1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiểu thuyết về Nữ sĩ Hồ Xuân Hương

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi merryheart, 08/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. merryheart

    merryheart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2006
    Bài viết:
    301
    Đã được thích:
    0
    XXVI - Hảo ngưỡng:​
    Mấy hôm sau, một thư sinh thiếu niên, mặt mày tuấn tú, khăn áo chỉnh tề, cưỡi ngựa đến Cổ nguyệt đường rất sớm. Thư sinh bước vào trang thất xin chuyển thiếp và lễ vật. Thiếp ghi : " Thỉnh nữ sĩ Xuân Hương kim nhật cập Chiêu Hổ đình - Hảo ngưỡng - Đồng sĩ phu ".
    Thư sinh lui, Xuân Hương nói với Nhài:
    - Các sĩ phu mời chị đến chơi Chiêu Hổ đình ngay hôm nay. Rồi các vị lại hạ chữ hảo ngưỡng ... Sao lại hảo?
    Rồi Xuân Hương mỉm cười như nghĩ ra : " Đây là những bậc văn nhân cự phách, sĩ phu tôn kính, mến mộ ta, nhưng cũng coi ta như người bạn nhỏ tuổi, nên đã dùng chữ " Hảo ngưỡng".
    Ngay lúc đó, một cỗ xe 2 ngựa đã từ Chiêu Hổ đình đến đón, trần thiết như xe quận chúa, sơn xanh nhẹ, riềm phủ màu hồng tơ. Một tiểu nữ duyên dáng dong xe, áo tím thắt lưng hồng. Trời, sao các sĩ phu ân cần thế này. Nàng vội vào điểm trang nhẹ, rồi ra xe.
    Xe tới, các sĩ phu đã đứng trước cửa chờ đón. Chiêu Hổ đỡ tay nàng rời khỏi xe rồi giới thiệu . Đây Nguyễn Công Trứ, doanh điền xứ. Nàng bị choáng người trước đôi mắt sáng ngời và cái miệng cười sảng khoái của người sĩ phu anh hùng. Đây, Phạm Thái sĩ phu tài hoa giang hồ, nổi tiếng về Sơ kính tân trang, và mối tình Trương Quỳnh Như. Sĩ phu nhưng quắc thước, bộ râu còn xanh đẹp như Quan Công. Khí thế người sĩ phu và mối tình với Trương Quỳnh Như nhẹ đập vào tâm khảm Xuân Hương, nàng bỗng rùng mình, đôi mắt ứa lệ. Đây Nham giác phu, người ở ẩn từ các núi non xứ Nghệ, râu tóc như tuyết, sảng khoái non sông. Đây Nguyễn Du, người khóc Kiều, mang một mệnh lớn về tài hoa. Trong người Xuân Hương đã xốn xang muốn trào nước mắt. Xuân Hương vội vái lạy rất tôn kính các sĩ phu mà cả nước mến mộ. Công Trứ dắt tay Xuân Hương đi trước như người anh cả dìu em gái, qua chào bà Chiêu Hổ đang bán hàng, rồi mọi người lên lầu. Xuân Hương đi giữa các sĩ phu thấy sung sướng tự do như con cá được bơi dưới nước.
    Trên lầu một bàn tiệc đã bày sẵn. Uống nước qua loa rồi Chiêu Hổ mời khách vào bàn, một bàn thấp vừa tầm ngồi. Gọi là tiệc nhưng chỉ là bữa ăn thân mật, đơn giản. Rượu trong bình nồng lên thơm phức, và một vài món ăn thanh khiết đựng trong những đĩa bát nhỏ, men trong như ngọc. Xuân Hương được mời chỗ danh dự, rồi tuần tự các sĩ phu ngồi vào. Nàng như phạm lễ, nhưng Phạm Thái đã giơ tay ép : " Ấy mời nữ sĩ chính toạ ".
    Tuần rượu đầu, ccác vị cao chén khai vị, ẩm mặc . Tuần thứ hai, Nguyễn Du đứng dậy:
    - Hôm nay chúng ta gặp mặt ở đây để cùng nâng chén chúc đất nước ta đã sinh ra người con gái thật thương đời khóc đời.
    Xuân Hương ngỡ ngàng:
    - Thưa ạ, thưa Nguyễn tiên sinh...
    Du nói tiếp:
    - Những kẻ sĩ này đọc kĩ lắm, vần vã cả thân mình mà đọc thơ nàng. Kiều tôi thương đời nhưng khóc lóc uỷ mị. Còn thơ Xuân Hương sắc như gươm đao, ôm hậu như trời đất.
    Hương bỗng bật lên nói:
    - Tiểu nữ này chỉ nói những lời thô tục.
    Công Trứ đứng dậy ân cần:
    - Tục mà chân. Chân tục là chân chính. Đời mới phủ lên mình cái chân chính mà không có được cái chân tục, chỉ là những mảnh phù hoa chữ nghĩa...
    Các vị thở phào sảng khoái, Phạm Thái reo to:
    - Chà, sung sướng. DĨ chân ...
    Các vị cũng nhỏ to phụ hoạ:
    - Phải dĩ chân ... vi dĩ chân.
    Thế là Hồ Xuân Hương khóc nấc lên. Các vị cũng đột nhiên đứng lặng, trước tiếng khóc vàng ngọc. Một lúc Công Trứ lại tiếp:
    - Đất nước ta đang cần chữ nghĩa có sức lực, dĩ chân ... - Rồi ông đặt chén - Phù hoa khắp rồi .
    Một lúc thì ông lại nói::
    - Đến đây thì Trứ tôi thấy thẹn mình đã phạm vào phẩm chất chữ nghĩa là Trứ tôi đã tụng du ... đến cả tụng dâm nữa. Thật lỡ làng danh tiết.
    Phạm Thái buồn rầu nói:
    - Chà, tụng du ... Thái tôi giang hồ mệt mỏi, nay mất hướng, buồn rầu cũng sinh ra tụng tửu. Buồn mà " Tương tiến tửu " cả ngày. Bỏ đi, bỏ đi chăng?
    Nham giác phu nói:
    - Xét ra tôi ở ẩn cũng là ẩn du, ngao du. Từ lâu giới sĩ phu Bắc Hà mất hướng, rồi tự dong mình, tự nuông mình là giới ưu việt, không làm gương cho con dân được nữa. Ai nấy tụng du, ngợt du. Hôm nay càng nhìn rõ. Phải biết quý người thơ con gái này.
    Xuân Hương càng khóc nức nở, dựa đầu vào vai Công Trứ, Nguyễn Du, Phạm Thái, Nham giác phu đứng kề bên săn sóc. Chiêu Hổ ngồi im, khối suy nghĩ căng lên. Những món ăn chưa ai đụng đũa. CÔng Trứ lại đứng lên nói:
    - Trong cuộc thịnh du đến đổ điếu này mà Trứ tôi phải bật dậy nhìn ra chính tâm, chính văn là do sắc thái của lời thơ Xuân Hương. Thơ róc chữ, sát nghĩa, không thể chân thực hơn được. Tôi bỗng thốt: " nôm là Nam". Trời ơi, thơ nôm thế này mới thật là nước Nam, Đại Nam. Tôi đã khóc ... như đọc được Thánh Thi
  2. merryheart

    merryheart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2006
    Bài viết:
    301
    Đã được thích:
    0
    ( Tiếp theo )
    Mọi người đứng nghiêm chỉnh ngưỡng vọng. Một lúc Xuân Hương lắng khóc nói:
    - Thưa các đại nhân, Hương tôi nhớ có một lần, Đặng Trần Côn tiên sinh đã thốt lên : " Thiên địa phong trần - Hồng nhan đa truân ". Chỉ một lần duy nhất trong sử sách có một người thương phụ nữ mà thét lên một câu bất hủ.
    Cả bàn sĩ phu bừng tỉnh, Xuân Hương mệt nhọc ngồi gục. Một lúc Công Trứ lại nói:
    - Trời, vậy là chúng ta ơn nặng Đặng tiên sinh. Bao giờ đáp được, sánh được cái ơn chữ nghĩa ấy.
    Nham giác phu lại nói:
    - Càng phải nhớ người sĩ tử họ Đặng khi ấy còn trẻ lắm, định chôn mình dưới hầm đọc sách. Nhưng sức mạnh câu thơ ấy đã bật hầm đứng dậy, thét lên ngăn chiến tranh, rồi người sĩ tử ấy cũng rũ người ra mà chết. Một xuân xanh sĩ tử.
    Nguyễn Du nói:
    - Xuân Hương nhìn rõ, chỉ mình Xuân Hương nhìn rõ - rồi ông giơ hai tay lên trời - Trời , cao khí Trần Côn, cao khí Xuân Hương.
    Chiêu Hổ mắt sáng trưng, ông quán xuyến bàn tiệc, quán xuyến sự việc - và vẫn là thế ngồi riêng của ông, ông không nói nhưng tâm hồn ông hôm nay thật sảng khoái, giãn nở. Công Trứ sợ Xuân Hương xúc động quá mệt, bèn khẩn khoản:
    - Gặp nữ sĩ hôm nay quả là một may mắn lớn. Giờ mời nữ sĩ tạm nằm yên tĩnh cho thư thái thần kinh.
    Ông dẫn Xuân Hương tới nằm trên một chiếc đệm, rồi buông màn cho nàng được thư thái. Các sĩ phu cũng bỏ bàn tiệc ra ngồi uống rượu suông, tiếp vào những điếu thuốc đặc khói.
    Bữa tiệc tan, Công Trứ dẫn Xuân Hương ra xe, và tự mình dong xe về Cổ nguyệt đường, đỡ nàng vào trang thất, rồi tự tay mình sắp cháo, căn dặn cô Nhài săn sóc Xuân Hương, rồi cáo từ nói rằng:
    - nàng hãy yên tĩnh nghỉ ngơi mà nghĩ rằng hôm nay là buổi hội ngộ tri ân.
    XXVII - Vùng cấm:
  3. merryheart

    merryheart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2006
    Bài viết:
    301
    Đã được thích:
    0
    XXVII - Vùng cấm:
    Sau buổi ở Chiêu Hổ đình về, Xuân Hương rất mệt mỏi. Nàng nằm thượt mấy ngày. Đầu óc bâng khuâng, bê bối như con thuyền đẩy ra khơi mà không mái chèo. Sự thực nàng muốn nghĩ gì mà không biết nữa. Thơ tứ với các sĩ phu ở CHiêu Hổ đình ấy a? đụng chạm tới cương thường a, xã hội người ta gùn ghè a, hoặc thơ cho chúng nhân a ... ôi chao, kiệt sức. Nàng bỗng thấy mình như ngồi trong một cái quán giữa đồng bốn bề không cửa không liếp, bồng bềnh trong một kiếp phiêu lưu. Rồi một cảm giác ớn lạnh, nàng mong ước một bến đỗ - nhưng bến bờ ra sao, nàng tự hỏi.
    Ngoài rào bóng Chiêu Hổ tới, đang ghìm ngựa. Nhài vào thỉnh, Xuân Hương lưỡng lự nhưng Hổ đã vào sân, buộc ngựa gốc cây. Nàng phải miễn cưỡng gật đầu, tuy lúc này nàng không muốn gặp Hổ. Hổ không vào sảnh đường ngay mà đứng ngoài hiên lưỡng lự, ngại rằng đó là một sự yếu đuối. Lần này thì ông quá phân vân, nhưng rồi nghĩ liều cứ phải dấn thân, ông bước vào phòng, cố ý tự nhiên như mọi lần.
    Xuân hương cũng thản nhiên đón Hổ, không quá chào mời khách khí. Nhưng tâm thần bất định, nàng tiếp Hổ như một cái máy. Nàng pha trà, Hổ nhấp giọng, nghe hương trà toả thấm khắp người, Hổ thêm sức, bèn lượn một vòng thềm hiên, nhìn ra hồ. Một lúc quay trở vào, Hổ xúc động nói:
    - Hổ này đội ơn nàng vô kể. Tôi không thoát được đội ơn nàng. Tôi không thoát được yêu nàng nồng nàn. CHỉ có tôi mới yêu được nàng. Chỉ duy nhất là tôi.
    Nghe Hổ nói, Hương thấy dịu nỗi buồn riêng của mình, đôi mắt nhìn đăm đắm Hổ. Nhưng rồi nàng vẫn thản nhiên:
    - SĨ phu nghĩ gì về bài thơ khánh hạ của tôi?
    - Bài thơ ấy a, không ứng được vào tôi - Hổ liều lĩnh đáp. Hổ này biết mình lắm chứ.
    - SĨ phu nói vậy là ssao - Xuân Hương hỏi lại
    - Tôi không đủ tinh khôi thờ phụng nàng hay sao - Hổ đáp lại - Người Hổ đây có thể bổ đôi, nhưng cái tinh khôi thờ phụng nàng phải thấy.
    Hương đã tươi tỉnh nói:
    - Nhưng thơ đã báo lên mệnh hệ ấy rồi
    - Sao, Hổ kêu lên, thơ, mệnh giết chết ý chí à, cái ý chí tinh khôi đẹp đẽ nhất ấy à. Không, ý chí của Hổ nầy đã được tước lọc thành ánh sáng.
    Hương suy nghĩ một lúc rồi lại thản nhiên nói:
    - Tôi chấp nhận.
    - Nàng chấp nhận ... kìa sao nàng vẫn thản nhiên là sao, ôi nàng Xuân Hương.
    Xuân Hương không trả lời, nhưng đôi mắt vẫn dịu hiền. Hổ vẫn nài nỉ:

    - Nàng chấp nhận là sao, xin nói rõ.
    Xuân Hương vẫn dịu hiền ôn tồn:
    - Tôi chấp nhận ý chí ấy của sĩ phu
    Đêm ấy HỔ ở lại, trăng soi. Cổ nguyệt đường dưới ánh trăng rất đẹp. Hương đi dạo quanh những hàng thanh lan và ngồi dưới gốc liễu, Hổ theo dẫn hiền lành. Yên lặng, ấm áp, xúc động. Hương thả mình , bao dung. Hổ run rẩy tới ôm Hương đầy ân huệ. Hổ hôn khắp đầu, khắp ngực. Hương đê mê trong tay Hổ. Nhưng rồi Hương vẫn cay nghiệt:
    - Này, vùng cấm!
    Hổ kô tin lấn tới. Hương cương quyết:
    - Vùng cấm đấy sĩ phu ạ .
    Hổ rụt tay giá lạnh ...
    Đêm ấy Hổ nằm cạnh Hương, giết chết con hổ trong lòng. Đành vâng chịu. Sáng hôm sau, Hổ tươm tất định ra về, nhưng lại tới ôm Hương. Hương vẫn nhường, Hổ lại thì thầm hỏi:
    - Sao lại vùng cấm
    Hương trả lời:
    - Việc ấy sĩ phu phải biết. THôi về đi, lần chót đỉnh.
    Hổ đau khổ nhờ Nham giác phu đến hỏi. Hương trả lời đơn giản:
    - Vẫn chỉ là vợ ba thôi. Tôi hai lần là vợ ba rồi. Hai lần làm cái khinh khoái cho người ta rồi. Chiêu tiên sinh dù có cao ý đến mấy chỉ nhìn tôi là người vợ ba thoả dục.
    Hổ nghe vậy căng máu lên, kêu:
    - Trời, một thiên nữ. Xuân Hương là một thiên nữ. Ta tôn thờ nàng mà nàng vẫn vượt lên là một thiên nữ. Ôi số mệnh.
    Lần này Hổ uống thật nhiều rượu. Rồi đêm tối, Hổ bước đi , không cần bước đi đâu.
  4. merryheart

    merryheart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2006
    Bài viết:
    301
    Đã được thích:
    0
    XXVIII - Đánh võ:
    Sau buổi gặp Chiêu Hổ, Xuân Hương sống vẫn như thản nhiên. Nhưng là cái thản nhiên đau đớn. Vẫn những hỗn loạn trong tâm tư. Xa gần , hư thực, sớm chiều, cười nói, nàng nghĩ mà không biết , làm mà không hay. Đôi khi phải đằm mình, cố nghĩ một việc xác thực. Không muốn tiếp cận ai, nàng treo biển " Hoãn nghinh ".
    Phương Liên cô gái 19 tuổi, rất thân cận với Xuân Hương. Phương Liên con gái nhà quan, thông minh, đẹp đến đắm say, thường quanh quẩn bên Xuân Hương. Tâm tư Phương Liên cũng rạo rực lên bao màu sắc, bao hương nhuỵ, bao ý tưởng. Đã như con thuyền quay trước gió, Phương Liên bắt nhập bao nét tài tình của Xuân Hương. Cô đắm say Xuân Hương mà chưa đắm say một chàng trai nào. Một hôm Xuân Hương nói với Phương Liên:
    - Phương Liên, chị muốn đánh võ.
    - Với ai kia?
    - Với em.
    - Sao lại với em? Nguy hiểm thì sao?
    - Chính với em mà chị ưa
    - Kì lạ
    - Con nhà võ mà. Phải vậy. Em đánh gậy, chị đánh tay. Tha hồ, cố quật vào người chị là chính.
    Kì lạ thật, nhưng Phương Liên cũng yên tâm về việc ấy với Xuân Hương. Xá gì sức lực trong tuổi thanh xuân. Văn thơ có lúc phải võ biền. Sức vùng vẫy có lúc phải như thế, mới thoả!
    Buổi sáng hôm ấy hai chị em đánh võ thật. Quần áo chẽn bằng lụa trắng, tóc búi trần cài trâm, đẹp như hai nữ tướng trong tranh. Vào cuộc, không ngờ hai cô thon thả mà dũng mãnh. Lúc đầu còn chậm, sau đánh càng nhanh. Phương Liên chưa vững dạ, nhưng Xuân Hương cứ giục ra roi, ra gậy , cứ đập, cứ quật. Người Xuân Hương quay tít như con thoi, Phương Liên càng nhào xông trận. Một sức chịu đựng kì lạ vận lên trong thớ thịt Xuân Hương. Xuân Hương nhận đòn như khoái cảm. Xuân Hương vẫn giục. Phương Liên lại yên tâm đập. Võ nghệ chân chính là phải thế.
    Qua ba hiệp, hai chị em dừng tay, Xuân Hương mồ hôi nhễ nhại, vẫn tươi tỉnh , tuy nhiên cũng phải thấy các bắp thịt trên cơ thể mình tê dại. Nhài đưa hai bát nước quả thắng đường, hai chị em uống. Nghỉ ngơi một lúc, rồi hai chị em tắm nước thơm mà Nhài đã sửa soạn sẵn.
    Qua một giấc ngủ trưa, Xuân Hương trở dậy khoẻ khoắn, thanh thoát. Nàng bảo với Phương Liên:
    - Giờ thì em giúp chị cất bảng " Hoãn nghinh " đi. Chị tỉnh táo tiếp khách được rồi. Nhiều khách đợi chị quá.
    Phương Liên không hiểu hành động kì lạ ấy của Xuân Hương, thì nàng đã nói:
    - Đây là việc riêng ý hướng chị
  5. merryheart

    merryheart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2006
    Bài viết:
    301
    Đã được thích:
    0
    XXIX - Nữ điếm:
    Khách phụ nữ lui tới Cổ nguyệt đường đông lắm. Đủ hạng: nữ đài, nữ dụng, nữ thương, kì nữ, ca nữ đến cả những vương nữ, tôn nữ. Đủ màu sắc áo quần, đủ các nếp khăn, đủ các loại hương phấn tưởng như trang thất Cổ nguyệt là một vườn hoa, mà họ là những cánh ****.
    Mỗi người một tâm sự về thân phận, về mối tình. Bước thanh lan trong trang thất là nơi an ủi tài tình, là nơi di dưỡng thần tiên. Xuân Hương thường tiếp riêng chị em trên lầu Cổ nguyệt, một gác rộng thoáng, bốn bề lan can, nhìn ra đón gió Hồ Tây, Gác này chỉ có bóng nữ, hương nữ, gót nữ, tà áo nữ, tiếng cười nữ. Một vết nam giới, tịnh không. Tình yêu nữ nồng nàn, nữ trao thân nữ. Những giấc ngủ mộng mị, êm đềm, **** đậu trên mi mắt, thảng thốt mộng thực, **** hay trăng thu, trăng thu hay ****.
    Chị em thường lang thang nhàn tản, du nữ như vậy, giản dị, ân ái, lưu luyến cho đến khi mặt trời lặn xuống chân sóng, mới chia tay ra về. Xuân Hương hiểu và thương lắm, có khi nào mà người phụ nữ được giãn thân , giãn cốt, giãn cả những cực nhọc tâm thần, để có phút nào thấy mình mới thật là mình. Nên trang thất của nàng phần nào là nơi siêu thoát, là nơi đỡ đần.
    Một buổi Xuân Hương bàn với chị em về nữ điếm. Xuân Hương nói:
    - Hưng bế đất trời là Nữ Tính. Nữ Tính là tình yêu thương vô hạn, là Thâm Ái, là đức sinh, đức dưỡng. Chị em ta bưng bế chồng con. Giới nữ chúng ta thương lắm, giỏi lắm. Thế mà chúng ta thiệt phận.
    Một chị nữ dụng ngơ ngác đứng lên:
    - Chị nói gì kia chị Xuân Hương, tôi trệ cả hai vai , xệ cả bụng, sái cả hông, còng cả lưng, đau ê ẩm khắp người , mà tôi mới gần 30 tuổi.
    - Bồng bế chồng con, thâm ái đấy - Một chị nữ thương nói
    - Con bò cái già nó bồng bế à, nó thâm ái à ? - Chị nữ dụng hỏi lại
    - Thế đấy, thì chúng ta cứ là con bò cái già - chị nữ thương nói rồi cười đến chảy nước mắt - mà bồng bế thật, bồng bế đất trời đến rão cả hông ... Thâm ái, ôi chao, nghĩ cho cùng ...
    Chị nữ dụng như nghĩ ra rõ rệt:
    - Ơ... ơ mà chúng ta không bế thì ai bế nhỉ. Ai bế. Bố cu nhà tôi nào nó chịu bế, chịu cõng. Con bò già tôi nó mỏi quá rồi chị Xuân Hương ơi. Trời đất cứ trút lên vai tôi nặng quá rồi chị Xuân Hương ơi. Thế, thế là Thâm ái à. Ôi chao, thâm ái ... bây giờ tôi mới hiểu. Nhưng con bò già đã xấu mà còn bẩn thỉu - nói rồi úp mặt vào hai bàn tay mà cười hô hố - Bẩn .. bẩn, hết chỗ nói.
    Xuân Hương thấy chị em đã hiểu ra, bèn nói:
    - Chị em ta đã nhìn thấy mình rồi đấy. Thật cao quý. Ừ bây giờ ta phải rũ bụi.
    - Rũ bụi à, chị nói chi lạ.
    - Không rũ bụi thì thấy sao được là ta cao quý. Xuân Hương lại nói - Ta phải thấy ta sạch đẹp chứ.
    Chị nữ dụng lại reo lên:
    - Vậy là phải tắm táp chị em ơi. Ta thật sạch đẹp. CHị Xuân Hương ơi, chị đã chỉ cho em thấy em thật sạch, đẹp.
    Một chị nữ công hăng hái nói:
    - Tắm, tắm , tắm chị em ơi. Tắm mãi. Kì cọ, kì cọ mãi, thì con bò cái già nào cũng sạch. Sạch cao quý. Ta cao quý rồi, chị em.
    Chị nữ dụng càng rõ:
    - Chị Xuân Hương đã chỉ cho em thấy em thật sạch đẹp
    Phương Liên nói:
    - Vâng, chúng ta phải thật sạch đẹp như Trưng Trắc, Trưng Nhị, như Triệu Ẩu, như bà Tấm, bà Chè chứ. Ta mới thật thấy ta.
    CHị nữ dụng càng hiểu ra:
    - Tôi nghe nói bà Triệu Ẩu vú dài ba thước, tướng đàn ông, nhưng khi ra trận, bà đi guốc ngà, cài trâm vàng, đẹp lỗng lẫy mà khí thế lẫm liệt, voi cưỡi cũng bành bàng phủ gấm. Chị em..
    Thế là chị em sinh quý cái thân mình, quý cái cơ thể da thịt mình - Thân thể các nữ dị nhân anh hùng xưa cũng trong trắng lắm mới gánh vác nổi giang sơn, lập lên bao công trạng chứ. Chị cứ thích nghĩ thế
    Nhưng rồi chị nữ dụng lại thắc mắc:
    - Đấy mới là cơ thể sạch đẹp thôi. CÒn đầu óc, tâm tư vẫn bối rối lắm, đã thanh thản siêu thoát như các dị nhân anh hùng ấy đâu.
    Phương Liên lại reo lên:
    - A, phải rồi. Ta phải nhập vào tâm tư các dị nhân ấy chứ. Ta phải rũ bụi tâm tư ta đi chứ. Rồi ta cũng sạch tâm tư khổ sở của ta. Phải rồi, nhập vào các dị nhân ấy. Chị Xuân Hương cho chúng em làm một cuộc hoan đồng. Chúng em sánh với các dị nhân ấy.
    Xuân Hương thấy lung linh một ý nghĩ rất đẹp trong các chị em. Nàng mỉm cười, thoả mãn:
    - Các dị nhân ấy ở ngay bên trong các chị em. Ta đấy, ta là những người tinh khiết cao cả.
    Thế là chị em rào lên một nỗi sung sướng. Rồi cùng Xuân Hương tổ chức một cuộc hoan đồng trên lầu Cổ nguyệt. Chỉ đơn giản là người nữ muốn yêu mình, quý mình, tìm hiểu mình. Lầu Cổ nguyệt được quyét dọn, trang trí vài cây phướn, cành hoa cho đẹp. Chữ Cổ nguyệt được lau chùi sáng tinh, mặt gương loang loáng dưới gió nắng, dưới trời xanh. Đấy là một nữ đài, nữ điện toả ra một khí thế độc tôn.
    Chị em và Xuân Hương đi vào luật " khiết thần " . Gọi là luật nhưng thật ra chỉ là những việc đơn giản cần thiết cho sạch mình, cho khoẻ trí, cho tỉnh táo, cho tươi mặt, đẹp cơ thể. Luật là:
    - Tắm gội , xông hương.
    - Riêng phòng, tịnh khẩu tịnh ý
    - Tẩy quang cơ thể bằng cách tiêu hoá , ăn nhẹ, kiêng mỡ. Dùng nhiều vải thiều, nhãn ***g ăn đến say, đến sáng, đến thông khiếu
    - Ngủ loã thể, phủ xoa mỏng.
    - Thư thái cho giác quan được tháo mở từ lỗ tai, hốc mắt, nhánh mũi , lông mày cho đến mông ngực.
    - Nhập cảm vào các dị nhân. Nhập từ cái khát vọng, tư tưởng bên trong qua cái cơ thể bên ngoài của dị nhân.
    Dưỡng theo luật khiết, người khoẻ, các thớ thịt mọng óng, trí óc tinh tường , mắt nhìn say đắm, mũi thính đằng hương, tai rộn âm thanh, xúc giác căng mạnh.
    Buổi hoan đồng vào một đêm đẹp mát. Các nữ điểm tề tựu tại lầu Cổ nguyệt , mỗi người một tráp nhỏ, khăn áo mang theo. Toàn xa nhiễu các màu. Trông các cô các chị đẹp hẳn lên. Mọi ngày âu sầu, nhăn nhúm, phiền tạp, hôm nay trông thông thoáng, rộn ràng, da dẻ rực rỡ, mắt óng ánh, miệng đỏ môi mọng, mông ngực nở nang, đi đứng uyển chuyển. Các cô trông thấy nhau mà mê mẩn. Bỗng họ reo lên:
    - Kìa chị Xuân Hương, trông chị đẹp quá. Giữa chúng em chị là hoa mẫu đơn đấy
    - Chị em ta đều đẹp - Xuân Hương nói - CHị em ta không đẹp là lỗi ở chúng ta. Không đẹp là chúng ta làm xấu đất trời đấy.
  6. merryheart

    merryheart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2006
    Bài viết:
    301
    Đã được thích:
    0
    Trước điện thờ bà Mẫu Thoải, Xuân Hương ngồi chủ lĩnh đồng, áo đỏ khăn rực rỡ. Bên kia hai cô chầu văn trẻ ngồi đối diện, thay nhau vừa đàn hát và gõ phách. Đèn hương đã ssáng trưng, Xuân hương tẩy rượu, tảy trần khắp, rồi đốt rượu trong một cái âu to. Ngọn lửa bốc xanh , mọi người múc ngọn lửa vào lòng hai bàn tay, xoa lên mặt. CHầu văn dóng hát:
    Bà chúa , bà chúa sơn hà
    Hai tay bưng bế sơn hà
    Trông Nam, Nam sáng, hướng Đoài , Đoài tươi
    Bà chúa mẹ Cả, mẹ nuôi
    Mẹ đất, đất mở, mẹ trời, trời ban ...
    Đây kia bà Trưng mở nước.

    Một nữ điểm vai Trưng Trắc vào chiếu ngồi, thắp hương vái, rồi che mặt bằng vuông nhiễu đỏ, Xuân Hương cầm que hương khoán quyết. Đàn hát thúc. Cô ngồi đồng bắt đầu đảo, rung người lên - đồng đã nhập. Cô bỏ khăn che lộ mặt, rồi đứng dậy, múa nhảy xung hứng cho thật thấy mình là Trưng Trắc, cho thấy hết lòng khao khát, sức mạnh , uy nghi và đắm say của Trưng Trắc. Nhìn cô quay đảo, đôi khi phải giúp đỡ, dô mắt và ngón tay cầm que hương của Xuân Hương như lệnh chỉ. Cô nữ điểm càng hưng phấn ứng tác thần tình. Cô phán, cô múa, cô líu ríu, cô lu loa, cô phẫn nộ, chồng bị Tô ĐỊnh giết, cô như con hạc trắng lang thang đồng nội, tìm chị em, cô hô hào khởi nghĩa. Chầu văn minh họa những hành động ấy, hát càng xung hứng. Thế là đồng bật lên mãnh liệt, nườm nượp xuất hiện những nữ tướng , nữ binh Trưng Nhị , Lê Chân, Bát Hàn, ả Di, ả Tắc, Nàng Tía, Vĩnh Huy. Họ ăn mặc ngộ nghĩnh, đủ hạng, vùng xuôi vùng ngược, cả những người mò cua bắt ốc. Họ cùng lên một con đò Trưng Trắc và cùng chèo đò. Chầu văn hát:
    Ôi chèo ! Con đò Trưng Trắc
    Chở sang sông
    Cứu vớt dân cùng
    Đánh tan quân Nam Hán
    Rửa hận cho chồng
    Với khỏi nhuốc nhơ
    Bao khỏi nhuốc nhơ
    Bao thân phụ nữ
    Ơ đò Trưng Trắc
    Chở sang sông
    Muôn mái chèo
    Vạn mái chèo
    Ơ đò Trưng Trắc
    Ta lên bơi cùng​
    Bỗng có những người nam giới - cũng do nữ đóng giả nam - bế con ra, bị các cô trên đò xua đuổi về nhà chăn gà, nuôi con. Chầu văn hát:
    Ơ người mày râu
    Chân chậm tay yếu
    Lưng dài tay ngắn
    Về nhà chăn lợn nuôi gà
    Bế con bồng bỗng
    CHo chi em thiếp đây
    Rửa hận non sông
    Đuổi quân xâm lược

    COn đò Trưng Trắc càng mãnh liệt lướt sóng với muôn mái chèo , rồi khuất vào . Chầu văn đổ giọng, thấy bóng Liễu Hạnh bèn ra hát:
    Cái cô con gái hay sầu
    Sầu tanh
    Sầu lạnh
    Sầu Liễu Hạnh
    Sầu chơi với tay muốn bắt con chuồn chuồn
    Ơ sầu nơi thiên đỉnh ngưng đọng
    Giả dối ốm o
    Sầu mối tơ vò
    Vô cầm chén ngọc
    Đập vỡ tan hoang
    Bật dậy " Ngọc hoàng"
    Đẩy xuống hạ giới
    Đất nước núi sông
    Đẹp đẽ vô cùng
    Cô son son đỏ
    Sơn hà cô bưng bế
    Vất vả cô đa mang
    Vui vẻ trần gian
    Tung hoành bà chúa Liễu.​
    Phương Liên nhập vai Liễu Hạnh tài tình , ma quái, nghịch ngợm, phá cách tung hoành. Một nữ tính xung thiên.
    Và kìa cô Thị Mầu đột nhiên hiện ra, tung hoành như đám lửa cháy. Chầu văn bắt giọng liền:
    Niệm nam mô a di đà phật
    Thày tiểu ơi
    Thày như táo rụng sân đình
    Mà em như gái dở đi rình của chua
    Ấy mấy thầy tiểu ơi
    Đôi ta như cóc men tường
    Đã trót dan díu thì thương nhau cùng
    Ấy mấy thầy tiểu ơi
    Tri âm chưa tỏ tri âm
    Để tôi mong vụng nhớ​
    thầm sầu riêng
    ẤY mấy thầy tiểu ơi​
    Cô Thị Mầu múa may , vờn vã , giằng xé, khóc than, rồi tung khăn áo, đờ đẫn ... Bỗng lại hoá ra Vân Dại thét cười lên. Chầu văn lại nhanh bắt nhịp:
    Đau thiết thiệt van
    Than cùng Bà nguyệt
    Đánh cho tê liệt
    Chết mệt con đồng
    Bắt đò sang sông
    Bớ đò, bớ đò...
    Con gà rừng
    Ăn lẫn với công
    Đắng cay chẳng chịu láng giềng ai hay
    Chờ cho cây lúa chín vàng
    Để anh đi gặt lúa để cô nàng mang cơm
    ... Chị em ơi, tôi thương nhân ngãi
    Tôi nhớ nhân tình
    Đêm năm canh trằn trọc năm canh
    Than rằng nhân ngãi cựu tình đi đâu
    ... Rồ rồ, dại dại, điên điên
    Rồ này ai bán thì mua
    Dại này ai thấy không mơ mẩn tình
    Nham chàng! Nham chàng ...​
    Cười như điên rồi thăng. Chầu văn dồn phách, hát kết đồng:
    Về đồng cô múa cô chơi
    Cô là những đấng nữ tài
    Nữ dung, nữ hạnh, nữ hài, nữ hao
    Vì ai sấm chớp phong ba
    Cho thân con gái dập vùi sóng vô.​
  7. merryheart

    merryheart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2006
    Bài viết:
    301
    Đã được thích:
    0
    Ngừng đàn phách, các nữ điểm tới ngồi vây quanh Xuân Hương ăn trầu, trò chuyện. Đêm thật ấm cúng, XUân Hương nói:
    - Các em nhập đồng thần tình, giỏi lắm, vượt cả ý chị, khiếu năng các em sạch, tình các em thắm thiết, nhập đồng tung hoành, nên đồng trong không sạn.
    Các cô omm đầu nhau thú vị. Bỗng thấy một cô ngồi né bên, không nhập hoan đồng, khóc lóc. Xuân Hương hỏi:
    - Sao em khóc?
    - Em không nhập được.
    - Em tối tăm thế kia à?
    - Những ngày khiết thân của em bị phá
    - Ai phá?
    - Thằng chồng em. Hắn phá cửa, cưỡng bức ngủ với em rồi đánh em một trận.
    Hôm sau mụ Nộng lại là cái loa, mau nhất , nhanh nhất oang oác các nơi:
    - Đêm qua đại hoan đồng. Không một bóng thằng đàn ông, không một vết thằng đàn ông trên đài Cổ nguyệt.
    Chiêu Hổ lang thang không biết mình đi đâu, cứ xông vào đêm tối. Đêm tối như vật cản dày đặc, mắt Hổ phải mở to để xuyên thủng.
    - Lạ, sao lại vùng cấm
    Hổ dữ dội vẫn mở to mắt, càng đi, đêm nay phải kể là ba đêm rồi.
    Chưa một lần nào mà bà Hổ phải đi tìm chồng. Ông ấy đi đâu, mà do đâu mà ông ấy đi, bà không cần biết, mà có hỏi ông ấy cũng không nói. Chỉ biết rằng phải đi tìm, kẻo chết đường chết chợ, mang tiếng. Bà sai tay chân, thuê tuần đinh, để đi các ngả , tìm ngày đêm. Tuy vậy , nhưng lại chính bà, chính sức của bà đã tìm thấy ông ngồi trong một cái quán vắng giữa đồng, tối om. Chiếu đèn vào, bà thấy ông ngồi như một vị thần, mặt mày hốc hác, râu ria chồi dài, mắt mở trừng trừng. Bà hoảng sợ lùi lại. Vít khăn xuống sợ lạnh, bà tới hỏi tại sao ông bỏ nhà ra đi, mà định đi đâu. Hỏi vậy thôi, bà biết ông không trả lời. Mà còn chuyện ăn uống, tắm giặt, nghỉ ngơi, giường chiếu ra sao, bà cũng không dám hỏi. Gần ba mươi năm ăn ở với nhau, biết tính nhau rồi mà.. Bà đút vài lạng bạc vào túi áo ông, rồi ra nói nhỏ với tên tuần đinh:
    - Thôi, tính ông ấy thế, không lôi ông ấy về được đâu. Cứ để ông ấy đi, nhưng phải dõi theo ông ấy, ngày đêm. Theo sát ông ấy nhưng phải quanh quẩn nơi xa nhé. Cứ như hai bóng ma trơi ấy. Tạm cầm lấy lạng bạc mà chi tiêu, công xá tính sau. Đêm nay anh nhất định phải thức trắng đêm đấy.
    Rồi để chống lạnh trong đêm, bà nhai một miếng trầu to vố, trùm kín khăn rồi đi về. Ông nhìn bà như một cái bóng người đời qua lại.
    Trong đêm tối, người tài tử đệ nhất Kinh kì ấy vẫn ngồi, mắt mở to như muốn xuyên thủng màn đêm dày đặc tưởng đến rách. Ông phẫn nộ lẩm bẩm: " Sao lại vùng cấm với ta. Ta là một khối tinh hoa kia mà. Trần Côn tiên sinh là một nhà thơ nhân thánh, ta bái phục. Nhưng Chiêu Hổ này cứ là đệ nhất tinh hoa Kinh kì chứ. Sao lại vùng cấm với ta ? "
  8. merryheart

    merryheart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2006
    Bài viết:
    301
    Đã được thích:
    0
    XXX - Soi gương:​
    Sau buổi hoan đồng, chị em ai về nhà nấy, Xuân Hương bỗng thấy Cổ nguyệt đường vắng vẻ lạ thường. Trời, hoang trống thật, chính là cái hoang trống nơi tâm hồn mình, nơi trái tim mình. Xuân Hương sợ hãi. Nàng vội mở cổng, chạy đi tìm Phương Liên. Nhưng ra đến ngoài, sương giá lạnh, nàng lưỡng lự. Sao lại đến nhà Phương Liên , giằng nàng ra khỏi chăn ấm nệm êm lúc này là sao. Cha mẹ Phương Liên sẽ ngăn trở. Trời, vậy đi đâu, tìm ai. Nàng vẫn liều đứng một mình trong đêm vắng.
    Gần đây Xuân Hương sinh yêu Phương Liên, yêu say đắm. Và Phương Liên cũng vậy, hầu như Phương Liên cũng nhìn thấy mình trong chị Xuân Hương. Cô yêu Xuân Hương đến chừng mực cô đã khước từ tất cả những cuộc dạm hỏi của các văn nhân , sĩ tử, các nơi môn đăng hộ đối. Bố mẹ cô sinh lo : " Trời, quả chín sắp rụng rồi, mà nó vẫn chưa quyết nơi đâu, đến lỡ làng tuổi xuân mất" . Mọi người bất bình về thái độ của Phương Liên.
    Phương Liên yêu Xuân Hương, lúc đầu cũng vụng thầm, cũng e thẹn. Đêm không ngủ được, Phương Liên phải tới Xuân Hương , ôm lấy chị, soi mặt mình vào mặt chị mới ngủ được. Rồi Phương Liên cũng đau khổ, cũng thổn thức, cũng sợ mối tình dang dở. Rồi cô thú thực tình yêu ấy với Xuân Hương.
    Trời, sao phải thú thực - Xuân Hương nói - chị cũng yêu em, đắm say nhan sắc em, da thịt em. Đời này nếu không có em, chị biết sống ra sao.
    Và thế là cuộc sống của hai chị em là tranh chiếm lấy nhau, cũng ghen, cũng đau. Ôi chao, biết là nữ giới với nhau đấy mà không tự cưỡng, tự khuyên mình được. Một lần thoáng thấy bóng Chiêu Hổ ở xa, Xuân Hương hoảng hốt chạy vào phòng riêng , đóng cửa , kéo màn. Một lúc thở dốc, nàng tự hỏi:
    - Thế đời ta không có đàn ông à? - và hoảng hốt , nàng thầm nói - Ta cũng phải buông thả Phương Liên ra chứ, để cô ấy đi lấy chồng. Ta níu bám Phương Liên là làm lỡ làng cả cuộc đời cô ấy.
    Xuân Hương vẫn đi liều trong đêm, tắm mình trong sương giá. Lạnh, lạnh lắm. Vầng trăng xế bóng, đã đỏ đục, tiếng gà gáy sáng đã vọng tới , Xuân Hương mới trở về. Nàng quấn chặt một chiếc chăn vào người, gây gây một cơn sốt.
    Xuân Hương nằm vùi ngày đêm, trống rỗng, nhìn lơ lửng, thờ ơ. Nàng sai Nhài khoá chặt cổng , không tiếp khách.
    Một buổi thấy mình khoẻ, nàng trở dậy nhìn vào gương lớn, bỗng nàng nhìn đăm đắm bóng mình trong gương:
    - Ta đây à? Có phải là ta đây chăng? Nhan sắc à, đẹp. Sao trước nay ta chưa thấy rõ nhan sắc mình. Kìa khoé hạnh, kìa miệng duyên, kìa vành tai, kìa mái tóc. Ôi ta đẹp, đúng là ta đẹp, đẹp nhân hậu, đẹp đắm say. Còn gì nữa . Kìa bờ vai, kìa khuôn cổ, kìa ngực đầy, kìa mông nở, kìa chân thon. Có thật là ta không mà kì thú. CHết rồi, ta loã thể lúc nào không biết. Ừ mà phải như thế mới thực là ta. Ta là cái khuôn tuyệt diệu của trời đất.
    Xuân Hương thích thú quay trở mình trước gương... nhìn mình biến hoá ra muôn nghìn bức tranh. Nàng tự hỏi:
    - Tranh à, thì ra từ cổ chí kim đã có hàng trăm , hàng nghìn danh hoạ đi tìm những cơ thể loã thể để vẽ lên những bức mà người ta gọi là kiệt tác ... Kiệt tác trước hết là cái da thịt loã thể không. Ôi chao, đàn bà ...những thớ thịt đàn bà, những ngón chân ngón tay đàn bà, đã làm khổ công bao nét bút danh hoạ. Nhưng những bức danh hoạ ấy là để đem biếu các hoàng đế, những quốc vương, đầu đội mũ miện, tay cầm vương trượng. Hay chưa, kìa những bức tranh loã thể đang được dâng lên trước những cây vương trượng kia kìa ... Không, không còn là những bức tranh nữa, mà là những mĩ nữ loã thể thật, đang vờn múa trước cây vương trượng, da thịt thơm phức... À kìa, lại hàng trăm, hàng nghìn hoàng đế, mũ miện, vương trượng đang đuổi theo, đang quỳ lạy trước một mĩ nữ loã thể kìa ...
    Xuân Hương cười lên rồi nàng lại nói:
    - Ờ thế mà ta cứ lần, lần mãi.
    Rồi nàng quay đảo trước gương, ngắm nhìn mình mãi, cơ hồ không chán mắt, cho đến khi quá mệt, nàng thiếp giấc trên một chiếc sập.
    Mặt nước Hồ tây bỗng động lên. Rào rào nhô lên những khuôn mặt non trẻ các nữ thuỷ thần đang hướng phía Cổ nguyệt đường bơi tới. Tới thềm, các nàng bước lên, loã thể. Các nàng vượt bậc đá, dạo đường thanh lan rồi lên lầu, ríu rít chạy quanh lan can. Một màu thịt trắng sữa ánh dưới trăng ngà. Vào phòng các nàng xúm quanh Xuân Hương, đắm nhìn nữ chủ. Một lúc Xuân Hương mở mắt:
    - Các nàng là ai?
    Một nàng nói:
    - Chúng em là những nữ thuỷ thần Hồ Tây
    Xuân Hương nói:
    - Các nữ thần sung sướng
    Một nàng nói:
    - Chúng em cũng từ sinh khí trời đất, từ huyền thoại cỏ cây, từ mây vần gió vũ.
    - Chúc các nữ thần ân ái
    - Không, chúng em thiếu các nam thần ân ái.
    Xuân Hương kêu lên:
    - Nữ thần mà không ân ái à? Lấy gì ấp ủ vũ trụ.
    Các nữ thần nhìn nhau rơi nước mắt:
    - Xuân Hương ơi chị ơi, chị mang tình Thâm Ái, chị mới ân ái, chị ủ ấp vũ trụ. Tình chị động cả thuỷ cung. Chúng em bơi đến thăm chị. Chị truyền khí ấm cho chúng em, khí ấm Thâm Ái trên da thịt chị
    Xuân Hương thả người, xoã tóc, tự do, khinh khoái. Các nữ thần vây quanh, nâng bổng nàng lên. Một tổng thể tượng nữ tuyệt diệu, Xuân Hương nằm dài trên những cánh tay nâng, một màu trắng sữa thơm phức.
    - Tình chị là trời đất. Chị bồng bế đất trời trên tay
    - Hơi ấm chị phả vào trời đất là hơi ấm vĩnh cửu
    - Nhịp đập trái tim chị , đôi mắt đắm say chị gây sức ấm đậm đà, tươi vui cho trời đất.
    Bỗng tiếng động dưới cầu thang. Các nữ thần lúng túng, bèn đặt Xuân Hương ngồi xuống chiếc đôn sứ, rồi từng người lại đến ôm Xuân hương, rồi ríu rít vòng quanh lan can chạy xuống lầu, rồi theo những đường thanh lan ra bến, nhảy xuống nước ùm ùm.
    Nhài bước vào, thấy Xuân Hương nằm phơi mình dưới ánh trăng:
    - Cô chủ vẫn chưa đi ngủ à? Mà cửa mở thế này?
    Hôm sau Cổ nguyệt đài vắng lặng. Các cửa mở tung, Nhài tìm nữ chủ không thấy. Một thiếp nhỏ để trên án, chữ còn tươi mực:
    Này em! Chị phải xa Kinh kì
    Giúp chị dỡ bỏ Cổ nguyệt đài​
    XUÂN HƯƠNG
    Các sĩ tử, văn nhân, các nữ điểm bước lên Cổ nguyệt đài đông lắm. Nhài vẫn rành rẽ kể rằng: " Nữ chủ cùng các nữ thần bay vút qua cửa lầu , rồi lên mãi trời xanh kia kìa".
    Mọi người hướng nhìn tay Nhài chỉ.
    Lần đầu tiên Chiêu Hổ bước lên Cổ nguyệt đài. Hương phấn còn nồng. Hổ rất ấm ức, chưa một lần nào Xuân Hương cho chàng bước lên đây là sao? Xuân Hương bay lên trời à. Không, thiếp kia còn để lại. Nhưng Xuân Hương bay lên trời thật, Hổ cứ cho là thế. Mối tình đớn đau Chiêu Hổ vẫn mang nặng , âm thầm mang nặng. Không khác được. Sĩ phu Kinh kì không hề biết.
    Tiểu thuyết Nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã được tôi post hết. Xin cảm ơn các bạn đã đọc và cảm nhận về Nữ sĩ cùng tôi. Thân ái!

  9. merryheart

    merryheart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2006
    Bài viết:
    301
    Đã được thích:
    0
    Một vài câu chuyện về Nữ sĩ Hồ Xuân Hương:
    Hồ Xuân Hương và Nguyễn Du​
    Nguyễn Quang Thân
    Chàng thi nhân đầu bạc​
    Nguyễn đáp một con đò dọc chở gạo và cá khô từ thuyền đầu sông Luộc. Chàng đã đi bộ từ quê vợ ở Quỳnh Côi đến ngã ba sông Nhị Hà. Đoạn đường đáng ra chỉ mất một buổi mà chàng phải mất một ngày một đêm vì bạn bè. Khăn xếp, áo lương màu lam, vắt vai cái tay nải cũng màu lam, chàng lững thững trên đường làng như một thày địa lý. Chàng nghĩ : " Giá làm thầy địa lý thì tóc mình đâu có bạc sớm thế này ! "
    Ông tú kép Sinh Từ cùng vợ đang quẩy một con lợn nọc, bắt gặp chàng trên đường đến chợ Lĩnh. Thấy Nguyễn, ông quẳng ngay lợn xuống vệ đường, rối rít chào hỏi ríu cả lưỡi. KHông từ được lời mời, chàng đành rẽ vào nhà ông tú. Vậy mà lúc quyết định ra đi chàng đã định không báo cho ai. Ở nhà ông tú Sinh Từ, chủ khách chỉ uống hết một nậm rượu con quê nhưng Nguyễn đã đọc cho ông tú nghe sáu bài thơ mới làm gần đây như để từ biệt Bắc Hà trở về Hồng Lĩnh. Vậy là một buổi sáng mất toi mà chàng chỉ mới rời nhà chưa được hai dặm đường. Ông Tú tiễn chàng, gạt nước mắt bảo: " Bác ra đi chuyến này làm gì cũng được, chỉ xin đừng chết mà đời mất một người tài ". Nguyễn cười buồn nói: " Nhất phiến tài tình thiên cổ luỵ, bác không còn nhớ câu đó ư? Tài ăn khoa cả vỏ! ". Ông tú dậm chân, khóc nhìn theo, tính ông vốn bộc trực thế. Gần tối, Nguyễn đến địa phận huyện Duyên Hà. Chàng đã định bụng rẽ thăm ông cử Nhạc, bèn rẽ vào cái ngõ trúc. Ngọn trúc kết thành vòm mát rượi trên đầu. Tháng tư, ong bay vo ve quanh chàng.
    Đêm đó, hai người thức đến canh hai. Khi Nguyễn cởi khăn xếp ra, ông Cử nhìn chàng hốt hoảng: " Ba mươi tuổi đầu mà đầu đã bạc thế ư ? ". Nguyễn không đáp. Bà cử Nhạc cũng là người hay chữ, tính nết lại hay đùa. Bà bảo: " Về kinh gặp nữ sĩ mà mang cái đầu bạc thế chắc là không xong rồi. Hay là để tôi nhuộm cho. Giã lá đắng cay ra mà nhuộm thì đen nhánh" . Nguyễn chua chát: " Khéo cô ấy còn bạc đầu hơn cả tôi đấy, bà chị ạ " . Chàng chợt buồn, nhớ tới mối tình thoảng qua mà sâu sắc, ngọt ngào mà cay đắng của mình.
    Bên nậm rượu và hai cái chén chũm cau đời KHang Hy, ông cử ngồi uống với khách. Khác với ông tú Sinh Từ đã một thời chít khăn đầu rù đi học võ để đánh Tây Sơn, ông cử Nhạc không xuất không xử mà chỉ lui vào ngâm thơ và suy ngẫm. Ông nói: " tôi chỉ trung với vua Nghiêu. Phù nhi bất tranh, tôi không thi bơi với thuồng luồng:.
    Mười năm lưu lạc quê người, Nguyễn chỉ kết thân với hai người đó. Một người muốn kéo chàng vào chỗ binh đao. Người kia khuuyên chàng ẩn mình sau ngõ trúc. Chàng chơi vơi ở giữa. Mười năm ! Làm thằng con trai vô lại, chẳng nên cơm cháo gì, chỉ chuốc lấy một mái đầu trắng toát giữa tuổi 30. Một thân thể gày còm vì thiếu ăn, thiếu ngủ. Một tâm tư rối bời, lạc lối. Một bầu đoàn thê tử nheo nhóc. Và một mối tình như trăng non gió thoảng. Ba mươi tuổi , chàng tưởng ngã quỵ dưới gánh nợ đời. Nhưng chàng không ngã. Chàng lại ra đi, tay nải bên vai. Thư kiếm vô thành sinh kế xúc, chàng đắc ý với câu thơ đó của mình.
    Ông cử Nhạc ít nói, ít nhìn. sau cái nhìn đầu tiên, mái tóc bạc của chàng làm ông hoảng sợ. Ông hơn chàng đến 10 tuổi chứ không ít mà tóc có bạc thế đâu? Ông hỏi: " Lần này chú đi đâu? " . Nguyễn đáp: " Em về quê".
    Ông cử nói: " Thế là phải. Vua Quang Trung chết được 3 năm rồi". Nguyễn ngẩng đầu: " Nhưng tiếng gươm đao còn loảng xoảng khắp nơi. Chưa ai chịu tra gươm vào vỏ". Ông cử làm thinh một lúc. Rồi ông đặt tay lên vai Nguyễn: " Đó không phải là việc của chú. Núi Hồng Lĩnh đẹp, chết đói ở đó cũng thơm" .
    Nguyễn buồn rầu: " Trời cho em cái chân hạc, cắt ngắn đi làm sao được? ". Ông cử bảo: " Đời người có hai lần vui. Một lần đang ngạt trong bụng mẹ mà thoát ra khóc được một tiếng. Một lần được ngủ một giấc dài, không bị vợ con đánh thức. Thế là đời" . Nguyễn cười: " Tiếc là em chỉ mới hưởng được một lần" .
    Từ đó đến canh hai, mỗi người uống ba chén rượu nếp, nhìn nhau mà không nói câu nào nữa. Bà cử dậy sớm thổi cơm nếp, gói cho Nguyễn một nắm. Hai ông bà đưa chàng đến tận bến đò. Khác với vẻ mặt đăm chiêu của chồng, bà vui vẻ bảo: " Nhờ anh cho tôi hỏi thăm cô gái hái sen. Thơ anh thì tử tế mà thơ cô ấy thì lại tục ! Nứt ra một lỗ hỏm hòm hom ! Khiếp ! Bà liếc nhìn ông cử thăm dò. Thấy ông không nói gì, bà tiếp: " Nhưng dám đưa ra " cái ấy" ra mà giỡn mặt quan nha thì cũng sướng cho cảnh đàn bà hèn mọn chúng tôi". Nguyễn đỏ mặt, tuy trên cổ chàng nổi nhiều đường gân xanh. Chàng nói: " Bà chị ơi, đó là thói đạo đức giả". Mà " cái ấy" thì lại thật"
    Đừng thế, Nguyễn tự nghĩ, chính chàng cũng có sống thật đâu? Miệng thương người nghèo mà trước đây chàng vẫn ung dung sống trong lầu son gác tía của cha mẹ. Ăn chực ở độ mười năm mà chỉ biết than thân chứ đâu dám cầm cái giỏ đi bắt ốc một ngày?
    Chàng nhớ tới con rắn mối quen thuộc vẫn leo quanh bờ rào nơi quê vợ, tiếng ếch nhái kêu rên trong ao cạn đến đáy, những con giun chui từ lỗ lên bò loằng ngoằng trên nền nhà ẩm ướt. Chàng đã làm gì? Đã làm gì " chẳng làm gì hết". Chàng chỉ làm được hai bài thơ tự thán !
    Bà cử đặt vào tay chàng một tờ hoa tiên viết chữ . Bà nói: " Cho tôi gửi Hồ nữ sĩ. Nói hộ đừng cười lời thơ quê kệch. Ước sao được mấy búp sen tự tay cô ấy hái để ướp chè !" Nguyễn chua chát: " Hoa để tặng người mình sợ, e bà chị chẳng có phần đâu". bà cử nói: " cô ấy thì sợ ai ? "
    Thuyền đã vào sông Nhị Hà, Nguyễn vẫn nhìn thấy hai vợ chồng ông cử đứng nhìn theo. Tuy hai người không phải Uông Luân , nước Nhị Hà chẳng sâu ba nghìn trượng. Nhưng tình thương của hai người đối với chàng chẳng kém người xưa.
    ***
    Nguyễn đưa tay cởi mối dây lạt mở cánh cửa ngõ tre. Trên đầu chàng, một khoảng trống cao vời, màu xanh không tận của thơ Lý Bạch. Bầu trời hiện ra giữa những tán cây vây quanh khu vườn và mấy gian nhà tranh. Đất này thuộc phường Khán Xuân nhưng chàng chỉ thấy hơi thu ngự trị. Đất ẩm ướt, cây mát lạnh, Hồ Tây lãng đãng và buồn. Hay chính lòng chàng ẩm và lạnh? Những ngày ở Thăng Long với anh và cha, đi học , đi thi, đi càn quấy " dẫm lên hoa rụng", ôm mộng công hầu, say mê đèn sách và cả cung kiếm, tất cả như buổi trưa đời, chàng đã để lại sau lưng.
    Chàng đang sống lại mùa hè năm đó, lúc chàng đang làm một ông quan võ ở Thái Nguyên. Chàng ghé qua Thăng Long trên đường về Sơn Tây thăm anh là quan Tả thị lang Bộ Binh kiêm hiệp Trấn xứ Đoài. Thăng Long đối với chàng còn quen thuộc hơn cả núi Hồng Lĩnh và bến Giang ĐÌnh ở NGhi Xuân. Chàng cởi áo lãnh binh, thử làm lính một hôm. Như các chú lính, chàng lê la quán rượu, cũng say sưa, cũng đập phá, cũng chọc ghẹo như ai. Không ai nhận ra chàng, Chàng đã ra hình thành mấy năm. Cha chàng chỉ còn lại một hào quang mờ dần, chỉ được nhắc tới những danh giá vọng tộc đang chia lìa, xâu xé và chán nản trước giông bão thời cuộc.
    Nhưng rượu và thú vui tửu quán không an ủi được chàng, không trả lại cho chàng thời thơ trẻ, cái thời mê chơi giữa lũ " đồng du hiệp thiếu " ! Chàng uể oải rời quán rượu, một mình lững thững trên con đường nhỏ ven hồ.
    Trước mặt chàng có ba chàng trai, nhìn qua lưng và vai cũng biết là ba học trò, đang lẽo đẽo theo sau một cô gái. Ánh hoàng hôn chiếu lên vai áo tứ thân và chiếc lưng ong. Cô gái không đẹp. Nhưng cô đang giận. Chàng cảm nhận được cơn giận ấy trong dáng đi của cô. Ba chàng học trò đang buông những lời chọc ghẹo cợt nhả và những câu thơ thổi sau lưng cô gái. Như không chịu được nữa, nàng đứng lại, đọc to bằng giọng Nghệ trọ trẹ rất quen thuộc với chàng . " Này khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ ! " ... Xong câu đầu của bài tứ tuyệt , nàng đọc tiếp ba câu sau. Tim chàng se lại vì liên tài. Chàng vừa chạm phải ngọn lửa bỏng rát và hiếm hoi của tài năng. Chàng bước dấn lên, bảo ba cậu học trò cũng bằng cái giọng xứ Nghệ ít khi được chàng sử dụng: " Xéo đi không nước dầm sẽ thối hoắc vì thơ của các ông đấy ! ". Rồi chàng phá lên cười, tiếng cười sảng khoái của một Công quan võ giữa đám lính. Ba chàng học trò bám tay nhau rẽ vào một lối nhỏ.
  10. merryheart

    merryheart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2006
    Bài viết:
    301
    Đã được thích:
    0

    Đêm ấy, trong ba gian nhà tranh Cổ nguyệt đường, nguyễn Du đã được ăn trầu của Hồ Xuân Hương . Những miếng trầu têm theo kiểu Nghệ , hơi thô, không bay **** như trầu cánh phượng nhưng màu hạt cau đỏ thắm như son. Trong cơi trầu là một bài thơ nôm viết trên tờ hoa tiên làng Bưởi:
    Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
    Này của Xuân Hương đã quyệt rồi
    Có phải duyên nhau thì thắm lại
    Đừng xanh như lá bạc như vôi ...​
    Nhiều năm đã trôi qua, hôm nay Nguyễn phân vân trước CỔ Nguyệt đường. Hương hoa trong vườn không thoảng mùi hương ngày trước. Chàng tưởng mình lạc vào một cổng chùa.
    Một bà lão bộc ra đón chàng. Bà vẫn nhận ra Nguyễn.
    Trước đây, khi chàng tới ngâm vịnh với nữ sĩ, việc đầu tiên bà làm là ra ngay đầu ngõ, kéo cánh cửa, khoá lại, không cho những khách đến sau vào nhà. Danh tiếng cô chủ lan xa, tài tử Kinh kì đều ghé qua nhà nàng khi họ lên Hồ Tây vãn cảnh. Nhưng bà lão biết rõ mà cũng rất làm lạ, không hiểu vì ssao nàng chỉ thật thân tình với mỗi ông quan võ Nguyễn Du đã có vợ rồi !
    Bà lão khóc: " CÔ đi làm lẽ người ta rồi ông ơi !"
    Nguyễn không nói gì. Chàng đứng im như một cây giao gầy gò trên mảnh sân mọc rêu vì ít người qua lại. Chàng đang cảm nhận được qua da thịt và sờ mó được tận tay nỗi đau của đời người. Của chính đời chàng và người đàn bà tài hoa mệnh bạc. Chàng khóc. Những giọt nước mắt chắt ra từ thân thể gầy còm của chàng. CHàng khóc cho chàng, cho mối tình của chàng và thân phận người nữ sĩ. Chàng đã viết tặng nàng khi hai người cùng đi hái sen ven Hồ Tây: " Hoa tặng người mình sợ - Gương tặng người mình yêu. CÒn gương sen tuổi xuân của mình, nàng đưa cho người lấy nàng làm lẽ ! Nàng không biết sợ.
    Chàng không muốn nấn ná ở ngôi nhà tranh thân thiết có tên Cổ nguyệt đường này nữa. Chàng cũng không muốn lưu lại Thăng Long. Chàng phải về ! Về với Hồng Lĩnh sông Lam của chàng. Để làm gì ư? Để sống ! Chàng phải sống như một người có quyền được sống. Lần đầu tiên trong đời chàng nghĩ tới bản thân mình. Chàng muốn sống như một kẻ lê dân trong thập loại chúng sinh.
    Nguyễn bước ra khỏi bóng những tán cây. Nhiều năm sau, khi đặt bút viết Truyện Kiều, Nguyễn đã viết thêm một dòng đầu truyện để tặng Xuân Hương, người đã dạy cho chàng không biết sợ. Nhưng rồi chàng lại xoá đi.
    Kim Giang 1996

Chia sẻ trang này