    - Ađi đà phật?
    - Ađi đà phật?
    Nhà sư đi thẳng vào một góc phòng ngồi xếp bằng trê phản, miệng lâm râm như đọc kinh. Viên cai hỏi chàng tuổi trẻ:
    - Chẳng hay nhà sư có biết uống rượn không nhỉ?
    - Sao lại không?
    - Nhưng chúng tôi chưa chúc mừng công tử chén nào.
    Vừa nói vừa rót đầy chén rượn năng lên mời:
    - xin chúc công tử vạn sự như ý.
    Lần lượt năm người mời chàng tuổi trẻ luôn năm chén. Thấy chàng uống rượn như uống nước lã, bọn lính đưa mắt nhìn nhau. Rồi một người nói:
    - Bây giờ ta chúc thọ thiên tử một chén.
    Chàng tuổi trẻ đáp:
    - Ư, thì chúc thọ thiên tử. Nhưng con gà của ta nó đã mang lên kia.
    Uống cạn chén rượn chúc thọ thiên tử, chàng tuổi trẻ lại bàn uống một chén đẻ mừng cho linh hồn con gà thiến đã được siêu tục qui tiên. Rồi lần lần họ chúc thọ quan Thái sư Bùi đắc Tuyên, quan Thái uý Phan Côn Hưng, quan Đại tư khấu Trần Quang Riệu, quan Đại tư mã Ngô Văn Sở, quan trấn thủ, quan phân tri. Khi chúc thọ đén chủ quán thì chàng tuổi trẻ đã say mèm, mặt đỏ gay, đầu lảo đảo lười cứng đờ, nói díu lại không ra câu nữa.
    - Này các.... chú.... nhắm đi chứ.... rồi ta còn chúc thọ.... nhiều.... ử? Sao các chú không... chúc thọ tôi...
    - Dạ, vậy xin công tử cho biết quý tính phương danh.
    - Quý.... tính phương danh à? Tên ta.... à.... ? Ta là Ngang.... tàng công tử.... Lê Báo.... người trấn Sơn Nam.
    Bọn lính đưa mắt phân trần thầm với nhau rằng đó là một câu nói dối. Nhưng viên cai cũng vờ nâng chén rượn chúc tụng:
    - Ngang tàng công tử Lê Báo thiên tuế?
    Cả sáu người giốc cạn chén rồi cùng cất tiếng cười vang. Ngó thấy nhà sư vẫn ngồi ở cái phản đầu bên kia, co ro, ủ rủ trong chiếc mền nâu, có vẻ rét mướt ốm yếu lắm, một chú lính đã hơi chuếnh choáng mời đùa:
    - Sư cụ sơi rượn Nhà sư có dáng sợ hãi, chắp tay se sẽ đáp:
    - Xin mời các thầy, bần tăng không dám.
    Nhưng lúc bấy giờ, chàng tuổi trẻ càng say lắm, không nghĩ đến giữ gìn nữa, bạ câu gì nói câu ấy. Nhân bàn chuyện đến quan trấn thủ và quan phân tri, chàng vừa cười vừa mắng:
    - Dốt? dốt tệ! Chừng đã muốn dở mặt, người cai sừng sộ hỏi lại:
    - Công tử bảo ai dốt?
    - Dốt? Dốt.... cả.... lủ.
    - Nhưng ai dốt mới được chứ?
    Như không nghe rõ câu hỏi, chàng kia nói luôn:
    - Hừ? Không dốt.... mà lại phải dùng.. chữ nôm. Đời thuở nhà ai.... lại yết.... thị....
    bằng chữ nôm.... bao giờ không.... Cha mách qué.... Đồ mách qué?
    Người cai sấn đến tận mặt:
    - Anh này bảo ai là đồ máchy qué? Anh phải biết tiên đế đã xuống chỉ cấm tiệt chữ Ngô.... Thi cữ, tờ bối dùng toàn tiếng, toàn chữ nước nhà.... Tiên đế làm thế là để gây lấy một thứ chữ riêng cho người mình, sao lại dám ngạo mạn, khi quân....
    Chàng trẻ tuổi cười phì cả rượn ra:
    - Tiên đế.... các.... chú à?
    - Của cả nước Nam, chứ của riêng gì ai?
    Chàng kia lại cười:
    - Không.... phải.... của.... ta.... Ta chỉ biết.... có nhà Lê.
    Tức thì viên cai hô lớn một tiếng, bốn tên lính rút cả dao ra chĩa vào mặt chàng tuổi trẻ Chàng chợt hiểu, đứng dậy lùi lại mấy bước, rút gươm ra đối địch. Nhưng vì chàng say quá, chân tay run lẩy bẩy, vừa bị viên cai đẩy mạnh cái bàn vào người đã ngã quay ra. Bọn lính cười ầm lên xúm lại toan trói, thì một tiếng hét sau lưng khiến mọi người kinh hoảng:
    - Bay? Không được vô lễ với công tử.
    Nhà sư lù rù ban nãy tung cái mền nâu xuống phản đã vụt trở nên võ sĩ lẫm liệt oai phong, tay cầm kiếm xông vào. Bọn lính liền bỏ chàng say rượn quay lại chống cự với nhà sư. Nhưng chống cự sao nổi? Lưỡi kiếm đi đến đâu, máu chảy đến đấy, chỉ trong khoảnh khắc, năm cái thây đã nằm ngổn ngang dưới đất.
    Nhà sư liền giơ kiếm vụt mạnh một cái vào cây đèn dầu lạc cho tắt, rồi xốc chàng trẻ tuổi sau rượn cắp nách ra sân sau vào tàu giắt ngựa, nhảy vót lên yên trông thẳng phía tây bắc, phi nước đại.

  3. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Hồi 2 - Bến lo


    Trên con đường từ thành Kinh Bắc đến huyện Đa Phúc, buổi sáng hôm ấy.
    Những người lái buôn nói với nhau câu chuyện sởn gáy, rùng mình.
    Trong bọn có bác gánh một gánh nồi đồng nặng là nhát gan hơn cả. Mới tới cầu Dọi, bác đã hoãng hốt hết vía vì một câu chuyện vừa được nghe và nhất định đòi trở lại trấn lỵ, không đi nữa. Một cô hàng nồi đất, người bé nhỏ xinh xắn đưa con mắt sắc sảo liếc chàng và mỉm cười nói:
    - Ví bằng bác chẳng chịu hộ vệ chúng em qua khỏi bến đò Lo thì cũng xin bác đưa chúng em đến chợ Chờ để chúng em bán mấy gánh nồi đất này chứ.
    Một cô khác cũng chêm một câu:
    - Đàn ông các ông mà sợ hãi thế, thì bọn đàn bà con gái chúng em còn đi buôn bán làm sao?
    Một anh chàng trẻ tuổi làm nghề hoạn lợn, tay vác cái cần dài đầu có thòng lọng, nghe chừng cảm động và mạnh bạo vì những đôi mắt đưa tình, những cặp môi tươi thắm. Chàng bàn:
    - Thì ta hãy vào trong cầu ngồi nghỉ mệt đã nào.
    - Phải đấy, trời mưa bay cũng có vẻ đẹp, nhưng chúng ta chẳng khỏi rét buốt đến xương. Vậy còn gì hơn là vào ẩn dưới mái cầu, trú mưa một lát.
    Giọng bình tĩnh của cô hàng nồi đất trẻ tuổi khiến mọi người phải kính phục và lấy làm thẹn cho cái tính nhút nhát của mình. Vì thế, ai nấy vui vẻ cười nói đi vào trong cầu, đặt gánh hai bên lan can, kẻ ngồi người đứng, góp câu chuyện gẫu.
    Anh chàng hoạn lợn đứng phải chỗ mái cầu giột liền nói đùa:
    - Rõ may? Đương khát lại với được chỗ có nước.
    Rồi anh ta thọc tay vào gánh hàng của cô xinh xắn kia lấy ra một cái niêu nhỏ hứng nước mưa. Cô hàng cũng chẳng phải tay vừa:
    - Se sẽ chứ không vỡ cả của em đấy.
    Mọi người cất tiếng cười vang. Cô hàng lại tiếp luôn:
    - Cười vừa chứ, chẳng lỡ sụt mái cầu thì chết cả lũ bây giờ.
    Lúc bấy giờ nàng mới kịp lưu ý đến một người đàn ông vào trạc ba mươi ngồi bên hai cái tay nải nây to kếch, vẻ mặt lo lắng, sợ hãi. Nàng liền quay lại hỏi:
    - Bác gánh vải sợi đi đâu đấy?
    Người kia se sẽ đáp:
    - Không, cô ạ, tôi gánh tơ sang bán bên chợ Phù Lỗ.
    - o thế thì hay quá nhỉ, em củng đi chợ Phù Lỗ. Vậy ta phải lên đường thôi, chẳng trễ quá thì bán cho ai.
    - Tôi đợi trời sáng hẳn mới dám đi. Nghe nói vùng này loạn lạc ghê gớm lắm.
    Cô kia cười:
    - Bác cả lo quá, từ khi nhà Nguyễn ta nối nghiệp nhà Lê thì giặc giã còn đâu cơ chứ.
    Anh hoạn lợn gia sản mang theo có mỗi một cái thòng lọng. Vì thế, anh ta chẳng lo ngại gì cho tính mệnh anh ta, dù có giữa đường gặp cướp đi nữa. Nhưng anh ta càng bình tĩnh bao nhiêu, anh ta lại muốn mọi người lo sợ bấy nhiêu, nên gặp bác hàng tơ và vài người hàng vải, hàng xén đứng trong cầu, anh ta rắp kể cho nghe câu chuyện mà anh ta đã thuật với mọi người trên quãng đường từ trấn lỵ tới đó Anh ta liền vờ lên giọng đạo dức bảo cô hàng nồi đất:
    - Cô ác lắm. Nói thế nhỡ bác ta tưởng thực thì sao? Không đâu, bác ạ, vùng ta nhộn lắm kia đấy.
    Bác hàng tơ run lập cập:
    - Vâng, tôi cũng nghe thấy người ta đồn thế. Hình như tối hôm qua, quân của Nguyễn Đoàn hạ.... mất Phủ Từ sơn rồi thì phải.
    Cô hàng nồi đất cười ròn:
    - Nguyễn Đoàn bị xử tử rồi còn đâu.
    Anh hoạn lợn bĩu môi:
    - Xử tử hắn, nhưng dư đảng của hắn liệu có xử tử hết được không? Phạm Thái còn đáng ghê sợ gấp mấy Nguyễn Đoàn.
    Cô hàng, giọng khinh bỉ:
    - Nhưng đảng họ chống cự với vua Tây sơn, chứ có phải bọn giặc cướp tầm thường đâu mà đi bóc lột bọn con buôn như chúng mình.
    - Không? Cứ một việc xảy ra ở một tửu quán phố Từ sơn tồi hôm qua cũng đủ hiểu bọn họ chỉ là một bọn giết người lấy của.
    Người hàng tơ nhớn nhác hỏi:
    - Vậy à? Câu chuyện thế nào, bác cho chúng tôi nghe với.
    Anh hoạn lợn ra bộ ta đây thành thạo việc đời, hắn giặng hai, ba tiếng lấy giọng rồi kể:
    - Nguyên tôi có người anh con nhà bác đóng đội cơ tại dinh quan Hiệp trấn Kinh Bắc. Tối hôm qua, tôi ở chơi đằng nhà bác đội. Cơm nước xong đi ngủ như thường....
    Cô hàng nồi đất cười và ngắt lời:
    - Bác nên kể tóm tắt thì hơn. Chúng ta còn phải lên đường chớ. Kìa bác coi, đã sáng rõ rồi, phương đông đã đỏ ửng ánh sáng mặt trời. Mưa thì cũng đã tạnh.
    Anh chàng kể chuyện liếc cô một cái rất tình:
    - Sao mà cô táo cấp thế? Vâng thì kể tóm tắt. Chúng tôi đi ngủ.... Vào khoảng cuối giờ sửu sang đầu giờ Dần, có tin cầp báo ở Từ sơn đưa lên. Một người lính cưỡi ngựa truy phong phi thẳng vào dinh quan Hiệp trấn báo có giặc ở Từ sơn.
    Tên giặc ấy chẳng phải ai xa lạ, chính là Phạm Thái tức Phạm Phụng mà quan quân vẫn tróc nã bấy lâu nay. Đầu đuôi việc ấy như thế này:
    Chập tối, một nhà sư vào một hàng cơm ở phố Từ sơn ngủ trọ để sáng hôm sau lên chùa Phật tích sớm.
    Nhà sư đem theo nhiều đồ thờ quý giá lắm, ấy là không kể tiền bạc gói chặt trong một chiếc mền nâu. Tức thì Phạm Thái đã nấp sẵn đâu đó tiến theo vào liền sau.
    Hắn ăn vận chững chạc, nai nịt gọn gàng; khi lính canh trong tửu quán hỏi tín bài thì hắn giơ ra một cái tín bài giả cũng có khắc bốn chữ "thiên hạ đại tín" y như trong những tín bài của triều đình. Nhưng tên tuổi quê quán thì hắn chu man là Lê Báo, người trấn sơn Nam. Tuy thế lính vẫn chú ý đề phòng vì thấy hắn ta có dáng khả nghi lắm. Quả không sai. Vào khoảng gần nửa đêm, tên Lê Báo giả tứ Phạm Thái, chém giết hết bọn lính đông đến ngót ba chục, rồi cướp nhà sư với các bảo vật kim ngân nhảy phắt lên ngựa trốn mất. Bây giờ nghe đâu hắn ta vẫn còn lẩn quất ở vùng ta thì phải.
    Bác bán tơ run như cầy sấy, hỏi lại:
    - Hắn ta còn lẩn quất ở vùng nầy?
    Cô hàng nồi đất cất tiếng cười khanh khách nói bông:
    - Bác hoạn lợn kể chuyện hay nhỉ, nghe như truyện Tam Quốc vậy. Nhưng anh em chị em đừng tin bác ta, cứ mạnh bạo lên đường là hơn hết.
    Dút lời, nàng nhanh nhẹn quẩy gánh và giục mọi người ra đi. Muốn ai nấy quên câu truyện ghê gớm nàng cất tiếng hát một bài quan họ có ý tứ bỡn cợt, trêu ghẹo, lẳng lơ:
    "Đêm qua em mơ gặp chàng, Đôi ta tạc nghĩa đá vàng cùng nhau.
    Uớc gì anh trước em sau, Đi chợ Phú Lỗ trao cầu kết duyên ".
    Hát xong, nàng lại cười ròn như nắc nẻ, anh hoạn lợn nghe nàng nói đùa bác bán tơ thì tỏ ra vẻ tức tối, hậm hực. ý chừng nàng cũng biết vậy, nên lại hát luôn câu nữa để lấy lòng anh ta.
    Anh thợ hoạn ơi, Anh về gánh đất nặn nồi, Để em đem bón cho người nấi cơm ".
    Những người đàn ông ôm bụng cười ngất. Mấy cô bán hàng nồi đất xấu hổ đỏ mặt. Nhưng ai nấy hầu như đã quên bẵng câu chuyện cướp bóc và đề cất gánh lững thững đi theo cô hàng láu lỉnh.
    Lúc bấy giờ, mưa bay đã tạnh hẳn và mặt trời đã ló trên phía thành quách, chiếu xuống một làn ánh sáng dịu dàng.
  4. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0

    Bọn lái buôn vừa trai vừa gái, vừa nhà quê vừa thành thị độ hơn mười người, gồng nánh, đội vác đi trên bờ đê nhỏ hẹp, bên con sông Dọi, nước về mùa đông, hầu cạn hẳn. Họ xúm xít đi sát vào nhau, hình như để đỡ lo sợ. Lòng lo sợ gầy nên quang cảnh quanh vùng, tiêu điều, xơ xác, với những cây trơ trụi, khẳng khiu, trên những mồ đất rải rác trong một cánh đồng rộng đầu nước, bát ngát, mênh mông trắng xóa tới tận rặng tre xanh xa tắp.
    Đi nửa giờ tới huyện lỵ Đông Ngàn. Viên phân tri đã nhận được giấy sức tróc nã phạm nhân ngay từ buổi sớm tinh sương, nên sự canh phòng ở đây rất cẩn mật.
    Viên phân xuất thân ra cổng huyện xem xét dỹ lưỡng tín bài. Song chỉ một mình anh hoạn lợn là phải giữ lại, vì tín bài của anh thiếu điểm chỉ.
    Trước khi đến chợ Chờ, ai nấy còn phải dùng bước ở một cái quán con lợp cói, mà người ta gọi là cầu Chờ, để làm việc thiện:
    Nghĩa là lần lượt mỗi người kính cẩn đến trước cái nong, để trên mặt đất, trong có cắm mấy nén hương, và bỏ vào đó từ mười tới ba mươi đồng tiền trinh, tuỳ theo tài sản từng người mang theo. Ai dáng cúng hai mươi đồng mà chỉ cúng mười đồng thì sẽ gặp sự nguy biến ngay.
    Vì đâu có sự cúng tiền như thế?
    Nguyên ở vùng ấy, trong vòng ba, bốn năm, một bọn cướp nhũng hiếp tróc nhân dân hai bên ven sông Cà Lồ, nhất là ở gần bến đò Kim Lũ, Quan hiệp trấn đã cho quân lính về tuần phòng nhưng vẫn vô công hiệu. Đến nỗi bến đò Kim Lũ khách vãng lai đã đặt cho cái tên "bến Lo". Mà cũng vì thế mới tên "cầu Chờ":
    Ai ai đi đến đấy đều phải nghỉ lại để chờ cho thực đông người mới dám cùng nhau sang sông.
    Một đêm, một nhà sư qua đò. Bọn cướp đến vây bắt, bị nhà sư đánh một trận chạy tán loạn. Rồi luôn mấy đêm liền, nhà sư vô danh kia đem đồ đảng đến Kim Lũ trừ tiệt bọn cướp. Từ đó, nhân dân đi lại được như thường và sự thương mại đã kém sút lại trở nên phồn thịnh như xưa.
    Nhưng đảng cướp vừa trừ xong thì một tục lệ bỗng thành lập, không rõ do một tay kỳ dị nào. Người ta chỉ biết rằng ai đi đến cầu Chờ mà không lễ phép bỏ vào cái nong một số tiền để cúng nhà chùa thì sẽ bị bóc lột một cách chắc chắn khi qua bến đò. Cúng vào chùa nào, và bị ai bóc lột? Còn ai biết. Hình như có một dảng bí mật nã tiền để làm việc gì to tát.... Vả thấy được yên ổn làm ăn buôn bán, ai ai cũng vui lòng nộp số tiền phải nộp, không hề ta oán, kêu ca hay thóc mắch báo quan, hay tò mò tìm biết tung tích người đứng thu thuế một cách trái phép như thế.
    Người ta đồn rằng - nhưng đó chỉ là một lời đồn phỏng - quan trấn thủ, quan hiệp trấn và viên phân tri Đông Ngàn đã rõ có sự nã tiền ấy, song vì không ai tố cáo, nên cũng làm ngơ để khỏi lôi thôi đến mình:
    Các quan cũng thừa biết trong hạt có một đảng bí mật rất đáng sợ, kiêng nể, nên các quan định sẽ dùng mưu kế, chứ không thể dùng sức mạnh mà trị được.
    Bọn lái buôn trên kia khi đến cầu Chờ đã biết sự lệ. Ai nấy đặt gánh cởi hầu bao, khi thấy cô hàng nồi đất vui vẻ bỏ vào nong năm mươi đồng tiền trinh mà nói răng:
    - Anh em ạ, việc nghĩa ta nên rộng rãi một chút.
    Cố nhiên nhiều người lấy làm khó chịu về cử chỉ của nàng, nhưng không ai dám cúng ít, vì phần sợ xấu hổ với cô hàng nồi đẹp đẽ, phần lo đảng bí mật trị tội.
    ở khắp vùng, họ đồn đại rằng tuy chung quanh nong tiền không có người trông coi, nhưng chẳng một cử chỉ, chẳng một lời nói của khách qua đường là không bị một người nấp đó ghi chép.
    Làm xong việc thiện - Việc thiện miễn cưỡng - bọn lái buôn vội vã gánh gồng hoặc đến chợ Phú Mẫn bán hàng, hoặc đến Kim Lũ để qua đò sang sông. Một mình cô hàng nồi đất còn ngồi lại nghỉ mệt một lát.
    Bỗng nhớn nhác trông trước trông sau không thấy ai, nàng hắng dặng một tiếng. Tức thì ở cửa buồng nhỏ bên cạnh, tường vách xiêu đổ như một nơi bỏ hoang, một chú tiểu thò đầu ra giơ một ngón tay trỏ lên trời rồi lại biến mất.
    Cô hàng liền rẽ bờ ruộng vào làng Ngô Xá, vừa đi vừa rao:
    "Có ai mua nồi đất ra muả" Hình như nàng cũng không thiết gì bán, và chỉ rao lấy lệ mà thôi, vì nàng đi rất mau. Tới chùa Tiểu Linh Quang, nơi tu hành của các ni cô, nàng đã ngần ngừ toan vào, nhưng lại đi thẳng, coi bộ như có việc gì cần kíp lắm.
    Một lát sau, nàng dừng bước ở cổng chùa Liên Đài làng Nghiêm Xá, một ngôi chùa nhỏ không có chi khiến ai lưu ý tới. Cỗng chùa đóng, nàng ghé mồm vào bên giậu rau lớn:
    - "Ai nồi đất ra mua? Trong chùa có mua nồi đất không?" Đáp lại lời rao hàng, một đàn chó vừa sủa vừa chạy ùa ra. Đi liền theo sau, một chú tiểu y phục tuy màu nâu sồng, nhưng hẹp chẽn gọn gàng. Vuông khăn nâu chú chít chéo trên đầu tựa cái đầu mâu của chiến tướng đời cổ khi ra trận càng làm tăng vẻ mảnh liệt của chú lên lắm. Chú cầm cái roi tre đuổi đàn chó to lớn, dữ tợn, rồi ra mở cổng mà hỏi rằng:
    - Cái gì thế?
    - A di đà Phật. Nà chùa có mua nồi không?
    Chú tiểu nhìn cô hàng nồi, nói khẽ:
    - Có, vào nhà oản ngồi chờ một lát.
    Cô hàng có dáng lo lắng:
    - Không thể ngồi chờ được, việc cần kíp lắm.
    - Nhưng ông sư đã truyền không ai được lên chùa trên trong khi sư ông làm việc Cô hàng giọng quả quyết nhắc lại:
    - Không thể chờ được.
    - Vậy để tôi lên chùa xem.

  5. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Hồi 3 - Sư ông


    Đã luôn ba hôm nay, sư ông đóng cửa chùa trên, cả ngay cặm cụi làm việc.
    Làm việc gì? Trong chùa không một ai hay. Chỉ biết rằng đã sáu bữa nhà sư bỏ cơm, và mỗi lần có ai vào khiến đàn chó sủa ầm ĩ, thì trên chùa lại nghe có tiếng mõ đều đều và tiếng tụng kinh sang sảng. Mãi cho đến lúc một chú tiểu thân cận đến gõ cửa và báo cho nhà sư biết người mới đến là ai.
    Lần này cũng vậy, đàn chó vừa im sủa thì người ta nghe thấy tiếng tụng kinh du dương huyền bí ở trong chùa đưa ra, lẫn trong mùi trầm, mùi hương phảng phất. Nhưng chú tiễu vừa bạch có cô hàng nồi đất ở Kinh Bắc đến, thì nhà sư vội vã mở cửa bảo đưa cô ta lên ngay.
    Công việc của cô hàng chỉ có giao tận tay cho sư ông một bức mật thư. Đoạn, nàng hầp tấp xin đi ngay. Muốn tránh sự ngờ vực, nhà sự lớn tiếng bảo chú tiểu mua hai cái niêu thổi cơm.
    Đóng cửa cải then xong, nhà sư đến chỗ bệ gạch bày tượng. Tức thì hở ra một khe. Khi ấy lại mảnh tường để lấp cái khe đi, không ai có thể nhận thấy dấu vết được, nhất là chỗ đó lúc nào cũng tối như ban đêm.
    Cố nhiên cái bệ ấy rỗng, và tuy ở trong có thắp đèn, thở cũng vẫn dễ, vì có nhiều lỗ thông hơi đục qua thân bụt gỗ khỗng lồ.
    ở một góc buồng nhỏ hẹp ấy có một bản gỗ trên khắc chữ nôm. Bên cạnh, một tập giấy vừa in xong. Thì ra luôn ba hôm nay, sư ông bận khắc bản gỗ ấy. Chẳng nói thì độc giã cũng thừa biết công việc bí hiểm của nhà sư quan trọng là chừng nao .
    Nhưng có lẽ nhà sư cho bức thư kia còn quan trọng hơn nhiều, nên mới bỏ dở việc in giấy mà vội vàng xé phong bì ra xem.
    Bức thư vắn tắt như sau này:
    Phạm quý hữu nhã giám.
    Bọn đồng chí chúng ta mới thêm đươc một người văn võ hêm toàn. Người ấy là Lê Báo công tử con cả quan Thiên thư khu mật viện sự Lê Ban. Lê Báo hiện ẩn núp ở bản am, khao khát đươc gặp mặt quý hữu lắm. Vậy quý hữu nên sang ngay Tiêu sơn hội viện để bàn một điều rất là cẩn trọng, cần hp.
    Phổ T nh tiền sư hnh thư.
    Niên hiệu Chiêu thống (Đảng tiêu sơn vẫn giữ niên hiệu cũ của nhà Lê không chịu dùng niên hiệu Cảnh Thịnh nhà Nguyễn Tây sơn) thứ mười một năm Bính Thìn tháng chạp ~ờ~ mồng bốn.
    Xêm xong thư, Phạm Thái - Vì sư ông chính là Phạm Thái tức Phạm Phụng - Vội vàng thu xếp bản in giấy má gọn gàng, rồi ra ngoài đóng cửa phòng bí mật lại.
    sau khi đã cặn kẽ dặn các tiểu trông nam chùa, chàng buộc hành lý vào trong một cái tay nải nâu, vắt lên vai ra đi.
    Vì cớ gì Phạm Thái vội vàng thế?
    Có lẽ cũng vì một phần việc đảng bộ, nhưng nhất vì tính tò mò muốn biết Lê Báo là ai, là người thế nào mà võ nghệ cao siêu lạ thường như thế?
    Nguyên sáng sớm hôm nay, thám tử của chàng về báo cho biết tối hôm trước có một người trẻ tự xưng là Lê Báo vào uống rượn ở một tửu quán phố Từ sơn rồi trong khi bất ngờ giết bọn lính canh trong quán và cướp một nhà sư trốn biệt.
    Phạm Thái lấy làm kinh ngạc. Trong thư Phổ T nh nói sang hội diện cùng Lê Báo. Vậy Lê Báo ấy chẳng hay có phải Lê Báo trong tửu quán không. Nếu phải thì nhà sư bị cướp đi chẳng là Phổ tĩnh còn là ai?
    Phạm Thái vừa rảo bước trên con đường Từ sơn vừa lẩm bẩm:
    "Khó hiểu?
    Chẳng nhẽ nhà sư ấy lại là Phổ T nh? Vô lý? Trí dũng như anh Trần Quang Ngọc, còn ai bắt cóc nổi. Mà dù bắt cóc, dù cướp đi nữa, sao lại đến Tiêu sơn?
    Câu truyện xẩy ra năm trước, chàng còn nhớ rành mạch, và khiến chàng không thể nào tin được rần sự bắt cóc kia là có thực.
    Hồi ấy Nguyễn Đoàn vừa bị giết, đồ đảng vỡ lở tán loạn, sào huyện bị phá tan hoang. Phạm Thái phải lang thang, lẩn lút quanh vùng, luôn luôn bị quân lính của quan hiệp trấn Kinh Bắc và viên phân phủ Từ sơn tróc nã.
    Một đêm chàng đến chùa Tiêu sơn ngủ trọ. Thấy cảnh chùa hùng vĩ độc chiếm một trái đồi, chàng mừng thầm rằng chốn ấy có thể nương thân được để chờ vận mà đi tìm kiếm, tụ hội các nhân tài trong nước. Lòng sốt sắng báo thù cho cha và cho chủ đảng bị hại bởi tay Tây sơn làm cho chàng trở nên tàn ác. Đối với chàng, chỉ một mục đích chàng đương theo đuổi là đáng kể. Chàng không kiêng nể một sự gì để đi tới mục đích ấy, dù phải quả quyết hung bạo cũng đành.
    Bởi vậy chàng có manh tâm muốn giết nhà sư Tiêu sơn để chiếm giữ ngôi chùa làm một nơi sào huyệt. Chàng cho đó là một việc rất dễ dàng và giản dị. Sau khi chàng cạo trọc đầu và thắng bộ quần áo nâu vào thì còn ai nhận được chàng là Phạm Thái nữa; người ta sẽ gọi chàng là sư Tiêu sơn và không bao giờ dám ngờ rần chàng đã kế nghiệp nhà sư chân tu kia một cách võ đoán.
    Nhưng Phổ T nh thiền sư trụ trì ở chùa Tiêu sơn há phải là một thầy tu tầm thường mà chàng có thể giết như giết co gà mái non? vì thế vào khoảng giờ Tý, Phạm Thái vừa lẻn vào nhà trai, nơi túc phòng của Phổ T nh, định giở tay, thì dưới ánh lù mù một ngọn đèn dầu, hai người liền đánh nhau một trận kịch liệt.
    ý chừng đều biết sức nhau, nên sau khi đã giở mấy miếng võ ra, đôi bên cùng lùi lại và cất tiếng cả cười Nhà sư khinh bỉ hỏi Phạm Thái:
    - Cớ sao ta đã cho nhà ngươi ngủ trọ, nhà ngươi lại trả ơn ta một cách xứng đáng thế?
    Phạm Thái đáp vắn tắt:
    - Không lôi thôi? Trong hai ta chỉ một người được sống.
    Rồi chàng lại sấn tới giơ dao chém. Nhà sư né người sang một bên mà nói răng:
    - Khoan? Phòng này chật hẹp quá, không phải là nơi đấu võ. Vả như ngươi có dao mà ta tay không. Chẳng lẽ nhà ngươi lại hèn nhát đến thế. Có giỏi hãy đi ngủ một giấc cho khoẻ khoắn đã rồi sáng mai lên ngọn đồi sau chùa, cùng ta tỉ thí.
    Ngươi có ưng thế không, Phạm Thái?
    Phạm Thái, nghe nhà sư đọc đến tên mình thì giật mình kinh hãi. Phổ T nh liếc mắt thấy vậy liền bất thình lình nhẩy lại giật phắt lấy con dao rồi mỉm cười bảo:
    - Phạm Thái, chú có dao còn không làm gì nổi ta, bây giờ con dao ấy đã sang tay ta, vậy chú nghĩ sao?
    Phạm Thái cũng mỉm cười:
    - Điều đó không cần biết vội, hãy hỏi nhà sư điều này:
    sao nhà sư nhận được tôi là Phạm Thái?
    - Hỏ dở, một nghìn quan tiền thưởng của triều đình, ngươi bảo dễ không đáng khiến ta lưu ý đến diện mạo nhà ngươi chăng?
    Phạm Thái không nén được lòng tức giận, thét mắng:
    - Thằnng sư hổ mang kia? Tao cho phép mày bắt tao đem nộp mà l~nh thưởng.
    Nhà sư lạnh lùng bỉu môi, đáp:
    - Nhưng ta đã trót hứa với nhà ngươi rằng mai lên đồi đấu võ mất rồi?
    - Ta không thèm đấu võ với quân khốn nạn đội lốt sư để đi do thám cho giặc của nhà Lê ! - Khá đấy? Phạm Thái anh hùng đấy? Còn kẻ đang đêm lẻn vào phòng này để giết trộm thì Phạm Thái liệt vào hạng gì?
    Phạm Thái phần xấu hổ, phần căm tức, sấn lại đánh nhà sư, nhưng nhà sư nhanh nhện tránh sang một bên mà lớn tiếng hỏi:
    - Thong thả, Phạm Thái có biết ông Trần Quang Châu là ai không?
    - Sao ta không biết? Bậc trung thần ấy là bạn của thân phụ ta khi xưa, sao ta lại không biết? Nhưng ta cấm thằng ác tăng kia không được đọc đến tên ngài.
    Phạm Thái bỗng kêu rú lên:
    - Trời ơi ? Anh Trần Quang Ngọc ?
    - Chính ta là Trần Quang Ngọc.
    Phạm Thái vội sụp lạy xuống đất, tạ tội:
    - Anh ta chết cho em, vì em thật đáng chết.
    Trần Quang Ngọc đỡ Phạm Thái dậy mà nói rằng:
    - Chúng ta quen biết nhau từ thuở nhỏ. Ngày nay anh còn nhận sao được mặt tôi, nhất tôi lại ẩn núp trong bộ thiền phục.
    Hai người mừng rỡ đem truyện riêng ra kể cho nhau nghe. Phạm Thái nói:
    - Chẳng hay sau khi bác đốc trấn bị mắc mẹo lừa ở Chí Linh rồi ra sao?
    Trần Quang Ngọc ứa nước mắt trả lời:
    - Khi ấy thân phụ bị bắt giải về Phú Xuân, Quang Trung dụ thân phụ quy hàng, thân phụ nhất định không chịu nghe, nên đã bị hắn hại rồi, còn đâu.
    - Thằng giặc già? Cha chúng mình cùng chết về tay nó. Nhưng đại huynh còn cặm cụi chống chọi mãi với quân Tây sơn kia mà?
    - Phải, được gần một năm. Vả hiện giờ đồ đảng của tôi cũng còn tới hơn nghìn, tản mạn ở khắp các trấn, nếu cần dùng đến, có thể có ngay. Nhưng còn hiều hữu, nay định đi đâu?
    - Tôi cũng chẳng biết đi đâu.
    - Ngày hiền hữu ở bên Nguyễn Đoàn, tôi vẫn có ý muốn sang theo, nhưng sau biết Nguyễn Đoàn không phải tay làm nổi việc lớn, nên lại thôi.
    - Thế thì đại huynh có con mắt tinh đời lắm. Quả thực, Nguyễn Đoàn là một tay chủ trại tầm thường, chẳng qua chỉ sai khiến nổi một bọn lâu la ô hợp mà thôi, hiểu làm sao được chí lớn của anh em mình. Nếu hắn biết theo bài quân yếu về mấy thế chiến công của tôi thì đâu đến nổi.
    Quang Ngọc cười, hỏi:
    - Tôi nghe nói bài quân yếu của hiền hữu có thể so sánh với những binh thư có tiếng của cổ nhân như Lục Thao Tam Lược của Thái công, Thập Tam Thiên của Tôn Tử. . .
    Phạm Thái gạt đi mà rằng:
    - Đại huynh nói quá. Tôi tài hèn đâu dám ví với các bậc đại tướng xưa.
    Hai người chuyện trò với nhau mãi đến sáng về binh lược, võ nghệ. Hôm sau Trần Quang Ngọc khuyên Phạm Thái thế phát quy y đễ dễ trốn tránh, rồi nhân chùa Liên Đài ở xã Nghiêm Xá chưa có ai trụ trì (vì vùng ấy loạn lạc không nhà sư nào dám ở tu) Phổ T nh thiền sư liền cắt Phạm Thái về đó lấy đạo hiệu là Phổ Chiêu thiền sư.
    Phạm Thái vừa đi vừa ôn lại trong trí quãng đời dĩ vãng. Chàng lấy làm lạ rằng Phổ tỉnh thiền sư tức Trần Quang Ngọc là một tay võ nghễ cao cường mà còn bị Lê Báo bắt thì không hiểu Lê Báo sức khoẻ đến bực nào. Mà nếu Phổ Tĩnh đã bị bắt cóc, sao lại còn có bức thư gọi mình sang hội diện. Hay là bức thư man trá?
    Nhưng chín tay Nhị Nương đưa cho ta kia mà. Vả xét tự dạng thì đích là thư của Phổ T nh rồi, Chắc có điều gì bí mật chi đây.
    Phạm Thái mải suy nghỉ đến nỗi tới đò Thọ Khê mà vẫn không biết. Mãi lúc bị lính giữ lại hỏi, chàng mới giụt mình như choàng thức dậy:
    - Nhà sư kia đi đâu?
    Một viên đội cười bảo tên lính của mình:
    - Sư ông Phổ Chiêu ở chùa Nghiêm Xá mà chú không biết hay sao?
    Liền vẫy tay cho phép nhà sư xuống đò.
    Thấy sự canh phòng nghiêm mật, Phạm Thái càng nóng ruột về câu chuyện xảy ra ở tửu quán.... Vì thế, trước khi đến Tiêu sơn, chàng đi thẳng tới hàng nhà Ngỗng (bạn đồng chí của chàng thường hội họp ở đấy) để dò tin tức.
    Thấy cửa quán đóng im ỉm, chàng liền gõ năm tiếng, đó là hiệu riêng của đảng Người chủ quán thì thầm mấy câu rồi đóng sập cửa lại. Trong lòng mừng rỡ, Phạm Thái thong rong bước lên chùa Tiêu sơn.

  6. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Hồi 4 - Tiêu Sơn Kết Nghĩa


    Đã lâu nay cửa tam quan chùa Tiêu sơn rào kén hẳn hàng ba, bốn lần tre, hóp và chông chà.
    Khách thập phương phải đi qua một con đường vòng chạy theo chu vi trái đồi, rồi rẽ ngoặt ra phía bên. ở đó có một cái cổng nhỏ hẹp nhưng xây rất kiên cố. Qua lần cổng, một hàng bậc gạch cao và giốc đưa đến nhà trai. Như thế , đứng trên ngọn đồi hay trong lầu Tiêu Lĩnh nhìn xuống có thể biết ai sắp đến chùa, nhất lại có một cái lạch nước rất sâu ngăn chận đồi ra với con đường vòng. Cái lạch ấy, sư Phổ T nh cho đào để lấy đất đắp bức tường dài bao bọc quanh đồi. Và cũng nhờ việc to tát ấy mà nhà sư đã được dân làng nức nở ca tụng công đức. Họ cho nhà sư đắp tường đào hào như thế không những chỉ có một mục đích giữ chùa, mà còn có mục đích che chở cho dân quanh vùng trong khi nhiễu loạn, vì hạt ấy, họ sợ hãi bọn Nguyễn Đoàn, Phạm Thái lắm, tuy chỉ sợ bóng sợ gió.
    ý chừng Phổ T nh thiền sư cũng biết vậy, nên ngay ở cửa tam quan, có dán một tờ yết thị nói cửa từ bi không hẹp, ai sơ quân cường đạo cướp bóc cứ vào chùa nương náu ít ngày, nhà chùa sẵn lòng dung nạp.
    Kỳ thực chỉ có đồ đảng của Phổ Tĩnh là hay lui tới cửa chùa và tờ yết thị kia không có mục đích gì khác là để che mắt quan quân. Chẳng thế có khi trong chùa tụ họp đến hàng trăm người mà viên phân phủ Từ sơn vẫn không lưu ý tới, cho rằng đó toàn là lulung bọn quê mùa yếu hèn, nhút nhát đến ẩn núp. Không những thế, viên phân phủ còn nhân tờ chiếu của vua Quang Trung bắt bỏ hết chùa nhỏ trong các làng đệ dựng một ngôi chùa lớn ở mỗi phủ, mỗi huyện, mà đệ tờ bẩm lên quan trấn thủ xin lấy chùa Tiêu sơn làm chùa chính thức được trụ trì, ở chùa ấy.
    Tuy việc tư xin bị đình bãi, vì từ khi vua Quang Trung thăng hà, vua Quang Toản và thái sư Bùi Đắc Tuyên không còn lưu tâm gì đến công việc cải cách thiền học nữa, nhưng lòng tín nhiệm của quan quân hạt Kinh Bắc đối với Phổ T nh thiền sư, nhờ việc đó mà ngày một thêm vững chặt.
    Lòng tính nhiệm hầu hoàn toàn ấy đã giúp đồ đảng bí mật của Quang Ngọc hoành hành dễ dàng ở vùng Kinh Bắc, vì những viên kiện tướng của chàng đều là các sư ông, sư bác mà tay quan trọng nhất là Phạm Thái tức sư ông Phổ Chiêu chùa Linh Đài, làng Nghiêm Xá.
    Chiều hôm trước nhân sư bác chùa Đình Bảng đến báo có một bà hoàng phi bị bắt giải về giam ở phủ Từ sơn, Quang Ngọc liền hốt hoảng chít vội cái khăn vuông xuống tận mắt và khoác vội vào mình cái mền nâu cũ, cho người ta không nhận được ra đi.
    Nguyên chàng vẫn biết rằng từ khi thành Thăng Long mới vỡ, người em thứ ba vua Lê là Lan quận công Duy Chí đem bà hoàng phi họ Nguyễn chạy lên Tuyên Quang rồi chiêu dụ những người thổ hào cùng nhau lo toan việc hưng phục.
    Nhưng Duy Chí mới chống chọi với quân Tây sơn được vài tháng ở Bắc Lạc thì bị bắt bỏ cũi giải về Phú Xuân hàng hình cùng với hết thảy các tướng tá. Hoàng Phi liền rời Tuyên Quang trở về hạt Kinh Bắc ẩn núp ở trong các nhà bình dân. Quân Tây sơn thường đi lùng bắt mà không được, vì người Kinh Bắc vẫn còn mến tiếc nhà Lê, không ai chịu tố cáo nơi hoàng phi trú ẩn.
    Khi đã dò biết đích xác rằng hoàng phi bị bắt, Quang Ngọc vào hàng cơm nhà Ngỗng ở phố phủ, định sai chủ quán, một đảng viên của đảng Tiêu sơn, đưa ngay tin đến Nghiêm xá cho Phạm Thái. Chẳng ngờ gặp giữa lúc Lê Báo đang uống rượn và nói nhiều câu khảng khái. Chàng liền dốn ngồi lại để xem ông khách trẻ tuổi kia là người thế nào, nhất chàng lại như bị cái sức vóc vạm vỡ và nét mặt tươi như hoa của kẻ kia lưu luyến.
    Việc cần kíp thứ nhút của Quang Ngọc khi đã đưa Lê Báo về tới chùa là viết thư sai người tức tốc đến Kinh Bắc giao Nhị Nương đem về Nghiêm xá cho Phạm Thái. Chàng biết tất có binh mã đuỗi theo con đường Từ sơn - Kim Lũ, nên chàng không cho người mang thư đi lối ấy. Chàng lại biết đàn bà, con gái ít khi bị ngờ vực, khám xét, nên việc thông tin tức chàng thường giao cho bọn họ.
    Vào khoảng cuối giờ Tỵ, Phạm Thái tới chùa Tiêu sơn. Quang Ngọc đã dứng chờ ở chân đồi. Hai người lớn tiếng chào nhau:
    "A di đà phật?" - Lê Báo đâu?
    Quang Ngọc cũng khe khẽ đáp lại:
    - Trong chùa.
    - Có việc gì quan hệ nữa không?
    - Có, chốc nói chuyện.
    Lên đến đầu bực thang gạch, nghe có tiếng mõ lớn thưa thớt rời rạc. Phạm Thái mỉm cười, theo Quang Ngọc qua cái cửa nách bước vào chùa trên. Một nhà sư đầu mới cạo nhẵn thín, khoác áo cà sa ngồi ở cái bục gỗ trước bàn thờ, miệng lẩm nhẩm đọc kinh, tay uể oải gõ mõ. Hình như nhà sư chú hết tinh thần vào sự tụng niệm, nên không biết có hai người vừa vào, tuy họ đã cất tiếng chào:
    "A di đà phật?" Thấy người kia không nhúc nhích, Quang Ngọc đưa mắt liếc Phạm Thái, mỉm cười rồi lại gần bàn thờ gọi:
    - Lê Báo?
    Lê Báo vờ không nghe rõ, vẫn ngồi đọc kinh, mắt chăm chăm để vào quyển sách chữ lớn mở đặt trên giá. Quang Ngọc cáu tiết, đến sau lưng ghé vào tai nói:
    - Mới tu được một buổi mà đã mộ đạo thế ư?
    Bấy giờ Lê Báo mới rời quyển kinh, ngước mắt nhìn lên, nhoẻn miệng cười:
    - Không, đệ có đọc kinh đâu, đệ ngâm thơ đó chứ?
    Cả ba người cùng cười ồ. Bỗng một chú tiểu ở ngoài đi vào để thắp hương.
    Các nhà sư lại im bặt, nét mặt người nào người ấy đều có vẻ thành kính, nhu mì, kín đáo. Phổ Tĩnh vờ hỏi Lê Báo:
    - Sư cụ bên ấy vẫn được mạnh đấy chứ?
    Lê Báo hấp tấp đáp lại:
    - Thưa ngài....
    Phổ Chiêu vẻ mặt trang nghiêm vội đỡ lời:
    - Bạch sư ông, cụ Phổ Mịch nhờ ơn Phật tổ vẫn được mạnh như thường.
    Phổ tĩnh mỉm cười rồi quay ra bảo chú tiểu, ý chừng mới tu ở chùa này:
    - Gọi chú Mộc?
    Một lát sau, bước vào một người to lớn, gân cốt nở nang, cặp mắt tròn xoe, da dẻ hồng hào.
    Phổ Tĩnh hất hàm hỏi:
    - Nó mới đến, chú đã biết tâm địa ra sao mà dám cho lên chùa trông nom việc đèn nhang?
    - Bạch sư ông, nó ở trong bọn thủ túc chân thành của đệ tử. Đệ tử xin cam đoan chịu hết trách nhiệm.
    Phổ T nh hơi gắt:
    - Đành vậy, nhưng cứ phòng bị trước thì vẫn hơn. Tiệc đã sửa soạn xong chưa?
    - Bạch sư ông đã.
    - Có nhiều rượn ngon đấy chứ?
    - Bạch sư ông, đủ cả. Đệ tử đã cho xong đâu đấy ở trên lầu Tiêu Lĩnh.
    - Được, ta không cần đến chú nữa.
    Chú tiểu lễ phép cúi đầu chào, đi ra. Phổ T nh đóng cửa cẩn thận mà nói rằng:
    - Thôi, bây giờ chúng ta không còn lo sợ điều gì, cú việc bình tĩnh mà đánh chén, vì muốn lên Tiêu Lĩnh tất phải qua chùa, mà cửa chùa thì đóng khóa kiên cố lắm.
    Thấy Phạm Thái thì thầm nói chuyện với Lê Báo, Quang Ngọc quay lại hỏi hai người :
    - Chỗ quen biết cả đấy. Mà dù chưa quen biết thì rồi cũng phải quen biết. Anh hùng trong thiên hạ phỏng được bao người, sao không cùng nhau làm việc đại nghĩa.
    Phạm Thái đáp:
    - Ngu đệ vẫn được nghe đại danh của quan Thiên thơ khu mật viện sự. Nay được gặp ngài thực lấy làm hân hạnh.
    Quang Ngọc thẳng thắn cười lớn:
    - Ngài? Cái tiếng xưng hô ấy không được ổn bỏ nó đi.
    Lê Báo cũng nói:
    - Phải, chỗ anh em sao lại gọi thế?
    Quang Ngọc bàn:
    - Muốn chính kỳ danh, trước hết phải chính kỳ vị. Ngày xưa anh em Lưu, Quan, Trương kết nghĩa tại vườn đào, rồi lập nên cơ nghiệp kinh thiên động địa.
    Vậy ngày nay, sao chúng ta không theo gương ấy mà cũng kết làm anh em?
    Lê Báo vỗ tay, thét vang như tiếng lệnh:
    - ồ? Phải đấy? Hay? Hay? ý đại huynh hay lắm! Phạm Thái mỉm cười:
    - Trong ba anh em mình chẳng biết có ai giống Lưu Huyền Đức, Quan vân Trường không, như giống Trương Dực Đức thì Lê hiền hữu thực là giống như đúc.
    - Vậy đệ xin làm em út chứ sao.
    Quang Ngọc hỏi:
    - Hiền hữu niên canh bao nhiêu?
    - Mười chín tuổi.
    - Thế thì hiền hữu là em út hẳn đi rồi, vì Phạm quân hơn hiền hữu một tuỗi.
    Phạm thái khiêm tốn:
    - Nhưng Lê hiền hữu giòng dõi tôn thất nhà Lê, ngu đệ xin nhường là anh.
    Phổ T nh vội gạt:
    - Không được, chỉ có một điều đáng kể:
    Ai hơn tuổi là anh.
    - Hiền huynh đã dạy như thế, thì hai em hẳn phải vâng theo. Vậy bây giờ chúng ta phải thề ra sao?
    Lê Báo hỏi:
    - ở chùa này cũng có thờ Quan Công đấy chứ?
    Quang Ngọc cười:
    - Chùa nào lại chẳng thờ đức Thánh Quan.
    - Thế thì hay lắm. Chúng ta cứ đến trước bàn thờ ông ấy mà thề.
    - Phải đấy, phải đấy?
    Ba người liền cùng nhau lại bàn thờ Quan Clông. Lê Báo bảo hai bạn:
    - Trông Quan vân Trường lẫm liệt oai phong lắm nhỉ? Có lẽ vẻ lẫm liệt oai phong ấy là nhờ ở bộ mặt đỏ, mà muốn có một bộ mặt đỏ tất phải uống nhiều rượn Vậy trước khi phát thệ, sao ta không đem rượn lên dâng ngài rồi cùng nhau uống thực say đã?
    Quang Ngọc cười:
    - Vì say rượn hiền hữu suýt bị thiệt mạng ở tửu quán, thế mà vẫn không chừa?
    Lê Báo lấy làm xấu hổ với Phạm Thái, nói chữa thẹn:
    - Hiền huynh tưởng ngu đệ say à? Ngu đệ uốn gấp năm, gấp mười thế cũng chẳng thấm vào đâu. Chẳng qua giữa lúc bất ngờ bị chúng nó đẩy cái bàn vào người, nên ngu đệ ngã đó mà thôi.
  7. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0

    Phạm Thái vốn thích rưỡn mà uống bao nhiêu cũng không say, liền đỡ lời bạn:
    - Lê hiền hữu nói rất đúng. Lễ phát thệ long trọng này không có rượn sao được?
    Dút lời, Quang Ngọc đi thẳng lên lầu Tiêu L~nh. ở lại trước bàn thờ Quan Công, Phạm Thái sẽ bảo Lê Báo:
    - Nghe nói tửu lượng hiền hữu khá lắm.
    - Vâng, cũng khá. Hôm nay xin uống thi.
    - Thi cái gì chứ thi uống rượn thì không bao giờ ngu đệ dám nhận lời.
    - Sao vậy?
    - Vì kẻ tu hành phải giới tửu.
    - Thế thì buồn lắm nhỉ?
    Quang Ngọc bê xuống một bình rượn lớn và hỏi hai người:
    - Ngần này đã đủ chưa?
    Lê Báo đáp:
    - Cũng tiềm tiệm. Nhưng rượn có ngon không đấy? Chứ rượn của thằng cha chủ quán, ngu đệ uống hôm qua không thể nuốt được.
    Phạm Thái cười:
    - ấy là không thể nuốt được đấy, chứ nuốt được thì không biết hiền hữu say tới đâu?
    Quang Ngọc cũng cười:
    - Hai chú không ngại. Rượn đây tôi thửa mãi tận ở Thủ Khối chính hiệu hoàng cúc Nhưng ta làm lễ đã rồi hãy hay.
    Quang Ngọc nói:
    - Bây giờ mỗi người thề một câu. Tôi hơn tuổi được hai hiền đệ tôn làm anh xin thề trước.
    Chàng liền quỳ trước bàn thờ Quan Công và dõng dạc khấn rằng:
    - Ngày xưa Quan thánh đế có kết nghĩa với Lưu Huyền Đức, Trương Dực Đức tai vườn đào, thề cùng sống cùng chết để cùng nhau phò nhà Hán, cứu giúp muôn dân. Ngày nay ở nước Việt Nam chúng tôi trăm họ loạn lạc, bị lầm than chẳng kém đời hậu hán, hai anh em lũ giặc Tây sơn đem quân đi ăn cướp phá đánh đuổi vua chúng tôi phải chạy trốn sang bên quý quốc, giết cha chúng tôi, giết họ hàng chúng tôi, vậy trước bàn thờ ngài ba chúng tôi là Trần Quang Ngọc, hai mươi nhăm tuổi, Phạm Thái hai mươi tuổi, Lê Báo mười chín tuổi, xin theo gương ngài cùng họ Lưu, họ Trương, kết nghĩa anh em, trước là để phò nhà Lê, sau nữa là để rửa thù cho cha chúng tôi. Tôi thề rằng tôi coi Phạm Thái, Lê Báo như hai anh em ruột, cùng hai người sống chết có nhau. Nếu tôi ở không đúng lời thề xin chết như thế nầy.
    Dút lời chàng bẻ hương ra làm hai đoạn mà vứt xuống đất. Phạm Thái thề cũng như Quang Ngọc. Đến lượt Lê Báo. Chàng rót thêm vào chén rượn thờ, rồi tự rót cho mình một chén đầy giốc một hơi cạn. Đoạn chàng bảo hai người:
    - Hai hiền huynh thề như thế không được, nghe ngu đệ đây nè.
    Tức thì chàng vào quì trước bàn thờ và lớn tiếng khấn:
    - Tôi đây Lê Báo tuy mới mười chín tuổi đầu nhưng trong ba năm nay tôi đã đi chu du khắp nước, vì vậy tôi biết dân tình rất khổ sở. Tôi nhớ sách Mạnh Tử có câu:
    Dân vì quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh. Thế mà họ coi nước như tư sản của họ, không tưởng gì đến dân, đến xã tắc nữa. Vì vậy ba chúng tôi là Trần Quang Ngọc, Phạm Thái, Lê Báo cùng nhau kết anh để ra tay tôn phò một vị nhân quân biết coi dân làm trọng. Tôi thề rằng (vừa nói vừa rót rượn vào chén) tôi xin giữ trọn đạo làm em út dốc lòng tuân theo mệnh lệnh của đảng trưởng là ông anh cả Trần Quang Ngọc của tôi, nếu tôi trái lời thề ấy thì nguồn ngày xanh của tôi cũng cạn như chén rượn này.
    Cùng với câu thề, chén rượn cùng hết. Quang Ngọc và Phạm Thái đưa mắt nhìn nhau mỉm cười. Rồi Quang Ngọc rót ba chén rượn đầy mà nói rằng:
    - Xin uống cạn chén rượn để chúc cho tình huynh đệ chúng ta ngày thêm bền chặt với non sông Nam Việt.
    Uống xong Phạm Thái khen:
    - Rượn của hiền huynh ngon lắm.
    Lê Báo nghĩ thầm:
    "Đã giới tửu mà còn biết rượn ngon?" Quang Ngọc mời hai bạn lên lầu Tiêu Lĩnh dự tiệc. Lê Báo sợ bỏ quên mất bình rượn, vội vàng bê theo.

  8. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Hồi 5 - Trên lầu Tiêu Lĩnh


    Vừa ngồi yên chỗ, Phạm Thái hỏi Quang Ngọc:
    - Có việc gì quan trọng thế? Hiền huynh?
    - Việc nào đi việc ấy. Bây giờ hãy chén đã.
    Lê Báo cười hỏi rỡn Phạm Thái:
    - Sư ông giới tửu chứ?
    Phạm Thái làm thinh, miệng lâm râm cầu nguyện, khiến Quang Ngọc cáu kỉnh gắt:
    - Thôi, xin thầy tu hãy tạm cất cái lòng mộ đạo của thầy đi cho chúng tôi nhờ.
    Phạm Thái ung dung đáp:
    - Ngu đệ đọc bài kinh sám hối để cầu nguyện Phật tổ xá cho anh em mình cái tội sắp ăn thịt lợn.
    Lê Báo cười:
    - Chúng mình có sát sinh đâu mà sợ, còn như ăn thì ai không ăn. Không ăn, sống sao được ?
    Quang Ngọc khen:
    - Chú ba nói phải lắm. Vả Phật tổ khi xưa cũng ăn thịt kia mà. Trong thánh kinh có chép rằng vì ăn thịt lợn rừng của một chú tiều phu kính dâng mà Phật tổ hoá ở giữa đường.
    Lê Báo reo mừng:
    - ồ ? Thế thì hay lắm nhỉ ? Hôm nay không có thịt lợn rừng, anh em chúng ta ăn thịt lợn nhà vậy Cũng là một cách kỷ niệm ngày Phật tổ hoá chứ sao.
    Quang Ngọc cất tiếng cười vang. Còn Phạm Thái thì chàng có vẻ mặt buồn rầu, nghĩ ngợi, tâm trí như để cả đâu đâu. Song tuy chàng làm ra không tưởng tới ăn uống, mà chàng ăn rất khoẻ, uống rất nhiều có phần gấp rười hai người kia.
    Khi ai nấy rượn ngà ngà say. Lê Báo thấy chàng vẫn ngồi ngây như người mất linh hồn liền bảo Quang Ngọc:
    - Phạm hiền huynh sao hôm nay nhạt nhẽo thế? Hay vì có em đây, nên không được vui?
    Quang Ngọc đáp:
    - Phạm hiền đệ vẫn thế đấy, càng say càng lỳ. Chẳng thế đã không nổi danh là Chiêu Lỳ ?
    Lê Báo cười hỏi:
    - Chiêu là Phổ chiêu hay là cậu chiêu đấy?
    Phạm Thái gật gù đáp:
    - Cả hai.
    - Cả hai.
    Rồi chàng khoan thai ứng khẩu đọc:
    Có ai muốn biết tuổi tên gì?
    Vừa chẵn hai mươi, gọi chú Lỳ Năm, bẩy bài thơ ngâm lếu láo, Một vài câu kệ tụng a ê.
    Tranh vờn sơn thủy màu nhem nhuốc.
    bầu giốc hền khôn giọng bét be.
    Miễn đươc ngày nào ngang dọc đã.
    sống thì nuôi lấy chết chôn đi.
    Lê Báo khen lấy khen để. Quang Ngọc thì chau mày tỏ vẻ không bằng lòng mà cự răng:
    - Hay thì có hay, nhưng ý chưa được rồi rào lại kém khí phách anh hùng.
    - Vậy xin đại huynh phủ chính cho. Hay hơn nữa xin hiền huynh, hiền đệ mỗi người họa lại một bài cho bữa tiệc này thêm vui.
    Lê Báo nhanh nhẫu đáp:
    - O? Phải đấy?
    Quang Ngọc mỉm cười:
    - Vậy xin nhường chú ba họa lại. Còn Ngọc này thì đành thú thực rằng văn thơ rất kém, địch sao nổi tài Chiêu Lỳ.
    - Hiền huynh nhún nhường quá?
    Nhưng Lê Báo đã cầm thìa gõ vào miệng bát, đọc luôn:
    Anh Phạm làm như chẳng biết gì, Hỏi anh, anh cứ giả ù lì.
    Trông thì có vẻ nhà nhân đạo, kỳ thực ra tuồng loại xú ê.
    Thơ thánh ngâm nga không thiếu vận, Rươu thần nốc cạn kể hàng be, Đương trai sao đã lo khi chết Còn tám mươi năm hãy sống đi.
    Quang Ngọc cười ngất, nhưng Phạm Thái lặng lẽ rót đầy chén rượn mà nói răng:
    - Ba chữ "loại xú ê" thì phải phạt đủ tam bôi.
    Lê Báo chữa thẹn:
    - Phạt gì chớ phạt rượn thì ngu đệ không lo lắm. Nhưng vận "ê" của hiền huynh cũng xét lại cho ngu đệ được nhờ.
    Tuy nói vậy mà chàng cũng uống luôn ba hơi cạn ba chén rượn phạt.
    Quang ngọc bảo Phạm Thái:
    - Thơ Lê hiền đệ tuy không được hay, nhưng mà có hậu. Hai câu kết thực đã làm cho bài thơ của Phạm hiền đệ bớt sai:
    "Còn tám mươi năm hãy sống đi" là là phải lắm, chứ sao lại nói gỡ "chết côn đi" được?
    Phạm Thái mỉm cười:
    - Vậy xin phép hiền huynh trưởng cho chú ba sáu chén rượn nữa.
    Lê Báo chau mày xua tay:
    - Thưởng với phạt sao lại giống nhau thế được. Họa chăng có phạt Trần đại huynh ba chén về tội không hoa. thơ thì còn có lý.
    Phạm Thái hỏi Quang Ngọc:
    - Vậy Trần đại huynh nghĩ sao? Chẳng laẽ lại trốn rượn phạt. Hay là thế này này, câu chuyện tức cười mà hiền huynh chưa bao giờ chịu kể cho ngu đệ nghe, nay nhân tiện có Lê hiền đệ đây, đại huynh đem thuật ra mà thế vào bài thơ là ổn.
    Lê Báo vui mừng hỏi:
    - Truyện gì mà bí mật thế, Phạm đại huynh?
    - Truyện tu hành của một vị sư ông.
    Quang Ngọc cười đáp:
    - Xin hiền đệ đừng tưởng Quang Ngọc này không làm nổi thơ. Chẳng qua chí ngu huynh còn để cả chổ khác, có tĩnh tâm mới làm được thơ hay, chứ làm bậy làm bạ chỉ tổ bị phạt rượn?
    Lê Báo thấy Quang Ngọc riễu mình thì tức giận nói bướng:
    - Chẳng qua hiền huynh nói khoác. Có giởi cứ hoa. thơ đi đã nào?
    Phạm Thái mỉm cười:
    - Lại xin phạt Lê hiền đệ một chén rượn về tội xúc phạm huynh trưởng.
    - Có phải nhị vị đại huynh về bè với nhau để công kích ta chăng?
    Phạm Thái vẫn tươi cười:
    - Lê hiền đệ có lẽ say rượn.
    Thấy Lê Báo có tính lỗ mãng, Quang Ngọc liền giải hoà:
    - Thôi xin hai hiền đệ, lỗi tại ngu huynh cả. Vậy cố nhiên là ngu huynh phải kể câu truyện đã hứa.
    Lê Báo hết giận, vỗ tay reo:
    - Ư, có thế chứ? Nếu không, ta băt đấu võ liền, mà đấu võ thì ta chấp hai anh một bên.
    Quang Ngọc biết Lê Báo say lắm rồi, liền vui vẻ cười vang nói đùa:
    - Lê hiền đệ nên để dành lực lượng với võ nghệ, có lẽ tối hôm nay phải dùng đến. Bây giờ hãy xin lắng tai nghe câu truyện khôi hài của ngu huynh.
    Lê Báo cười:
    - Truyện khôi hài chắc là nhạt thếch.
    Phạm Thái đỡ lời:
    - Thì cứ để Trần đại huynh kể đã nào.
    Quang Ngọc giốc cạn chén rượn đầy, rồi nói rằng:
    - Ba năm trước đây, một khách chinh phu niên thiếu lang thang trên con đường gió bụi. Chàng ta đi xa cửa xa nhà tìm chốn trú thân.
    "Cha chàng vừa qua đời, mà lúc qua đời, chàng không gặp mặt, qua đời một cách thảm khốc đầu bị rời mình nơi pháp trường....
    Lê Báo ngắt lời:
    - Thì cứ nói ngay là bị chém có giản dị hơn không! Nhưng thấy Quang Ngọc ngồi yên, cặp mắt đỏ ngầu dữ tợn, đăm đăm nhìn nơi chân trời xa tắp, thì chàng lấy làm sợ hãi im ngay. Bỗng Quang Ngọc cười sằng sặc một hồi, rồi kể tiếp:
    - Một buổi chiều, tâm hồn ngây ngất, chàng thiếu niên bỏ lỏng dây cương để mặc ngựa theo con đường hẻm, cỏ rậm, muốn mang đi đâu tuỳ ý. Chàng đưa cặp mắt mỏi mệt nhìn sắc trời tà đỏ ửng mà đoái tưởng lại thời oanh liệt theo cha tung hoành trong hai trấn Đông, Bắc.
    "Cái vỏ kiếm lách cách đập vào yên ngựa lại nhắc tới những bài ca chàng thường hát để tự phấn khởi tâm hồn trong khi thất vọng. Chàng liền kìm cương.
    Rút thanh kiếm báu giơ lên múa. Toan cất lời ca thì xa xa có tiếng chuông rời rạc, buồn tẻ, như gieo vào lòng chàng sự hư vô chán nản. Chàng thong thả tra kiếm vào vỏ rồi theo tìm nơi có tiếng chuông.
    "Trời nhá nhem tối, thiếu niên tới chân một quả đồi. ở lưng chừng có một ngôi chùa. Tiếng chuông đổ hồi từ trên cao gieo xuống, gieo vào lòng khách chính phu, làm cho tắt hẳn ngọn lửa đương bùng bùng cháy.
    "Thiếu niên xuống yên, buộc ngựa ở cửa tam quan. Chờ lâu vẫn không thấy có người ra, mà gọi cửa cũng không ai thưa. Mãi sau, khi chàng quay đi mới có một nhà sư ở gian phòng trai bước tới. Người ấy nói mình chỉ là sư bác, còn sư cụ thì chơi vắng phương xa. Chàng liền nhờ sư bác cho ở trú một đêm, sáng hôm sau lại xin đi sớm, nhưng sư bác nhất định không thuận, nói không có phép sư cụ thì không thể tự tiện để khách thập phương ngủ trọ trong chùa được. Ngôn ngữ, cử chỉ, nhất là sức vóc của nhà sư khiến chàng trẻ tuổi phải nghĩ thầm:
    "Quái? sao đi tu mà hỗn xược dữ tợn đến thế?" "Chẳng muốn nói khó, chàng tuổi trẻ lẳng lặng xuống đồi, ra cửa tam quan.
    Nhưng, ôi thôi? Con ngựa buộc đó đã biến đâu mất, mà lạ nữa, nghe xa xa có tiếng ngựa phi nước đại về phía làng Nỗi duệ. Chàng biết dẻ trộm vừa tốn thoát. Bực tức uất người, nhất là từ trên chùa lại ném xuống những tiếng cười mai mỉa. Chàng lộn tiết chạy một mạch lên đồi, lại gần sư bác sừng xộ hỏi:
    - "sao ngươi biết ta mất ngựa lại cười?
    - "Ta cười thì có can dự gì đến ai?
    "Chàng tuổi trẻ mắm môi trợn mắt, giọng đe dọa:
    - "Có can dự đến ta. Nếu ngươi không bảo cho ta biết đứa nào bắt trộm ngựa của ta thì ta thề xin đưa linh hồn người lên Nát bàn ngay lập tức.
    "Nhà sư cười ha hả đáp lại:
    - "Mi làm như Nát bàn của nhà mi gần lắm? Dẫu sao, xuống địa ngục vẫn đễ dàng hơn, vậy nếu mi muốn xuống thì cứ việc ỡm ờ đứng lại.
    "Chẳng nói chẳng rằng, chàng tuổi trẻ tuốt ngay kiếm ra. Nhà sư ý chừng đã phòng bị trước, cũng giơ ngay cây búa dấu sẵn trong vạy áo ra. Hai người đánh nhau được một hồi, thì nhà sư biết sức không chống nổi quay đầu chạy. Chẳng may chân vướng cỏ khô, vấp ngã bổ chửng. Chàng trẻ tuổi liền nhanh nhẹn dẫm chân lên ngực hắn rồi dí mũi kiếm vào ngực hắn mà dọa rằng:
    - "Ai lấy trộm ngựa ta?
    "Bất giác nhà sư kêu rống lên. Tức thì ba chú tiểu lực lưỡng ở nhà trai chạy ra.
    Chàng tuổi trẻ cả tiếng thét lớn:
    - "Nếu chúng mày lại gần hay kêu cầu cứu thì trước hết tao hãy thí cho thày chúng mày một mũi kiếm đã, rồi tao giết chết hết chúng mày như giết một đàn ngoé.
    "Bọn tiểu thất kinh quỳ cả xuống lạy van xin "công tử" xá cho sư bác. Còn lão sư thì luôn mồm kêu:
    "Nam vô a di đà phật? Lạy ngài tha tội cho bần tăng, bần tăng thứ hết, Nam vo a di đà phập ? " "Chàng tuổi trẻ lộn ruột vì mấy tiến Nam vo a di đà phập của lão ác tăng, đã toan đưa lưỡi kiếm vào cổ hắn, nhưng nghĩ đến con ngựa bị mất trộm chàng lại thôi Lê Báo vui vẻ giốc cạn chén rượn rồi vỗ tay reo:
    - ồ ? Ngộ lắm nhỉ ? Ngu để tưởng như trông thấy ở trước mắt một tráng sĩ dẫm chân lên ngực một nhà sư, gần đấy, ba chú tiểu quỳ gối chắp tay van lơn. Thực là một bức tranh linh hoạt của một họa sĩ đời Chiến quốc.
    Phạm Thái thì lâm râm cầu nguyện, có vẻ cảm động xót thương. Mãi sau, chàng mới ôn tồn bảo Quang Ngọc:
    - Nếu trang thiếu niên kia không là hiền huynh thì ngu đệ xin bảo chàng ta là một người lỗ mãng, dám quý con ngựa hơn mạng một nhà sư, dù là một nhà sư ăn trộm.
    Quang Ngọc cười đáp:
    - Nhưng hằn ta có lấy trộm ngựa của chàng tuổi trẻ đâu?
    - Vậy ai lấy?
    - Không ai lấy cả. Nhà sư sợ hãi thú thật với chàng tuổi trẻ rằng giữa lúc chàng lên chùa thì sư cụ đi ra cửa sau vòng ra tam quan thấy có con ngựa tốt, liền mượn tạm vì có chút việc cần. Nhà sư lại mời chàng tuổi trẻ hãy vaò nghĩ trong phòng quan cư để chờ một lát nữa sư cụ về.
    "Chàng tuổi trẻ đoán rằng nhà sư muốn cạm bẫy mình để trả thù cho bỏ ghét, nhưng đấng trượng phu ngang tàng há sợ chì? Vả chàng cũng muốn dò xét ngôi chùa còn giấu diếm những sự bí mật ghê gớm gì nữa chăng, vì cứ ngắm cái cử chỉ bất chíng của vị sự cụ mượn ngựa bắng một cách hơi khác thường để đi chơi đêm, chàng cũng đoán biết rằng chùa này không phải là một nơi tu hàng của các bậc đồ đệ tôn sùng đức Thích Ca.
    "Chàng bèn theo sư bác vào phòng trai. Tức thì các chú tiểu xúm xít hầu hạ, kẻ lấy thau, người pha nước. Nhưng chàng không dám uống nước, sợ trong đó có thuốc mê. Và lúc nào chàng cũng nhăm nhăm cầm thanh kiếm tuốt trần ở tay để phòng ngừa sự phản trắc.
  9. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0

    "Chờ mãi tới cuối giờ Tuất cũng không thấy gì, chàng liền đóng cửa phòng tắt đèn đi ngủ. Kỳ thực chàng vẫn thức, nằm nghe ngóng....
    "Bỗng vào khoảng nửa đêm, nghe có tiếng ngựa hí. Chàng rón rén đứng dậy, ghé mắt nhòm ra cửa, thấy dưới ánh trăng suông lờ mờ hiện ra hai cái bóng đen từ chân đồi đi lên:
    một bóng nhà sư lực lưỡng to lớn và một bóng người thiếu nữ rất yểu điệu, thướt thạ..." Lê Báo vỗ tay cười:
    - Sư cụ hổ mang, tối rước gái về chủa rồi?
    Phạm Thái buồn rầu chắp tay nói:
    - Nam Vô a di đà phật, nhưng rồi sau nữa, thưa hiền huynh?
    Quang Ngọc kể tiếp:
    - "Chàng tuổi trẻ toan cầm kiếm xông ra thì lại nghe có tiếng - tiếng sự cự - hỏi một người thứ ba vừa đi tới:
    - "Hắn ta ra sao?
    "Tiếng trả lời của sư bác:
    - "Bạch cụ, hắn ta nằm trong buồng quan cư. Xin cụ nên đề phòng, hắn ta giỏi võ lắm kia đấy ? " "Hai người còn nói nhiều, chàng trẻ tuổi không nghe rõ, vì họ nói nhỏ, nhưng ý chừng sư bác thuật lại cuộc đánh nhau vừa xảy ra, vì thấy người thiếu nữ khúc khích cười có dáng chế nhạo. Bỗng sư cụ lớn tiếng:
    - "Được ? Để nó đấy, ta đây sẵn lòng đưa nó về cực lạc thế giới.
    "Bấy giờ ba người đi ngay sát cửa phòng chàng thiếu niên. Sư bác thì thầm bảo sư cụ:
    - "Hắn ta ở trong này, nhưng chắc đương ngủ say.
    "Thiếu nữ không biết thích chí điều gì, vỗ tay cười vang, cười ngã cả vào cánh cửa phòng đến rầm một tiếng. Sư bác vội vàng xua tay bảo:
    - "se sẽ chứ? Háng ta thức dậy thì nguy bây giờ.
    "Thiếu nữ vẫn cười:
    - "sư cụ sợ gì thằng nhãi ranh ấy, phải không bạch sư cụ?
    "sư cụ được gái khen, phỗng mũi:
    - "Phải, ái khanh nói phải. Ngữ ấy vị tất đã chịu nổi nửa chùy này.
    "Vừa nói vừa giơ ra một cái chùy đồng nặng. Sư cụ lại nói:
    - "Nhưng ái khanh ạ, bây giờ ta hãy cùng nhau hưởng cuộc ái ân đã...." "Thiếu nữ nũng nịu:
    - "Không. Bao giờ sư cụ giết được tên hỗn xược ấy, em mới chịu nghe lời.
    "Tức thì cánh cửa phòng mở toang, chàng trẻ xông ra, tay múa kiếm, miệng thét:
    - "Có ta đây?
    "sư cụ cũng khoa chùy lên đối địch. Trong khi ấy thì, lạ lùng xiết bao, thiếu nữ nhân lúc bất ngờ rút ngay dao dấu ở trong bọc ra thí cho sư bác một nhát trúng ngay cửa họng, nằm vật xuống đất chết tươi. Rồi nàng quay lại giúp sức chàng tuổi trẻ Thấy nàng trong tay chỉ có một cây đoản đao, không đỡ nổi cái chùy nặng của sư cụ, chàng tuổi trẻ vội kêu:
    - "Cô lùi ra, cứ một mình tôi cũng đủ giết nổi thằng sư hổ mang này rồi.
    "Nhân lúc chàng để ý đến thiếu nữ, giữ mình không được kín, nhà sư nhằm trúng thanh kiếm chàng cầm, giáng xuống một chùy hết sức mạnh, khiến kiếm văng ra. Tính mệnh chàng sắp bị nguy thì thiếu nữ đã múa tít lưỡi đoản đao xông vào cứu viện. Cử chỉ hào hiệp ấy giúp chàng trẻ tuổi đủ thời giờ nhặt thanh kiếm sấn lại đánh nhà sư Chàng tức vì đã bị nhà sư làm mất thể diện ở trước mặt má hồng, nên chàng rán hết sức bình sinh, giở hết võ nghệ ra đối địch. Bởi thế, chẳng bao lâu thiếu nữ nghe thấy chàng thét lên một tiếng rất lớn, rồi nhảy bổ vào đâm nhà sư một nhát xiên từ ngực sang lưng".
    Lê Báo cười the thé:
    - Thế là cả sư cụ, lẫn sư bác cùng được lên Nát bàn chầu Phật.
    Quang Ngọc cũng cười:
    - Hoa. chăng xuống địa ngục chầu vua Diêm vương.
    Phạm Thái mơ màng đăm đăm nhìn, hỏi:
    - Còn người thiếu nữ?
    Quang Ngọc thản nhiên đáp:
    - Tức Nhị Nương.
    Phạm Thái kinh ngạc:
    - Nhị Nương?
    - Phải, Nhị Nương. Mà người thiếu nữa là Nhị Nương thì có chi lạ.
    Lê Báo ngơ ngác hỏi:
    - Nhị Nương là ai?
    - Rồi hiền đệ ắt biết.
    - Vậy bây giờ ta hãy uống mỗi người hai chén rượn để chúc thọ Nhị Nương đã ?
    - Lê hiền đệ nói rất phải.
    Ba người cùng vui vẻ nâng chén. Lê Báo lại hỏi:
    - Thế rồi sao nữa.
    Quang Ngọc mỉm cười:
    - Rồi chàng trẻ tuổi trở nên sư ông....
    Phạm Thái nói tiếp:
    - Đạo hiệu là Phổ T nh thiền sư, phải không bạch sư ông?
    Trần quang Ngọc vẫn mỉm cười:
    - ý thế, giết xong hai tên ác tăng, Nhị Nương cùng ngu hữu xục xạo đi tìm bọn tiểu, thì chúng, - tất cả năm tên - đều ra quỳ xuống van lạy xin tha. Ngu hữu liền sai chúng khiêng hai cái thây đem chôn ở phía bên kia đồi. Đoạn ai nấy lại đi ngủ, tuy lúc đó gà đã bắt đầu gáy sáng.
    "Từ hôm sau, Ngọc đã nghiễm nhiên dùng đạo hiệu của nhà sư đã tịch một cách phi thường, nghĩa là hiệu Phổ T nh thiền sư. ở vùng này, nhiều người không ngờ rằng có xẩy ra sự biến gì hết. Một ít người biết truyện thì lại làm ngơ, vì họ rất ghét, rất sợ lão ác tăng kia, nên biết hắn bị giết, họ rất đỗi vui mừng. Bởi vậy, ngu huynh đây, nhờ trời, nhờ phật tổ được yên lành mà tu đạo nhiệm mầu...." Phạm Thái từ nãy vẫn theo đuổi ý nghĩ về Nhị Nương, tò mò hỏi:
    - Thế còn Nhị Nương? Nàng không nói chuyện vì sao nàng lại để tên ác tăng bắt về chùa? Hình như nàng cũng thông võ lược kia mà?
    - Phải, nàng rất tinh thông võ nghệ. Cứ kể tay đôi đánh nhau, nhà sư hổ mang kia cũng chưa dễ làm gì nổi, nhưng vì nhiều lẽ, nàng muốn dùng mưu giết tên ác tăng một cách kín đáo, không để tiết lộ cho ai biết.
    "Nguyên nàng là con gái quan binh bộ thượng thư Nguyễn Đình Giản. Khi Nguyễn Huệ lên chiếm ngôi nhà Lê, quan thượng thư vì theo không kịp đức Chiêu Thống, đành phải quay về ẩn núp ở vùng huyện Lập thạch, tỉnh sơn Tây. Bắc bình vương dụ mãi ngài ra làm quan không được, liền sai người đến Thanh Hoá bắt Nhị Nương - khi ấy mới mười lăm tuổi - cho vào hậu cung, tưởng làm thế thì thương con, thể nào ngài cũng phải ra hàng. Chẳng dè được tin, ngài rửng rưng như không, cười gằn mà nói rằng:
    - "Con ta không biết chết đi để làm nhục môn hộ nhà ta, ta chẳng vì tình phụ tử nhỏ mọn mà bỏ đại nghĩa đâứ.
    "Nguyễn Huệ biết không dụ nổi, mới dùng mẹo bắt sống đem về. Nguyễn thượng thư không chịu khuất phục mà chết. Nhị Nương, bên thây cha không kêu khóc nửa lời, chỉ thì thầm khấn thề với linh hồn cha rằng:
    "Thù này xin trả".
    "Nhân xin được phép đi đưa đám cha, nàng thừa lúc bối rối trốn thoát, rồi đi chu du khắp đó đây, tìm đến những chỗ quen thuộc để cầu học nghề võ. Ba, bốn năm trời, nàng lẩn lút trong vùng quê các trấn Nghệ An, Thanh Hoá, sơn Nam, Kinh Bắc, cho đến hôm gặp nhà sư hổ mang, mê cái sắc đẹp của nàng, thả lời chòng ghẹo. Nàng đã sắp ra tay cự địch, nhưng khốn nỗi một sự ngẫu nhiên lạ lùng? Tên sư kia lại là người đồng hương với nàng:
    sáu năm trước hắn trụ trì ở chùa làng.
    "Hắn dọa nếu không bằng lòng hắn, thì hắn tố cáo tung tích, nàng với quan phân phủ Từ sơn. Bất đắc d~ nàng phải giả ưng thuận, cùng định chờ đêm khuya ra tay trừ khử tên cường bạo hoang dâm cho bỏ ghét...." Ngừng một lát Quang Ngọc lại nói tiếp:
    - Chính nàng cùng ngu huynh đã lập nên đảng Tiêu sơn. Nàng đã giúp đảng được nhiều việc lắm, ấy là không kể cái công cứu sống cho Ngọc đây.
    Lê Báo cười sằng sặc:
    - Thế mà hai người không yêu nhau thì cũng lạ?
    Quang Ngọc buồn rầu đáp:
    - Nói kính trọng nhau thì đúng hơn. Đương lúc theo đuổi công cuộc lớn lao, còn bụng đâu nghĩ tới ái tình. vả lại xin nhị đệ hiểu cho rằng, mình tuy không thực bụng tu hành, song đã nhờ cái áo cà sa để trốn tránh thì cũng không nên làm nhem nhọ nó .
    Phạm Thái mỉm nụ cười ngờ vực, ngồi im. Quang Ngọc lại nói:
    - Nàng cũng bảo ngu hữu rằng khi nào việc lớn xong xuôi đã, hai người mới cùng nhau đi chu du khắp nước Nam như Phạm Lãi, Tây Thi đời xưa chứ nay còn ở thời kỳ nằm gai nếm mật, nghĩ chi tới hạnh phúc êm đềm của tình ái ? . . . Lời vàng ấy, ngu hữu đây đã khắc ở bên lòng, thề không bao giờ dám sai.
    Lê Báo bông đùa một câu:
    - Nghĩa là hai anh chị còn tạm là đôi bạn cầm kỳ để chờ ngày trở nên đôi bạn cầm sắt chứ gì.
    Quang Ngọc quắc mắt lườm, rồi giữ vẻ mặt trang nghiêm chàng nói:
    - Thôi? Đã quá dài lời nói chuyện phiếm. Bây giờ rượn cạn, nhắm đã hầu tàn, xin mời nhị hiền đệ đi nghỉ một giâc cho thực ngon, tối hôm nay ngu huynh cần đến lòng can đảm đến hai chánh tay cứn cáp của nhị đệ lắm đấy.
    Lời nói rắn rỏi như câu hô binh, khiến hai người vâng lời ngay.

  10. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Hồi 6 - Quan quân


    Chiều hôm ấy, trước trại lính phủ Từ sơn, người lính, nón sơn, quần áo chẽn, mỗi người cầm một cây tre dài bịt vải đứng xếp hàng chữ nhất. Khi đã tập một lúc về đủ các miếng đâm trên, đánh dưới, phạt ngang thì người đội chọn từng cặp sức tương đương cho ra dấu với nhau.
    Biết rằng có viên phân suất đứng trên mặt thành nhìn xuống, thầy đội, làm ra bộ ta đây giỏi võ, nắm tay người này, kéo chân kẻ khác hò hét, dạy bảo, mắng nhiếc luôn miệng:
    - Chú đứng tấn trống quá. Mũi roi chúc xuống thế này thì người ta khẽ bẩy một cái cũng băng cả roi đi, còn đánh chác gì....
    Viên phân suất từ trên thành đi xuống, lại gần đội cơ ban lời khen ngợi. Được thể, đội ta càng lên mặt:
    - Bẩm ông lớn, với năm mươi tên lính giỏi võ, tôi có thể chống nổi mấy trăm quân ô hợp, chẳng nói đâu xa, giá tối hôm qua năm người canh phòng trong tửu quán đều là lính tôi luyện tập thì có đâu đến nỗi bị giặc giết như ngoé thế? Đấy, ông lớn cứ tin lính trấn giỏi ?
    Phân suất hỏi:
    - Ngày mai bản chức thân giải Thị Kim lên trấn lỵ, vậy anh tính nên cho bao nhiêu lính hộ tống cũi tội nhân?
    - Bẩm chỉ cho mười tên đi là chắc chắn lắm rồi - mười tên với tôi nữa là mười một thì dẫu giặc mang trăm binh đến đánh giải vây cũng không lo.
    Phân suất gật đầu, mỉm cười:
    - Anh nên hết lòng làm việc quan. Thế nào ta cũng tự thăng thưởng cho.... à?
    Hai mươi tên lính mới mộ này đã biết gì chưa?
    - Bẩm ông lớn, khá lắm rồi, xin ông lớn đứng coi.
    Liền hô cho bọn lính tập các miếng trông rất đều và ngoạn mục. Phân xuất vẫy tay cho bọn lính vào trại nghỉ, rồi hỏi đội cơ:
    - Anh có dạy tập đoản côn, đoản đao đấy chứ?
    - Bẩm, có cả. Cả bắn cung nữa. Còn bắn súng hỏa mai thì vì ở phủ này quan hiệp trấn phát cho có năm cây, nên tôi đã chọn mười người giỏi nhất, nhanh nhẹn nhất mà dạy tập thôi.
    Phân suất mỉm cười:
    - Ta cũng không tin gì ở hiệu quả súng hỏa mai. Trong tận Tiên đế đánh nhau với Tôn sĩ Nghị, bên địch có tới hàng nghìn cây súng còn bên ta chỉ dùng toàn dáo dài, mã tấu, thế mà quân kia thua chạy không còn một mảnh giáp thì đủ biết đoản binh vẫn lợi hại hơn trường binh nhiều.
    - Bẩm ông lớn, nhưng giữ thành thì súng hỏa mai được cái lợi bắn xa lại trúng hơn cung, nỏ nhiều. Còn như bấn cây súng thần công đặt bốn góc thành, thì thực là vô ích, xoay xở đã chậm mà bắn lại không trúng. Chỉ được cái tiếng to để dương oai với bên địch.
    - Kể ra khi có quân giặc kéo đến hàng nghìn hàng vạn thì súng thần công cũng có lợi:
    Bắn bừa vào đám đông người, thế nào chẵng trúng. Nhưng phủ này thì trừ khi trấn Kinh Bắc có thất thủ, địch quân mới kéo binh đến vây. Mà nếu Kinh Bắc đã thất thủ, thì Từ sơn cũng chẳng cố thủ với ai được. Thành thử súng thần công có đó cũng như không. Còn như súng hỏa mai thì một trận Ngọc hồi đủ chúng tỏ rằng đó là những binh khí vô dụng.
    - Bẩm, nghe đâu ông lớn cũng có dụ chiến trận ấy?
    - Có Ta theo Tiên đế ngay sau trận Cẩm Thủy. Bấy giờ, ta ở trong toán nghĩa quân của nhà Lê. Tiên đế vừa sang sông thì quân nhà Lê vỡ lở ngay. Ta cùng vài bạn đồng chí đến xin hàng Tiền đế mà bấy lâu nay ta vẫn mộ tiếng anh hùng, ao ước được gập long nhan, nhất từ ngày ta đem lòng khinh bỉ Chiêu Thống đã rước quân ngoại quốc về giầy xéo người đồng bang. Thế là ta theo Tiên đế đến đánh Phú Xuyên, đến vây Hà Hồi. Trận Hà Hồi cũng như trận Phú Xuyên không có chi là đáng kể. Tiên đế đến, giặc trông thấy bóng cờ là đem hết quân lương, binh khí ra hàng răm rắp, chẳng phải đánh chác gì.
    - Bẩm, còn trận Ngọc Hồi? Nghe nói trận ấy đánh hăng hái lắm.
    - Phải, hăng hái lắm là vì quân Tàu có rất nhiều súng hỏa mai.
    Đôi cơ mỉm cười:
    - Đó, ông lớn coi, súng hỏa mai vẫn lợi hại.
    Phân suất cau mày:
    - Ta đã bảo không ăn thua gì mà lại. Sáng tờ mờ ngày mồng năm, quân ta tiến lên tới làng Ngọc Hồi, quân tàu bắn súng ra như mưa. Đến đây, anh mới nhận thấy mưu lược Tiên đế. Ngài sai lấy những mảnh ván, ghép ba bốn mảnh vào làm một, quấn một lần rơm ướt ở phía ngoài rồi truyền một toán quân kiêu dõng, cú hai mươi người khiên một bức, mỗi người dắt một con dao nhọn, lại hai mươi người cầm khí giới theo sau. Ta cũng tình nguyện nhập bọn này nên mới biết rất tường tận Đạn bên địch bắn ra vẫn vun vút rào rào, nhưng chỉ trúng bồm bộp vào ván quấn rơm chứ không thiệt một mạng người. Anh coi đó, súng có ích lợi gì đâu.
    Khi đến gần cửa đốn toán quân ta liền bỏ ván xuống đất, rút dao ra, xong lại chém giết, quân đi sau kéo ùa vào trợ lực, còn vua ta thì cười voi theo sau đốc chiến.
    Quân Tàu địch không nổi, vút cả súng mà chạy tán loạn. Quân ta thừa thế đánh tràn đi, lấy được đồn, giết quân Thanh, thây rải khắp đồng. Sau điểm binh khí bắt được thì số súng hỏa mai có trên năm trăm cây.
    Lúc đó, một tên lính lệ hầu trà chạy ra nói với phân suất:
    - Bẩm, phủ đường cho ra mời đại nhân vào phòng khách xơi nước.
    Phân suất lật đật theo tên lính đi vào nhà trong. Sau khi vui vẻ chào mời, hỏi thăm qua loa về cách việc binh lương, phân phủ truyền cho hết cả người nhà ra ngoài rồi thì thầm bảo phân suất:
    - Về việc bắt được Lê hoàng phi họ Nguyễn, ngài có ý kiến gì không?
    Phân suất ngẫm nghĩ, trả lời:
    - Thưa ngài, không. Vả ta chỉ việc giải tù nhân lên trấn lỵ là xong.
    Phân phủ mỉm cười:
    - Thế là ngài thiển cận quá. Ngài nên biết tù nhân nào phải người tầm thường.
    Nàng Nguyễn thị Kim này xưa kia được Chiêu Thống sủng ái vì có tấm nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành. Buổi sinh thời đức Tiên đế ta nóng đánh trấn Tuyên Quang làm loạn biết đâu không phải vì ở đó có bực mỹ nữ ấy ẩn núp. Nhưng khi ngài bắt được Duy Chí thì Lê hoàng phi lại trốn được. Nay viên ngọc quý ấy lọt vào tay ta, mà ta không biết lợi dụng thì thực cũng uỗng.
    - Vậy ý ngài tính ra sao?
    - Tôi thiết tưởng chúng ta đã trải qua bao khó nhọc mới tới được chức này, tôi thì nhờ có Bình phái hầu Ngô Thị Lang tiến cử, còn ngài thì nhờ sự xông pha mũi tên hòn đạn tại trận tiền. Thế mà dịp này còn bằng mấy lời tiến cử cùng là những sự hiểm nghèo ở nơi chiến địa, có thể nhảy ngay đến chức trấn thủ, hiệp trấn cũng chưa biết chừng. Nhưng....
    - Nhưng sao nữa, thưa ngài?
    - Nhưng nếu chúng mình chỉ sơ ý một tí là làm cỗ sẵn cho kẻ khác ăn mà thôi.
    Thí dụ bây giờ chúng mình nộp tù nhân lên trấn lỵ để quan trấn thủ áp giải về kinh, thì thế nào họ chẳng nhận hão rằng chính họ đã bắt được Lê hoàng phi mà bao nhiêu công trạng họ nghiễm nhiên toa. hưởng kỳ thành. Chi bằng một mặt ta hãy bí mật giam Lê hoàng phi vào một nơi, một mặt ta sai một tên cận tính tức tốc mang tờ sớ về kinh tâu rằng hai chúng ta đã lao tâm khổ tứ bày mưu lập mẹo trong nửa năm trời mới bắt nổi Lê hoàng phi Nguyễn thị Kim. Việc này là việc rất quan trọng nên có sớ về triều để hỏi xem phải giải Thị Kim tới trấn Lỵ hay về kinh đô, như thế thì huân nghiệp của mình không ai làm mai một nổi.
    Phân suất cả mừng:
    - Ngài thực có mưu trí hơn người.
    - Lại còn điều này nữa:
    Tạ đệ một bức mật thư lên thái sư, ca tụng cái nhan sắc tuyệt thế của Lê hoàng phi. Thái sư vốn....
    Phân suất cười:
    - Tôi hiểu rồi. Vậy ngài nên thảo ngay sớ viết kíp thư đi mới được.
    - Việc đó tôi xin cáng đáng, nhưng việc giải Lê hoàng phi ngài chưa tiết lộ cho ai hay đấy?
    - Tôi mới ngỏ với tên đội Nhất, nhưng hắn là tay tùy tòng trung thành của tôi, tôi bảo được hắn giữ bí mật.
    - Thế thì được rồi. Vả lại không cứ người ngoài mà ngay trong phủ cũng ít người biết ràng ta bắt được hoàng phi, vì lúc giải nàng về đây, đêm đã khuya lắm.
    Mà tôi lại giam nàng ở một cái buồng nhỏ trong tư thất, chẳng ai biết hết.... Kể nàng đẹp lắm đấy chứ, ngài nhỉ.
    Hai người đương nói chuyện, bỗng một tên lính ở ngoài chạy vào có vẻ hấp tấp, kinh hãi. Viên phân suất đứng dậy hỏi:
    - Có việc gì thế bay?
    Tên lính cất giọng run run nói:
    - Bẩm.... Yên Phụ đến báo có giặc.
    Phân suất tỏ vẻ lo sợ, chau mày gắt:
    - Sao nó không báo ở trấn ly? Đâu? gọi nó vào đây.
    Một lát sau, tên lính đưa tối một người nhà quê hiền lành, thực thà, run như cầy sấy và nói lắp bắp không ra tiếng, lí nhí không ra hơi.
    Phân suất thét lớn hỏi:
    - Mày ở đâu? ở đâu? ở làng nào? sao hỏi lại không nói?
    Tên kia chớp mắt luôn, đưa tay lên gãi mang tai, luống cuống đáp:
    - Bẩm.... Bẩm quan lớn, con người làng Yên Phụ ạ.
    - Tín bài đâu?
    Người nhà quê quay ra phía ngoài, vắt vạt áo nâu lên vai, rồi thong thả cởi hầu bao lần mãi mới lấy ra được một cái bìa nhỏ bằng bàn tay và cuộn tròn. Trong khi ấy phân suất thì thầm bảo phân phủ:
    - Phải cẩn thận lắm mới được. Biết đâu nó không là một tên trong bọn cướp.
    Phân phủ phì cười:
    - Cướp? Thằng ốm đói kia mà là cướp được. Ngài đa nghi quá đỗi.
    Người nhà quê cúi đầu, hai tay dâng tín bài, phân suất đỡ lấy ngắm nghía, xem xét từng ly, từng tí, rồi khi áp ngón tay người kia thấy đúng vạch điểm chỉ, liền giao trả cái thẻ mà nói rằng:
    - Mày trình gì?
    - Bẩm.... Bẩm hai quan lớn, có một bọn cướp đông lắm đến đóng ở bến đò Kim Lũ.
    - Đông độ bao nhiêu?
    - Bẩm con không đếm, nhưng đông lắm, mà hình như tên đầu đảng là một....
    nhà sư Phân suất kinh hãi:
    - Một nhà sư?
    - Bẩm.... Vâng.... Một nhà sư khỏe lắm.
    Phân suất nói khẽ với phân phủ:
    - Tôi nghe dân sự đồn đại rằng ở vùng bến đò Kim Lũ vốn có một tên cường đạo mặc giả sư đến quấy nhiễu.
    - Thế bây giờ ngài định sao?
    - Để bọn nó hoành hành mãi vùng này, nhỡ đến tai Thái sư thì chúng mình cũng khó lòng ngồi yên mà hưởng phú quý. Chi bằng ta đánh rát cho chúng nó một trận để chúng nó lẩn đi địa hạt khác mà bóc lột. Hiện phủ ta có hơn hai trăm lính, tôi đã luyện tập trong luôn mấy tháng nay cũng chỉ vì một mục đích ấy. Vậy đêm nay xinh lưu lại năm tên giữ súng hỏa mai lòn bao nhiêu binh lính, tôi đem theo hết để trị cho bọn giặc kia một mẽ. Phen này mà tóm được tên sư bí mật giả mạo kia thì thực tiếng tăm chúng ta lừng lẫy.
    Phân suất quay ra bảo người nhà quê:
    - Mày dẫn đường cho quan quân, nghe! Tên kia chừng hoàn hồn, trả lời trơn chu:
    - Dạ, nhưng con sợ bọn giặc báo thù đốt nhà giết vợ con con mất. Bẩm chúng nó ghê gớm lắm cơ, ở vùng chúng con ai cũng phải kiêng nể.... Vì sáng hôm nay chúng dốt nhà con, lại bắt mất trâu, mất lợn, gà của con mổ ăn thịt nên tình con oan ức con mới liều đến kêu quan lớn, xin quan lớn thương tình.... Chẳng nhẽ giữa đời thái bình mà chúng nó cứ hiếp tróc, lấn áp, bóc lột mãi lương dân, chẳng coi phép nước vào đâu như thế.
    Phân phủ nghe người nhà quê nói lý, mà lại hơi xúc phạm tới oai quyền vua, quan thì cả tiếng mắng át:
    - Không được hỗn? Tên kia hãy xuống tại ngồi chờ lệnh.
    Rồi bàn nhau với phân suất đi kiểm điểm cơ đội để tức khắc cất quân.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này