1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiểu thuyết về Nữ sĩ Hồ Xuân Hương

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi merryheart, 08/05/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. merryheart

    merryheart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2006
    Bài viết:
    301
    Đã được thích:
    0
    XIII - Du mặc:
    Chán chường , nàng quyết định khăn gói đi chơi khắp đất nước, những nơi danh lam thắng cảnh, những đầu ghềnh ngọn thác, những đèo heo hút gió. Nàng đi không phải là để du ngoạn, mà là du mặc, du vẩn. Đi để suy nghĩ vấn hỏi đất trời. Hai bà có hỏi thì Xuân Hương chỉ trả lời là mình cần đi. Bà Cả nói:
    - Nhưng thân gái và dậm trường... Em nghĩ sao?
    Xuân Hương trả lời:
    - Thân gái nơi cần đi. Dặm trường nơi cần xông vào.
    Ôi chao cái trán bướng bỉnh và đôi mắt bừng lửa của Xuân Hương làm hai bà xõng tay, nhường bước. Rồi nai nịt gọn gàng, tay nải trên vai, tay chống gậy, Xuân Hương lên đường.
    Và từ ngày ấy, người ta gặp, người ta truyền tin nàng Xuân Hương hai mươi tám tuổi, mặt còn hoa phấn, mà cứ thuyền này chuyển thuyền khác, lênh đênh giang sơn, trời nước, tắm gội gió sương, ngắm cảnh, lúc thì đầu ghềnh, lúc thì chân thác, trôi cả trên những ngọn sóng Bạch Đằng, Thần Phù, Đại Ắc. Lúc thì lãng đãng chống gậy vượt đèo Ba Dội, vượt đỉnh đèo Ngang, leo cả lên đèo Hải Vân, muốn giơ tay với cả bầu trời, vũ trụ.
    Lênh đênh qua cửa Thần Phù
    Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm​
    Khắp đất nước, các sĩ tử nghe tin, dõi tin, nhiều người ghê sợ, rủn mình thay cho Xuân Hương. Các ngài ngồi trong am thất, đốt trầm nghĩ mãi không hiểu người nữ sĩ ấy băng mình vào những nơi ghềnh thác hung dữ ấy tìm gì. Nhưng họ cũng thầm kính phục Xuân Hương như ngôi sao lạc, sáng chói, không khỏi thốt lên: " Chà một kì nữ".
    Vượt khỏi đèo Ba Dội, Xuân Hương tưởng như thân mình tan rã, vì quá tê mỏi, chân sưng phù, từng khớp như muốn rời. Lần tới quán nước bên cạnh đường, nàng ngồi nghỉ xả hơi. Nhìn cảnh xung quanh, mà trong cơn mỏi rã rời, nàng thốt ra bài thơ:
    Đứng chéo trông theo cảnh hắt heo
    Đường đi thiên thẹo quán cheo leo
    Lợp lều mái cỏ gianh xơ xác
    Xỏ kẽ kèo tre đốt khẳng kheo
    Ba chạc cây xanh hình uốn éo
    Một dòng nước biếc cảnh leo teo
    Thú vui quên cả niềm lo cũ
    Kìa cái diều ai nó lộn lèo.​
    Nàng giật mình về thần khí bài thơ.
  2. merryheart

    merryheart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2006
    Bài viết:
    301
    Đã được thích:
    0
    Nàng giật mình về thần khí của bài thơ. Cái âm vang kì lạ của sự quá mệt mỏi trước một cảnh quá sơ sài mà thành tuyệt bút. Nàng thấy mình vươn cao lên quá tầm mình. Hỏi ra thì nơi đây là quán Khánh. Nàng thầm cảm ơn cảnh ngộ, cái phút tê mỏi vô cùng ấy mà được đặt chân vào cái quán kkhẳng kheo ấy, đã khiến nàng thốt ra bài thơ tuyệt diệu. Nàng nghĩ đây là sức thơ cao nhất mà mình với tới được.
    Một hôm thuyền Xuân Hương đang trôi trên sông Hát, nước xanh trong, đột ngột tới một khúc ngoặt, oà ra một phong cảnh kỳ thú. Hỏi ra người ta bảo là Kẽm Trống, nàng thốt lên:
    Hai bên là núi giữa là sông
    Có phải đây là Kẽm Trống không
    Gió đập cành cây rung lắc cắc
    Sóng dồn mặt nước vỗ long bong
    Ở trong hang đá còn hơi hẹp
    Ra khỏi đầu non đã rộng thùng
    Qua cửa mình ơi nên ngắm lại
    Nào ai có biết nỗi bưng bồng​
    Thiên nhiên tài tình mà đắm tình. Man mác một ái ân thiên nhiên. trời. nước, núi, mùa xuân bao phủ, ôm ấp lấy nhau, tô điểm sắc màu cho nhau. Râm ran là sức sống ái ân, là tình yêu, một đức sinh vũ trụ. Xuân Hương reo lên: " Trời ơi! Thâm ái, tình thâm ái của trời đất, của vũ trụ , đức sinh vũ trụ" . Nàng nằm ườn trên mui thuyền tắm mình vào cái thiên nhiên ân ái ấy. Nàng nghĩ: " Sao con người không thấy ra nhỉ. Thâm ái là sức yêu của Trời đất. Trời đất đã cho ta có mối tình, thì mối tình ấy phải là Thâm Ái ". Rồi nàng chép miệng: "Dục vọng xa đoạ đã tiêu huỷ Thâm ái, khiến người đàn bà riêng phải gánh chịu hết tủi nhục ".
    Xuân Hương như khải thị. Đại khải thị, tâm hồn thư thái mở mang. Thuyền nàng trở về, hai mươi tám tuổi xuân rực rỡ, đôi má hồng. Nàng vẫn là cô gái đẹp tuyệt vời với ánh sắc non sông.
    Thật vậy, vừa từ dưới thuyền lên, trở lại trang ấp, Xuân Hương đã thấy trên án nhiều thiếp thăm hỏi của các sĩ tử. Một vài bóng ngựa buộc vào những rặng tre xa gần. Nàng thót mình, nghĩ đến chặng đường cũ mà kinh. Nàng cúi đầu tạ tội hết mà yết bảng " Hoãn nghinh". Nhìn những con ngựa tung vó quay về, nàng nghĩ : " Vẫn cát bụi xưa".
    Một mình thư thái trong trang viên, nàng muốn hưởng một thời " Khóa xuân", để tẩy rửa khắp mình. Tẩy rửa bằng yên tĩnh, bằng khí thanh. Nàng mặc mỏng , tóc trần, khí thanh lần khắp. Những cánh hoa rung động, những con **** đập cánh, chiếc ghế đá bình yên, hòn giả sơn róc rách, những lão tiều, những chú ngư lãng đãng, thời gian giãn nở, những giây phút mà thân nàng được tan biến.
    XIV - ĐỆ NHẤT TÀI TỬ:
    Tin Xuân Hương khá xuân gây xúc động mạnh mẽ. Có một tài tử nhất định xin vào. Đã ba hôm, hôm nào cũng đưa thiếp, cả người cả ngựa đứng chờ ngoài trang viên. Không tiếp cũng chờ. Thấy vậy, Xuân Hương cho mở cửa, mời vào. Mời khách tắm rửa, giặt giũ , sai cho ngựa vào chuồng, đổ thóc , ném cỏ cho ăn.
    Khách trẻ đẹp, nho nhã mà ý lựa , mặt sáng mà thanh, dáng sảng khoái phóng túng. Đêm ấy khách ngủ nhà tiếp tân, đọc sách đến khuya, rồi gối đầu cửa sổ, nhìn trăng mà ngủ. Hôm sau Xuân Hương mời khách thăm qua trang viên. Dáng tự do phóng túng, khách tự ý du ngoạn, vẻ say đắm nhiệt huyết. ĐÚng dáng điệu Kinh kì. Xuân Hương mời khách đối toạ. Nàng rót rượu, khách giơ tay đón, cạn một hơi. Xuân Hương hỏi danh tính, khách trả lời:
    - Chiêu Hổ: Người đời thích gọi Đại CHiêu Văn Hổ .
    Xuân Hương giật mình:
    - Đệ nhất tài tử Kinh kì ấy ạ?
    Hổ đáp:
    - Người đời cũng yêu mến vậy.
    Hương lại hỏi:
    - Ngài thụ ấm?
    Hổ trả lời:
    - Tôi huỷ ấm, tiêu thụ, không đeo phẩm tước.
    Hương lại hỏi:
    - Ngài thụ mệnh gì?
    Hổ trả lời:
    - Tôi quảng giao
    ( sozy, tôi phải out )
    Được merryheart sửa chữa / chuyển vào 07:58 ngày 10/06/2006
    Được merryheart sửa chữa / chuyển vào 08:01 ngày 10/06/2006
    Được merryheart sửa chữa / chuyển vào 08:04 ngày 10/06/2006
  3. Nuocmatquy

    Nuocmatquy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2006
    Bài viết:
    447
    Đã được thích:
    1
    TT có vẻ khá đấy, khi nào rảnh tớ sẽ đọc hết. Nhưng rất ghét kiểu đọc mà không biết tác giả là ai.....> Cho biết tác giả đi.
  4. merryheart

    merryheart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2006
    Bài viết:
    301
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn, tớ rất cám ơn bạn đã đọc TT này, tớ đã viết tên của tác giả rồi mà. Đây là Tiểu thuyết Nữ sĩ Tây Hồ của tác giả Đặng Đình Lưu do NXB Thanh Niên phát hành tại Hà Nội năm 1998.

  5. merryheart

    merryheart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2006
    Bài viết:
    301
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi cả nhà nha, hôm nay Merryheart xin post tiếp câu chuyện đang dở dang của Nữ sĩ Xuân Hương và Ông nghè CHiêu Hổ của chúng ta.

    Hương lại hỏi:
    - Ngài thụ mệnh gì?

    Hổ trả lời:
    - Tôi quảng giao từ thượng phu đến tục tử. Tôi quý nhân tình.
    Hương lại hỏi:
    - Tình duyên ngài ra sao?
    Hổ lưỡng lự rồi cẩn trọng:
    - Đệ đầu bái mai hoa... Một đời chưa gặp.
    Như một ánh chớp, Xuân Hương nghĩ: " Vậy là người có mối tình lớn". Nàng lại hỏi:
    - Cho tôi xem chữ nghe thơ của ngài.
    Hổ trả lời:
    - Tôi không một chữ, không một câu.
    Hương hỏi:
    - Sao vây?
    Hổ không trả lời, rồi cầm chén rượu, bước bảy bước mặt đầy suy tư. Hương hỏi:
    - Ngài làm thơ đấy thôi.
    Hổ trả lời:
    - Vâng, một bài thơ mới hoàn thành , nhưng rồi tan ngay.
    Hương lấy làm lạ, Hổ nói tiếp:
    - Những tứ thơ chen nhau, tan ra, chỉ có khoảnh khắc thơ là đáng quý. Còn lời thơ .... chỉ là những xác chữ.
    Hương hơi kinh ngạc hỏi:
    - Ngài nghĩ sao thơ của tiểu nữ này?
    Hổ đặt chén rượu xuống ,cúi đầu:
    - Nàng cho sự sống. Những câu thơ của nàng là những sinh vật.
    Xuân Hương cười vang. Hổ vẫn nghiêm chỉnh cúi đầu. Xuân Hương chảy nước mắt, nàng rót thêm chén rượu, trân trọng tới mời Hổ. Hổ náo nhiệt nâng chén ngang mày, rồi nhấp rượu , say đắm nhìn Xuân Hương. Một sức mạnh dâng lên truyền sang cả Xuân Hương. Hổ đặt chén xuống, tới sát bên Xuân Hương, rồi nồng nhiệt ấp hơi. Hổ nâng đầu Xuân Hương rồi mạnh dạn đặt môi hôn lên những cánh mắt. Xuân Hương tê mê đứng lặng. Rồi Hổ hôn lên những cánh mũi, vô cùng yêu thương, rồi nơi cằm xinh xinh - rồi đến cả nơi cổ, nơi gáy - một đời Xuân Hương mới hưởng một lần. Rồi toả xuống cắn nhẹ đôi vai, rồi vùng ngực, rồi ngực, rồi đôi núm. Xuân Hương thả mình.
    Nhưng rồi bỗng tham lam, Hổ hai tay nắn suốt cơ thể, rồi luồn tay xuống phía dưới phạm huyệt. Hương đẩy lùi Hổ ra rồi bất giác giơ tay tát vào mặt Hổ một cái thật mạnh.:
    Anh đồ tỉnh anh đồ say
    Sao anh phạm huyệt giữa ban ngày
    Này này chị bảo cho mà biết
    Chốn ấy hang hùm chớ mó tay.​
    Hổ bị xổ khăn, nhưng cúi đầu xin chịu tội, rồi xóc áo, chỉnh tề, cúi đầu chào Xuân hương quyết định lui gót. Ra tàu dắt ngựa, bước khỏi bờ dậu, HỔ còn quay lại cúi chào lần cuối, rồi nhảy lên ngựa, lui hướng Kinh kì.
    Xuân Hương thở dốc, nhưng rồi nàng cũng ghé mắt nhìn theo đám bụi trắng bốc lên nơi vó ngựa, thầm nói: " Cũng còn nhìn thấy có một người".
    Từ ngày cự tang, hai bà càng hiểu càng thương Xuân Hương nhiều. Hai bà thấy cái nữ khí trong nàng toả ra như khát vọng, hay bỗng như tinh vân thần nữ. Đáng mến, đáng thương, đáng phục, đáng ngưỡng vọng nữa. Bà Cả nói với Xuân Hương:
    - Xuân Hương em! Bây giờ các chị mới càng hiểu càng thương em. Em là nữ nhân cao khát. Các chị không sánh được. Các chị nguyện không ràng buộc gì em nữa. Em còn xuân sắc, cứ tự do tìm hương nếm mật. Các chị thành thật chúc em. Còn hai chị, tuổi xuân đã hết, hai chị sẽ ẩn mình trong am điện hàng ngày kinh kệ, tìm đường siêu thoát.
    Xuân Hương cúi đầu cảm tạ hai bà mà nghĩ rằng: " Những thân phận phụ nữ vẫn thực lòng thương nhau".
    Chương hai​
  6. merryheart

    merryheart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2006
    Bài viết:
    301
    Đã được thích:
    0
    Chương hai
    XV - Đô thành:​
    Thăng Long là nơi Kinhh kì có Hồ Gươm. Hồ Gươm như chiếc gương lớn , soi đủ mặt các triều vua. Phế hưng là do vết đen vết đỏ hiện lên mặt các vua chúa. Hồ Gươm là mặt nước chép sử. Sĩ phu Bắc Hà đông, sành thói Kinh kì lắm, trải hết. Nên Gia Long sau khi diệt Tây Sơn, phải tránh nơi Kinh kì , mà đặt đô ở Phú Xuân, ngại cái mặt nước Hồ Gươm , kêu rằng: "dân Bắc Hà kiêu bạc". Rồi ông truyền giáng cấp Kinh thành.
    Sao lại giáng cấp. Sử sách chưa bao giờ ghi " giáng cấp". Không còn là Kinh thành , thì bây giờ gọi là Đô thành, hoặc Tổng trấn thành, hoặc như tên gọi cũ là Long thành chứ sao. Việc chi phải hạ chỉ " giáng cấp". Vẫn gạch ngói ấy, vẫn cảnh vật ngàn năm hùng cường ấy... Nhưng đây Gia Long muốn lén tay phá huỷ hùng khí đô thành. Người ta bảo ông đã chặt đầu, chém thù.
    Tường thành bị bạt thấp, vòng thành bị thu hẹp lại, lầu các bị dỡ đi, biến thành một thành chiến nháo nhâng. Hoàng thành vốn là 1 tổng thể kiến trúc vương giả, mang sức mạnh của tinh thần Đại Việt, với các tẩm điện, lầu các nguy nga, với những vòng thành ngoại và thành nội uy nghiêm mà tao nhã, vốn là nơi hướng ngưỡng của toàn dân tộc. Gia Long hạ lệnh phá, khiêng những tảng kiến trúc lớn ấy vào Phú Xuân, cả điện Kính thiên, điện Tập Hiền, điện Cần Chánh. Dân thành nội lập tức bị đuổi ra phường phố, nào phi tần, nào mĩ nữ, nào nho thần, nào thái giám. Sau khi nhà Lê thất thế họ vẫn qui tụ ở đây lưu giữ cái phồn vinh trong cung nội.
    Phố phường bỗng đầy rẫy những quý tộc, vương phi lang thang, bán quần áo, hia mũ, cung kiếm, ngựa xe, võng kiệu.
    Gia Long đặt chức Tổng trấn thay mặt nhà vua trấn trị Bắc Hà, có quyền tối hậu với những phép tắc hà khắc nhất.. Ông chủ trương đàn áp dân chúng, sĩ phu và cả dư luận Bắc Hà. Dân Bắc Hà bị thả nổi. Ân huệ không thấy mà chỉ thấy thuế má, cùm kẹp.. Dân không hướng vào nhà vua mà kêu được, đành chỉ kêu trời. Trước tình thế ấy, dân tình phải tự lực bảo toàn, nên các địa phương, các lang đạo sinh ra các chiếng buôn bán kinh doanh, có khi cả những chiếng anh hùng ải tặc nữa. Phố phường thì sinh ra các chiếng trộm cắp, chia nhau lãnh địa hoành hành. ÂU cũng là một cơ cấu tự bảo tồn dưới chế độ Tổng trấn.
    XVI - Chiêu Hổ
  7. hoalang37

    hoalang37 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    hehe!!hay dấy chứ thanks you bạn nhé. còn típ ko post len di cho mình dọc nốt với!!
  8. merryheart

    merryheart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2006
    Bài viết:
    301
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn đã đọc tiểu thuyết này. Mình sẽ post tiếp mà! Cũng còn hơi dài dài nên tớ post hơi lâu.

  9. merryheart

    merryheart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2006
    Bài viết:
    301
    Đã được thích:
    0
    XVI - Chiêu Hổ:
    Phường Hàng Buồm còn gọi là phường Hà Khẩu, nơi Kinh kì, buôn bán sầm uất lắm, là bến cảng sông Hồng, nơi để đỗ bến nhất, thuyền bè đỗ san sát. Mắm và cá khô từ thuyền xông mùi lên nồng nặc.
    Trong phường có nhà ông Chiêu Hổ cao vòi vọi. Ông là chân ấm tử, nhưng không thèm thụ ấm mà cũng khước từ thi cử. Phố phường sầm uất, thương sứ bon chen, tiền như rác, như hến. Ông ngán cái kiếp nho sĩ co ro nghèo khổ, không ra làm quan là như thế. Nhưng buôn bán lại ở tay bà. Bà Hổ cất cá khô rồi phân đi tứ chiếng, các nơi lang đạo, các nơi miền núi. Hàng rầm rập ra vào, một mình bà quán xuyến. Ngồi trên chiếc sập sơn then, hoa hột đầy người., một hộp trầu lớn để bên, cả ngày bà lúng búng miếng trầu đậm cau đậm thuốc, nhổ dài vào cái ống phóng cũng to cao đặt dưới đất. Trông bà như thần tài giữa đám cá khô mùi nồng nặc, váng óc, ngạt thở, mà bà vẫn đẫy đà đỏ đọc.
    Bà ở nhà dưới, ông ở gác trên. Không bao giờ thấy bóng ông xuống dưới nhà mà cũng không bao giờ thấy bà lên gác. Việc ông, ông làm, việc bà bà làm. Được cái vàng bạc, bà vơ hàng nén hàng dật. Ông tiêu pha bao nhiêu, tuỳ.
    Ở dưới nhà mùi cá lộng cả vào lỗ tai hốc mắt, nhưng lên gác đột nhập nơi ông ở, thì mùi hương trầm thoang thoảng, không khí yên tĩnh, một người mắt sáng trưng, tay cầm chén rượu ngang mày, dưng dưng say, siêu tư. Người ấy là ông Chiêu Hổ, mà được người ta mến mộ gọi là Đại Chiêu Văn Hổ, đệ nhất tài tử Kinh kì.
    Chiêu Hổ nhìn khách, đôi mắt nhìn sâu vào tâm tư khách. KHách dễ chịu vì tâm tư mình được bung nở trước cái thông minh độ lượng của đệ nhất tài tử Kinh kì ấy. Thân quý ngay, ông hỏi:
    - Ông ở đâu ta?
    - Tôi ở lang trấn Bắc Tuyên
    Và thế là Chiêu Hổ đã hiểu rõ ngóc ngách địa dư, địa lý, quãng thuyền xuôi ngược, rõ sản vật từ cây mộc nhĩ, sa nhân, cánh kiến, và cả những thức đặc sản, đến cả những múa váy xoè váy cộc. Nhấm nháp những câu chuyện nhỏ ấy, khách thấy Chiêu Hổ đa văn, quảng kiến, dễ chiịu lắm.
    Các sĩ phu, sĩ tử, sĩ hoạn các nơi về thăm Chiêu Hổ. Chiêu Hổ mới cởi áo , cởi khăn:
    - Làm gì có sĩ phu , sĩ hoạn ở đây. Chỉ có tôi và ông. Khách cười thú vị.
    Có lúc cao hứng nói chuyện đến các đại sư đại thánh , Chiêu Hổ thấy nhức tai đáp:
    - Nhưng còn tôi và ông thì sao?
    Kkhách lại cười, tạ ơn.
    Một lần , một lang đạo chiếng Bắc muốn thử võ Chiêu Hổ:
    - Em muốn chơi cùng quan bác một miếng.
    Hổ giật mình: " A, nó định giở sức chơi mình à, tay vô chiếng này. Ngực nó to như tảng đá, cánh tay nó như chuỳ sắt. Nó khoẻ và ác nổi tiếng vùng sơn địa. Hay nó định giết mình, nhưng ta không lùi được". Và ông trả lời:
    - Được, cũng phải chiều chú thôi.
    Tay vô chiếng đã ra đứng thế, mặt lì như mặt đất. HỔ đứng dậy, đi quanh tìm một tia sáng. Những tia sáng ngùn ngụt chớp qua óc Hổ. Xong, Hổ cũng đứng thế và gọi:
    - Vào!
    Mắt Hổ sáng rực ánh lửa.. Tay võ chiếng mặt đất, gan trâu, vận nỗi tức giận lên mặt, như miệng núi phụt lửa. Hắn xô vào Hổ với miếng võ hiểm đường rừng. Chân tay trí não Hổ bỗng loé , mà hoành một ngón thần tình, giáng tên kia ngã như cây đa đổ núi. Một miếng võ lạ, chưa thấy đời giang hồ. Hắn quỳ sụp lậy sư huynh. Hổ nói:
    - Ta không có võ.
    Hắn về nghĩ, thì ra miếng võ lúc ấy là do sức thông minh tuyệt vời của Hổ khi phải ứng phó mà bật ra - đã quật ngã hắn. Hắn tự trách mình chỉ là võ phu.
    Buổi sáng là đại minh của Hổ. Hổ tắm rửa rồi ngồi yên tĩnh. Cố tránh mọi tiếng động, kể cả tiếng động tự mình. Hổ nhìn đăm đăm vào quãng không. Một ngọn lá xanh, mầm xanh cựa quậy. Hổ nghe cái yên tĩnh , phải nghe được cái yên tĩnh của màu xanh. Rồi ánh sáng rào rào qua kẽ lá. Hoa lá nở dần. Hổ đã nghe thấy tiếng động.
    Một mình mà thú vị, có lúc thấy bóng mình trong gương là thừa. Hổ quay mặt đi. Một cái bóng bận rộn. Hổ uống rượu cả ngày, nhưng nhấm tí một, lấy cảm giác tan, tê, bàng hoàng , suy tư. Suy tư để thấy để lọc, lọc cả mình. Hổ trong như bóng đèn, nhưng dễ vỡ, dễ tan.
    Ít nói đến cực độ. Hổ thích điểm. Chỉ một tiếng nói một cái nhoẻn cười, một cái liếc mắt là đủ ý tứ. Cuộc đời là vui đùa, người nhân hậu nên vui đùa.
    Hổ thích thầm. Một câu thơ hay, một chữ hay, mọi người tán bình, diễn giải ồn ã. Hổ tợp rượu gật gật, rồi lại nâng chén ngang mày, nghĩ sâu.
    Có một câu thơ sư thánh vọng lên, Hổ bỗng để rơi chén rượu, vỡ. Người bực bội, Hổ đứng dậy ra trước bồn cây cho thoáng. Thế là buổi bình thơ tan.
    Có một sĩ tử đọc cho Hổ nghe một tập thơ, Hổ gật đầu tán thưởng, rồi lưu tập thơ ấy lại để cạnh tráp văn của mình. Người sĩ tử ấy rất vui sướng. Đến chiều khi uống rượu, sĩ tử thấy HỔ xé tập thơ mình ra lau chén. Sĩ tử hỏi. Hổ trả lời:
    - Sáng mới nghe thấy được, bây giờ ôi rồi, tối đọc sợ không chịu được.
    Sĩ tử tròn xoe đôi mắt, nhưng không dám hỏi nữa.
    Hổ ưa ngắn, ưa yên tĩnh, ưa thực, ưa khiết. Ngồi cả ngày với Hổ mà không cạn thú, nhưng cứ chén rượu ngang mày, mắt thần đăm đắm. Nằn nì Hổ cho nghe thơ, Hổ chỉ thốt rằng: "Tạ ơn, tạ ơn".
    Có người hỏi Hổ: " Có Tổng trấn không? "
    Hổ đáp: Quên
    Lại hỏi: Có Tổng trấn hay không?
    Hổ lại đáp: Có
    Hỏi lại: Sao lại bảo quên
    Hổ bình thản: Chính là có mà quên.
    Thời thế qua mắt Hổ như đèn kéo quân, Hổ phải nhìn như đèn kéo quân mới sống được.
    XVII - Chiêu Hổ đình:
    Được merryheart sửa chữa / chuyển vào 21:01 ngày 14/06/2006
  10. merryheart

    merryheart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2006
    Bài viết:
    301
    Đã được thích:
    0
    XVII - Chiêu Hổ Đình​
    Thành quách, Hoàng cung phá đi rồi. Kinh kì như cái nhà tróc mái. Nhà vua thì lánh mặt vào Đường trong. Ngoài này dân thành nếp nghĩ " Không có vua ". Dân Kẻ Chợ không nơi hướng ngưỡng. Họ đành nhìn vào các bậc sĩ phu. Sĩ phu Chiêu Hổ được người đời ngưỡng vọng. Nhà CHiêu Hổ thành nơi lui tới của các sĩ phu, các chiếng kinh doanh, thành nơi hướng ngưỡng của Kinh kì, nên người ta gọi là Chiêu Hổ đình. Chiêu Hổ đình thành cái tâm sáng của Kẻ Chợ.
    Quả vậy, các chiếng , các sĩ phu ngoại vi khi về Kẻ Chợ không thích trú nơi đâi, chỉ thích lưu tại Chiêu Hổ đình. Chính là vì Chiêu Hổ sĩ khí, tung hoành, phóng khoáng , không chấp nê, không cầu vinh, không sử sách, không sư thánh, không biết đến cả cung triều, bệ ngọc. Chiêu Hổ yên giữa đời hồn, thanh du khiết du. Khách đến thường là để trút những bực dọc, những bất ưng, bất đắc về thời thế. Thời thế bây giờ không còn trung hiếu, không còn trí tín, không cả xuất xử. Vậy là khách sinh tụng thơ, tụng tửu, tụng sắc, tụng du. Bất năng xuất, bất năng xử, cố năng du. Vậy là tụng du, khách nói năng ầm ĩ, khoe những thành tích " đại du" của mình.
    Chủ nhân Chiêu Hổ lắng nghe, ngồi im, không nói. Ông có chỗ ngồi riêng của ông.
    XVII - Hạ du:​
    Đến là lạ cái dân Kẻ Chợ này. Lính tổng trấn đi qua thì dân không thèm để mắt. Sai quan của Tổng trấn đến thì vâng dạ, ừ ào qua chuyện, rồi đâu lại vào đấy. Đến Tổng trấn di dong phố, thì dân vội buông mành khép cửa, né mắt đi nơi khác. Quan Tổng trấn giận lắm.
    Từ khi các ông hoàng bà chúa bị đuổi ra khỏi Hoàng cung, bán chác các nghi trượng, mũ mãng , kiệu võng, thì Kẻ Chợ bỗng sinh ra hạng phú hộ kì quái. Họ mua lại những võng đào, võng tía mà tập tễnh lên xuống, rồi cũng tiền hô hậu hét. Dư tiền thì mua cả kiệu lọng, nhưng không dám ngự, mà để bày trong nhà. Rồi kiếm, mũ... cứ như nhà giòng giống cao sang. Rồi hạng phú hộ sính vàng, nào răng vàng, nhẫn vàng, nón dứa chóp vàng, ngựa thắng yên cương cũng lục lạc pha vàng, tiếng long cong rộn phố.
    Các ông hoàng bà chúa già, các cung nữ ế, các quan thị ủ ê, tạo thành một lớp người nhếch nhác, buôn bán vụng vè mà vẫn giữ kiêu kì hết mức, vừa quan cách vừa dở hơi. Các quan thị thì tiếng the thé đàn bà, ẽo ợt gây cười ở ngã tư đường.
    Đường phố đầy rẫy những tên ăn đêm ngủ ngày, những kẻ vô tích sự, lẵng nhẵng vô công, những tên du thử du thực ăn quỵt, bóp vú, nháo nhác , loạn xạ. Những ả chơi giăng đi hàng tốp, ngồi hàng đám, ăn vã chả, vã giò mà nói chuyện " điếm cổ" như nói chuyện làng. Phố lúc nào cũng ùn người. Một đám đánh nhau, chửi nhau là họ xô đến, quây xem cả ngày làm ách tắc đường đi. Cứ đám vô tích sự ấy lãng ngãng hết phố này sang phố khác.
    Trong phường Hà Khẩu có mụ Nộng. Mụ què vì bị tên lính trấn đâm giáo vào đùi. Mụ sinh ghét lính trấn vô cùng, rồi sinh tính ngang tàng. Mụ quét chợ Cầu Đông. Rất khoẻ và trực tính, mụ bảo vệ cho cả chợ. Chổi của mụ to và dài, lôi thôi mụ múa cán chổi lên là có anh ngã. Những tay anh chị chợ Cầu Đông, hàng Buồm phải nể sợ mụ. Thấy việc không phải là mụ chân thịt chân gỗ, đến chỉ vào mặt mắng, trị ngay.
    Cái thời loạn xạ này sinh lắm việc hay. Xưa, hàng vải chợ Cầu Đông các cô có võ vẽ gì đâu, bây giờ cũng lập chiếng hàng vải. Một việc bất bình xảy ra là các cô nhất loạt đứng lên, cứ thước đo mà múa mà nện. Những tay anh hùng mái trời chuyên trộm cắp không dám trêu vào chiếng chị em hàng thịt. Dao nhọn, dao bầu ở đây còn ghê hơn, quyền cước còn hiểm hơn.
    Nhưng loạn xạ như thế, dân phố vẫn phải có nơi hướng ngưỡng. Ở khu Hàng Buồm khi bị bức bách quá, người ta thường chạy mà la lên: " Ôi ông Chiêu Hổ ơi!" - Ông Chiêu Hổ ra ngồi trước lan can, tay vẫn cầm chén rượu nhìn xuống, mà những đám xô xát phải thôi, phải lui.
    XIX - Một trái trăng thu:
    Được merryheart sửa chữa / chuyển vào 21:15 ngày 17/06/2006
    Được merryheart sửa chữa / chuyển vào 21:18 ngày 17/06/2006

Chia sẻ trang này