1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiểu thuyết thời đại Nhật Bản.

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi NhatLang, 01/02/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. NhatLang

    NhatLang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2005
    Bài viết:
    323
    Đã được thích:
    0
    Hai
    Dân thành Hàm Đan đón chào Ngật Trường như tay cung cự phách nhất đời và nôn nóng chờ những kỳ tích mà chắc hẳn ông sẽ sớm phô diễn. Nhưng Ngật Trường không làm gì thỏa mãn lòng mong đợi của họ. Không một lần nào ông đặt tay lên một cây cung hay một mũi tên. Cây cung lớn bằng dương ông mang theo trong cuộc hành trình, hiển nhiên là ông đã bỏ lại. Khi có người đề nghị ông giải thích ông trả lời giọng uể oải: ?oGiai đoạn tột cùng của hoạt động là không hoạt đông; giai đoạn tột cùng của nói năng là nín lặng; tột cùng trong xạ kỷ là thôi không bắn?. Những người dân sáng dạ của thành Hàm Đan hiểu ngay ý nghĩa lời ông và đứng sững kính nể trước nhà đại cao thủ xạ kích từ chối không đụng đến một cây cung này. Chính việc từ chối không chịu bắn đã khiến danh tiếng của ông càng lớn.
    Đủ các thứ tin đồn và giai thoại được lan truyền rộng xung quanh Ngật Trường. Nghe nói là cứ sau nửa đêm, người ta có thể nghe thấy ai đó kéo một dây cung vô hình trên mái nhà mình. Có người bảo đó là vị thần xạ thủ hằng ngày ở trong linh hồn bậc thầy này và đến đêm, thoát ra để bảo vệ ông chống lại mọi ác quỷ. Một thương gia ở gần đó truyền đi cái tin là một đêm, lão ta thấy rõ ràng Ngật Trường cưỡi một đám mây ngay bên trên nhà lão; duy có lần ấy, ông mang cung và thi tài với Hậu Nghệ và Dưỡng Do Cơ, hai xạ thủ trứ danh của những thời huyền thoại. Lại có một tên trộm thú thật rằng hắn sắp sửa trèo vào nhà Ngật Trường thì chợt có một luồng không khí ào qua cửa sổ, quất vào trán hắn mạnh đến nỗi hắn ngã nhào xuống chân tường. Từ đó, tất cả những kẻ nuôi những ý đồ xấu xa đều tránh vùng xung quanh nhà Ngật Trường và người ta còn nói là cả những bầy chim di trú cũng tránh không bay trên mái nhà ông.
    Danh tiếng ông truyền khắp nước, thấu tận mây xanh và Ngật Trường ngày một già. Hình như càng ngày ông càng nhập vào trạng thái trong đó cả tâm trí và thể xác đều không chú ý đến những sự vật bên ngoài mà đơn độc tồn tại trong sự thanh thản, đơn sơ và tao nhã. Bộ mặt thản nhiên của ông trút bỏ mọi vết tích của biểu cảm; không một ngoại lực nào có thể quấy rối sự trầm tĩnh hoàn toàn của ông. Bây giờ rất hiếm khi ông nói và người ta cũng không thể khẳng định rằng ông có còn thở hay không. Nhiều khi chân tay ông dường như trần trụi và vô sinh khí như một cây héo. Ông trở nên hòa đồng với những quy luật cơ bản của vũ trụ, xa biệt khỏi những bấp bênh và mâu thuẫn của sự vật ngoại hiện, đến nỗi trong buổi xế chiều của cuộc đời, ông không còn biết đến sự khác nhau giữa ?otôi? với ?onó?, giữa ?ocái này? với ?ocái kia? nữa. Tình muôn hình nghìn vẻ của những ấn tượng giác quan không còn liên quan đến ông nữa; mắt ông có thể là tai, tai có thể là mũi, mũi có thể là mồm, ông cũng bất cần.
    Bốn mươi năm sau khi xuống núi, Ngật Trường bình yên từ giã cõi đời như làn khói biến vào bầu trời. Trong bốn mươi năm ấy, ông không một lần nhắc đến chuyện xạ thuật, nói chi đến cung tên.
    Về năm cuối cùng của đời ông, có chuyện rằng: một hôm ông đến thăm nhà một người bạn và thấy trên bàn một vật trông quen quen mà ông không sao nhớ nổi tên và công dụng của nó. Sau khi lục soát trí nhớ một cách vô hiệu, ông quay sang người bạn và nói: ?oXin thân hữu cho biết: cái vật trên bàn kia tên nó là gì và nó dùng để làm gì??T. Chủ nhân bèn cười lớn như thể Ngật Trường nói đùa. Ông già hỏi gặng thêm, nhưng người bạn lại cười, tuy lần này thì có phần phân vân. Khi được hỏi lại nghiêm túc đến lần thứ ba, một vẻ sững sờ hiện lên trên mặt người bạn. Ông ta nhìn chăm chăm vào Ngật Trường và sau khi chắc chắn rằng mình đã nghe đúng cũng như ông già không điên cũng chẳng nói rỡn, ông ta lắp bắp bằng một giọng kinh dị: ?oÔi, tôn sư, ngài quả là bậc thầy lớn nhất của mọi thời đại. Chỉ có như vậy ngài mới có thể quên được cái cung ?" quên cả tên lẫn công dụng của nó!?.
    Nghe nói là sau đó ít lâu, ở thành Hàm Đan, họa sĩ bỏ bút vẽ, nhạc công dứt đứt dây đàn và thợ mộc thì xấu hổ mỗi khi bị trông thấy tay cầm thước.
  2. NhatLang

    NhatLang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2005
    Bài viết:
    323
    Đã được thích:
    0
    Gần đây thấy có tay viết Việt Nam là Bàn Tải Cân cũng có truyện tương tự là "Lập trình sư".
    Một tay lập trình cấp vũ trụ không hề nhắc đến máy tính/ lập trình là gì và cũng không sống bằng nghề liên quan đến máy tính.
    Dưới đây là truyện "Lập Trình Sư" của Bàn Tải Cân, xem ra rất giống với ý tưởng của Nakajima Atsushi
    Lập trình sư
    Vài thế kỷ trước tại Hà thành có chàng trai trẻ tên gọi Tích Gia Văn, là sinh viên năm cuối khoa Công nghệ thông tin Đại học Bách khoa Hà Nội. Văn bình sinh thích viết phần mềm máy tính, rất có kỹ năng lập trình. Không những bạn bè đồng khoá đều khâm phục chàng mà ngay cả các giáo sư uyên bác cũng phải nể vì, coi Văn như một tài năng thuật toán đầy triển vọng. Các đoạn mã Văn viết ra bao giờ cũng sáng sủa, lề chuẩn, đầy đủ comment nhưng lại rất súc tích và tối ưu về giải thuật.
    Tốt nghiệp loại xuất sắc nhưng Tích Gia Văn không vội vàng tiếp nhận những lời đề nghị làm việc ở những vị trí then chốt trong các công ty phần mềm lớn. Cái mà chàng cần lúc này là một sự nghiệp lẫy lừng, một danh tiếng vọng toả trong giới lập trình viên toàn thế giới. Văn quyết định tiếp tục con đường học vấn. Chàng tìm sang Ấn Độ làm thạc sĩ khoa học dưới sự hướng dẫn của một vị giáo sư uyên bác người Việt gốc Mỹ, giảng viên một trường đại học lớn ở Bangalore. Sau buổi sát hạch, vị giáo sư bảo Văn: ?oCậu có kỹ năng tốt, chỉ còn thiếu kỷ luật?. Văn buồn lắm, nhưng ý chí cầu tiến khiến chàng trong suốt ba năm ròng rã quyết tâm theo thầy mà tự khép mình vào thứ kỷ luật nghiệt ngã của đủ mọi loại qui trình sản xuất và qui trình quản lý chất lượng phần mềm. Sau ba năm Tích Gia Văn đã trở nên một trưởng dự án siêu hạng, có thể phụ trách những project cực lớn với sự tham gia đồng thời của hàng chục ngàn lập trình viên thuộc đủ mọi sắc tộc.
    Xong luận án thạc sĩ ở Ấn độ, Văn xin được học bổng sang Hoa Kỳ làm tiến sĩ ở Silicon Valley, tiếp tục con đường phát triển sự nghiệp của mình. Ông thầy tiếp theo của Văn là một học giả lớn gốc Campuchia, người chuyên viết các khảo cứu về chất lượng mã nguồn cho các công ty phần mềm đạt tiêu chuẩn CMM5 trở lên. Sau khi tiếp xúc, ông bảo Văn: ?oCậu có kỹ năng và kỷ luật tốt, chỉ còn thiếu sáng tạo?. Cảm thấy hổ thẹn về lời nhận xét quá chính xác, Văn cật lực theo ông thầy lăn vào những cuộc luyện tập sáng tạo vô bờ. Kết quả của công cuộc đó là những phần mềm tuy nhỏ, nhưng kỳ diệu đến mức có sản phẩm đã được đề cử Probel - một giải thưởng dành cho những phần mềm sáng tạo xuất chúng, tương đương với giải Nobel trong khoa học. Ba năm sau, vào năm Giáp Dậu, trong buổi lễ nhận văn bằng tiến sĩ, ông thầy gọi Văn đến mà bảo rằng: "Trình độ của ta nay cũng không bén gót cậu được nữa, giờ là lúc cậu tung hoành rồi". Nói đoạn cho Văn xuất môn.
    Cũng vào mùa thu năm đó, Việt nam đứng ra đăng cai tổ chức cuộc thi Lập trình Quốc tế lần thứ nhất tại núi Trúc, ngọn núi cao nhất trong dãy núi Bò ở thủ đô Hà Nội. Đây là cuộc thi thu hút các tài năng lẫy lừng nhất trên khắp thế giới về tham dự. Tất nhiên Tích Gia Văn không thể bỏ lỡ cơ hội mỗi năm có một này, bởi đó là dịp để chàng thể hiện tài năng xuất chúng cùng những tuyệt chiêu cái thế sau bao năm tu luyện ở hải ngoại. Văn tự tin rằng với trình độ hiện có, chàng sẽ nắm chắc giải nhất, nếu không nói là giải đặc biệt. Quả thật lúc đó danh tiếng của Tích Gia Văn đã lớn đến mức khi chàng đáp máy bay trở về Việt nam dự thi, hơn hai ngàn thiếu nữ mắt vàng môi tím quần lót áo yếm - là mốt thời thượng khi đó đã chầu chực sẵn ở sân bay Nội Bài để được chiêm ngưỡng dung nhan và xin chữ ký của chàng. Bộ trưởng Bộ Phần mềm cũng đích thân ra tận chân cầu thang máy bay đón nhân tài đất Việt hồi hương.
    Vòng sơ khảo diễn ra khẩn trương, các đối thủ bọt bèo nhanh chóng bị loại. Nhiều thí sinh đến từ Mỹ, Ailen, Israel, Trung Quốc, Ấn Độ? hết sức buồn rầu, thất vọng và tức giận vì không được lọt vào vòng trong. Nhưng biết làm sao khi họ không đủ tài năng và đức độ. Tích Gia Văn dẫn đầu vòng sơ khảo và lọt vào vòng chung kết cùng hai thí sinh khác, đều là người Việt, tên là Tồn Toàn Lương và Mặc Kim Chân. Cuộc thi chung kết được tổ chức đúng vào một buổi tối mùa thu heo may nhè nhẹ, khán giả tập trung về núi Trúc đông đến nghẹt thở. Một hàng rào cảnh sát được giăng kín dưới chân núi để đảm bảo an toàn cho cuộc thi. Trên đỉnh núi đèn hoa chăng rực rỡ. Sau lời khai mạc trọng thể và cảm động, Ban giám khảo dõng dạc đọc đề thi chung cho cả ba thí sinh: ?oLập phần mềm diễn giải các giấc mơ theo vô thức tập thể của Jung?. Thời gian làm bài là 30 phút, không kể thời gian cúi chào. Trên khán đài, ba nàng thiếu nữ sắc đẹp mê hồn cơ thể tuyệt mỹ ăn vận hở hang đang nằm tênh hênh thiu thiu ngủ trên ba chiếc xô-pha. Những bộ cảm biến vô cùng tinh tế được gắn vào vầng trán thanh khiết của các mỹ nhân, thu lại những cơn mơ êm ái và truyền vào hệ thống máy tính như đầu nhập dữ liệu. Một màn hình không gian cực lớn độ nét siêu đẳng được trang trọng đặt giữa khán đài, khiến cho trong vòng trăm dặm đều có thể thấy rõ những gì đang diễn biến.
    Tích Gia Văn thở phảo nhẹ nhõm. Đề thi lần này chàng thông hiểu như lòng bàn tay vì đã lập không ít hơn 300 phần mềm tương tự. Là người trình diễn đầu tiên, Văn tự tin bước lên khán đài. Chàng cúi chào khán giả trong tiếng vỗ tay hoan nghênh nồng nhiệt của các ái mộ viên, rồi khoan thai bước đến bên chiếc máy tính để sẵn. Văn nhắm mắt hít một hơi thật sâu và đặt nhẹ hai tay lên bàn phím. Toàn bộ design cùng hàng ngàn diagram của bài toán đã được chàng thiết kế hết sức cặn kẽ - bên trong não bộ. Đột nhiên từng dòng từng dòng mã lệnh tuôn trào từ đôi bàn tay thanh tú. Các khối lệnh cùng các mảng nhị phân do Văn trực tiếp gõ bằng mã máy cứ dồn lên dồn xuống nhịp nhàng, hào hoa và vô cùng chuẩn xác. Không một lần phải nhấn nút Delete, không một lần cần bấm BackSpace. Ban giám khảo chỉ biết nín thở lắc đầu thán phục. Tích Gia Văn hoàn tất bài thi trước thời gian qui định 5 phút. Toàn bộ chương trình của chàng không hề có lấy một lỗi nhỏ trong cú pháp hay thuật toán, hơn nữa còn được tối ưu bởi phép biến mã Korpio-Kaluza-Klein. Nắm chắc giải vô địch trong tay, Văn kiêu hãnh cúi chào khán giả, khẽ hôn gió cảm tạ ba thiếu nữ vẫn đang mơ màng giấc điệp rồi khoanh tay lùi qua một bên.
    Sau Tích Gia Văn là phần trình diễn của Tồn Toàn Lương, thí sinh thứ hai. Lương người nhỏ gầy, da trắng, vốn là tiến sĩ nhạc viện Hà nội nhưng vì trót thích vi tính nên đã học thêm bằng hai về kỹ nghệ phần mềm. Tồn Toàn Lương quay sang nhìn Văn đầy vẻ thông cảm, đoạn yêu cầu Ban giám khảo cho đặt một chiếc micro nhạy cạnh bàn phím nơi chàng trình diễn. Không gian đột nhiên tĩnh lặng. Đám đông hàng trăm ngàn người mà im phăng phắc, chỉ còn lác đác những tiếng tim đập rộn ràng vì hồi hộp của các thiếu nữ mới lớn. Bỗng những âm hưởng lạ lùng bất chợt vang lên, khi sâu lắng da diết, khi hào hùng cuồn cuộn. Đó là những âm thanh của sự tiếp xúc những ngón tay Lương với các con chữ trên bàn phím. Chúng làm nên cả một dàn nhạc giao hưởng với hàng trăm loại nhạc cụ khác nhau, hoà quyện trong giai điệu tuyệt vời của bản giao hưởng Hành khất, số 9 op 16 cung fa giáng trưởng của nhạc sĩ thiên tài Phsytomum. Song song với đó là những dòng lệnh bất tận tuôn trào trên màn hình cực lớn. Mọi người cùng choáng lặng đi trong những âm thanh trầm hùng, trong khung cảnh của một buổi đại hoà nhạc lạ lùng nhất thế kỷ. Bàn giao hưởng kéo dài đúng 29 phút 35 giây, và phần mềm được hoàn tất với đầy đủ các tính năng cần có, không lỗi và trọn vẹn.
    Phần thi thứ ba do thí sinh Mặc Kim Chân trình diễn. Chân người cao lớn, mặt rất đen, vận bộ đồ ký giả, trông đăm chiêu ngơ ngác như đang suy tính điều gì mông lung lắm. Chương trình của Chân làm ra cũng được đánh giá là không kém phần hoàn thiện so với hai chương trình trước, nhưng cách gõ lệnh của Chân không có được nhạc tính hào hùng như của Lương, thời gian làm bài lại lâu hơn của Văn chừng 2 phút. Tuy nhiên khi ban giám khảo review lại những đoạn code Chân viết thì cả biển người bỗng sững sờ kinh ngạc. Văn cũng lặng đi vì hãi hùng khi đọc thấy trên màn hình không chỉ là những trang mã lệnh khô khan mà là cả một trường thi đại tác. Cách sử dụng cú pháp liên hoàn của 32 liên ngữ lập trình, cách đặt tên biến và tên hàm, cách khai báo các lớp và khởi tạo đối tượng của Mặc Kim Chân khéo léo đến độ đã biến toàn bộ những dòng lệnh và chú giải xen kẽ trong chương trình thành một bài thơ lục bát liên hoàn, lời lời tựa mây vần gió vũ uyển chuyển bất tận, đọc xuôi cũng không được mà đọc ngược cũng không xong. Không những thế phần mềm của Chân còn sinh thêm những yếu tố ngẫu nhiên trong cách luận giải giấc mơ, khiến kết quả trở nên vô cùng chính xác.
    Tất nhiên năm đó Tích Gia Văn đành ngậm ngùi ôm giải ba. Tài năng của Tồn Toàn Lương và Mặc Kim Chân khiến chàng cảm thấy bất lực trên con đường chinh phục đỉnh cao của trình nghiệp. Có kẻ cho Văn hay rằng cả hai đối thủ trong cuộc thi hôm đó đều là đệ tử chân truyền của một đại cao thủ hiện đang ẩn thân trên hang Gió thuộc đỉnh Phan-xi-păng quanh năm mây phủ. Không chần chừ, chàng lại khăn gói quả mướp đem lễ vật leo núi tầm sư học đạo. Tới nơi, Văn gặp một cụ già lông trắng tóc xanh, gần như khoả thân đang múa hát giữa gió núi ***g lộng. Xung quanh hoa cỏ tưng bừng, chim thú tụ tập rất đông. Biết là kỳ nhân Văn vội đến quì lạy, hai tay nâng chiếc laptop cấu hình cực mạnh lên làm lễ vật, đoạn xin khấu kiến. Chỉ thấy ông già mỉm cười âu yếm, bước lại gần Văn hỏi: ?oCậu xin học gì?. Văn đáp: ?oXin học lập trình?. Ông già lại nhẹ nhàng hỏi: ?oKhông có máy tính cậu có lập trình được không??. Văn nghe vậy thì giật mình, run tay đánh rơi cả lễ vật. Chiếc laptop tuột khỏi tay lao thẳng xuống vực sâu muôn trượng vỡ tan như cát bụi. Ông già ngắm Văn một chặp rồi cười nói: ?oCậu có kỹ năng, kỷ luật và sáng tạo tốt, chỉ còn thiếu duyên dáng?. Văn nghe vậy thì hoang mang quá, không dám ngẩng đầu lên. Ông già lại tiếp: ?oCon người vốn đã quen lập trình từ rất lâu trước khi có computer. Bác thợ săn lập trình cho đường tên mũi đạn, anh nông dân lập trình cho mùa vụ bội thu, đám thương gia lập trình cho đầu tư sinh lãi, các tình nhân lập trình để chăn gối giao hoan, bà nội trợ lập trình cho gạo cơm bếp núc, ông văn sĩ lập trình cho con chữ câu thơ. Thoảng hoặc có nhà tư tưởng vĩ đại lập trình cho phát triển của toàn xã hội, có vị hoàng đế hùng mạnh lập trình cho số phận của cả quốc gia? Chung qui lại cũng không thoát khỏi cái Chương trình lớn đã được lập trình sẵn bởi Tạo Hoá?. Văn bắt đầu ngộ ra, thưa: "Vậy lập trình không máy tính là thế nào?". Ông già cười ha hả, đáp: "Người là máy, máy là người, khi không có máy thì mọi vật đều là máy, khi có máy thì máy cũng không còn là máy nữa. Làm sao tự lập trình được cho bản ngã mới là công quả vậy". Cứ thế hai thày trò một người giảng giải, một người lắng nghe. Khát thì uống sương trời ngưng đọng. Đói thì ăn chim thú rán giòn. Chốc đà mấy thu đã trôi qua.
    Ba năm sau Tích Gia Văn từ biệt sư phụ hạ sơn về miền trung lập nghiệp, thành lập công ty du lịch lữ hành và khách sạn lớn nhất ở bãi biển Thiên Cầm thuộc huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh. Hàng ngày nghe tiếng sóng gió lao xao, nhìn bờ cát trắng thoải dài, ngắm hai bờ đá núi xanh ngắt. Sáng lên non chạy đua chim ****, chiều xuống biển lặn thi cá rồng. Lấy vợ đẻ con. Ngâm thơ uống rượu. Vào mùa khách khứa thì tất bật lo toan, những lúc rảnh rang thì chơi golf tennis. Có điều lạ là Tích Gia Văn tuyệt nhiên không động đến máy tính, thiết bị, nối mạng, bảo mật, lại càng không bao giờ lập trình nữa. Thế mà thiên hạ ai cũng gọi Văn là Lập trình sư.
    Đại từ điển Bách khoa thư tiếng Việt, xuất bản năm 2056, trang 4581, dòng 21 có định nghĩa về Lập trình sư: "Là lập trình viên đẳng cấp cao, tự lập trình được cho bản ngã, chương trình chạy ít lỗi, tiết kiệm tài chính, bảo mật, an toàn trước tai hoạ và môi sinh, ổn định trước nổi trôi của thế cuộc, khiến cuộc sống bản thể thêm kỳ diệu lo âu mà huyền ảo, khiến xã hội thêm đa dạng rối ren mà phong phú".
    Theo định nghĩa này thì Tích Gia Văn cũng đáng được gọi là Lập trình sư vậy.
    Bàn tải cân
  3. NhatLang

    NhatLang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2005
    Bài viết:
    323
    Đã được thích:
    0
    Bóng Trăng
    Truyện ngắn ''''Tsuki Kage'''' (Bóng trăng) của nhà văn Kita Ryutaro được đăng trên tạp chí Blackbelt năm 1970 dựa trên một sự kiện có thật nhằm tái hiện một chiêu thức đã thất truyền từ lâu trong kiếm thuật Nhật Bản bởi sự đặc biệt của nó.
    Người dịch: Hiba Nhất Như
    Chỉ có những võ sĩ với sáu ngón tay mới có thể học được chiêu thức này.
    TSUKI KAGE
    (Chú thích lịch sử:Thành chủ xứ Ueno, Kami izumi Isenokami Nobutsuma là người sáng lập ra phái kiếm Shinkage Ryu vào cuối thế kỉ XVI. Sau khi lang bạt khắp chốn giang hồ, ông dừng chân tại làng Yagyu thuộc xứ Yamato. Sau khi đánh bại Người mạnh nhất của dòng họ Yagyu là Muneyoshi, nhận thấy tư chất người này khác thường nên đã truyền lại kiếm pháp phái Shinkage cho Yagyu. Vì thế sau này kiếm phái Yagyu còn có tên là Yagyu Shinkage. Cùng thời, đại sư Nobutsuma nhận Matsuda Oribe No Suke làm đệ tử. Sau khi ông mất thì Yagyu Muneyoshi và Oribe No Suke mỗi người đã đi theo con đường riêng của mình. Khi vị Daimyo mà nhà Yagyu suy sụp thì Matsuda nhân đó chiếm đoạt tài sản và sát hại người của dòng họ Yagyu. Đến khi Muneyoshi nhắm mắt vẫn chưa rửa được mối hận....)
    =============================================================
    Một ngày xuân năm Keicho thứ sáu (1601), một bầu không khí nặng nề bao trùm toàn bộ võ đường phái Yagyu ở Edo.Chưởng môn nhân Yagyu Munenori cho vời Sadaki Matemon,võ sinh tài giỏi nhất của sư phụ Sekishusai ( tức Muneyoshi )đã khuất đến.
    - Sadaki Matemon. Các hạ có biết vì sao ta cho vời các hạ đến không? Ta có một nhiệm vụ quan trọng muốn giao cho các hạ.Ta vừa được thông báo là Oribe No Suke vừa mở một lưu phái ở Nara.
    - Matsuda Oribe Nosuke!
    Sadaki Matemon khẽ thốt lên, gương mặt chăm chú.
    - Ta tin rằng các hạ vẫn chưa quên ước nguyện của cha ta, sư phụ của các hạ chứ ?
    - Thưa, đã hàng bao năm nay tại hạ không lúc nào không mang theo tâm niệm của sư phụ trong trí óc.
    Matemon đáp.
    - Ngày mai các hạ sẽ đến Nara với mười võ sĩ giỏi nhất của phái Yagyu chúng ta. Cả Oribe No Suke và cha ta đều là những học trò xuất sắc nhất của đại sư Isenokami. Hắn ta giờ đã già nhưng các hạ phải cẩn thận.
    - Tại hạ sẽ cẩn thận.
    Sadaki Matemon hơi rướn người, tay trái với lấy cái zabuton (tọa bồ đoàn) anh đang ngồi rồi ném thẳng lên không trung.Trong sát na, tay phải rút thanh đoản kiếm wakizashi đeo bên sườn ra chém hai nhát ngọt sớt.Tấm zabuton bị phân thành bốn mảnh rơi xuống.
    - Số phận của Oribe Nosuke sẽ như thế này.
    Matemon nói đoạn chào cúi chào chưởng môn nhân rồi lui.
    ĐÊM TRĂNG RẰM
    Vào khoảng nửa đêm có mười một người xuất hiện bao vây bên ngoài võ đường Jinkage ở Nara. Ba người chặn cổng sau, ba người chặn bên cạnh lối vào còn Sadaki Matemon cùng bốn người còn lại gác ở cổng trước. Một người gõ cửa, một thanh niên bước ra.
    - Hãy báo với sư phụ ngươi, Matsuda Oribe Nosuke rằng có người của phái Yagyu đến đây đòi lại món nợ cũ.
    Một lúc sau, trong võ đường tiến ra một nhóm người. Một lão nhân độ tuổi lục tuần, người thanh niên ra mở cổng cùng sáu người mặc võ phục và một thiếu niên chừng mười lăm tuổi.
    - Ta là Sadaki Matemon, võ sĩ phái Yagyu đến đây giải quyết món nợ mà ngươi thiếu sư phụ đã khuất của ta.
    Matemon dũng dạc tuyên bố.
    - Sự cố đó đã xảy ra cách đây đã gần hai mươi năm rồi và ta hầu như đã quên mất chuyện đó.Nhưng ngươi đã đến đây rồi thì xem như không tránh khỏi một cuộc tử thí!
    Oribe Nosuke khẽ nói.
    - Đúng !
    Sadaki Matemon nói và bước lùi lại. Chàng rút thanh gươm từ từ, hai tay nâng nó lên ngang tráng với lưỡi gươm hướng lên trời.Thanh Katana của Matemon không giống với những thanh gươm bình thường khác. Lưỡi gươm cực kì bóng loáng, phản chiếu như mặt gương. Còn đốc kiếm thì không cố định mà có thể di chuyển được.
    Oribe Nosuke nhìn thế thủ của đối phương bất giác thốt lên với sự ngạc nhiên lẫn sợ hãi.
    - Tsuki kage !
    - Đúng!
    Matemon đáp một cách lạnh lùng. Bàn tay phải tì vào đốc kiếm theo một lối đặc biệt và Oribe thấy Matemon có sáu ngón tay, ngón thứ sáu chèn bên dưới đốc kiếm.
    - Ngươi có sáu ngón tay. Thảo nào ngươi có thể tung ra tuyệt chiêu này!
    Oribe ngước nhìn mặt trăng tròn vành vạnh trên bầu trời đêm không gợn bống mây. Máu nóng dồn cả ra khuôn mặt lão.
    - Hôm nay là ngày mấy?
    Lão quay sang hỏi đám đệ tử.
    - Thưa, hôm nay là ngày rằm tháng ba...
    - Ngươi chọn đúng thời điểm rồi đấy! Xem ra đêm nay ta phải bỏ xác nơi này thôi.
    Oribe thở dài và rút kiếm.
    - Khoan đã! Yagyu và Shinkage đều có chung một nguồn gốc.Thật không đáng để người ngoài nhìn chúng ta đánh nhau.
    Matemon yêu cầu.
    - Chẳng có ai là người ngoài cả. Sáu người mặc võ phục này là đệ tử của ta. Người thanh niên này là con trai ta và cậu bé này là con trai vị Daimyo quá cố của ta và là con nuôi ta.
    Khi Matemon nhìn từng đối thủ một thì Oribe bỗng la lớn như có chủ định
    - Chỉ những người với sáu ngón tay mới có khả năng lãnh hội chiêu thức Nguyệt Ảnh! Thật hiếm có!
    Không ai chú ý khi cậu thiếu niên lặng lẽ khoanh tay trước ngực và giấu đôi bàn tay của mình vào ống tay áo. Cũng không ai biết rằng cậu có sáu ngón ở mỗi bàn tay.
    NGUYỆT ẢNH
    - Chuẩn bị chưa?
    Matemon xoay cổ tay, lưỡi gươm lấp loáng phản chiếu ánh trăng đêm rằm.
    - Trongg...
    Matemon đẩy mạnh đốc kiếm bằng ngón tay cái và ngón thứ sáu. Bóng nguyệt chiếu thẳng vào mặt Oribe, lão thấy một ánh chớp lóe lên trong mắt .Theo bản năng, lão vung gươm thủ thế thượng đoạn. Ánh chớp biến mất.
    Matemon bước tới một bước.
    - TRONGG....
    Sadaki vung kiếm và luồn ánh sáng lần nữa chiếu thẳng vào mắt địch thủ. Oribe nhìn thấy một luồn sáng lạnh lẽo khác ánh lên trong mắt và bước lui một bước. Lúc này Matemon đã đến gần lão lắm rồi.
    - Trongg,trongg,trongg...
    Luồn sáng chớp lên bảy lần nữa với tốc độ của lưỡi kiếm ngày càng nhanh và mỗi lần ánh sáng lóe lên là Matemon tiến lên một bước. Có vài lần bóng nguyệt ánh lên cùng với tiếng rung của đốc kiếm, vài lần chỉ có ánh sáng lóe lên. Ánh sáng làm chóa mắt Oribe và tâm lão đang trong tình trạng hỗn loạn thực sự vì âm thanh của đốc kiếm Matemon gây ra. Một nỗi sợ hãi bao trùm tâm can lão. Và Oribe cũng không biết chính xác rằng địch thủ đã tiến lên bao nhiêu bước, chỉ biết lão đã lùi ba hay bốn bước gì đó theo phản xạ.
    Matemon đã đến gần lão lắm rồi.
    - Trongg..
    Sadaki vung gươm lần nữa và đột ngột chuyển hướng lưỡi gươm từ vị trí nằm ngang sang vị trí thủ dọc và ra một đòn chém từ trên xuống. Ánh sáng vừa dứt thì Oribe kịp hoàn hồn, nhưng mắt lão chưa kịp quen với bóng tối và trong sát na ấy lão cũng không nhìn thấy đường kiếm của Matemon đang bổ xuống.
    - Cha!
    Người thanh niên hét lớn .
    Lập tức bước lùi ra sau và Oribe thoát hiểm khi lưỡi gươm xuống đến cách ngực lão vài thốn. Nhưng lão chưa kịp phản công thì Matemon bỏ một bước tiến tới, xoay cổ tay chém ngược lên.
    - Orrrrrr.......
    Thân thể già nua của Oribe từ từ đổ xuống, nơi ngực áo thấm đẫm máu.
    Matemon bước đến định cắt đầu lão già bỗng nghe thấy âm thanh rít gió của một lưỡi kiếm đang chém tới. Khẽ xoay đầu nhìn ra sau thì thấy một đường kiếm chém ngang đang chực cổ mình mà lao đến, Matemon cúi thấp đầu. Vài sợi nơi búi tóc Matemon bị lấy đi ngọt sớt. Trong lúc đó thì vẫn không quay lại, Sadaki đâm ngược ra sau bên dưới nách tay trái.
    - Aaaahhh.....
    Matemon rút kiếm lại và nhảy sang một bên.Thân hình của con trai Oribe với một lỗ nơi bụng đổ sập xuống bên cạnh anh.
    - Phái Yagyu không muốn sát hại những người vô tội.Ta đã làm tròn nhiệm vụ của ta.Vì vậy đừng cố đối đầu với chúng ta, các người bị bao vây rồi!
    Matemon bảo bọn đệ tử của Oribe lúc này đang đứng bảo vệ quanh cậu thiếu niên thành một vòng tròn. Không ai di chuyển nửa bước.
    Matemon cắt đầu Oribe và xách lên bằng chỏm tóc, đặt một mẫu giấy dầu nơi cổ để ngăn máu chảy ra và bỏ đầu vào một hộp gỗ chứa nhiều vôi. Sau đó thì mười một người phái Yagyu mất hút trong đêm tối.
    MẦM MỐNG THÙ HẬN
    Sáu võ sinh sống sót của phái Shinkage nhìn kẻ thù rời đi mà không nói nên lời. Họ biết kháng cự đồng nghĩa với tự sát. Khuôn mặt bọn họ cứng lại đầy sự giận dữ và căm phẫn, vài người còn mím môi nghiến răng đến độ chảy máu. Họ quay lại nhìn người thiếu niên với ánh mắt kì vọng.
    Khuôn mặt cậu bé chẳng biểu lộ điều gì. Cậu không nhìn theo đám người Yagyu mà đang nhìn chằm chằm vào vầng trăng vành vạnh với ánh mắt mơ màng.
    Được NhatLang sửa chữa / chuyển vào 11:46 ngày 23/02/2007
  4. NhatLang

    NhatLang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2005
    Bài viết:
    323
    Đã được thích:
    0
    Năm 1601, Sodaki Matemon của kiếm phái Yagyu Ryu đã giết chết Matsuda Oribe Nosuke của võ phái đối địch Sinkage ryu. Matemon sinh ra đã có sáu ngón tay trên mỗi bàn tay nên đã học được một tuyệt chiêu lợi hại của Yagyu Ryu là Tsuki kage( ánh trăng), tuyệt chiêu chỉ người sáu ngón mới học được. Kể từ đó, các môn sinh của Yagyu và Jinkage thường xuyên đụng độ nhau và phần thắng thường nghiêng về bên nhà Yagyu. Sodaki Matemon chết năm KanEi thứ tư(1627) và người thừa kế vai trò là người mạnh nhất của Yagyu là con trai của chưởng môn nhân Yagyu Munenori là Yagyu Jubei. Khi còn nhỏ Jubei đã mất đi con mắt trái khi đang tập kiếm với cha mình. Sinh ra với năng khiếu đặc biệt về kiếm thuật, người ta bảo rằng người duy nhất có khả năng đối đầu với kiếm thánh Miyamoto Musashi chỉ có mình Jubei. Đến năm hai mươi tuổi thì Jubei đã thông thạo hết tất cả các món võ nghệ của dòng Yagyu, trừ tuyệt chiêu Tsuki Kage vì Jubei bàn tay Jubei cũng giống như bao người khác, không có ngón thứ sáu như Sodaki Matemon. Cho đến nay thì cùng với Miyamoto Musashi,Yagyu Jubei đã trở nên bất tử vì võ công xuất chúng và khí lượng của mình, và hai nhân vật này luôn là đề tài chính cho các bộ phim, tiểu thuyết võ hiệp Nhật Bản.....
    ============================================================
    LỜI THÁCH ĐẤU
    Một ngày mùa xuân năm 1631, một bức thư được gởi đến võ đường Yagyu với nội dung như sau:
    - Ta, Bakuya Daikyu, con trai của Daimyo(lãnh chúa) Bakuya, người học trò của kiếm sư Matsuda Oribe Nosuke và bây giờ là chưởng môn nhân của Shinkage Ryu, muốn thách đấu với người mạnh nhất của kiếm phái Yagyu để giải quyết mối ân oán giữa hai nhà chúng ta.Ta sẽ đến chùa Kiyomizu bên ngoài Edo nửa đêm, ngày mười lăm tháng ba năm nay, Kamei thứ tám (1631)
    Sau khi đọc xong bức thư, Yagyu Jubei quay sang hỏi cha:
    - Chúng ta đã có được những thông tin gì về gã Bakuya Daikyu này chưa thưa cha ?
    - Hắn đến từ Nara.Theo nguồn tin của chúng ta thì hắn bao giờ cũng chọn đêm rằm khi có những cuộc quyết đấu quan trọng. Người ta đồn rằng hắn ta luôn sử dụng tuyệt kỹ Tsuki Kage và có người bảo rằng hắn đến Edo này đã mười ngày nay và đêm nào cũng luyện tập ở chùa Kiyo Mizu.
    - Hừmmm...quả là khó thật.
    Jubei chậm rãi nói.
    - Thứ nhất, có lẽ hắn đã nắm hết những thế mạnh và yếu điểm của chúng ta khi gởi thư thách đấu. Thứ hai, hắn đang luyện tập ở chùa Kiyo Mizu và có lẽ đã quen thuộc với địa hình ở đó rồi. Thứ ba, dù Chiêu thức Tsuki Kage có ghi chép trong bí kỹ thư (Tora no maki) nhà ta nhưng con đã không học được vì không có sáu ngón tay, và con cũng đã không hỏi chú Matemon khi chú ấy còn sống về tuyệt chiêu này. Bakuya Daikyu đã chuẩn bị rất kỹ càng cho trận đấu còn con thì chưa.Vì vậy cơ hội để chiến thắng của con là rất mong manh trừ khi con nắm được chiêu này.
    Đôi mắt của Munenori mở to
    - Có phải con muốn nói là chúng ta phái người tấn công hắn khi con đang quan sát ?
    - Vâng, nhưng những người tấn công phải là kẻ có tầm cỡ mới mong hắn tung tuyệt chiêu mạnh nhất ra, và điều này rất nguy hiểm...
    Jubei đáp.
    Vừa dứt lời là có ba người tiến ra thưa
    - Chúng tôi xin tình nguyện làm điều này !
    Munenori nhìn người thứ nhất rồi bảo
    - Nhưng Sohachiro, ngươi đã ngoài năm mươi rồi còn gì.
    - Vâng, và tôi đã sống một cuộc đời đầy đủ rồi.
    Sohachiro bình thản đáp.
    - Còn hai người thì sao ?
    Munenori quay sang ngững người còn lại.
    - Chúng tôi không có quan hệ gì tới chuyện này, chúng tôi chỉ muốn thử vơi gã cuồng này.
    - Thôi được.
    Munenori nói
    - Hôm nay đã là ngày mười ba rồi, ba người hãy đi với Jubei đêm nay. Bất Động Minh Vương sẽ phù hộ các nguơi.
    Khi ba người vừa ra khỏi thì tất cả các môn sinh đứng hai bên đại sảnh đều cuối mình tôn kính hành động dũng cảm của họ.
    BA ĐỐI MỘT
    Vào nửa đêm ở chùa Kiyo Mizu, ba bóng người chợt xuất hiện và bao vây Bakuya Daikyu lúc này đang luyện tập trong sân chùa. Bakuya đứng yên lặng lẽ nhìn những kẻ lạ mặt từng người một. Một hồi sau Bakuya quay sang Sohachiro
    - Chúng ta đã từng gặp nhau rồi.
    - Ở đâu ?
    Sohachiro ngạc nhiên.
    - Ba mươi năm trước bên ngoài võ đường Shinkage ở Nara. Ông có nhớ cậu bé đứng đó và nhìn tất cả không?
    - Sao, ra ngươi là thằng nhóc đó?
    Sohachiro mở to mắt đầy ngạc nhiên.
    - Vâng, đêm đó tôi đã quan sát rất kỹ từng động tác của Sodaki Matemon, kẻ đã giết sư phụ tôi. Không ai chú ý rằng tôi có sáu ngón trên mỗi bàn tay.
    Bakuya chậm rãi nói một cách quả quyết.
    - Và từ đó ngày nào tôi cũng luyện tập chiêu thức đã hại chết sư phụ tôi. Và với các bí kỹ của chúng tôi, cuối cùng cũng đã hoàn thiện chiêu thức này. Ở Nara không có ai là đối thủ của tôi. Và ông có nhớ rằng đó là đêm ngày mười lăm tháng ba của ba mươi năm trước không, cái đêm mà phái Yagyu các ông trút mối hận máu lên phái Shinkage chúng tôi, và hôm nay, ba mươi năm sau tôi lại chọn đêm mười lăm tháng ba để đánh bại các ông.
    Sohachiro lắng nghe và đáp lại
    - Đúng là nhổ có phải nhổ tận gốc. Bây giờ thì ta thấy thấm thía điều này.
    Sohachiro rút gươm.
    - Gì thế này, vẫn còn hai ngày nữa mới đến ngày quyết đấu mà!
    Daikyu yêu cầu.
    - Chúng ta đến đây để thử sức chú mày. Nếu không hạ được bọn ta thì lấy tư cách gì để đòi gặp người mạnh nhất của Yagyu?
    - Được...
    Daikyu nói rồi bước lùi ra sau và giơ thanh gươm được chế tạo đặc biệt lên ngang tráng. Sohachiro bỗng thấy ớn lạnh khi nhìn thấy lưỡi gươm bóng lên như mặt kính vì ánh trăng chiếu vào.
    - Tronggg...
    Cú lắt mạnh nơi đốc kiếm của Daikyu bỗng phá vỡ bầu không khí yên lặng của màn đêm.
    - Tronggg...
    Sohachiro thấy một luồng sáng trước mắt. Theo phản xạ, Sohachiro giơ gươm lên đỡ phần thượng đoạn. Nhưng lưỡi gươm đó không cản thứ gì cả ngoại trừ việc cắt đôi bầu không khí yên tĩnh và Sohachiro cảm thấy một cơn đau ngọt sớt ở vùng bụng. Máu và nội tạng phun cả ra bên ngoài.
    - Ahhh....
    Sohachiro ngả vật xuống đất chết không kịp kêu tiếng thứ hai. Daikyu tiến tới hai bước và gạt đỡ đường kiếm của hai kẻ xấu số còn lại. Daikyu dịch chuyển chậm rãi quanh hai người với một nụ cười quái đản trên môi. Hai võ sinh Yagyu bỗng thấy ngần ngại. Daikyu tiến tới, lắc mạnh cổ tay để chiếu thẳng ánh sáng vào người bên trái rồi bất ngờ xông vào kẻ bên phải. Kẻ xấu số vì quá ngạc nhiên nên đã bị chém làm đôi trước khi kịp cất bước thối lui. Daikyu xoay mình đỡ đòn của người còn lại rồi chém phản thế nhanh như điện xẹt khiến võ sinh phái Yagyu chết mà không kịp kêu lên một tiếng.
    - Hahhahhaha... Người của Yagyu chỉ toàn là những kẻ vô dụng.
    Daikyu nói lớn rồi lấy giấy lau chùi thanh kiếm trước khi rời khỏi.
    Từ trong bóng tối, Jubei, người đã mục kích tất cả nhìn vào ba xác chết vô hồn trên sân và buồn rầu thầm thì một mình
    - Hắn ta có tuyệt chiêu nhất kích tất sát.
    Phi Yến
    Vào đêm ngày mười bốn, mọi người trong võ đường Yagyu đều ngủ chỉ trừ Jubei. Đứng một mình trong sân với thanh kiếm trong tay, Jubei cố gắng hình dung cách tấn công của Daikyu vào ngày hôm sau. Đứng dưới ánh trăng Jubei thầm nghĩ
    - Tốc độ của chiêu Tsuki Kage là rất nhanh và ta khó có thể đỡ được. Daikyu đã không ngừng luyện tập trong ba mươi năm qua và có lẽ giờ đây hắn ta là vô song. Khi ánh sáng trăng từ lưỡi gươm chiếu vào mắt thì mình chắc chắn sẽ bị chói. Một sát na không nhìn thấy gì cũng đủ cho một cái chết ....Nếu có cách gì loại bỏ đi nguồn sáng,..nhưng việc này nằm ngoài khả năng của con người. Nếu mình che mắt còn lại thì cũng không nhìn thấy gì....Đêm nay phải nghĩ ra cách gì đó, nhưng...
    Một ý nghĩ chợt loé lên trong đầu Jubei nhưng lúc này đã quá mệt, Jubei chậm rãi ngồi xuống vươn người, và cuối cùng ngủ trên sân đất.
    Vào buổi sáng, ánh mặt trời lên cao rọi thẳng vào mắt khiến Jubei tĩnh giấc. Có một tổ chim én nơi góc sân. Đôi chim cũng bị đánh thức bởi ánh nắng và đang cất lên tiếng gọi bất mãn. Jubei lắng nghe tiếng chim giận dữ và nhìn quanh. Khi vừa rời tổ, đôi chim uốn mình lượn và bay đi theo chiều ngược lại với ánh nắng. Jubei đứng dậy và nhìn theo đôi chim lúc này đã mất hút trong khoảng không bao la.
    KIẾM SĨ MỘT MẮT
    Trước nửa đêm ở chùa Kiyo Mizu, một đấm đông đã tụ tập tự bao giờ ở bên ngoài. Một nhóm đến từ Nara và những người còn lại là dân Edo. Đúng nửa đêm, hai kiếm sĩ xuất hiện và bước vào sân chùa.
    - Xem, xem Bakuya Daikyu kìa!
    Những người đến từ Nara hò hét và chỉ vào Daikyu. Trong khi đó, ở phía bên kia sân, một kiếm sĩ một mắt bước ra.
    - Là Jubei!
    Bọn thị dân Edo hò hét.
    Hai người bước đến và dừng lại trước mặt nhau. Daikyu cuối chào và giới thiệu
    - Ta là Bakuya Daikyu của kiếm phái Shinkage.
    Jubei đáp lễ và nói
    - Ta là Yagyu Mitsuyoshi Jubei của kiếm phái Yagyu.
    Nói đoạn Jubei rút gươm và nắm ngược chuôi kiếm.Tay phải đè chặt đốc kiếm và tay trái giữ lấy chuôi kiếm, đoạn giơ kiếm chậm rãi lên trước với lưỡi kiếm hướng ngược lên trên và mũi chĩa vào đối phương. Đây là thế thủ Thiên Địa Mộng Tưởng Kiếm (Tenchi Muso Ken) nổi danh của nhà Yagyu. Phía bên kia Daikyu giơ kiếm theo chiều dọc đến giữa trán trong thế thủ Tsuki Kage. Jubei tiến lên. Daikyu lùi lại và lắc mạnh cổ tay.
    - Tronggg...
    Một luồng sáng rọi thẳng vào mặt Jubei. Jubei nhanh chóng giơ tay chặn lấy luồng sáng bằng ống tay áo. Daikyu thấy vậy liền nở một nụ cười nham hiểm.
    - Trongg, tronng, trongg, trongg...
    Daikyu lắc cổ tay càng lúc càng nhanh. Jubei lần nữa lại dùng tay áo để che ánh sáng. Cùng lúc Daikyu xông đến và chém ngang vào giữa bụng Jubei. Lưỡi gươm rạch gió lao tới như ánh chớp. Thình lình Jubei búng người lên không và bay qua đầu Daikyu như một con én. Giữa không trung, Jubei chém xuống và đáp xuống đất cách ba bước chân phía sau Daikyu. Một vệt máu rõ ra từ lưỡi kiếm của Jubei. Một cách chậm rãi, Daikyu quay lại nhìn đối thủ với một đường cắt ngay giữa trán.
    - Chiê..chiêu gì thế này ?
    Daikyu hỏi với một giọng run run yếu ớt và cố gượng không ngã bằng cách chống gươm xuống đất đỡ chân thân hình đang muốn đổ sập xuống.
    -Ta gọi nó là Phi Yến Vô Song Kiếm (Hien Muso Ken).
    - Agrr...
    Dường như Daikyu cố nói một điều gì đó nhưng máu đã làm ngẹn cổ họng hắn rồi đổ sập xuống tay vẫn nắm chặt thanh kiếm.
    Jubei nhìn xác chết rồi chuyển ý nghĩ sang tổ chim én ở góc sân .
    Hết.
    Bản dịch năm 2004
  5. NhatLang

    NhatLang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2005
    Bài viết:
    323
    Đã được thích:
    0
    MIYAMOTO MUSASHI
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Yoshikawa Eji, một trong những ngôi sao vĩ đại nhất trong làng văn học Nhật Bản, nổi tiếng với thể loại tiểu thuyết thời đại (Jidai Shosetsu) đã trở thành bất tử với trường thiên tiểu thuyết "Miyamoto Musashi" này. Đây là cuốn sách được nhiều người đọc nhất tại Nhật Bản cùng với " Saka no ue no kumo" của Shibaryo Taro qua nhiều thập niên và được ví như là " Cuốn theo chiều gió " hay " Chiến tranh và hòa bình " của Nhật Bản.
    Cuốn sách xây dựng cuộc đời kiếm thánh Miyamoto Musashi dựa trên những sự kiện lịch sử có thật với cái nhìn phóng khoáng, hào hùng và bằng nhãn quan của Phật Môn. Chắc chắn, nếu có cái gì được gọi là " Japanese Spirit " thì cuốn sách này đã nắm bắt hầu như trọn vẹn.
    Bạn đọc sẽ thấy được tính cách, tinh thần Nhật Bản chân chính qua nhân vật kiếm hào vĩ đại nhất lịch sử Miyamoto Musashi này. Một cuốn sách không thể bỏ qua đối với những ai yêu thích văn học, những người ưa chiêm nghiệm cuộc sống, những bậc trí giả và cuốn hút cả những người bình thường có tâm cầu đạo, sự tinh tấn dũng mãnh, ý chí đi lên cái tận cùng, rốt ráo từ một xuất phát điểm thấp.
    Tinh thần chính của tác phẩm chính là sự cầu đạo với nỗ lực tinh tấn không ngừng, luôn luôn hướng tới cái hoàn thiện, hoàn mỹ, rốt ráo, cực ý và qua đây người đọc có thể nhận ra yếu tố " Kiếm Thiền Nhất Như" ( Kiếm Đạo và Thiền Đạo là một ) và yếu tố "giàn tố " ( Thanh nhã, đơn giản mà thuần khiết sâu lắng ) trong văn hóa Nhật Bản. Bên cạnh đó là sự vô thường luôn theo sát
    mọi nhân vật trong tác phẩm. Sự vô thường, biến đổi trong tâm con người, sự vô thường của thế giới tự nhiên luôn vận động khồng ngừng. Một tinh thần chính nữa là tình thương yêu với Bồ Đề Tâm. Yếu tố này luôn bàn bạc xuyên suốt tác phẩm, nó thể hiện đặc sắc qua hai nhân vật : Kiếm Hào Musashi và cô thôn nữ Otsu. Nếu như tình thương yêu của Musashi thể hiện qua sự nhận thức, giác ngộ và đồng nhất với tình thương của Phật Đà thì tình thương yêu của Otsu đồng nhất với bậc Bồ Đề Tát Đóa.
    Tác giả xây dựng ba nhân vật tượng trưng cho ba loại đức tính của con người. Musashi tượng trưng cho sự cầu đạo tinh tiến, khổ hạnh và nghiêm khắc với bản thân, phóng khoáng và sâu sắc trong nhận thức, đánh giá thì Hon Iden Matahachi tượng trưng cho sự sa ngã, những điều xấu trong con người. Otsu là tượng trưng cho hình mẫu Bồ Tát với tình thương yêu dào dạt.
    Xuyên suốt tác phẩm là một tinh thần nữa : " Bồ Đề Tâm có công năng diệt trừ thảy mọi ác pháp ".
    Theo ý kiến chủ quan của tôi thì tác phẩm này xứng đáng dành được một nửa vị trí trong nền văn học Nhật Bản. Không biết đến "Miyamoto Musashi" của Yoshikawa Eiji cũng tương đồng với việc không biết đến một nửa của văn học Nhật.
    Bản dịch Việt văn của dịch giả Cung Vũ, mong bạn đọc thưởng thức...
    Bạn có thể tải và đọc bộ trường thiên tiểu thuyết này tại các địa chỉ
    http://origami-musashi.thegioiblog.com/
    http://www.4shared.com/file/10548773/2eae4c8f/MiyamotoMusashi.html
    http://esnips.com/doc/944037c1-8051-4cd7-9528-85fe3818c26d/MiyamotoMusashi
  6. NhatLang

    NhatLang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2005
    Bài viết:
    323
    Đã được thích:
    0
    Nhu Thuật sư đệ ký
    Truyện ngắn ?oNhu Thuật sư đệ ký? được đăng trong tập tiểu thuyết thời đại (Jidai Shosetsu) ?oKiếm khách quần tượng? (Kenkyaku Gunzou) do Bungei Shunshu xuất bản tháng 9 năm 1979. Truyện được xây dựng trên một bối cảnh lịch sử và nhân vật có thật (trừ Itsuchi Tora Jiro là nhân vật hư cấu ) của nước Nhật và đề ra một quan điểm khá hiện đại so với thời đại của tác giả. Ikenami chỉ đơn thuần mượn nhân vật, hoàn cảnh để nói chuyện mà thôi. Dụng ý thực sự của tác giả lại nằm ở chỗ ít được miêu tả và chú ý nhất.
    Nguyên tác: Ikenami Shotaro
    Người dịch : Hiba Nhất Như
    Một
    Con người, thường hay có chuyện đột nhiên thay đổi hẳn.
    - Chết, ta sai mất rồi, đã nhìn lầm người mất rồi?.
    Sekiguchi Hachiro Zaemon Ujinari khi nghĩ về sự thay đổi của đứa học trò yêu là Itsuchi Tora Jiro cảm thấy vô cùng bối rối,
    - Giờ phải làm sao đây?.
    Hachiro Zaemon chính là trưởng nam của Sekiguchi Jushin, ông tổ phái Nhu Thuật Sekiguchi Ryu và sau này được thiên hạ gọi là người mạnh hơn cả thân phụ của mình.
    - Chết thật, khốn nạn thật?..
    Trên khuôn mặt của Hachiro Zaemon không hề để lộ ra điều gì nhưng nỗi khổ tâm trong lòng quả không phải là điều bình thường. Itsuchi Tora Jiro lúc mười tuổi đến nhập môn với Sekiguchi.
    Tám năm trước, vào năm Kambun thứ tư, khi Sekiguchi vừa đến khu phố Hisaemon ở Shiba lập võ đường thì gần đấy có tay kiếm khách giang hồ quê ở xứ Oumi, Zeze là Itsuchi Hyogo bỗng nhiên bệnh mà chết, thê tử là Iwako dẫn theo hai đứa con trai nhỏ trở về Oumi.
    - Hay là cứ để phần Tora cho tại hạ lo.
    Lúc bấy giờ Sekiguchi Hachiro Zaemon nói với Iwako. Tuy thời gian giao tế chưa được bao lâu nhưng Hachiro Zaemon cảm tấm lòng nhân hậu và cốt cách ôn hòa của Itsuchi Hyogo nên cũng thường xuyên qua lại. Mối giao tình giữa hai người ngày càng sâu đậm. Hai đứa con trai nhỏ của Itsuchi cũng thường xuyên đến chơi võ đường Sekiguchi và không những được lòng Hachiro Zaemon mà thảy bọn môn nhân đều tỏ ra quyến luyến.
    Hai đứa con của Itsuchi, trưởng nam là Hayato năm ấy được mười hai, còn thứ nam là Tora Jiro vừa lên mười tuổi.
    - Thử nuôi dạy nó xem sao.
    Hachiro Zaemon chẳng nghĩ điều gì khác ngoài việc nhận chăm sóc và đào tạo Tora Jiro thành tài.
    Khuôn mặt Tora Jiro trắng trẻo hồng hào rất đáng yêu, thân thể mảnh dẻ nhưng sự mềm dẻo linh hoạt và lanh lẹ thì khó có đứa trẻ nào bì kịp. Một hôm có chuyện như thế này, khi Hachiro Zaemon đang ngồi cắt móng ở góc phòng.
    - Tiểu bá phụ?.. Tiểu bá phụ?.
    Bên kia bức tường ngăn cách ngoài sân vọng vào tiếng gọi của Tora Jiro.
    - Ơi, Tora đó hả.
    - Cháu vào đó được không ạ ?
    - Ừ vào đi. Vòng qua vườn nhé.
    - Dạ.
    Vừa dứt lời đã thấy thân thể nhỏ bé của Tora Jiro thoăn thoắt phi qua tường rồi đáp xuống sân nhẹ nhàng. Bức tường cao đến sáu thước.
    - Ủa?.
    Hachiro Zaemon còn đang trố mắt thì Tora Jiro đã mau lẹ đến bên, mân mê chiếc kềm và bắt đầu lặng lẽ cắt móng cho ?otiểu bá phụ?. Trước đây Hachiro Zaemon cũng đã trải qua cái cảm giác khi đứa con yêu ba tuổi của mình mắc bệnh rồi mất, nay trông thấy Tora Jiro thì không khỏi không mở lòng. Nhưng?
    - Không phải là nhận làm dưỡng tử mà tại hạ nhìn thấy thiên tính của Tora và chỉ muốn đào tạo về mặt Nhu Thuật cho thành tài mà thôi. Không biết ý phu nhân thế nào ?
    Sekiguchi Hachiro Zaemon mấy lần đặt vấn đề thì quả phụ Iwako đều đáp
    - Trăm sự của Tora đều trông cậy ở ngài.
    Mà Tora Jiro cũng không hề phản đối.
    - Cháu cũng muốn học Nhu Thuật với tiểu bá phụ.
    Đôi mắt nhỏ bé đen lánh kia lấp lánh. Như vậy là đã quyết định.
    Từ đó Hachiro Zaemon không khi nào để cho đám môn nhân của mình động vào Tora Jiro mà tự mình nhận lấy trách nhiệm dạy dỗ và truyền dạy hết mọi tinh túy của phái Nhu Thuật Sekiguchi. Đã được bảy năm trôi qua. Vào ngày mùng mười tháng chín năm ngoái, Hachiro Zaemon trao cho Tora Jiro hai quyến bí truyền thư cô đọng những điều cực ý của môn phái. Nhưng cho tới lúc bấy giờ thì Tora Jiro vẫn còn bị một điều cấm
    - Không được đấu tập và tỉ thí với kẻ khác.
    Lệnh cấm nghiêm ngặt và Tora Jiro cũng đã giữ trọn giới luật. Đến tuổi trường thành thì Sekiguchi mới cho phép đấu tập với đám môn hạ của mình. Tuy là lần đầu tiên nhưng trong đám môn nhân hơn một trăm mấy chục người của Sekiguchi thì chỉ có hai cao đồ là Matsuda Yogoro và Hirau Yaso là có thể chế ngự được Tora Jiro mà thôi. Những kẻ khác đều bị ném đi như món đồ hay bị đè, xiết đến thua cuộc.
    - Ừm, khá !!
    Sekiguchi Hachiro Zaemon trông thấy cũng mãn nguyện lắm. Không mãn nguyện sao được. Lần đầu tiên Sekiguchi tự tay vun trồng chồi non khi nó mới lớn mà không giao cho bất kỳ ai mà nay mọi nỗ lực đã sớm cho ra quả ngọt. Sekiguchi không khỏi đắc ý cũng là điều dễ hiểu.
    Nhưng chẳng bao lâu sau,
    - Chúng con thấy Tora Jiro hình như có biểu hiện kiêu căng mãn tâm?.
    Bọn Hirau Yaso mật báo cho sư phụ hay nhưng Hachiro Zaemon chẳng thèm để ý gì đến.
    Cho đến bây giờ thì Tora Jiro cũng vẫn còn chăm lo mọi chuyện từ miếng cơm cho đến giấc ngủ của Hachiro Zaemon và tuyệt nhiên không có dấu hiệu thay đổi nào so với sự đáng yêu, thái độ ân cần của thời niên thiếu. Tora Jiro phụng sự hết sức chăm chỉ và lễ độ, chẳng hề khác thời trẻ.
    Nhưng đến mùa hạ năm ngoái thì Sekiguchi Hachiro Zaemon dần trở nên bận bịu và ngày càng ít xuất hiện ở võ đường trong phố Hisaemon hơn.
    Có hai lý do.
    Một là thời hạn hai mươi năm lang bạt giang hồ do chúa phiên Kishu ban cho cũng đã chấm dứt. Ngày xưa ở Nhật Bản các võ sĩ Samurai thường xin phép chủ mình cho ra ngoài giang hồ một thời gian để trau dồi võ nghệ, nhân cách và học vấn. Hết thời hạn này họ phải về tiếp tục phục vụ chủ soái của mình. Nhà Kishu mấy lần hối thúc trở về, và cũng chính vì hai người em trai của Hachiro Zaemon đều đang phục vụ cho nhà Kishu nên cũng khó từ chối nên mới đến võ đường của chúa Kishu ở Edo coi ngó việc luyện tập của bọn võ sĩ trong phiên. Vì vậy mà về phần võ đường của mình có phần chểnh mảng.
    Hai là Sekiguchi cũng đang dạy Nhu Thuật cho hai chúa Sanada Izu Nokami mười vạn thạch của vùng Matsu Shiro xứ Shinshu và Matsudaira Okinokami mười lăm vạn thạch của vùng Matsuyama xứ Iyo ở Edo. Sau khi Tướng Quân Tokugawa Ieyasu thâu tóm thiên hạ trong trận Seki ga Hara thì mới phân chia các lãnh chúa chư hầu thành hai loại. Một loại là Fudaimyo là những lãnh chúa theo Tokugawa trước trận Seki ga Hara và một loại là Tozama Daimyo bao gồm những người theo Tokugawa sau trận chiến. Ieyasu giữ vợ con của các chúa Tozama Daimyo trong thành Edo làm tin và bắt bọn họ mỗi năm phải đến Edo diện kiến một lần. Mục đích là để làm hao tổn sức mạnh kinh tế của chư hầu để họ không còn thời gian nghĩ đến việc lật đổ chế độ nữa.
    Đến mùa xuân năm nay thì có chuyện thế này. Sau khi đến dinh thự Sanada ở cổnng ngoài Sakurada thành Edo dạy Nhu Thuật cho vị chúa trẻ mười sáu tuổi là Sanada Izu Nokami Nobufusa thì có nói chuyện với tổng quản Edo là Okuma Yukie.
    - Gần đây hình như Itsuchi Tora Jiro không đi theo hầu ngài như lúc trước thì phải?
    Okuma nói.
    - Tora Jiro hiện còn phải lo việc luyện tập cho môn nhân ở võ đường Hisaemon.
    - Quả nhiên là ngài đã dạy dỗ hắn thành tài rồi.
    - Không dám.
    - Thế này?. Tora Jiro cũng thường lui tới luyện tập ở nhiều võ đường khác, không riêng gì võ đường của ngài.
    - Dạ?.?
    Hachiro Zaemon cảm thấy không thể tin được ở tai mình nữa.
    - Không cần phân biệt võ đường Kiếm Thuật hay Nhu Thuật, cứ nơi nào có võ nghệ là nó lại mò đến. Chà, thật là một kẻ có kỹ thuật tuyệt diệu.
    Như vậy có nghĩa là trong lúc sư phụ đi vắng nó đã lẻn ra ngoài tỉ thí với các phái khác. Đây là một điều đại kỵ đối với các phái võ nghệ ngày xưa. Họ cấm học trò tỉ thí với phái khác mà không có lý do chính đáng.
    - Hôm trước cũng vậy?.
    Tổng quản Okuma nhích lại gần,
    - Ở khu phố Bizen có võ đường của Ikoma Kurando phái Nhất Đao?. Vì ở đây cũng có vài tên môn nhân đến học võ nghệ, theo như lời chúng thì?.
    - Là kẻ nào ?
    Lúc bấy giờ Tora Jiro xuất hiện ở võ đường Ikoma, nói dối rằng
    - Tại hạ chỉ là một kẻ vô danh không môn phái gì?.
    - Chúng ta không đấu với bọn Nhu Thuật !!
    - Như vậy là sợ tại hạ ư?
    Trên khuôn mặt trắng hồng như nữ nhi kia nở một nụ cười đại đảm bất địch, Tora Jiro đáp.
    - Ngươi nói gì !!
    Bọn môn nhân nghe rồi nổi đóa, chúng bỗng nảy sinh ác ý muốn đập thằng nhãi mảnh khảnh như con gái kia một trận cho bỏ ghét.
    - Được rồi. Vào đi !!!
    Chúng dẫn Tora Jiro vào võ đường, đầu tiên là một cao đồ tên là Miura ra đấu, tay mang mộc kiếm nửa như đùa bỡn
    - Vào đi. Để xem ngươi tay không thì làm được gì. Ngươi đối phó với thanh kiếm này thế nào? Nào?
    Vừa mới xông lại gần thì thân thể Tora Jiro đã búng lên không,
    - Áá?.
    Hắn làm lúc nào và ra sao, không ai biết. Chỉ thấy thân thể Miura bị hất văng ra xa ba trượng, đập vào tường bên kia hộc máu rồi giãy giụa tắt thở.
    - Thằng khốn !!
    Cả võ đường náo loạn, lần lượt những tên cao đồ khác ra đấu nhưng chẳng kẻ nào làm gì được. Cứ toan xông vào tấn công liền nhận kết quả như Miura, kẻ thì bị ném ra xa, kẻ thì trúng đòn Atemi mà bất tỉnh, đứa thì gãy tay, đứa bị bẻ lọi chân?.
    - Như vậy mà cũng gọi là học võ nghệ à, thực nực cười.
    Tora Jiro hất hàm buông một lời như thóa mạn rồi biến khỏi võ đường như cơn gió. Trong đám môn nhân có hai kẻ tắt thở. Người mục kích chuyện này là một võ sĩ trong phiên Sanada là Kobayashi Ichirota cũng bị gãy một cánh tay.
    Kết quả những cuộc tỉ thí võ nghệ là cái chết, nên các võ đường chẳng bao giờ công khai chuyện này. Nhưng nghe nói trong vùng đã có gần mười căn võ đường bị Tora Jiro đến đập phá như võ đường Ikoma này.
    - Không biết nói chuyện này với ngài có phải không?. Nhưng thằng Tora Jiro dương dương tự đắc, sanh tâm kiêu ngạo, sự khó coi đó chẳng có lời nào tả xiết.
    Sekiguchi Hachiro Zaemon không đáp. Khuôn mặt đã trở nên nhợt nhạt, toàn thân như kẻ mất hồn. Vì mình lơ đễnh không chú ý mà đứa đệ tử yêu giở trò lộng hành ngạo mạn. Toàn thân Hachiro Zaemon ướt đẫm mồ hôi lạnh ngắt.
    - Tôi nghĩ là không nói thì hơn?
    - Không?
    - Tôi nghĩ chuyện này có thể ảnh hưởng không nhỏ đến thanh danh của ngài?.
    - Xin đa tạ. Tại hạ đã rõ.
    - Vậy thì ngay bây giờ?. Trong lúc thiên hạ còn chưa đem ra đàm tiếu?..
    - Vâng?..
    Chuyện Tora Jiro ?othay đổi? chính là chuyện này.
    Sau này mới biết thêm rằng trong hai tháng gần đây, Tora Jiro như một con quỷ phá võ đường đã làm bảy người thiệt mạng.
    Hai
    Nhu Thuật vốn là những kỹ thuật phát sanh từ lối đánh vật trên chiến trường. Tức là cũng giống như Kiếm Thuật, nó là kỹ thuật được sinh ra từ sự đấu tranh hòng đoạt sinh mạng của kẻ khác. Nhưng Kiếm Thuật đã được nhiều bậc danh nhân thiên hạ phát triển và nâng cao đến mục tiêu làm thăng hoa về mặt tinh thần chứ không còn đơn thuần là kỹ thuật giết chóc nữa. Phái Nhu Thuật Sekiguchi Ryu cũng vậy,
    - Dựa vào việc tu hành luyện tập đến cực ý mà làm cho tinh thần và thể xác của hành giả hòa hợp làm một.
    Đây chính là tinh thần chủ đạo của phái.
    Còn như kẻ tỉ thí với phái khác mà không suy xét gì, đánh đối thủ đến chết mà tự mãn thì chỉ có thể nói là
    - Phường ác nghịch vô đạo.
    Đêm đó Sekiguchi Hachiro Zaemon trở về võ đường, từng lời ăn tiếng nói và thái độ đều rất bình thường, chẳng tỏ vẻ khác lạ gì so với trước. Bữa cơm tối được chuẩn bị, rượu cũng mang vào đến nơi.
    Trong võ đường chỉ có hai người hầu gái lo việc may vá và ba tên đầy tớ. Môn nhân tập võ ở lại võ đường chỉ có mỗi mình Itsuchi Tora Jiro mà thôi.
    Võ đường trung tâm rộng gần một trăm mét vuông với mấy hàng cột vững chãi, bên phải là nhà bếp, chuồng ngựa và phòng cho người hầu. Hành lang nối qua bên trái ăn thông với phòng của Hachiro Zaemon. Đối diện với hành lang là căn phòng rộng gần mười mét vuông của Tora Jiro.
    - Chắc thầy đã mệt rồi.
    Tora Jiro vừa với lấy bình rượu rót ra chén cho sư phụ, vừa nghiêng đầu ngước lên nhìn Hachiro Zaemon với vẻ cung kính mà nũng nịu.
    - Khi thầy ngủ để con đấm vai cho.
    Hắn nói khẽ.
    Năm nay là niên hiệu Kambun thứ mười hai, Hachiro Zaemon vừa tròn bốn mươi ba tuổi nhưng cơ thể rắn chắc, chưa hề biết đau lưng mỏi gối là gì. Nhưng lúc này Hachiro Zaemon nhíu mắt, ra vẻ vui mừng.
    - Ừm, ta nhờ con.
    Trong tám năm qua Tora Jiro luôn theo sát bên mình và đây cũng chẳng phải là hành động hiếm thấy của Tora Jiro. Đêm đó,
    - Thôi đủ rồi. Con lui đi.
    Hachiro Zaemon khẽ nhắm mắt. Tora Jiro trông thấy liền nở một nụ cười nhạt. Một nụ cười ngạo mạn bất địch.
    Cặp mắt Tora Jiro quét lên nhìn Hachiro Zaemon, trước đây chưa ai từng thấy một ánh mắt quái lạ và ghê gớm như thế ở hắn.
    - Thưa thầy.
    Hắn gọi.
    - Gì ?
    - Đã lâu lắm rồi, ngày mai thầy với con đấu một trận ở võ đường đi.
    Trong giọng nói Hachiro Zaemon thấy được một đấu chí mãnh liệt ghê gớm.
    - Muốn đánh bại ta sao?
    Hachiro Zaemon nói như dao chém. Câu trả lời của Tora Jiro cũng chỉ là một nụ cười nhạt ngạo mạn.
    - Tora Jiro
    - Dạ?.
    - Hôm nay ta nghe hết rồi.
    - Là chuyện gì ạ.
    - Chuyện mày tỉ thí với phái khác.
    Không có tiếng trả lời. Chỉ lại là một nụ cười nhạt.
    - Chuyện đó có thật không?
    - Ở Edo đâu có mấy võ đường Nhu Thuật, thầy biết mà.
    - Thế còn võ đường Kiếm Thuật?..
    Lại không có tiếng trả lời.
    - Chẳng phải là ta đã cấm tỉ thí khi không được phép rồi ư?
    Tora Jiro không đáp. Sekiguchi Hachiro Zaemon cố lắm mới giữ cho quả bom trong người khỏi phát nổ.
    Rồi Tora Jiro đặt bình rượu xuống,
    - Xin hãy buông cho con.
    Hắn nói như không.
    Có nghĩa là, nếu ông không thích thì cứ đuổi tôi đi, tình nghĩa thầy trò chấm dứt từ đây, coi như là phá môn.
    Hachiro Zaemon chợt hiểu rằng, bây giờ có giáo huấn thế nào đi nữa thì nó cũng không nghe?
    Một lúc sau?. Sekiguchi chậm rãi nâng chén
    - Ta không buông.
    Lần đầu tiên khuôn mặt Hachiro Zaemon có vẻ lơi lỏng, nói
    - Đấm vai cho ta.
    Ngón tay của Tora Jiro bắt đầu xoa bóp, chạy dài trên đôi vai rộng lớn đầy thịt rắn chắc của thầy. Hai người chẳng nói một lời nào.
    Hachiro Zaemon ngả người, bắt đầu cất tiếng ngáy nhẹ. Bàn tay Tora Jiro cũng dừng lại.
    Tết năm nay, Tora Jiro vừa được thầy tổ chức cho lễ thành niên, coi như đã là người lớn.
    - Ừm?..
    Tora Jiro cất tiếng đằng hắng. Hắn rời chỗ nằm của Hachiro Zaemon khoảng sáu thước rồi đứng dậy, quét cái nhìn từ tấm lưng cho đến dưới hông sư phụ.
    Toàn thân hắn bốc lên một sát khí như mãnh thú rình mồi.
    Một đêm xuân ấm áp nhưng nặng nề. Chẳng biết là chừng nào thời gian đã trôi qua.
    Bất thần, không gây một tiếng động, Tora Jiro nhảy vọt tới.
    Thân thể mảnh dẻ của hắn lộn một vòng trên không rồi vụt qua thân thể Hachiro Zaemon đang gối đầu lên tay, biến mất vào gian phòng trong. Một chặp sau mới thấy Tora Jiro xuất hiện trong căn phòng vẫn chưa đốt đèn của mình, lặng lẽ cười nhe cả hàm răng trắng mà thì thầm rằng
    - Ha, lúc nãy ta vừa đá vào bụng thầy?.
    Hachiro Zaemon cũng không động đậy. Khoảng một khắc sau (hai tiếng đồng hồ) có tên đầy tớ vào phòng dọn thức ăn, thấy chủ nhân ngủ say sưa mới lay
    - Thưa ngài, thưa ngài?..
    - Ta biết rồi.
    - Không thấy Tora Jiro đâu ạ.
    - Được rồi. Trải chiếu cho ta.
    - Dạ.

    Được NhatLang sửa chữa / chuyển vào 22:29 ngày 19/03/2007
  7. NhatLang

    NhatLang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2005
    Bài viết:
    323
    Đã được thích:
    0
    Ba
    Mười ngày đã trôi qua. Đến quá trưa hôm đó.
    - Hãy theo ta.
    Kể cũng lâu lắm rồi Hachiro Zaemon mới cho Tora Jiro theo hầu mình khi ra ngoài. Từ khi làm lễ trưởng thành thì đã xem hắn như người lớn và Hachiro Zaemon ra lệnh thay mình tập dượt với bọn môn nhân nên không phải theo hầu những khi đi đường như trước nữa. Dạo gần đây Hachiro Zaemon thường đơn độc một mình ra ngoài. Nhưng hôm nay?.
    Trên khuôn mặt của Tora Jiro không ngớt nụ cười nhạt.
    Ý nghĩa nụ cười, Hachiro Zaemon hiểu rõ như vật nắm trong lòng bàn tay.
    Hôm nay là đến dinh thự Matsudaira Oki ở Edo dạy võ nghệ cho chúa và các gia thần. Tora Jiro chờ ở bên ngoài mãi đến khi trời nhá nhem tối thì mới thấy Hachiro Zaemon trở ra, người nồng nặc tửu khí do hầu yến bên cạnh chúa.
    - Thật là hiếm có ạ.
    - Hiếm cái gì nào ?
    - Dạ, trước khi luyện tập thầy thường không uống rượu?.
    - Là nói ta sao.
    - Dạ?.
    - Hôm nay không say không về.
    - Thầy đi sai đường rồi.
    - Hãy theo ta. Từ bây giờ đến nhà Sanada ở cổng Sakurada.
    Rồi hai thầy trò rời dinh thự Matsudaira ở Atago, tiến theo con đường phía bắc, dinh thự, biệt trang của các vị lãnh chúa Daimyo, Hatamoto cấp cao xếp thành hàng dài hai bên đường. Đi mãi thì đụng con hào ngoài của thành Edo. Khi hai người đến nơi thì bốn bề đã tối đen như mực. Thành Edo lúc này chưa phát triển như những năm sau này. Tuy gọi là đại đô thị mới nhưng phải đợi đến hơn hai mươi năm sau, vào thời đại Genroku thì quy mô của thành phố mới phát triển rộng rãi, kinh tế đạt đến đỉnh điểm và vấn đề hành chính trở nên rắc rối. Khi mặt trời lặn thì khu dinh thự của các vị võ tướng chung quanh thành Edo trở nên buồn tẻ và tịch mịch vô cùng, có lẽ người hiện đại chẳng thể nào hình dung được điều này. Vào lúc này thì số đồn ải canh phòng cũng chỉ bằng một phần tư so với thời Genroku.
    Vượt qua con hào là bước chân vào một đồng cỏ rộng lớn. Sekiguchi Hachiro Zaemon bỗng nhiên quay ngoắt lại
    - Này Tora Jiro
    Trong tiếng gọi chứa đựng một nỗi buồn mênh mang.
    - Hôm trước mày nhảy qua người ta phải không.
    Khuôn mặt Tora Jiro cứng đơ. Rõ ràng là hắn đã kiểm tra hơi thở của sư phụ kỹ lưỡng. Rõ ràng là ông ta đã ngủ cơ mà.
    - Thật là thằng tội nghiệp?.
    - Thầy nói gì ạ.
    - Mày nhảy qua người ta, coi như là đá vào bụng thầy? Nhưng ta cũng xem như là nắm được cổ chân mày mà bẻ vụn xương rồi ném đi đấy con ạ.
    - Hừm?..
    Cặp mắt trắng dã của Tora Jiro gườm nhìn thầy, một lòng sân hận, căm nghét nổi lên.
    - Mày tỉ thí với phái khác, lấy sát thương làm vui, dương dương tự đắc. Mày không còn là mày nữa rồi.
    - ?????
    - Bây giờ ta không thể buông tha được nữa rồi. Mày đã biến thành một con ác thú mất rồi.
    Thân thể Hachiro Zaemon khẽ động đậy, Tora Jiro vốn mẫn cảm với chuyển động nên vừa cảm thấy là đã nhảy lui?.chỉ trong sát na.
    - Xem như đây là lòng từ bi của ta !!
    Thét rồi một luồng điện chạy dọc từ bên hông Hachiro Zaemon bắn ra. Đây chính là thuật rút kiếm nhanh Iai jutsu của phái Jinmei Muso Ryu mà thân phụ quá cố Sekiguchi Jushin đã truyền lại. Khác với lối sử dụng kiếm đã tuốt ra khỏi vỏ từ trước, nền kiếm thuật Nhật Bản còn có một hệ thống sử dụng kiếm khi còn đang tra trong bao và rút ra với tốc độ chớp nhoáng gọi là Iai jutsu. So với lối dụng kiếm thông thường thì Iai có nhiều lợi điểm như xuất kỳ bất ý, hạ thủ chớp nhoáng mà đối phương không tài nào tránh được và sử dụng được ở những nơi địa hình chật hẹp. Nhiều cao thủ chỉ khẽ động tay mà đầu đối phương đã lăn dưới đất, chẳng ai kịp nhìn thấy lưỡi kiếm đi ra sao đã vội trở lại vỏ.
    Tiếng thét vừa cất lên là đã thấy thân thể Tora Jiro đổ sập xuống bãi cỏ. Hachiro Zaemon chùi gươm rồi tra vào bao. Thế gian chẳng kẻ nào biết được rằng Hachiro Zaemon lại hội đắc được thuật rút kiếm tinh diệu thần tốc này.
    Itsuchi Tora Jiro nằm cứng đơ, tắt thở. Lúc bấy giờ mới mười tám.
    Đến sáng hôm sau người ta phát hiện ra xác hắn bị chém đứt từ đỉnh đầu đến cằm, bên cạnh là tờ giấy chùi máu thanh gươm vứt đó. Đây là loại giấy ?~Sanada gami?T mà Sanada Izunokami sản xuất ở lãnh địa Matsu Shiro xứ Shinshu của mình, thành ra thiên hạ đồn rằng kẻ hạ thủ là người nhà Sanada nhưng khắp thành Edo này có không biết bao nhiêu người sử dụng loại giấy này nên rốt cuộc chẳng đi đến đâu.
    Nhưng khi hành trạng của Tora Jiro đã rõ ràng thì,
    - Quả nhiên là kết quả đối đầu với Sekiguchi Hachiro Zaemon rồi.
    Bọn môn nhân trong võ đường Sekiguchi không ai là nghi ngờ điều này.
    - A, quả nhiên.
    - Ghê thật, đến ngay cả đứa đệ tử yêu mà cũng?.
    Thời đó ở Edo số cao thủ về Nhu Thuật không nhiều nên danh vọng của Hachiro Zaemon ngày càng lên cao.
    - Ta muốn ra ngoài lang bạt ít lâu. Võ đường này giao cho hai ngươi.
    Vừa hết mùa hạ năm sau, vào một đêm Hachiro Zaemon bí mật lẻn ra khỏi võ đường, chỉ để lại đôi dòng vô cùng đơn giản như thế này cho hai cao đồ Matsuda Yogoro và Hirau Yaso. Không ai biết là đi đâu. Lúc này Hachiro Zaemon cũng chẳng tiết lộ điều gì về cái chết của Itsuchi Tora Jiro.
    Bốn
    Khi Sekiguchi Hachiro Zaemon trở lại Edo là vào ba năm sau, tháng năm niên hiệu Empo thứ tư. Lúc bấy giờ Hachiro Zaemon đã bốn mươi bảy tuổi. Matsuda Yogoro coi sóc võ đường Hisaemon thay sư phụ, khi vừa nhìn thấy thầy mình bước vào thì dường như chẳng còn tin ở mắt mình nữa. Mới có ba năm nhưng dung mạo của Hachiro Zaemon đã trở nên già cỗi như mười năm. Chỏm tóc võ sĩ trên đầu cũng đã cạo sạch và bây giờ nhẵn nhụi như thầy tu.
    - Hirau Yaso đã bệnh mà mất từ năm ngoái?.
    Matsuda thưa
    - Thế à?Thế thì?.
    - Thế ân sư đã ở những nơi nào?
    - Chu du khắp thiên hạ.
    - Phòng của ân sư vẫn còn nguyên như trước khi ngài ra đi.
    - Đa tạ. Nhưng từ hôm nay thì nó là phòng của ngươi. Từ bây giờ ta trở lại phục vụ nhà Kishu?
    - Dạ vâng?.
    - Võ đường này, cả bọn môn nhân cũng đều là của ngươi. Hãy chăm sóc cẩn thận.
    Hachiro Zaemon trở lại phục vụ nhà Kishu nhưng không giữ chức ?~Nhu Thuật chỉ nam?T như trước kia mà chỉ làm một anh giữ ngựa bổng lộc ba trăm thạch. Trong khi đó thì người em út Sekiguchi Man Emon Ujihide ở bản xứ Wakayama thuộc Kishu thì đến Edo nhậm chức Chỉ Nam dưới phủ Tướng Quân Tokugawa. Còn thứ đệ Sekiguchi Yataro Ujiaki thì trước sau vẫn giữ chức Nhu Thuật Chỉ Nam ở Kishu.
    Năm năm đã trôi qua. Chúa Kishu là Kii Chunagon thấy Hachiro Zaemon tuổi đã ngoài năm mươi mà vẫn còn độc thân thì lấy làm lo lắng
    - Để ta chọn thê tử cho ngươi.
    - Thần thấy không cần thiết.
    Thời trẻ, Hachiro Zaemon đột nhiên ngừng phục vụ nhà Kishu rồi mượn danh nghĩa đi ?otu hành võ nghệ? mà lang bạt khắp nơi trong thiên hạ. Nguyên nhân là thê tử và đứa con nhỏ lần lượt bệnh mà qua đời, Hachiro Zaemon không chịu được nỗi đau mất mát ấy?.người ta đồn là như thế nhưng đương sự chẳng bao giờ tiết lộ một lời về chuyện này.
    - Nếu nói là không cần thê tử thì hãy lo việc nhận dưỡng tử. Đây là nghiêm mệnh của cô, không được trái.
    Chúa Chunagon lo lắng không muốn để dòng Hachiro Zaemon phải tuyệt tự. Vì là quân mệnh nên chẳng thể làm khác.
    Rồi Hachiro Zaemon đón thứ nam của người em út Man Emon, tức là đứa cháu trai của mình tên là Gon Nojo về làm dưỡng tử. Đấy là vào năm Jokyo thứ nhất, khi Hachiro Zaemon đã đến tuổi năm mươi lăm còn Gon Nojo vừa tròn hai mươi. Gon Nojo là đứa được thực phụ Man Emon giáo dục đạo đức kỹ lưỡng, trình độ Nhu Thuật cũng tương xứng với mức ấy?.
    Vào một buổi sáng mùa hạ năm Jokyo thứ nhất, lúc bấy giờ Hachiro Zaemon đang ngụ tại khu nhà dài trong phiên Kishu thì tên gác cổng hối hả chạy vào trình một phong thư.
    - Nhìn dáng thì là một tên thường dân nhưng hắn xin chuyển cái này đến ngài?..
    - Hắn còn ngoài cổng không?
    - Dạ,?.tiểu nhân chưa kịp giữ lại thì đã đi mất.
    Trên phong thư đề người gửi là Itsuchi Hayato, cặp lông mày trắng của Hachiro Zaemon khẽ động đậy.
    Dĩ nhiên là không thể nào quên được người anh trai duy nhất của Itsuchi Tora Jiro.
    Đại khái trong thư viết như sau.
    ?o Mười hai năm trước vãn bối nhận được tin báo từ tiên sinh về việc ngu đệ Tora Jiro chịu hình phạt dưới tay ngài. Thân mẫu vì không chịu được nỗi đau ấy mà chẳng bao lâu sau đã quy tiên, kể cũng hơn mười năm. Trong lòng vãn bối vần còn đôi chút nghi vấn, và tuy đã về sống ở Kinh Đô Kyoto nhưng lần này đến Edo dám mong được giải bày nỗi nghi vấn trong lòng với ngài.
    Ngày mười tám tháng sáu tới, vào khắc thứ bảy (bốn giờ chiều) rất mong tiên sinh bỏ chút thì giờ đến tích chùa Chân Minh ở khu Naka Meguro. Kính bút?
    Như vậy là còn ba hôm nữa. Ngày mười tám nhằm lúc Hachiro Zaemon rảnh rỗi không phải luyện tập.
    - Mỗ đến võ đường Hisaemon.
    Nói rồi rời khỏi dinh thự Kishu đến võ đường của mình ngày xưa. Sau khi bàn bạc và dùng cơm trưa với đương chủ Matsuda Yogoro, Sekiguchi mới nói
    - Đừng hỏi lý do, cho ta gửi đôi kiếm này lại đây.
    - Tiên sinh?.
    - Đừng hỏi gì nữa.
    - Thế thì?.
    - Khi xong việc sẽ quay lại lấy. Trong lúc đó thì cho ta gởi nhờ, được chứ.
    Thấy sư phụ mình giờ đây đã là thần của chúa Kishu, nay lại gởi cặp song đao lớn nhỏ tượng trưng cho linh hồn người võ sĩ mà đi đâu mất, thì không khỏi lo ngại.
    - Cho ta mượn chiếc nón lá.
    - Dạ?.
    Thế rồi giữa trưa nắng chói chang, Hachiro Zaemon hông không đeo kiếm đội chiếc nón lá rồi thản nhiên rời khỏi võ đường. Matsuda theo tiễn cảm thấy bất an nên bí mật bám theo sau. Đến gần cổng trước của chùa Tăng Thượng thì Hachiro Zaemon bỗng dừng chân, quay người chỉ tay về phía Matsuda Yogoro đang nấp bên gốc tùng cạnh quán nước,
    - Vô ích, về đi !!!
    Đột nhiên thét to. Matsuda không khỏi bàng hoàng. Như vậy là không thể đuổi theo sau được nữa. Hắn đành ngậm ngùi dõi theo hình bóng ân sư khúc dần về phương nam.
  8. NhatLang

    NhatLang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2005
    Bài viết:
    323
    Đã được thích:
    0
    Năm
    Năm năm trước, chùa Chân Minh ở Naka Meguro bị cháy rụi trong một trận hỏa hoạn, giờ chỉ còn là phế tích bị chôn vùi trong đám cỏ tạp. Chỉ có tháp chuông là không bị cháy nhưng sau này người ta tháo quả chuông ra, đổ đầy đá trên nền tháp. Hachiro Zaemon xuất hiện trên đài là vào khắc thứ bảy. Ánh mặt trời chói chang giữa hạ vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm. Mùi hương của thảo mộc nồng nặc theo gió đưa vào. Vẫn đội chiếc nón lá, Hachiro Zaemon ngồi đợi dưới chân tháp. Một lúc sau?.
    Từ giữa bức tường đất đổ nát, một người đàn ông ra dáng dân thành thị xuất hiện. Hachiro Zaemon cởi bỏ nón đứng dậy.
    - Quả nhiên là Hayato.
    Người đàn ông ăn vận theo lối lữ hành, phong thái đĩnh đạc và khuôn mặt đó, không khác chút nào so với thân hữu quá cố là Itsuchi Hyogo. Hayato giống cha còn hơn cả Tora Jiro. Trong ký ức của Hachiro Zaemon thì hai mươi năm trước Hayato chỉ là một đứa trẻ bủng beo yếu đuối mà thôi.
    - Hayato đã trở thành thương nhân rồi nhỉ.
    - Vâng.
    Hayato gật đầu,
    - Vãn bối có chuyện muốn rõ?.
    Giọng điệu vô cùng gay gắt.
    - Chuyện gì?
    - Trước đây vãn bối đã rõ lý do ngu đệ Tora Jiro chịu phạt dưới tay ngài?. Nhưng ngay từ thuở thơ ấu thì Tora Jiro đã được chính tay Sekiguchi tiên sinh dạy dỗ, đúng không.
    - Không sai.
    - Như vậy thì phần Tora Jiro không tốt, phải chịu phạt dưới tay tiên sinh?
    - Dĩ nhiên, ta cũng có phần trách nhiệm không nhỏ.
    Bỗng nhiên Hayato thay đổi sắc mặt,
    - Bậc làm thầy, cũng như kẻ làm cha, khi ra hình phạt đối với đệ tử cũng như con mình thì thử hỏi tiên sinh không có chút tội nào hay sao !!
    - Như thế?. Như thế, ta đã tuyệt đường Nhu Thuật.
    - Hừm?.
    - Ta đã không ngờ đến chuyện Tora Jiro đổi khác. Tora Jiro là đứa được thiên phú về Nhu Thuật cổ lai hiếm có nên ta vốn định truyền dạy cho yếu quyết của phái Sekiguchi hòng trau dồi tinh thần bên cạnh việc rèn luyện thể xác?. Nào ngờ, trình độ của hắn ngày càng tiến bộ ghê gớm, tinh thần không đuổi kịp nên đã dần dần biến thành con ác thú?Đến lúc ta nhận ra thì đã không còn kịp nữa rồi?Chuyện giải quyết chỉ là bất đắc dĩ.
    Nói xong Hachiro Zaemon nhảy khỏi tháp chuông. Hayato đáp lại như thét
    - Tại sao lại dùng kiếm hạ sát nó!!
    - Nếu dùng Nhu Thuật thì chắc nó chạy mất.
    - Cái gì?.
    - Nó mà thoát được thì không hay cho thế gian.
    - Hừm !!
    Trong phúc chốc hình tướng của Hayato bỗng biến đổi dữ dằn như quỷ địa ngục rồi nhanh chóng thối lui.
    - Ra đi !!
    Tiếng thét vừa dứt, từ trong góc khuất của bức tường đất xuất hiện năm người ăn vận ra lối kiếm sĩ giang hồ. Năm võ sĩ nhất tề tuốt gươm vây lấy Hachiro Zaemon vào giữa.
    Trời đã về chiều, không khí cũng dịu dần và từng đợt gió lạnh bắt đầu thổi. Cái mùi nồng nặc của cỏ cây dưới ánh nắng gay gắt lúc nãy cũng đã biến mất.
    Năm người vây lấy một. Một tiếng thét Kiai mãnh liệt đột ngột xé toạc bầu không khí ngột ngạc khó thở. Từ trước mặt, một tên xông vào chém tới, Hachiro Zaemon lách vội sang một bên rồi chộp lấy cánh tay thuận của hắn. Đồng thời, từ hai bên tả hữu lại thêm hai con thiêu thân lao vào ngọn lửa. Hachiro Zaemon vội xoay toàn bộ thân thể của gã kiếm khách mình đang chộp tay sang trái đỡ trọn một đao lao tới, tránh một kiếm như ánh chớp từ bên phải chém tới rồi tung một đòn Atemi sấm sét vào bụng hắn.
    Tiếng thét vang cả một góc trời.
    Một kẻ bị chém dưới lưỡi đao đồng bọn, một tên trúng đòn Atemi.
    Từ trong đám cỏ lại thêm một thân thể nữa bị hất tung lên trời, khi vừa rơi xuống liền bị thủ đao (cạnh bàn tay) của Hachiro Zaemon chém nát cằm. Trong sát na lại có thêm một kiếm sĩ ngã gục dưới ngọn cước bay như núi thái sơn đập vào.

    - Ei !!
    Quả nhiên là Hayato đã bỏ ra không ít tiền để thua bọn kiếm khách giang hồ này. Cho đến kẻ cuối cùng cũng không hề có ý định thối lui mà lại hùng hổ xông vào?.
    Hachiro Zaemon tiến tới rồi trong phút chốc hai thân thể đã ôm chặt lấy nhau.
    - Ư,ư??..
    Kiếm khách đổ sập xuống rồi chìm hẳn trong biển cỏ.
    Trận đấu này chỉ kéo dài bằng khoảng thời gian đếm đến mười.
    Không còn thấy bóng dáng Itsuchi Hayato đâu nữa rồi.
    Hachiro Zaemon gọi với theo Hachiro Zaemon đang chạy thục mạng trên đồng.
    - Chờ đã ! Ta vốn định đến đây để ngươi thảo tội mà. Này Hayato?.
    Trong lòng Hayato lúc này chỉ toàn một nỗi sợ hãi. Có lẽ những lời này chẳng hề đến được tai hắn.
    O
    Sekiguchi Hachiro Zaemon còn sống được gần ba mươi năm nữa. Vào ngày hai mươi hai tháng tư năm Shotoku thứ sáu, Hachiro Zaemon qua đời tại Wakayama thuộc Kishu, thọ tám mươi bảy tuổi. Trước khi mất vài ngày có gọi dưỡng tử Gon Nojo đến giường bệnh dặn dò.
    - Ngươi cũng đã già rồi nhỉ.
    Hachiro Zaemon nở nụ cười gượng. Năm Genroku thứ mười lăm, Go Nojo trở thành đương chủ nhà Sekiguchi, bổng lộc bốn trăm thạch, trong tay có không ít bộ hạ. Lúc này cũng đã quá ngũ tuần. Hachiro Zaemon từ khi về ở ẩn lấy hiệu là Rohaku.
    - Sắt đá gì rồi cũng như thế này thôi, nhỉ.
    - Dạ.
    - Con người ta khi về già thường quên hết những chuyện thời trẻ. Vì vậy mà trong việc chỉ đạo, dạy dỗ người trẻ thường mắc phải sai lầm. Ngươi cũng phải chú ý săn sóc bọn trẻ trong phiên bây giờ.
    - Dạ.
    - Ngày xưa, ta cũng đã một thời sử dụng võ nghệ mà sát phạt loạn bạo không ít. Nhưng may mắn vô sự mà nên người được?. Từ khi thiên hạ lọt vào tay nhà Tokugawa, sau ba, bốn mươi năm mà thời bấy giờ không khí hãy còn sặc mùi máu, chiến trận liên miên không ngớt. Bọn võ sĩ ra sức loạn bạo nhằm gây sự chú ý của thiên hạ.
    - Quả nhiên là ?.
    - Nhưng hai mươi năm đã trôi qua. Thời thế cũng đổi khác rồi. Bây giờ là lúc thiên hạ thái bình, những trò sát phạt tanh mùi máu kia phỏng còn tác dụng gì nữa. Ngươi hiểu không ?
    - Dạ?.
    - Vì vậy mà?.
    Đang nói dở Hachiro Zaemon bỗng nín bặt, hình như là dần dần chìm vào trạng thái miên man bất tận.
    Nghe nói là ngủ đến ba ngày ba đêm.
    Hachiro Zaemon thấy một giấc mơ.
    Là giấc mơ khi đang dạy Nhu Thuật cho Itsuchi Tora Jiro trên một cách đồng rộng lớn. Thân thể mảnh dẻ trắng toát của Tora Jiro đẫm đầy mồ hôi lấp lánh dưới ánh nắng. Tora Jiro đang bị hai cánh tay lực lưỡng ghì chặt lấy.
    - Sao nào, hãy thử thoát ra khỏi đôi tay này xem.
    Đôi môi của Hachiro Zaemon thì thầm vào bên tai, hơi thở Tora Jiro càng lúc càng dồn dập. Hachiro Zaemon như say trong mùi thân thể nồng nặc của đứa học trò yêu.
    - Sao nào, thử xem nào?
    - Aa..Aa? Đủ rồi? tha cho?..
    - Chưa, chưa được?. thử xem nào
    ?.. Ta? Ta.. Tora Jiro ?.
    Dường như không chịu nỗi kích động trong cơn mê, Hachiro Zaemon bật gọi. Cả gia tộc đang vây quanh giường bệnh, thấy đôi môi người sắp chết khẽ động đậy.
    - Nghĩa phụ? Nghĩa phụ?.
    Gon Nojo lắng tai nhưng Hachiro Zaemon đã im bặt. Gon Nojo quay sang hỏi vợ
    - Vừa rồi nghĩa phụ nói gì thế nhỉ?..?
    - Chắc là ông gọi tên nghĩa mẫu và con trai.
    - Ừm, cũng đúng thôi. Cả đời nghĩa phụ gánh nhiều đau thương, cả vợ lẫn con đều lần lượt ra đi. Vì vậy mà quyết không bao giờ tái hôn.
    - A, xem kìa.
    - Ừ??
    - Xem ông ngủ giống như đứa trẻ chưa kìa.
    Hết
    Sài Gòn 17-3-2007
  9. DONGBAI

    DONGBAI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    2.204
    Đã được thích:
    0
    rất cám ơn bác đã chia sẻ....vote cho bác 5 sao
  10. DONGBAI

    DONGBAI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    2.204
    Đã được thích:
    0
    anh Nhất Lang mến ,anh có truyện nào nữa về kiếm đạo hay không? em đang tập Bokken nên cãm thấy rất hứng thú và muốn nghiên cứu về Kiếm NHật

Chia sẻ trang này