1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiểu thuyết Hoa Nước Mắt - Hoàng Ngọc Hà.

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi merryheart, 09/06/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. kalytran

    kalytran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    118
    Đã được thích:
    0
    merry heart oi, ban sieng sieng post len ty nhe, truyen thi hay qua ma ban post it it the nay doc chui sao noi....
  2. merryheart

    merryheart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2006
    Bài viết:
    301
    Đã được thích:
    0

    - Thôi đủ rồi ! Tuyết cười khẩy, giật phắt tay ra, cô nói:
    - Anh không thích con cái thì làm sao hiểu được nỗi đau của người mất con ?
    Lâm sững sờ nhìn Tuyết. Chưa bao giờ Tuyết nói giọng như thế với Lâm. Tuyết bao giờ cũng dịu nhẹ, sợ làm anh mất lòng.
    - Tuyết, chúng mình sẽ sinh con, và chúng ta sẽ yêu nó.
    Tuyết nhún vai, nhếch mép cười đau khổ:
    - Anh định đền cho tôi đứa khác đấy hả? Chẳng gì có thể bù đắp được nỗi đau của tôi đâu. Vả lại chính anh đã đánh mất hai đứa con của mình. Anh bắt tôi phải vứt bỏ chúng.
    Lâm cảm thấy chới với, anh như người đang tự tin bước lên cầu, bỗng thấy hẫng chân và chới với giữa không gian:
    - Tuyết tha lỗi cho tôi, tôi sẽ đi đăng ký kết hôn ngay hôm nay, và chúng ta sẽ có con.
    Tuyết xua tay lắc đầu:
    - Thôi đừng bốc đồng như thế ! Lúc này đang xúc động, thì nói hăng hái thế thôi. Tự do là thứ quý nhất của anh, đừng dại đánh mất đi.
    - Tuyết ơi, tôi xin Tuyết hiểu cho tôi. Tôi rất muốn có con cái như mọi người. Tự do buông thả thế đủ rồi. Tôi muốn sống yên ấm hạnh phúc với TUyết.
    Tuyết cau mày nhìn Lâm, cô không hiểu tại sao lòng mình nguội ngắt, nhìn anh ta cô thấy bộ mặt đẹp trai nhạt thếch. Tuyết thở dài chán ngán, cô nói:
    - Tôi mừng thấy anh đã bắt đầu nghĩ chín chắn về cuộc sống. Nhưng anh nên tìm người khác. CÒn tôi, tôi đã mệt mỏi với người quá trẻ rồi. Cứ phải cố gắng để đừng già, tôi thấy mình không được sống thật với chính mình.
    Lâm bắt đầu cảm thấy hoảng sợ, Tuyết bỏ mình thật rồi !
    Thật không thể tưởng tượng nổi. Vừa mới hôm trước Tuyết còn âu yếm nói với anh: " Lâm có bỏ Tuyết không ?" và anh đã nói một cách độ lượng: " Nếu Tuyết không cản trở tự do của tôi, thì Tuyết có thể sống với tôi trọn đời". Thế mà hôm nay bỗng nhiên Tuyết lại xua đuổi anh, từ chối lời cầu hôn chính thức của anh. Anh nài nỉ:
    - Tuyết đừng bỏ tôi. Tôi đã quen sống với Tuyết rồi. Chẳng ai hiểu tôi như Tuyết, chẳng ai chiều tôi như Tuyết. Chúng ta đã gắn bó với nhau, tại sao lại phải xa nhau?
    Tuyết cười nhẹ, cô nói giọng mỉa mai:
    - Anh quen sống với tôi như đứa trẻ quen với u già ! Tôi phải nói thật với anh, tôi chán anh rồi, chán quá rồi !
    Lâm thở dài, đến lúc này anh hiểu rằng chẳng thể nào cứu vãn được nữa. Lâm nói lời cầu xin lần nữa:
    - Tuyết hãy nghĩ lại. Hôm nay đang có chuyện đau buồn, mà tôi lại nói chuyện này với Tuyết quả là không đúng lúc. Chúng ta sẽ trở lại chuyện này sau khi tang lễ xong.
    Tuyết lắc đầu, nói lạnh lùng:
    - Không bao giờ nói lại chuyện này nữa, nếu anh còn muốn giữ tình bạn với tôi. Tôi đã dọn đồ đạc của tôi về đây rồi. Tôi hoàn trả lại anh tất cả những gì anh sắm cho tôi. Và tôi mang đi những gì tự tôi bỏ tiền mua sắm. Anh nên về kiểm tra lại nhà cửa xem có mất mát gì không. Đay, tôi trả lại anh chùm chìa khoá. Bây giờ tôi mệt lắm. XIn phép anh tôi đi nghỉ đây.
    - TUyết đã dọn đi rồi ư? Sao lại thế, hãy thương tôi , làm sao tôi sống thiếu TUyết được?
    - Làm sao, thì tuỳ anh !
    Nói rồi Tuyết bỏ đi lên gác. Lòng TUyết nhẹ nhõm như vừa nhổ được cái răng sâu, bấy lâu cứ tiếc không dám nhổ đi, cứ mang nó, để nó hành hạ nhức nhối mãi.
    Lâm đứng nhìn theo Tuyết, Tuyết lại trở thành cao xa vời vợi mà không thể nào với tay tới. Anh bỗng thấy mình thiết tha yêu nàng. Tình cảm ngưỡng mộ thần tượng sống dậy. Anh vừa đánh mất một vật qúy giá mà bấy lâu nay anh đã được sở hữu và anh coi thường. Anh nhất định phải chiếm lại bằng được.
  3. merryheart

    merryheart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2006
    Bài viết:
    301
    Đã được thích:
    0
    Bà Xuân nhìn thấy Lâm đứng như trời trồng giữa nhà, khuôn mặt tái dại đi. Bà không biết hai đứa đã nói gì với nhau, nhưng thấy Tuyết đi lên gác mỉm cười một mình, bà biết Tuyết đã dứt bỏ được mối tình của mình một cách thanh thản. Bà đi ra gặp Lâm:
    - Anh Lâm đi về đấy à?
    Lâm nhìn bà Xuân trân trân rồi đến nắm lấy tay bà:
    - Bác ơi, Tuyết bỏ con rồi. Con xin bác nói với Tuyết trở về với con. Con sẽ xin đăng ký kết hôn và cưới xin đàng hoàng. Bác ơi, bác nói giúp con.
    Bà Xuân kéo ghế nói:
    - Anh ngồi xuống đây, ta nói chuyện.
    Lâm ngồi xuống ghế , van vỉ tiếp:
    - Con có lỗi với Tuyết, con đã sống buông thả chẳng ra gì. Bây giờ con xin hứa sẽ sống nghiêm túc, có trách nhiệm với gia đình. CHúng con sẽ có con cái. COn xin hứa với bác như vậy. Mong bác nói lại với Tuyết.
    Bà Xuân thấy thương Lâm, bà nghĩ đến cái thai của con gái. Nếu Lâm chịu cưới xin, thì thế là tốt lắm. Dù sao con cái phải có bố, có mẹ mới sống tử tế được. Nhưng nhớ đến nét mặt thanh thản của Tuyết đi lên gác. Bà hiểu là Tuyết không yêu Lâm nữa. Và con gái bà đã không cho Lâm biết mình có thai. Nếu bỏ Lâm, TUyết cũng không có khả năng trở về với Hưng, Hưng đã có vợ có con. Liệu Tuyết có đủ bản lĩnh để sống một mình nuôi con được không? Bây giờ còn có bà, nhưng rồi bà trăm tuổi thì sao/ Cuộc đời đàn bà cô đơn đâu có dễ dàng gì. Nhưng mà sống với Lâm thì có hạnh phúc không?
    Bà chẳng thể nói điều gì với Lâm được:
    - bây giờ anh nên về nghỉ đi. Thời gian vừa qua anh đã đánh mất tình yêu và lòng tin của Tuyết. Vì vậy bây giờ cũng cần có thời gian để cả hai người suy nghĩ lại về mình.
    - Bác ơi. COn không thể sống thiếu Tuyết được. Bác nói với Tuyết giúp con.
    - Thôi được rồi. Anh cứ về đi. Chẳng thể giải quyết được gì trong lúc này được đâu.
    Lâm đứng dậy:
    - Hàng ngày con sẽ đến thăm Tuyết được không ạ?
    - Anh nên gọi điện trước xem nó có đồng ý không? Tốt nhất là đừng nên làm phiền nhau khi TUyết không muốn gặp.
    Lâm ra về, dáng đi lủi thủi nom như cậu bé hồi nào đến chơi với Huy.
    Cậu ta vẫn chưa hết tính trẻ con, chỉ thích đuổi bắt những gì chấp chới trước mắt. Còn đã vồ được rồi thì sẽ vò nát ngay.
    Trò đuổi bắt là trò chơi ưa thích của bọn con trai mà !
    Bà nghĩ thế và tha thứ cho Lâm về những nỗi đau mất mát mà con gái bà phải gánh chịu.
    Âu là cái thói đàn ông là vậy !
    14
    Hưng đóng kín cửa ngồi một mình trong phòng riêng, mặc cho Huy chỉ đạo mọi việc. Bên ngoài tấp nập ồn ào, khiêng vác lịch kịch, dưới bếp xoong nồi loảng xoảng.
    Còn trong phòng vắng lặng âm âm như dưới mồ. Hưng ngồi ôm đầu cố gắng tĩnh trí để hiểu ra mọi điều. Hình như có chuyện gì đó rất nghiêm trọng không thể cứu vãn nổi được nữa, nhưng là điều gì? Tuyết vừa ở đây, bây giờ lại đi đâu? CÒn Quỳnh ở đâu? và cả ba nữa, ba vừa đến đây? Nhưng điều gì đã xảy ra? Tuyết đi rồi, còn Quỳnh với ba thì đang ở đây. Phải rồi đang ở đây, trong nhà này. À, vừa rồi công an đến đây làm gì nhỉ? Họ bảo tìm nguyên nhân về Quỳnh. Sao lại phải tìm nguyên nhân về nó?
    Hưng đứng bật dậy, anh đi sang phòng Quỳnh, bước đi lênh đênh như người mù, anh dò dẫm đến căn phòng phía Đông, rồi gọi theo thói quen:
    " Quỳnh ơi, bố vào nhé". Anh mở cửa và thấy Tú đang đứng lặng cạnh giường Quỳnh. Tú đứng thẳng , nhìn đăm đăm vào cô gái, mặt tái xanh, hai dòng nước mắt tuôn trào, đôi môi giật giật run run.
    Hưng vào đứng bên cạnh, thảng thốt kêu lên:
    - Con tôi chết thật rồi ư?
    Tú nắm lấy tay Hưng, cậu nức nở nói:
    - Chú ơi, cháu có lỗi với Quỳnh !
    Hưng nhìn sang giường bên cạnh tháy ông giáo cũng nằm lặng ngắt, anh thảng thốt kêu lên:
    - Ba ơi, thế là ba đã đi với cháu QUỳnh rồi !
    Giờ đây, suốt từ tối qua đến giờ, lần đầu tiên Hưng bật được tiếng khóc, tiếng khóc trầm trầm đứt đoạn, kéo gập người như cái cây bị đổ. Mái tóc xoà xuống, một mảng tóc bạc trắng lộ ra, trước đây đầu anh chưa hề có một sợi bạc nào. Nỗi đau được kìm nén, dồn dập tai họa đổ xuống, anh cố vùi tất cả suy nghĩ vào sâu trong tiềm thức để mà đứng vững, đối phó với công việc. Lúc này đây sự thật đã phơi bày, anh chẳng thể dối mình được nữa. Nỗi đau ùa tràn như đê vỡ, tất cả cuộc đời anh đã bị chìm ngập trắng xoá dưới dòng lũ của tai hoạ.
    Hai người đàn ông, một già, một trẻ đứng tựa vào nhau, như hai cái cây giữa dòng xoáy. Nỗi đau khôn cùng, nhưng đã vỡ oà ra thì không còn nhức nhối hung dữ nữa, mà mênh mông vô bờ.
    Họ đứng như vậy, khóc không thành tiếng.
    Cửa bật mở, Hưng đi vào cùng với ba bác sĩ áo blouse trắng, một anh xách vali đựng dụng cụ y tế. Người tóc bạc, khuôn mặt đôn hậu nói giọng miền Trung đến bên Hưng:
    - Xin chia buồn cùng anh.
    Huy giới thiệu:
    - Anh Hưng, em xin giới thiệu đây là giáo sư , bác sĩ Hoàng Minh, giám đốc bệnh viện công an , và đây là hai bác sĩ pháp y đến để khám cho cháu Quỳnh.
    Hưng cúi đầu chào lễ độ mà vô tri. Anh lẳng lặng đi ra.
    Bác sĩ Hoàng Minh nhìn theo thở dài:
    - Nỗi đau quá lớn ! Bác sĩ quay sang Huy bảo:
    - Anh cho mời hai người vào làm chứng việc khám nghiệm.
    Tú từ nãy giờ đứng im, cậu lên tiếng:
    - Cậu Huy, cháu ra mời cô giáo vào chứng kiến nhé.
    Huy gật đầu:
    - Phải đấy, cháu ra mời cô giáo vào, mời cả cô Kim nữa. Còn cháu ra xem các bạn dọn dẹp ra sao rồi. Cậu phải ở đây chứng kiế.
  4. merryheart

    merryheart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2006
    Bài viết:
    301
    Đã được thích:
    0
    Hưng lảo đảo đi về phòng, anh đến nằm vật ra ghế xích đu, nhắm mắt lại. Thế là Quỳnh đã chết thật rồi, và ba cũng đã chết rồi, những người thân yêu nhất đã ra đi mãi mãi. Trong căn nhà này, đã có một thời hạnh phúc biết bao.
    ... Hồi đó những căn nhà hai tầng nhỏ này mới xây xong và ưu tiên bán cho một số trí thức, văn nghệ sĩ, được mua theo phương thức trả dần. Hưng dọn đến đây khi Tuyết có thai. Và căn nhà bên cạnh, vợ ông hoạ sĩ Tôn Đức Việt cũng sắp sinh. Hai gia đình lập tức thân thiết với nhau, có lẽ do hoàn cảnh giống nhau giữa những cặp vợ chồng trí thức trẻ: cùng niềm vui hạnh phúc trong nhà mới, cùng chờ đợi đứa con đầu lòng. Sau này Hưng phá nhà cũ xây lên một toà biệt thự lớn. CÒn ông Việt nghèo vẫn giữ nguyên căn hộ cũ kỹ xưa. Hai nhà ở cạnh nhau mà bên thì lộng lẫy, bên thì đơn sơ như gái quê đứng cạnh cô người mẫu thời thượng.
    Việt Tú sinh trước Quỳnh ba tháng. hai đứa trẻ lớn lên bên nhau từ tấm bé ở vườn trẻ. Quỳnh bụ bẫm, còn Tú thì gầy nhưng rắn rỏi. Lên ba chúng cùng đi mẫu giáo. Sáng sáng ông dẫn cả hai đứa đến trường, rồi chiều đến ông lại đón chúng về. Những chiều chủ nhật, ngoài hiên khi nắng đã đổ dài ra tận hàng rào, trên bộ xa lông mây, ba ông cháu ngồi bên nhau. Lúc này hai đứa đã lên năm , Quỳnh kéo ghế sát vào ông, gục đầu trên đầu gối ông, còn Tú ngồi nghiêm trang đối diện, mắt nhìn đăm đăm vào ông nghe truyện cổ tích. " Ngày xửa ngày xưa ..." . Cả hai đứa trẻ lặng đi, theo bước những cô tiên trên sườn núi thoai thoải đầy hoa muôn sắc màu, rồi cởi những đôi cánh trắng muốt treo trên cành cây, rồi nô đùa tắm dưới dòng suối trong vắt ...
    - Thế chú tiều phu nấp ở đâu hả ông? Tú sốt ruột nhắc ông, câu chuyện này ông đã kể nhiều lần, chúng đã thuộc, nhưng vẫn đòi kể lại. Tú thích đoạn chú tiều phu ăn cắp đôi cánh của cô tiên út.
    - À khoan đã nào, phải kể về các cô tiên đã chứ, cô tiên thứ nhất mặc áo hồng như cánh hoa, cô thứ hai mặc áo xanh như mầu lá non, cô thứ ba mặc áo màu vàng như cánh ****, còn cô út thì mặc áo màu ... màu gì nào ?
    - Mầu ánh trăng. Quỳnh hớn hở kêu lên như thế.
    - Màu ánh trăng óng ánh vàng, và trong suốt, khi cô bước đi, tấm áo quấn quanh mình bay bay. Chú tiều phu cứ nhìn theo cô mãi, chú rón rén đi theo cô ra tận bờ suối, chú nấp sau tảng đá to, to lắm mầu xám. Dưới tảng đá có con cóc cụ ở đấy từ lâu, lâu lắm, có lẽ từ khi có tảng đá này. COn cóc cụ kêu: " Khoọc khoọc , trốn đi ? " Nhưng chú tiều phu chẳng nghe thấy gì, chú mải nhìn theo ....
    Tú hớn hở nghe ông kể đến đoạn thú vị nhất, cậu bé chúm môi tròn mắt, chú khe khẽ kể tiếp:
    - CHú tiều phu bò len lén đến gần bụi cây, ngước mắt nhìn lên, đôi cánh treo cao quá, mà bụi cây thì đầy gai ...
    Quỳnh bíu tay chặt vào ông, cô bé rất hồi hộp, cả ba ông cháu như đang lo sợ cô tiên phát hiện họ đang ăn cắp đôi cánh của mình.
    Bên kia hàng rào, mẹ Tú gọi:
    - Tú ơi, về tắm nào, nước nguội hết rồi.
    Cả ba ông cháu giật mình. Nàng tiên bay mất, Tú đứng sững sờ như chàng tiều phu, rồi cậu bé vốn rất vâng lời, lủi thủi đi về nhà để tắm. Không phải tắm ở suối mà tắm trong chậu, mẹ kỳ cọ rất mạnh, rất đau, Tú cứ phải kêu " Ái ái !". Còn mẹ thì bảo: bẩn quá ! bẩn quá!
    Quỳnh đứng bên này hàng rào kêu to để trêu chọc:
    " Ê , con trai ở bẩn, lợn con lợn con"
    Mẹ Tuyết cầm tay Quỳnh dắt vào và bảo " Vào tắm, con bẩn quá, như mèo con ấy" - Mẹ gội đầu cho Quỳnh, nước vào mắt cay xè, Quỳnh vùng vẫy ướt hết cả mẹ.
    Ông đứng cạnh bật cười:
    - Cô tiên út tắm ngoan cơ mà, cô ấy có hét như thế đâu ?
    ...
    Hưng thở dài, chả hiểu sao những hình ảnh xa lắc xa lơ ấy sống lại, ngày đó anh coi những chuyện ấy thật buồn cười, chẳng có ý nghĩa gì. Hồi đó anh đang bắt đầu đi vào công việc kinh doanh, xã hội đã chuyển từ bao cấp sang cơ chế thị trường. Anh làm giám đốc một xí nghiệp điện tử. Công việc bận rộn đã đành, nhưng chính là anh bắt đầu cách suy nghĩ rất thiết thực. Mỗi giờ được tính toán bằng số lãi làm ra, các mối quan hệ được tính bằng lợi ích kinh tế, đầu óc phải luôn luôn tỉnh táo đối phó diễn biến thị trường. Niềm háo hức với cách làm việc mới, sự hối hả và hiệu quả cao. ĐỒng tiền trở thành thước đo giá trị: Giá trị của năng lực làm việc, và giá trị của mỗi con người.
    Cách sống chắt chiu từng đồng, lối sống được đánh giá là thanh bạch, bỗng trở lên đê tiện. Cách sống hào hoa phóng khoáng nhanh chóng trở thành thói quen, và tâm hồn bắt đầu khô cứng nguội lạnh từ lúc nào anh không hề nhận biết.
    Nhiều lần đi làm về, anh thấy Tuyết ngồi thẫn thờ nhìn sương chiều phủ bạc cây cỏ, tiếng nhạc buồn nhè nhẹ trong căn phòng âm u không bật điện, anh bước vào nói oang oang:
    - Sao không bật đèn, tiết kiệm ư? Rồi anh bật đèn sáng choang tất cả các phòng, ngoài cửa sổ bỗng tối đen, tiếng nhạc lẫn trong tiếng bước chân lộp cộp. Tuyết đứng ngơ ngác như vừa tan giấc chiêm bao đẹp. Hưng cười vui vẻ:
    - Sao em ngồi ngủ gật ư? Chờ anh về chậm quá phải không ? Bận quá không sao dứt ra được.
    Tuyết dịu dàng nói:
    - Anh vào tắm đi, nước nóng sẵn rồi . Em đi dọn cơm đây, chắc ông và QUỳnh đói lắm rồi đấy.
  5. merryheart

    merryheart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2006
    Bài viết:
    301
    Đã được thích:
    0
    Những ngaỳ ấy gia đình thật đầm ấm, vậy mà mình đâu có hiểu giá trị của hạnh phúc. Tuyết cô đơn lặng lẽ chịu đựng sự phấn chấn tự mãn của mình. Con người làm ra tiền tưởng rằng mình đã ban phát hạnh phúc cho mọi người, hoá ra mình đã dẫm đạp lên tâm hồn lung linh của người thân.
    Ngày ấy, QUỳnh và Tú bắt đầu vào học lớp một. Buổi sáng hôm mùng 4-9 cả nhà rộn rã như Tết. Ông sắp xếp lại cặp cho Quỳnh, có hai quyển vở, một cái bút máy, một cái bút chì, mà ông cứ thử mãi xem mực có chảy đều không? RỒi bỏ vào thêm cái thước, cục tẩy. Còn mẹ Tuyết thì là quần áo cho Quỳnh, bộ đồng phục sơ mi trắng, váy xanh xếp nếp to, đôi giầy bata trắng. QUỳnh ngồi ăn sáng mà hồi hộp đến nỗi nuốt không vào, cứ nhâm nhi mãi cốc sữa, em cầm cái bánh mì lắc đầu:
    - Con no lắm , chẳng muốn ăn.
    Hưng nghiêm mặt bảo:
    - ĂN đi, lớn rồi còn nhõng nhẽo !
    Quỳnh bẻ một miếng bánh mì bỏ vào cốc sữa, rồi len lén dấu cái bánh mì dưới ngăn bàn.
    Khi Quỳnh đã mặc bộ đồng phục vào, áo hơi rộng, váy hơi dài, nhưng nom cô bé chững chạc hẳn lên. Quỳnh xách cặp đến trước ông chào:
    - Ông ơi, cháu đi học đây. Chữ học Quỳnh nhấn mạnh. Bởi vì bây giờ là lớp một, học chữ hẳn hoi chứ có phải như khi còn là mẫu giáo đâu. Quỳnh định xuống chào bố thì Hưng đã xuống ô tô đi làm tự lúc nào. Anh lật đật quên cả chào cô con gái lần đầu tiên vào lớp một. Bây giờ học Trường Trưng Vương xa, ông không đưa Quỳnh đi được nữa, mẹ sẽ đèo xemáy đưa cả hai đứa đến trường.
    Tú cũng mặc đồng phục, áo trắng , quần sóoc xanh, vai đeo cặp, vẫn thấy Quỳnh xách cặp ở tay, Tú bảo:
    - Quỳnh đeo cặp vào chứ.
    Cô Tuyết bảo:
    - Không, QUỳnh đưa cặp mẹ để vào giỏ xe. QUỳnh ngồi sau ôm mẹ cho chặt. Tú ngồi sau Quỳnh, ôm Quỳnh nhé. Nhớ cả hai phải giữ cho chắc đấy.
    Bố mẹ Tú cũng đứng tiễn ở cổng. Hai bác Đức Việt ôm hôn cả hai đứa rồi nói bằng giọng miền Nam:
    - Học giỏi nghe !
    Hai đứa đưa tay vẫy vẫy ông và hai bác Việt. Xe rồ máy phóng đi, hai đứa vội ôm chặt lấy lưng mẹ.

    Hưng còn nhớ hồi học cấp I, Quỳnh còn học giỏi hơn Tú. Hôm nào về Quỳnh cũng khoe:
    - Tập viết của con được điểm 8. Còn Tú chỉ điểm sáu thôi. Cô giáo bảo chữ Tú như giun bò.
  6. kalytran

    kalytran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    118
    Đã được thích:
    0
    thanks merry heart vote cho bac nam sao cho co khi the post truyen tiep
  7. Vancloudy

    Vancloudy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2006
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Chúc MH năm mới vui vẻ hạnh phúc và nhiều sức khỏe, thời gian để post truyện cho chúng mình đọc nha.
  8. merryheart

    merryheart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2006
    Bài viết:
    301
    Đã được thích:
    0
    Có hôm QUỳnh lại vui mừng hớn hở bảo:
    - Tú với con đều được điểm 10 toán.
    Cho đến lớp 4 , QUỳnh vẫn học giỏi, Tú và Quỳnh thay nhau đứng nhất nhì lớp.
    Tuyết thường bảo với Hưng:
    - Đi họp phụ huynh, mình cũng tự hào vì có đứa con học giỏi lại ngoan. Khi nào hội trường, QUỳnh cũng được chọn làm học sinh tiêu biểu lên đọc lời chúc mừng đấy.
    Hưng cười, anh nói đầy tự đắc:
    - DÒng họ Mạc tất nhiên là phải học giỏi thôi.
    Kiêu ngạo quá đấy ! Tuyết cười mỉm.
    Con gái mình đâu phải đầu óc tăm tối, nhưng mà hoàn cảnh khốn khổ như thế, những người thân thiết nhất đều bỏ nó mà đi, trong căn nhà vắng vẻ này với một người bố khốn nạn như mình, một cái máy chứ chẳng phải là người. Mà con bé thì sống tình cảm, tâm hồn nó dịu dàng nhạy cảm như thế. Làm sao nó có thể học hành được, vậy mà mình đã đánh mắng nó dữ dằn như thế. Tội nghiệp con tôi ! Tại sao mình không đón ông nội về với nó? Tại sao nhỉ? Tại nó chẳng bảo gì với mình cả, hay là có bảo mà mình không chú ý? Nhưng cái chính là thâm tâm mình ngại sống với ông già. Ông thật hiền hậu, nhưng cách sống quá thanh bạch, cách nghĩ quá trong sạch, khiến mình cứ cảm thấy mình luôn luôn có lỗi. Mình không chịu nổi tâm hồn thơ mộng của ông già, nhất là lòng thương người quá bao dung của ông.
    ...
    Lần ấy trong xí nghiệp mà Hưng làm giám đốc , xẩy ra tình trạng ăn cắp linh kiện điện tử, anh quyết định phải thi hành kỉ luật thật nặng những kẻ lấy cắp.
    Bộ phận bảo vệ đã bắt được cô Kiệm, một nữ công nhân có chồng đi tù vì tội lái xe cán chết người. CÔ ta đã ăn cắp và dấu đồ ăn cắp vào cái túi, khâu hai lớp đáy.
    Giám đốc đã quyết định đuổi việc.
    Ông giáo Thư thấy một người đàn bà gầy tong teo, mặt xanh tái, đội một cái nón rách, tay dắt hai đứa trẻ, đứa lên mười, đứa lên năm đứng trước cổng.
  9. merryheart

    merryheart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2006
    Bài viết:
    301
    Đã được thích:
    0
    Ông giáo Thư thấy một người đàn bà gầy tong teo, mặt xanh tái, đội một cái nón rách , tay dắt hai đứa bé, đứa lên 10, đứa lên 5 đứng trước cổng. Ông vội vào nhà xúc bát gạo, và lục túi lấy mấy tờ bạc hai trăm đưa ra cổng cho mẹ con người ăn xin. Nhưng khi ông đưa cho, chị ta lắc đầu không nhận mà chỉ khóc. Ông hỏi: vì sao lại đứng đấy mà khóc ? CHị ta đã kể hoàn cảnh của mình và chắp hai tay lạy:
    - Cụ ơi, cụ thương mẹ con con. chồng đi tù mà một mình con nuôi hai đứa con chẳng đủ ăn, lấy gì để đi thăm nuôi chồng. Lần ấy nhân có người bạn hứa sẽ đèo xe máy đi thăm anh ấy bị giam tận Thái Nguyên. COn trót dại ăn cắp để kiếm ít tiền mua quà cho anh ấy. CỤ ơi, cụ thương mẹ con con, nay giám đốc đuổi việc thì chúng con chỉ biết ôm nhau nhẩy xuống sông mà chết thôi.
    Cụ giáo lục ví có mấy nghìn đem cho hết rồi hứa:
    - Thôi cô đưa các con về nhà đi, tôi sẽ nói lại với giám đốc.
    Tối đó ông giáo Thư vào phòng con trai, ông kể lại chuyện gặp ba mẹ con cô Kiệm, công nhân bị đuổi việc, và bây giờ cả nhà sắp chết đói. Ông nói:
    - Hưng, ba hiểu con giữ nguyên tắc quản lý. Nhưng con phải hiểu con người. Nguyên tắc nào cũng không thể nào hơn lòng nhân đạo. Ba yêu cầu con nhận lại cô ấy vào làm việc. Nếu không con sẽ phạm tội giết người đấy.
    - Không được , không bao giờ. Hưng kiên quyết lắc đầu.
    - Ba xin con, hãy vì mấy đứa trẻ thơ mà tỏ ra rộng lượng. Con không thể đẩy họ vào con đường cùng, không chết cũng thành cầu bơ cầu bất, và họ sẽ trở thành kẻ phạm tội.
    - KHông được ba ạ. Con phải giữ kỷ cương. COn xin ba đừng can thiệp vào công việc của con.
    - CÔng việc của con thì con làm, ba chẳng can thiệp làm gì. Nhưng đạo đức làm người thì ba phải nhắc nhở con.
    - Đạo đức của con là phải làm cho xí nghiệp phát đạt, công nhân giữ được phẩm chất trong sạch. Ba đưa đạo đức Khổng Tử vào để quản lý xí nghiệp hiện đại thì sẽ tan nát hết.
    Ông giáo đứng dậy, ông nghiêm khắc nói:
    - Lòng nhân đạo tồn tại muôn đời chừng nào còn có loài người. COn là loại người chỉ nhìn thấy tiền mà không nhìn thấy người. Ba chẳng còn gì để nói với con nữa.
    Ông giáo đi ra khỏi phòng, lưng còng lại như gánh nặng cuộc đời bỗng trĩu xuống. Sau cuộc nói chuyện ấy, ông giáo luôn tránh mặt con trai, ông không muốn nói chuyện với Hưng nữa.
    Còn Hưng vẫn giữ nguyên quyết định của mình, đuổi việc cô công nhân ăn cắp và sau đó quên hẳn chuyện ấy.
    Mấy năm sau Hưng gặp một mụ điên đi ngoài đường miệng lảm nhảm: " Thằng giám đốc Hưng độc ác, nó giết con tôi, nó bỏ tù con tôi. Tao nguyền rủa nó phải khốn đốn! ". Hưng ngạc nhiên đến gần nhìn xem và nhận ra đó là cô công nhân bị đuổi việc. Anh sững sờ, lạnh gáy, mồ hôi lạnh toát ướt sống lưng.
    Ngày hôm sau anh cử người đi điều tra và biết được: Khi bị đuổi việc, chị ấy phải đi bán rau nhưng đứa trẻ bị ốm không có thuốc đã chết. Đứa lớn bỏ học rồi đi ăn cắp và bị bắt. Thế là bố đi tù chưa về, con đã vào trại cải tạo. Người mẹ phát điên.
    Hưng không dám nói chuyện ấy với cha, anh lẳng lặng tìm cách xin cho người chồng chị Kiệm và con trai được ra tù, rồi Hưng nhận anh ta vào xí nghiệp của mình cho vào tổ sửa chữa xe, và cho đứa con đi học nghề. Nhưng cái gia đình ấy đã tan vỡ. Chị vợ phải vào trại điên, bệnh tình quá nặng khó có thể phục hồi được. Nỗi ân hận ấy đè nặng lương tâm anh. Anh hiểu cha mình đã đúng. Và vì vậy anh càng ngại ở gần cha. Anh muốn mình thoải mái trong các quyết đoán của mình. Thời đại ngày nay cần quyết đoán mới giành thắng lợi trong cạnh tranh được.
    Anh tránh cha như tránh sự phán xét của lương tâm, như anh chàng người gỗ Pinôkioo tránh con dế lương tâm.
    Anh ngồi ôm đầu , nhớ lại mọi điều và đau đớn thì thầm với hương hồn người cha: " Ba ơi, con thật sai lầm: mất ba, mất Quỳnh và Tuyết cũng mất nốt. "
    Anh chợt nghe bên tai tiếng lảm nhảm của bà điên: " ... Tao nguyền rủa thằng giám đốc Hưng phải khốn đốn".
    Người mẹ ấy đã chịu nỗi đau mất tất cả: mất chồng, mất con, và mất cả bản thân nữa.
    Anh cũng đang trải qua nỗi đau ấy và tự nhiên anh cảm thấy giá mất trí đi , thì lúc này đỡ khốn khổ hơn.
    Lời nguyền của người mẹ đau khổ đã ứng nghiệm.
  10. merryheart

    merryheart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2006
    Bài viết:
    301
    Đã được thích:
    0
    15​
    Lâm phóng xe máy về nhà, mở cửa bước vào, trông nhà vẫn y nguyên không khí ấm áp của ngôi nhà có nữ chủ nhân. Sạch sẽ thoáng đãng, mấy bông hoa tươi trên bàn khách. Ở bàn làm việc của Lâm để sẵn chén chè sen. Phòng ngủ của Lâm , chăn đệm xếp phẳng lì, trắng tinh, đôi dép để ngay ngắn ở chân giường. Trước đây khi Tuyết chưa đến, mặc dù vẫn có bà giúp việc, nhưng sự giàu sang đầy tiện nghi cũng không tránh khỏi cảnh tuỳ tiện, tuyềnh toàng.
    Lúc này Tuyết đã ra đi, Lâm mới nhận ra điều đó. Lâm ngơ ngẩn đi lang thang trong nhà, rồi đến trước phòng Tuyết đẩy cửa bước vào. Căn phòng lạnh lẽo trống tuyềnh. Trên tường không còn bức ảnh chụp Tuyết khoả thân đẹp tuyệt trần. Trên giường chỉ còn trơ cái đệm. Bàn phấn chẳng còn những lọ kem đủ các màu hồng ,vàng, trắng.. Chẳng còn các loại nước hoa cao thấp đủ các kiểu ngộ nghĩnh. Chẳng còn một dẫy những thỏi son các màu đậm nhạt khác nhau. Cái gương ba mặt phản chiếu nét mặt Lâm ngơ ngác thiểu não, muốn khóc mà chẳng ra nước mắt.
    Mở tủ áo, chỉ còn một dẫy mắc áo trơ ra như khung xương con quái vật.
    Lâm ngồi phịch xuống chiếc ghế nhỏ Tuyết vẫn ngồi để trang điểm. Ôm đầu nhắm mắt lại, lần đầu tiên anh cảm nhận được nỗi cô đơn thiếu vắng " Người đàn bà của mình" . Trước đây anh nghĩ: đàn bà là cả một giới bao gồm nhiều người đẹp đem đến niềm vui cho mình. Anh thích tất cả bọn họ. Bây giờ đây, anh nhận ra vui chơi chỉ là trò giải trí. Còn đời sống đầm ấm cần có người đàn bà yêu thương mình thật lòng. Tuyết đã yêu anh chân thành nhường nào! Nàng hiểu anh tất cả mọi thói xấu, mọi sở thích và nàng mỉm cười độ lượng. Nàng dịu dàng lắng nghe những nỗi niềm buồn vui của anh: những lúc làm ăn thắng lợi, anh lao vào các cuộc chơi xả láng, các em trẻ đẹp ngon lành như trái táo chín vây quanh anh, và anh chơi bời thâu đêm suốt sáng. Anh quên hẳn Tuyết, nàng thắc thỏm lo âu chờ anh cũng suốt sáng trong cô đơn.
    Nhưng những lúc thất bại, nàng lại ở bên anh, im lặng nghe anh kể lể sự tình, văng tục nữa. Nàng nhìn anh với đôi mắt thông cảm. Hoặc có khi chỉ nói vài câu thôi, anh cảm thấy dịu lòng có người để chia sẻ.
    Bây giờ Tuyết đã ra đi, vì sao Tuyết lại bỏ mình không chút nào luyến tiếc? Mà Tuyết thì say mê anh đến thế kia mà? Sống với nhau đã năm năm, mà lần nào anh vào với nàng, nàng cũng thiết tha như lần đầu gặp nhau. Trong cánh tay ôm xiết của nàng, tiếng thủ thỉ ân tình, bàn tay dịu dàng mơn trớn thân thể anh, nàng đẹp và nồng nhiệt yêu đương. Anh biết nàng sống trọn vẹn cho anh.
    Nhưng còn anh đã đối xử với nàng thế nào?
    Một lần nằm bên nàng, sau khi đã thoả mãn, anh nói chuyện tầm phào:
    - Đàn bà kể cũng lạ thật chỉ thích bám chặt lấy đàn ông. Ai dại dột mà để các bà trói chặt thì coi như tù binh. Mà là loại tù chung thân không có giảm án!
    Tuyết nhìn Lâm rồi nhích xa anh, hồi lâu nàng nói:
    - Chỉ khác nhau chút xíu thôi!
    - Khác thế nào? Lâm ngạc nhiên hỏi
    - Tù thì bị người ta bắt giam. Còn đàn ông thì đi chinh phục đàn bà. Rồi sau đó tự xưng mình là tù binh!
    lâm đang muốn xúc phạm Tuyết, chẳng hiểu tại sao cứ sau mỗi lần ái ân, tình yêu lên đến tột đỉnh, thì anh lại cảm thấy có quyền chọc vào nỗi đau của nàng. nàng coi tình yêu là thiêng liêng, còn anh muốn tỏ ra đối với nàng, anh cũng chỉ giải trí như mọi người đàn bà khác mà thôi. Anh nói:
    - Mình luôn luôn đối phó với những mưu mẹo trói chặt của các nàng. Mình yêu tự do hơn đàn bà. Mình không thuộc về bất cứ một ai cả.
    Tuyết nói dịu dàng:
    - Điều đó dễ thôi anh ạ.
    - Sao lại dễ được, phải vất vả tránh né, khôn ngoan lắm mới tránh khỏi mưu mẹo của các bà. Mà Tuyết là người đáng sợ nhất. Lạt mềm buộc chặt mà!
    - Cái chính là có ai muốn buộc không?
    Chạm đến tự ái một chút, Lâm tự hào là lắm đàn bà yêu mình, và anh cho đó là thước đo giá trị đàn ông.
    - Ôi chỉ sơ hở tí xíu thôi là các bà đã trói nghiến mình rồi. Nhất là Tuyết sẽ gô cổ mình đầu tiên.
    Tuyết vẫn cười dịu nhẹ, cô nói đùa lại:
    - Bắt được tù binh, rồi lại phải áp tải, phải canh gác , mệt lắm. Mình chẳng dại làm cái nghề cai ngục!
    Lâm cười đắc chí, anh biết Tuyết đang đau đớn, TUyết rất mong muốn anh thuộc về mình. Và mỗi lần trêu chọc vào nỗi đau ấy, anh lại thấy giá trị mình cao hơn một chút.
    ... Đến hôm nay anh mới nhận ra được một điều đơn giản mà Tuyết đã nói: có tất cả đàn bà dễ hơn là có riêng một người đàn bà của mình, đích thực của mình.

Chia sẻ trang này