1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiểu thuyết thời đại Nhật Bản.

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi NhatLang, 01/02/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. NhatLang

    NhatLang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2005
    Bài viết:
    323
    Đã được thích:
    0
    Có câu chuyện như thế này. Tokugawa Ieyasu là võ tướng với kinh nghiệm thực chiến hơn nửa thế kỷ từ thuở thiến niên cho đến lúc bảy mươi ba tuổi công thành Osaka, vào những năm cuối đời cho gọi Obata Kagenori đến
    - Ta nghe nói nhà ngươi đang thuyết giảng thuật dụng binh của phái Koushu. Vậy quân bối của tướng Takeda Shingen năm xưa là vật như thế nào?
    - Thần sẽ lập tức cho người chế tạo.
    Quân bối là cây quạt sắt tượng trưng cho quyền lực chỉ huy ba quân của tướng lãnh thời Chiến Quốc. Kagenori sai thợ rèn đúc quân bối, khi hoàn thành là một cây quạt sắt bên trong chạm nhật nguyệt bằng vàng, bạc. Ieyasu một tay cầm lên thử rồi lập tức vất bỏ
    - Thứ nặng thế này mà cầm được sao.
    Kouan thầm nghĩ, hẳn là Musashi rất say mê với hình ảnh tướng soái nên rốt cuộc đã bị cái thuật dụng binh huyễn hoặc kia chiếm hết tâm trí. Có thể là người này vào lúc cuối đời sẽ cho rằng gươm giáo đao thuật chỉ là cái ?onghệ? của bọn binh tốt chẳng thể dùng để lập thân được chăng.
    Kouan ở lại trong doanh trại của Itakura Shigemasa mười ngày.
    Doanh trại Shigemasa tối tăm u ám như phản ánh nỗi u uất của chủ tướng.
    Vào cuối năm có tin báo rằng tướng tư lệnh mới là Matsudaira Izunokami đã lên đảo Kyushu. Nỗi bực dọc dày vò của Shigemasa đã lên đến cực điểm nên tập hợp chư tướng, ra lệnh tổng công kích. Kouan thầm nghĩ hẳn là gã này muốn tự sát đây. Đêm đó vào doanh thì thấy Shigemasa vẫn còn thức.
    - Một kẻ như ta chẳng có tư cách để nói, nhưng cứ trông khói nấu cơm trong thành bốc lên thì thấy binh sĩ bên trong vẫn chưa mệt mỏi. Chi bằng ta cứ đợi cho chúng chết khô chết mòn, như thế là thượng sách.
    Shigemasa nín thinh một hồi rồi chỉ đáp.
    - Izunokami đã đến rồi.
    Năm cũ hết, năm mới sang. Sáng mùng một trời giăng đầy mây, đến chiều thì từng đợt cuồng phong bắt đầu rít lên. Shigemasa thấy rõ cơ hội, phát lệnh xuất kích đến các đạo quân rồi mình ngồi ngựa đi tiên phong, xông pha dũng mãnh đến cổng thành.
    Dĩ nhiên là Kouan ở lại hậu phương. Chẳng có tư cách tham chiến mà cũng chẳng muốn tham gia.
    Nhưng sau Kouan nghe tin Musashi chỉ là võ sĩ giang hồ cũng tham chiến thì lấy làm kinh ngạc. Musashi đi tiên phong trong đạo quân của Ogasawara, tóc dài xõa xuống lưng tung bay rối bù trong gió, tay cầm cờ uy dũng xông thẳng vào trận địch. Kouan đồ chừng đây là lần đầu tiên trong đời Musashi được ngồi ngựa tham gia chiến trường.
    Cuộc tổng công kích này kết thúc bằng thất bại thảm hại của phe tấn công. Thượng sứ Itakura Shigemasa trúng đạn mà tử trận. Trong số hai vạn sĩ tốt có sáu trăm kẻ bỏ mạng, ba ngàn hai trăm người bị thương. Thật là kết quả thảm hại chưa từng có trong lịch sử công thành. Musashi lại lần nữa thuộc về phe bại trận. Cuộc đời bất hạnh của nhân vật này là luôn đứng về phe chiến bại. Nhưng rồi cái ngày mà lần chiến thắng duy nhất trong đời Musashi cũng đã đến. Chỉ bốn ngày sau khi Shigemasa tử trận là tổng soái Matsudaira Izunokami Nobutsuna cùng phó tướng Toda Uneme Noshou Ujikane, nguyên là lãnh chúa phiên Ogaki đến doanh trại. Tổng soái nhanh chóng chấn chỉnh tình hình trong trại rồi xiết chặt vòng vây, triệt đường lương thực của quân trong thành. Trong khoảng thời gian này cũng cho chiến thuyền trên biển pháo kích vào thành, đến tháng hai đã thấy dấu hiệu suy nhược của quân phiến loạn. Nobutsuna không bỏ lỡ cơ hội, ngày hai mươi sáu phát lệnh tổng công kích đến các phiên.
    Musashi mừng rỡ tỏ rõ uy dũng. Đây chính là lúc phát huy tuyệt học võ nghệ, thuật dụng binh khiển tốt mà mình công phu được trong nửa đời. Musashi động viên Iori đang chỉ huy đạo quân tiên phong của nhà Ogasawara rồi hôm sau cùng binh sĩ hăng hái xông vào thành địch.
    Nhưng không ngờ quân địch ngoan cường chiến đấu đến cùng. Khi hết đạn thì chúng thả đá lớn đá nhỏ, cây to gỗ cây nhỏ xuống dưới chân thành. Chẳng mấy chốc đã thấy la liệt những kẻ bị đá đè chết. Binh sĩ các phiên trông thấy cảnh tượng thảm hại như thế này thì chùng chân không dám tiến lên. Lúc bấy giờ Musashi ở giữa đám sĩ tốt thét lớn
    - Iori, chính là lúc này đây ! Samurai chính là kẻ xông lên vào lúc này đây !
    Thét rồi vứt bỏ giáo, đeo gươm trên lưng rồi xông xáo bám đá leo lên thành. Bọn sĩ tốt được hình ảnh dũng mãnh ấy khích lệ nên cũng ồ ạt leo lên thành. Gỗ đá trên thành đổ xuống mỗi lúc một dữ dội hơn. Khắp bốn phương tiền hậu tả hữu, kẻ thì bị đá lăn trúng đầu, kẻ thì bị gãy tay gãy chân rơi xuống dưới. Iori quả không hổ là dũng tướng do Musashi nuôi dạy, hùng hổ bám từng viên đá leo lên thành. Bất giác ngoảnh lại thì không thấy Musashi đâu.
    - Dưỡng phụ, người ở đâu !
    Quay sang tả hữu, rồi lại nhìn xuống dưới. Cặp mắt Iori dừng lại dưới chân thành. Musashi bị đá lăn trúng ngã sóng soài trên bãi cỏ phía dưới. Nhưng hắn được dạy rằng trên chiến trường có thấy phụ thân cũng phải bỏ mặc mà xông lên. Vả lại đã leo lên đến thành thì đâu dễ leo xuống. Chẳng bao lâu sau Iori leo lên mặt thành, một đao chém chết bọn giáo đồ ồ ạt xông đến.
    Theo sau Iori là binh lính nhà Ogasawara ồ ạt lên thành rồi tràn vào bên trong. Trong khi đó thì binh sĩ các phiên khác cũng đã tràn ngập trong thành nên chỉ trong một ngày là thành bị hạ.
    Trong bức thư gửi thành chủ Nobeoka xứ Hyuga là Arima Zaemon Naozumi thì Musashi hôm ấy bị đá lăn trúng ống chân. Vì tuổi tác đã cao nên thương tích khá nặng, động đến xương mà mãi sau vẫn không đứng dậy được.
    Lúc bấy giờ Kouan đã rời khỏi Shimabara, không chứng kiến được cảnh Musashi được chuyển về hậu phương. Vậy là trận chiến đã kết thúc mà Musashi vẫn không có cơ hội thi triển sở học của mình. Còn Kouan thì sau này đến Karatsu rồi lại phiêu du đến Nagasaki xứ Hizen. Lúc ở Nagasaki thì có nghe tin tức về Musashi. Rằng đã được nhà Hosokawa năm mươi tư vạn hộc ở Kumamoto xứ Higo khẩn khoản mời về. Theo như Kouan nghe được thì Musashi trở thành khách của nhà Hosokawa, được cấp cho mười bảy người hầu cùng ba trăm hộc gạo.
    Phiên chủ Hosokawa Churi là một minh quân, tuổi đời cũng khoảng Musashi nhưng lại yêu thích cốt cách võ sĩ, thân thể cao lớn của Musashi nên cho mời đến, lấy lễ thượng khách mà đối đãi. Hosokawa lại cho gia thần Iwama Kakubei đến chỗ Musashi mà hỏi thăm bổng lộc, thân phận mong muốn. Thái độ của Musashi lúc này rất thận trọng, chỉ là ?ophận khách?. Vì như vậy thì danh dự của mình không bị bổng lộc nhiều ít làm ảnh hưởng. Hosokawa Churi chấp nhận, mà đối với số gạo cấp cho Musashi còn bảo rằng
    - Thật là không tốt nếu định giá tài năng võ nghệ kiếm pháp.
    Vì vậy mà Churi cho đặt ra thuật ngữ đặc biệt chỉ dùng cho Musashi, không gọi là cấp bổng lộc, cốt để hợp thức hóa cho vị trí của Musashi. Churi cũng muốn cất nhắc Musashi nên cho phép cùng tham gia săn bắn với bọn tổng quản trong phiên, chọn mảnh đất dưới thành Kumamoto mà cho xây dựng một dinh thự khang trang. Hơn nửa đời lang bạt, khi đã quá năm mươi thì đây là lần đầu tiên Musashi có nhà cửa.
    Musashi rất lấy làm cảm kích với sự đãi ngộ của Churi. Câu cửa miệng lúc bấy giờ là ?oKẻ sĩ là người biết chết vì tri kỷ?. Nhưng hạnh phúc này cũng không kéo dài. Đến năm sau, vào mùa xuân năm KanEi thứ mười tám thì chúa Churi đột nhiên ngã bệnh rồi mất. Hẳn là Musashi đã xúc động khóc than một mình.
    Nhưng Watanabe Kouan lúc này chẳng hay tin tức gì về Musashi. Chẳng là vì Kouan bất chấp quốc lệnh trong thời bế quan tỏa cảng, lên thuyền rời Nagasaki mà sang Trung Hoa. Ba mươi năm sau mới trở về Nhật Bản. Lúc Kouan rời Nhật Bản là triều đại nhà Minh ở Lục Địa. Sau khi chu du các miền ở Minh quốc, Kouan lại trở về đất Kyushu. Lúc bấy giờ là niên hiệu Kanbun, thời Tướng Quân thứ tư là Ietsuna. Khi Kouan cập đảo Hirato thì chỉ mới là đầu mùa xuân. Nhưng khi vào thành Kumamoto thì những bông hoa mơ nở sớm đã bắt đầu rụng. Lúc này cả Hosokawa Churi lẫn Musashi ở Kumamoto đều đã trở thành những con người lịch sử.
    Kouan lưu lại Kumamoto một đêm rồi đến chiều rời thành để kịp đến Edo.
    Khi đi đến làng Yuge thì thấy bên vệ đường có một bia mộ rêu bám, đến gần xem thử thì thấy trên bia khắc mấy chữ ?oBia mộ cư sĩ Shinmen Musashi?.
    - Musashi cũng ở đây sao.
    Trong ký ức quên lãng của lão Kouan tám mươi hai tuổi thì hình ảnh kiếm khách ngạo mạn kiêu kỳ kia lại hiện về. Lão gọi bọn bách tính đang làm ruộng lại hỏi thăm thì quả nhiên, đây là đồi Musashi.
    - Bởi vì ngài Niten mình mặc giáp đầu đội mũ trụ, mang đại kiếm hướng về con đường bên kia mà phủ phục ở đây.
    - Ồ, tại sao thế ?
    - Vì ngài Niten chịu ơn chúa trong thành kia nên đời đời khi chúa đến Edo yết kiến Tướng Quân thì ngài mặc giáp đại tướng đợi ở đây mà bảo vệ chúa. Hình như ngài Niten để lại di ngôn rằng hãy mặc giáp trụ cho thi thể sau khi mình mất.
    Mặc giáp trụ ư. Một cánh chim chiền chiện bay vút lên.
    Lúc bấy giờ Kouan đã cất bước đi rồi. Lão nghĩ rằng dục niệm của Musashi chính là đây. Musashi đến lúc chết mới được mặc giáp trụ cuả đại tướng lần đầu tiên và cứ để nguyên giáp trụ như thế mà chôn xuống lòng đất. Kouan nghĩ đến dục niệm của con người mà bất giác rùng mình, cảm thấy dường như máu toàn thân chảy ngược lên.
    Hết
    Sài Gòn, 4-6-2007.
  2. DONGBAI

    DONGBAI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    2.204
    Đã được thích:
    0
    khúc này khá hay về cách sử dụng song kiếm và kiếm 1 tay ,cám ơn bác rất nhiều và có dịp sẽ ghé thăm bác tại Sài Gòn .Trân trọng .
  3. NhatLang

    NhatLang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2005
    Bài viết:
    323
    Đã được thích:
    0
    Đa tạ bác Dongbai đã chiếu cố. Vừa ghé sang trang nhà Vịnh Xuân của bác, khá thú vị.
    Là một người mê võ (không, có lẽ đã vượt quá sự say mê) tôi cũng rất yêu thích Lý Tiểu Long. Dường như lối suy nghĩ trực tiếp của Lý rất giống với lối suy nghĩ của võ sĩ Nhật Bản.
    Mong sớm được chuyện đông chuyện tây với bác.
    Dưới đây là link một số tài liệu võ thuật thu thập được trong thời gian qua, phần lớn viết bằng tiếng Anh. Trong đó có một số sách về Lý và Vịnh Xuân. Hy vọng là giúp ích được gì.
    http://esnips.com/web/eiyugoketsu
    Rốt cuộc nhìn lại chẳng thấy biên giới đâu. Tất cả chỉ là một.
    Tinh thần võ thuật dù muốn hay không cũng phải đi đến chỗ đó, sử dụng phương tiện "Trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật".
    Tính trực tiếp trong võ thuật của Lý Tiểu Long là chánh đạo.
    Được NhatLang sửa chữa / chuyển vào 18:47 ngày 06/06/2007
  4. motdikhongtrolai

    motdikhongtrolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    2.982
    Đã được thích:
    0

    @ DONGBAI !
    Nhiều người nếu không muốn nói là hầu hết mọi người xưa nay (kể cả tác giả...) không làm được như Mushashi nên cho rằng cách vận kiếm bằng một tay cần phải có sức mạnh ghê gớm như Mushashi - người bẩm sinh sức khoẻ có một không hai..v..v... Nhưng sự thực hoàn toàn không phải vậy
    Nếu nói chính xác và ngắn gọn thì phải nói thế này: Cần có một sự khéo léo hơn người - hoặc do bẩm sinh hoặc do luyện tập mới có thể vận đao bằng một tay như ý...
    Bản thân lão M vốn không phải là người có sức khoẻ hơn người - lão là người trung bình về mặt thể lực... Nhưng mỗi tay mỗi đao (katana) thì lão thiện dụng và vận đao mãnh liệt như ý mình muốn... Lão M tin mình không thua Mushashi về kỹ thuật vận đao một tay (Lão M có lẽ sinh bất phùng thời nên chỉ thua "Thánh Kiếm" Myamoto Mushashi về kinh nghiệm "sống - chết"... )
    @NhatLang !
    Lão M cảm kích bằng hữu đã post lên một tác phẩm đọc rất thú vị !... Chúc bằng hữu một ngày vui !... ....
    Được motdikhongtrolai sửa chữa / chuyển vào 22:03 ngày 06/06/2007
  5. DONGBAI

    DONGBAI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    2.204
    Đã được thích:
    0
    he..he..cám ơn anh Nhất Lang nhiều về links của anh post lên .ĐB có lấy được vài cái hay trên đó ...Nếu chừng nào anh rảnh thì PM cho em ,đi uống cafe okie ,em ở tại SG .
    @MĐKTL : he..he...bữa nào anh làm 1 cái clip chém 3 phát trong nữa giây cho anh em xem chơi ,mấy hôm nay cây bokken bị gãy nên toàn lấy đao VX chém đỡ thèm ,cũng đã tay nhất là cái ứng dụng cách dụng kiếm Nhật vào đơn đao của VX .Nghe gió vivu ..he..he..
    bài đơn đao VX đây ...http://youtube.com/profile?user=dongbaii
    Được dongbai sửa chữa / chuyển vào 22:47 ngày 08/06/2007
  6. NhatLang

    NhatLang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2005
    Bài viết:
    323
    Đã được thích:
    0
    Đa tạ các vị hào kiệt đã chiếu cố.
    Chính danh, định phận là thái độ của người quân tử.
    Trên chốn không gian ảo này thực chẳng biết xưng hô thế nào cho phải phép. Tiểu sinh sinh năm 1984, hẳn là ít tuổi hơn các vị tiền bối ở đây...
  7. DONGBAI

    DONGBAI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    2.204
    Đã được thích:
    0
    he..he..Tà mỗ ( copy MĐKTL) năm nay vừa tròn 28 cái xuân xanh ,tên thì cứ kêu là ĐB ..he..he..hôm nào offline đi.
  8. NhatLang

    NhatLang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2005
    Bài viết:
    323
    Đã được thích:
    0
    Kiếm khách kinh đô
    Nguyên tác: Shibaryou Tarou
    Người dịch: Nhất Như
    Một
    Buổi sáng hôm Yoshioka Mata Ichirou quyết đấu với binh pháp giả phái Ten Ryu là Santoku thì Genzaemn mang cần câu dẫn theo tên hầu như thường lệ.
    - Huynh trưởng đi đâu đấy.
    Mata Ichirou gọi với theo. Genzaemon vờ như không nghe thấy, đi tiếp mười mấy bước, khi ra đến cổng thì dừng chân
    - Đến sông Kamiya gawa.
    Naotsuna ngửa mặt nhìn trời xem thời tiết như thói quen của một tay câu cá chuyên nghiệp.
    - Trời không mưa. Ta đi câu cá chép.
    - Câu cá chép sao. Giờ mùi hôm nay tiểu đệ có trận tỷ thí với kiếm khách Asayama Santoku phái Ten Ryu trên đồng Yasaka núi Higashi yama, huynh trưởng có hay không?
    - Ta biết rồi.
    - Biết rồi? sao lại còn làm chuyện vẩn vơ thế này.
    - Cho dù ta có lo lắng cũng chẳng được gì. Người quyết đấu là đệ chứ không phải ta. Nếu may mắn thì sẽ thắng thôi. Nhưng nên nhớ rằng đồng Yasaka phía Đông là bãi cát, phía Tây là bãi lầy. Nếu đệ dồn được tay kiếm quê mùa ở Joushu đó về phía Tây thì cầm chắc phần thắng, hiểu không.
    Nói rồi bỏ đi. Mata Ichirou trông theo như muốn nhổ phọt bãi nước bọt trong miệng ra. Thật là hết cách.
    Kempou. Đó là hiệu của người vừa mới vác cần câu quay lưng ra đi. Kempou là gia hiệu truyền đời của họ Yoshioka này. Nhà Yoshioka được tôn xưng là lò luyện binh pháp của Tướng Quân Ashikaga từ thời Muromachi đến nay, từ thời khai tổ Naomoto trải qua các đời Naomitsu, Naokata và đương chủ đời thứ tư Naotsuna đều là những bậc danh nhân được thiên hạ truyền tụng. Năm Ouei nhà Yoshioka đã được Tướng Quân Yoshimochi ban cho danh hiệu ?oHeihou Fusou Daiichi? (Binh pháp Phù Tang đệ nhất). Từ đó trở đi, trải qua một trăm bốn mươi năm cho đến đời thứ tư thì chưa từng thua bất kỳ võ phái nào.
    Nhưng dân chúng ở kinh đô không gọi danh gia này bằng từ ngữ kính trọng như thường thấy đối với các danh gia khác mà chỉ gọi thân mật là
    - Nhà Kempou ở Nishino Touin.
    Kempou là gia hiệu của dòng họ này nhưng cũng không khác gì bảng hiệu của các nhà buôn trong vùng. Đối với bách tích thì Kempou cũng chỉ là một cửa hiệu buôn kiếm pháp, bán võ nghệ mà thôi. Về điểm này thì ít nhiều có khác với giới kiếm khách các vùng chỉ mong lập thân vang danh thiên hạ nhờ tài nghệ của mình. Cũng là vì dòng họ này đứng trên lập trường phòng vệ. Có thể nói đánh bại nhà Yoshioka chính là mục tiêu hàng đầu của binh pháp gia khắp Nhật Bản. Nếu hạ được Yoshioka thì danh hiệu Phù Tang đệ nhất kia sẽ lọt vào tay mình, danh tiếng sẽ vang dội mà đường công danh cũng rộng mở. Sự thật là mỗi tháng có đến mấy người đến gõ cửa võ đường Yoshioka với ý định như vậy. Thông thường thì bọn môn đệ lâu năm trong nhà sẽ ra tiếp đấu, nếu môn đệ thua thì kẻ thách đấu lại vòi đến gia chủ.
    Huynh trưởng của Mata Ichirou là Naotsuna năm hai mươi mốt tuổi trở thành đương chủ kế thừa dòng họ Yoshioka. Lúc ấy Naotsuna tính khí dữ dội khác hẳn với bây giờ. Vô phúc nếu có kẻ nào hạ xong bọn môn đệ mà vòi đến gia chủ thì hắn ra tiếp chiêu liền. Naotsuna mạnh như hổ đói.
    Năm đầu niên hiệu Keichou, Naotsuna một đòn đánh chết kiếm khách ở Bushu, đệ tử của Makabe Dou Hisamoto, khai tổ phái Kasumi Ryu nên được dân chúng trên kinh cả sợ mà gọi bằng cái tên ?oTarobou?. Tarobou là tên gọi của quỷ thiên cẩu sống trong chùa Kurama vốn rất quen thuộc trong đời sống tâm linh của dân chúng Kyouto. Sau này Naotsuna lại hạ thêm kiếm khách Kurakage gì gì đó của phái Shinkage Ryu, Mutou Jinuemon của phái Chujou Ryu và Hiyama Jubei của phái Shintou Ryu. Hiyama bị chém giữa trán phát cuồng, mấy ngày sau người ta thấy hắn loạng choạn ở bờ sông Kamogawa rồi tắt thở dưới sàn của chùa Eikandou. Còn về Kurakage thì càng thảm hại hơn. Hắn bị đánh trúng tay vội nhảy lui
    - Tại hạ thua rồi.

    Kurakage vứt mộc kiếm nhưng Naotsuna lắc đầu, khẽ bảo, chưa xong, chưa xong.
    - Vừa nãy chỉ là chạm nhẹ vào lớp da tay của các hạ thôi. Kiếm pháp là kỹ thuật chế ngự cái chết, nào xin mời đấu lại lần nữa.
    Lời nói nhẹ nhàng mềm mỏng như bọn quý tộc ở kinh đô nhưng bên trong lại chứa đựng một khí chất đáng sợ đến kinh người. Kurakage xám ngắt.
    - Thôi thôi tại hạ đã lĩnh hội được sức mạnh của tôn phái rồi. Tại hạ xin được kiếu ở đây.
    - Thế là thế nào, chỉ mới vài hiệp như thế này thì làm sao thấy hết được cái tinh túy của kiếm pháp kinh đô. Nào xin các hạ đừng khách sáo, cầm lấy mộc kiếm rồi tiếp tục đi.
    Naotsuna mĩm cười một cách lễ phép nhưng bên trong nụ cười đó ẩn chứa một cái gì đó cuồng loạn khủng khiếp mà cho đến bây giờ Mata Ichirou mỗi khi nhớ lại hãy còn rùng mình. Sức nặng của trách nhiệm đè lên vai đương chủ Naotsuna khiến tinh thần hắn cũng trở nên đáng sợ khôn lường.
    Kurakage loạng choạng đứng dậy
    Nào.
    Naotsuna hùng hổ xông đến như con mãnh thú bị dồn vào đường cùng, mộc kiếm quét một đường, khuôn mặt Kurakage vỡ nát vọt cả óc ra sàn nhà.
    Sau trận tỷ thí, Naotsuna cho gọi Mata Ichirou vào phòng của mình,
    - Lúc đó đệ nhăn mặt phải không?
    Lúc đó Mata Ichirou hãy còn là một thiếu niên chưa trưởng thành, nín thở. Không ngờ rằng Naotsuna vừa thi đấu lại có thể nhìn thấu suốt tâm can của thiếu niên đang ngồi lẫn lộn trong đám môn đệ trên võ đường.
    - Đêm nay hãy đến sông Kamiya gawa.
    Đêm đó Mata Ichirou leo lên bờ đê sông Kamiya gawa khi vầng trăng vừa hiện ra ở đằng Đông. Bóng đen Naotsuna nhanh nhẹn tránh lưỡi gươm hai thước hai thốn của Mata Ichirou huơ vội trong đêm tối.
    - Bắt đầu từ đêm nay cho đến khi hết trăng, mỗi đêm đệ phải đấu với ta trăm hiệp. Hãy đánh như đệ hận ta, hãy chém ta nếu có thể.
    Mata Ichirou cũng là người cuồng khí tính cách dữ dội không kém huynh trưởng của mình, chẳng nói chẳng rằng quét ngang lưỡi gươm vào người Naotsuna. Nhưng vừa động thủ đã bị một nắm lá trúc đập vào mặt mà ngã lăn ra đất. Naotsuna không hề nhân nhượng xấn tới đá văng tiểu đệ xuống sông. Rồi từ đó mỗi đêm hai người đều đến đây ?oluyện tập? đánh đấm một cách tàn nhẫn như vậy. Naotsuna là người cuồng khí ra tay thẳng thừng nên tự nhiên Mata Ichirou cũng vô cùng căm hận, trong mỗi đường kiếm đều toát ra sát khí dữ dội.
    - Hãy hận ta đi ! Hãy giết ta đi ! Nếu giết ta thì vị trí gia chủ nhà Yoshioka sẽ thuộc về ngươi !
    Rồi mặt trăng dần dần biến mất khỏi bầu trời đêm.
    - Từ hôm nay không cần phải đến sông Kamiya gawa nữa nhưng trong vòng mười mấy ngày từ bây giờ đến khi trăng mọc lần nữa thì đừng để ta tập kích. Cho dù là ở đâu, bất cứ lúc này thì cũng phải đề phòng.
    Mata Ichirou khi đi ngủ cũng ôm thanh kiếm bên mình. Mấy đêm liền hắn không tài nào ngủ được, nằm trên sàn mà mắt cứ mở thao láo. Đến hết đêm thứ ba thì không còn chịu nỗi nữa nên lăn ra ngủ. Dường như Naotsuna chỉ đợi khoảnh khắc này liền xông vào đấm thẳng vào mặt tiểu đệ. Rồi cũng có ngày Mata Ichirou phải ngủ trên mái nhà, có hôm hắn lại chui xuống sàn để lẫn trốn Naotsuna. Đến ngày thứ mười thì không còn chịu nỗi nữa nên bỏ nhà chạy đến nhà mẹ ruột xin ngủ nhờ. Đêm đó Mata Ichirou đứng trong nhà xí thì bất giác bị một ngọn trúc quất vào lưng lộn nhào ra vườn. Mata Ichirou thấy bóng Naotsuna thấp thoáng chỗ lúc nãy mình đứng.
    - Ngươi đã hiểu được vị thế của nhà Yoshioka chúng ta chưa ? Họ Yoshioka đã trở thành cái đích nhắm cho bọn kiếm khách khắp nơi, có thể nói là chúng ta có hàng trăm hàng ngàn kẻ thủ. Vì vậy mà huynh đệ chúng ta không thể sống nhởn nhơ được. Đối với những kẻ có ý định hạ thủ chúng ta thì tuyệt đối không thể nhẹ tay với chúng, đó là cách phòng thủ duy nhất của nhà Yoshioka này. Mata Ichirou, nếu ngươi muốn sống lâu với nhà Yoshioka thì hãy tiếp tục rèn luyện, tiếp tục tinh tấn, hãy tàn nhẫn !
    Đã bảy năm trôi qua. Mata Ichirou ngày đêm rèn luyện kiếm thuật, trong số môn đệ có kẻ thì thầm
    - Đúng là thiên tài. Còn hơn cả đương chủ nữa.
    Nhưng sự thật là chẳng ai biết được tương quan thực lực giữa hai huynh đệ họ. Mata Ichirou cũng không biết. Từ mùa hạ năm ngoái bỗng nhiên Naotsuna chẳng hề động đến mộc kiếm mà cũng không đấu tập với Mata Ichirou nữa, xuất hiện ở võ đường thì lại càng không.
    - Huynh trưởng gần đây có chuyện gì ?
    - Chẳng việc gì cả. Tự nhiên ta thấy sợ binh pháp.
    Naotsuna nở một nụ cười đầy ẩn ý khó hiểu. Thịt dư trên khuôn mặt hắn cũng bắt đầu phình ra. Đấy cũng là lúc Naotsuna vùi đầu vào những thú câu cá, chơi bời đàng điếm với bọn du nữ.
    - Này Mata, ta sẽ không tỷ thí với bất cứ ai nữa, mà cũng không muốn luyện tập nữa. Tất cả mọi việc ta giao cho đệ, hãy sống chết vì dòng họ Yoshioka này.
    Naotsuna cười lạnh nhạt. Mata Ichirou cảm thấy khó hiểu đến nín thở.
    - Huynh trưởng ?
    - Ta thì làm sao chết được chứ. Cho dù có chuyện gì xảy ra đi nữa thì Yoshioka Kempou này cũng phải sống sót đến cùng. Nếu như để thua bọn kiếm khách phái khác thì đừng nói là danh tiếng gia tộc, môn phái mà cả di nghiệp của tổ phụ bốn đời để lại đều tiêu tan, cả nhà chúng ta thây chất thành núi. Như thế chỉ làm vinh danh cho kẻ khác mà thôi. Nếu người khác thấy ta luyện tập thì họ dò biết lực lượng của ta nên tốt nhất là đừng để kẻ khác thấy.
    Bắt đầu từ khoảng thời gian này mà bách tính ở Kyouto vẫn thường nói sau lưng Naotsuna là
    - Lão Kempou ở Nishino Touin trông giống như mặt con lửng.
    Cũng có thể là vì khuôn mặt béo phệ ra vì rượu thịt kia đã bắt đầu giống khuôn mặt của loài động vật nhỏ này.
    Được NhatLang sửa chữa / chuyển vào 22:29 ngày 05/07/2007
  9. NhatLang

    NhatLang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2005
    Bài viết:
    323
    Đã được thích:
    0
    Hai
    Yoshioka Mata Ichirou đã chiến thắng trong trận đấu với Asayama Santoku ở đồng Yasaka trên núi Higashiyama. Santoku bị đánh vỡ sọ còn thì thể thì bọn môn đệ nhà Yoshioka mang vứt vào một ngôi chùa phái Nichiren trên núi Toribeyama. Thật là tàn nhẫn. Sau trận đấu, Mata Ichirou đem mọi chuyện bẩm lại thì
    - Vậy sao.
    Naotsuna lập tức lái câu chuyện sang hướng khác, nào là tin đồn về một người ở Minh quốc là Lý Tam Quan đến cư ngụ chùa Kennin ở Matsubara.
    - Tay Lý Tam Quan này là thương nhân buôn mực ở Trung thổ, mực của hắn đắt hơn vàng mà các vị Daimyou tranh nhau mua.
    - Đệ biết rồi.
    Mata Ichirou tỏ vẻ miễn cưỡng, khoảy tay
    - Nếu huynh đã giao lại mọi chuyện quyết đấu cho đệ thì ít nhất cũng phải nghe chứ.
    - Hừm, nhưng Lý Tam Quan chẳng phải là tay buôn vừa đâu.
    - Hắn cũng biết đao thuật của Trung thổ à ?
    - Hắn rất giỏi nghề nhuộm.
    - Thật là vô ích. Quả thật là huynh trưởng đã biến thành con lửng mất rồi.
    - Ờ thì ta là con lửng. Vì là con lửng nên đâu cần đến Yasaka nhưng đại khái cũng biết được chuyện tỷ thí của đệ. Tay Santoku đó ban đầu thủ kiếm ở thế Hassou định đâm ngược lên nhưng sau lại chuyển sang thủ thế hạ đoạn đúng không. Mà mũi kiếm của hắn hơi chếch sang bên phải.
    - Thì ra huynh trưởng nấp nơi nào mà quan sát trận đấu à.
    - Đâu có, ta đâu có xem. Chẳng qua là trước khi quyết đấu ta đã cho người điều tra kỹ lưỡng lực lượng, thói quen của Santoku. Ta thấy hắn kém hơn đệ đến mấy bậc, vì vậy mà ta an tâm.
    - Huynh trưởng.
    Mata Ichirou nghe rồi bỗng dịu nét mặt,
    - Huynh trưởng nhắc đến chuyện Lý Tam Quan, hình như là có hứng thú với hắn?
    - Không.
    Naotsuna là người khó tính, bỗng chốc nét mặt trở nên mất hứng,
    - Thôi để khi khác.
    Mata Ichirou chẳng thể nào hiểu nỗi suy nghĩ của vị huynh trưởng béo phì của mình nữa.
    Sau này chuyện Mata Ichirou đánh bại Asayama Tenku của phái Ten Ryu lan truyền đi khắp nơi, tên tuổi thứ đệ nhà Yoshioka chẳng những nổi như cồn ỏ kinh đô mà trong giới binh pháp giả các vùng không ai là không biết. Ngày càng có nhiều kẻ đển thăm viếng võ đường YoshiokaMata Ichirou, dĩ nhiên là bọn họ đều sợ kiếm pháp của Mata Ichirou nên không phải đến để thách đấu như trước nữa mà là vì muốn nghe chuyện tỷ thí với Santoku ở Yasaka. Mata Ichirou hãy còn trẻ, mỗi khi nghe hỏi đến liển nổi hứng kể hết tần tật, không giấu diếm điều gì. Phần nhiều những kẻ đển nghe chuyện là bọn a dua, thấy thế chúng liền hùa theo,
    - Yoshioka Mata Ichirou đại hiệp đúng là binh pháp giả đệ nhất Nhật Bản.
    Không hiểu tự bao giờ mà trong mắt thế gian, Mata Ichirou dần dần trở thành đường chủ thực sự của nhà Yoshioka, bóng dáng của Naotsuna mỗi ngày một mờ dần.
    - Huynh trưởng, miệng lưỡi thế gian thật khó lường. Như thế thì phái kiếm Yoshioka nhà ta còn ra gì nữa.
    - Thế đệ muốn thế nào?
    - Đệ muốn huynh thỉnh thoảng lại đến võ đường mà tập cùng.
    Trong lòng Mata Ichirou không giấu nỗi sự háo thắng, nôn nóng muốn so sánh thực lực giữa mình và Naotsuna.
    - Điên khùng.
    Kempou đoán chừng tâm ý của Mata Ichirou rồi đột nhiên đổi chủ đề câu chuyện, hăng say kể về một du nữ mới gặp gần đây ở khu trường ngựa Yanagino.
    - Cô nương ấy người xứ Izumo, da hơi đen một tí nhưng dáng người mảnh mai, đôi mắt đen huyền lấp lánh như ánh sao đêm.
    Nói rồi liếc nhìn Mata Ichirou, nở nụ cười như thì thào
    - Hôm nào đó đệ cho gọi cô nương ấy lại hầu rượu một hôm thử xem.
    - Đệ từ chối. Đệ không muốn phải dính vào rắc rối làm trung gian cho huynh và cô nương ấy.
    Ồ, ta đã hiểu rồi, thì ra là như thế. Mata Ichirou dường như muốn nói, hắn chỉ có thể nghĩ rằng huynh trưởng của mình vốn không có tự tin vào kiếm pháp của mình mà lấy lòng ta khiến ta phải gánh lấy trách nhiệm bảo vệ nhà Yoshioka.
    Trong bọn môn đệ có tên Hirai vốn là gia thần của sở ty đại Kyouto là Itakura Iganokami, một hôm đến ghé tai Mata Ichirou mà rằng, ?o Ngài có hay gì chăng?.
    - Trong ba năm gần đây, mỗi đêm vào giờ tí khi mọi người đều đã say ngủ thù Kempou sama theo cửa sau lẻn ra ngoài, đến giờ sửu thì quay trở lại. Chuyện này là thật chứ không phải giả.
    Theo như lời hắn thì một đêm nọ, để kiểm tra thực hư nên đã cho một tên môn nhân bám theo Kempou. Bóng người vượt qua phía Tây con sông Horigawa, đến trước cồng chùa Tịnh Bồ Đề (Joubodai ji) rồi lại tiếp tục rẽ về phía Tây rồi lẩn vào khu phế tích đổ nát của nhà Isshiki vốn là một trọng thần của Tướng Quân Ashikaga trước đây. Nói là di tích dinh thự nhưng thực ra chỉ còn lại mấy bức tường trên nền đất cỏ mọc đầy, ao hồ đã trở thành đầm lầy, cây dại cỏ hoang mọc um tùm như rừng. Sau khi bóng Kempou biến mất vào trong mấy bức tường thì tên môn nhân nấp vào bên đường, lặng lẽ theo dõi tình hình.
    Bốn bề tịch mịch vắng lặng.
    Rồi một chốc sau chẳng hiểu vì sao mà bọn chim ngủ đêm trên cây lại cất tiếng náo động cả lên. Lũ chim xao động trong khoảng hai giờ rồi đột ngột im bặt, bóng Kempou lại xuất hiện trên đường. Cái bóng to lớn dị thường khiến tên môn nhân bất giác hoảng sợ mà toan bỏ chạy, cái bóng lại nhỏ dần,
    - Sương đêm quả là độc.
    Nói rồi mất hút vào trong bóng đêm, chẳng để lại một tiếng chân.
    - Thật là quái lạ. Thế tại sao bọn chim đêm lại nhặng cả lên ?

    Mata Ichirou chẳng thể nào hiểu nổi, cho gọi tên môn nhân đã chứng kiến toàn bộ lên chất vấn
    - Huynh trưởng ta làm gì trong khu rừng Isshiki đó ? Chẳng lẽ là tập kiếm ư?
    - Không phải ạ, hoàn toàn không nghe thấy tiếng Kiai mà cũng không có vẻ gì là đang vụt kiếm cả. Tiểu nhân nghĩ là đại nhân chỉ ngồi một chỗ mà chỉ quán thôi. Nhưng tại sao chỉ ngồi chỉ quán mà chim chốc lại nào loạn, thật không thể hiểu nổi.
    Chỉ quán là lối hành pháp chủ yếu của phái Phật giáo Thiên Thai, hành giả tập trung tâm lực vào một đối tượng, dừng mọi tạp niệm, dùng trí tuệ chánh định mà quan sát đối tượng.
    Mata Ichirou đem chuyện này nói với thê tử của Kempou là Okoto. Okoto vốn là con gái của Kasaoka Harima Nosuke, một quý tộc mê chuộng võ nghệ ở kinh đô. Bản thân Harima Nosuke cũng đã từng theo học đương chủ Yoshioka đời trước, nhận ấn chứng kiếm pháp của phái này. Nên Okoto chẳng phải là hạng người vô duyên với võ nghệ.
    - Ta không biết chuyện này. Hẳn đây là thế gian đặt điều mà nói thôi.
    Rồi Mata Ichirou lại đến hỏi chính Kempou.
    - Đệ đến hỏi tẩu tẩu xem.
    - Tẩu tẩu bảo rằng chỉ là thế gian dựng chuyện.
    - Nếu thế thì không sai. Ta luôn ở bên cạnh Okoto không rời nửa bước. Nếu như ta đi đêm thì lẽ nào Okoto lại không hay?
    Kempou nói một cách tỉnh bơ như chẳng dính dáng đến mình.
    Mà bọn dân đen ở Kyouto cũng ưa đặt điều dựng chuyện. Việc này lan truyền ra ngoài, đến khi lọt vào tai Mata Ichirou trở lại thì thành ra chuyện vô cùng kỳ quái. Là Kempou nhà Yoshioka đương đêm xuất hồn lang thang ngoài đường. Linh hồn của Kempou một mình vẩn vơ khắp thành Kyouto.
    - Điên khùng !!
    Mata Ichirou nghĩ rằng chuyện này ắt sẽ phương hại đến danh tiếng nhà Yoshioka nên quyết định tự mình điều tra. Thời gian, địa điểm đều đã biết. Là khu phế tích nhà Isshiki, kéo dài hai canh từ giờ ngọ đến giờ sửu.
    Mata Ichirou một mình lẻn vào khu dinh thự bỏ hoang của nhà Isshiki nhưng chẳng thấy bóng dáng Kempou đâu. Đêm hôm sau rồi hôm sau nữa hắn đều đến dò xét nhưng chỉ nghe thấy tiếng cú gáy đêm mà thôi.
    - Bọn chim đêm náo loạn là vì cớ gì ?
    Mata Ichirou nghĩ rồi tuốt gươm, thủ thế thượng đoạn.
    - Yatt !!!
    Tiếng thét Kiai vang lên như ép vỡ ***g ngực cùng một ánh thép lóe lên xé toạt màn đêm. Bọn chim trú đêm trên cây bỗng im bặt.
    Mấy hôm sau lại thấy Kempou xuất hiện ở võ đường. Thật là một chuyện hiếm có.
    - Này Mata, ta đã nghe cả rồi. Dạo gần đây hình như mỗi đêm ngươi đều đến khu phế tích nhà Isshiki. Thế có gặp được linh hồn của ta không hả ?
    Kempou mỉm cười.
    - Có gặp được không ?
    - Không hề gặp được. Quả nhiên tin đồn chỉ là tin đồn.
    - Hà, nhưng cũng đừng thất vọng, rồi khi nào đó sẽ gặp được thôi. Nếu thích thì mỗi đêm hãy đến xem.
    Rồi chẳng bao lâu sau võ đường Yoshioka nhận được thư thách đấu của kiếm khách Kashima Rinsai phái Shintou Ryu, người vùng Joushu.
    Địa điểm là dưới gốc tùng Sagarimatsu ở Imamiya trong kinh. Thời gian là tháng sáu năm Keichou thứ mười.
    Tức là khoảng thời gian này huynh đệ nhà Yoshioka nhận được thư thách đấu của kiếm khách giang hồ Miyamoto Musashi. Nhưng truyền thuyết phía bên Musashi có điều không thực. Chẳng hạn như địa điểm quyết đấu giữa Musashi với phái Yoshioka là dưới gốc tùng Sagarimatsu làng Ichijou Ji phía bắc kinh đô, nhưng địa điểm này đã bị nhầm lẫn với gốc tùng Sagarimatsu ở Imamiya trong trận đấu với Kashima Rinsai phái Shintou Ryu. Hơn nữa, theo như bia văn mà dưỡng tử của Musashi là Miyamoto Iori dựng lên ở chùa Enmei Ji ở Kokura nhằm tán dương công đức của dưỡng phụ thì trọng trận đấu với Musashi thì phái Yoshioka gần như tuyệt diệt hoàn toàn. Nhưng sự thật là cả Kempou Naotsuna lẫn Mata Ichirou đều sống thọ đến cuối đời. Chuyện này sẽ thuật lại sau.
    Phái Shintou Ryu vốn là một trong những nguồn gốc phát tích của kiếm thuật Nhật Bản, khai tổ là Meshizasa Ienao, một hào thổ đất Katori xứ Shimosa. Đây là một phái võ cổ nên họ sử dụng cả đao thương giáo mác, không giống như những phái võ nghệ sau này chỉ chuyên tập trung chuyên niệm vào kiếm pháp.
    Rinsai người cao gần sáu thước, thân thể vạm vỡ tràn trề sức lực.
    Kempou cho gọi Mata Ichirou lại mà dặn dò
    - Trong giới võ nghệ, nếu hạ được một người thì sẽ có kẻ khác ham muốn cái danh đó mà tìm đến. Rinsai này cũng chỉ vì nghe tin đệ hạ được Santoku mà đến thách đấu. Nếu thắng được Rinsai này thì tự nhiên sẽ xuất hiện Rinsai khác, một cái vòng lẩn quẩn chẳng bao giờ có kết thúc. Hay là đệ đừng nhận lời thách đấu của bọn chúng xem.
    - Như thế thiên hạ sẽ chê cười Mata Ichirou này là kẻ nhát gan.
    Kempou chẳng nghĩ ngợi gì, tự mình đem chuyện tỉ thý trình lên sở ty đại Itakura Iganokami Katsushige.
    Hôm tỷ thí, khi Mata Ichirou đến dinh thự Itakura thì Kempou lại dặn dò.
    - Đối phương là người của cổ phái, không chỉ tinh thông kiếm pháp thôi đâu. Đệ hãy cẩn trọng.
    - Đệ biết rồi.
    Đúng như Kempou dự đoán, Kashima Rinsai đến nơi thách đấu với cây dậy dài sáu thước, một đầu gắn chặt với lưỡi kiếm một thước sáu thốn. Thật là một thứ binh khí cổ quái chưa từng thấy.
    - Yatt!!!
    Tuy tuổi đời hãy còn trẻ nhưng kinh nghiệm thực chiến thì không thiếu, Mata Ichirou cười ngạo nghễ rồi nhanh nhẹn xấn tới bên Rinsai,
    - Này Rinsai, nhà ngươi chẳng hiểu võ nghệ binh pháp là gì cả. Ngươi trang trí với trường vật như thế kia hẳn là nghĩ rằng thắng thua trong binh pháp là dựa vào độ dài ngắn của vũ khí sao ? Thật đáng thương. Thôi hãy niệm Phật đi, ta đến lấy mạng đây !
    - Đừng nói xằng !
    Rinsai trúng kế Mata Ichirou, bất giác huơ gậy đánh tới. Mata Ichirou nhẹ nhàng nhảy lui ra sau, khi chân vừa chạm đất liền tuốt kiếm. Rinsai thừa thế lấn tới, toan trở gậy ra chiêu thì đường kiếm của Mata Ichirou đã dài ra một trượng. Rinsai như khựng lại,
    - Thằng nhãi.
    Thốt rồi đổ vật ra đất. Khuôn mặt đã bị bổ làm đôi.
  10. NhatLang

    NhatLang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2005
    Bài viết:
    323
    Đã được thích:
    0
    Ba
    Từ sau trận đấu dưới gốc tùng Sagarimatsu, danh tiếng Mata Ichirou ngày càng nổi cồn.
    Thứ đệ nhà Yoshioka thân thể cao ráo, khỏe mạnh, dáng người tuấn tú. Bước đi lại dịu dàng. Đến nỗi trong số bọn con gái có sắcở khu trường ngựa Yanagino có nhiều kẻ cho họa sĩ vẽ chân dung Mata Ichirou mà dán trong phòng.
    Theo như ghi chép phía nhà Yoshioka thì nhân vật Bandan Uemon Naoyuki mà sau này tử chiến trong trận mùa hè ở Osaka đã có lần đến thăm võ đường này. Nhân vật tiếng tăm này trong thời gian dài lang bạt giang hồ khốn cùng túng quẫn có đến nương tựa nơi hòa thượng Dairyu của thiền viện Diệu Tâm mà cầm cự qua cơn đói. Lúc này Badan xưng danh là Thiết Ngưu, ngày ngày đi mây về gió khắp nơi trong kinh, gõ cửa từng nhà xin ăn. Hình dong lúc nào cũng như kẻ lang thang, hông lại đeo đại kiếm nên dân chúng thương hại mà tranh nhau bố thí.
    Bandan Uemon ghé đến nhà Yoshioka ở Nishino Touin chẳng qua cũng chỉ là vì mục đích này. Cũng giống như bách tính trong thành, Kempou thương hại cảnh ngộ không hợp thời mà cho mời vào thư phòng đãi làm thượng khách.
    Bandan nhìn Mata Ichirou một hồi rồi nói
    - Chẳng hay thiếu hiệp có phải là công tử nhà Yoshioka mà bọn con gái trong kinh vẫn truyền tụng không ?
    Bandan nhìn chăm chú, ra vẻ quan tâm lắm. Kempou vốn đã từng gặp gỡ Bandan trước đây nên cũng không ngại ngùng gì,
    - Thiết Ngưu tiên sinh là dũng sĩ vào sinh ra tử nơi chiến trường, vậy ngài thấy ngu đệ Mata Ichirou như thế nào ?
    - À.
    Bandan Uemon vốn không hiểu gì về binh pháp võ nghệ. Thuật đao thương kiếm pháp và chuyện chém giết nơi chiến trường là hai việc hoàn toàn khác nhau. Trong số các bậc danh nhân võ nghệ thì hầu hết đều chưa từng trải qua kinh nghiệm chiến trường. Cho nên trong mắt của Bandan thì binh pháp võ nghệ chẳng qua chỉ là một cái ?onghệ? như vẽ tranh khảy đàn mà thôi.
    - Thiếu hiệp là một nghệ giả lanh lợi hoạt bác.
    Uemon thật thà đáp. Kempou thản nhiên gật đầu nhưng dường như Mata Ichirou lại nổi nóng
    - Vậy theo Thiết Ngưu tiên sinh thì kiếm thuật cũng chỉ là một thứ nghệ năng như đánh trống thổi sáo thôi sao ?
    - Ấy, thật là phiền.
    Uemon rót chén rượu như đùa cợt, một hơi uống cạn rồi lại rót thêm mấy chén nữa,
    - Tại hạ không hiểu gì hơn ngoài chiện trận mạc chiến trường. Vì chưa từng nghe thấy chuyện chỉ cần dùng đao thuật kiếm pháp thôi mà công được thành nên tại hạ cho rằng chỉ là một cái nghệ mà thôi.
    - Thế thì tiểu sinh xin được lĩnh giáo một chiêu với tiên sinh. Nào xin mời ra võ đường.
    Mata Ichirou toan đứng dậy nhưng Kempou đã vội ngăn lại,
    - Mata, đã quên gia pháp rồi sao !
    Nhà Yoshioka trước đây cũng đã từng xảy ra chuyện tương tự như thế này. Chuyện xảy ra với Kempou đời trước là Naokata, phụ thân của huynh đệ Naotsuna. Theo như ghi chép thì lúc bấy giờ Thái Cáp Toyotomi Hieyoshi cho vời Naokata vào thành Fushimi cho tỷ thí với Katou Kazue Nokami Kiyomasa. Kiyomasa là danh tướng một đời bên cạnh Hideyoshi, từng vào sinh ra tử lập biết bao chiến công. Trong lần xuất binh sang Triều Tiên, quân đội Hideyoshi gặp mãnh hổ tấn công thì Kiyomasa đã một mình giết hổ giải nguy. Nhưng nếu là Hideyoshi cho vời Naokata thì quả thật kỳ lạ. Ban đầu Hideyoshi chỉ xuất thân từ một anh lính trơn rồi lập được công trạng mà lên đến chức Thái Cáp, nắm thiên hạ trong tay nhưng cho đến lúc chết cũng chẳng hề tỏ vẻ hứng thú với giới kiếm khách, võ nghệ. Mà suốt đời cũng chẳng hề nhắc đến chữ võ nghệ. Như vậy hẳn là Hideyoshi không cho gọi Naokata mà chính là Kiyomasa đã cho gọi Kempou đời trước đến dinh thự Katou trong thành Fushimi.
    - Hãy đấu với ta một hiệp.
    Kiyomasa truyền rồi bước ra vườn.
    Dĩ nhiên Kiyomasa cũng chẳng phải là người am hiểu binh pháp. Chẳng qua chỉ là chút tự tin vào kinh nghiệm chiến trường, từ năm mười mấy tuổi đã xông pha trận mạc chưa một lần trễ nải.
    Nhưng khi vác mộc kiếm vào trận thì đã bị Kempou Naokata nhanh nhẹn đến sát bên mà đánh nhẹ vào tay.
    - Lại lần nữa nào !
    Đối với Kempou thì Kiyomasa là bậc quý nhân nên không dám bổ thẳng lên đầu nên mấy lần đấu lại đều chỉ chém nhẹ vào tay mà thôi.
    - Ta đã thấy cái nghệ của nhà ngươi rồi. Để ta cho ngươi xem thế nào là thực chiến.
    Koyomasa vận binh giáp đã chuẩn bị sẵn, đầu đội mũ trụ, tay chống trường thương uy phong lẫm liệt như tướng nhà trời.
    - Yatt !!!
    Kiyomasa thét lớn, Naokata thấy uy vũ mà hoảng sợ, không, chỉ là giả vờ hoảng sợ mà vứt mộc kiếm, bất giác phủ phục. Quả nhiên đúng là con người của Naokata. Cho dùng có thật là sợ uy dũng của Kiyomasa đi nữa nhưng nếu đấu thật thì Naokata cũng không thua. Nhưng nếu cứ gây phương hại cho lòng tự trọng của Kiyomasa thêm nữa thì một kẻ võ nghệ khó mà lường hết được, kết quả là nhà Yoshioka hẳn sẽ không yên ổn gì. Hẳn là Naokata đã thấy được điều này. Nhưng vì chuyện này mà thế gian vẫn rêu rao
    - Quả nhiên là ngay cả Yoshioka cũng phải thua uy dũng của Kazue Nokami.
    Kempou Naotsuna sau này mới căn dặn môn sinh
    - Binh pháp võ nghệ không phải là cái nghệ nơi chiến trường nên các ngươi nhất quyết không được tỷ thí với những kẻ tự mãn về kinh nghiệm trận mạc.

    Nếu nói về chuyện xông pha trận mạc trên lưng ngựa thì Bandan Uemon cũng không hề thua kém Katou Kiyomasa. Nhưng Naotsuna đã thấy rõ binh pháp võ nghệ và chuyện trận mạc là hai việc khác nhau, còn gì ngu ngốc hơn khi tranh hơn thua tại võ đường Yoshioka này, một họ vẫn chuyên bán võ nghệ để kiếm sống. Vì vậy mà Kempou đã cản Mata Ichirou lại. Vừa quan sát thái độ tôn đại của Uemon mà Kempou Naotsuna nghĩ đến chuyện khác
    - Vậy thì binh pháp là cái gì ?

    Naotsuna trong thời gian dài đã ôm ấp mối ngờ vực này.
    Nếu chỉ là cái thuật đâm chém đối phương trên chiến trường thì người như Uemon cũng hơn hẳn bọn binh pháp giả làng nhàng. Mà cũng đúng như lời Uemon nói, cho dù có mài giũa kiếm pháp võ nghệ đến đâu đi nữa thì cũng không thể dùng để chiếm thành đoạt đất được. Như vậy thì binh pháp võ nghệ dùng để làm gì ?
    Naotsuna đem mối ngờ này đến hỏi Bandan Uemon,
    - Tại hạ cũng không rõ. Nhưng gần đây ở Edo có phái Yagyu Ryu tiếp thu ?otâm thuật? của Thiền gia, hình như binh pháp võ nghệ là ngộ đạo, dùng làm phương tiện để khai ngộ tinh thần. Nhưng nếu như thế thì không cần cầm đao mà cạo đầu làm thầy tu thì có phải hay hơn không ?
    - Có thể lắm.
    Trong tận thâm tâm Kempou cũng đồng ý với điều này.
    - Như vậy thì binh pháp của họ Yoshioka chẳng phải là ngộ đạo như phái Yayu Ryu, mà cũng không phải là thuật chém giết nơi chiến trường như các phái khác. Võ nghệ phái Yoshioka Ryu chỉ là để bảo vệ gia tộc mà thôi.
    Trong một thời gian dài Kempou suy nghĩ một cách sai lầm như vậy. Trong sinh hoạt thường nhật đã bắt đầu có những biểu hiện tiêu cực chính vì chuyện này.

Chia sẻ trang này