1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiểu thuyết Lê Thị Thấm Vân.

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi Nethiu, 02/02/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Nethiu

    Nethiu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2005
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Với Xứ nắng, Lê Thị Thấm Vân chẳng những đi theo dấu vết của Tennessee Williams, nhưng bước chân của chị khua động hơn, cái phóng tới hăm hở và táo bạo hơn. Chị không dìm nữ nhân vật xưng tôi vào mặc cảm phạm tội lâu. Chị khai phóng họ cái quyền bình đằng giữa hai phái tính song song với ước vọng xóa bỏ việc kỳ thị màu da và chủng tộc.
    ?oNăm 2000 đang đứng chờ sẵn ở ngưỡng cửa. Giấc mơ Mỹ, màu trắng, liệu còn đứng vững được bao lâu? Như màu da của Michael Jackson càng ngày càng nhạt. Jodie Foster, Madonna mang thai bằng cách mướn chồng, mua tinh trùng. Con chỉ cần biết mẹ là đủ. Qua rồi cái thời mắc võng ru con, chỉ bóng trên tường: cha con đó, để rồi chọn cái chết oan thay cho lời bày tỏ lòng trung trinh tiết nghĩa, nay là chuyện cổ tích.? (trang 11)
    Gần đây hai tác phẩm Xứ nắng và Âm vọng của Lê Thị Thấm Vân gây xôn xao trong văn giới. Dĩ nhiên là có kẻ khen người chê, khen đậm nồng bao nhiêu thì chê gay gắt bấy nhiêu. Song ai ai cũng phải nhìn nhận chị muốn lột xác như chim hoàng yến thay lông cánh, như rắn mai hoa lột lớp vảy cũ, để lớp vảy mới hiển lộ sắc tươi màu chói. Chị phá phách cái cũ bằng ý thức sáng tỏ hiếm có, chị tìm cái mới bằng một tấm lòng thành khẩn tuyệt vời.
    Lịch sử của nước Tàu và của nước Nga đặt lại cái nhìn hợp lý hợp tình về sự nghiệp chính trị huy hoàng của Nữ hoàng Võ Tắc Thiên và Nữ hoàng Catherine II ngoài công việc săn đuổi khoái lạc xác thịt của họ. Người phụ nữ Việt Nam trưởng thành ở ngoại quốc cũng đã đặt lại cái nhìn mới mẻ về quyền sống đúng nghĩa của người đàn bà hiện đại. Thì đây, những độc giả chuộng sự sáng tạo và tinh thần cầu tiến trong văn chương có thể tìm thấy rất nhiều tia sáng và nhiều điều kỳ diệu trên cuộc bút trình của Lê Thị Thấm Vân, bắt đầu qua Xứ nắng và sau hết qua tác phẩm Âm vọng kế tiếp. Họ có thể cùng chị đặt lại vấn đề, thế nào là những tiến trình của văn chương? Thế nào là những cuộc lột xác không ngừng nghỉ của các trào lưu văn chương?
    Một điều cũng cần phải nêu ra: Tác phẩm Xứ nắng dù có đổi mới về hình thức và ý tình của văn chương, dù có xóa nhòa tăm dạng trường phái văn chương tân cổ điển, nhưng so với tác phẩm đầu tay Ðôi bờ của Lê Thị Thấm Vân thì cả hai vẫn có một mẫu số chung: tấm lòng nhân đạo. Càng nói về nhục cảm, càng phá thể quy ước, càng quẫy lộn với cái nề nếp trật tự của văn phong và cấu trúc trong tác phẩm, tấm lòng nhân đạo của tác giả càng sâu đậm và càng chói sáng hơn, chiếu rực rỡ toàn thể tác phẩm.
    Nguồn: Hợp Lưu số 80.
  2. Nethiu

    Nethiu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2005
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Bí Xanh và Bí Vàng là chị em sinh đôi, con của một cô gái Việt Nam bị lính Mỹ da đen hiếp. Bí Vàng được bà ngoại nuôi. Bí Xanh lớn lên trong cô nhi viện, bị hốt đi Mỹ trong cuộc Babylift năm 1975. Bí Xanh và Bí Vàng nên người trong hai thái cực của thế giới đương đại. Tuy hai mà một, Tuy một mà hai, Bí Xanh gặp lại Bí Vàng.
    Văn phong chắc nịch, quyết liệt, đầy nhục cảm, đậm nhân tình, tự do và trìu mến. Dám đương đầu trực diện với nhiều vấn đề gai góc trong cơn khủng hoảng của các nền văn minh đương đại.
    Phan Huy Đường.

    Mời các bác đọc trích tiểu thuyết Bóng Gẫy Của Thần Tích của nhà văn Lê Thị Thấm Vân ở địa chỉ này:
    http://amvc.free.fr/Damvc/GioiThieu...amVanGapLai.htm
  3. Nethiu

    Nethiu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2005
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Lê Thị Thấm Vân là một cây bút can đảm về nhiều phương diện. Can đảm trong ý tưởng. Can đảm trong việc chọn lựa đề tài. Can đảm trong lối viết. Và can đảm trước những phản ứng của người đọc. Một nền văn chương chỉ có thể thay đổi khi có sự xuất hiện của những cây bút can đảm.
    Hoàng Ngọc-Tuấn

    http://www.tienve.org/home/activiti...wnews&newsId=71
  4. Nethiu

    Nethiu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2005
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Tớ sửa lại cái link trích tiểu thuyết Bóng Gãy Của Thần Tích :
    http://amvc.free.fr/Damvc/GioiThieu/ThamVan/ThamVanGapLai.htm
  5. Nethiu

    Nethiu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2005
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    link tiểu thuyết Xứ Nắng
    http://www.tienve.org/home/literature/viewLiterature.do?action=viewArtwork&artworkId=2858
    ----------------
    link tiểu thuyết Bóng Gãy Của Thần Tích
    http://www.tienve.org/home/activities/viewActivities.do?action=viewnews&newsId=71
  6. Nethiu

    Nethiu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2005
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    --------------------------------------------------------------------------------
    Link để đọc tiểu thuyết Âm Vọng (trong tủ sách Talawas) của nhà văn Lê Thị Thấm Vân
    http://www.talawas.de
    ------------
    Đỗ Kh. đọc Âm Vọng của Lê Thị Thấm Vân
    Âm vọng được dễ dàng coi là tiểu thuyết táo bạo nhất trong thời gian này (ngay cả nếu có kể đến hứa hẹn gây sôi nổi của Nguyễn Huy Thiệp với tiểu thuyết về tuổi trẻ sắp ra mắt của ông.) Điều này dễ hiểu khi tác giả Âm vọng trong các lãnh vực mà bà tham dự, vẫn được coi là một người ?otới? nhất (?otới? ở đây là kết hợp của các từ ?ot-áo bạo? và ?om-ới?,) đầu tiên là khi đụng chạm đến vấn đề ********.
    Ở Lê Thị Thấm Vân, đây là điểm thường được người đọc nhận xét đến ngay, nhiều khi một cách hơi vội vã. Tính dục, tuy cũng chẳng có gì là xấu cả, nhưng ở tác giả chỉ là một nấc thang để trèo lên khái niệm bên cạnh tự do cá nhân là nữ quyền trong tác phẩm của bà. Muốn đến với nữ quyền, phải trèo qua cái xác của tính dục trong căn phòng tự do cá nhân. (Tôi xin mở một dấu ngoặc, về một giai thoại xảy ra vào dịp trình một luận án về Le Deuxième ***e (Giới tính thứ nhì) của nhà văn Simone de Beauvoir, giám đốc luận án, khi trình bày, đã líu lưỡi đọc chữ viết tên bà, S de B, thành ra ?oSalle de Bains,? tức là phòng tắm, khiến cử tọa, trong đó có cả bà Beauvoir hiện diện, phải ồ lên cười. Đến với nữ quyền, nhiều khi phải đi qua phòng tắm.)
    Nhận xét khác về táo bạo, ở tầng của hình thức, là 3 phần khác biệt của Âm vọng, thí dụ cách dùng chữ ?obà? cho ngôi của người kể chuyện, thay vì ?onàng?, ?ocô? hay là ?otôi?... thường thấy hơn. Tuy chi tiết thôi, nhưng từ ?obà? này đặt ngay một khoảng cách, cái Verfremdungseffekt (cách ly phê bình) của ông Brecht khi ông cho kéo màn nhung kẽo kẹt trong những vở kịch sân khấu? Phần thứ ba của Âm vọng, không phẩy không chấm, như thử nghiệm thành công của Marie Ndiaye ở Pháp cách đây vài năm.
    Nhưng ở người đọc này, táo bạo nhất của Lê Thị Thấm Vân là cái nỗ lực trực diện với quá khứ ?oViệt? của mình, chính là một phần còn ấm áp của bản thân (đến nỗi nhiều tác giả không muốn bò ra khỏi, dù chỉ để nhìn lại cho rõ.) Đây là một việc bà từ lâu liên tục theo đuổi, có lẽ lộ nét nhất là ở tiểu thuyết cuối. Lê Thị Thấm Vân trưởng thành ở nước ngoài nhưng bà khiêng theo mình cây cầu mà nhiều kẻ cùng thế hệ, cùng hoàn cảnh đã đi qua dễ dàng và không tiếc nuối, cây cầu giữa 2 quê hương, 2 đời sống, 2 văn hóa, hay tượng hình hơn, có lẽ là một vết xước, một vết cắt phân ly vẫn không lành mỗi lần ta có đủ can đảm để mà nhìn đến. Những người đàn bà trên bìa của cuốn tiểu thuyết, vậy thì, là một tiếng gọi (như cái tựa cho ta đoán,) hay là một phản ánh?
    Tạp Chí Thơ 25 ?" Mùa Thu 2003
    Toàn văn tiểu thuyết Âm vọng, bản PDF (1,96 MB)
    Nếu không có Adobe Reader" để đọc bản PDF, xin bấm vào
  7. Nethiu

    Nethiu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2005
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    --------------------------------------------------------------------------------
    HÀN THỦY
    đọc "Âm Vọng" tiểu thuyết của Lê Thị Thấm Vân*

    Có lẽ đây là một cuốn truyện khó đọc, theo nhiều nghĩa. Về hình thức đó là một thử nghiệm văn học mới lạ trong văn chương tiếng Việt, ở cả mức độ cấu trúc chung của tiểu thuyết lẫn ở mức độ bút pháp. Về nội dung có những đoạn văn trần trụi, sống sượng, cả về phương diện tính dục lẫn về những mô tả đời sống vật chất tinh thần của người Việt di tản tại Mỹ. Tôi đồ rằng, hơn là sự trần trụi về tính dục, chính cái trần trụi thứ hai này có thể làm cho "Âm Vọng" trở thành một cuốn truyện khó được nói đến một cách sòng phẳng, đối với nhiều dư luận ở nhiều phía khác nhau, trong nước cũng như trong người Việt tại nước ngoài.
    Sẽ rất đáng tiếc nếu những thử nghiệm hình thức và những trần trụi nói trên gây ra những phản ứng ngoài da che lấp những thành công của tiểu thuyết này. Bản thân tôi cũng đã thấy hơi gờn gợn sau khi đọc nhảy cóc một lần theo thói quen, chính vì thế tự bảo mình nên đọc kỹ từ đầu đến cuối, rồi rất nhanh đã bị "Âm Vọng" lôi cuốn. Sau đó chính những thử nghiệm khó đọc nhất lại gây hứng thú khiến tôi đã đọc lại hơn một lần. Sẽ trở về với vấn đề này, nhưng xin nói ngay nếu bạn chưa có trong tay "Âm Vọng" xin hãy đọc trước "Mưa Lửa", trích đoạn của "Âm Vọng" trong Hợp Lưu số 70. Một truyện ngắn tân kỳ, hoàn chỉnh, và nếu bạn chịu khó tập trung đi theo mạch chữ trong năm phút đầu, tôi bảo đảm sau đó không còn gì khó khăn cả, mà sẽ thấy rất cảm động, rất hay. Xong, lại có phần nào thú vị và phục cho tài viết văn của tác giả. Dẫu sao thì xin độc giả yên tâm, trong "Âm Vọng" chỉ có ba đoạn ngắn ?" mà dài ?" như thế thôi, cỡ 40 trang trong số 364 trang.
    Vậy có nên giới thiệu tóm tắt tiểu thuyết "Âm Vọng" không? trong chừng mực mà có thể chính sự giới thiệu lại làm cho độc giả mất đi phần nào cái thú vị chấp nhận sự thách đố về ngôn ngữ của tác giả. Cũng như người ta không thể giới thiệu tình tiết của một cuốn phim trinh thám.
    *
    Tôi hình dung "Âm Vọng" như một tác phẩm điêu khắc hoành tráng, một quần thể bốn bức tượng đàn bà, đặt trên nền đá. Nền đá trắng màu tang, tạc nên mặt biển, sóng dữ dội, một con thuyền của người di tản. Còn bốn bức tượng kia từ sóng biển nhô lên thì bằng đồng đen, phải bằng đồng mới diễn tả được sức căng, sức chịu đựng, sự dẻo dai nhẫn nại mà rất rắn chắc bên trong của người đàn bà Việt Nam trong hoạn nạn. Quần thể điêu khắc này không thể đặt đâu khác ngoài một khoảng sân rộng, bên bãi đậu xe tại một siêu thị Việt Nam ở San José hay ở Quận Cam, cạnh những hàng phở, hiệu ăn, nơi có những người đàn ông ngồi ăn uống và tán dóc.
    Tượng thứ nhất tên Tiên Dung, âu phục cho người làm ăn, đứng tuổi, đang ngồi viết, nửa cúi nhìn mặt biển, nửa nhìn lên ra bên ngoài. Tượng thứ hai tên Mỵ Châu, khoả thân nửa ngồi nửa nằm như nàng Maya của Goya, nhưng không tựa trên nhung lụa, ánh mắt vừa chấp nhận vừa thách đố số phận. Tượng thứ ba, Âu Cơ, là một bà má miền Nam mặc áo bà ba, ngồi trên ghế cao loại dùng cho giây chuyền lắp ráp điện tử, tay cầm một bo mạch điện tử nhưng mắt nhìn vào nội tâm, vẻ mặt bình an. Tượng thứ tư Man Nương mặc T-shirt và Blue Jeans, trẻ nhất, trên 30. Cô đứng đằng sau Tiên Dung và mặt rất giống Tiên Dung, nhìn về cả ba người đàn bà, nhưng lại có vẻ gì hơi xa cách.
    Mỗi bức tượng trong quần thể điêu khắc vừa hoà đồng vừa tương phản với những bức tượng khác.
    Tiên Dung
    Đã sống như nhiều nữ sinh viên Mỹ khác, đã thành đạt, từ chối người yêu thời sinh viên là một thanh niên Mỹ thượng lưu: "cái gì bạn cũng có và còn, tôi hoàn toàn ngược dòng chảy với bạn" (tr.54). Hiện có chồng Việt Nam, một con trai 13 tuổi. Chủ nhân nhiều tiệm ăn, giao người khác quản lý, để rảnh rỗi, viết văn. Sang Mỹ năm 75, sắp sinh nhật 40 tuổi. Tiên Dung được mô tả ở ngôi thứ ba, cùng với đời sống chung quanh bà, với những flash back về quá trình trưởng thành của bà trong đại học Mỹ, nhưng rồi lại quay về sống với cộng đồng bằng cách kinh doanh tiệm ăn. Thỉnh thoảng có chen những đoạn văn bà viết, về một người con gái vượt biển lúc 14 tuổi, tuổi của bà:
    "Những con cá ngọ nguậy. Nó nghe rõ làm sao. Yên đi, yên đi nào. Yên đi, bé nhé. Anh đây, bé ơi bé à... Có tiếng rong rêu gọi. Âm Vọng vượt trườn qua nó. Trùng khơi. Bé và anh hãy cùng vượt... "
    Vì đã vượt qua nhiều khó khăn, chịu thiệt thòi, trong quan hệ nam-nữ, bà ý thức rất rõ về bất bình đẳng nam nữ trong xã hội, văn hoá Việt Nam:
    "Bà nhọc nhằn gắng tỉa dòng suy tưởng hắc ám mọc rễ. Nó có khả năng làm bà điên tiết: Tấm hình chụp bầy con gái mười một mười ba mười lăm mười bẩy tan trường trong tấm áo dài phin nõn, lụa là trắng phau phau. Trong đám ấy, bao đứa bé đang có kinh, phải xoay sở băng bó thế nào, để đừng lan chảy thấm ướt ra quần, cũng đồng màu trắng phau phau (...) Bao đứa bé đang lấy cặp che gò vú đang nẩy nở, chỉ cần làn gió nhẹ đong đưa, phô bày khoảng lưng trần mượt mà con gái trinh nguyên (...) Ai là người sáng chế, nghĩ ra nữ sinh Việt Nam phải bận áo dài trắng quần trắng, bó sát thân thể đang vươn sức sống ? Điệu đà thục nữ đoan trang dịu dàng mềm mại e ấp. Trinh trắng. Hồn nhiên. Ngây thơ. Nữ tính. Tự do phải bị băng bó. **** ! bà chửi thề. Trò rửa mắt hả hê của bọn đàn ông... " ( tr. 92)
    Không ngần ngại ghi lại trung thực những phản ứng thô tục của những người chung quanh bà:
    " Hằng, chồng là Việt kiều về nước lấy, đưa qua Mỹ được sáu tháng, đang làm technician cho hãng Apple. Con Hằng đang để ý Josh, kỹ sư Mỹ, chưa tới 30, độc thân (...) "Nếu bỏ chồng, nó ***** thèm hai đứa mày. Nó mê Mỹ, con trai Mỹ. *** Mỹ vừa dài vừa to, sức một thằng nó gấp mấy hai đứa mày". Chú Khèng nói tỉnh bơ, hai tay thoăn thoắt bào cà rốt. " (tr. 47)
    Tại sao một người có khả năng thành đạt trong xã hội Mỹ lại quay về sống với cộng đồng, và viết văn bằng tiếng Việt. Một văn hoá, một quá khứ không thể dứt bỏ, là giải thích cho những lựa chọn của Tiên Dung?
    "Một thứ, em mang theo, là Ngôn Ngữ. Gìn giữ nó, tức gìn giữ em. Nước máu nước mắt nước biển nước bào thai dòng sữa mẹ đồng mặn chát.
    Nhìn thẳng vào đại dương, vào em. Em thề." ( tr. 98)

  8. Nethiu

    Nethiu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2005
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Mỵ châu
    Nuôi người cha của bố con gái và hai con. ******** thường xuyên với một thanh niên Mễ. Nghề neo-ke.Vừa làm đĩ vừa quét dọn nhà cửa với một trí thức Ấn Độ để có thêm tiền. Kể chuyện đời mình, chuyện cộng đồng chung quanh, quá khứ và hiện tại, dưới dạng nhật ký:

    "Đen hơn mõm chó. Hai đứa con hai đời chồng cộng thêm lố đàn ông chẳng ra giống gì. Lắm mối tối nằm không. Con Tiên có cha cũng như không, thằng Lô cha không nhìn nhận. Bao nhiêu lần mình tự hứa là phải khôn ngoan, tỉnh táo với bọn đàn ông con trai nhưng sao khó khăn không hãêm được. Cứ thấy đàn ông là chừng chực lao vào. Y chang con thiêu thân lao vào lửa, cháy trụi rụi lông. Mình biết những gì mình đang... chơi là chơi với dao, mà chơi dao là có ngày đứt tay chảy máu. Tay cũng đã từng bị đứt nhiều lần nhưng sao thấy dao lại ưa mó máy tay chân là sao hả trời?
    (...) Hai đầu vú mình bị thâm đen, nở toè loe như bông kèn dù không cho đứa nào bú. Đứa đầu mổ, không có sữa. Đứa thứ hai cũng mổ, không cho con bú vì sợ vú hư. Vú mình con không bú mà chỉ toàn đàn ông con trai bú, mút, ngậm, nút, mò, đè, ngấu, nhai... Ngồi đếm lại, tổng cộng cũng hơn mười đầu ngón tay. Thằng nào cũng thích, từ già tới trẻ, từ Mễ tới Ấn, mà mình cũng thấy đã điá mới chết cha chứ." ( tr. 107-108)

    Trích thế chắc đủ về văn phong của trường đoạn này. Có những chỗ còn sống sượng thô tục hơn nhiều. Nhưng đoạn trên đây đủø tiêu biểu cho cái thẳng thừng đáng nể của nhà văn. Nó ghê gớm không phải vì sống sượng thô tục, mà vì dám nói ra cùng một lúc cái bản năng ấy cùng với bản năng mẫu tử, cùng với những tình người khác. Tại sao không? Trong mỗi người chắc chắn hiện diện đồng thời nhiều thứ tình và nhiều thứ tính. Nói ra đồng thời như thế là một thái độ văn hoá chính trị, là phủ nhận thang giá trị sẵn có để đặt ngang hàng tính dục và những tình người, những hệ luỵ khác. Mặc dù tác giả cũng không nhắm mắt trước số phận thực tế một con người nổi loạn, vì tính dục quá mạnh, như vậy. Dù có ở Việt Nam hay ở trong xã hội di tản tại Mỹ thì Mỵ Châu cũng phải chịu những thiệt thòi khốn khổ, do không được giáo dục đến nơi đến chốn, do những chọn lựa ******** chỉ có thể sai lạc... Tôi đã đọc một tự truyện của một người "tính dục quá mạnh" như Mỵ Châu, nhưng sống ở Pháp và thành đạt. Tự truyện của bà (la vie ***uelle de Catherine M., tác giả Catherine Millet, nxb. Seuil, coll. Points, 2002) một thời ai cũng nói đến, nổi đình đám, best seller... cũng trần trụi sống sượng. Nhưng đọc thì chán như cơm nếp nát, mô tả lâm sàng về một người nữ đa dâm, chấm hết, mà ai lại không biết trên đời có những người như thế! Không một liên hệ đến đời sống xã hội của bà ta, chuyện thịt da mà không "có da có thịt" của đời thường thì cũng chẳng ra sao. Cả về giá trị văn chương lẫn giá trị văn hoá xã hội cuốn ấy là một con số không lớn tướng, không thể so sánh với "Âm Vọng". Thế mà... Giải thích hiện tượng sách bán chạy này cũng lý thú, nhưng thôi, lạc đề.
    Ngoài cái khổ do "nghiệp chướng" bà ta phải chịu, Mỵ Châu vẫn là người đàn bà bao dung, đi làm nuôi con, nuôi cả bố của thằng chồng hờ đã bỏ đi, và vẫn có cái nhìn tỉnh táo về xã hội quanh mình.
    "niềm vui của ông giờ đây là gặp lại vài ba người bạn lính trước thời 75, rôm rả chuyện trên trời dưới đất, vạch trần tội ác Cộng Sản, chửi lính Cộng Hoà hèn yếu, chính phủ Mỹ phản bội... Mỗi lần mấy ông bạn già tới chơi là mình lỉnh vào phòng để mấy ổng tự do thoải mái uống trà, rung đùi bàn chuyện phục quốc, khen chê xã hội Mỹ, buồn vui theo cộng đồng tỵ nạn..." (tr. 136) Và vẫn có một mối tình thắm thiết với một anh đàn ông bất lực về tính dục.
  9. Nethiu

    Nethiu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2005
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Âu Cơ
    Chồng học tập cải tạo rồi chết bệnh trong trại, bà đem con vượt biển và chịu mọi thống khổ trong chuyến đi ấy. Làm assembler trong một hãêng điện tử để nuôi hai con, không có đời sống ********. Con gái vừa xong luận án tiến sĩ, nhưng con trai rất vắng mặt. Cả đoạn truyện về Âu Cơ là những bức thư bà viết cho người con trai. Kể lại tất cả: quá khứ, thời gian hội nhập vào xã hội Mỹ, những điều mắt thấy tai nghe trong cộng đồng, các dự tính với con gái... Bà là người lớn tuổi nhất, "gần sáu boù" (tr. 271).
    Trường đoạn này dài nhất trong truyện, miên man đủ thứ. Mỗi bức thư là một câu chuyện ngắn gọn như một bức ảnh. Ngôn ngữ dịu dàng tế nhị của người mẹ tương đối có học thức nói với người con rất thương yêu, mặc dù bà có thể nói đến những vết hằn sâu nhất. Tôi nghĩ nếu xuất bản riêng trường đoạn này thì nó sẽ được đón nhận và ngợi khen rộng rãi. Vì nó cổ điển, và thật thành công trong cái cổ điển đó. Rất cảm động. Bạn đọc sẽ đọc trường đoạn Âu Cơ từ đầu đến cuối không bị sốc, mà sẽ ngấm dần một nỗi đau.
    Ở đây chỉ giới thiệu trích đoạn hai bức thư, trong số gần 70 bức thư khác nhau:
    "Minh thương của má,
    Hôm nay là ngày giỗ ông ngoại, má thắp hương, bày hoa quả, nấu nồi chè đậu đen. Má bắt chước bà ngoại ngày trước. Bà ngoại nói ông ngoại thích ăn chè đậu đen lắm. Bà chọn ngày ông ra Bắc tập kết là ngày giỗ (...)
    Thời chiến, ông ngoại từ bỏ bà ngoại cùng bầy con ra Bắc tập kết. Khoác trên người lý tưởng cứu dân cứu nước, tưởng như mình là đức Phật lìa bỏ gia đình đi tìm sự giác ngộ cho mình, cho chúng sinh.
    Thời bình, ba con cũng ra Bắc, với danh xưng gán ghép mới là đi "học tập cải tạo".
    Cả hai người đàn ông ra đi không ngày về. Cũng như bà ngoại, má chọn ngày ba con rời nhà làm ngày giỗ..."(tr.215).
    "Tự Do đồng nghĩa bằng mọi giá, thậm chí vô giá.
    Cái ghe mong manh mười lăm thước dài, bốn thước ngang mặc sức xuôi sóng gió. Nước tiểu nước mưa nước mắt cũng là nước. Máu cũng là nước. Nước ối cũng là nước. Đại dương mặn chát như nước mắt, máu, nước ối.
    Những con tàu làm ngơ, lướt qua... lướt qua... cứ lướt qua...
    Rồi thì lục soát tư trang, tiền bạc, cướp bóc. Tụi đánh cá Thái Lan, da thịt ướp mùi biển mặn. Sương gió ngập ngụa chát đắng.
    Khóc lóc. La hét. Thét gào."

    Nhưng lựa chọn thật táo bạo của tác giả là đã để chung cả bốn bức tượng trong một quần thể. Vì thế cũng có thể bảo rằng "Âm Vọng" là câu chuyện về một nhân vật thôi. Nhân vật trừu tượng đó mang tính cách tổng hợp của nhiều con người cụ thể, nhưng vẫn có cái gì chung nhất của người đàn bà Việt Nam di tản. Thế thì lại đặt ra một câu hỏi cắc cớ khác: Phải chăng trong mỗi người đàn bà đều có một phần nào, dù nổi hay chìm, những điều được mô tả trong ba người kia? Không dám đâu, xin mỗi người tự trả lời và tự chịu trách nhiệm. Một cách khác là thắp hương khấn hỏi nàng...
  10. Nethiu

    Nethiu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2005
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Man Nương
    Man Nương là quá khứ gần của Tiên Dung thì phải, hay Man Nương chính là Tiên Dung, trẻ đẹp hơn, tự do hơn, và thể hiện được ước mơ vừa sống được với người Việt, vừa hội nhập được thực sự với xã hội Mỹ. Có phải chăng chính vì thế phải viết văn:

    "Hôm nay là ngày sinh nhật của tôi. Suỵt anh đừng nói gì cả. Tôi kể cho anh nghe câu chuyện của những người đàn bà trong mọi trạng huống (...) (bà thứ nhất) hằng đêm ngồi viết thư gửi cho linh hồn cậu con trai (...) . Người đàn bà thứ nhì, không hơn tuổi tôi nhiều. Bà thường đùa rằng bà đang làm công việc bịa chữ, kiếm chữ, giữ chữ, ráp chữ, chơi chữ với thái độ say mê nhưng nghiêm chỉnh (...) As a person, bà ta là người cực kỳ đơn giản. As a writer, bà ta lại là người vô cùng phức tạp. Bà thường tự an ủi, phức tạp là bản chất của đời sống (...). Người đàn bà thứ ba thì là chị họ xa của tôi. Ôi! ngày tháng năm như thân xác chị ấy phủ đầy những tình tích! tôi thấy bóng đêm đang chiếm lĩnh dần thế giới trần gian chị ấy..." (tr. 361 - 362)

    Man Nương là người duy nhất có tên, Mây. Mây có mặt trong cả ba tự truyện của ba người đàn bà kia, như một an ủi, một ước vọng, một tương lai. Những vấn đề của Mây vừa còn là của cộng đồng người Việt, vừa đã chuyển phạm vi, mở rộng hơn đến những vấn đề chung của xã hội Mỹ : vấn đề đồng tình luyến ái, vấn đề toàn cầu hoá...
    Viết đến đây lại có vài điều hơi tiếc muốn khấn hỏi người "tứ phương cầu đảo không điều gì không ứng" (tr. 305) là Man Nương: giá chi trong "Âm Vọng" có thêm một bức tượng về những phụ nữ cùng chồng con di tản lúc đã từ 30 đến 40, vợ các trí thức, sĩ quan, bản thân họ cũng có thể là trí thức, mặc dù ít người phải kinh qua những thảm cảnh của thuyền nhân vì di tản một cách tương đối ưu đãi, không phải sống lâu trong các trại tỵ nạn... họ cũng đã phải phấn đấu vật lộn ghê gớm một cách khác trên đất Mỹ để nuôi dạy con cái, để giúp đỡ chồng, không kể những người đã nuôi chồng ở VN và tìm cách đem chồng sang Mỹ. Âu Cơ thiếu cái quan hệ vợ chồng đó, và "Âm Vọng" thiếu người phụ nữ trí thức được đào tạo tại miền Nam trước 75. Cũng xin thêm, sao trong truyện này thiếu hẳn những nhân vật nữ "phản diện"? Theo tôi biết thì trong đám người quay cuồng mù quáng thực sự vì hận thù vẫn đè nặng, của cả bên này hay bên kia, không phải chỉ có đàn ông, và sự hy sinh không bờ bến cho những người thân không nhất thiết đưa đến một thái độ bao dung và sáng suốt. Lại có một điều tôi không hề muốn nói đến mà nhân tiện phải nói đến: một tờ báo tiếng Việt cũng vào loại đứng đắn đã không hết lời ca ngợi một phụ nữ gốc Việt nghiên cứu về vũ khí cho nước Mỹ! chuyện gì đã xảy ra vậy? Không thiếu gì những nhà khoa học nghiên cứu về vũ khí, đàn ông hay đàn bà, ở bất cứ đâu, bất cứ thời nào. Gốc gác của họ là chuyện rất phụ không đáng để ý.
    *

Chia sẻ trang này