1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiểu thuyết KD liên quan gì đến Phật giáo?

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi honghoavi, 20/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Tiểu thuyết KD liên quan gì đến Phật giáo?

    Chào các huynh đệ!
    Bàn về KD thì xưa nay đã nhiều người bàn nhiều người nói, nói đâu xa ngay trong KHC này cũng đầy đủ mặt anh tài. Bài này tiểu đệ viết để bà con cùng tham khảo. Và đóng góp ý kiến.

    Trong tất cả các bộ tiểu thuyết của KD thì hầu như trong bộ nào Kim Dung cũng nhắc tới Phật giáo và võ học. Trong đó Thiếu Lâm Tự được xem là nguồn gốc của mọi võ học Trung Hoa. Vậy thì nguyên do nào mà Kim Dung lại viết như vậy?
    Vị trụ trì đầu tiên của Thiếu Lâm Tự là ***** thiền tông Phật giáo Bồ Đề Đạt Ma. Nguyên Tổ Bồ Đề Đạt Ma là tổ thứ hai mươi tám của Ấn Độ, ở Trung Hoa Ngài là sơ tổ sáng lập Thiền Tông. Bồ Đề Đạt Ma lão tổ nguyên là dòng dõi vua chúa nhưng xuất gia tầm đạo. Ngài từng dạy đạo ở Ấn Độ trong 60 năm. Sau đó Ngài sang Trung Hoa theo đường biển và cập bến ở Quảng Đông vào ngày 21/9/520. Ngài đến kinh đô vua Lương Võ Đế, thành Kiến Khương và thuyết đạo với vua. Võ Đế có danh là người mộ đạo, song trình độ còn thấp kém nên không hiểu được ý Ngài. Ngay cả mấy vị cao tăng thời ấy cũng không hiểu nổi cái thuật truyền tâm ấn của Thiền tông
    Bất lập văn tự
    Giáo ngoại biệt truyền
    Trực chỉ nhân tâm
    Kiến tánh thành Phật
    nên không hoan nghênh Ngài cho lắm. Bồ Đề Đạt Ma qua sông Dương Tử lên phía Bắc, đến nước Ngụy, lên dãy Tung Sơn, ngọn Thiếu Thất ngụ tại Thiếu Lâm Tự, quay mặt vào vách tham thiền nhập định trong 9 năm (chính vì tích này mà có câu Bích Quán Bà La Môn).
    Không biết có phải Kim lão tiên sinh dựa vào ý này mà viết rằng 72 tuyệt kỹ Thiếu Lâm do Tổ Bồ Đề Đạt Ma viết ra chăng?


    honghoavi
  2. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Theo tớ được biết là khi con trai của Kim Dung tự tử chết, ông rất đau lòng, định tìm cách chết theo để hỏi xem tại sao nó làm như vậy? Nhưng sau đó, nghĩ kĩ nên không làm nữa mà thay vào đó là đi đọc kinh Phật và ông đã tìm ra được câu trả lời về vấn đề "liễu sinh tử".
    Thể hiện ảnh hưởng Phật Giáo đến chuyện của Kim Dung rõ ràng nhất ở giai đoạn sau này, khi ông viết Lục Mạch Thần Kiếm: không còn phân rõ chính tà, Liêu - Hán nữa. Ngay cả kiếm pháp "lấy vô chiêu thắng hữu chiêu" của Lệnh Hồ Xung trong Tiếu Ngạo cũng ảnh hưởng rõ rệt bởi tư tưởng Phật Giáo.
    Có một đoạn mà tớ rất thích trong Ỷ Thiên Đồ Long Kí là lúc Trương Tam Phong dạy Thái Cực Quyền cho Trương Vô Kị: Lúc đầu Vô Kị chỉ nhớ được mấy phần trăm chiêu thức, về sau luyện thành thì lại nói là "Con quên hết rồi". Đây chính là tinh thần cơ bản của triết học Ấn Độ - Trung Hoa cổ đại
    Được nvl sửa chữa / chuyển vào 12:50 ngày 20/05/2004
  3. Phicanh

    Phicanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/10/2002
    Bài viết:
    1.521
    Đã được thích:
    0
    cái đoạn TCQ TTP dạy vốn có liên quan đến đạo gia,thực chất là nó đã trái với qui tắc võ công của phật gia thiếu lâm rồi chẳng qua là nó trùng với triết học Ấn Độ thôi,truyện của KD có nhiều sự liên quan đến phật giáo chắc là do ông đọc nhiều sách đạo phật và nó ăn sâu vào trong con người ông nên khi viết tác phẩm của mình thì sự tồn tại của Phật giáo là hiển nhiên nhưng sự ảnh hưởng lớn nhất trong tác phẩm của ông chắc vẫn là đạo gia
  4. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Cái này đúng với ý tôi. Theo tôi nghĩ KD ảnh hưởng của đạo gia nhiều hơn. Ngay cả nhân vật LHX cũng là nhân vật của Nho giáo gồm đủ Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín. Chứ không phải con người trong Phật giáo (Bi Trí Dũng).
    Tuy nhiên ít người biết là tư tưởng Nho giáo, Đạo gia lại có những điểm tương đồng với Phật giáo. Lấy ví dụ trong đoạn Trương Tam Phong dạy Vô Cực Kiếm cho Trương Vô Kỵ. Đoạn này thể hiện cả tinh thần Đạo gia lẫn Phật giáo, đó là cái ý "được ý quên lời" và "Trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật".
    Trương Tam Phong là truyền kiếm ý, được kiếm ý thì phải quên chiêu số đi nhưng cũng đồng quan điểm bất biến tuỳ duyên của Phật giáo. Còn nội chuyện chỉ trao truyền kiếm ý mà không trao truyền chiêu số cũng đủ thấy đó là phương pháp truyền tâm ấn trong Phật giáo rồi.
    honghoavi
    Được honghoavi sửa chữa / chuyển vào 09:50 ngày 22/05/2004
  5. bactinhlang

    bactinhlang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/01/2004
    Bài viết:
    701
    Đã được thích:
    0
    Sai rồi NVL huynh à!
    Đây không phải là ảnh hưởng của Phật giáo mà là ảnh hưởng tư tưởng của Lão Tử.Lão Tử đã viết :
    Vi học nhất ích,vi đạo nhất tổn
    Tổn chi hựu tổn,dĩ chí ư vô vi.
  6. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Truyền thuyết Dịch Cân Kinh
    Trong tiểu thuyết KD thì Dịch Cân Kinh được xem là trấn tự chi bảo, đượcKim Dung lão tiên sinh giớI thiệu là tuyệt diệu. Dịch có nghĩa là dịch chuyển, gân là gân cốt vậy Dịch Cân Kinh là bộ kinh có thể thay gân đổI cốt.
    Dịch Cân Kinh xuất hiện chính trong 2 bộ là Tiếu Ngạo Giang Hồ và Thiên Long Bát Bộ. Trong Tiếu Ngạo Giang Hồ thì Dịch Cân kinh chỉ xuất hiện qua lờI kể của Bình Nhất Chỉ, Phương Chứng Đại Sư, Xung Hư đạo trưởng... chứ ta chẳng thể thấy mặt mũi nó ra sao. Nó cũng là cái cớ để Doang Doanh cõng Lệnh Hồ Xung lên Thiếu Lâm tự, gây nên một mốI tình lãng mạn. Theo truyện thì các luồng chân khí dị chủng trong ngườI Lệnh Hồ Xung đến Sát Nhân Danh y Bình Nhất Chỉ cũng phảI bó tay đầu hàng, thì Dịch Cân kinh có thể điều hoà các luồng chân khí này đồng thờI bổ khuyết cho Hấp Tinh ĐạI pháp của Nhâm Ngã Hành một cách thần kỳ.
    Tuy nhiên Dịch Cân Kinh được nhắc đến nhiều nhất trong Thiên Long Bát Bộ , thậm chí nó còn có một mạch truyện riêng. Dịch Cân kinh xuất hiện lần đầu tiên là khi A Châu giả làm Nghi Thanh tiểu hoà thượng lén vào Thiếu Lâm Tự, tuy đã được Kiều Phong quăng một tấm gương đồng để đỡ một Kim Cương chưởng nhưng vẫn thừa sống thiếu chết. Khi A Châu chết đi, Dịch Cân kinh theo Kiều Phong đến tận Liêu Quốc, lọt vào tay A Tỷ. Du Thản Chi tình cờ nhặt được, cộng vớI kịch độc Băng Tầm luyện nên một thứ võ công vô tuyền khoáng hậu trong võ lâm. PhảI nói là thuỷ hoả hoà hợp, chánh tà tương sinh, đến Giáng Long Thập Bát chưởng cũng mấy phần nể nang. Sau này Dịch Cân Kinh còn lọt vào tay Cưu Ma Trí? tưởng cũng không nên nhắc lạI nhiều vì quần hùng cũng đã tường tận.
    Theo Kim Dung thì dịch Cân Kinh là những đồ hình ngườI đàn ông loã thể, trong các tư thế quái dị (hao hao Yoga bên Ấn Độ) có các đường kinh mạnh xanh đỏ để cho ngườI luyện dẫn khí. Trong khi thực tế theo tôi được biết thì Dịch Cân kinh là một bộ kinh Phật dạy cách điều phục hơi thở, nhằm nâng cao sức khẻo phát huy sức mạnh tiềm tàng của cơ thể. Mặt khác hình như cách thở này cũng là một cách nhiếp tâm. Chứ thật ra Dịch Cân Kinh không phảI thần kỳ như Kim Lão tiên sinh dựng nên. Về điểm này thì ta phảI bái phục Kim lão tiên sinh quả là nói dóc có trình độ. Ngày nay chúng ta có thể ra tiệm sách để tìm bộ Dịch Cân Kinh này rất dễ dàng vì nó đựoc dịch ra tiếng Việt và cũng tương đốI phổ biến.
    ...
    (còn tiếp)
    honghoavi
    Được honghoavi sửa chữa / chuyển vào 18:37 ngày 24/05/2004
  7. Phicanh

    Phicanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/10/2002
    Bài viết:
    1.521
    Đã được thích:
    0
    À! Dịch Cân Kinh đúng là thần kỳ thật đấy, người luyện thành DCK thì ko sợ nóng rét,toàn thân thay đổi một cách rõ rệt từ đi đứng đến suy nghĩ..từ Kinh ở đây ko chỉ có nghĩa là kinh sách mà có người còn hiểu rằng đó là kinh lạc,vì đi theo kinh mạch trong cơ thể là "cân kinh"
    nhưng có lẽ ko còn bản chép tay nguyên gốc bây giờ rất lộn xộn về Dịch Cân Kinh,bản thường thấy là Dịch Cân-Tẩy Tuỷ Kinh do một đại sư thiếu lâm kết hợp 2 thứ mà thành
    có 1 điều thắc mắc là ko hiểu sao khi nhắc tới thiếu lâm kim dung ko hề nhắc tới Tấy Tuỷ Kinh - thứ nội công đúng nghĩa huyền ảo của thiếu lâm.khác với DCK ,Tẩy Tuỷ Kinh có phần hao giống với khí công đạo gia đã tồn tại trước đó ở TH,nhưng Tẩy Tuỷ Kinh vừa để luyện tối cao nội công vừa để tu đạo,con người luyện thành TTK sẽ tiến đến 1 bước cao hơn,nó coi như là 1 con đường đắc đạo của tăng lữ thiếu lâm
  8. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0

    Dịch Cân Kinh tương truyền do Đạt Ma lão tổ diện bích 9 năm mà sáng chế ra, Thiền tông nhị tổ Huệ Khả nhặt được dưới chân tường nơi lão tổ diện bích. Huệ Khả đại sư nguyên pháp danh là Thần Quang, người thành Lạc Dương, thông suốt Khổng học và Lão học từ thuở nhỏ. Hồi Đạt Ma lão tổ còn trụ trì ở bản tự, Thần Quang đại sư lên chùa xin thụ giáo thêm. Đạt Ma thấy những điều sở học của đại sư phức tạp mà đại sư ỷ mình thông minh, khó giác ngộ thiền lý nên cự tuyệt không muốn thu nhận, Thần Quang đại sư năn nỉ mãi, thuỷ chung vẫn không được nhập môn. Thần Quang đại sư thấy mình năn nỉ cách nào Đạt Ma lão tổ vẫn không chấp thuận liền vung kiếm lên tự chặt đứt cánh tay. Đạt Ma lão tổ thấy Thần Quang thành khẩn như vậy mới thu làm đệ tử và đổi pháp hiệu là Huệ Khả. Sau đại sư được lão tổ truyền chức làm Thiền Tôn pháp thống. Đời Tuỳ có nhà sư được phong Thiền Tôn phổ giác đại sư chính là vị này.
    Huệ Khả nhị tổ lượm được "Dịch Cân Kinh" viết bằng chữ Phạn nghĩa lý rất uyên thâm. Khi lượm được di kinh thì Đạt Ma lão tổ đã viên tịch rồi cho nên không hỏi ai được. Nhị tổ nghĩ rằng Đạt Ma lão tổ diện bích chín năm mới lưu lại cuốn kinh này thì dù kinh văn sơ sài, song nhất định không phải chuyện tầm thường. Thế rồi ngài đeo kinh lên lưng đi khắp danh sơn thắng cảnh tìm kiếm cao tăng để nhờ giải thích. Nhưng hồi đó nhị tổ đã là một vị cao tăng đắc đạo đương thời, khổ tâm suy nghĩ còn chưa hiểu được. Vậy thì việc tìm kiếm một bậc diệu pháp cao thâm hơn Nhị tổ lại càng khó khăn, Vì thế mà hơn 20 năm những điều bí ẩn trong kinh văn thuỷ chung vẫn không sao hiểu được. Một hôm Nhị tổ gặp tuyệt đại pháp duyên được cùng một nhà sư Thiên Trúc pháp hiệu là Ban Thích Mật Đế trụ trì ở núi Nga My tỉnh Tứ Xuyên đàm luận Phật học rất ý nguyện tâm đầu. Nhị tổ liền lấy "Dịch Cân Kinh" ra để cùng Ban Thích Mật Đế nghiên cứu, Hai vị cao tăng ở trên đỉnh núi Nga My suy luận trong 19 ngày mới hiểu hết. Nhưng Ban Thích chỉ là một vị cao tăng về Thiên Tôn Phật học. Mãi đến 12 năm sau, Nhị tổ trên đường đi Trường An gặp một chàng tinh thông võ nghệ. Nhị tổ cùng y đàm luân 3 ngày 3 đêm mới thấu đạt được đến hổ ảo diệu về "Dịch Cân Kinh". Chàng thanh niên đó là một vị khai quốc đại công thần Đường triệu tên gọi Lý Tĩnh. Sau Tĩnh phò tá vua Thái Tôn bình định rợ Đột Huyết ra ngoài làm tướng soái, vào triều làm tướng quốc, được phong chức Vệ Công. Sở dĩ Lý Vệ Công lập được kỳ công tuyệt thế cũng một phần nhờ ở pho kinh này mà thành...
    honghoavi
  9. bochet

    bochet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/07/2003
    Bài viết:
    1.003
    Đã được thích:
    3
    có thể nhận thấy rõ TQ cũng như VN đều có sự giao thoa về văn hoá của 2 nền văn hoá TQ và Ấn độ. do vậy con người sinh ra ở đây ngay từ khi sơ sinh đã tiếp thu 1 thể loại văn hoá tạm gọi là hỗn hợp. Kim dung cũng vậy, điều chứng minh là trong truyện của ống có rất nhiều ảnh hưởng của các triết lý văn hoá của 2 nền văn hoá này.
    mặt khác ta luôn thấy câu hoà nhập nhưng ko hoà tan----> điều đó giải thích tại sao triết lý văn hoá của 2 nền văn hoá này có 1 số điểm tương đồng.
    vậy tại sao trong các truyện của ông phật giáo luôn đứng vị trí rất quan trọng mà ko phải đạo giáo, nho giáo, lão giáo.... ---> theo tại hạ thì thứ nhất là do sự hiểu biết của ông về phật giáo đuợc coi là hoàn chỉnh hơn các giáo khác(tư liệu giáo này được cất trữ cẩn thận???), thứ 2 là phật giáo là cái nền tảng vững chắc để ông xây dựng các ngôi nhà(tôn giáo khác).(đến đây phét lác hơi quá, ta). thứ 3 là trong hoàn cảnh TQ lúc đó nho giáo bộc lộ những điểm yếu, lão giáo hình như ít môn hạ?, đạo giáo thì ko biết nhưng chắc ko thể hoành tráng bằng phật giáo-----> dùng phật giáo để thu hút độc giả(ha ha). nếu ko chả lẽ dùng thiên chúa giáo?!@#$.
  10. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    Giỏi!

Chia sẻ trang này