1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiểu thuyết về Nữ sĩ Hồ Xuân Hương

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi merryheart, 08/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. merryheart

    merryheart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2006
    Bài viết:
    301
    Đã được thích:
    0
    Một tồn nghi:
    Hồ Xuân Hương chết?
    Nguyễn Du khóc!​
    Trương Tửu , từ " Kinh thi Việt Nam - NXB Hàn Thuyên, Hà Nội 1941 " đến " Văn nghệ bình dân Việt Nam NXB HTX văn hoá mới - Thanh Hoá 1961 " viết nhiều điều mới lạ về Hồ Xuân Hương nhưng cũng ít phát hiện được gì gọi là xác thực về cái chết của bà CHúa thơ Nôm. Ông viết: " Nếu căn cứ vào mớ tài liệu mỏng manh nói về sự giao thiệp giữa nàng với CHiêu Hổ thì có lẽ nàng chết vào khoảng sau 1820". Ông còn viết tiếp: " Chiêu Hổ ra làm quan vào khoảng 1820 dưới triều Minh Mệnh. Lúc ông làm quan, Hồ Xuân Hương còn gửi cho ông một vế câu đối và ông còn đáp lại".
    Những năm 1950 - 1951, dưới chân núi Nưa - Nông Cống - Thanh Hoá, chúng tôi đã được nghe cụ Lê Dư nói: " Hồ Xuân Hương chết vài năm sau 1819, năm chồng nàng bị xử vì tội hối lộ". Một phát hiện thú vị, song vì công cuộc kháng chiến chống Pháp nóng bỏng nên chúng tôi cũng quên hết chuyện văn chương.
    Năm 1993, Đào Thái Tôn trong cuốn " Thơ Hồ Xuân Hương từ cội nguồn vào thế tục : " Không rõ căn cứ vào đâu mà Sở Cuồng Lê Dư trong Nữ lưu văn học sử cho rằng sau khi Trần Phúc Hiền bị tử hình (1819) thì vài năm sau Hồ Xuân Hương cũng qua đời" ...
    Giáo sư Hoàng Xuân Hãn bấy lâu nghiên cứu sâu rộng về hồ Xuân hương nhưng đến nay vẫn còn bỏ ngỏ câu hỏi về quãng đời Hồ Xuân Hương sau khi chồng bà - Trần PHúc Hiền , bị vua Gia Long hạ lệnh bắt giam (1819) và xử tử về tội hối lộ .
    Vốn là người hâm mộ Hồ Xuân Hương nên chúng tôi cũng tìm tòi tra cứu. Gần đây được thấy được đọc một số công trình nghiên cứu của giáo sư Hoàng Xuân Hãn và cuốn " Thơ Hồ Xuân Hương từ cội nguồn vào thế tục " của nhà nghiên cứu Đào Thái Tôn, được biết rõ Hồ Xuân Hương có mối tình đầu với đại thi hào Nguyễn Du qua bài thơ những lời bình đầy căn cứ thuyết phục của giáo sư Hoàng XUân Hãn như sau: Cảm cựu kiêm " Trình cần Chấn học sĩ Nguyễn hầu ( Hầu Nghị xuân Tiên Điền nhận) ( Tiêu đề bài thơ viết bằng chữ Hán) dịch là : Nhớ người cũ viết gửi Cần chánh học sĩ Nguyễn hầu:
    Dặm khách muôn nghìn nỗi nhớ nhung
    Mượn ai tới đấy gửi cho cùng
    CHữ tình chốc đã ba năm trọn
    Giấc mộng rồi ra nửa khắc không
    Xe ngựa trộm ngừng duyên tấp nập
    Phấn son càng tủi phận long đong
    Biết còn may chút sương siu mấy
    Lầu nguyệt năm canh chiếc bóng chong​
    ( Sương siu : tiếng cổ nghĩa là bịn rịn)
    Như vậy , nghĩ rằng không còn cách nào khác là tiến sâu vào kho báu thơ ca Hán, Nôm của Nguyễn Du mới hi vọng giải quyết được tồn nghi về cái chết của Xuân Hương. Giáo sư Hoàng Xuân Hãn và các nhà nghiên cứu khác đâu có quên chuyện này! Giáo sư Hãn còn viết: " ... Trong những bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du còn lại, chỉ có hai bài ( bài Long thành cầm giả cai và Mộng đắc thái tiên ) ghi tình với hai người con gái mà hầu như đã từng gặp: một người là nhạc nữ gia gẩy đàn nguyệt, một người là con gái Hồ Tây. Trong bút chừng không muốn chỉ là ai, nhưng lấy mọi bằng chứng mà suy thì tôi đoán là Hồ Xuân hương có lẽ là hợp lý ... "
    Hàng đống tài liệu văn học về Nguyễn DU đủ loại, đủ các NXB có cung cấp được gì đâu ! Hồ Xuân Hương vẫn cứ biệt vô âm tín từ đấy ( 1819).
    Duy có một đoạn trong Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam thế kỉ 18 NXB văn sử địa Hà Nội, do giáo sư Nguyễn ĐỔng Chi viết và một bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du nhan đề Độc tiểu thanh ký trong phần phụ lục truyện Kiều do Đặng Thanh Lê giới thiệu và chú thích là những tài liệu đáng chú ý.
    Cố giáo sư Nguyễn Đổng Chi viết: " ... từ những giọt nước mắt khóc than cho thân thế , ông ( Nguyễn Du ) đã chuyển thành tiếng khóc thảm thiết mà chân thành cho thân thế bi đát của những người bị giày vò trong bàn tay của xã hội khắc nghiệt. Đây là bài ông than khóc cho người đàn bà tài hoa, nhan sắc trở thành nạn nhân của chế độ đa thê, của lễ giáo tam tòng.
    Vườn mai Hồ Tây đã thành cồn ma cả
    Nay trước cửa sổ chỉ đều bằng một mảnh giấy
    Son phấn có thần, thương xót sau khi chết
    Văn chương không có số mệnh, đốt rồi mà luỵ vẫn còn
    Xưa nay việc đáng giận thật khó hỏi trời
    Mối oan lạ trong phong vận là tự ta mang lấy
    Chả biết ba trăm năm sau
    Có người nào khóc Tố Như chăng?​
    ( Đọc truyện Tiểu Thanh)
    Bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du do Đặng Thanh Lê giới thiệu và chú thích như sau:
    Đọc tập Tiểu Thanh ký​
    Vườn hoa bên Hồ Tây đã thành bãi hoang
    Chỉ viếng nàng qua một tập sách đọc trước cửa sổ
    Son phấn có thần chắc phải xót vì những việc sau khi chết
    Văn chương không có số mệnh mà cũng bị đốt dở
    Những mối hận cổ chí kim khó mà hỏi trời được
    Ta tự coi như người cùng một hội với những kẻ mắc nỗi oan lạ lùng vì nết phong vận.
    Không biết hơn ba trăm năm sau
    Thiên hạ ai người khóc Tố Như?​
    Được merryheart sửa chữa / chuyển vào 20:40 ngày 17/07/2006
  2. merryheart

    merryheart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2006
    Bài viết:
    301
    Đã được thích:
    0

    Nguyễn Đổng Chi và Đặng Thanh Lê cùng nêu lên một bài thơ chữ Hán nhan đề Độc tiểu Thanh ký, Nguyễn Du làm sau khi viếng người tài nữ trước cửa sổ nhà nàng ở Hồ Tây bằng cách đọc tập truyện về nàng Tiểu Thanh.
    Thế là rõ rồi ! Chúng ta có trước mắt lừng lững đại thi hào Nguyễn Du đứng trước song nhà một tài nữ cạnh Hồ Tây có vườn hoa bị tàn phá, đọc viếng nàng tập truyện Tiểu Thanh, lòng đầy xót thương.
    Vậy người tài nữ này là ai? có quan hệ với Nguyễn Du như thế nào? Nàng chết bao giờ? Vì sao mà chết? Chắc hoàn cảnh nàng có những điểm tương đồng với hoàn cảnh nàng Tiểu Thanh nên Nguyễn DU mới đọc viếng nàng tập truyện Tiểu Thanh, và đọc viếng vào thời điểm nào?
    Giải đáp được thoả đáng các câu hỏi này tức là giải quyết được tồn nghi nêu trên đây.
    Nàng đã chết rồi, Hồ Xuân Hương chứ còn ai nữa ! Chết ở Cổ Nguyệt đường và cũng chôn ngay ở vườn hoa nhà mình bên cạnh Hồ Tây ! Điều này được khẳng định bởi bài thơ của Miên Thầm làm năm 1842 hộ giá Thiệu Trị ra Thăng Long tiếp sứ thần nhà Thanh. Bài thơ như sau:
    Tình đầu liên hoa khai mãn tri
    Hoa nô chiết khứ cung thần tỳ
    Mặc hướng Xuân Hương phần thượng quá
    Thuyền đài do hận thác khiên ti​
    Dịch nghĩa:
    Đầy hồ hoa sen nở rực rỡ
    Hoa nô hái về cúng thần
    Chớ có dẫm lên mồ Hồ Xuân Hương​
    Vì ở dưới suối vàng nàng còn đang ôm mối hận rút nhầm tơ duyên.
    Và câu thơ thứ nhất bài Độc Tiểu Thanh ký , giáo sư NGuyễn Đổng Chi dịch:
    " Vườn mai Hồ Tây đã thành cồn mả cả" cũng hàm ý khẳng định như bài thơ của Miên Thầm trên đây.
    Rõ ràng như vậy là Xuân Hương trước khi chết , đã về ở nhà mình bên Hồ Tây, đơn côi, đau khổ , chứ không ở Yên Quảng nữa sau khi chồng bị bắt giam rồi bị tử hình, logic thông thường là thế.
    CÒn vợ của Trần Phúc Hiền tuy không đi theo chồng nhưng khi chồng lâm nguy chắc phải đến thăm nom lo liệu chứ ! Vợ cả chắc phải tìm gặp Xuân Hương . Cuộc gặp gỡ này diễn ra như thế nào? Cũng có thể Xuân Hương cùng vợ cả trong thời gian chồng chưa bị xử tử đã cộng tác với nhau để lo lót, chạy chọt, Xuân Hương có tìm đến Nguyễn Du lúc này đang có chức có quyền, được nhà vua ưu ái? Một điều đáng chú ý là tháng 8 năm Kỷ Mùi (1819), Nguyễn Du được cử làm đề điệu ( Chánh chủ khảo ) khoá thi Hương Quảng Nam và Nguyễn Du khước từ, Nguyễn Du có giúp đỡ được gì cho Xuân Hương? COn người tình cảm nhưng lại rất thận trọng ấy chắc đành nuốt hận khoanh tay !
    Năm 1819, Phúc Hiền bị tử hình ! hai vợ sẽ ra sao?
    Hồ Xuân Hương đau khổ, tủi hận, lo sợ vợ cả trả thù, đau ốm. Vợ cả thì ngoài sự đau khổ, nhục nhã còn căm phẫn uất hận, ghen tuông ! Xuân Hương chắc bị hành hạ tơi bời.
    Bài thơ Nguyễn Du làm sau khi viếng Xuân Hương " Độc Tiểu Thanh ký" nói rõ điều ấy ! Hồ Xuân Hương có lẽ còn đau khổ nhục nhã hơn Tiểu Thanh !
    Nguyễn Du , con người tình cảm ấy không xót thương sao được ? Ông tự coi mình cùng hội oan khiên với Xuân Hương ! Năm 1820 Minh Mệnh lên ngôi, ông lại được cử làm chánh sứ sang nhà Thanh cầu phong nhưng chưa kịp đi thì ông mất ( trong một trận dịch lớn ) ngày 16-9-1920: " ông lâm bệnh mà không chịu uống thuốc khi người nhà bảo chân tay lạnh cả rồi thì ông nói: Được ! Được ! mà không trối trăng gì cả ". Ông hận nỗi hận Xuân Hương ?
    Thế thì ông viếng Xuân hương vào thời điểm nào? Hay nói một cách khác Hồ Xuân Hương chết vào thời điểm nào ? Chắc là sau khi Trần Phúc Hiền bị tử hình ( 1819 ) và trước ngày Nguyễn Du mất 16-9-1920.
  3. merryheart

    merryheart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2006
    Bài viết:
    301
    Đã được thích:
    0

    Truyền thuyết về một bài thơ
    của Hồ Xuân Hương​
    Lã Đăng Bật​
    Động Địch Lộng là một danh thắng ngoạn mục ở Gia Thanh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Động đã có từ lâu, nhưng chùa Địch Lộng , theo văn bia để lại thì mới có từ năm Canh Thân, triều vua Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Hưng thứ nhất, tức năm 1740. Đây là một tác phẩm nghệ thuật của con người hoà nhập với kiệt tác của thiên nhiên toàn bích. Đầu tiên là một ngôi Tam quan cổ kính uy nghiêm. Qua Tam quan đến sân gạch. Cuối sân gạch là một ngôi đền xây toàn bằng đá thờ ông Nguyễn Minh KHông - một pháp sư nổi tiếng thời Lý. Vào hết ba toà nhà, bước lên cao 100 bậc đá men theo sườn núi sẽ đến động Địch Lộng - gió thổi trong hang chính là cái sáo khổng lồ bằng đá của tạo hoá ngàn năm vi vu giữa trời đất mênh mông bao la.
  4. merryheart

    merryheart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2006
    Bài viết:
    301
    Đã được thích:
    0

    Trên vách núi cửa động , có khắc 6 chữ đại tự " Nham sơn động, Cổ Am tự ", nghĩa là chùa Cổ Am là do động núi làm thành. Đây là " ngôi chùa " do bàn tay kì diệu vô hình của nghệ sĩ kỳ tài thiên nhiên kiến tạo nên. Chùa là động, rộng chừng 10 gian nhà. Động cao sâu nên " chùa" càng rộng lớn. Trong động có các bệ đá cao thấp bầy nhiều tượng Phật, tượng La Hán, tượng Hộ pháp. Trên vách đá, có treo một quả chuông lớn nặng khoảng 1 tấn. Điều độc đáo ở đây là động gồm hai hang nối liền nhau, một hang tên là Sáng, một hang tên là Tối. Hang Sáng là một thế giới nhũ đá đủ mọi dáng hình, theo trí tưởng tượng phong phú của con người mà có các tên gọi: voi uống nước chum, hùm uống nước vại, cá dương vây, rồng cuốn nước, khỉ cõng con, bà lão bán thuốc, ông tiên, cô tiên, cây tiền, cây thóc, tằm ăn lá dâu, bễ lò rèn ... mỗi nhũ đá là một tác phẩm điêu khắc hoàn chỉnh, tài ba của tạo hoá. Hang Tối có các vách đá và nhũ đá, gõ vào vang ra những âm thanh như tiếng chiêng, tiếng trống, tiếng mõ, tiếng đàn, tiếng nhị .... Đó là những thạch cẩm của thiên nhiên, nghe du dương êm dịu, trầm bổng lạ kỳ. Gần đó có một hang sâu thăm thẳm, gọi là lối xuống âm phủ và một lối lộ thiên lên thẳng tận đỉnh núi, gọi là đường đi lên trời. Đến đây là sáng tối, cao sâu, âm dương huyền diệu như cuộc sống cõi trần hiện về cửa Phật để con người cầu mong được hạnh phúc, tốt lành hơn, thư thái thêm trong tâm linh. Trong động còn có bốn giếng nước trong vắt và lạnh buốt. Lòng giếng nông nhưng chưa bao giờ cạn nước. Giữa động có một phiến đá lớn, nổi gồ lên giống lưng con cá chép, hai bên xoè ra như cặp vây đang bơi. Đứng trước cửa động nhìn xa, là cả một vùng phong cảnh sơn thuỷ hữu tình mộng mơ, đầy màu sắc thanh xuân, vừa trong lành vừa thanh khiết. Vì vậy , ngoài cửa động có hai ngôi miếu con đã đề câu đối:
    Cảnh trí thiên nhiên, Tây Hồ phong nguyệt
    Anh kỳ địa quýnh, Nam quốc sơn hà​
    Nghĩa là: Cái con sông trăng gió chốn này vẫn là cảnh trí thiên nhiên của nước Nam ta đó.
    Cảnh đẹp mê hồn này đã được nữ sĩ Hồ Xuân Hương đến thăm thú. Bà đã từng đến: " Chùa Quán Sứ", " ĐỘng Hương Tích", " Hang Cắc Cớ ", " Hang Thanh Hóa chùa Thầy", " Đèo Ba Dội", nay lại đến đây. Thời ấy, muốn thăm động Địch Lộng , chỉ có một đường vào duy nhất, phải đi thuyền qua hai bên núi sát liền nhau, vừa một lối nước chảy, thế rất chật hẹp giống như một cái cửa, gọi là Kẽm Trống ( ở xã Thanh Hải - Huyện Thanh Liêm - Tỉnh Nam Hà ). Ngồi thuyền, nhìn thế núi kì vĩ đặc biệt, đổ bóng xuống dòng sông mà không nơi nào có được. Với khẩu khí thơ của mình, giàu cá tính và tràn đầy sức sống mang chất khôi hài hóm hỉnh, bà chúa thơ Nom Hồ Xuân Hương đã viết một bài thơ
    " Kẽm Trống" :​
    Hai bên thì núi, giữa thì sông
    Có phải đây là Kẽm Trống không?
    Gió giật sườn non khua lắc cắc
    Sóng dồn mặt nước vỗ long bong
    Ở trong hang núi còn hơi hẹp
    Ra khỏi đầu non đã rộng thùng
    Qua cửa mình ơi nên ngắm lại
    Nào ai có biết nỗi bưng bồng.​
    Bài thơ được lan truyền nhanh, rất nhiều người thuộc lòng và thích thú.
    Năm 1821, trong chuyến ra Bắc Hà, khi trở về Kinh đô, vua Minh Mệnh nghe tiếng đồn động Địch Lộng đẹp, nên đã ghé thăm. Nhà vua ngự thuyền, sắp phải chui qua Kẽm Trống, thì có một viên cận thần ngồi cùng thuyền, đọc cho vua nghe bài thơ nôm trên của Hồ Xuân Hương.
    Tương truyền, vua nghe xong, mặt đỏ bừng và tức giận : " Mụ quỷ ! Mụ quỷ ! Bất kỳ cái chi, đến cả đất trời đẹp là vậy, mụ ta cũng ngó ra cái đó ! ". Vua Minh Mệnh liền hạ lệnh đứng thuyền, cho đòi viên quan địa phương đến truyền, bắt đốc thúc ngay nhân dân huyện Gia Viễn phải đào một con sông khác vòng cung quanh núi Kẽm Trống, không đi qua Kẽm Trống , để ngự thuyền đến thăm động Địch Lộng. Vua đã truyền, quan , dân là bề tôi phải nghe và làm. Thế là hàng ngàn người, già trẻ, nam nữ, ngày đêm lao động vất vả, cực nhọc đào sông. Rất nhiều người dân vô tội đã phải thiệt mạng vì con sông đào này. Đó là một dòng sông máu.
    Sông đào xong, vua ngự thuyền đến thăm Động Địch Lộng, quả là một cảnh đẹp diệu kỳ, nhà vua liền tặng cho 5 chữ " Nam thiên đệ tam động" .
    Hiện nay, ở xã Gia Thanh- huyện Gia Viễn còn di tích con sông Đào và cái Bến Ngự.
    Phải chăng, thơ đã có sức mạnh " dời non lấp biển " , nhưng sức mạnh đó là một truyền thuyết của những người dân lương thiện !
    Một bài thơ, một lời truyền và một dòng sông máu đỏ mãi mãi chảy vào ký ức của chúng ta.
    Bài này đến đây là hết. Cám ơn các bạn đã vào đọc và cảm nhận cùng tôi. Chào thân ái !
  5. merryheart

    merryheart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2006
    Bài viết:
    301
    Đã được thích:
    0
    up cái nào! Nhớ quá !
  6. Nolf

    Nolf Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/03/2002
    Bài viết:
    404
    Đã được thích:
    0
    Tớ xin được nhận xét rất rất ngắn gọn thôi, lời nói thẳng là thì mất lòng, vậy kính mong bác thông cảm trước: LÁ CẢI!
  7. merryheart

    merryheart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2006
    Bài viết:
    301
    Đã được thích:
    0
    Tôi không phật lòng khi thấy bạn nhận xét về Tiểu thuyết này là Lá Cải vì mỗi người đều có thể cảm nhận Văn học (Tiểu thuyết này ) theo cách riêng của mình, vì thế nên mới có học sinh này giỏi văn và học sinh kia dốt văn, mới có người thích đọc tác phẩm này , người không thích đọc tác phẩm kia....
    Hồ Xuân Hương là một hiện tượng độc đáo trong lịch sử văn học Viện Nam nên đã có rất nhiều tác phẩm nói về Nữ sĩ HXH với những phong cách khác nhau nhưng đều thể hiện sự yêu quý và trân trọng Nữ sĩ. Với Tiểu thuyết Nữ sĩ Tây Hồ, tác giả Đặng ĐÌnh Lưu đã khắc hoạ được một Bà chúa thơ Nôm sống động có tâm tư , tình cảm, tích cách tâm trạng va đập giữa cuộc đời...
    Tôi post truyện này lên vì tôi thấy truyện này hay và muốn chia sẻ cùng với mọi người, để mọi người hiểu rõ hơn về Nữ sĩ và cảm thụ về thơ của Bà. Tôi không nghĩ là bạn lại có thể phát biểu hồ đồ như vậy! Nhưng dù sao cũng cảm ơn bạn đã vào đọc và phát biểu cảm nghĩ như vậy.
  8. muatrencayhoanglan

    muatrencayhoanglan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2006
    Bài viết:
    219
    Đã được thích:
    0
    Đọc xong cuốn tiểu thuyết này tôi hơi bất ngờ vì nội dung và cũng nghi ngờ tính chân thực của nó. Nó quá sai lệch so với những gì tôi biết qua sách báo hay phim ảnh từ trước đến giờ, nhưng dù sao cuốn tiểu thuyết này cũng mang đến cho người đọc một cảm nhận và một cái nhìn mới về cuộc đời và sự nghiệp của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.
    Tôi thắc mắc tại sao HXH từ chối Chiêu Hổ vì đã chán cảnh làm lẽ mà lại đồng ý lấy Nguyễn Phúc Hiền nhỉ ? hay là làm vợ 2 vẫn tốt hơn là làm vợ ba????
  9. muatrencayhoanglan

    muatrencayhoanglan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2006
    Bài viết:
    219
    Đã được thích:
    0
    Sau khi đọc xong tôi search về HXH trên mạng thì đọc ngay được tác phẩm này, post lên đây để mọi người cùng đọc và bàn luận.
  10. muatrencayhoanglan

    muatrencayhoanglan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2006
    Bài viết:
    219
    Đã được thích:
    0
    Bà Hồ Xuân Hương
    Tác giả - Tác Phẩm

    Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ
    Lại đây cho chị dạy làm thơ
    Tôi không phải là thi sĩ, cũng chẳng phải là ..nhà thơ, phòng thơ, hay building thơ gì cả nhưng cứ mỗi lần đọc hai câu trên là..tức lộn ruột, huyếp áp lên hừng hực. Ðấylà tôi đang sống ở một xã hội văn minh của thế kỷ thứ hai mươi mốt với quan niệm sống thật phóng khoáng, cởi mở, nam nữ bìnhquyền, nếu khôngmuốn nói trọng nữ, khinh nam. Ðiều làm tôi khó chịu nhất là thái độ ngạo mạn, trịch thượng của tác giả khi dùng chữ "chị" trong thơ văn của mình, nghe nó ..tức anh ách làm sao ấy! Tôi đã được đọc rất nhiều thơ từ cổ chí kim, từ đông sang tây mà chưa hề thấy bất cứ một tác giả nào dám ..ngông cuồng như bà Hồ Xuân Hương. Thử tưởng tượng nếu bà Ðoàn thị Ðiểm hay bà Huyện Thanh Quan cũng xưng CHỊ thì còngì là thể thống, khuôn phép nữa? Ngược lại giòng thời gian vài trăm năm trước, các cụ ta với quan niệm cổ hủ:
    Nhất nam viết hữu
    Thập nữ viết vô
    bà Hồ Xuân Hương đã.. phạm thượng một cách nặng nề, nếu có đihọc (bà bỏ học năm 13 tuổi vì bố mất sớm) và được đi thi chắc bà cũng sẽ cùng số phận với biết bao sĩ tử thời đó:
    Thi không ăn ớt thế mà cay!
    Vì đã phạm húy, phạm trường qui, dám khinh thưòng các cụ ..tai to mặt lớn, bằng cấp đầy mình, văn thơ lai láng! Ðiều đó cũng dễ hiểu tại sao là một nữ sĩ có tài, cũng có chồng là quan Tri phủ (ông Phủ Vĩnh Tường) mà bà không được trọng vọng, ngồi chiếu trên, thơ văn không được làm khuônmẫu giảngdạy trong các trường trunghọc như bà Huyện Thanh Quan, Bà Ðoàn thị Ðiểm. Hơn thế nữa, bà có hai đời chồng là ông Tổng Cóc:
    Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi!
    Thiếp bén duyên chàng có thế thôi
    Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé
    Ngàn năm khôn chuộc dấu bôi vôi.
    và ông Phủ Vĩnh Tường:
    Trăm năm ông Phủ Vĩnh Tường ơi!
    Cái nợ ba sinh đã trả rồi
    Chôn chặt văn chương ba thước đất
    Ném tung hồ thỉ bốn phương trời
    Cán cân tạo hóa rơi đâu mất
    Miệng túi càn khôn thắt lại rồi
    Hăm bảy tháng trời là mấy chốc
    Trăm năm ông Phủ Vĩnh Tường ơi!
    Mà bà không bao giờ được vinh dự mang tên chồng trong lốixưnghô thông thường của người Việtnam khi lập gia thất, hoặc chức tước mà đức ôngchồng đã có trong xã hội như bà..Tổng Cóc hoặc lịch sự hơn nữa : bà Phủ Vĩnh Tường, cũng như bà Huyện Thanh Quan, mà gọi bằng một cái tên tục cộc lốc: Hồ xuân Hương!
    Tôi thấy ở đây có sự ..unfair của các cụ thời xưa. Nếu giả dụ bắt đầu ngày hôm nay, từ dòng chữ này tôi gọi bằng ..bà Tổng Cóc chắc chẳng ai biết tôi muốn nói đến nhân vật nào trong văn học sử Việt nam, mà còn làm trò cười cho thiên hạ! Nói đến sự nghệp văn chương, phải thú thật, mặc dù các cụ ta bề ngoài không tán thành cho lắm nhưng trong lòng vẫn nể phục với lối làmthơ lãngmạn, dí dỏm, chua chát, mỉa mai, tiếu lâm (nếu không muốn nói là hơi..tục), một trường phái mà bà là Giáo chủ mà không có giáo dân! Với hai đời chồng đều làm quan lớn, không con cái hủ hỉ lúc tuổi già, đến khi chồng chết lại trắng tay mở quán nước bên đường mưu sinh qua ngày, phải nói bà không những là người văn hay chữ tốt mà còn là người biết tự lập, tháo vát, không phải là những con ký sinh trùng lúc nhỏ sống nhờ cha mẹ, lớn lên nhờ chồng, chồng chết nhờ con! Trong cuộc tranh sống hàng ngày, một thân gái "dặm trường" quanh quẩn bên quán nước bà đã gặp biết bao văn nhân thi sĩ đương thời mượn trà, mượn rượu tán tỉnh, suồng sã như trường hợp ông Chiêu Hổ và đã bị bà chọc xỏ:
    Anh đồ tỉnh, anh đồ say
    Sao anh ghẹo nguyệt giữa ban ngày
    Này này chị bảo cho mà biết
    Chỗ ấy hang hùm chớ mó tay!
    Cái hay của thơ là bà đã dùng tên Hổ (tức là Hùm) để chỉ cái "ấy", địa danh không được thanh tao cho lắm! Và cũng cái hay của bà là đã phảnkháng một cách mãnh liệt rất.. nghệs ĩ!
    Này này chị bảo cho mà biết
    Chỗ ấy hang hùm chớ mó tay!
    Không như con gái thời nay chỉ biết ..say NO! NO! một cách yếu ớt!
    Nóivề cuộc tình của nữ sĩ với ông Phủ Vĩnh Tường (chỉ vỏn vẹn có 27 tháng) tuy ngắnngủi nhưng cũng nhiều giai thoại, điển hình là trong một ngày ông Phủ vắng nhà, có người đàn bà tên Nguyễn thị Ðào đệ đơn lên quan phủ xin lydị để lấy chồng khác, sau một hồi tra hỏi, lại gặp lúc thi hứng tràn trề, bà phóng bút chấp thuận:
    Phó cho con Nguyễn thị Ðào
    Nước trong leo lẻo cắm sào đợi ai?
    Chữ rằng "xuân bất tái lai"
    Cho về kiếm chút, một mai kẻo già!
    Tôi thích nhất lối dùng chữ hóm hỉnh, dễ thương của bà trong thơ mà hầu như ít có thisĩ nào có khả năng đưavào thơ của mình nếu không có một bộ óc vừa thông minh vừa khôi hài như chữ "khéokhéo" rấ tư ..bắc kỳ trong:
    Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ
    hay chữ "kiếm chút" nửa úp nửa mở làm cho người đọc phải dùng trí tưởng tượng một cách thích thú trong:
    Cho về "kiếm chút" một mai kẻo già!
    hoặc chữ "leo lẻo" bình dân, quê mùa. Tôi mở tự điển của Ðào Văn Tập, Nguyễn Văn Khôn, Ðào Duy Anh.. vânvân và vânvân, cũng không tìm ra chữ "leo lẻo" mà chỉ thấy mấy chữ leo cây, leo trèo, leo lét vô duyên!
    Riêng đặc biệt với ông Cống Sinh vừa mới thi đỗ, xin phép làm thịt trâu khao hàngxóm láng giềng , bà phê trên đơn:
    Người ta thì chẳng được đâu
    Ừ thì ông Cống làm trâu thì làm!
    Chữ "ừ thì" ở đây lại rất thân mật, giản dị, không khách sáo thường dùng cho những người ngang hàng -- trong trường hợp này bà Phủ Vĩnh Tường cho ông Cống Sinh được ngang hàng về phương diện chữ nghĩa -- khác với trường hợp "con" Nguyễn thị Ðào, một đứa nông dân nghèo hèn vô học:
    Phó cho "con" Nguyễn Thị Ðào
    Nói về tài ứng đối thơ văn của bà, chắc không ai có thể sánh bằng, vừa lanh lẹ, vừa dí dỏm. Truyện kể một hôm nữ sĩ đi chơi gặp trời mưa trượt chân ngã , người lấm lem, chân xõng xoài dưới đất, hai tay giơ lên trời, bạn bè, khách khứa được phen cười thỏa thuê, bà từt ừ đứng dậy đọc hai câu thơ chữa thẹn:
    Dang tay với thử trời cao thấp
    Soạc cẳng đo xem đất vắn dài.
    Nếu ở trường hợp các cô gái khác, chắc vì mắc cở sẽ đứng dậy .. khóc ròng, hoặc bỏ chạy một mạch về nhà mách mẹ! Nhưng thơ Hồ Xuân Hương được nhiều người bết đến và làm đề tài tranh luận từ trăm năm nay không phải là những bài thơ trên mà là những bài thanh-tục, tục-thanh như bài "Quả mít" , " Ốc nhồi", " Ðánh đu", " Ðèo Ba Dội" ...
    Thú thật, nếu bâygiờ cho tôi viết tập làm văn với đề tài " trò hãy tả quả mít" chắc tôi ..bí tịt chứ chưa cần phải làm thơ tả quả mít! Nữ sĩ chỉ với 4 câu ngắnngủi đã diễntả được hết quả mít mà lại còn làm cho người đọc liên tưởng đến "những chuyện" thần tiên đã bị.. dồn nén từ bao năm trong tâm khảm:
    Thân em như quả mít trên cây
    Da nó xù xì, múi nó dầy
    Quân tử có thương thì đóng cọc
    Xin đừng mắn mó, nhựa ra tay!
    Tuyệt vời, tôi chưa thấy ai tả quả mít một cách đầyđủ như vậy, từ da xùxì, đến múi dầy cơm vàng óng. Ngàyxưa ở nhà quê ta, các cụ mỗi lần hái quả mít từ trên cây xuống thường lấy cọc tre đóngvào cuống rồi phơi nắng cho nhựa trắng chẩy hết ra mới đem bóc vỏ, lấy từng múi mít béo ngậy thơm phức mà ăn. Hôm nay ngồi đọc thơ Hồ xuân Hương mà thèm rỏ rãi! Có một điều lạ là không hiểu tại sao khi tả "quả mít" hay con "ốc nhồi" nữ sĩ đều liên tưởng đến người.. quântử:
    "Quân tử" có thương thì đóng cọc
    và bây giờ thì:
    Bác mẹ sinh ra phận ốc nhồi
    Ðêm ngày lăn lóc đám cỏ hôi
    "Quân tử" có thương thì bóc yếm
    Xin đừng ngó ngoáy lỗ trôn tôi.
    Tôi thấy bài này có phần hay hơn bà trên ở chỗ tả một con ốc nhồi đen thui thủi ngày đêm bò lê bò càng trong đám cỏ hôi tanh, bẩn thỉu mà vẫn có người thương yêu, trìu mến, dùng tay ngó ngoáy chẳng sợ.. hôi tanh mùi bùn! Người ấy đâu phải là thường dân quê mùa mà lạil à một đấng hiền nhân quân tử! Tôi định xem lại Ðạo Ðức Kinh để tìm định nghĩa về người quân tử của Ðức Khổng Phu Tử nhưng bận quá lại thôi, nhờ các bạn tra khảo hộ xem người QUÂNTỬ có dư thì giờ làm chuyện bóc yếm, đóng cọc tầm thường ấy không?? Nói đến "bóc yếm" tôi lại nhớ hai câu thơ đã đọc được đâu đó từ thuở nhỏ:
    Ngày xưa, ngày xửa, ngày xưa
    Mẹ tôi yếm thắm lên chùa đọc kinh
    Các côg ái thời xưa thường đeo yếm thắm xanh, đỏ trông rất đẹp mắt trong bộ áo tứ thân với chiếc nón quai thao lộng lẫy mà có ai đòi "bóc yếm" một cách công khai như thế này đâu!! Trở lại chuyện ốc nhồi, ngày xưa còn bé tôi ít được ăn ốc nhồi vì mẹ bảo ốc nhồi nhiều thịt béo ngậy, đắt tiền nên mẹ thường đi chợ mua một rổ ốc mút cả nhà mút xì xụp vui tai, hơn nữa ăn ốc mút giản dị hơn, chỉ việc cầm cái kìm nhỏ kẹp bể "cái lỗ trôn" rồi đổ nước mắm gừng pha tí ớt xong, cho lên miệng mút cái .."chụt" là thấy thấm thía đến cả lục phủ ngũ tạng! Tê mê tới tận trời xanh!
    Cái ngày còn mài đũng quần trong các lớp đệ ngũ, đệt ứ, tôi được học bài "Qua Ðèo Ngang" của bà Huyện Thanh Quan, sự thật không có gì xuất sắc lắm nhưng muốn có điểm cao cứ phải khen lấy khen để, thực ra bà Huyện thấygì tả nấy, như thấy con cóc trong hang nhẩyra, ngồi đó, nhẩy đi, rồi lại ngồi đó, thì làm sao có thể so sánh với bài "Ðèo Ba Dội" của Bà Phủ Vĩnh Tường, rất ví von, nhẹ nhàng, thanh thoát, hóm hỉnh, tượng hình, tượng thanh. Chúng ta thử theo gót Bà Huyện Thanh Quan đến Ðèo Ngang vào một buổi chiều, mặt trời xế bóng, nhìn phong cảnh bao la, hùng vĩ của sông núi, những tia nắng vàng yếu ớt xuyên qua từng kẽ lá phản chiếu trên mặt nước long lanh của một con suối róc rách chẩy, tạo thành một bức tranh sơn thủy tuyệt vời, âm thanh dịu dàng, tâm hồn người thơ như chìm đắm trong cái đẹp mơ màng của buổi hoàng hôn. Vậy mà Bà Huyện chỉ viế tđược:
    Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
    Nhìn xuống dưới thung lũng thấy cỏ cây hoa lá chen chúc mọc, bà đề:
    Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
    Xa hơnnữa vài chú tiều ốm-o gầy còm đang lom khom làm rẫy:
    Lom khom dưới núi tiều vài chú
    Chung quanh vài căn nhà lác đác trên bờ sông:
    Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
    Thú thật tôi chẳng có mộ ttí.. feeling nào hết!! Làm thơ như vậy ai làm mà chả được!! Ta hãy để tâm hồn lắng đọng lại, tưởng tựơng mình đang đi về miền quê ngoạn cảnh, qua miền đồi núi hương thơm ngào ngạt, xa xa con đường đất nhỏ uốn khúc chạy xuyên qua hết đèo này tới đèo khác lên cao bất tận, bà Phủ Vĩnh Tường đã phải dùng ba lần chữ "một đèo" để tả cảnh non nước hữ utình trùng trùng điệp điệp này của Ðèo Ba Dội:
    Một đèo, một đèo, lại một đèo
    Khen ai khéo tạo cảnh cheo leo
    Ðến đây khách lữ hành xin hãy dừng chân ở một quán nước bên đường uống ly trà xanh nóng hổi, nhìn lại con đường cheo leo vừa trèo lên mà tự khen thầm "mình còn dẻo dai lắm chứ! ". Khác với bà Huyện , bà Phủ đến Ðèo Ba Dội lúc bình minh, mặt trời bừng sáng mở ra một vũ trụ mênh mông tươi mát, tiếng chim hót líu lo trên cành chào mừng một ngày mới, những cánh hoa muôn sắc đua nhau nở rộ như muốn quên đi cơn bão lốc đêm qua, đâu đó còn sót lại vài cành thông còn rơi tơi tả điểm những giọt sương mai trắng xóa long lanh trên cành liễu u sầu!
    Lắt lẻo cành thông, cơn gió thốc
    Ðầm đìa lá liễu giọt sương mai
    Ai qua cảnh Ðèo Ba Dội nên thơ hữu tình như vậy mà không xúc động, làm ngơ cho được:
    Hiền nhân quân tử ai mà chẳng
    Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo.
    Cũng chẳng phải hiền nhân quân tử , đến như kẻ phàm tục như chúng ta cũng vẫn muốn trèo để thưởng lãm cái đẹp, cái nên thơ của tạo hóa!! Tôi rất tiếc không có tài làm thơ để có thể họa lại bài này, và tôi cũng chưa được đọc bài thơ nào từ đông sang tây tả cảnh " trèo đèo" hay như thế, tình tứ , lãng mạn như vậy. Ðỗ Phủ, Lý Bạch, Thôi Hiệu .. làm sao sánh bằng! Quả thật thiên tài như Bà Phủ chỉ có một.
    Tôi không biết phải viếtgì để kếtluận cho thiên phiếmluận này, khen, chê là côngviệc của những nhà phê bình văn học nghệ thuật, nhưng dù sao chăng nữa ta cũng thấy sự thiên vị rõ ràng giữa hai bà một Phủ, một Huyện, cái lỗi rành rành của bà Phủ Vĩnh Tường là không chịu theo khuôn phép do các cụ đặt ra cho "nàng thơ" nên mới ra nông nỗi này!

Chia sẻ trang này