1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiểu sử của các nhà vật lý học

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi Milou, 01/07/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. dr_slums

    dr_slums Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    1.531
    Đã được thích:
    2
    vote cho bác 5* vì 2 bài viết trên . Bác ra nhập CLB Vạt Lý nhé !
    ***************
    Với thế giới bạn chỉ là một người , nhưng có thể với một người bạn là cả thế giới.
  2. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    BÍ ẨN THIÊN TÀI CỦA EINSTEIN
    TRẨN HỮU QUỐC HUY
    (Theo Popular mechanics)
    Dù đã mất từ năm 1955, ngày nay Albert Einstein vẫn còn cái để dạy cho chúng ta. Lần này là một bài học về khoa học thần kinh, và có lẽ là cả bài học về nuôi dạy trẻ. Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng chất xám trong bộ não đã sản sinh ra một loạt đột phá khoa học, bao gồm cả Thuyết Tương Đối, các nhà nghiên cứu Canada đã đi đến kết luận: Bộ não của Einstein thật sự khác lạ. Đặc biệt là họ đã phát hiện thấy phần não liên quan đến việc lập luận toán học rộng hơn 15% so với bình thường, và không bị phân chia bằng một nếp gấp như vẫn thường thấy trong não của tất cả chúng ta.
    Bộ não của Einstein là một mẫu vật có giá trị vì những lý do vượt ra ngoài việc Einstein có năng lực suy nghĩ siêu phàm. Trước hết là, não của ông có hình dạng cực tốt khi ông không còn dùng đến nó. Định mệnh đã can thiệp vào chuyện này bằng cách đã cho ông cái chết đột ngột, ông bị phình tắc động mạch chủ bụng. Einstein đã biết trước và đã sắp xếp để lại bộ não của mình cho các nhà khoa học nghiên cứu. Chính vì vậy, trong vòng 7 giờ sau khi Einstein mất, não của ông đã được lấy ra khỏi hộp sọ. Để tránh bị hư hỏng, nó đã được tiêm, và rồi được treo lơ lửng trong Formalin. Sau đó, bộ não của ông được đo đạc, chụp ảnh và cắt nhỏ thành 240 khối nhỏ, mỗi khối có kích thước như một thỏi đường. Các khối này được ngâm trong celloidin và một số đã được cắt thành những phần nhỏ hơn để xét nghiệm bằng kính hiển vi.
    Những gì mà Einstein cho phép những người khác làm với chính bộ não của mình trong khi ông vẫn còn dùng đến nó đã khiến cho mẫu vật não mà ông để lại hữu ích hơn nhiều. Tự đánh giá có cái gì đó đặc biệt trong cách mà não của chính mình làm việc, Einstein đã cố gắng hết sức để giúp cho các nhà khoa học đồng nghiệp làm sáng tỏ bí ẩn này, bằng cách đồng ý xét nghiệm điện não để ghi lại hoạt động sóng não của mình. Ông cũng chấp nhận các cuộc phỏng vấn, trong đó ông giải thích là ông đã giải quyết các vấn đề như thế nào. Cách giải thích của ông nghe hết sức lạ thường. Có lần Einstein nói: "Chữ dường như chẳng có vai trò gì, mà là có ít hay nhiều các hình ảnh rõ ràng". Quan sát này đã cung cấp manh mối lâm sàng cho Sandra F.Witelson, trưởng nhóm nghiên cứu đại học McMaster, nhóm này xem ra đã khám phá ra bí ẩn bộ não của thiên tài Einstein.
    BỘ BẢN ĐỒ NÃO
    Các thầy thuốc Hy Lạp cổ đại thường hồ nghi: Các chức năng khác nhau có mối liên hệ với các phần khác nhau của não? Đặc biệt, họ chú ý thấy những cú đấm vào đằng sau sọ có thể gây mù lòa. Điều này càng được khẳng định một cách khoa học hơn trong suốt Chiến tranh Thế giới lần thứ I bởi các bác sĩ phẫu thuật trong quân đội Đức, những người đã phẫu thuật binh lính bị thương ở đầu. Ngày nay, đã có một "bộ bản đồ" chi tiết định vị các phần của não điều khiển các hoạt động khác nhau của cơ thể.
    Vì chức năng khác nhau cư trú ở các vị trí khác nhau, nên các nhận xét của Einstein về sự hình dung - mường tượng có ý nghĩa quan trọng đối với Witelson. Ở mức độ mà ở đó Einstein khám phá thiên nhiên, thì các vấn đề vật lý mà ông giải quyết là các bài toán. Nhìn vào phần não của Einstein liên quan đến việc lập luận toán học và so sánh nó với cùng khu vực đó ở các bộ não bình thường hơn, có thể sẽ cung cấp cho chúng ta chìa khóa giải đáp được bí ẩn thiên tài của Einstein.
    Bà Witelson hiểu biết nhiều về các bộ não thông thường: Bà đã sưu tập chúng. Witelson đã nghiên cứu bộ sưu tập của mình và khôi phục lại não của những người đóng góp vào đây. Bộ sưu tập này gồm não của những người khỏe mạnh về mặt cơ thể lẫn tinh thần, có chỉ số thông minh từ 107 đến 125. Không có não của những người đần độn, nhưng cũng không có não của các nhà khoa học tên lửa.
    Lần so sánh đầu tiên làm mọi người thấy ngượng vì bộ não của vị thiên tài tột đỉnh này rõ ràng là không có gì khác thường. Bà Witelson nói: "Giải phẫu thể đại não của Einstein nằm trong các giới hạn bình thường, trừ các thùy đỉnh. Sự nhận thức về thị giác và không gian, sự hình thành lập luận toán học và sự tưởng tượng về chuyển động đều được thực hiện chủ yếu thông qua trung gian là vùng đỉnh sau bên phải và bên trái". Nếu như bạn đã có lần tát vào bên đầu mình sau khi nói cái gì đó ngu ngốc, thì bạn đã đánh đúng chỗ đó rồi đấy. Trong não Einstein, các vùng này rộng hơn 15% so với bình thường và đang có khuynh hướng mất dần đi một cấu trúc gấp được tìm thấy trong não của tất cả những người bình thường như chúng ta.
    Phát hiện này hoàn toàn không gây ngạc nhiên. Các nhà nghiên cứu trước đây cũng đã nhìn thấy những vùng não lớn ra tương tự như vậy. Bà Witelson cho biết: "Trong não của nhà toán học Gauss và nhà vật lý học Siljestrom, cũng thấy có sự phát triển rộng ra của các vùng đỉnh dưới".
    DÙNG ĐẾN HAY ĐỂ MẦT?
    Xét nghiệm của nhóm nghiên cứu Witelson không trả lời câu hỏi sâu hơn về việc liệu sự phát triển của các phần đặc biệt trong não có thể có liên quan đến sự thông minh hay không. Xét nghiệm này cũng không giải thích vùng não này đã lớn ra như thế nào. Bước kế tiếp các nhà nghiên cứu sẽ tiến hành là xét nghiệm các nhà toán học tình nguyện, những người này sẽ làm toán trong khi được chụp PET(positron emission tomography: chụp tia X cắt lớp phát positron). Được dùng chủ yếu trong các phòng thí nghiệm nghiên cứu, các máy chụp cắt lớp PET tạo ra các hình ảnh cho thấy phần nào của não làm việc khi đối tượng thí nghiệm đang làm các công việc khác nhau. Kỹ thuật này đã từng được dùng đến để xác định các phần nào của não có liên quan khi chúng ta nhìn, nói hay suy nghĩ. Nếu như vùng đỉnh sau phát triển cực mạnh hơn bình thường ở những người có tài năng toán học, thì hình hiển thị của máy chụp PET sẽ sáng rực lên như cây thông Nô-en.
    Nếu điều này xảy ra, các nhà khoa học sẽ đối mặt với một vấn đề thậm chí lớn hơn: Có phải một số người mới sinh ra đã có bộ não được điều chỉnh tự nhiên cho việc lập luận toán học? Hay là, sự khác biệt về mặt vật chất này là sản phẩm của sự trải nghiệm? Ý kiến cho rằng những gì mà một đứa bé nhìn, nghe và cảm nhận ảnh hưởng tới sự phát triển của não bộ từ lâu đã không còn là xa lạ. Ngày càng có nhiều chứng cứ cho thấy: Các trải nghiệm thời thơ ấu có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của não bộ. Chẳng hạn như những đứa bé bị bệnh đục nhân mắt bẩm sinh sẽ bị mù lòa nếu như bệnh không được chữa ngay. Các tế bào liên quan đến việc phân giải hình ảnh nhìn thấy, ở một mức độ nào đó, đơn giản là bị chết dần đi. Não của trẻ em xem ra cũng được "cài đặt" để học cách hiểu nhiều ngôn ngữ, miễn là chúng được dạy khi chúng còn rất nhỏ. Khi chúng đến tuổi trung học, các mối liên hệ thần kinh cho phép học nhanh các ngôn ngữ đã mất đi lâu rồi. Vì trường hợp trên là đã được xác nhận, nên có lẽ người ta sẽ tìm thấy được chìa khóa để trở thành thiên tài trong thời thơ ấu, và các trải nghiệm và kích thích mà trẻ trải qua.
    Nếu như dòng lý luận khoa học ngày nay đi khám phá hoạt động của não trở nên mệt lử (như nhiều người hoài nghi là nó sẽ như vậy), thì bài học cuối cùng mà Einstein phải dạy có lẽ là: Sự phát triển của não bộ tuân thủ theo cùng quy luật tự nhiên như mọi phần khác của cơ thể. Nói cách khác, các bậc cha mẹ, nếu không khiến cho trẻ nhỏ dùng não bộ của mình, chúng sẽ mất nó. Và một trong những hậu quả có thể là: trẻ sẽ chẳng còn cảm giác khó chịu khi bị người lớn cấm xem ti vi!
    @ Chú thích: Bộ não của Einstein đã được cắt ra thành những khối nhỏ và được nghiên cứu bởi các đồng nghiệp của ông, những người mà giờ đây khẳng định rằng bộ não của Einstein thực sự khác lạ
    Được milou sửa chữa / chuyển vào 08/07/2002 ngày 02:18
  3. ledacthang

    ledacthang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/06/2002
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    chao MILOU!
    bài của lou rất hấp dẫn.LOU có thể tóm lược rõ vài công trình của STEPHEN WILLIAM HAWKING dược không.
    Ai có thông tin gì thì hãy giúp tôi.
    DACTHANG
  4. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Stephen Hawking has worked on the basic laws which govern the universe. With Roger Penrose he showed that Einstein's General Theory of Relativity implied space and time would have a beginning in the Big Bang and an end in black holes. These results indicated it was necessary to unify General Relativity with Quantum Theory, the other great Scientific development of the first half of the 20th Century. One consequence of such a unification that he discovered was that black holes should not be completely black, but should emit radiation and eventually evaporate and disappear. Another conjecture is that the universe has no edge or boundary in imaginary time. This would imply that the way the universe began was completely determined by the laws of science.
    Stephen Hawking nghiên cứu các luật cơ bản chi phối vũ trụ. Cùng Roger Penrose, ông chứng minh Thuyết tương đối chung của Einstein ngụ ý rằng không gian và thời gian có thể đã bắt đầu từ vụ nổ lớn và kết thúc trong 1 lỗ đen. Các kết quả nàycho thấy sư cần thiết phải thống nhất Thuyết tương đối chung và thuyết Quantum (lượng tử), một phát triển khoa học lớn đầu thế kỷ XX. Một hậu quả của sự thống nhất đó là ông khám phá rằng các lỗ đen không hoàn toàn đen, nhưng pháp ra phóng xạ và dần dần "bốc hơi" và biến mất. Một dự đoán khác là vũ trụ không có giới hạn hoặc bờ bến trong "thời gian" tưởng tượng. Điều này ngụ ý rằng sự bắt đầu của vũ trụ được các luật khoa học quyết định hoàn toàn .
    http://www.hawking.org.uk/text/about/about.html
    Được Milou sửa chữa / chuyển vào 10/07/2002 ngày 04:59
  5. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2002/02/3B9B90E1/
    Vũ trụ trong hệ tọa độ 11 chiều của Stephen Hawking

    Stephen Hawking.
    "Khi bạn đọc dòng này, thì cùng lúc, hàng trăm con người trong bạn cũng đang đọc nó. Những con người trong bạn - những kẻ đồng hành với bạn - tất cả có lẽ đều đang nhún vai như bạn. Đều lắc đầu, nghi hoặc...", Tạp chí khoa học P.M. của Đức đã mở đầu như vậy trong một bài viết về lý thuyết mới của nhà vật lý danh tiếng Stephen Hawking.
    Ông hoàng vật lý người Anh này mới phát triển một mô hình vũ trụ từ những công thức toán học tỉ mỉ. Mô hình được trình bày trong cuốn sách "Vũ trụ trong một chiếc thuyền nhỏ", đang gây chấn động thế giới khoa học. Những phát kiến mới của Stephen Hawking dường như làm đảo lộn quan điểm khoa học truyền thống. Tất cả được trình bày bằng thuyếtM - trong đó, M đồng nghĩa với magical (thần diệu), mystical (thần bí), hoặc mother (mẹ, gốc).
    Tổng hợp thuyết tương đối và thuyết lượng tử
    Trong khi thuyết tương đối giải thích thế giới ở dạng vĩ mô, có liên hệ với lực hấp dẫn, thì trong mô hình của thuyết lượng tử (miêu tả thế giới vi mô), không có sự hiện hữu của đại lượng này. "Vì thế, để hiểu được vũ trụ, chúng ta cần một lý thuyết mới: thuyết lượng tử hấp dẫn", Hawking nói. Theo đó, thuyết mới (thuyết M) có thể tổng hợp được hai lý thuyết vĩ mô và vi mô nói trên, và cung cấp những kiến giải chính xác về bản chất của vũ trụ.
    Khi phát triển thuyết M, Hawking tin rằng đã đạt được những thành tựu bước ngoặt, dựa trên nền tảng của một lý thuyết rất nổi tiếng trong những năm gần đây: thuyết String. Thuyết này cho rằng, những thành tố nhỏ nhất tạo nên vũ trụ là những dạng thức hình sợi (string), chứ không phải dạng hạt. Nhưng ở xung quanh các sợi này, theo Hawking, có hiện hữu một trường hấp dẫn, và người ta có thể xác định được độ lớn của trường hấp dẫn ấy.
    Tọa độ 11 chiều và hiện tượng linh cảm
    Tiếp theo, dựa trên thuyết "lượng tử hấp dẫn" của mình, Hawking tính ra rằng, vũ trụ của chúng ta được hình thành từ 11 chiều. Nhưng chỉ có 4 chiều (3 không gian + 1 thời gian) là đã "mở", còn 7 chiều kia bị "cuộn" lại từ sau vụ nổ lớn.
    Ý tưởng này của Stephen Hawking đang gây ra nhiều tranh cãi lớn, vì nhà vật lý này cho rằng có thể giải thích được hiện tượng "linh cảm" một cách khoa học bằng thuyết M: Trong mô hình vũ trụ của Hawking, cùng lúc tồn tại vô số những con người khác nhau trong một con người. Và cùng lúc, tất cả thông tin về vũ trụ ở mọi thời đại đều hiện hữu. Vì thế, hiện tượng "linh cảm" có thể giải thích bằng việc một con người nào đó trong bạn đã trải nghiệm điều mà bạn sẽ trải qua, và mách bảo cho bạn biết điều đó.
    Minh Hy (theo P.M.)
    http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2002/01/3B9B884B/
    Mô hình ngày tận thế

    Một minh họa về ngày tận thế. Click vào hình để xem rõ hơn.
    "Ông hoàng vật lý người Anh" Stephen Hawking mới đây đã đưa ra phỏng đoán, trong vòng 1.000 năm tới, loài người sẽ bị tiêu diệt bởi một loại virus do chính họ tạo ra. Dựa trên ý tưởng của Hawking, các nhà vũ trụ học Mỹ mới lập ra một mô hình ngày tận thế.
    Theo mô hình này, virus sẽ xâm nhập và tiêu diệt loài người một cách từ từ và dai dẳng. Chúng là sản phẩm của loài người, do con người tạo ra để tiêu diệt lẫn nhau. Có thể so sánh chúng với những tên khủng bố, len lỏi giữa đám đông, gieo rắc nỗi kinh hoàng. Theo Hawking, một loại virus với tính chất như thế sẽ tiêu diệt nền văn minh của chúng ta trong thiên niên kỷ này, nếu con người không tìm được cách di cư vào vũ trụ.
    Các nhà phê bình đang phản đối gay gắt cuốn sách mới của Hawking, mang tên "Vũ trụ trong một chiếc thuyền nhỏ". Họ cho rằng Hawking đã đưa ra nhiều phỏng đoán bi quan quá đáng về tương lai nhân loại. Tuy nhiên, chính sự bi quan này lại khiến cuốn sách trở nên hấp dẫn kỳ lạ, làm người ta đổ xô đi mua. Rõ ràng, nhân loại đặc biệt quan tâm đến "ngày tận thế".
    Thời gian chết
    Không chỉ Hawking mà một đồng nghiệp nổi tiếng của ông ở ĐH Cambridge - Giáo sư Abraham Loeb - cũng quan tâm đến ngày tận thế. Loeb đưa ra giả thuyết về một ngày cuối cùng chậm chạp và buồn tẻ: Thời gian đứng im, các vì sao nguội lạnh, thiên hà tối tăm.
    Đến nay, đa số các nhà vật lý đều đồng ý rằng có một sự khởi đầu là Big Bang. Tuy nhiên, họ vẫn còn tranh cãi về sự kết thúc của vũ trụ. Thuyết về cú sụp lớn (Big Crunch), cho rằng vũ trụ sẽ co sụp về trạng thái ban đầu, một thời đã được nhiều người ủng hộ. Nhưng mới đây, một số nhà khoa học cho rằng, số phận của vũ trụ vốn bất định. Vũ trụ sẽ không co lại, mà cứ giãn nở ra mãi đến lúc tất cả các mặt trời đều tắt và không gian rộng lớn chỉ còn là bóng tối và sự giá lạnh.
    Còn thiên hà của chúng ta? Giáo sư Loeb đã vẽ ra một bức tranh ảm đạm: tương lai, càng có ít ngôi sao phát sáng, và những ngôi sao cuối cùng thì nhợt nhạt như những đám băng.
    Mô hình của Loeb dựa trên hậu thuẫn của thuyết tương đối. Tuy nhiên, ông cũng đưa vào một số yếu tố hiện đại, ví dụ như sự tồn tại của lực vật chất tối, ngày càng đẩy vũ trụ ra xa nhau hơn. Loeb cũng quan tâm tới lý thuyết về các vật thể lạ (UFO). Lý thuyết này cho rằng, tâm linh của nhân loại từ lâu đã bị điểu khiển bởi những sinh thể lạ trong vũ trụ. Điều này giải thích vì sao con người có thể phạm những tội ác rùng rợn. Các sinh thể lạ cũng làm tâm thần con người điên loạn, ham muốn chiến tranh, giết chóc và tàn phá.
    Minh Hy (theo Freenet.DE)
  6. dr_slums

    dr_slums Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    1.531
    Đã được thích:
    2
    Bác ơi ! bác đảm nhận phần thông tấn xã nhé ! em sẽ lập cho bác 1 chủ đề về những bản tin mới trong Vật Lý hiện đại chứ tình hình thế này không có thông tin mới thì chúng ta sẽ lạc hậu mất !
    ***************
    Với thế giới bạn chỉ là một người , nhưng có thể với một người bạn là cả thế giới.
  7. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Ui trời, vào VN express vô khối . Tôi có chuyên về Lý đâu chứ ?
  8. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    (Hiểu biết là sức mạnh. Knowledge is Power)
    Lạc Việt sưu tầm
    Trước khi đi vào bài này, chúng ta đặt vài câu hỏi cho vui:
    Đại học nào lâu đời nhất?
    Đai học nào đến nay vẫn nổi danh nhất?
    Phân khoa nào trong Đại học đó khó học nhất?
    Chuyện này hơi khó, nhưng chỉ mộỉt câu trả lời mà thôi, đó là: Đại Học Cambridge bên London (U.K), sau đó là Oxford. Còn Phân khoa khó học nhất là: Applied Mathematics and Theorical Physics tại Cambridge luôn.
    Bạn có thể tưởng tượng một chuyện khó tin nhưng có thật: một người tật nguyền, ngồi xe lăn tay, không nói được, không cử động được, chỉ còn duy nhất một bàn tay mặt mà thôi. Vâng không nói được, tiếng nói không còn nghe được, nghe như tiếng ú ớ thật xa vời từ cổ họng người đó. Vâng! người đó chính là Giáo sư Tiến sĩ Khoa Học Stephen Hawking. Năm 1982 Ông được Hội Đồng Giáo Sư Cambridge chọn ông làm Phân Khoa trưởng Phân Khoa Applied Mathematics and Theoretical Physics, lúc đó Ông mới 32 tuổi và đang ngồi xe lăn tay, nói chuyện bằng bàn tay trái với một máy phát âm được làm đặc biệt cho Ông.
    Vào đầu tháng 1 năm 1974, Dennis Sciama, giáo sư Vật lý Không Gian (Astrophysics Cosmology) tại Oxford đang đi về lớùp học, thì Ông nghe tiếng người bạn gọi sau lưng, Giáo sư Martin Rees. "Anh có nghe tin gì không?", Martin Rees nói tiếp luôn: "Stephen làm đão lộn hết tất cả rồi."
    Dennis Sciama giật mình: "Tên Stephen làm cái gì vậy?" Stephen Hawking lúc đó vừa được giáo sư Dennis Sciama giúp cho học trò của mình được thành công trong luận án Tiến sĩ của mình, và sau khi đậu Tiến sĩ thì Stephen được Hội Đồng Khoa tại Oxford hỏi mộỉt câu chót: "Sau khi đậu Tiến sĩ, anh có muốn điều gì nữa không?", ý ngầm của Hội Đồng Khoa là mong anh học trò trẻ tài giỏi của trường trở thành Giáo sư Giảng Huấn cho Oxford. Nhưng anh Stephen trả lời: "Tôi mong được chuyển sang Cambridge để được tiếp tục nghiên cứu thêm". Câu trả lời làm Hội Đồng Khoa giật mình, vì ai ai cũng đinh ninh sau một thời gian học cực khổ, thì Tân Khoa đều muốn đi làm, tìm việc tại các cơ sở lớn tại Anh quốc hay làm giáo sư tại một Đại học ngoại quốc nào đó. Vì Đại Học Oxford, khi Tân khoa ra trường đều được ngoại quốc mời làm Giáo sư cho trường họ hết. Trường Oxford danh trấn giang hồ mà!
    Khi nghe Stephen Hawking muốn về Cambridge để nghiên cứu thêm, thì Hội Đồng đành chấp thuận cho anh được toại nguyện. Cambridge rất khó vào, vì nơi nầy chuyên đào tạo học giả mà Thế Giới vô cùng ngưỡng mộ nhất.
    Dennis Sciama nghe bạn mình nói về Stephen vừa có một phát minh mới nào đó, Ông vội đến lớp sắp sửa dạy như thường lệ, ông cho học trò nghỉ một bữa, rồi vội ra khỏi trường đến gặp Stephen Hawking. Hai người trò chuyện trong văn phòng của Stephen rất lâu. Sau cùng Dennis Sciama ra về và mồ hôi lấm tấm đầy trán của ông. Ngay hôm sau, ông xin Khoa Trưởng Oxford cho mở họp báo tại Đại Giảng Đường Chánh Oxford, nhưng không hiểu sao tin loan nhanh đến tay các phóng viên báo chí tại London và tại Paris luôn. Họ xin được gởi người đến tham dự buổi thuyết trình quan trọng mà họ cho là quan trọng nhất Thế Kỷ từ khi con người khi ngó ra Vũ Trụ.
    Lúc đó Stephen vừa được 31 tuổi, nhưng giới Khoa học Vật Lý Vũ Trụ trên giang hồ đã nghe danh anh từ trước rồi. Hôm đó có đài BBC, VOA, ABC, Reuteurs v.v...
    Giảng đường ghế ngồi trên 2000 ghế đã không còn chỗ. Trên sân khấu có máy thu băng và nơi góc sân khấu có nhiều máy Cameras dành cho các Đài truyền Hình đang ngó vào.
    Stephen Hawking sẽ nói về một đề tài mới lạ mà chưa ai từng nghe được, đó là: "Black Hole"...
    Nói sơ về Oxford University. Thành phố Oxford cách Thủ đô London (Unied Kingdom) độ 50 miles. Thành phố này bọc quanh bởi hai con sông là Thames và Cherwell. Ox ford University là một tập hợp nhiều đại học quanh thành phố Oxford, gồm 35 colleges thuộc quyền, mà trung tâm Oxford University là University College. Lập năm 1249 nó là nơi xưa nhất trong quần thể Oxford University.
    Đời sống tại đại học Oxford là một nỗi khổ cho Stephen Hawking, bạn bè quen từ trường cũ không còn nữa, còn những bạn học lạ toàn là những người lớn tuổi gần gấp đôi Stephen. Năm ấy anh mới 17 tuổi, sinh viên trẻ nhất Oxford. Nhưng chương trình lại càng làm Stephen chán hơn nữa. Sinh viên phải có mặt mỗi ngày tại lớp học để nghe giàng bài, sau đó đến một lớp có giáo sư phụ giúp giảng nghĩa lại bài vở mà giáo sư chánh vừa giảng sáng nay, mỗi nhóm được chia làm tổ nhỏ chừng 4, 5 sinh viên... mà họ gội là: "tuitorial".
    Chỉ có kỳ thi đầu năm và cuối năm cho năm thứ nhất và năm thứ ba mà thôi, còn năm thư tư thì trình luận án. Nhưng đối với Stephen thì vấn đề này không có gì khó hết, bạn bè học mỗi ngày gần 9 tiếng, còn anh chỉ có 1 tiếng là đủ rồi. Năm đầu tiên Dr. Berman cho 6 sinh viên Vật lý của mình 13 bài toán, mà phải nộp hết trong tuần tới. Sinh viên giỏi chỉ làm đến toán thứ 10 là hết hơi rồi. Nhóm của anh, vào một hôm có đến hỏi anh bài làm thầy cho đi đến đâu rồi, anh trả lời tôi chưa làm bài nào hết, nhóm bạn học cười, không dè một anh con nít 17 tuổi này sao mà làm biếng quá vậy. Hwaking cũng thường vào lớp và anh ít khi ghi chép trên tập vở như mọi sinh viên khác, anh chỉ ngó ông Thầy trừng trừng mà thôi. Đến khi nộp bài cho giáo sư phụ tá, thì Hawking chỉ nộp trả lại quyển sách Vật Lý mà Thầy cho 13 bài toán trong đó, anh gạch đỏ và ghi bên lề như sau: "...bài này đặt câu hỏi sai... bài kia cho vận tốc dynamics không đúng... bài nọ nên sửa lại câu hỏi như vầy như vầy...". Có nghĩa là Stephen Hawking sửa lại sách giáo khoa của trường. Giáo sư phụ tá và Giáo sư chánh họp lại cuối ngày, suy nghĩ lại đọc lại bài toán đố trong sách Giáo Khoa... và họ biết trong này có nhiều vấn đề cần phải sửa lại. Từ đó ban Giáo sư bắt đầu ớn anh chàng trẻ tuổi này, và không còn nghĩ anh là kẻ lười biếng nữa.
    Con đường vào Oxford của Stephen Hawking cũng kỳ lạ không kém, thân phụ của Stephen là một vị Bác sĩ hạng trung tại London, nhưng Bác sĩ Hawking thích sang Phi Châu nghiên cứu bệnh lý học của thổ dân Nam Phi, nên phòng mạch không đắt khách lắm. Bác sĩ Hawking muốn con mình trở thành Bác sĩ như ông ta vậy, nhưng người con lại không thích môn Vạn Vật chi cho lắm, nhưng để làm vui lòng người Cha, Stephen Hawking chịu học môn Vật Lý, Hóa Học, Toán Học mà môn Y Khoa cũng có thể xài được. Như vậy tạm yên lòng Bác sĩ Frank Hawking khi ông sang Phi Châu vài tháng..
  9. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Nhưng Bác sĩ Hawking muốn con mình tốt nghiệp ra Bác sĩ tại một Đại Học danh tiếng hơn trường học mà ông học ngày xưa, nên Ông dẫn đứa con 16 tuổi vào gõ cửa Oxford University, nơi nầy Ông có một người bạn quen ngày xưa đang làm Giáo sư VậtLý tại Oxford. Đứa con thi đậu kỳ thi tuyển một cách dễ dàng, trội nhất là Vật Lý và Toán Học, còn môn nhiệm ý khác thì gần như rớt... cái ạch. Nhưng Hội Đồng Khoa Tuyển Sinh đồng ý cho đứa bé quá thông minh mà từ trước tới giờ Họ chưa từng gặp. Nhưng Bác sĩ Frank Hawking lại muốn đòi thêm nữa là Đại Học Oxford phải trả tiền học phí cho con Ông, vì nó học quá giỏi mà? Như vậy là chuyện lớn rồi! Vào Oxford không phải là giàu có là người ta nhận đâu, phải thật giỏi hơn mọi sinh viên tại London mới được. Muốn được học bổng do Oxford cấp phát, thì phải thi cử mới được! Họ không thể cấp học bổng cho một sinh viên thật giỏi năm đầu tiên, rồi năm thứ nhì bỏ học... như vậy mất mặt Oxford lắm. Stephen Hawking phải qua kỳ thi tại Hội Đồng Khoa Trưởng, và thi 3 ngày liên tiếp. Stephen đậu dễ dàng, nhưng phải qua kỳ vấn đáp 6 giờ liên tiếp của các Giáo sư Vật Lý, Hóa Học và Toán Học. Thi xong Stephen Hawking về nhà chờ kết quả. Đến 10 ngày sau, Stephen nhận được công điện từ trường Oxford chuẩn bị một lần thi Vấn đáp nữa, nhưng kỳ này chỉ tốn 4 tiếng mà thôi. Xong xuôi, cậu bé trẻ được cho về nhà chờ kết quả. VậtLý anh được 100%, Toán Học thì 100% với lời khen tặng của Phân khoa Toán Học, còn Hóa Học thì tầm thường. Tháng 10 năm 1959, với số tuổi 17, Stephen Hawking được nhận vào Oxford và Oxford trả tiền anh đi học. Tin này tung ra như một quả bom nổ lớn cho thành phố Oxford (Oxford City) và cả 35 Colleges của Oxford luôn.
    Học tại Oxford, Stephen Hawking thường làm Giáo sư phụ trách của mình nơm nớp... lo sợ vì chính anh dám sửa sách vở nhà trường cho thuận ý của anh. Và nhà trường đồng ý cho sửa lại sách Giáo Khoa, nhất là về Bài Tập Vật Lý mà Giáo sư thường cho học trò đem về nhà làm hàng ngày.
    Năm thứ nhất, Hawking qua một cách dễ dàng, năm thứ hai cũng vậy. Nhưng đến năm thứ tư thì anh alị càng trễ nãi làm bài... vì anh đang bị một chứng bệnh mà Y Khoa chưa biết được. Mọt hôm anh đang lên lầu, để vào lớp học... thì anh té thang lầu. Chở vào nhà thương thì hôm sau anh mới nhớ lại mình bị cái gì. Anh bị mất trí nhớ trên 24 tiếng đồng hồ. Sau đó anh thường bị làm rớt ly trà mà đang uống tại cafeteria trường. Tệ hơn nữa anh lại có giọng nói ngọng nghịu, lần lần nói khó nghe.
    Cha ruột đành phải chở anh vào nhà thưng đặc biệt tại St. Alton gần London. Bác sĩ khám không thấy gì, và phải lấy mẫu nước tủy sống và máu mà gởi đi phòng Thí nghiệm tại London. Nhưng sau đó Bác sĩ cho gia đình anh biết, Stephen Hawking mắc một chứng bệnh rất lạ mà chưa thấy tại United Kingdom. Chứng bệnh này gọi là: "ALS" (Amyotrophic Lateral Sclerosis) mà bên Mỹ người ta gọi là Hội Chứng: "Lou Gehrig" (Lou Gehrig là một danh thủ về baseball mà toàn thể dân ghiền baseball đều biết tên).
    Bệnh này phá hư thần kinh tại trung tâm tủy sống và một phần trong Óc, tuy óc không bị gì, nhưng Óc không thể truyền lệnh cho cơ bắp nữa, nghĩa là bắp thịt không còn cử động được nữa. Khi Bắp thị không được cử động thì nó sẽ lần lần teo lại, và rút ngắn lại làm bệnh nhân phải khòm người, sức phát triển cơ thể tùy theo bắp thị, nếu bắp thịt không phát triển thì xương trong cơ thể cũng rút lại luôn. Bệnh nhân rút lại như một đúa bé 10 tuổi vậy. Cho dù năm 1970 Stephen Hawking phải dùng xe lăn (wheelchair) nhưng lần lần anh không phát âm được, lưỡi bắp thịt bị rút ngắn lại và không cử động nữa. Anh hoàn toàn mất tiếng nói, phải có người theo sát và giúp anh và hiểu ý anh và nói dùm anh.
    Tệ hơn nữa là anh không ăn được vì bắp thịt cổ họng bị rút lại không cử động được, anh phải ăn bằng chất lỏng với một vòi nylon thọt sâu vào mỗi bữa ăn. Các bác sĩ đều cho rằng Stephen Hawking không qua khỏi... 2 con trăng này quá. Vì bắp thịt cơ dùng cho hô hấp sẽ không hoạt động được và Hawking sẽ chết vì ngộp thở như ai bịt mũi mồm vậy.
    Trở lại Đại học Oxford, năm cuối cùng tại Oxford, Stephen Hawking thi cuối năm. Bài thi viết chưa được công bố, nhưng anh phải thi tiếp kỳ vấn đáp. Vấn đáp kéo dài 3 tiếng 45 phút và thi 3 ngày như vậy. Ngày chót Hội Đồng Giám Khảo hỏi anh: "Sau khi thi đậu ra trường, anh muốn Oxford một điều gì?" Stephen Hawking không ngần ngừ: "Tôi muốn vào Cambridge, mà Cambridge chỉ nhận những người ra trường Oxford với điểm Ưu Hạng mà thôi! Còn nếu tôi không được Ưu Hạng... thì tôi đành phải học lại Oxford về Khoa Học Vũ Trụ mà thôi. Nhưng tôi mong Quý vị Giám Khảo chấm tôi Ưu Hạng". Câu trả lời của Stephen Hawking làm toàn thể Hội Trường nín lặng... không ai dám nói một điều gì! Vì đây là một tự ái ngàn năm của Oxford, nói tóm là mộ Danh Dự của Oxford. Làm sao chấm một Sinh Viên cho dù giỏi cách mấy để... hắn ta qua trường khác... học tiếp, cho dầu hai trường này là Mặt Trời và Mặt Trăng trong làng Khoa bảng. Cambridge là Mặt Trời và Oxford là Mặt Trăng.
    Điều ngạc nhiên là Hội Đồng Giám Khảo đều đồng ý phê điểm cho anh: "Ưu Hạng!" Tháng sau Stephen Hawking chuyển trường, anh sang Cambridge. Kỳ này anh gặp 6 người trong Hội Đồng Tối Cao Chọn Tiến Sĩ Nghiên Cứu tại Cambridge. Họ hỏi anh có dự định gì trong tương lai khi qua đây, chọn môn học nào? Lúc đó Thế giới về Cao học Vật Lý Vũ Trụ chỉ có hai con đường đi mà thôi. Một là chọn con đường Cực Nhỏ trong Nguyên Tử "Subatomic Particles", hai là con đường Cực Lớn "Cosmology". Còn Particles (Phân tử) chưa có một hệ thống gì vững chắc, chưa có nguyên lý và định đề nào ổn thảo cả, nếu tìm được loại phân tử cực nhỏ nào đó, cũng chỉ là xếp hạng nó vào bảng Nguyên Tố mà thôi, cái này không cần giỏi mà chỉ cần kiên nhẫn ngồi hàng ngày trong phòng thí nhgiệm với máy móc... và ngồi đếm giờ khi nó hiện trên phim Negative mà thôi, rồi tính toán vài con số... thế là phí giờ. Trong khi đó Vũ trụ đang bước đến một con đường vô cùng mới lạ nhờ Einstein. Einstein với "Thuyết Tương đối - General theory of Relative", nghĩa là Eisntein mới lập luận một chủ thuyết thôi, chớ chưa thành một định lý. Có nghĩa ai mà tháo được một phần vỏ này... là Thế Giới biết đến tên liền. Vả lại trên thế giới chỉ có 2 người... rành về Thuyết của Einstein mà thôi. Mọt người hiện là Fred Hoyle Giáo sư Tiến sĩ Phân khoa Trưởng Cosmology Cambridge, còn người kia là Giáo sư Phụ tá cho Fred Hoyle tên là Dennis Sciama (người mà vừa rảo bước trong hành lang định vào lớp học thì người bạn gọi giựt ngược nói là Hawking làm chuyện lạ nữa rồi đó!)
  10. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Khi Hội Đồng Tuyển Chọn Cambridge nghe Stephen Hawking chọn một con đường Cực Lớn về Vũ Trụ thì họ không lấy làm gì ngạc nhiên lắm. Thế là Hawking được nhóm học giả tại Cambridge mở rộng cửa đón anh vào.
    Hawking lúc vào Cambridge, anh rất mong được Giáo sư Fred Hoyle dạy mình. Giáo sư Fred Hoyle lúc đó đang làm Phân Khoa trưởng Vũ Trụ Học tại Cambridge. Một vị giáo sư rất khó gặp, vì ông thường công du đến khắp Đại học trên thế giới khi có lời mời. Môn này rất mới vào khoãng thâp niên 70, ông viết sách rất nhiều. Mỗi quyển sách chính là sách giáo khoa cho Đại Học Paris hay tại Hoakỳ. Cambridge rất nể vị giáo sư này, và Stephen Hawking cũng ngưởng mộ ông luôn.
    Nhưng ngày nhập học đầu tiên, Hawking thất vọng vì giáo sư hướng dẫn Hawking lại là vị phó Phân Khoa Trưởng, Dennis Sciama. Mặc dầu học vị của giáo sư này rất cao trong giới Vật lý Không gian trên thế giới. Đó làn năm 1962. Năm đầu tiên tại Cambridge cho Hawking rất vui, nhưng năm đó sức khỏe Hawking bắt đầu tệ hại. Lúc đó Cambridge chưa biết nhiều, nghĩa là chưa làm quen nhiều đến Hawking, một sinh viên rất ít ra ngoài chơi với bạn bè, rất ít tham dự những buổi tiệc làm quen theo thông lệ của sinh viên Cambridge. Còn Giáo sư Dennis Sciama giảng nghiệm viên cho Hawking thấy Hawking càng lúc càng ít nói, lời nói lại ngọng nghịu khó nghe. Cho đến Tết năm 1963, các sinh viên tề tựu tại Hội trường ăn mừng năm mới và chúc tụng các Thầy, thì Stephen Hawking làm rớt chai rượu và té nhào xuống sàn. Bệnh của anh đã bước vào con đường trầm trọng vô phương cứu chữa rồi. Năm đó anh dúng 21 tuổi.
    Gia đình Hawking lấy làm lo ngại và đem anh vào nhà thương gần Cambridge, nhà thương này rất nổi tiếng vì gần Hoàng Cung Anh quốc. Trước đó anh có quen được một nữ sinh viên lúc học tại Oxford. Cô nữ sinh này rất mến Hawking vì anh thông minh ngầm và tánh tình hòa nhã nhất trường. Nay cô nữ sinh Jane Wilde thấy Stephen Hawking rất cần một nữ y tá chăm sóc sức khỏe cho anh và cho anh ăn uống. Cô Jane này tình nguyện bỏ học và đến nhà Hawking mà nuôi dưỡng anh. Đẩy xe lăn tay chở anh đến lớp học và chở anh về nhà. Thật tội nghiệp, nếu không có Cô Jane này thì Thế Giới chúng ta sẽ không có một thiên tài về Vật Lý Không Gian tên là Stephen Hawking. Sau đó hai người làm lễ thành hôn. Hawking và Jane Wilde có 3 người con, một gái và hai trai khỏe mạnh.
    Trở lại một đề tài thuần túy khoa học một chút, vào năm 1931 thiên tài Vật Lý Albert Einstein làm chấn động thế giới tại Đại học Caltech, Pasadena, California. Về đề tà Thuyết Tương Đối (the Theory of general relative). Einstein cho biết Vũ Trụ chỉ có ba con đường phải đi mà thôi. Ba con đường đó là: "Vũ Trụ nở ra mãi" hay là "Vũ Trụ phải co rút lại", và "Vũ Trụ phải ở yên một chỗ" thế thôi. Nếu Vũ Trụ ở Yên một chỗ thì mọi đinh lý trên địa cầu này phải đúng, nghĩa là sức hút của Newton và giả thuyết của Einstein sẽ được minh chứng. Thuyết Tương Đối là vận tốc ánh sáng sẽ là một vận tốc không một gì vượt qua được, nó phóng đi với vận tốc 300 ngàn km trong một giây, nhưng nếu đi theo một vận tốc đo ... thì trong Vũ Trụ... cho ví dụ là cây thước được phóng đi theo vận tốc ánh sáng thì cây thước sẽ bị co rút lại chỉ còn 80 cm thay vì 100 cm tại địa cầu. Và ánh sáng bay đến từ một hành tinh thật xa, cho là một ngôi sao đi khi đi ngang Mặt Trời thì sẽ bị bẻ cong lại vì sức hút Mặt Trời Gravity vô cùng lớn...
    Và tại Cambridge hay tại Âu Châu một người duy nhất hiểu vế thuyết Tương Đối của Albert Eisntein chính là giáo sư dạy Stephen Hawking đó là: giáo sư Dennis Sciama. Khi Hawking trở thành học trò của giáo sư Dennis Sciama, thì môn Vật lý mới mẻ này chưa có ai thấu hiểu hết, vì quá mới. Thuyết Tương Đối chưa có ai chứng nghiệm được.
    Thuyết Tương Đối của Einstein cho biết ngay cả ánh sáng cũng bị một vật thể lớn kéo hay bẻ cong vì bị sức hút (gravity) của vật đó. Năm 1919 Thế giới rúng động vì thuyết này quá đúng. Năm đó có Nhật thực toàn diện xảy ra trên địa cầu, và một toán khoa học gia chuyên về thiên văn chụp được nhiều tấm hình khi họ di chuyển theo con đường đi của Nhật Thực. Nghĩa là Mặt Trời bị Mặt Trăng che lấp, không ánh sáng phát ra từ mặt trời. Và một ánh sáng của một vì sao thật xa chiếu đến Trái đất, điều kỳ lạ là nó bị bẻ cong lại... vì sức hút gravity của Mặt Trời. Một chuyện hy hữu. Lúc đó Thế giới nghĩ ràng ngôi sao nào ở vị trí A mà họ đinh ninh từ hàng trăm năm nay rồi từ khi họ tính được con toán học về Vũ trụ, nhưng nhờ Nhật Thực toàn diện nên thật sự ngôi sao này đúng lý là ở vị trí B thay vì A. Như vậy Thuyết Relative của Einstein được tính đúng.

Chia sẻ trang này