1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiểu thuyết Ba người khác của nhà văn Tô Hoài - Nguyên văn

Chủ đề trong 'Văn học' bởi phuong_le, 10/01/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. phuong_le

    phuong_le Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    410
    Đã được thích:
    0

    MỘT VÀI Ý KIẾN BÌNH LUẬN
    ____________________
    Lại Nguyên Ân
    Về tiểu thuyết "Ba người khác"[/size=5]


    Cuốn tiểu thuyết 250 trang của nhà văn Tô Hoài (NXB Đà Nẵng vừa ấn hành) đang làm xôn xao dư luận trong và ngoài giới văn học. Cuộc toạ đàm về tiểu thuyết này do Hội Nhà văn Hà Nội tổ chức tại trụ sở Viện Văn học sáng ngày 22 tháng 12 năm 2006 đã hầu như một cuộc vinh danh lão tướng văn chương 87 tuổi. talawas sẽ lần lượt đăng tải những phát biểu quan trọng của các nhà nghiên cứu phê bình, nhà văn tham dự toạ đàm này.
    talawas
    Tôi được đọc tác phẩm này tương đối sớm, trong dạng bản đánh máy, kiểu đọc ?osamizdat?, vào khoảng sau khi đọc Cát bụi chân ai, trước khi đọc Chiều chiều. Hàng chục năm nay chỉ biết nó vẫn chưa được đến với công chúng. Bây giờ nó đã được in ra, rất mừng! Quả thật, vào cái buổi sáng mà nhà báo Thu Hà của báo Tuổi Trẻ cho tôi biết tin cuốn này ra mắt, tôi còn ngạc nhiên và chưa tin!
    Ngành xuất bản ở Việt Nam bây giờ có thể in đủ thứ, nhưng những cuốn như Chuyện kể năm 2000 hoặc cuốn này thì thường thường vẫn bị ngăn chặn, cho nên mỗi khi có một cuốn như cuốn này ra mắt được thì tức là tự do trong xuất bản lại được nới rộng thêm một ít.
    Phải nói đây là một tiểu thuyết lịch sử, chẳng những vì đã 50 năm từ sau Cải cách ruộng đất (CCRĐ) mà còn vì tác phẩm nói thẳng về sự kiện đó, một sự kiện rung chuyển đời sống của hàng triệu người Việt, một sự kiện không thể tẩy xoá được của lịch sử nước Việt.
    Cái không khí nó gợi ra rất ghê. Nó đưa người đọc vào bên trong sự kiện, theo gót một nhân vật, một ?oanh đội?. Chợt nhớ, Ác mộng của Ngô Ngọc Bội (ra hồi đầu đổi mới) cũng mô tả thời CCRĐ, nhưng nhân vật chính được đưa thêm nét ảo tưởng đến độ ?oanh đội? ấy ngay đương thời đã nhìn thấy cái sai của CCRĐ; anh ấy có vẻ khôn hơn cái thời của mình, mà chính điều ấy lại làm giảm cái thật của sự kiện lịch sử bao trùm kia. Nhân vật chính của Ba người khác thì ngang tầm, có khi thấp hơn, nhưng nói chung là vừa tầm cái thời của anh ta, là nhân vật bình thường trong cuộc, ngang tầm sự kiện; ngay đến khi đội sửa sai về thay đội cải cách, anh ta vẫn còn chưa biết chưa thấy cải cách có gì sai.
    Những sự biến thời ấy, nghĩ lại thấy rất ghê gớm. Thời đó tôi là đứa trẻ 11-12 tuổi. Những cảnh vui của CCRĐ mà mình biết, ví dụ các nhà bần cố nông làm biển đề tên nhận ruộng thì được phản ảnh nhiều rồi qua phim ảnh. Nhưng còn các cảnh khác mà ở miền Bắc nơi nào cũng có, để lại sự kinh hoàng khó phai trong đầu óc non trẻ, ấy là những cảnh đấu tố, dựng rạp xử án, bắn người bị quy là địa chủ, cường hào. Ba người khác khiến tôi nhớ lại mấy cuộc mít-tinh đấu tố có xử bắn mà mình xem hồi ấy, từ háo hức đến hãi hùng.
    Viết về một nhân vật, một xã nhưng Ba người khác khái quát về cả cái cuộc CCRĐ đó, cả khoảng thời gian đó. Quả thật là một tiểu thuyết cho đến giờ phút này là ấn tượng nhất về sự kiện CCRĐ.
    Tôi nghĩ, đối với xã hội ta, sự xuất hiện những cuốn sách như cuốn này là một cách giải toả cho một trong những chấn thương của xã hội ta. Sự kiện CCRĐ để lại một chấn thương trầm trọng ai cũng biết, nhưng những người giữ quyền ăn quyền nói ở xã hội ta lại muốn xoá đi bằng cách cấm mọi người nhắc đến. Và đó là một giải pháp sai lầm hiển nhiên, vì các chấn thương tinh thần không thể được chữa khỏi bằng bắt buộc người ta im lặng; ngược lại, chỉ bằng việc thường xuyên nhắc nhớ, ôn lại, phân tích nguồn cơn, tính đếm thiệt hại, v.v? mới là phương cách tốt, chẳng những làm nguôi chấn thương mà còn đề phòng khả năng lặp lại những tai hoạ tương tự cho cộng đồng.
    Trước hội thảo này, tôi có gửi đến ban tổ chức một đề cương tham gia thảo luận; nhân tiểu thuyết Ba người khác, tôi nêu 2 điểm:
    1. Có một ?ochủ nghĩa đồ vật? (chosisme) trong văn xuôi Việt Nam từ trước 1945 và được tiếp tục sau thời gian đó.
    Đây là một nhận xét do nhà nghiên cứu Phan Ngọc nêu lên hồi 1987- 88 khi nói về sáng tác của Nguyễn Tuân. Tôi nghĩ cũng có thể nói đến một thứ chosisme trong sáng tác văn xuôi của Tô Hoài mà Ba người khác không hề là tác phẩm duy nhất.
    Chosisme hay ?ochủ nghĩa đồ vật? nói đây, nếu cần sơ bộ ?ođịnh nghĩa?, thì đó là một mỹ cảm được định hình trong tâm thức tác giả và một kỹ năng văn chương thể hiện mỹ cảm ấy.
    Tính đồ vật ở văn xuôi Nguyễn Tuân là rất rõ. Nhà văn thường cảm nhận cuộc đời thông qua các đồ vật, sự vật. Miêu tả, nhìn ngắm, sờ nắn đồ vật, là những thao tác nghệ thuật thường thấy trong văn Nguyễn Tuân.
    Ở Tô Hoài cũng thấy một xu thế tương tự. Ý hướng nhìn ngắm con người như những ?ovật thể? lạ, thậm chí những ?ocon thú? lạ, đã có ở văn xuôi Tô Hoài từ trước 1945.
    Ngay ở văn xuôi ông viết đầu kháng chiến 1946-54 cũng vậy. Tôi nhớ trong một bài phê bình tập truyện Núi Cứu Quốc (của Tô Hoài), nhà phê bình văn nghệ Nguyễn Đình Thi cảm thấy nhà văn này luôn ?ođứng ngoài?, ?ođứng quá xa? để đưa ?ocái nhìn tinh ác? ?onhận xét sắc mắc? về những tập tục, những màu sắc lạ ở những người và vật mình gặp trên đường; Nguyễn Đình Thi thậm chí còn bảo rằng một đôi đoạn trong tập truyện ấy khiến người ta muốn so sánh với ?onhững tiểu thuyết thực dân của Jean Marquet, Emile Nolly?(xem tạp chí Văn nghệ, số 11&12, Văn nghệ bộ đội, tháng Tư 1949). Ý nhà phê bình Nguyễn Đình Thi là mong ở cây bút cán bộ Tô Hoài khi ấy sớm có thêm nhiều nét ấm cúng yêu thương đối với người và vật mình miêu tả, cho phù hợp với tính chất của ?ovăn nghệ kháng chiến?, ?ovăn nghệ nhân dân?.
    Nhưng phải nói dứt khoát: cái nhìn ?ođồ vật hoá? vị tất đã là bất lợi trong tay nhà văn.
    Thật ra, kỹ năng ?ođồ vật hoá? có thể dùng cho những mục đích khác nhau. Ở một vài truyện ngắn của Nguyễn Thi (Nguyễn Ngọc Tấn) viết tại chiến trường những năm 1960 chẳng hạn, ta bắt gặp lối diễn tả những con người, nhất là trẻ nhỏ, ở phương diện những cảm nhận chập chờn giữa lý tính và bản năng, bằng cách đó ghi nhận lòng yêu nước, ghi nhận ý muốn tham gia đánh giặc giữ làng như những tình cảm và nguyện vọng hết sức tự nhiên ở con người miệt ruộng vườn Nam Bộ đương thời.
    Trong văn xuôi Tô Hoài, như ở tiểu thuyết Ba người khác này, tính chất ?ođồ vật hoá? được khai thác từ một hướng khác. Có lẽ khoảng cách thời gian từ cuộc CCRĐ đến nay là nửa thế kỷ, đã đủ để nhận ra những đường nét chính, ngẫm nghĩ về thuộc tính của một trong những cuộc nổi dậy mang tính quần chúng trong cái thế kỷ nhiều cuộc nổi dậy mang tính quần chúng nhất từ xưa tới nay. Có vẻ như nhà văn, với tiểu thuyết này, đã nhận thấy rằng cuộc nổi dậy của lớp người dưới đáy xã hội cũ ấy, đã kéo theo sự nổi dậy của chất đồ vật, của chất loài vật nơi những con người dưới đáy. Chất ?ođồ vật?, ?oloài vật? được nhấn mạnh trong sự thể hiện nhiều nhân vật, nhiều cảnh sống ở đây, đặc biệt là về hai phương diện ăn uống và tính giao, tuy được mô tả tự nhiên như rút lấy từ trải nghiệm, thật ra là đáp ứng sự ?olý giải?, ?ocắt nghĩa? của nhà văn về sự kiện rung trời chuyển đất những năm 1950 trên đất Việt, khi mà cơn thác bùn này cho thấy nó có thể làm tha hoá con người đến mức nào.
  2. phuong_le

    phuong_le Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    410
    Đã được thích:
    0
    2. Về chất ?oquỷ? như một phẩm chất nên có ở nhà văn, nhà tư tưởng
    Tôi chợt nhớ, trong một vài lần chuyện phiếm với nhau, chúng tôi đã từng nói tới ?ocái tinh anh của quỷ? nơi nhà văn Tô Hoài.
    Ở các nền văn học khác, người ta sớm thấy hình tượng ?ocon quỷ?, ?oquỷ sứ?, chẳng hạn trong thơ Pushkin, Lermontov (Nga), trong văn Goethe (Đức). Yếu tố quỷ với ý nghĩa ?otượng trưng cho một sự thiên khải cao hơn các chuẩn mực thông thường, khiến cho con người có thể nhìn được xa hơn và chắc chắn hơn với cái nhìn không thể quy lại thành lý lẽ?, ?ocho phép con người vi phạm các quy tắc của lý trí nhân danh một thứ ánh sáng siêu việt không chỉ thuộc về tri thức mà còn thuộc về số mệnh? (Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới, bản dịch, Nxb. Đà Nẵng và Trường Viết văn Nguyễn Du, 1997, tr. 755)
    Thật sự thì việc nhìn một cách tọc mạch, ?otinh ác?, ?ohiểm ác? vào con người và xã hội, phát hiện và tố cáo những tai ách, tai họa, những xấu xa ghê tởm không xứng đáng với con người, v.v? đó luôn luôn là phẩm chất cần có của các nhà tư tưởng, nhà nghệ sĩ ở bất cứ thời đại nào; vì đó là cách nhà tư tưởng hay nhà văn thực hiện thiên chức bảo vệ tính nhân bản, tố giác những vi phạm, những nguy cơ làm giảm thiểu tính nhân bản trong cộng đồng người.
    Không nên nghĩ rằng chỉ những tác gia bị thế quyền đương thời bạc đãi thì mới có những phẩm chất trên đây, ngược lại, nhà tư tưởng hay người nghệ sĩ nào vì được trọng đãi mà từ bỏ những trọng trách, từ bỏ thiên chức cao, chỉ giữ vai trò người tung hô vỗ tay đơn thuần, thì mới càng đáng chê trách. Dư luận xã hội chúng ta, nay có thể xem là đã trưởng thành hơn, đã có thể đem bàn những điều không đơn giản, không dễ hiểu, như điều đang nói đây chẳng hạn.
    Ở nhà tư tưởng và nhất là ở nhà văn, chất ?oquỷ?, ?ochất Mephisto? là nên có, cần có. Những phát hiện ?otinh ác?, ?ohiểm ác? về cộng đồng mình, về nhân loại quanh mình, rõ ràng là điều đem lại thành công cho một số tác giả người Việt chúng ta đã biết, từ Vũ Trọng Phụng trước kia cho đến Nguyễn Huy Thiệp ngày nay. Sáng tác của Tô Hoài, ví dụ tiểu thuyết Ba người khác này, hẳn cũng thuộc trường hợp như thế.
    Không nên chấp nhận lối nghĩ đơn giản và sai lầm theo đó thì dường như nhà văn kiểu này lập công bằng cách nói xấu con người, nói xấu cộng đồng mình (!). Nên nhìn nhận chiều sâu của sự khám phá do nhà văn thực hiện được bằng sáng tác nghệ thuật. Nhìn ra, giúp con người cùng nhận ra chiều sâu, uẩn khúc của những tai ách đã và đang chặn đường đi tới, đó đã là một sự thắng lợi, thắng lợi của nhận thức. Còn hành động để đạt tới thắng lợi cho nhận thức đó trên thực tế đời sống xã hội, đó là việc không phải của một mình nhà văn.
    18/12/2006
    (Trong toạ đàm 22/12/2006, nhà nghiên cứu văn học Lại Nguyên Ân chỉ phát biểu một ý nhỏ của bài viết này. Báo Thể thao & Văn hoá ra ngày 22/12/2006 cũng trích đăng một đoạn ngắn trong bài viết. Toàn văn bài viết do ông gửi trực tiếp cho talawas.)
    ______________________________________
  3. phuong_le

    phuong_le Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    410
    Đã được thích:
    0
    [
    red] Phạm Xuân Nguyên
    ?oTuồng ảo hóa đã bày ra đấy?[/red]​

    Thì ?okiếp phù sinh trông thấy mà đau? (Nguyễn Gia Thiều). Thì con người chỉ là công cụ trong tay tạo hóa của xã hội, chỉ là một thứ đồ chơi trong cuộc vần xoay của số phận, của lịch sử. Một con quay. ?oCái sợ, cái buồn, cái vui, cái hồi hộp, tôi như con quay ném vào đám chơi, cái dây vật quay tít hay để con quay lăn long lóc, tự tôi chẳng biết ra thế nào? (tr. 216). Nhân vật Bối (người xưng Tôi kể chuyện), đội phó một đội CCRĐ, đã bần thần thế khi đội sửa sai về. Và rồi khi rã đám, tàn cuộc chơi, anh ta bỗng thấy ra: ?oChúng tôi đều nhơ nhớp cả, có gì mà nói? (tr. 222). Cả một biến cố lịch sử long trời lở đất tưởng như có thể nằm gọn trong hai câu này của nhân vật chính.
    Ba người khác viết trực diện về cải cách ruộng đất. Chuyện kể trong sách là ở thì hiện tại. Cái nhìn biến cố là cái nhìn của người trong cuộc. Anh đội Bối vốn là dân thành phố, trôi nổi trong chiến tranh rồi giữ một chân coi sổ sách và coi kho, khi còn ở Việt Bắc đã lẩn được mấy đợt đi làm giảm tô vì ?ochẳng biết mặt mũi ruộng đồng bao giờ?, nhưng đến khi về Hà Nội thì không tránh được nữa, phải đi làm ?othổ cải?. Thế là Bối thành anh đội, không những thế còn là đội phó, phụ trách việc lập tòa xử án, nắm quyền sinh quyền sát bao mạng sống những người anh không biết, không hiểu. Nói cho ngay thì Bối luôn tránh né phần việc của mình, đùn đẩy sang cho Huỳnh Cự đội trưởng làm tất. Phần vì bản tính anh ta thế. Phần chính là thực chất Cự nắm hết quyền, làm hết việc. Cứ thế cả một đợt cải cách ruộng đất ở một làng quê Bắc Bộ diễn ra dưới con mắt Bối, theo cái nhìn cái thấy cái cảm của nhân vật này, cũng tức là của nhà văn.
    ?oNhất đội nhì giời? - câu nói một thời, ám ảnh một đời. Nó là sự thực đời sống. Còn hơn thế, nó là sự thật lịch sử. Nhưng mà đọc trong sách thấy cứ như một trò đùa số phận. Một vô thức lịch sử. Một chứng điên tập thể. Và rồi cuộc sống cứ trôi theo quy luật vốn có, những gì bị phá đi thì phải làm lại, đánh mất phải tìm lại, quẳng đi phải lấy lại. Nhưng có những cái không thể làm lại, tìm lại, lấy lại được. Đội trưởng Cự sau ngày cải cách trốn vào Nam theo địch, rồi bị một chiến sĩ giải phóng là con một bần cố nông ngày trước (?oTôi biết mặt thằng Cự, nó đã ở nhà tôi mà?) chém đứt cổ tại cơ quan chiêu hồi ngụy. Chuyện đó ?okhông biết thực hư thế nào?. Cuốn truyện kết lại ở câu văn đó. Thật là Tô Hoài!
    Từng có người nói Nam Cao viết tiểu thuyết như tự truyện và Tô Hoài viết tự truyện như tiểu thuyết. Những hồi ký Cát bụi chân ai, Chiều chiều đã nói đến những cái nhếch nhác, bụi bặm của đời người, không trừ một ai. Lần này, Ba người khác là tiểu thuyết hóa hồi ức, vẫn là cái mạch viết đó nhưng tập trung vào một biến cố đời sống, vừa là sự trải nghiệm vừa là sự khảo nghiệm. Kinh nghiệm trường đời lưu giữ gần như nguyên vẹn trong ký ức một con người sống hầu xuyên suốt một thế kỷ như ông lão Tô Hoài là khối nguyên liệu vô giá cho nhà văn Tô Hoài viết về cái thời mình sống đầy lão thực và minh triết. Ông chỉ thuật và tả, tả và thuật, giọng văn nhẩn nha, điềm đạm, không đi đâu mà vội, không việc gì mà lớn lối to tiếng. Người đọc cứ thế là theo ông qua nhân vật Bối nhập cuộc một phong trào đấu tranh chính trị mà cứ như đi dạo đi chơi xem phong tục làng quê, xem cảnh sống dân quê, ngó ngàng những thân phận quê, ngủ với gái quê, như không hề biết mình đang can dự, và phải chịu phần trách nhiệm, vào một biến cố lịch sử có một không hai. Ông viết cứ tửng tưng như không, viết cứ như đùa, cứ như kể một câu chuyện ở đâu đâu, không phải của làng nước mình, không phải của mình. Thế mới lại càng đau. Hóa ra là như đùa như bỡn tất, cả cái anh Bối đi làm CCRĐ mà chẳng biết gì về nông thôn và nông dân. Cả cái anh Đình làm trại đại đồng để rồi thân tài ma dại vì trại đại đồng. Cả cái anh Cự đội trưởng cải cách quyền sinh quyền sát rốt cuộc là theo địch. Và ngay cả cái việc họ làm như trong truyện cũng là như một chuyện đùa. Vậy mà không, bởi vì nạn nhân của trò đùa ấy là sinh mạng của bao con người bình thường, là số mệnh của cả một đất nước, là dòng chảy của cả một dân tộc. Đọc Ba người khác tôi thật rùng mình trước sự đùa mà thật, thật mà đùa của bàn tay nhào nặn lịch sử dưới ngòi bút ?oma quái? của bậc lão trượng văn chương Tô Hoài.
    Người đọc cũng bị mê mụ đi như người trong cuộc trong sách. Cuốn sách không dày (250 trang) nhưng đọc thì thầy ngồn ngộn lên những người, và việc, và cảnh, thấy thế sự và lòng người dồn chật vào nhau. Con mắt Tô Hoài cứ thế là nhìn khắp lượt, nhìn săm soi mọi cảnh vật, đồ vật, người vật, và ngòi bút Tô Hoài cứ thế là ghi lại mọi thứ một cách chi tiết, tỉ mỉ. Cả cái chuyện ăn nằm trai gái của mấy anh đội với mấy cô bần cố cốt cán cũng vậy, kể như là thấy thế thì kể thế, trong mạch chuyện đã thế thì phải thế. Hiệu quả nghệ thuật ở đây là người đọc bị ném vào một hiện thực như đang có, một hiện thực hữu lý tự nhiên vô cùng, nhưng cũng chính bởi thế mà thành ra như phi lý, bất bình thường. Chỉ đến khi gấp sách rồi, người đọc mới bàng hoàng thấy mình sống được, thoát được cái hoàn cảnh tưởng chừng hết lối sống, hết lối thoát ấy. Cách viết ấy ở một nhà văn lão thành như Tô Hoài phải nói là cao thủ, cao tay. Văn ông còn hiện đại là ở cách viết ấy.
    Cách viết ấy có lẽ sẽ đắc dụng hơn nữa, hiệu lực hơn nữa nếu cuốn tiểu thuyết được viết dài hơn nữa. Nhưng mà Ba người khác được viết ra từ 1992 và đến bây giờ, cuối 2006, mới được xuất bản. Gần mười năm trước đọc nó ở dạng bản thảo tôi đã thấy hay và mong sao nó được sớm in ra. Bây giờ đọc nó ở dạng sách, mừng là nó đã được in ra, và vẫn thấy hay, thấy cái bút lực, sáng tạo của nhà văn Tô Hoài dường như không vơi cạn, không cũ chút nào theo thời gian. Khi viết Ba người khác ông ở tuổi 72, và những sự kiện đời sống làm thành nội dung cuốn truyện thì ở độ lùi hơn ba chục năm. Tuổi đời ấy, tuổi lịch sử ấy đã cho ông sự từng trải và điềm tĩnh sâu sắc để nhìn lại cuộc sống và ngẫm về thế sự. Cải cách ruộng đất là một vấn đề lớn của lịch sử đất nước, nhưng đó là một đề tài khó cho văn học, một thử thách bản lĩnh và tài năng của nhà văn. Tô Hoài đã chấp nhận và vượt qua thử thách đó phải nói là thành công ở cuốn Ba người khác này.
    Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, một bạn văn thân thiết của Tô Hoài, ghi nhật ký ngày 9/7/1956: ?oCuộc cải cách đợt 5 đáng lẽ làm cho nhân dân phấn khởi thì đã gây bao nhiêu xót thương. Biết bao những người oan uổng. Đau xót vô cùng là đồng chí có công lao trong kháng chiến vào sinh ra tử, ở hầm, ở hố, nay bị đem ra bắn. Có những người theo lệnh của Trung ương ký giấy cho bà con di cư, nay bị đem ra xỉ vả, không có một lời khiếu nại minh oan. Có những người đeo huy hiệu Điện Biên Phủ, cải cách ruộng đất, huân chương, đội trưởng đem lột để bỏ tù, đánh đập. Có những người [được] Bác cho áo, chúng cũng lột cho là làm giả và nghi cho là gián điệp. Rất buồn là đưa lên những cốt cán 17, 18 tuổi không biết gì nhân tình thế thái, cũng không hề tham gia kháng chiến, nay là đội trưởng điều khiển bao nhiêu cán bộ đã tham gia kháng chiến, lăn lộn trong cải cách ruộng đất, và áp bức nông dân, ho ra lửa, thét ra khói. Ironie du sort (sự trớ trêu của số phận). Bần cố nông chủ nghĩa. Đâu là nhân đạo cách mạng? [1] .
    Đoạn viết này của Nguyễn Huy Tưởng có thể lấy làm ghi chú cho tiểu thuyết Ba người khác của Tô Hoài. Và cuốn sách của Tô Hoài có lẽ phần nào ?ovật hóa? được nỗi day dứt đau đớn trong lòng của bạn văn mình. Không biết Nguyễn Huy Tưởng nếu sống đến bây giờ thì có hình tượng hóa nỗi đau ấy thành tiểu thuyết không?
    Ba người khác. Cái khác là cái ác chăng? Cái ác có tự trong mỗi người như một con quỷ mà không ai tự biết, khi có hoàn cảnh thì nó trỗi dậy hoành hành. Cái ác do từ ngoài nhập vào biến đổi con người ta thành quỷ. Ba người ở một đội cải cách rốt rồi thành ba người khác, chẳng ai còn nguyên vẹn, tử tế. Nhưng còn nhiều người khác nữa. ?oTuồng ảo hóa đã bày ra đấy?. Nửa thế kỷ sau cải cách ruộng đất, lịch sử đã bắt đầu hiện hình qua văn học.
    Hà Nội 22. 12. 2006
    © 2006 talawas
    ______________________________________
  4. phuong_le

    phuong_le Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    410
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Xuân Khánh
    Đọc ?oBa người khác? của bác Tô Hoài​

    Tôi đã đọc những tác phẩm của nhà văn Tô Hoài từ trước Cách mạng tháng Tám. Những tác phẩm thời trẻ của ông đã ảnh hưởng tới tôi. Mỗi lần trở về quê làng Noi, phải đi qua Nghĩa Đô, qua ngõ Noi, qua con đường có hàng cây sòi giữa cánh đồng ngăn cách hai làng Noi - Bưởi là tôi lại nhớ đến ông. Phải nói những tác phẩm ở quãng giữa đời ông không gây ấn tượng với tôi. Nhưng những tác phẩm từ thời đổi mới tới nay lại làm tôi rất khâm phục. Tôi thích Cát bụi chân ai và Ba người khác. Ba người khác là một thành công mới của nhà văn lão thành, và có một vị trí đặc biệt trong các tác phẩm của ông.
    Nhà văn Tô Hoài đã đổi mới rất nhiều cả về mặt nội dung lẫn hình thức thể hiện tiểu thuyết.
    Cuốn sách đã chạm tới một vấn đề rất nhạy cảm là Cải cách ruộng đất (CCRĐ). Cuộc cách mạng thổ cải đã diễn ra nửa thế kỷ rồi, mọi việc tưởng như đã quên lãng. Một nhà văn hỏi tôi rằng: ?oSao các nhà văn chúng ta lại vẫn có nhiều người quan tâm viết về CCRĐ thế nhỉ??. Tôi nghĩ CCRĐ là một vấn đề rất lớn, vì nó động tới vấn đề nông dân tức là đến tuyệt đại đa số nhân dân Việt Nam. Nó động chạm tới văn hóa làng tức là nền tảng văn hóa Việt Nam. CCRĐ đã làm đảo lộn tất cả những giá trị truyền thống Việt Nam. Con tố cha, vợ tố chồng. Rồi bao nhiêu người oan khiên. Người trí thức, người giàu có, người tầng lớp trên, tức là những người thực sự làm ra văn hóa Việt, đều bị ảnh hưởng. Tôi có một người họ hàng tham gia cách mạng từ thời bí mật, đảm nhiệm qua nhiều chức vụ cao. Một lần bàn tới chuyện hồi ký, vì anh đã có thời làm bí thư đoàn ủy cải cách, tôi hỏi: ?oCác công việc của anh chắc chắn đã có nhiều người viết. Riêng việc CCRĐ nếu anh viết hồi ký, tôi nghĩ sẽ rút ra được nhiều điều bổ ích?. Người họ hàng của tôi im lặng hồi lâu rồi bảo: ?oKhó đấy! Khó đấy!? Xem như vậy mới thấy nhà văn Tô Hoài, một đội phó CCRĐ, đã viết lại những ký ức của mình về cái thời kinh hoàng ?onhất đội nhì giời? ấy thành văn, mà văn hay, thật đáng quý biết bao. Nó là một kinh nghiệm nhắc lại thật buồn lòng, nhưng vẫn phải viết ra. Bởi vì đó là một kinh nghiệm về sự tả khuynh, cực đoan. Mà cứ khi nào tả khuynh cực đoan là đất nước ta mắc sai lầm. Rồi vấn đề văn hóa nữa chứ. Người phương Bắc đã nhiều lần tiêu diệt văn hóa nước ta đã đành. Hình như người Việt ta cũng lắm khi chẳng biết giữ gìn văn hóa của tổ tiên mình. Lê Chiêu Thống đốt phủ chúa Trịnh, CCRĐ tiêu trừ văn hóa phong kiến. Vậy chúng ta cần nhắc lại để những điều tương tự sẽ không xảy ra trong tương lai.
    Cuốn Ba người khác đã nói đến vấn đề to lớn ấy bằng một giọng điệu rất bình tĩnh, dung dị, không hề lên gân, hầu như rất thản nhiên mà lại ám ảnh chúng ta vô cùng. Anh em nhà văn thường bảo ông Tô Hoài khôn, hay tránh né. Cuốn sách này bác Tô Hoài chẳng hề né tránh. Khi cuốn sách còn ở dạng bản thảo, mấy năm trước tình cờ tôi đọc được, từ khi ấy tôi đã khâm phục ngòi bút của bậc lão trượng, già rồi mà ngòi bút còn táo bạo, làm chủ được cảm xúc trong một vấn đề gai góc hắc búa, viết cứ như chơi mà thật đau đời.
    Đấy là đổi mới về nội dung. Còn việc đổi mới về mặt hình thức của nhà văn Tô Hoài cũng làm người ta sửng sốt.
    Trong biểu hiện văn học, tôi vẫn thích cung cách cổ điển cộng thêm với thủ pháp hiện đại hơn là hiện đại hoàn toàn. Có lẽ vì thế nên tôi thích văn phong Ba người khác của nhà văn Tô Hoài.
    Đầu tiên là điểm nhìn. Ba người khác viết dưới dạng tự thuật thông qua lời kể của nhân vật Tôi (Bối), đội phó một đội cải cách. Sự lựa chọn ấy thật khéo. Bối có lý lịch là một anh thành thị, không dính líu tới nông thôn, vậy anh ta không bị động chạm trong thổ cải. Không bị động chạm quyền lợi thì sẽ có cái nhìn khách quan hơn, có thể tỉ mỉ trong việc quan sát. Sự lựa chọn ấy cũng khéo vì hoàn cảnh của nhân vật gần giống với tác giả (làng Bưởi đã nửa đô thị hóa từ thời Pháp) vậy nên cách nói Tôi dễ nhập hơn. Điểm nhìn này còn khéo vì nó liên quan tới điểm mạnh trong phong cách làm việc của nhà văn Tô Hoài: đó là sự quan sát tinh vi rồi lại ghi chép tỉ mỉ hàng ngày một cách thường xuyên. Đọc cuốn sách, bản thân tôi cũng được sống lại quãng thời gian 50 năm về trước, lúc đó tôi ở bộ đội và cũng phải đi dự những cuộc đấu tố, xử án. Những kỷ niệm ấy tôi đã lãng quên, nay qua cuốn sách chúng như sống lại.
    Tuy nhiên điểm nhìn này cho chúng ta cảm giác một sự bàng quan và hạn chế để soi vào số phận của những người thực sự trong cuộc. Số phận ấy bi kịch và bi thảm vô cùng.
    Nhưng điều làm người ta sửng sốt hơn cả là phương pháp biểu hiện của Tô Hoài: ông đã tự sự và miêu tả những chi tiết mà không chọn lọc theo kiểu điển hình hóa. Mở đầu sách là chi tiết một cố nông mút bòi một địa chủ mắc bệnh tim la. Rồi anh đội phó ăn cắp bánh đúc. Các cô bần cố thì đói khát dâm dục. Rồi ăn cám ra sao. Mấy anh đội Cự, Bối, Đình thì đi đến thôn nào là ngủ ngay với cốt cán ở đấy. Rồi bắt rễ xâu chuỗi, chỉnh đốn tổ chức, cụng đầu tố khổ, chia quả thực... Thật tỉ mỉ. Thật u tối. Thật chất phác mộc mạc. Thật hoang sơ sù sì. Con người khốn khổ đến mức bán khai. Và cũng thật là ấn tượng và ám ảnh. Có lẽ tác giả muốn cho thật thực, thực đến mức tàn nhẫn, hơn là muốn tả cho đẹp, theo một định hướng nào. Có lẽ tác giả muốn lạnh lùng, khách quan nhưng là một tiếng thét to mà không thành tiếng: cái nông thôn của ta khốn cùng bi thảm quá. Phải thay đổi nó, nhưng không phải cách như cách các anh đội đang làm.
    Cái cách miêu tả, tự sự ấy là cái cách hiện đại: tả đến mức dư thừa, đến mức thái quá, để cho sự miêu tả ấy quấy rầy, ám ảnh người đọc, buộc người đọc phải bàng hoàng suy nghĩ. Cái cách miêu tả ấy là sự pha trộn cả những chi tiết ít giá trị và những cái thực sự quan trọng, cốt yếu là tạo ra sự thái quá gây bàng hoàng cho người đọc.
    Còn một điều nữa trong sự mới mẻ của Tô Hoài: đó là tả nhục cảm. Sự miêu tả nhục cảm của bác rất tự nhiên. Ở nông thôn cuộc sống ******** vốn như thế. Nó suồng sã, nó hồn nhiên, và điều quan trọng là bác Tô Hoài đã vượt qua được sự cấm kị mà ở những người lớn tuổi và có địa vị như bác dễ gì đã vượt được qua.
    Trong mỗi con người đều có cả cái ác lẫn cái thiện, cả những bản năng hung bạo và tính văn hoá. Phải giải quyết vấn đề nông thôn bằng văn hoá và nhân nghĩa chứ không thể bằng bạo lực. Năm mươi năm đã trôi qua nhưng vẫn còn quá ít tác phẩm hay nói về vấn đề to lớn đó. Vấn đề vẫn còn đó, nó nằm trong vô thức của cộng đồng. Nhiều người chứng kiến nhưng không ai nói cho rõ được vấn đề. Trong khi đó tôi nghĩ văn học là giải toả, văn học là chữa bệnh. Tôi chợt liên tưởng tới cách chữa bệnh về tinh thần cho con người. Người thầy thuốc, bằng những biện pháp tâm lý, tìm cho ra cái nguyên cớ sinh ra bệnh tật. Tức là làm cho nguyên nhân bệnh từ vô thức chồi lên ý thức. Ở một khía cạnh nào đó, tác phẩm văn học cũng có giá trị như vậy. Cộng đồng người cũng như một con người. Cộng đồng cũng có những ẩn ức. Đưa những ẩn ức nằm trong vô thức của tập thể trở thành minh bạch trong ý thức sẽ giúp cho cộng đồng phòng ngừa được những điều không lành mạnh trong tương lai. Riêng việc bác Tô Hoài mạnh dạn viết được điều gai góc ấy ra thành sách, chúng tôi cũng cảm phục và biết ơn bác.
    Chỉ có một điều nhỏ tôi chưa được thích trong cuốn Ba người khác, đó là phần kết. Ba anh đội: Huỳnh Cự thì hàng Mỹ, Tôi (Bối) thì mất việc, lại đi làm thuê cho Tư Nhỡ, Đình thì đi bới rác để hy vọng vào Lâm Đồng lập xóm mới. Giá như tìm được cái kết mở để cho người đọc tự mung lung tưởng tượng về số phận của ba con người đó. Tuy nhiên đó là chuyện riêng của ông Tô Hoài, tại sao tôi lại giá như được.
    Xin chúc mừng nhà văn Tô Hoài và cám ơn ông đã cho tôi được đọc một cuốn sách hay.
    Hà Nội 12. 2006
    © 2006 talawas
    __________________________________
  5. phuong_le

    phuong_le Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    410
    Đã được thích:
    0
    Và bây giờ, xin mời bạn đánh giá!!!
    ___________________________​

Chia sẻ trang này