1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiêu Sơn Tráng Sĩ - Khái Hưng

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi Milou, 20/12/2002.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Hồi 7 - Bà hoàng phi họ Nguyễn


    Lúc bấy giờ chùng vào cuối giờ Dậu. Những tiếng huyên náo nhộn nhịp cất quân hồi nửa giờ trước đã im bẵng. Mấy toà nhà trong phủ như ngủ say dưới lớp màn đen tối yên lặng. Vì đêm hôm ấy là một đêm thượng tuần tháng chạp, mưa phùn gió bấc, rét buốt đến xương.
    Trong một gian phòng tư thất, phòng chứa lương thực và khí cụ và sửa sang thành nơi ngục thất tạm thời, bà Lê hoàng phi họ Nguyễn ngồi ủ rũ nghĩ ngợi ở bên một ngọn đèn dầu lạc lù mù.
    Bà bình tĩnh nhớ lại ngững sự xảy ra từ hôm trước. Bà không khỏi lấy làm lạ:
    Trong vòng bảy tám năm, bà trốn tránh ở hạt Từ sơn, trừ những bực cựu thần trung nghĩa nhà lê thường bí mật lui tới thăm bà, thì không một ai trong đám dân gian để ý dò la tung tích bà hết. Họ coi bà như những người sinh trưởng ở vùng này, hay ít ra cũng như một người đến ngụ cư không biết từ bao giờ. Bà lại khéo theo phong tục ngôn ngữ, y phục dân quê và đi lại chơi bời với ngững bà chánh tổng, lý trưởng để làm thân với họ.
    ở cùng nhà với bà chỉ có một viên quan già mà bà nhận là cha, và người con trai viên quan ấy mà bà nhận là em. Người ta cho rằng và goá bụa về ở cùng với cha mẹ, thủ tiết thờ chồng, vì gia đình chồng bà trong thời loạn lạc bị giặc giết chết sạch và đốt phá mất cả cửa nhà.
    "Thế mà hôm qua sao bỗng dưng....?" Bà thở dài, ngước nhìn ngọn đèn sắp tắt đặt trên cái giá cao. Thong thả, bà đứng dậy cầm cái que khêu bấc, rồi đưa mắt ngắm người thị tì theo hầu nằm co ro gối đầu lên hai viên gạch, tiếng ngáy nghe se sẽ, đều đều.
    Hoàng phi vừa buồn rầu vừa kinh hãi, vẩn vơ, rón rén lại gần lay thị tì dậy:
    - Này em sao ngủ nhiều thế?
    Thị tỳ choàng thức giấc, mở mắt nhìn ngơ ngác rồi nhớ lại cảnh bị tù, oà lên khóc, Hoàng Phi dỗ:
    - Lan ơi, khóc lóc như thế có ích chi? Chẳng qua số mệnh thầy trò ta đến lúc gặp nạn, nên nó xui ra như vậy.
    Lan nức nở:
    - Bẩm bà.... số mệnh gì? .... Con biết.... Con biết đứa nào.... Tố giác rồi.
    Hoàng phi vội gạt:
    - Đừng ngờ oan cho ai hết, tội nghiệp con ạ.
    - Còn ngờ gì nữa, bẩm bà.... Chính.... Thằng....
    Bỗng một người lính mở cửa vào bảo:
    - Quan truyền im ngay? Phải biết, người ta cho phép cùng ở một buồng với nhau như thế không phải để mà than vãn. . . Nếu không tuân lệnh, thì ta tống cổ con bé kia ra ngoài tức khắc.
    Dút lời, hắn bước ra, đóng sập cửa phòng lại.
    Hoàng phi buông một tiếng thở dài nhìn theo, Lan thì ngồi xuống ôm lấy chân chủ mà nức nở. Hoàng phi ghé vào tai thì thầm:
    - Em Lan, em nín đi kẻo chúng nó vào chia rẽ thầy trò mình ra bây giờ.... Em có đói không?
    Lan sụt sịt:
    - Khốn nạn ? . . . Con còn. . . Bụng đâu. . . Tưởng tới ăn?
    - Nhưng em cũng cố gượng mà ăn một tí chẳng lẽ.. Còn nắm cơm với ít muối vừng ta để phần em đấy.
    - Thôi, mới bà sơi.... Con không đói.
    - Từ tối hôm qua đến bây giờ chưa có một hột cơm lót dạ lại còn không đói?
    Tiếng người lính canh ở ngoài thét:
    - Im ngay?
    Dưới ánh đèn lờ mờ, hoàng phi và người thị tỳ nhìn nhau, ứa hai hàng lệ. Rồi muốn giữ không nói chuyện nữa để khỏi bị xa chủ, Lan ra chỗ cũ nằm ngủ, kéo chiếu đắp chùm kín đầu.
    Hoàng phi ngồi lại một mình trên cái giường tồi tàn xiêu vẹo, không dám động đậy, sợ tiếng lát tre kêu lạch cạch, khiến tên lính canh nghe thấy lại mở cửa vào chăng.
    Rồi yên lặng, bà để tư tưởng lặng lẽ theo giòng. Sự ngờ vực của thị tỳ Lan khiến bà không thể không nghĩ tới lòng phản trắc của những người sống quanh mình bà. Bà tự nhủ thầm:
    - Nguyễn gnụ sử thì chắc không phải rồi. Bậc lão thần ấy, ta kính trọng như người cha già, khi nào lại nỡ hại ta. Hay con trai ngự sử? Ư, biết đâu? Bấy lâu ta thấy tính nết hắn biến cải đi nhiều lắm. Mà con người hay nhìn trộm thì cũng khả nghi lắm đấy. Ngoài hai cha con hắn ra thì chẳng còn ai. Hay Đào Phùng ở Phù Lưu?.... Có lẽ nó chăng? Trời ơi, ta à một món hàng cao giá lắm kia mà? Bắt được ta đem nộp đem bán cho bọn Nguyễn Quang Toản, Bùi Đắc Tuyên thì làm gì không được dăm nghìn quan tiền hay ít ra cũng được bổ đi phân tri, phân suất ở một hạt béo bở.... Chúng nó chỉ vì lợi tuốt, chứ trung nghĩa gì?
    Bà chép miệng:
    - Thôi? Mỗi cái ta chẳng nên oán trách nghi hoạc ai là hơn hết:
    Cớ sao ta không đủ can đảm mà yên lặng chờ chết?....
    Hoàng phi lim dim cặp mắt nhìn vào xó tối như thấy hiện ra thanh mã tấu của tên đao phủ. Bà mỉm nụ cười khinh bỉ:
    - Chẳng lẽ chúng nó lại xử trảm một người đàn bà, một vị hoàng phi? Chà?
    Nếu chúng nó giết cho ta chết? Ta cũng chẳng còn mong sống ? . . . Nhưng ta sợ chúng nó không giết, mà lại chỉ làm nhơ nhuốc tấm thân ta....
    Bà nghiến răng nguyền rủa:
    - Ba đời bọn giặc cỏ....
    Rồi bà cúi xuống ngắm cái dây lưng nghĩ đến sự tự ải. Gian phòng bỗng tồi sầm lại. Thì ra mãi tư lự, bà không để ý đến bát dầu cạn từ bao giờ. Bà sợ hãi đưa mắt cố nhìn bốn phía, nhưng chẳng thấy gì hết, lắng tai nghe tiếng dế kêu ngoài hiên.
    Nhớ rằng ở một phía tường có cái cửa sổ, rào chắn song sắt, bà rón rén đứng dậy lần mò ra mở. Nhưng vừa khẽ hé thì theo luồng gió lạnh và giọt mưa nhọn hoắt tạt vào mặt, tiếng quát lớn của tên lính đứng canh bên ngoài:
    - Ai?
    Hoàng phi vội đóng sập cửa lại lên giường cuộn thân trong tấm chăn màu nâu mốc, sặc mùi hôi hám, và vờ nằm ngủ say, vì bà chắc thế nào tên lính kia cũng sắp sửa vào phòng để thốt lời quở mắng hỗn xược. Chờ mãi không thấy gì, bà mới hoàn hồn.
    Tiếng trống, tiếng mõ, tiếng kiểng mỗi lúc một thưa. Hình như vì đêm lạnh quá, các chú lính không buồn cầm canh nữa....
    sang canh hai được một lúc lâu, thốt có tiếng ầm ầm ở ngoài cổng phủ. Tiếp tiếng ngựa hí, người kêu. Hoàng phi hoảng hốt lo sợ, đoán chắc rằng đội binh kéo đi chinh phạt buổi chiều đã trở về. Xót cảnh mình, bà nghĩ ngay tới số phận ngững người đàn bà nào đó có lẽ vừa bị toán quân kia bắt giam như bà.
    Nhưng đội binh về thì sao lại huyên náo, rối loạn đến thế được? Mà hình như họ đánh nhau chí mạng thì phải, vì nghe có tiếng loảng xoảng của gươm, giáo đụng chạm nhau, và súng hỏa mai nổ đến hơn mười phát.
    Tiếng hò hét mỗi lúc một ần chỗ bà nằm. Thị tỳ Lan thức giấc thấy tối mịt thì sợ hãi, vừa khóc vừa hỏi:
    - Cái gì thế bà?
    Hoàng phi cố tự trấn tĩnh, trã lời:
    - Ta cũng không rõ em ạ.
    Lan lại bên giường:
    - Bà đâu? Bà đâu?
    - Ta đây, em đừng lo.
    Bỗng bà thấy rùng mình, vì nghe có kẻ thét ngay ở gian nhà bên cạnh, nơi tu thất của viên phân phủ.
    - Đừng để nó trốn thoát? Trói gò lấy nó ? Còn vợ con nó thì không được đụng tới Lan ghé mắt nhòm qua khe cửa, rồi quay lại cất giọng run run bảo Hoàng phi:
    - Bẩm bà, có lẽ cướp ? Họ đất đuốc sáng trưng.
    Lại có tiếng thét:
    - Nó trốn rồi à? Hãy để nó đấy? Ta đến phá cửa phòng chứa lương thực kia đã.
    Việc ấy cần kíp hơn.
    Lan tru lên khóc:
    - Bà ơi? Bà có nghe thấy không? Họ sắp đến phá buồng này bây giờ.... Tính mạng bà.... Con lo lắm.
    Lan định đi tìm bàn ghế, đồ đạc để chặn cửa, nhưng trong phòng tối đen như mực không trông rõ một vật gì. Mà ở ngoài thì người ta đã bắt đầu phá cửa, mỗi tiếng đập như đâm mạnh vào trái tim hai người bị giam. Xen lẫn với tiếng phá phách có tiếng đàn bà, trẻ con khóc như gì và tiếng một tên lính van lơn:
    - Lạy các quan, tha cho con, con xin nộp chìa khoá buồng để các quan khỏi phải phá.
    - Vậy chìa khóa đâu? Đưa mau.
    Hoàng phi biết rằng sắp có sự biến cố xảy ra. Song bà cố giữ hết can đảm ngồi im, chờ đợi. Lan thì lăn ra đất khóc thảm thiết....
    Cánh cửa mở tung. ánh sáng hai cây đuốc ùa vào trong phòng. Hoàng phi đứng phắt dậy, đăm đăm nhìn ra phía ngoài. Một võ tướng chạy thẳng lại gần nói lớn:
    - Bà đi ngay cho.
    Hoàng phi trợn mắt, dõng dạc hỏi:
    - Đi đâu? Chúng mày định bắt ta đi đâu?
    Võ tướng có vẻ lo lắng:
    - Trời ơi, xin bà đừng trùng trình nữa, đi ngay cho kẻo lỡ việc bây giờ.
    Hoàng phi vẫn cương quyết:
    - Ta thà chết ở trong phòng này, chứ không đi đâu hết.
    Lan thì vừa níu lấy vạt áo chủ khóc vừa nói:
    - Lạy các ông, các ông tha cho bà tôi.
    võ tướng lại gần. Lan tưởng chàng sắp ra tay làm ác, kêu hét lên. Nhưng võ tướng chỉ nắm lấy cánh tay nàng và ghé vào tai thì thầm mấy câu. Nghe dứt lời ngàng vui mừng quay lại nói với Hoàng phi:
    - Xin mời bà đi.
    Hoàng phi cũng chẳng hiểu ra sao, song nghĩ bụng thử cứ liều xem, chết với bọn lạ mặt này, hay chết ở trong phủ thì phỏng có khác gì nhau. Bà liền lạnh lùng đi theo bọn kia. Khi mọi người đã ra ngoài, võ tướng đẩy cả gia đình viên phân phủ cùng người lính canh vào trong phòng, khóa trái cửa lại. Đoạn chàng lớn tiếng dặn:
    - Hễ kêu, ta giết chết, nghe?
    - Dạ.
    ở sân phủ đã có một toán binh đứng tề chỉnh sắp hàng. Võ tướng mời Hoàng phi lên ngựa, rồi cùng ba võ tướng khác đi kèm chung quanh kéo quân lên đường.

  2. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Hồi 8 - Cửa Bắc


    Cũng chiều hôm ấy, vùng Vĩnh Kiều, Tiêu Niệm, nhân dân nhớn nhác nhìn nhau kinh ngạc. Họ vừa nghe thấy chuông chùa Tiêu sơn gióng giả oang oang từ trên cao gieo xuống. Trước đỉnh xóm Dương một ông già bảo mọi người đứng xúm xít chung quanh:
    - Có tiếng chuông.
    Mọi người trả lời:
    - Vâng, chùa Tiêu sơn.
    - ư? Lạ nhỉ?
    - Vâng, lạ thật. Chẳng nhẻ vô có thỉnh chuông chiều hai lần.
    Thôi chắc chú tiểu Mộc lú ruột rồi, đã thỉnh chuông mà còn tưởng là chưa thỉnh Chuông đổ hồi, rồi im bẵng. Ai nấy cất tiếng cười. Có người nói:
    - Biết ngay mà? Đích thực chú Mộc lú lấp rồi. Chẳng thế lại thỉnh có một hồi chuông.
    - Thì ra dứt hồi chú mới nhớ ra rằng nhầm nên thôi không thỉnh nữa.
    Kỳ thực chú Mộc không lầm, mà ở chùa Tiêu sơn cũng không ai lú ruột cả.
    Buổi chiều hôm ấy có hồi chuông thứ hai, hồi chuông bất thường, là chỉ vì sư Phổ Tĩnh dùng cách báo hiệu ước định ấy để gọi đồng đảng đến tụ hội ở Tiêu sơn.
    Nguyên sau bữa tiệc trên lầu Tiêu Lĩnh, Quang Ngọc, Phạm Thái, Lê Báo đều đi ngủ, vì cứ lời Quang Ngọc thì tối hôm ấy bọn họ cần phải ra tay làm một việc khó khăn gì đó Chẳng nói thì chúng ta cũng đoán được là việc đi cứu bà Lê hoàng phi, mà tối hôm trước nhà sư Phổ T nh đã lần mò tới phủ nha dò xem tung tích rất tường tận.
    Quang Ngọc lập chiến lược như thế này:
    Buổi trưa hôm ấy cho Nhị Nương quẩy gánh nồi đất đến phố phủ bán và lảng vảng qua phía cửa Bắc rao to ba câu liền:
    "Nồi đất ai muả" Tức thì sẽ có người trong phủ đi ra. Người ấy chính là cai lệ Tảo, một thám tử mà đảnh Tiêu sơn đã cho vào phủ làm lính. Nhị Nương sẽ đưa cho Tảo một phong thơ trong đó Quang Ngọc dặn đêm nay phải xoay hết cách để canh hai được coi giữ phòng bà hoàng phi. Vào khoảng cuối canh hai, ba tráng sĩ họ Trần, họ Phạm, họ Lê, cùng hiệp nữ họ Nguyễn sẽ do cữa Bắc vào phủ, vì cửa Bắc đổ nát đã lâu ngày mà vẫn chưa sửa sang lại, khiến người nào biết rõ, chỉ lấy cái gậy bẩy mạnh lên là cánh cổng mở ra tức khắc Vào trong phủ rồi, công việc giết tên lính canh bên cửa sổ cố nhiên sẽ rất dễ dàng lặng lẽ, vì đêm hôm ấy trời tối đen như mực, hai người giáp mặt mới trông thấy nhau. Bấy giờ Phạm Thái sẽ bắt chước tiếng mèo để báo cho Tảo biết mà mở cửa phòng ngục. Chỉ còn một việc mời hoàng phi ra cửa Bắc lên ngựa phóng nước đại. Có điều này Quang Ngọc hơi ngại, là sợ hoàng phi không chịu đi trốn, vì bà chưa biết mặt ba tráng sĩ. Bởi vậy chàng mới nghĩ đến đem Nhị Nương đi theo:
    Nhị Nương thường vẫn lại thăm hoàng phi và hai người chơi với nhau thân mật lắm.
    Chiến thuật xếp đặt xong đâu đấy, Quang Ngọc đi ngủ để lấy sức, một nụ cười sung sướng nở trên cặp môi khi chàng thức giấc, vì chàng biết chắc rằng thế nào chàng cũng sẽ hoàn toàn đắc thắng. Chàng liền gọi Phạm Thái và Lê Báo dậy bàn việc Lê Báo hậm hực, trách:
    - Sao bậy giờ đại huynh mới bảo cho hai em biết?
    Quang Ngọc nghiêm sắc mặt dõng dạc hỏi:
    - Lê hiền đệ còn nhớ lời thề không?
    Giọng rắn rỏi, quả quyết làm cho Lê Báo sợ hãi đứng im. Muốn nhân thể luyện cho tính nết của Lê Báo bớt cương ngạnh, Quang Ngọc rút kiếm chém xuống bàn nol:
    - Quân lệnh truyền ra, ai không tuân, ta sẽ chặt đầu ngay lập tức.
    Phạm Thái và Lê Báo chắp tay cúi đầu chờ lệnh. Quang Ngọc cặp mắt tròn xoe, có vẻ oai phong lẫm liệt.
    Lúc bấy giờ vào khoảng giờ Dậu, vì chùa vừa thỉnh chuong chiều xong, mà chuông chiều bao giờ cũng thỉnh vào cuối giờ Thân. Bỗng một chú tiểu hấp tấp chạy lại thưa:
    - Bạch sư ông, có một công tử cười ngựa cùng đi với ba ky sĩ theo hầu, nói xin lễ phật. Quang Ngọc tra kiếm vào vỏ, mỉm cười đáp:
    - Được, cứ mời công tử lên nói có ta chờ đây.
    Phạm Thái vội giữ chú tiểu lại bảo Quang Ngọc:
    - Đại huynh nên hãy cho mời người ta ngồi lại phòng trai đã.
    Nhưng khách đã bước tới, lễ phép chấp tay chào. Lê Báo trừng mắt đăm đăm nhìn, vì khách là một trang thiếu niên, mắt sắc như nước, miệng tươi như hoa, mặt trái xoan, xinh xắn và da trắng phớt hồng hồng. Thực là một trang diễm lệ công tử.
    Lê Báo thì thầm bảo Phạm Thái:
    - Hắn đẹp như con gái đẹp?
    Quang Ngọc nói với khách:
    - Mời công tử vào lễ phật.
    Khách yên lặng bước thẳng tới lầu Tiêu Lĩnh, Lê Báo kinh ngạc nhìn Phạm Thái. Nhưng thầy Quang Ngọc đi theo, nên hai chàng không dám hỏi, cũng bước theo lên.
    Tới lầu, Quang Ngọc hỏi:
    - Thế nào?
    Khách đáp:
    - Xong.
    - Lành, dữ ra sao?
    - Tốt, tốt lắm?
    Quang Ngọc vui mừng, qua;y lại giới thiệu với Lê Báo:
    - Hiền đệ khao khát được biết mặt Nhị Nương. Vậy Nhị Nương đấy.
    Phạm Thái sửng sốt:
    - Nhị Nương?
    Rồi chàng nhìn kỹ lại và bật cười:
    - Trời ơi? Quý nương khéo cải trang quá, chính Thái này cũng không còn nhận ra được .
    Lê Báo làm ra bộ thạo xem tướng:
    - Thảo nào tôi ngờ ngợ. Nam tử gì mà cặp mi lại thanh như lá liễu thế?
    Quang Ngọc cười lớn:
    - Nói hậu thì ai nói không được. Nhưng ta hãy đễ Nhị Nương thuật lại cuộc do thám đã.
    Nhị Nương trỏ Lê Báo hỏi Quang Ngọc:
    - Đây là công tử mắc nạn ở tửu quán tối hôm qua?
    - Thưa hiền muội chính đó. Công tử đã làm lễ tuyên thệ nhận Ngọc này với Phạm Thái là anh.
    ý chừng để đáp lại cái nụ cười chế nhạo của Nhị Nương, Lê Báo hỗn xược nối lời Quang Ngọc :
    - Vậy cố nhiên Báo đây phải nhận tiểu thư là chị.
    Nhị Nương chẳng chút e lệ, ung dung nói:
    - Nhị Nương xin vui lòng nhận Lê Báo là em.
    Rồi nàng cười nói tiếp:
    - Bọn ta kết làm anh em, chị em là phải lắm. Có thứ giây liên lạc thiêng liêng hơn tình huyết giàng buộc chúng ta lại với nhau. . . Giây liên lạc ấy là sự phục thù.
    vâng chúng ta tuy không cùng một huyết thống, nhưng giòng máu ở bốn cái đầu của bốn người cha bị chém đã cùng phung vào mặt chúng ta khiến cho chúng ta phải trở nên ruột thịt.
    Lê Báo nghe mấy lời khảng khái ở miệng xinh xắn một thiếu nữ thốt ra mà lấy làm cảm động. Nhị Nương lại nói:
    - Trần đại huynh cùng nhị vị công tử đã làm lễ tuyên thệ kết làm anh em, chớ như thôn nữ này thì chỉ xin nhận miệng mà thôi, thiết tưởng như thế cũng đủ lắm rồi, lọ là còn phải thề thốt nặng lời.
    Rồi nàng mỉm cười nói bông đùa:
    - Thưa Trần hiền huynh, năm nay em hai mươi ba tuổi, vậy tùy hiền huynh đặt đâu em xin ngồi đấy.
    Quang Ngọc cũng cười:
    - Còn phải đặt đâu nữa. Nguyễn hiền muội hai mươi ba tuổi thì cố nhiên phải là em hai, vì nhờ trời Ngọc này ra trước hiền muội hai năm, còn hai nhị đệ đây lại ra đời sau hiền muội một người ba năm, một người bốn năm.
    Lê Báo hậm hực, tức tối, cố nói châm chọc một câu:
    - Thưa hiền huynh, đối với hai em, Nguyễn Nhị Nương là chị, thì đã hẳn đi rồi.
    - Chứ sao?
    Nhị Nương quắc mắt đáp lại giọng đùa rỡn của Lê Báo, rồi nàng quay về phía Quang Ngọc nói tiếp:
    - Thưa hiền huynh, ban nãy ngu muội có nói kết quả công việc của ta sẽ được tốt đẹp hoàn toàn là vì ngu muội biết một sự bất ngờ vừa xảy ra. . . Thực có trời phật phù hộ tính mệnh hoàng phi.
    Quang Ngọc nóng ruột vội hỏi:
    - Sự gì xảy ra mà may mắng đến thế?
    - Phủ Từ sơn chỉ còn độ một chục tên lính ở lại canh giữ, mà trong số đó có cai Tảo.
    Ngọc kinh ngạc:
    - Vậy hơn hai trăm lính đi đâu cả?
    - Ngu muội gặp trên con đường Thọ Khê.... Chừng họ đi Kim Lũ.
    - Thế thì hồng phúc nhà Lê còn to.
    - Nhưng hiền huynh đừng vội mừng.
    - Sao vậy?
    - Vì ta chưa biết hơn hai trăm quân đó kéo đi đâu Nghiêm Xá, Ngô Xá, Phú Mẫn, Yên Phụ, Kim Lũ, đều là lulung nơi sào huyệt của đảng ta. Thế mà bọn kia sắp sửa sang đò Thọ Khê.... Hiền huynh thử nghĩ xem ta có đáng lo không?
    - Cũng có lý.
    Dút lời, Quang Ngọc ra lịnh thỉnh một hồi chuông. Vì thế mà nhân dân vùng Vĩnh Kiều, Tiêu Niệm đã hai lần nghe thấy tiếng chuông.
    Một lát sau, đồ đảng Tiêu sơn lục tục kéo đến có tới vài chục. Quang Ngọc phân phát cho mỗi người đi một ngả để do thám sự hành động của đội quân Từ sơn, và cấp báo cho các nơi căn cứ của đảng biết mà phòng bị.
    Phạm Thái cũng xin đi, nói mạn Kim Lũ, Nghiêm xá thuộc quyền hộ vệ của mình. Nhưng Quang Ngọc giữ chàng lại để cùng đi cứu hoàng phi đã, rồi đến giờ Tý xong công việc, chàng sẽ về Nghiêm xá cũng kịp:
    - Vì quan quân đi chinh phạt bao giờ cũng chậm như sên, ta không vội lo ngại.
    Giá ở thời Quang trung thì cũng sợ đấy. Nhưng ngày nay chỉ là thời Bùi Đắc Tuyên.
    Mọi người cười rộ.
    Bàn định, cắt đặt xong đâu đấy, thì đêm đã khuya. Vào khoảng nửa giờ Hợi, ba tráng sĩ nai nịt gọn gàng, đội mũ đầu mâu để che cái đầu trọc, rồi cùng Nhị Nương lên ngựa (bốn con ngựa ấy chính Nhị Nương đã đem đến chùa).
    Tới cửa Bắc phủ Từ sơn, bốn người kìm giây cương đứng lại nghe ngóng, và lấy làm lạ rằng trong phủ không có một tiếng động đưa ra. Trống, mõ cầm canh đều im phăng phắc.
    Nhưng bọn họ cũng vượt qua hào và bẩy cánh cổng mà vào.
    Quang Ngọc bảo ba người hãy ở lại sau để một mình chàng đi do thám động tĩnh ra sao đã. Chàng rón rén đến bên cửa sổ:
    Tên lính canh không có ở đấy. chàng liền bắt chước tiếng mèo:
    Vẫn không ai ra. Mấy nếp nhà như bỏ hoang đã lâu ngày.
    Quang Ngọc quay ra thuật lại sự thể với mới người rồi bàn cùng vào cả trong tư thất xem sao.
    Lê Báo hăng hái xin đi trước dẫn đường, tay nhăm nhăm cầm thanh kiếm tuốt trần Hai địch thử thứ nhất mà chàng gặp là hai người bị trới gò vào hai cột nhà. ở giữa hai cột ấy có cắm một ngọn đuốc cháy đã gần tàn, và chiếu ánh sáng le lói lên mặt hai người khốn nạn. Quang Ngọc cởi giây cho họ mà hỏi rằng:
    - Vì sao hai người lại bị trói?
    Một người - người lính - thuật lại những sự đã xảy ra. Quang Ngọc kinh hãi, sửng sốt hỏi:
    - Vậy ra chúng nó cướp mât bà hoàng phi đi rồi?
    - Vâng - Chúng nó đi về ngã nào?
    - Thưa, tôi không được biết.
    Dút lời, tên lính ôm đầu chạy mất. Quang Ngọc tức thì ra lịnh đuổi theo bọn cướp .

  3. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Hồi 9 - Trong rừng Đình Bảng


    Quang Ngọc đi trước dẫn đường, rẽ cương lượn qua cửa Tây, tức cửa chính phủ Từ sơn.
    Lê Báo cho ngựa chạy ngang hàng và hỏi:
    - Sao đại huynh lại cho ngựa chạy về phía này?
    Nhưng Quang Ngọc không trả lời, im lặng cho ngựa phi thật nhanh mãi khi tới chỗ ngã ba mới kìm cương nhảy xuống đất. Nhị Nương cũng nhanh nhẹn nhảy ngoắt theo xuống, hỏi:
    - Đại huynh dừng lại làm gì vậy?
    - Hiền muội không biết đây là ngã ba ư?
    Thấy ở bên đường có một người bắt ếch giơ cao bó đuốc nứa đứng nhìn.
    Quang Ngọc gọi lại bảo soi ánh lửa xuống đường xem. Chàng chau mày chép miệng lẩm bẩm nói:
    - Thế thì lạ quá nhĩ Cả hai ngã cùng có vết móng ngựa.... Hay họ đến một lối mà đi một lối.... Cũng vô lý, vì xét kỹ thì vết chân ngựa đều đi tản ra hai phía.
    Lê Báo thấy Quang Ngọc loay hoay tìm đường thì cười bảo:
    - Sao hiền huynh không hỏi ngay tên bắt ếch xem họ chạy đường nào?
    Người bắt ếch ngơ ngác:
    - Thưa ai cơ?
    Nhưng Quang Ngọc đã theo ý Lê Báo và lớn tiếng hỏi:
    - Tên kia, vừa giờ có một bọn qua đây. Vậy họ chạy về ngã nào?
    Người bắt ếch chỉ con dường Kim Lũ:
    - Có hơn mười người cười ngựa đi về ngã này.
    - Đã bao lâu?
    - Họ đi chưa xa đâu. Nhưng các ông làm gì mà cưỡi ngựa đi chơi khuya thế?
    Ngững ông ban nãy cũng vậy, làm ếch của tôi sợ trốn biệt.
    Phạm Thái chú mục nhìn thẳng vào mặt người bắt ếch thấp thoáng dưới ánh lửa. Thì thầm chàng bảo Nhị Nương:
    - Thằng này không phải làm nghề bắt ếch đâu, trông dữ tợn lắm, mà ngôn ngữ, cử chỉ của nó có vẻ bướng bỉnh, tuy nó cố làm ra bộ rù rờ, ngớ ngẩn, sợ hãi.
    Có lẽ Quang Ngọc cũng cùng một ý nghĩ, nên chàng vặn.
    - Anh nói láo....
    Chàng ngừng bặt, rồi nhảy phắt lên mình ngựa vẫy mọi người theo đường Phù Lưu, Đình Bảng thẳng tiến. Lê Báo hỏi:
    - Sao người ta nói ngã kia, hiền huynh lại đi ngã này?
    Quang Ngọc cười đáp:
    - Thế thì hiền đệ thật thà quá. Hiền đệ phải biết ban chiều khi viên phân suất rầm rộ dẫn quân đi, thế nào bọn kia chẳng rõ. Nhất họ lại đã rắp định đêm nay đến phủ cướp hoàng phi thì họ càng phải xem xét binh thế trong phủ lắm. Thế mà họ còn đi cùng một đường với quan quân, thì họa chăng họ không óc mà ngu huynh thì chắc rằng họ có óc. Đó là một lẽ. Lẽ nữa là trước đây một lát ở trong phủ có đánh nhau. Vậy thì tên bắt ếch kia, nếu là một tên bắt ếch, sao còn đủ can đảm ở lại đây bắt ếch. Nó đứng ngay chỗ ngã ba, há không phải chỉ cốt để trỏ đường láo cho quan quân đuổi theo. Nó có ngờ đâu quân đuổi theo lại chính là bọn ta, nghĩa là bao giờ cũng khôn hơn quan quân.
    Chàng thích chí cười ha hả. Mọi người cũng cất tiếng cười theo. Lê Báo hỏi:
    - Còn vết chân ngựa sao lại có ở cả hai ngã đường?
    - Điều ấy thỉ phỏng khó gì. Cho ngựa phi về đường kia, rồi khi trở lại thì rẽ xuống ruộng. Hiền đệ không thấy ruộng khô à?
    Bọn ky sĩ vượt qua làng Đình Bảng, Quang Ngọc kìm cương lại bảo mọi người :
    - Bây giờ cho ngựa đi bước một, vì đây gần đến nơi rồi.
    Phạm Thái kinh ngạc hỏi:
    - Sao đại huynh biết?
    Quang Ngọc cười:
    - Làm một ông tướng phải biết địa thế khắp vùng mình hoạt động. Ta xét ra gần đây có hai nơi hiểm trở, nếu ban ngày cũng ít người lai vãng:
    một là rừng sặt ở mạn Tràng Liệt, hai là rừng Bát Đế ở sau làng Đình Bảng. Rừng sặt ở gần đường Thọ Khê, chắc họ không đến. Còn rừng Bát Đế thì họ có thể giấu người trong đó được. Thực là một nơi thâm u. Nguyên cùng vua chúa đời Lý đến nghỉ mát, bỏ hoang lâu ngày cây cối mọc um tùm thành rừng. Lại thêm có hào chung quanh khiến khó ai tìm được lối vào, chắc thế nào bọn kia chẳng có thuyền chờ sẳn ở trước cửa đền Lý Bát Đế?
    Mọi người đều phục tài xét đoán của Quang Ngọc. Nhưng Lê Báo cười thầm, chỉ mong Quang Ngọc đoán sai để sau này chế riễu chơi. Quang Ngọc lại nói:
    - Còn một điều ngu huynh nghĩ mãi không ra. Là bọn kia cướp hoàng phi làm gì? Hay là lũ trung thần nhà Lê đến cứu bà? Phải chờ khi nào gặp nhau mới biết rõ được Bấy giờ chỉ còn cách đến Lý Bát Đế độ vài trăm bước, Phạm Thái bàn buộc ngựa một nơi, rồi đi bộ lại đền. Chàng nói:
    - Ngày theo Nguyễn Đoàn, ngu đệ cũng đã nhiều lần trốn ở đó. Quả thực là một nơi bí hiểm nhưng ngu đệ thuộc đường lối trong rừng như đường lối chùa Tiêu sơn, vậy xin đến dọ thám trước đã, rồi hãy kéo đại quân đến sau.
    Lê Báo cười:
    - Đại quân có tất cả bốn người.
    Nhị Nương khảng khái nói:
    - Bốn người này lại không địch nổi một trăm quân ư? Vậy thì Phạm hiền đệ cứ đi trước xem binh thế họ ra sao, rồi về báo, dẫu họ đông đến đâu ta cũng không sợ.
    Phạm Thái tuân lời đi thẳng. Biết chắc thếo nào bên địch cũng có quân canh trên con đường tới rừng, chàng rẽ xuống ruộng đi vòng về phía sau đền rồi quay lên mạn Nam. Chàng biết ở đó có một quãng hào vừa hẹp vừa nông, nước chưa tới thắt lưng.
    Đến đlo Phạm Thái cởi quần áo ra lội qua để vào rừng. Trời rét, nước giá buốt, nhưng chàng chẳng coi vào đâu. Cái thân chiến sĩ phiêu lưu đã từng xông pha tên đạn, đã từng làm quen với cái chết giữa đám can qua, có quản gì một dòng nước lạnh.
    Tới rừng, chàng se sẽ mặc lạiquần áo vào, rồi cúi lam khom, tay cầm kiếm, rón rén đi quanh bờ hào một vòng để dò xem trong rừng có ánh lửa không. Khi đến mạn Bắc khu rừng, và nghe có tiếng sột soạt răng rắc như tiếng bàn chân đi lên đám cành lá khô, chàng vội nằm rạp xuống, vì chàng sợ ở trong rừng nhìn ra, bên địch sẽ thấy bóng chàng thấp thoáng in trên nền trời.
    "Đích là họ núp ở đây rồi, vì rõ ràng có tiếng nhiều người nói chuyện. Trần đại huynh thực đoán việc như thần", Phạm Thái vừa nghĩ vậy, vừa men bờ hào, vòng sang phía đông rừng.
    Bỗng chàng mừng quýnh, suýt buột miệng kêu lên. Một chiếc thuyền buộc ở gốc cây si cỗi, dưới đám lá rườm rà phủ xuống che lấp.
    Chàng bước vào thuyền cầm bơi chèo nhẹ nhàng chở sang bờ bên kia rồi hấp tấp về chỗ cũ báo tin cho anh em biết. Tức thì cả bọn kéo đến thuyền bơi sang bên rừng. Vừa bước chân lên đất thì một bọn đông ẩn sau khóm cây xồ ra ai nấy tay cầm khí giới. Một người hỏi:
    - Các ngươi đến đây tìm cái chết, phải không?
    Chẳng nói chẳng rằng anh em Quang Ngọc xông vào múa kiếm đánh liền. Bên địch, có ai thét:
    - Khoan? Đánh nhau phải có cớ. Vậy vì cớ gì chúng ta đâm chém nhau?
    Lê Báo hùng hổ cầm thanh kiếm dài vẫn đứng giữ miếng. Nghe bọn kia hỏi, chàng liền trả lời:
    - Chẳng vì cớ gì hết.
    Người kia cười, ôn tồn nói:
    - Xin tiểu tướng đừng vội giận. Ta hỏi thế là vì trước ta vẫn tưởng chư tướng là quân trong phủ đi đuổi bắt chúng ta Nhưng thiết tưởng đội binh trong phủ khi nào lùng biết mà đến đây. Mà dù có đến đây nữa cũng chẳng có đủ can đảm dám lội qua hào để vào tới rừng. Vậy ta hỏi, sao chư tướng lại lần mò theo chúng ta?
    Lê Báo nóng nẩy thét:
    - Vì bọn ngươi cướp bà hoàng phi đem đi. ta hãy hỏi:
    Có phải các người định đem bà giải nộp để lĩnh thưởng chăng?
    Người kia mắng:
    - Đồ hỗn xược? Nếu ta không thương ngươi còn nhỏ dại, thì ta đã thí cho một mũi kiếm.
  4. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0

    Lê Báo nổi thịnh nộ xông vào đánh, Quang Ngọc phải lôi bạn mà bảo rằng:
    - Sao hiền đệ hấp tấp thế?
    Rồi chàng nói với bên địch:
    - Tôi xem ra các ông đều là tay khảng khái có dõng cảm. Chắc không phải là bọn cướp tầm thường. Vậy sao chúng ta không đem lễ nhượng ra đối đãi nhau, dù vì việc nghĩa phải đánh nhau đi nữa.
    Một người bên địch đáp lại:
    - Ư, ông này biết điều đấy, chớ như cái ông kia thì hung hăng quá. Các ông phải biết, đánh nhau thì chúng tôi cũng vui lòng đánh nhau với các ông. Nhưng bên các ông có bốn người mà bên chúng tôi những hơn hai chục, chẵng lẽ lấy nhiều lấn ít, e không tiện.
    Lê Báo thét:
    - anh em ta không sợ nhiều đâu. Đánh thì đánh ngay, không cần phải trì hoãn.
    Người kia giọng chế nhạo:
    - Hãy khoan? Can gì mà vội thế? Để đến sáng cũng không muộn kia mà.... Bây giờ các ông đã đến đây, chúng tôi hãy xin lấy địa vị chủ nhân mời các ông lại đằng nhà xơi chén rượu với chúng tôi cho vui.
    Thấy anh em Quang Ngọc do dự, người kia cười:
    - Các ông đừng ngại, chúng tôi không coi các ông như một bọn tù binh vô giá trị đâu Lê Báo hầm hầm nổi giận:
    - à bọn này láo, dám bảo chúng ta là tù binh.
    Người kia giọng bình tĩnh ôn tồn:
    - Gớm? ông này sao mà nóng như Trương Phi thế?
    Phạm Thái từ nãy vẫn đứng im. Chàng bỗng thủng thỉnh tiến đến gần bên địch, dõng dạc nói:
    - Các ông đã lấy lễ độ chủ nhân mà đón tiếp chúng tôi lẽ nào chúng tôi lại không lấy lễ độ tân khách mà nhận lời. Vậy thanh kiếm của tôi đây tôi xin gửi các ông (vừa nói chàng vừa théo kiếm đưa cho bọn kia). Sau khi cùng nhau hội ẩm, mà chúng tôi cần phải đấu gươm, thì lại xin các ông trả kiếm tôi. Còn như nếu các ông không phải là tay hảo hán mà hất định chiếm đoạt thanh kiếm của tôi, thì lúc đlo ta hãy nói chuyện. Xin các ông kíp dẫn đường cho chúng tôi theo về nhà, chẳng trời sáng thì lỡ mất cả công việc của chúng tôi.
    Cảm động vì khí phách anh hùng, vì sự thành thực và nhã nhặn của Phạm Thái, bên địch lễ phép đưa anh em chàng tới một nếp nhá tranh làm ở giữa mấy khóm cây đầy lá che kín mít tứ phía, sau khi đã đi quanh co trong rừng rậm.
    Vừa bước chân vào trong nhà, Nhị Nương kinh hoảng kêu:
    - Trời ơi? Bà hoàng phi?
    Quả thực, trên một cái ổ rươm giải chiếu, bên ngọn đèn dầu ánh sáng lờ mờ, hoàng phi đương ngồi hơ hai bàn tay lên trên than hồng đựng trong cái nồi đất. Bà ngước mắt đăm đăm nhìn mấy người lạ mặt có vẻ lo lắng.
    - Ai đấy? nghe tiếng hình như quen quen.
    - Em đây mà? Em Nhị Nương mà bà không nhận ra sao? (Trong khi trốn tránh, hoàng phi thường xưng chị với Nhị Nương, và gọi Nhị Nương bằng em).
    Hoàng phi mừng quýnh, đứng dậy ôm lấy Nhị Nương vừa khóc nức nở vừa kể - Em Nhị Nương ơi.... Chị đã tưởng không bao giờ còn nhìn thấy mặt em nữa....
    Ai ngờ trời chưa nỡ chia rẽ chị em ta.
    Nhị Nương thuật lại cho bà nghe công việc xếp đặt từ hôm trước để tối nay đến phủ phá ngục cứu bà ra, ngờ đâu khi đến nơi thì được tin một bọn đã cướp bà đem đi . . .
    Một người đứng gần đấy cười có vẻ tự phụ nói riễu:
    - Hừ ? Trâu chậm uống nước đục ?
    Hoàng phi trỏ người ấy bảo Nhị Nương:
    - Đây là Đào Phùng, người làng Phù Lưu. Chính Đào quân đã họp anh em đến cứu chị. ơn ấy thực không bao giờ chị dám quên.
    Đào Phùng đáp:
    - Tâu lệnh bà, nhà kẻ hạ thần đời đời đội ơn thánh đến, nay kẻ hạ thần dẫu chết cũng chưa đủ báo đền, lệnh bà nói đến ơn huệ làm chi, khiến hạ thần thêm xấu hổ.
    Để lệnh bà bị quân giặc bắt được, tội kẻ hạ thần cũng đã nặng lắm rồi.
    Hoàng phi rót một chén rượu đầy đưa cho Đào Phùng mà rằng:
    - Đào anh hùng trung nghĩa ai bì kịp? Xin tặng anh hùng một chén rượu.
    Đào Phùng đỡ lấy nói:
    - Lệnh bà ban, hạ thần xin bái lĩnh.
    Hoàng phi đưa mắt nhìn Quang Ngọc, Phạm Thái, và Lê Báo đứng chắp tay ở một bên và thì thầm hỏi Nhị Nương:
    - Ai thế em?
    - Tâu lệnh bà, đó là ba tráng sĩ, bạn thân của em, đã cùng em kết nghĩa anh em.
    Hoàng phi rót ba chén rượu nữa rồi bảo Nhị Nương bưng mời ba chàng. Đoạn, bà hỏi Đào Phùng:
    - Công tử đã cứu tôi thoát nạn, bây giờ công tử bảo nên đi ẩn lánh ở đâu?
    Bà rơm rớm nước mắt, thở dài nói tiếp:
    - Bệ hạ có rõ cảnh lưu lạc này cho thiếp không?
    Quang Ngọc bàn:
    - Tâu lệnh bà, bây giờ người ta đã nhận được dung nhan lệnh bà, thì lệnh bà đến nương náu cửa thiền, thiết tưởng có phần chắc chắn hơn nhiều.
    Hoàng phi vui mừng đáp:
    - Phải, tướng quân bàn rất phải. Vả lại ta cũng nên thế phát quy y thôi.
    Quang Ngọc lại nói:
    - Tâu lệnh bà, ở làng Ngô Xá có một ngôi chùa sư nữ, vậy mai mời lệnh bà đến ẩn ở đó.
    Quay ra, chàng bảo Nhị Nương:
    - Ngu huynh giao cho hiền muội việc đó. Sáng mai....
    Nhị Nương ngắt lời:
    - Sáng mai không bằng đêm nay. Ngu muội xin phò giá lên đường ngay bây giờ.
    - Thế thì càng hay lắm.
    Mọi người đều lấy làm phải, liền chở thuyền đưa hoàng phi và Nhị Nương qua hào. Hai người lên ngưa. đi thẳng.
    Phạm Thái cũng xin đi theo. Quang Ngọc giữ lại mà rằng:
    - Một mình Nhị Nương cũng đủ rồi.
    - Nhưng thưa hiền huynh, ngu đệ phải về xem hạt Kim Lũ ra sao. Hiền huynh hẳn chưa quên rằng có hơn hai trăm binh lính đang hoành hành ở đó.
    Đào Phùng hỏi:
    - Cphải hai trăm binh lính Từ sơn không?
    - Chính.
    - Vậy thì không lo.
    Chàng kể cho anh em Quang Ngọc nghe cái mưu kế của chàng. Chàng cho một thám tử giả làm người làng Yên Phụ đến phủ báo ở vùng ấy có bọn giặc rất đông, mà người đi đầu là nhà sư. Chàng bịa ra điều đó, là vì nghe người ta tuyên truyền có một nhà sư rất hung tợn thường đem đồ đảng đi tống tiền bọn nhà giàu.
    Chàng chắc báo có một nhà sư, mà lại nói khích thì thế nào viên phủ chỉ còn một ít lính ở lại canh giữ và việc phá ngục cứu hoàng phi dễ như trở bàn tay.
    Phạm Thái nghe truyện mỉm cười đưa mắt nhìn Quang Ngọc rồi phàn nàn:
    - Tội nghiệp? Người ta đã xuất gia tu hành mà công tử còn đổ cho người ta cái tội tầy trời ?
    Đào Phùng đáp:
    - Chẳng qua cũng là một sự bất đắc dĩ Không thế, sao cứu được hoàng phi.
    Mọi người cùng cười, rồi mời nhau uống rượu cho mãi tới gần sáng mới chịu chia tay giải tán, hẹn thỉnh thoảng lại đến rừng hội họp uống rượu múa gươm.

  5. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Hồi 10 - Chín và sống


    Từ hôm đánh hụt trận Kim Lũ thì hai viên phân phủ, phân suất đem lòng thù oán bọn cựu thần nhà Lê lắm, vì họ chắc rằng cánh quân đến phá ngục cứu Lê hoàng phi chỉ có thể là bầy tôi nhà Lê. Phân phủ bàn với phân suất:
    - Việc nầy ta nên giữ bí mật. Quan trên với triều đình đều chưa biết tin ta bắt được Thị Kim. May mà chưa kịp cho chạy giấy về kinh đấy! Phân suất hậm hực tức tối:
    - Tôi thề không đội trời chung với bọn này. Không nhưng chúng nó giết mất viện đội nhất của chúng ta mà chúng nó còn làm cho tôi lặn lội đêm khuya cất quân đi, rồi lại đem quân về, thực là mình làm trò múa rối cho dân vùng Kim Lũ coi Phân suất cười khà nói tiếp:
    - Rõ đen cho mấy tên lái thuyền vô tội bị chặt đầu.
    - Ngài chặt đầu?
    - Vâng, Bực mình về nỗi bị lừa nên gặp mấy thằng lái đò đương họp nhau ở dưới thuyền đánh bài phu, tôi cầm dao khoa tay một lượt, bốn, năm cái đầu rơi xuống ván? Như thế cũng hả lòng được đôi chút.
    Phân phủ ngồi trầm ngâm suy nghĩ. Cái bực tức của ngài, ngài cho còn gắp năm gắp mười cái bực tức của phân suất. Đêm hôm ấy còn bao giờ ngài quên được? Trốn vào chuồng ngựa nằm ở máng ăn, lấy rơm phủ chùm kín người, rất là khó thở, lại thêm mùi phân ngựa khai quá đỗi, thế mà ngài phải nằm dí ở đấy cho tới lúc sáng rõ, trong mấy canh dài đằng đẳng lắng tai nghe động tĩnh ra sao. Giữa lúc ấy thì gia quyến ngài đang bị nhốt ở trong buồng chứa, lo sợ im hơi lặng tiếng.
    Nhớ lại những sự đau đớn đáng kỷ niệm ấy phân phủ mỉm cười. Đối với con nhà võ như phân suất thì cái tức giận hiện ra nét mặt, thốt ra lời chửi rủa thề nguyền. Nhưng đối với con nhà văn, đối với nhà thâm nho như phân phủ thì cái tức giận dẫu dữ dội đến đâu cũng chỉ ngụ trong một khoé mỉm cười chua chát.
    Chẳng thế ngài lại thường mỉa tính võ đoán của phân suất bằng những câu thơ đại ý nói:
    Trăm quân hùng tráng không mạnh bằng một lời văn mát mẻ của nhà cầm bút.
    Lần này lại là một dịp để ngài phô cái sức mạnh của sự giận đương yên lặng ngấm ngầm cháy trong lòng ngài. Ngài không làm thơ nữa. Ngài chỉ mở tráp lấy ra một cái bảng mà theo sự dò xét cẩn mật của bọn thám tử, ngài đã làm ra. Đó là bảng chua đủ tên những bực trung thần nhà Lê trốn trong địa hạt Từ sơn.
    Phân phủ gõ xuống cái bảng ấy bảo phân suất:
    - Bấy lâu tôi để bọn chúng ăn ngon ngũ yên là cũng tưởng họ hiểu thời thế, không hoạt động nữa. Ai ngờ ngày nay lại chính họ gây sự. Vậy bất đắc dĩ ta phải mời ngững ông tướng đến chơi ít bữa.
    Lời ngài thật ngọt như mía lùi. Ngài lại mỉm cười nhìn phân suất nói tiếp, ý chừng để được lòng ông bạn đồng thành:
    - Việc đó phải nhờ đến bàn tay sắt của tướng quân.
    Tướng quân phổng mũi đáp liền:
    - Đại nhân cứ truyền, việc dẫu khó đến đâu tôi cũng xin đảm nhận.
    - Vậy chúng ta cùng bàn xem nên bắt những tay nào trước.
    Tức thì phân phủ mở rộng cái bảng đẹp đẽ của ngài ra.
    - Đây đại nhân coi, tất cả có bãy mươi ba tên. Nhưng xét ra chỉ có bảy tên thực lợi hại. Bảy tên đó là cho con ngự sử Nguyễn Bặc, người chứa chấp Thị Kim. Hai tên này ta hãy để đ 1 o vì hiện chúng còn trốn tránh, mà trốn thì hẳn trốn ở nơi khác Nếu ta bẩm tỉnh sức giấy đi lùng thì cũng bắt được, nhưng là thế là làm cỗ sẳn cho kẻ khác ăn. Chi bằng ta cứ để yên, ít lâu thế nào chim chẳng bay về tổ, lúc ấy ta hãy mời nhẹ hai ngài vào cũi.
    Phân suất cười lớn:
    - Hay? mưu hay lắm? Còn ai nữa, thêu đại nhân?
    - Kế đến Đào Phùng. Tên này tuy còn trẻ, nhưng đáng lo ngại lắm đây. Nhiều bài thơ hắn ngâm vịnh có ý nghĩa cuồng bột, phạm thượng. Mà hắng tụ họp anh em ĩ chè luôn luôn. Trong một bữa tiệc hắn ngà ngà say có nói một câu hỗn xược mà thám tử đã chép lại đem nộp tôi. Câu ấy đây.
    Phân phủ vừa nói vừa đưa cho phân suất một mảnh giấy. Phân suất vốn không biết chữ, cười gượng nói:
    - Đại nhân đọc cho tôi nghe xem nào.
    - Xin vâng. Hắn ta nói thế này:
    Kẻ sĩ cúi cổ khom lưng làm tôi bọn Bùi Đắc Tuyên, Nguyễn Quang Toản thì khác gì bán rẻ linh hồn cho bọn đồ tể.
    Phân suất đập mạnh tay xuống ghế ngựa quát tháo:
    - Nó bảo thế? Thực nó bảo thế? Được đễ nó đấy rồi ta bán rẻ linh hồn nó cho Diêm vương. Nhưng còn ai nữa?
    - Còn Hoàng An ở Phù Đổng, Nguyễn Tiết ở Phù Ninh, Nguyễn Đắc ở Đồn Kỹ. Trần Xá ở Phú Xuân. Đó toàn là những tay ghê gớm cả?
    - Được, đại nhân cũng nên cẩn thận, vì chúng không phải là những tay tầm thường. Mà biết đâu chúng nó lại không mật thông với đồ đảng Phạm Thái?
    Phân suất lớn tiếng cười, toan nói câu gì để tỏ lòng khinh bỉ đối với bọn kia.
    Bỗng ngài ngừng bặt, hoảng hốt quay ra hỏi:
    - Cái gì thế?
    Một tên lính mặt tái mét như gà cắt tiết chạy xồng xộc vào trong phòng đứng thở không ra hơi:
    - Bẩm.... hai ông lớn.... có người.... chết ở cổng phủ....
    - Người chết?.... Ai?
    Tên lính đứng thở một hồi nữa rồi mới thuật lại rằng một võ sĩ trông rất mạnh mẽ, dữ tợn, phi ngựa qua cổng phủ và ném xuống đó một cái xác người chết.
    Phân phủ và phân suất vội vàng theo lính ra cổng. Một người trần truồng nằm sấp ở giữa đường, ngay bên cầu treo. Phân suất cúi xuống lật ngửa cái thây lên thì thấy một con dao sáng loáng cắm trúng chỗ trái tim. Thốt nhiên phân phủ hét lớn:
    - Trời ơi? Nguyễn Kha? Nguyễn Kha bị giết rồi?
    Phân suất kinh hải vội hỏi:
    - Nguyễn Kha là ai vậy?
    Phân phủ vẫn đứng yên lặng nhìn tròng trọc vào cập mắt trắng đã mở to của người chết và nói một mình hai, ba lần:
    - Trời ơi? Nguyễn kha bị giết ? Ai giết Nguyễn Kha? Nguyễn Kha? Ai giết?
    - Vâng, tôi cũng hỏi đại nhân:
    Ai giết người này, mà người này là ai?
    Phân phủ như chợt tỉnh, quay lại bảo phân suất:
    - ngài cho lính cời ngựa đuổi theo lùng bắt ngay lấy nó.... Mau chẵng nó trốn thoát - Nhưng biết nó chạy ngả nào?
    - Cho mỗi người đuổi một ngả.
    Phân suất ra lệnh, tức thì hai chục lính ky mã chia làm bốn bọn, đem theo bốn cây súng hỏa mai rầm rộ kéo đi.
  6. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0

    Phân suất theo phân phủ vào công đường và nhắc lại câu hỏi:
    - Nguyễn Kha là ai vậy, thưa đại nhân?
    Phân phủ có vẻ lo sơ, nhìn trước nhìn sau, rồi nói khẽ:
    - Người đến báo tối hôm ấy, ngài đã quên? Hắn là một viên thám tử rất có tài của tôi?
    - à? Tôi nhớ ra rồi. Chính hắn đã đến báo cho ta biết người con gái ở nhà Nguyễn Bặc làng Hà Vị là Thị Kim, vợ Lê chiêu Thống.
    - Chính hắn, Nguyên tôi sai hắn giả danh là một bậc trung thần nhà Lê đi lại chơi bời với bọn kia để dò tin tức. Nhưng không rõ sao bọn kia biết là thám tử của ta.
    Nghĩ một lát, phân phủ lại nói:
    - Việc này ta phải ra tay mới xong.... Phiền ngài đem quân áp đến bắt ngay năm tên đầu sỏ, hiềm nghi phạm điệu về phủ cho.
    Phân suất tuân lời, xem lại bảng kê tên tuổi vả chỗ ở của những người kia rồi điểm binh mã ra đi.
    Chiều hôm ấy, quân lính khiêng về phủ ba cái củi đóng sơ sài, trong mổi cái có một người bị trói ngồi lom khom như con khỉ lớn. Phân suất xuống ngựa vào công đường hớn hở bảo phân phủ:
    - Tuy không bắt được đủ năm tên, nhưng trong ba tên này có tên Đào Phùng.
    Mời ngài ra coi.
    Phân phủ vui mừng vừa theo ra sân vừa hỏi:
    - Có Đào Phùng? Làm thế nào mà ngài bắt được hắn?
    - Ngài tính đã bắt thì được chứ! Có tiến cười the thé trong một cái cũi đưa ra. Phân suất tức giận vì giọng cười chế nhạo, đạp mạnh vào cái cũi làm nó đổ lăn ra. Tiếng cười càng ròn, càng to, rồi người bị nhốt dằn từng tiếng hỏi phân suất:
    - ông bảo ông bắt được tôi. Vậy dám hỏi ông:
    ông bắt được tôi ở đâu?
    sau một cái đạp thứ hai của phân suất, người kia khẳng khái nói tiếp:
    - Than ôi? Kẻ chiến sĩ anh hùng mong ước được bỏ mạng ở nơi trận địa, da ngựa bọc thây, nhưng tôi đây vô tội được người anh hùng bắt trói giữa lúc tôi yên giấc ở nơi buồng tối, nhưng tôi đây vô tội được người anh hùng giơ chân đạp một cái mạnh bạo, trong khi tôi bị nhốt trong cũi hẹp. Dáng kính thay cái dõng cảm của người anh hùng.
    Thấy phân suất rút gươm hầm hầm xông lại, phân phủ vội ngăn cản và ung dung nói :
    - Ngài cần gì phải nóng thế, cứ để Đào quân đấy cho tôi.
    Rồi trỏ hai cái cũi khác hỏi:
    - Còn hai ông này?
    - Thưa ngài, đó là Nguyễn Tiết với Trần Xá. Còn Hoàng An, Nguyễn Đắc đi đâu mất từ tháng trước.
    Phân phủ truyền lệnh tháo cũ lôi ba người ra, rồi lại gần ôn tồn hỏi:
    - Thưa ba ngài, nếu ba ngài làm ơn cho tôi biết ba ngài dấu bà hoàng phi ở đâu, thì tôi xin cho lính đem kiệu rước ba ngài về nhà ngay.
    Nguyễn Tiết và Trần Xá cùng cãi.
    - Hai ngài không biết Lê hoàng phi là ai, vậy chắc ngài Đào Phùng thì hẳn biết?
    Đào Phùng thản nhiên đáp:
    - Tôi ấy à? Có, tôi có biết Lê hoàng phi, khi ngài còn ở trong cung điện kinh thành Thăng Long. Ngài thật là bậc quốc sắc, khuynh thành.
    - Vâng, ngài cũng là bậc quốc sắc khuynh thành? Bữa nọ tôi đã được hân hạnh gặp long nhan. Nhưng tôi muốn biết Đào quân giấu ngài ở nơi nào?
    Đào Phùng vờ ngơ ngác:
    - Giấu ngài? Chết ai giấu được ngài?
    - Đào quân? Nhà tôi có quen Đào tướng công, vì thế tôi không muốn để Đào quân bị hình phạt đau đớn. Vậy Đào quân chẳng nên chối cãi. Việc này tôi biết tường tận lắm rồi.
    Đào Phùng mỉm cười:
    - Thưa Nguyễn đại nhân, tôi biết tường tận hơn nhiều, vì tôi biết đích xác rằng tôi không giấu hoàng phi.
    - Có lẽ Đào quân không giấu thực, nhưng Đào quân biết nơi ẩn núp của Lê ho àng phi .
    Rồi nhìn thẳng vào mặt Đào Phùng, phân phủ đột ngột hỏi:
    - Phạm Thái vẫn được mạnh đấy chứ?
    Đào Phùng chau mày hỏi lại:
    - Phạm Thái? Tôi tưởng Phạm Thái bị giết với Nguyễn Đoàn rồi?
    Phân phủ cáu tiết gắt:
    - Chú đừng trách tôi ác nhé? Vì bổn phận, tôi không thể không trừng phạt chú được Liền ra lệnh đánh mỗi người hai chục tĩg. Một tên lính lực lưỡng giơ roi song ráng sức quật vào mông, vào lưng phạm nhân, khiến Nguyễn Tiết, người chịu hình phạt thứ nhất, kêu la ầm ỹ và Trần Xá một nhà văn yếu đuối mới đến roi thú mười lăm đã chết ngất đi rồi.
    Đến lượt Đào Phùng, chàng chỉ cười và cắn chặt hàm răng trên xuống môi dưới, không thốt một tiếng kêu ca, đến nỗi chú lính cáu tiết, đánh thêm cho ba roi rất mạnh. Đào Phùng giơ hai tay bị trói lên lau mồ hôi trán, bảo tên kia:
    - Chú rõ quá cẩn thận? Quan truyền đánh có hai mươi roi, chú lại ra thêm cho ba roi nữa.
    Phân suất căm tức trừng mắt nhìn, còn phân phủ thì có ý khen thầm.Trong khi ấy Trần Xá được một tên lính lấy nước phun vào mặt, đã tỉnh dậy, lim dim cặp mắt và nằm thở hổn hển. Phân suất hỏi:
    - Trần Xá? Ngươi đã chịu cung khai chưa?
    - Bẩm đại nhân.... Đoái thương tôi.... già yếu. Tôi không biết một tí gì thì cung khai.... làm sao được?
    Nghe lời nói có vẻ thành thực, phân phủ xuống lệnh hãy giam Xá vào ngục, rồi quay ra bảo Nguyễn Tiết:
    - Còn ông này nghĩ sao?
    Nguyễn Tiết lại gần nói thầm mấy câu. Phân phủ vui mừng truyền cởi trói và mời vào trong nhà, Đào Phùng vội kêu:
    - Hắn sợ đòn nên đã khai láo, ngài chớ nghe.
    Phân phủ tức giận thét:
    - Im ngay?
    Rồi sai lính đi lấy một cái hỏa lò than hồng và hai cái kìm. Một lát sau thịt đùi Đào Phùng cháy xèo xèo, xông lên mùi giẻ khét. Đào Phùng bảo phân phủ:
    - Xin ngài miển cho cái hình phạt này.
    Phân phủ hớn hở:
    - Vậy ông chịu cung khai?
    Đào Phùng nói luôn:
    - Vì khó ngửi lắm. Tôi đến lợm nôn vì mùi thịt cháy mất thôi.
    - Bản chức bằng lòng chuẩn lời xin của Đào quân.
    Lền quay ra gọi:
    - Lính đâu dúng ngay kìm và nước lạnh.
    Tiếng dạ ran.... Họ lại bắt đầu kẹp dùi bên kia của Đào Phùng, hẳn kìm sống đau hơn kìm chín nhiều, vì kẻ bị hình phạt nghiến hai hàm răng vào nhau, tiếng kêu ken két, và tuy chàng cố cười gượng, nước mắt chảy ràn rụa ướt dẫm hai bên má. Phân phủ bỡn cợt hỏi:
    - Thế nào, bây giờ thì đỡ khét chứ?
    Đào Phùng muốn trả lời một câu chua chát, nhưng vì phần đau quá, phần hai hàm răng nghiến mạnh như đã sai khớp, chàng nói không ra tiếng nữa. Đưa hai tay bị trói lên, nắn lại hàm dưới, rồi khi đã hơi hoàn hồn, ôn tồn bảo phân phủ:
    - Thưa ngài, tôi còn biết phân trần sao cho ngài tin được, vì ngài yên trí rằng tôi là đồ đảng của Phạm Thái mà tôi không biết mặt, lại buộc cho tôi cái tội tàng nặc Lê hoàng phi mà tôi tưởng đã chết. Nay đối với ngài tôi như con cá đối với người hỏa đầu, sống chết ở tay ngài. Vậy ngài muốn dùng cách hình phạt nào mà kẻ vôi tội này chẳng phải chịu.
    - Đào quân nói có lý lắm.... Lính đâu hãy mời Đào quân vào gnhỉ tạm trong ngục thất mấy bửa cho lại sức đã, rồi ta sẽ nói chuyện sau.

  7. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Hồi 11 - Cái võng thịt


    Đào Phùng bị giam đã được hơn một tháng. Trần Xá vì tuổi tác không chịu nổi hình phạt quá dã man nên đã bỏ mạng trong ngục thất. Nguyễn Tiết thì được tha ngay hôm bị bắt. Chàng hứa với phân phủ sẽ đi dọ thám bọn cựu thần nhà Lê. Đó là câu nói thầm đã khiến phân phủ vui mừng truyền cởi trói cho chàng.
    Còn Đào Phùng, trong thời kỳ ấy, đã năm phen bị hành phạt roi song và kìm cặp mà vẫn không chịu cung khai, một mực nói mình chỉ phạm có một tội:
    tội làm con bậc trung thần nhà Lê.
    Một buổi sáng, tiết xuân ấm áp, Đào Phùng hồi tưởng tới hồi tự do đi chơi ngoạn cảnh, cùng anh em uống rượu làm thơ, mà trong lòng sinh ra mối hoài xuân, man mác. Mấy ngày tết nguyên đán, tiếng pháo nổ ran, chàng nghe như lời trêu ghẹo, nhưng chàng chỉ căm tức mà không buồn rầu. Hôm nay, trong phòng ngục chật hẹp, sự yên lặng đã khiến chàng buồn rầu mà quên hẳn lòng căm tức.
    Qua hàng chấn song sắt cửa sổ, màn mưa bay lờ mờ làm tăng vẻ dịu của cảnh trời muộn, Đào Phùng cúi xuống nhìn hai chân sỏ trong cùm rồi lắc đầu, thốt ra một tiếng thở dài đau đớn.
    Bỗng chàng nghe có tiếng lao xao ở phòng binh lính giáp vách với ngục phòng. Chàng lắng tai nghe được câu chuyện của lý trưởng sở tại với người cai lệ.
    Lý trưởng đem biếu quan cái thủ lợn và chú cai vòi lễ mới chịu trình quan.
    Đào Phùng liền lên tiếng nói đổng:
    - Lâu nay bị giam them rượu quá. Giá được chén một bữa thỏa thích thì cung khai hết mọi điều.
    Người cai nghe rõ, hấp tấp chạy lên cung đường trình bày cùng phân phủ. Tức thì có lệnh tháo cùm cho phạm nhân Đào Phùng và cho phép y được lên nhà trè xơi rượu Phân phủ thân đến mời Đào Phùng một chén đầy mà nói rằng:
    - Nếu Đào quân cung khai bốn điều ấy thì không những được uống rượu mãi mãi, mà còn được cất nhắc lên làm quan nữa kia. Bốn điều ấy bản chức ôn lại để Đào quân nhớ cho. Là:
    Ai giết Nguyễn Kha? Lê hoàng phi hiện trốn ở đâu? Phạm Thái hiện ẩn ở đâu? Nơi sào huyệt của bọn Phạm Thái ở đâu?
    - Dạ, đại nhân để tôi uống rượu đã.
    - Được, xin mời Đào quân uống cho thỏa thích. Hết, xin lại gọi thêm.
    Hơn một giờ sau nghe tiếng ngâm thơ sang sảng ở nhà trên, phân phủ liền đi xuống, vui vẻ hỏi:
    - Đào quân sơi rượu rồi?
    - Bẩm đã. Đa tạ đại nhân thết đãi một tên tù quá hậu.... ước gì bữa nào đại nhân cũng cho ăn uống no say như thế.
    Phân phủ cười hả hả:
    - Cái đó tùy ngài cả. Cung khai sự thực xong thì muốn gì mà bản chức chẳng tâu lên thiên tử ban cho.
    - Cung khai thì cố nhiên là tôi cung khai, nhưng thưa đại nhân, tôi có một tính rất xấu:
    cơm rượu xong cứ phải tiêu khiển một ván cờ, hoặc một hội tổ tôm. Giá đại nhân chuẩn cho sự nguyện vọng ấy thì tôi xin thú nhận hết các tội.
    Phân phủ ngẫm nghĩ. "Hay thằng này lại giở quẻ đây? .... Được ngươi cứ gan....
    Ta đến phải cho ngươi nếm mùi võng thịt mới xong ? " Đào Phùng cũng nghĩ thầm:
    "Thú nhận? Rồi mày biết tay tao thử cung khai chính mày là thủ phạm, vợ mày là đồng đãng xem mày còn giở ra thứ hình phạt gì có thễ dã man hơn được nữa?" - Đào quân nói gì tôi quên bẵng mất.... Đào quân miễn chấp. Tôi đãng trí lắm.
    - Dạ tôi đâu dám. Vừa rồi tôi xin đại nhân cho phép tôi hầu đại nhân một ván cờ hay một hội tổ tôm.
    Phân phủ mỉm một nụ cười ghê gớm:
    - Bản chức cờ còn thấp lắm, địch sao lại Đào quân lắm mưu nhiều trí. Còn như tổ tôm thì không đủ quân. Vả, thiết tưởng hai cách tiêu khiển ấy nhu nhược lắm, buồn tẻ lắm. Tôi xin hiến Đào quân một cách tiêu khiển khác hùng tráng mà cảm động hơn nhi ều. . .
    Liền gọi viên đội trưởng mà bảo thầm mấy câu. Lát sau, mấy tên lính dẫn đến trước mật hai người một tội nhân cỗ mang gông nặng, tay bị trói quặt về sau lưng.
    Phân phủ trỏ tên tù, nói với Đào Phùng:
    - Đây là một thằng tướng cướp rất lợi hại ở vùng này quan phân suất vừa bắt được tối hôm qua. Tôi sai nó làm trò để Đào quân coi cho đỡ buồn nhé?
    Rồi quay hỏi tên kia:
    - Mày đã thú nhận chưa?
    Tên cướp vờ khóc:
    - Bẩm ông lớn, ông lớn thương con phận nào, con được nhờ phận ấy. Quả thực con là người lương thiện.
    Phân phủ quát tháo:
    - Lương thiện à? Đốt nhà giết người, lấy của mà là lương thiện thì thế nào mới là tàn ác hở tên....
    Một dịp cười làm cho phân phủ ngừng bặt:
    - Cái gì mà Đào quân cười dữ dội thế?
    - Thưa đại nhân, tôi nghĩ đến bọn giết người lấy của mà vẫn tưởng mình là lương thiện, thì tôi tức cười đến chết.
    Chàng lại cười. Phân phủ cố nén giận, nghọt ngào bảo chàng:
    - Đấy ngài coi, thằng tướng cướp này giết biết bao nhiêu lương dân mà dám tự cho mình là lương thiện thì còn trời đất nào nữa? .... Nhưng tôi đã có cách trừng trị nhân tiện hiến ngài một cuộc vui hiếm có.
    Rồi bảo tên cướp:
    - Mày không xưng, quả thực mày không xưng?
    - Bẩm ông lớn, con biết điều gì mà xưng?
    - Lính đâu?
    Tiếng dạ ran. Mấy người lính chạy lại.
    - Sắp sửa khí cụ hình phạt để làm võng thịt hầu Đào quân coi.
    Tức thì kẻ đi lấy thừng, lấy giây đàn, kẻ bê đá, bê gạch đến, rồi dùng giây đàn buộc hai ngón tay cái hai ngón chân cái tên tướng cướp lại với nhau. Trong khi ấy, một người lính khác đã leo lên cây bàng mắc vào một cành hai đoạn giây thừng lớn Xong, họ buộc hai đầu thừng vào đầu ngón chân và ngón tay người bị trừng phạt mà kéo lên cao, trông như cái cõng vậy:
    "Võng thịt". Tên tướng cướp đã gan, cố cắn răng không kêu khóc. Nhưng khi người ta lạnh lùng đặt một phiến đá lên bụng hắn mà đưa người hắn như đưa võng thì hét lớn lên một tiếng:
    "ối?" Đào Phùng lại cất tiếng cười the thé.
    - Ngài cười gì vậy?
    - Tôi cười để khen ngợi đại nhân đó mà thôi, xin đại nhân đừng vội giận. Cách xử án của đại nhân khiến tôi nhớ tới một người hiền đời xưa.
    Phân phủ, trong lòng căm tức nhưng vờ vui tươi hỏi:
    - Người hiền ấy là ai thế?
    - Người ấy là Triệu Công. Ngày xưa Triệu Công xử án ở gốc cây bàng. Lòng công bằng của ngài đã khiến người ta phổ vào bản đàn câu hát:
    "Tế thế cam đường, vật tiễn vật phạt...." Ngày nay đại nhân cũng xử án ở một cành bàng. Cành bàng tuy có cao hơn gốc bàng nhưng cũng thế thôi.
    "Được, lát nữa xin sẵn lòng treo anh lên một cành cao hơn." Phân phủ nghĩ vậy rồi hầm hầm truyền lính lật sắp tên tướng cướp xuống và đặt trên lưng hắn ta một phiến đá nặng hơn.
    Giữa lúc ấy có tiếng hát ngoài cổng.
    Phân phủ lắng tai nghe và bảo một tên lính:
    - Đứa nào hát nghêu ngao thế? Mày ra xem....
    Một lát, tên lính trở về nói:
    - Bẩm ông lớn, đó là một bọn mãi võ, đi múa hát kiếm ăn. Chúng xin vào hầu ông lớn.
    - Đuổi cổ nó ra?
    Đào Phùng vội can thiệp:
    - Sao đại nhân không cho phép chúng nó vào múa gươm để tôi được coi nhờ với Thưa đại nhân trong bọn biết đâu không có kẻ đại tài mà đại nhân có thể dùng làm thủ túc được ! Phân phủ gật gù:
    - Cũng có lẽ.
    Liền truyền lệnh gọi bọn kia vào. Tức thì bốn người nai nịt gọn gàng, mạnh mẽ dõng dạc bước tới. Người đi đầu là một tráng sĩ vào trạc ba mươi tuổi, hai người đi kèm hai bên ý chừng là em trai và em gái tráng sĩ, vì cùng một nét mặt rắn rỏi, xương xương với cặp mắt xếch ngược và trong sáng. Theo sau, một người gánh đôi hòm lớn, trông càng lực lưỡng hơn.
    Cả bốn người kính cẩn dập đầu xuống sân làm lễ. Phân phủ hách dịch hỏi:
    - Chúng mày biết làm những trò gì?
    Một tiếng "ái" rất lớn trả lời lại, đó là tiếng kêu của tội nhân bị treo trên cành bàng. Phân phủ quát:
    - Hãy cho phép nó nằm yên đấy:
    Đừng đặt đá lên lưng nó vội, để ta coi mấy đứa này làm trò cùng múa võ đã.
    Rồi quay về bọn mãi võ:
    - Tao hỏi:
    chúng mày biết làm những trò gì?
    Người trùm lễ phép thưa:
    - Kính bẩm đại nhân chúng tôi biết đủ các món võ, biết làm, biết hát những bài ca múa gươm. . .
    - Vừa múa gươm vừa hát có được không?
    - Bẩm được lắm chứ.
    - Vậy múa hát ta coi thử nào?
    Chàng liền vừa múa vừa ca rằng:
    Ta, tráng sĩ hề, gặp thời loạn lạc, Như cá gặp nước hề? ta vẫy vùng, Bõ bút nghiên hề? Toàn đồ vô dụng.
    Một ngựa một gươm hề ? một cây cung, Với lòng dõng cảm hề? Với chí lớn, Ta xông xáo hề? trong đám mông lung, Chiếc chiến bào của ta hề? Đẫm máu, Bên tai ta hề? súng nỗ đì đùng, Ta, tráng sĩ hề? Vào trong trận địa.
    Như cá trong nước hề ? Ta vẫy vùng ?
    Đào Phùng vỗ đùi khen ngợi:
    - Hay? Hay lắm?
    Lần lượt bốn ngưòi kế tiếp nhau múa gươm, múa dáo, múa đại đao. Sau hết, người trùm xin chia ra làm hai cánh, giả đánh nhau để hiến phân phủ một cuộc vui hiếm có. Đào Phùng lấy làm thích chí, cười nói:
    - ồ, thế thì đẹp lắm nhỉ. Giá đại nhân cũng cho phép tôi múa may với họ thì vui biết chừng nào.
    Phân phủ chưa kịp trả lời thì bốn người mại võ đã kẻ đao, kiếm, kể dáo, kích đanth nhau loạn sạ. Bỗng huych một tiến, giây thừng treo tội nhân đã đút và nhanh như cắt, một người đã cổi trói cho va, trong khi ba người sấn vào đâm chém phân phủ. Lính tráng hoảng hồn vớ lấy ghế giơ lên đỡ. Nhưng bọn kia cũng chỉ đánh dọa để mở đường mà thôi. Vụt một cái cả năm người đã ra khỏi cổng chạy miết.
    Nhân lúc phân phủ và binh lính chạy hỗn loạn và kêu la ầm ĩ, Đào Phùng lẻn được ra cổng, trốn thoát.

  8. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Hồi 12 - Tờ phả khuyến


    Trên con đường nhỏ chạy ven đê sông Cầu rẽ vào làng Vĩnh Thế, người ta thấy một nhà sư trẻ tuổi, thân thể tráng kiện tay chống gậy trúc, vừa đi vừa lâm râm niệm phật. Một chú tiểu vạm vở nhu nhà sư gánh một đôi thúng theo sau. Một bên thúng có một cái tay nải nâu, và ở bên kia có mấy quyển kianh và nhiều giấy tờ gói trong chiếc khăn nâu cũ. Nhà sư thông thuộc đường lối trong làng lắm, đi thẳng vào một xóm tới một toà nhà ngói, đứng ở cổng nói:
    - Nam vô a di đà phật? Nghe tin ông bà đây hằng tâm hằng sản, sãi tôi đến xin ông bà mở lòng tu nhân tích đức, cúng vào việc sửa sang chùa chiền. Nguyên chùa Nghiêm xá. . .
    Không để sư nói đút câu, chủ nhà quát lớn:
    - Sư với mô gì? đem cho họ một đồng kẽm, một đồi kẽm thôi, rồi bảo họ đi ngay.
    Nhà sư mỉm một nụ cười khinh bỉ và toan cất tiếng bá ngọ lại mấy câu. Nhưng giữa lúc ấy, ở trong nhà đi ra một thiếu nữ rất xinh tươi khiến nhà sư ngây người đứng ngắm, không rứt ra đi được.
    Thiếu nữ dịu dàng bỏ vào thúng nhà sư dăm đồng tiền kẽm mà nói rằng:
    - Mẹ tôi cúng xin sư ông nhận cho.
    - đa tạ thí chủ.
    Rồi cất tiếng du dương trong trẻo nhịp nhàng vừa nhìn thiếu nữ vừa đọc bài sau này:
    Từng mảng rằng:
    Kẻ dựngphúc hẳn là gặp phúc, tên ghi muôn hếp đá không mòn; người tìm nhân âu lại đươc nhân, dấu đễ nghìn năm gương chẳng bụi.
    Nếu cắm thẳng chiếc bóng theo vào lệch, cân nhắc hàng mây tóc nhận không sai.
    Đức Phật ta:
    chén nổi ân thiêng, tích hayphép nhiệm.
    Lá vuồm gấm thổi gió từ bể giác, doành mê nhẹ chở kẻ trầm luân, bóng đèn hoa ***g mây tuệ ngàn thiêng, bể khổ sáng đưa người ám muội. . .
    Trong nhà lại thét ra:
    - Liên? Cho tiền người ta rồi bảo người ta ra, hát với xướng mãi.
    Thiếu nữ có vẻ không bằng lòng đáp lại:
    - Thưa mẹ, mẹ để sư ông đọc hết bải phả khuyến đã.
    Nàng quay lại mỉm cười bảo nhà sư:
    - Sư ông cứ đọc đi.
    sư ông cũng vui lòng chiều ý cô gái đẹp, lại cất tiếng ngâm nga đọc tiếp:
    sãi tôi nay:
    gặp thuở minh thời, sinh lầm nam tử.
    Võ dẹp loạn đã không hề thao lươc, văn trị yên lại chẳng biết hnh luân.
    Tiến thì quan nghe đường ấy khó nhằm, trong thếgiới ba nghìn dư, ha trời đất xanh xanh nào có phụ; đạt mà sư, xem đạo này cũng phải, đường tu hành ba mươi sáu, với cõ hoa hơn hớn cũng là vui.
    Làm chi tham dục để nên lòng, luống chịu hên vưu cho lụy tiếng.
    Một tên người nhà vội chạy ra:
    - Thôi nhà sư đi.
    Rồi hắn chắp tay lễ phép nói với thiếu nữ:
    - Bà lớn truyền cô vào ngay.
    Thiếu nữ phụng phịu:
    - Vào thì vào?
    Ra đến đường, chú tiểu nói với nhà sư:
    - Bạch thầy, nhà nói giàu có thế mà bủn sỉn quá đi mất.
    Nhà sư làu nhàu chửi:
    - Bá ngọ nó chứ ?
    - Bá ngọ cả cái cô thiếu nữ đẹp ghê đệp gớm?
    - A di đà phật, chú chỉ nói bậy? .... Nhưng bá ngọ nó, giá nó ở vào vùng Nghiêm Xá, Phú Mẫn thì phải biết tay ta.
    - Dạ bạch thầy, có thế. Nhưng biết đâu chẳng có ngày nó phải qua đò Kim Lũ.
    Giữa lúc ấy, một người to lớn ở phía sau tiến lên, lấy tay gạt mạnh bên quang của chú tiểu ra mà đi khiến chú căm tức, đặt gánh xuống đường, thò tay vào bọc toan rút dao đuổi theo. Nhưng nhà sư vội giữ lại thì thầm:
    - Thôi, mặc kệ hắn, sinh sự với hắn làm gì?
    Chú tiểu hằn học:
    - Nhưng bá ngọ nó, nó khinh thầy trò mình ra mặt thế này thì chịu sao nổi. Mà thầy ạ, biết đâu nó không nghe lỏm được câu chuyện của ta.
    - ờ, cũng có lý, vả thằng cha trông dáng bộ khả nghi lắm.
    Thực vậy, người ấy rất có vẻ bí mật:
    cái khăn nhiễu tam giang quấn rối sụp đến đôi lông mi rậm. Và tuy sang xuân, tiết trời ấm áp, mà chàng còn đội tùm hụp trên đầu chiếc khăn bịt lụa trắng che kín hẳn nửa mặt dưới, để hở ra hai con mắt thao láo.
    - Có lẽ nó ốm, thầy ạ.
    - ốm mà lại đi nhanh như thế được?
    Hai thầy trò còn đương bàn bạch chưa biết xử trí ra sao thì người kia đã đi khuất sau lũy tre thôn Vạn Đình. Nhà sư bảo chú tiểu:
    - Cứ coi bộ hấp tấp vội vàng của hắn thì đổ rằng hắn đến Cổ Mể để sang đò?
    Muốn đuổi kịp, ta phải rảo bước một chút.
    - Bạch thầy, biết đâu hắn sang đò. Nhỡ hắn quay về Kinh Bắc thì sao?
    - Nhưng hắn quay về trấn lỵ thì đã làm sao?
    - trò lo lắm thầy ạ. trò chỉ sọ nó đã nghe lỏm được câu chuyện mình bàn tán.. ở vùng này ít lâu nay nhan nhản những thám tử của quan trấn thủ, chắc thầy chẳng lạ.
    Phạm Thái - Vì nhà sư chính là Phạm Thái - giật mình nhớn nhác nhìn quanh.
    Rồi quay lại bảo chú tiểu:
    - Chú Quế, chú cứ đi thong thả nhé.
    Dút lời chàng bước rất mau, hầu như chạy. Chú tiểu theo không kịp, đành để thầy đi trước Một lúc lâu, Phạm Thái trở lại nói:
    - Không biết nó biến đằng nào mất. Chẳng thấy bón nó đâu nữa.
    - Bạch thầy, thật là một mối hoạn cho thầy trò ta.
    Phạm Thái đương lo lắng ngẫm nghĩ, cũng phải bật cười bảo tiểu Quế:
    - Chứ nên cất kỹ cái kho "hán tự bá láp" của chú đi. Mối gì là mối hoạn....
    Nhưng ta hãy vào hàng này ngồi nghỉ uống bát nước chè tươi đã, rồi muốn ra sao thì ra.
    Hai thầy trò liền bước vào một cái quán bên đường ở đầu làng Ngọc Đôi. Ngày xưa đó là một bến đò sầm uất. Nhưng từ khi vua Quang Trung đắp lại con đường Bắch Thành qua Kinh Bắc đi thẳng lên Lạng Thương, Yên Thế, Lạng sơn, thì bến đò Ngọc Đôi đã thiên đến Cổ Mễ. Dần dần, người ta rỡ hết hàng quán để mang lại dụng ở bến dưới, và bến cũ chẳng bao lâu đã thành một nơi bỏ hoang, còn trơ trọi mỗi một cái quán nước bán bánh. Một bà lão già ở đó cùng với một đứa cháu gái nhỏ lên chín lên mười ?
    - A di đà phật? Bạch sư ông vào sơi nước! - A di đà phật! - Trời đã xế chiều rồi, sư ông ý chừng đến chùa Cổ Mễ?
    - Không đâu bà hàng ạ, sãi tôi đi khuyên giáo lấy tiền sửa chùa Nghiêm Xá.
    - A di đà phật? Vậy của ít, lòng nhiều, tôi xin cúng nhà chùa.
    Vừa nói, bà lão vừa moi bọc lấy hai đồng kẽm bỏ vào thúng, khiến Phạm Thái cảm động đưa mắt nhìn chú tiểu:
    - Phúc đức quá? Tôi xin cầu trời phật độ trì cho bà.
    Bỗng chú tiểu giơ tay trỏ cái cửa sổ trông ra sông, lớn tiếng bảo Phạm Thái:
    - Kìa? Thầy coi?
    Phạm Thái giật mình, vì chàng cũng vừa nhác thấy người bí mật ban nãy một mình trên chiếc thuyền nan lênh đênh giữa giòng sông, nước chảy xiết. Chàng buông một tiếng thở dài như để trút hết lòng lo sợ băn khoăn.
    - Thì ra, chú ạ, người ấy không về trấn lỵ.
    Hai thầy trò vui mừng từ giả bà hàng ra đi. Khi đến bến đò Cổ Mễ gặp một bọn lính ở thành Bắc cũng vừa tới. Nhân dân thất kinh giãn cả ra khi thấy một người trong bọn binh, chừng là cai đứng lên một mô đất bên sông và lớn tiếng nói:
    - Có lệnh quan truyền không cho một tên lái đò nào chở sang ngang trong đêm hôm nay. Phải để mai quan quân khám tín bài hành khách đã.
    Phạm Thái đến gần người ấy và lễ phép hỏi:
    - A di đà phật? Thưa thầy có việc gì quan hệ mới xảy ra mà cấm ngặt thế?
    Người cai bép sép trả lời:
    - Nghe như vừa có tin ở phủ Từ sơn báo bọn Đào Phùng phá ngục trốn thoát.
    Phạm Thái sửng sốt ngả đầu chào quay đi. Viên cai tưởng nhà sư sợ hãi, có biết đâu rằng chàng kinh ngạc vì vừa nhớ lại vừa nhận ra người bí mật kìa là Đào Phùng mà chàng đã gặp trong rừng Đình Bảng; Chàng quay lại bảo chú tiểu Quế:
    - Tôi ta đi chẳng tối mất.
    Phạm Thái hấp tấp như thế là vì trong bọc chàng có nhiều giấy quan trọng và chàng sợ bọn lính đòi khám. Đi một quãng xa, chàng như không thể nhịn được nữa, ôm bụng cười rũ rượi.
    Chú tiểu hỏi:
    - Bạch thầy, có chuyện chi mà thầy cười gớm ghiếc vậy?
    - còn gì đáng cười cho bằng cách đề phòng của bọn bầy tôi Quang Toản.
    - Đề phòng như thế thì có gì là đáng tức cười, bạch thầy?
    - Lại còn không tức cười à? Việc quan trọng thế mà để tiết lộ sự bí mật? Đợi người ta sang sông rồi mới cấm thuyền. Làm hai điều vô lý ấy thì chỉ có bọn bầy tôi Quang Toản.
  9. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    - Nhưng có ai sang sông cơ?
    - Ai? Đào Phùng chớ còn ai nữa? Cái người mà thầy trò ta ngờ oan là thám tử, chính là Đào Phùng đó.
    - Sao thầy biết?
    Phạm Thái ngần ngừ đáp:
    - Đoán Nhưng việc của ta, ta hãy nghĩ đến đã. Bây giờ phải đi mau tới thành Kinh Bắc.
    - Đến nơi chắc cổng thành đã đóng rồi.
    - Thì ta vào chùa Yên Xá.
    Quả thực khi đến Kinh Bắc cầu treo đã kéo, và cổng thành đã đóng. Hai thầy trò Phạm Thái liền tìm vào chùa Yên Xá trú ngụ.
    Nửa đêm chú tiểu chợt thức giấc, không thấy sư ông nằm ở giường trên. Chú đoán chừng thầy ra sau, nên chú lại ngủ ngay.
    sáng hôm sau, chú mở choàng mắt nhìn lên giường:
    sư ông vẫn còn ngũ, mà coi như ngủ say lắm. Yên lặng sắp sữa hành lý đễ chờ thầy dậy.
    Bỗng chú kêu rú lên một tiếng, khiến Phạm Thái tỉnh giấc hỏi:
    - Cái gì thế, chú?
    - Bạch sư ông, đâu mất bọc giấy?
    - Giấy gì?
    - Bạch thầy, giấy gói trong cái khăn nâu, mà thầy bảo là những bài phả khuyến đem đi phát để quyên tiền.
    Phạm Thái mỉm cười:
    - Mất thì thôi.
    sau khi cùng sư ông chùa Yên Xá uống thiền trà, Phạm Thái cáo từ ra đi....
    Vừa vào trong thành, chàng đã nghe thấy lời đồn huyên náo:
    "Tối hôm trước có người đến dán gấy ở các cổng thành xúi giục nhân dân nổi loạn để đánh đổ nhà Tây sơn và phò nhà Lê lên ngôi trời. Gấy ấy hiện đã bóc nộp quan trấn thủ.
    Nhưng ở trong thành còn nhiều người nhặt được cũng tờ giấy như thế mà không biết ai bắn từ đâu tới vì tờ nào cũng quấn vào một cái tên. Phạm Thái hỏi một người đàn bà:
    - Có thể xem được không bà?
    Người kia vênh mặt bỉu môi, nhiếc nhà sư:
    - Xem? Có mà mất đầu? Ai dám chứa cái của nợ ấy ở trong nhà mà xem được?
    Hai thầy trò Phạm Thái ung dung đến một hàng cơm quen thuộc ở phố Tiền Môn. Chủ quán đon đả ra cửa mời chào :
    - A di đà phật? Đã lâu lắm mới thấy sư ông Phổ Chiêu đến hàng. Mời sư ông vào nhà trong cho tĩnh .
    Vốn biết sư ông thích rượu nhắm thịt gà nướng chả, chủ quán sợ để ngài ngôì ngoài hàng, ngài ngượng không dám gọi lulung món "thiền giới" ấy, nên có nhã ý mời ngài vào một phòng vắng để ngài được tự tiện muốn dùng thứ gì thì dùng, dầu "cẩu nhục đi nữa không sao.
    Phạm Thái vừa nhắp cạn chén trà mạn tống khẩu thì ở ngoài hàng có tiếng nguyền rủa ôm xòm. Chàng tò mò ra xem:
    Một công tử cầm tờ giấy đầu chữ in bảo chủ quán:
    - Ta đến trước cửa hàng nhà ngươi bắt được mảnh giấy ghê gớm này.
    Phạm Thái đến gần thì vừa gặp chú tiểu tỏ vẻ kinh ngạc đưa mắt nhìn chàng.
    Chàng cũn quắc mắt nhìn lại, rồi ôn tồn hỏi người vừa vào:
    - Tờ giấy gì thế? Công tử đọc cho tôi nghe với.
    - Một tờ giấy chữ nôm, nhà sư ạ. Chẳng biết đứa nào hỗn xược dám viết, dám in những câu phạm thượng thế này.
    Rồi chàng lẩm nhẫm đọc:
    "Từ khi đức Thái tổ nhà Lê ta khởi nghĩa ở Lam sơn đánh đuổi quân Minh mà lấy lại giang sơn gấm vóc tới nay, trải có hai mươi bốn đời vua, gần bốn trăm năm dựng nghiệp đế, thừa lệnh trời trị nhân dân trăm họ. Tuy trong khoảng vài chục năm, cha con họ Mạc manh tâm phản phúc thoán đoạt ngôi rồng nhưng lĩ trời riết ráo kẻ thoán nghịch tránh sao cho khỏi thoát sa vào.
    "Nay anh em cha con Tây sơn ngu độn, bạo ngươc, chẳng hiểa u lẽ mệnh trời, chẳng nghĩ tới nghĩa vua tôi, dám dấy quân phản loạn để đến nỗi hoàng đếphải phiêu lưu đất khách gần mười năm nay. Than ôi, vua bị nhục, bầy tôi phải chết! Nay vua ta bị nhục mà ta nỡ sống an nhàn đươc ru?
    "Hỡi anh em, ta phải tỏ cho quân Tây sơn biết rằng đất Bắc chẳng thiếu anh hùng, nghĩa sĩ. Anh em hẳn còn nhớ câu nói ngạo mạn, khinh thị của Nguyễn Huệ khi hắn mới tới Thăng Long. Hắn nói rằng:
    Ngoài Bắc Hà chỉ có mỗi một thằng Chỉnh, nay đã theo hầu tao rồi. Còn thì toàn một giống giẽ giun, cầy sấy ".
    "anh em đã nghe rõ chưa?
    "Vậy nào những ai là bầy tôi trung nhà Lê - mà ai lại không là bầy tôi trung nhà Lê, vì ông cha chúng ta đều đời đời ăn lộc nhà Lê, - hãy đêm ĩờĩ lo toan việc khởi nghĩaphục thù cho nhà Lê đi. Bọn chúng tôi hơp tập đươc một đảng có mấy vạn người tản mát khắp các nơi, chỉ chờ anh em trong nước tiếp ứng là khởi sự đó thôi Ký tên :
    "Những tôi trung của nhà Đại Lê Niên hiệu Chiêu Thống thứ mười hai " Nghe đọc xong tờ hịch Phạm Thái nói:
    - A di đà phật? Lời lẽ mạnh quá?
    - Nhưng ta phải mang tờ giấy này lên trình quan trấn thủ mới được.
    Dút lời, chàng hấp tấp đứng dậy đi thẳng.
    Chàng công tử vừa ra khỏi thì một bọn quan võ đến hàng thét bảo chủ quán làm rượu.
    Phạm Thái nghe một người nói:
    - Đã biết mà? Nó chưa đi thoát vùng này mà?
    - Ngài nói Đào Phùng?
    - Chứ còn ai? Gớm thật? Vừa trốn ở ngục ra đã táo tợn dám đi rải hịch xúi dân làm loạn được rồi.
    Một người hỏi:
    - Những tờ hịch chữ in. Vậy nó khắc, nó in sao chóng thế được?
    Một người khác, giọng bí mật:
    - ồ phải biết, đảng nó to lắm?
    Phạm Thái mỉm cười, quay vào nhà trong uống rượu.

  10. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Hồi 13 - Quần sư tụ hội


    Luôn mấy hôm chùa Tiêu sơn làm lễ dâng sao. Khách thập phương kéo đến rất đông. Mà sư các nơi đến họp giảng kinh cũng nhiều lắm. Hai chữ "dân sao" đem dùng vào chùa Tiêu sơn thật đúng vì đêm, người ta đứng ở các ruộng thấp chung quanh, ngước mắt nhìn lên chùa thấy quả đồi đã thành một chòm sao "tua rua" lấp lánh bên những khóm lá đen um của mấy cây thị cao ngất. Vì thế, ngoài khách đến lễ, lại còn khách đến ngắm cảnh chùa nữa, tối nào cũng người lui người tới rầm rập quá nữa đêm chưa ngớt.
    Nhưng lễ dâng sao chỉ là một cớ để các tráng sĩ đảng Tiêu sơn tụ hội đó mà thôi Tan đàn được một hôm thì chư tăng bắt đầu vào làm lễ thiền định. Suốt một ngày một đêm, mấy trăm sư nhịn ăn và chỉ uống nước lã, để được tĩnh tâm trí mà nghiền ngẫm đến chân lý của đạo nhiệm mầu. Trong khi ấy, các cổng chủa đóng chặt, không để một người trần tục nào lui tới.
    Hôm đó, ai đến Tiêu sơn tất đã được mục kích một cảnh tượng rất oai nghiêm và cảm động.
    Trên chùa, một dẫy chiếu giải kín năm gian. Các nhà sư chia ra hai hàng, ngồi xít vào nhau, mỗi người tay cầm một quyển sổ trong có chứa những ý riêng của mình để đem ra bàn.
    Một hồi chuông gióng giả trong không.
    Đối với nhân dân quanh vùng thì đó là hồi chuông bắt đầu vào lễ tĩnh tọa. Và những người thực mộ đạo nghe thấy tất chắp tay vào gnực mà thì thầm tụng niệm bài kinh sám hối.
    Nhưng kỳ thực, đó chỉ là một hồi chuông khai mạc hội đồng bí mật. Mấy trăm thiền sư ngồi xếp bằng trên chiếu, lặng lẽ cúi đầi, trông rất có vẻ trầm tư mặc tưởng.
    Dút hồi chuông, Quang Ngọc ngồi giữa, giáp lưng vào tường, đứng dậy nói:
    - Nam vô a di đà phật?
    Mọi người đáp lại:
    - Nam vô a di đà phật?
    Quang Ngọc chờ cho ai nấy im lặng, rồi nói tiếp, tiếng nghe sang sảng:
    - Đây là nơi tu hành. Anh em ta chỉ ẩn núp dưới bóng từ bi để lam việc lớn. Vì thế Ngọc này đã cùng anh em đồng chí khai mạc hội đồng bằng một câu niệm phật, tức là để dâng lời tạ tội chân thành lên đức Phật tổ Như Lai.
    Chàng ngừng một phút đưa mắt nhìn mọi người:
    - Bây giờ đến việc của chúng ta:
    việc lớn, việc nước, Những người đến bàn việc trọng đại ấy họp ở đây không phải là cách thiền sư nữa. Ngững người ấy chỉ là một bọn đồng chí đã thề với nhau tôn phò nhà Lê. Ngững người ấy đã cử Trần Quang Ngọc này lên chức đảng trưởng, lên ngôi minh chủ, thì trong lúc này Ngọc tôi không còn là Phổ T nh thiền sư mà chỉ là Trần Quang Ngọc, tôi trung của nhà lê Chàng chỉ một cái hộp đỏ bên trái:
    - Đây là ấn tín anh em giao cho. Cái mệnh lệnh độc đoán của nó, hẳn anh em đã rõ Rồi trỏ thanh kiếm đặt bên phải:
    - Đây là thanh bảo kiếm anh em giao cho. Cái sức mạnh quả quyết của nó, anh em chẳng còn lạ. Hôm nay anh em ta họp nhau ở đây vì một việc khẩn cấp. Trước khi bàn đến việc ấy tôi xin trình bày với anh em tình hình của đảng.
    Quang Ngọc tra xét các sổ sách rồi lại nói:
    - Về binh khí, hiện nay ta có năm mươi cây hoa? mai cướp được của các huyện, các đồn, một trăm hòm đạn, thuốc đạn, mồi, hai nghìn thanh mã tấu, hai nghìn ngọ dáo trường, hai nghìn tay cung, nỏ, một nghìn thanh kiếm. Ngựa thì mới có ba chục con thôi. khí giới như thế kể cũng hơi ít đấy, nhưng thắng bại là nhờ về lòng dũng cảm cửa quân đội hơn là nhờ về sự công hiệu của khí giới.
    "Về quân đội, thì hiện nay trong hạt Kinh Bắc này, ta đã có hơn một nghìn.
    Hơn một nghìn quân ta phải chống nổi một vạn quân của Quang Toản.
    "Về dân tình đối với đảng ta thì anh em hãy nghe tờ trình của Phạm quân đi quyên giáo các nơi về" Quang Ngọc mở một tờ ra đọc:
    "Nhân dân hạt Kinh Bắc rất mến tiếc nhà Lê. Họ bảo bọn Tây sơn là lũ thoán nghịch. Có người lại không nhận nhà Tây sơn là giống Annam nữa. Coi họ như một bọn giặc dị chũng ở phía Nam (để đối với bọn giặc tàu ở phía Bắc về thờ đức Thái tổi khai quốc). Hễ nhà nào mà Thái biết là bậc trung nghĩa, ngỏ lời quyên tiền, thì họ vui lòng giúp ngay. Vì thế trong có nửa tháng, mà Thái thu được vào quỹ một món tiền lớn là năm mươi lạng bạc" Quang Ngọc nói tiếp:
    - Anh em coi, ta tuy mới có hơn một nghìn tinh binh nhưng lúc ta khởi sự, số người theo ta không phải là ít. Còn như về vấn đề tài chính, thì anh em không phải lo ngại điều gì. Hiện giờ trong quỹ có tới hơn vạn lạng bạc. ấy là không kể số binh lương đã có nhân dân sẵn lòng cung đốn.
    "sau khi đã tỏ bày tình hình của đảng với anh em, minh chủ tôi xin hỏi anh em một câu rất quan hệ. Mà mục đích cuộc tụ hội này cũng chỉ có thế. Vậy xin anh em lưu ý đến câu hỏi ấy, suy nghĩ kỹ càng, rồi ai có ý kiến gì hay, mà đem ra bàn với bạn đồng chí. Câu ấy là:
    "Ta đã nên khởi sự chưa?" Quang Ngọc ngồi xuống, một làn không khí bình tĩnh bao bọc lấy mấy trăm vẻ mặt nghiêm túc, trầm hùng. Ai nấy đều cho câu hỏi kia có liên can tới vận mệnh của nước, nên không dám trả lời hấp tấp.
    Một lúc sau, một nhà sư mạnh bạo đứng dậy. Một người nhìn xem ai thì chính là Lê Báo. Không để cho chàng kịp thốt ra được nửa lời, Quang Ngọc giơ tay ra hiệu bảo im rồi ôn tồn nói:
    - Hiền đệ nên nghe ngu huynh, hãy nhường cho anh em đồng chí bàn trước đã.
    Việc là việc nước, há phải việc riêng của anh em ta?
    Lê Báo hằn học ngồi xuống nhưng không dám cãi.
    Một người đứng lên, thân thể cao lớn, mặt đen trán rộng. Có tiếng thì thầm:
    "nguyễn Đoàn Yên Thế?" Đoàn hắng dặng hai, ba lần rồi nói:
    - Minh chủ đã hỏi, tôi xin quả quyết thưa rằng:
    Nên.... Xem như đức Thái tổ ta khởi nghĩa ở Lam sơn, binh sĩ khéo lắm được dăm trăm người theo. Thế mà nhờ về tướng tài, nhờ về bền trí, đã lấy lại được giang san....
    Một người cãi lại:
    - Lam sơn địa thế hiểm trở dễ giữ, chớ như đất Kinh bắc ta....
    Đoàn ngắt lời ngay:
    - Tôi xin hiến đất Yên Thế, Hữu Luông. Thực là một nơi rừng sâu gò hiểm. Ta tiến có thể lấy Kinh Bắc dễ như chơi, ta lui có thể ẩn núp trong mạn rừng núi Thái Nguyên, Bắc Cạn. ấy là chưa kể sau này ta có thể dụ được bọn Thổ, bọn Thái ở vùng ấy theo ta. Mà tài đánh giặc của dân Thái thì tôi đã được rõ. Vậy xin minh chủ cứ quả quyết cho. Nên khởi sự lắm. Ta mà bỏ mất cơ hội này, sợ sau không thể có nữa.
    Nguyễn Đoàn vừa ngồi xuống thì một người khác đứng dậy liền. Người này trái ngược hẳn với Đoàn, thân thể nhỏ nhắn, da trắng, mắt phượng, cử chỉ khoan thai, lời nói nhỏ nhẻ:
    - Thưa minh chủ, tôi là Hoàng Cân, tiểu tự song Văn, người huyện Văn Giang, xin dâng lên minh chủ cùng anh em đồng chí mấy lời thô thiển như sau:
    Tôi nghe quân Tôn sĩ Nghị năm xưa đông hơn mười vạn, từ lưỡng Quảng kéo sang như mây bay như gió cuốn, khiến bọn Văn Nhâm không dám đánh phải lui ngay. Thế mà quân Tây sơn ở Nghệ an vừa kéo ra là toàn thắng, như thế đủ biết người ta mãnh liệt là nhường nào....
    Lê Báo hung hăng đứng dậy quát mắng:
    - Song Văn giỏi thực? Dám múa mép tưng bốc quân Tây sơn?
    Quang Ngọc vội gạt:
    - Lê hiền đệ không được vô lễ? Đẻ Hoàng quân bàn việc.
    Hoàng Cân mỉm một nụ cười, nhìn Lê Báo rồi nói tiếp:
    - Vậy tôi thiết tưởng dẫu binh đội ta có nhiều gấp mười nữa, cũng chưa chọi nổi quân Tây sơn chứ đừng nói hơn một nghìn vội. Bây giờ chỉ nên hết đảng cho một ngày một to thê, rồi sau này hãy liệu. . .
    Một chuỗi cười khanh khách đáp lại lời song Vân. Quang Ngọc nhìn xem ai thì là Bùi Thành Giang tự Tiểu Kiếm sinh, người đất Lục Nam. Người ấy có tiếng nghịch ngợm, vì say rượu lỡ giết mất một viên phân trí, nên phải trốn đến tu ở chùa Mộ Thổ. Quang Ngọc nghe tiếng Giang cười có vẻ mỉa mai, liền hỏi:
    - Vậy Bùi Tiểu Kiếm cho biết ý kiến.
    - Xin minh chủ cùng anh em đồng chí tha cho đệ cái tội hay cười. Nhưng lời bàn của song Văn làm cho đệ không nhịn cười được. Mỹ tự là song Văn, thì thực là xứng đáng với cái tính nhút nhát của con nhà văn ấy. Nhưng này bác song Văn, bác bảo quân Tây sơn mãnh liệt, là quân Tây sơn nào vậy? Nếu quân Tây sơn của Quang Huệ thì ngày nay còn đâu nữa mà đáng sợ? Mà nếu quân Tây sơn của Quang Toản, của Bùi Đắc Tuyên thì lại càng không đáng sợ lắ. Nhiều mà làm gì, quân ô hơp thì nhiều mà làm gì?
    Hoàng Cân cũng chẳng vừa, mỉm cười đáp luôn:
    - Nhưng nào phải quân ô hợp. Ai bảo Bùi quân rằng đó là quân ô hợp?
    - Tôi bảo.
    Lê Báo đứng dậy nói tiếp:
    - Tôi cũng nói thế. Đứa nào có giỏi thì cãi đi.
    sợ mấy người kia lớn tiếng quá, hoá đánh lộn nhau, bất đắc dĩ Quang Ngọc phải rút thanh bảo kiếm ra đứng lên nói:
    - Ai làm mất trật tự cuộc đàm phán này hãy trông lượi kiếm đây.
    Phạm Thái cũng đứng lên phân giải:
    - Cả hai phái chủ chiến, chủ hoà đều có lý. Vì ta nên cất quân lắm chứ, chẳng thế, ta họp nhau để làm gì nửa? Nhưng trước khi cất quân, ta hãy xem xét, so sánh tình thế bên ta với bên địch đã nào. Cứ kể nghe minh chủ, nghe đảng trưởng của ta đọc bảng thống kê ban nãy thì ta ở vào cảnh trứng chọi với đá, thực đấy. Nhưng tôi hỏi anh em, liệu quân Tây sơn có đem toàn lực ra má chống với ta được không?
    Không thấy ai trả lời, Phạm Thái quay lại hỏi Hoàng Cân:
    - Đại huynh đã biết tình thế quân Tây sơn đấy chứ?
    Hoàng Cân ngượng nghịu cúi đầu đáp khẽ:
    - Chưa?
    - Thế Bùi đại huynh?.... Cũng chưa?.... Vậy thì cãi lý với nhau làm gì? Thiết tưởng muốn biết nên đánh hay chưa nên đánh, thì ít ra cũng biết tình thế bên địch đã Vậy đệ xin giúp nhị vị đại huynh điều ấy, vì nhờ trời đệ biết.
    Mọi người đều nhìn Phạm Thái, tỏ ý kính phục. Chàng ung dung nói tiếp:
    - Kẻ cừu địch ghê gớm nhất của Tây sơn cố nhiên không phải là bọn ta (chàng mỉm cười) cùng là bọn Lê thần nghĩa dũng. Cũng không phải ở Bắc tới, vì Tây sơn xưng thần với nhà Thanh rồi. Nhưng cò phía Nam? Hẳn anh em đã biết phía Nam có Nguyễn ánh là tay chẳng vừa, càng thua càng hăng.
    "Mười năm trước đây khi còn Nguyễn Huệ, Nguyễn ánh thua trận không còn mảnh giáp chạy trốn sang Xiêm. Thế mà chỉ hai năm sau, năm Đinh Vị, đã có đủ sức về lấy thành Gia Định rồi. Ngày nay toàn đất Gia Định rộng bằng mấy trấn Bắc Hà, đã lọt vào tay Nguyễn ánh. Không những thế, Nguyễn ánh lại còn mộ binh lính rất kíp cùng là giao thông với một nước lớn nào đó ở phương tây, luôn luôn đem chiến thuyền, đến đánh phá Qui Nhơn. Hiện giờ, hai bên giữ nhau găng lắ, mà cũng chưa biết bên nào thắng bên nào bại. Vậy thì cái sức mạnh của Tây sơn ở ngoài Bắc này ta không lấy gì làm sợ.
    Lê Báo vui mừng reo lớn:
    - Vâng có thế.
    - Anh em đã biết tình thế bên địch ra sao, vậy tôi bàn thế này:
    Một mặt ta cứ sửa soạn binh khí mộ thêm đảng viên; một mặt ta ra công dò la tin tức bên địch:
    hễ khi nào bị Nguyễn ánh đánh cho đại bại ở phía Nam, là ta khởi sự. Hơn nữa, xin cho người vào Nam hẹn Nguyễn ánh họp sức cùng đánh, thì thiết tưởng việc lớn làm gì chẳng xong.
    Có tiến ai bẻ:
    - Nhưng lúc bấy giờ trừ được cái nạn Nguyễn kia biết đâu lại không bị cái nạn Nguyễn nọ?

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này