1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm chồng tâm sự:Dạy con về ********, chuyện dễ đùa, khó nói

Chủ đề trong 'Giáo dục Giới tính' bởi dannylove, 05/11/2018.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dannylove

    dannylove Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2018
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Nhà giáo ưu tú Nguyễn Hồng Mai cho rằng ******** là vấn đề "3 không", ít được nhắc đến trong gia đình Việt. Vì thế, con cái không có nhiều cơ hội để trao đổi với bố mẹ.


    Lũ trẻ bây giờ hư quá rồi?
    - Thời gian gần đây, câu chuyện quan hệ ******** sớm ở tuổi học sinh một lần nữa xuất hiện trên truyền thông, thu hút sự chú ý. Theo bà, có phải “lũ trẻ bây giờ hư quá rồi” như một số ý kiến nêu quan điểm?

    - Tôi cho rằng thực trạng trẻ em biết đến ******** sớm là hệ quả tất yếu của quá trình phát triển xã hội. Nó có nguyên nhân sinh học và văn hóa. Không nên từ góc nhìn đạo đức để đánh giá, phán xét các em.

    Thứ nhất, học sinh bây giờ có ý thức về cá nhân cao hơn. Trước đây, mọi hành vi của con cái đều chịu sự chi phối của gia đình và cộng đồng. Nếu tự hủy hoại bản thân hay gây tiếng xấu cho cha mẹ, con sẽ bị coi là bất hiếu.

    [​IMG]
    Nhà giáo ưu tú Nguyễn Hồng Mai. Ảnh: NVCC.
    Hiện nay, sự tác động từ truyền thông giúp đứa trẻ ý thức rõ quyền cá nhân của mình. Nỗi sợ ảnh hưởng đến gia đình bị thay bằng khát vọng khám phá, khẳng định bản thân.

    Nguyên nhân thứ hai bắt nguồn từ sự bùng nổ của những nội dung liên quan ******** trên các phương tiện truyền thông. Trước đây, phạm vi giao tiếp của học sinh rất hẹp, bố mẹ chỉ cần đóng cửa nhốt con trong nhà là an toàn. Nhưng trong thời đại Internet, đứa trẻ có thể truy cập những nội dung liên quan giới tính chỉ bằng một cú kích chuột.

    Thứ ba, chế độ ăn uống của trẻ đầy đủ dinh dưỡng hơn ngày xưa cũng là lý do khiến tuổi dậy thì sớm hơn. Nhiều bé gái 9-10 tuổi đã có kinh nguyệt. Chuyện mộng tinh của bé trai cũng sớm hơn.

    - Vì sao khi con hỏi về đề tài ********, nhiều cha mẹ lảng tránh và ngược lại?

    - ******** là đề tài ít được nhắc đến trong gia đình người Việt. Nhiều người lớn coi đó là vấn đề “3 không”: Không nên nói, không được nói và không biết phải nói thế nào.

    Trước đây, việc giáo dục giới tính chỉ đơn thuần là những lời đe nẹt “con gái phải biết giữ mình” hay “chữ trinh đáng giá nghìn vàng”. Những kiến thức về ******** hầu như không được nhắc đến. Ông bà ta coi ******** là chuyện bản năng như “trăng đến rằm thì tròn”.

    Khi không tiếp cận được nguồn kiến thức chính thống từ phía gia đình và nhà trường, con trẻ buộc phải tìm đến những “quân sư quạt mo”, tức bạn bè hoặc anh chị, những người từng trải. Tuy nhiên, nguồn thông tin từ những người này thường đa dạng, không có cơ sở khoa học và dễ gây hiểu nhầm.

    Định hướng cho con về nhu cầu chính đáng
    - Trong câu chuyện quan hệ ********, những phán xét, định kiến của xã hội sẽ ảnh hưởng trẻ như thế nào?

    Nhà giáo ưu tú Nguyễn Hồng Mai là giảng viên môn Văn hóa gia đình của Đại học Văn Hóa Hà Nội. Với nhiều năm nghiên cứu về văn hóa gia đình Việt Nam, bà là gương mặt khách mời quen thuộc trong chương trình Người Tràng An, Người Hà Nội của Đài Truyền hình Hà Nội và chuyên mục tư vấn của kênh VOV2 Đài Tiếng nói Việt Nam.

    - Khi nhìn vào những thống kê quan hệ ******** của trẻ vị thành niên, chúng ta luôn có thói quen phê phán, lên án và đổ lỗi cho một đối tượng cụ thể. Không ít người coi đó là sự "đổ đốn" của thế hệ trẻ.

    Thiếu niên vào tuổi dậy thì xuất hiện nhu cầu ******** là chuyện bình thường. Đây là một dạng nhu cầu đặc biệt, vừa mang đặc trưng sinh lý lại gắn liền nhu cầu giao tiếp. Khi đã coi nó là nhu cầu thiết thân của con người, chúng ta không thể né tránh hay phủ nhận.

    Khi hành vi ******** của thanh thiếu niên không được chấp nhận, việc đầu tiên họ làm là dối trá. Có nữ sinh quan hệ với bạn trai, có thai rồi tự đi phá thai mà gia đình không biết.

    Về lâu dài, định kiến từ phía xã hội sẽ khiến cho đứa trẻ ngày càng khó bày tỏ tâm sự của mình. Áp lực từ phía gia đình và xã hội khiến họ luôn chọn cách "tự mình giải quyết".

    Bạn quan tâm tìm hiểu nữ giới độc thân tại: http://ndarank.com/ketban/vi-hien-tim-tim-chong-tam-su

    - Vì sao việc bàn luận về chủ đề ******** ở Việt Nam không thoáng như các nước phương Tây?

    - Trong xã hội Việt Nam xưa, hành vi ******** chỉ được thừa nhận với mục đích duy trì nòi giống, khoái cảm ******** bị coi là thấp kém, tội lỗi. Người xưa quan niệm con gái phải thùy mị, nết na, con trai thì luôn chủ động… Tóm lại, đó là sự định hướng khuôn mẫu giới.

    Đến thời kỳ bùng nổ dân số và có bệnh truyền nhiễm HIV, ******** bắt đầu được đề cập thông qua hình tượng chiếc bao cao su. Đó là bước tiến lớn. Sự xuất hiện của khái niệm "an toàn ********" đã mở đường cho những bàn luận cởi mở hơn về chủ đề này.

    Tuy nhiên, người Việt vẫn ngại nhìn thẳng vào bản chất ******** như một nhu cầu khoái cảm của con người. Nhà trường chỉ dạy về bộ phận sinh dục và cơ chế sinh sản, chủ yếu trang bị kiến thức cho nữ sinh. Giáo dục kiến thức ******** vẫn là mảng đề tài "dễ đùa, khó nói".

    - Bà có lời khuyên gì gửi đến cha mẹ có con đang trong tuổi dậy thì?

    - Cha mẹ nên coi nhu cầu ******** của con là cơ bản, tất yếu trong quá trình phát triển của trẻ; tránh thái độ đe nẹt, dọa dẫm hay đánh giá đạo đức của trẻ.

    Gia đình và xã hội phải tôn trọng, bồi dưỡng kỹ năng cho con. Thay vì ngăn cấm, cha mẹ nên chuyện trò cởi mở, hướng đến việc dạy con các biện pháp giữ an toàn ********.

    Phải giúp đứa trẻ hiểu ra khi nào là thời điểm phù hợp để quan hệ ******** và quan hệ thế nào để giữ an toàn cho bản thân. Đứa trẻ phải cảm thấy cha mẹ là người bạn luôn ở bên cạnh bảo vệ mình.
  2. LoveCapita

    LoveCapita Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2018
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Mẹ nào quan tâm có thể tham khảo cuốn Thư ngỏ tuổi đôi mươi, thấy viết về vấn đề này khá hay

    [​IMG]

Chia sẻ trang này