1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung tại sao lại được nhiều người đón đọc và yêu mến nhất.

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi conthuyenkb, 16/03/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vxyNNS

    vxyNNS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2008
    Bài viết:
    877
    Đã được thích:
    1
    Có thể Kim Dung không phải trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, nhưng ít ra những thứ ông tìm hiểu, viết ra thật sự đồ sộ.
    Cái hay là tác phẩm của Kim Dung vượt qua nhiều lối mòn thông thường, đưa ra các tư tưởng mới.
    Cuối cùng, KD viết văn, và ông giỏi trong nghề viết văn thì sao lại là giỏi Văn trong lớp Toán ?
  2. Met86

    Met86 Moderator

    Tham gia ngày:
    29/03/2004
    Bài viết:
    1.945
    Đã được thích:
    1
    Đơn giản là mọi khía cạnh cuộc sống trong truyện Kim Dung đã được nâng đến tầm nghệ thuật !
    Đọc Anh hùng xạ điêu có ai không đánh " ực " một cái trước những món ăn mà Hoàng Dung làm cho Hồng Thất Công thưởng thức? Uống rượu thì nhiều người biết nhưng để uống cho ra uống thì cứ phải ngó qua Tiếu Ngạo Giang Hồ. Rồi thì cầm kì thi họa có món nào thiếu ? Ngay như đến trồng hoa, nghe thì tưởng tầm thường nhưng " Trảo phá mĩ nhân kiểm " rồi thì " Thập bát học sĩ " v.v.. chỉ nghe qua đã thấy đẹp rồi, đó chẳng phải nghệ thuật sao ? Rồi thì từ bài binh bố trận cho đến thi từ thi từ ca phú, ngay cả đến ... đánh chó cũng được nâng tầm thành nghệ thuật ... Nói chung là còn rất nhiều, 1 lúc đâu thể nghĩ ra hết, bảo sao nhiều người thích đọc Kim Dung !
  3. mickrichards

    mickrichards Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Đọc hết bộ truyện của Kim Dung rồi, đọc sang truyện khác thì không vào nổi, không tài nào kiên nhẫn đọc hết được một bộ kiếm hiệp nào nữa. Từ đó tớ bỏ dòng truyện này luôn.
    Tớ có mấy ý, cũng giống như một số đã nói trên:
    1. Kiến thức uyên thâm (Triết học, Văn học, Lịch sử...); cách dẫn dắt tài tình đến độ mở đầu câu chuyện có vẻ hơi nhàm chán, hơi dài dòng nhưng càng sau càng hay hơn. Mặt khác, việc dựa vào các điển tích trong sử sách và khai thác các điểm còn chưa rõ rồi biến tấu đến mức làm cho người đọc tưởng là trong truyện đó thì câu chuyện Lịch sử kia mới là đúng và hợp lý.
    2. Cốt truyện chặt chẽ, hầu như không có sơ hở nào đáng kể. Hầu như mọi thắc mắc của người đọc đều có lời giải dù sớm hay muộn. Không coi trọng về võ thuật mà chỉ mượn võ thuật để làm nền cho nhiều ý tưởng khác, chính vì vậy không có cảnh chém giết quá ghê rợn đẫm máu.
    3. Yếu tố giải trí: xoay quanh con người, dù nói về thời xưa nhưng vẫn làm người đọc thấy quen thuộc với cuộc sống hiện nay. Đặc biệt là tính hài hước làm người đọc luôn thấy thoải mái.
    Còn nhiều nhưng ko biết nói kiểu nào, có lẽ ai chưa đọc thì nên tìm đọc cho đủ bộ và tự cảm nhận lấy.
  4. BatKhaTuNghi

    BatKhaTuNghi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/07/2007
    Bài viết:
    2.255
    Đã được thích:
    11
    Cũng giống như : "...Người nhân thì thấy nó nhân, người trí thì thấy nó trí...! Đạo", truyện của Kim Dung bao hàm tất cả các chi tiết nhỏ nhất cũng hoàn toàn là một điều tuyệt diệu và bất ngờ, chân lý ẩn tàng xuyên suốt toàn bộ truyện, dù chi tiết đó nằm ở đầu hay gần cuối truyện cũng đều nhất quán và hợp lý một cách bất ngờ với mọi chi tiết khác để gây hiệu ứng bất ngờ và thấm thía chân lý và Kim Dung muốn gửi gắm! Và qua đó, mọi điều trong truyện đều chính tư tưởng mà Kim Dung muốn minh họa, đặc biệt ở "Tiếu Ngạo Giang Hồ", đó là Đạo!
  5. dieulinh8x

    dieulinh8x Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2007
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Vân...đều có những cái hay riêng của họ nhưng với một người thích đùa như mình đọc các tác phẩm như Bình Tung Hiệp Ảnh, Tiểu Lý Phi Đao...tựu trung có cảm giác rất nặng nề !

    Anh đọc Tiểu Lý Phi Đao rồi mà không thấy quá nhiều đoạn phải bò ra mà cười à?
    Nâng bác KD lên cũng không cần đè bác CL xuống như thế!
  6. BatKhaTuNghi

    BatKhaTuNghi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/07/2007
    Bài viết:
    2.255
    Đã được thích:
    11
    Cứ nhìn Trung Quốc, tại sao chỉ có Kim Dung học mà ko có Cổ Long học và v.v...? Chẳng phải chỉ điều đó cũng đã minh chứng được cho câu trả lời cho câu hỏi của bạn chủ topic rồi sao?
  7. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Đơn giản nhất là vì truyện của Kim Dung là truyện của người bình dân, dễ đọc, dễ hiểu lại lãng mạn và bay bổng (không nên gọi là văn học bình dân, vì như thế là nhạo báng văn học).
    Tớ đang tò mò vụ cụ Kim định sửa lại mí cuốn truyện của cụ cho nó hiện đại hơn nhưng chả có thời gian, ... thôi, để khi nào có thì ngó lại tẹo xem hơi hướng thời đại có gì phức tạp hơi chuyện 1 anh 2 chị kô ?
  8. MaiTrang84

    MaiTrang84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2007
    Bài viết:
    712
    Đã được thích:
    0
    Truyện Kim DUng xây dựng cốt truyện rất chặt chẽ, các nhân vật chính và phụ đan xen và xuất hiện đúng lúc, kiến thức phong phú, uyên bác...nhưng mình thích nhất là ở cách xây dựng hoàn cảnh của nhân vật, rất éo le, nhưng trong những hoàn cảnh khắc nghiệt nhất họ vẫn giữ được cốt cách của mình. Thích nhất là Lệnh Hồ Xung, tình cảnh thật tội nghiệp, nhất là mối tình đầu tan vỡ ngay trước mắt. Phải như mình đã phi kiếm đoạn tình rồi, mà anh ta vẫn luôn bao dung với hai người kia.....hic, chả biết mình thất tình nên có đồng cảm với anh ta ko nữa, tóm lại nhân vật này rất hay
  9. duc468

    duc468 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/07/2007
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Em cũng mê kiếm hiệp của bác Kim lắm. Trước đây, có người nói truyện của Lương Vũ Sinh và Cổ Long cũng ngang tầm, và cũng có nét độc đáo, tuy nhiên, với bản thân em, Kim Dung vẫn là nhất, nhiều khi em đọc đi đọc lại bộ Xạ Điêu Anh Hùng truyện mãi mà không thấy chán. Em kết nhất là bộ này, sau đến bộ Thiên Long Bát Bộ. Em thấy có mấy lý do làm cho truyện Kim Dung hấp dẫn
    1) Kiến thức của bác Kim vô bờ, võ đạo, y đạo, nhân sinh quan, lịch sử, địa lý,.... cái gì cũng mênh mông. Bác Kim đúng là thông kim bác cổ.
    2) Em thích nhất kết cấu lịch sử ***g vào từng câu chuyện. Lấy bối cảnh lịch sử làm nền cho từng bộ tiểu thuyết.
    3) Nhân vật xây dựng rất có cá tính
    Mấy thiển ý của em như vậy
  10. curuagia

    curuagia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2008
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0
    Xin chào bằng hữu. Tôi mới vào, đọc và thú vị mục này nên mạo muội mấy dòng.
    Năm1975, khi vào SG còn vương khói súng tôi kiếm được cuốn sách nhan đề "Nỗi băn khoăn của Kim Dung" và đọc xong, tôi lập tức cảm nhận sự vĩ đại và chừng mực nào đã có dấu hiệu bất tử của con người này. Ngoài tài năng, sự hiểu biết thấu đáo ở nhiều địa hạt, nhất là lịch sử, thi ca và võ học, cái làm cho tiên sinh hơn người chính là nỗi lo, là điều băn khoăn của ông, rằng: đâu là CHÍNH và đâu là TÀ? Điều này thì nhân loại đã và sẽ còn mất nhiều thì giờ.
    Tác giả, khi qua thăm SG cũng khẳng định lại một điều rất quan trọng: trong 14 bộ sách của mình, tiên sinh yêu nhất là bộ cuối "Lộc đỉnh ký" mà không là những cái tên "Đồ Long", "Thiên long" ...như nhiều người nghĩ. Sự băn khoăn của ông được đúc kết ở nhân vật chủ yếu của sách này, một đứa con rơi của mụ điếm già, văn dốt võ nát, chỉ biết thả thò lò ăn tiền và mấy miếng võ đuổi gà...vậy mà cuối cùng leo cao, là bạn thân của bậc quân vương!
    Sự tan vỡ của lý tưởng sống, một sự tan vỡ rất chi đẹp đẽ và giàu logic. Bây giờ, soi mình vào lăng kính của cuộc sống, phải chăng bao kẻ leo cao tước lớn cũng chỉ là thứ như Vi Tiểu Bảo và có lẽ bạn đọc xa gần đã bị thứ nam châm này của tiên sinh hút hồn, và tự hỏi, đã mấy người vẽ ra nỗi lòng một cách cừ khôi và ảo diệu đến thế!

Chia sẻ trang này