1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung tại sao lại được nhiều người đón đọc và yêu mến nhất.

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi conthuyenkb, 16/03/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lanhdiendiemla

    lanhdiendiemla Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    Trước một thời mê man các tác phẩm của Kim lão gia, mua gần đủ các bộ của ông thế nhưng giờ đọc lại trừ Lộc Đỉnh Ký ra thì không thấy hứng thú lắm trong khi truyện Huỳnh Dị thì đọc thống khoái hơn nhiều ... tuy nhiên tôi vẫn không cho rằng huỳnh Dị có thể hơn được Kim lão gia chẳng qua mỗi giai đoạn khác nhau con người ta có nhu cầu khác nhau nên cảm nhận cũng khác chút thôi... cảm thấy truyện của huỳnh dị thiếu gì đó như phim truyền hình so với tác phẩm điện ảnh vậy.
  2. thankiemvdk

    thankiemvdk Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2002
    Bài viết:
    10.532
    Đã được thích:
    372
    À ...có thể chứ ...với LXH thì có thể chứ nhưng nếu LXH mà vào thời điểm đó thì cũng chưa biết đc đâu nha
  3. BatKhaTuNghi

    BatKhaTuNghi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/07/2007
    Bài viết:
    2.255
    Đã được thích:
    11
    Vậy câu answer là Yes or No ?
  4. Mussolini18

    Mussolini18 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2007
    Bài viết:
    105
    Đã được thích:
    0
    Không nên một chút nào khi so sánh HD với KD bởi thực sự họ chọn con đường đi khác nhau.
    Kim Dung với kiến thức uyên bác trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là lịch sử-văn hoá -nghệ thuật Trung Hoa cùng với thủ pháp cao siêu tạo nên một thứ truyện kiếm hiệp không ai bì kịp.Đọc KD ta thấy sự thâm thuý lẫn hài hước của người Hoa.Kết cấu và lối hành văn bình dị nhất có thể nhưng thực ra để hiểu hết ẩn ý thì rất khó.
    Tác phẩm của ông nói như một nhà phê bình người Hoa nói là sự kết hợp nhân tố :Lịch sử - nhân sinh và giang hồ.Ba yếu tố này hoà quyện vào nhau làm nên những kiệt tác được coi là đỉnh cao nhất của tiểu thuyết võ hiệp.
    Huỳnh Dị được cho là khác biệt so với KD khi ông đưa yếu tố tương lai hay viễn tưởng vào tác phẩm .Điển hình như trong Tầm Tầm kí.
    Đại Đường song long truyện hay gần đây là Phúc Vũ Phiên Vân được dịch ở Việt Nam thuộc thể loại kiếm hiệp nhưng tôi cho ông ta không đủ trình để trở lại con đường mà KD,CL, NLS hay GCTV .......đã trải qua.
    Rốt cuộc ông ta nên theo đuổi phong cách như trong Tầm Tầm kí là tốt nhất giống như cách mà Thành Long chọn sự hài huớc trong điện ảnh.Bởi Thành L biết không khi nào anh ta vượt qua được Lí Tiểu Long.Huỳnh Dị cũng vậy.
    Tầm Tầm kí được đón chào rất nhiều nhưng nhiều ý kiến vẫn cho rằng nó vẫn đuối ở đoạn sau.Càng về sau càng không hấp dẫn nữa.Loanh quoanh luẩn quẩn ....Nhưng tôi thích khi ông ta dũng cảm đưa yếu tố hiện đại vào câu chuyện mang màu sắc kiếm hiệp của mình.
  5. vinhvinh

    vinhvinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2003
    Bài viết:
    957
    Đã được thích:
    2
    Bạn đọc mỗi Tầm Tần Ký mà đã khẳng định Huỳnh Dị đưa yếu tố tương lai vào tác phẩm kiếm hiệp có phải là khẳng định hơi sớm ?
    Thứ nhất TTK không phải là kiếm hiệp. Thứ nhì, nếu bạn đọc Đại Đường Song Long đến tận những hồi mới nhất thì thấy Huỳnh DỊ bám sát sử sách hơn ai hết. Truyện của ông vẽ lên một bối cảnh giang hồ hoành tráng, giang hồ bám với thực tế, có quan quân, vương pháp hẳn hoi chứ không phải truyện chỉ có mấy nhân vật đi loanh quanh, đi đâu cũng gặp nhau, túi lúc nào cũng có bạc vụn.
    Bạn nói hai tác giả đi khác con đường rất đúng, Huỳnh Dị thổi một luồng gió mới vào kiếm hiệp, không bám vào mấy phái Thiếu Lâm, Võ Đang, Nga Mi... mà các bang phái trong truyện của ông gắn nhiều với chính trị, quân sự. Đọc xong tôi thấy rất mới lạ và hay. Ngay cả TTK, nếu đọc lần đầu thì thấy rườm rà thật, đọc lần hai thì mới thấy tài của tác giả, truyện không đi theo một lối mòn nào hết.
    Thế nên mới nói với cá nhân tôi, Huỳnh Dị bây giờ mới là số một.
  6. lanhdiendiemla

    lanhdiendiemla Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    So sánh để đưa ra sự khác biệt, hiểu hơn tác giả tác phẩm ... không phải lúc nào để so ai hơn ai kém, cũng như cổ long VS kd đấu mãi rồi có đến kết quả gì không!
  7. vinhvinh

    vinhvinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2003
    Bài viết:
    957
    Đã được thích:
    2
    Tự sửa.
  8. haimuoingan

    haimuoingan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2003
    Bài viết:
    1.252
    Đã được thích:
    0
    Mussolini gì đó mới đọc mỗi Tầm Tần Ký mà đã nhận xét thì đúng là quy nạp quá vội vàng rồi.
    Nhưng mà nếu đem Kim Dung ra so sánh với Huỳnh Dịch rồi chê Kim Dung thì sẽ có nhiều người nhảy dựng lên vì dám chê thần tượng của họ. Nhiều người cứ đem những việc Kim Dung đưa nhiều tình tiết về văn hóa lịch sử ra để tán tụng rằng Kim Dung thật là tuyệt vời thì có lẽ là vì họ chỉ được biết lịch sử, văn hóa Trung Hoa qua những tác phẩm Kim Dung. Hoặc cũng có thể họ thần tượng Kim Dung quá mức. Chứ việc tìm hiểu sâu sắc về một lĩnh vực nào đó rồi viết tiểu thuyết là lẽ rất thường tình. Dan Brown có cũng phải nghiên cứu hộc máu ra để viết ra những tác phẩm về Thiên Chúa giáo, về khoa học đấy thôi mà có ai tán tụng là Dan Brown là người đã mang lại những hiểu biết tuyệt vời về khoa học hay tôn giáo cho người đọc đâu. Dan Brown chỉ đơn thuần là người khéo ***g hai lĩnh vực vào nhau thôi.
    Ngay đến cả mấy anh biên kịch viết ra mấy cái drama bình thường của Hàn Quốc như Dae Chang Geum hay là Anh em nhà bác sĩ gì đó cũng phải tìm hiểu chán chê ra chứ chả chơi. Mà những kiến thức của Kim Dung đưa vào nó cũng chỉ ở dạng loáng thoáng bề mặt và cái gì cũng là hiển nhiên, không sai vào đâu được nên ít người bới lông tìm vết xem sai sót ở đâu chứ càng viết sâu về lĩnh vực nào đó như Dan Brown lại càng bị giới khoa học hoặc chuyên môn mổ xẻ, ném đá rào rào.
    Tóm lại nếu bác nào nói Kim Dung là tay tổ trong nghề viết truyện kiếm hiệp thì em nghĩ là OK chứ còn tán tụng Kim Dung theo kiểu trên thông thiên văn dưới tường địa lý thì em đến chịu. Hay nói cách khác, Kim Dung là dạng giỏi Văn nhất lớp Toán, thế thôi
    Được haimuoingan sửa chữa / chuyển vào 01:48 ngày 14/04/2008
  9. nguoichaua

    nguoichaua Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2007
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Điểm khác biệt nhất của Kim Dung so với các tác giả võ hiệp khác là sự uyên thâm trong học vấn.Ngay từ nhỏ đã được giáo dục căn bản cộng với sự trui rèn lâu dài thì Kim Dung là một nhà văn hoá lớn.
    Tác phẩm của ông chúng ta có thể dễ thấy sự khác biệt khi ông viết ở những khoảng thời gian lịch sử khác nhau như Trang phục ,cách nói lóng ,kiến trúc...Vì vậy mỗi tác phẩm thực sự là một sử liệu để người đọc tiếp xúc dễ dàng với văn hoá Trung Hoa.Bằng giọng văn đơn giản bác học đó ,ông đã tái hiện lịch sử hàng ngàn năm của Trung Hoa một cách hiện thực và gần gũi- điều mà khó một hình thức giáo dục nào đạt tới cảnh giới ấy.Có thể đó không hẳn là chính xác hoàn toàn nhưng những nhân vật lịch sử trở nên hết sức gần gũi với người đọc.Từ một Thành cát tư hãn đến Chu Nguyên Chương ,Quách Tĩnh ...người ta tìm hiểu sâu hơn các nhân vật này một phần nhờ Kim Dung.
    Điều mà các tác giả võ hiệp sau khó có thể đạt tới như các tác phẩm của Tra tiên sinh là yếu tố lịch sử.Thực sự ông đã ***g ghép một cách tài tình yếu tố này vào tác phẩm của mình.Tạo cảm giác "hiện thực" cho người đọc ngoài sự tưởng tượng khác hiện thực của truyện võ hiệp.
    Nhân vật lịch sử -hoàn cảnh lịch sử cung với thế giới giang hồ tưởng chừng có mắc xích lớn với nhau.Thế giới giang hồ với bao điều huyền ảo không thực tế lại được kết hợp với lịch sử -nhân vật lịch sử trong khi lịch sử là môn khoa học đòi hỏi sự chính xác cao độ.
    Thật là tài tình thay.
  10. almaz

    almaz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2007
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    0
    Đọc truyện Kim Dung tớ thấy thú vị nhất là tính ..." hiện đại".
    a) Học sinh yêu cô giáo ( Dương Qua và tiểu long nữ)
    b) Tình yêu đẹp đến độ ko để ý đến quá khứ đối phương ( Tiểu Long Nữ
    ko còn trong trắng , nhưng DQ vẫn yêu hết lòng ) , cái này chả dễ tí nào.
    c) Một kiểu chia tay rất xì_tin : Trương Vô Kỵ đi lang thang vô tình bước vào quán ăn ở Đại Đô ( nơi anh và cô Triệu từng đến), thấy bên trong đèn sáng , vẫn cái bàn đó , một người đang ngồi ( ko ai khác là họ Triệu ), bát đũa bày sẵn cho 2 người . Sau một hồi tâm sự ...2 bên chia tay , cô gái chả biết vương vấn thế nào , hôn chàng trai tiện thể cắn phát vào môi bật máu...teribly romantic .
    d)Ông tướng Lệnh Hồ Xung mặc dù thương tích đầy mình , nhưng nằm cạnh Thánh cô ( chắc xài nước hoa Pháp ) ko hoãn được cái sung sướng định xxx thế là củi trỏ sang ngang đời ly biệt luôn.

Chia sẻ trang này