1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm hiểu Aikido ...

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi aikiyo, 09/07/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. aikiyo

    aikiyo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2003
    Bài viết:
    301
    Đã được thích:
    0
    Người sáng lập:
    Aikido do ***** Morihei Uyeshiba sáng lập.Ngài khai triể và tổng hợp Aikido từ rất nhiều các môn võ thuật khác mà Ngài học khi còn nhỏ.Kinh nghiệm thực hành của Ngài ở các môn võ này với bất cứ vị võ sư nào cũng là vốn liếng phong phú và độc đáo nhất.Vì sự thực, phần đông các chiêu số và các kĩ thuật tìm gặp trong aikido ngày nay đã có trên bảy trăm năm về trước dưới triều đại của Genji và Heike.Một số vị sư phó truyền thụ cho ***** Uyeshiba rồi đành chết đi chứ không chịu tiết lộ những yếu quyết của võ nghệ cho bất cứ đồ đệ nào khác.
    Sau đây là một số thành tích học tập của ***** Uyeshiba:
    1. Nhu thuật, học ở trường Kito dưới sự dạy dỗ của thầy Tobusaburo Tojawa (1901)
    2. Kiếm thuật, trường Yagyu với thầy Masakatsu Nakai (1903)
    3. Nhu thuật, trường Daito với thầy Sakaku Takeda(1911-1916)
    4. Nhu thuật, trường Shinkage (1922)
    5. Đánh giáo (1924)

    Ngài cũng học tập cả tôn giáo lẫn triết học: chẳng hạn môn Thiền dưới sự chỉ dạy của nhà sư Mítijo Fujimoto ở trường Phật Giáo Shingon tại Jizo Ji (1890 - 1893).Ít năm về sau (1918 - 1926, ngài tín ngưỡng mạnh với trường tôn giáo Omoto-Kyo do thượng tọa Wanisaburo Deguchi thành lập.Ngài còn tham gia tích cực vào họat động truyền giáo ở Triều Tiên, Trung Hoa và Mãn Châu.
    Chính ***** Uyeshiba đã coi năm 1925 là cái mốc mà ngài không phải bất mãn nữa khi đi tìm một ý nghĩ sâu xa gán cho các môn võ thuật hoặc đang còn trên ngưỡng cửa của một chiều hướng mới mà Ngài cùng các đồ đệ sẽ ra sức khám phá.Chính năm này, Ngài đã thành công, đạt đến mức độ đạo đức cao của nhân lọai với sự thực hành võ thuật: Ngài khai triển sự thực hành này thành một môn võ tự vệ đúng nghĩa, đặc biệt phù hợp với tôn chỉ cao đẹp nhất của luân lý.
    Năm 1927, phòng tập của Ngài di chuyển đến thàn hphố quốc tế Tokyo, lúc này là trung tâm truyền bá võ thuật của Nhật Bản.Phương pháp của Ngài gợi sự thích thú cuồng nhiệt cho giới quý tộc.Ngài hăng say dạy dỗ tới khi thế chiến thứ 2, rồi cuộc chiến tranh quái ác này đã lấy hết của phòng tập ngài những môn sinh xuất sắc, đầy hứa hẹn nhất.Sau khi thế chiến thứ II kết thúc, thấy được sự tàn khốc của chiến tranh và những gì chiến tranh đã đem lại.Ngài đã quyết định cải tổ lại chương trình huấn luyện của mình.Các đòn thế lúc bấy giờ của Aikido mang nhiều tính mềm mại hơn,uyển chuyển hơn và không còn mang tính chất sát thương lớn như Jujitsu hay Aikibudo nữa.Các đòn thế bây giờ hầu hết là để chế ngự và kiềm hãm đối thủ hơn là hạ gục.Nhưng trong nội bộ của Aikido bây giờ, sau thế chiến thứ II vẫn còn một số Đại Đệ tử ( có một số là Đại đệ tử của các môn võ thuật khác như Minoru Mochizuki 10 đẳng Aikido cao đồ của Sáng tổ môn Judo Kano v.v...) của Ngài lại không đồng ý với cách nghĩ như vậy.Và cho rằng Môn võ tự nó không mang tính chất sát thương hay hòa bình, mà quan trọng là ở người tập võ và dùng võ.Các đệ tử này cũng cho rằng võ thuật là tinh hoa của nhân lọai, không nên xóa bỏ các đòn thế ấy, và trong nội bộ có sự không thống nhất.Nhưng chung quy lại thì các thế hóa giải của Aikido cho đến hiện nay vẫn là môn võ của tình thương.
    Lúc này, tạm thời có sự cấm đoán với bất ỳ một hình thức huấn luyện nào trong quân đội (1945), nhưng rồi với sự ổn định gặt hái được, nước Nhật một lần nữa đã đảm trách một địa vị ưu việt ở Á châu cũng như trên thế giới, và điều cấm đoán kia bị xóa bỏ.Từ đấy, Aikido đã bành trướng mạnh để cho đến ngày nay đã được dạy trên khắp thế giới.
    Phần sau : các nguồn cảm hứng của việc sáng tạo Aikido
    To Live is To Fight and Die is Over !!!
    [​IMG]
    Sáng tổ Morihei Uyeshiba​
    Được aikiyo sửa chữa / chuyển vào 10:17 ngày 12/07/2003
  2. nguyenhoanghiep1985

    nguyenhoanghiep1985 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2003
    Bài viết:
    140
    Đã được thích:
    0
    Đệ đọc mà, huynh cứ post đi, yên tâm...

    Tâm hồn người phụ nữ là một thứ xa xỉ phẩm, vì thế người đàn ông chẳng cần với làm gì cả !

  3. Meo_ngungoc

    Meo_ngungoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2002
    Bài viết:
    2.624
    Đã được thích:
    11
    yeah rất hay mà , cũng được nghe sự phụ nói nhiều rồi nhưng do thời gian tập luyện hạn chế nên không được chi tiêt lắm , mà làm sao aikiyo có thế nắm rõ thế .Ở Đà Nẵng môn aikido rất được phổ biến nhỉ chẳng bù HN chỉ có 3 nơi dạy môn này
    àh cho hỏi thương là khi mình học ở trình độ còn thấp , cảm thấy nắm được nguyên lí tập aikido khó lắm đó
    Em trở về đúng nghĩa trái tim em
    Là máu thịt đời thường ai chẳng có
    Cũng ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa
    Nhưng biết yêu anh cả khi đã chết rồi
  4. nguyenhoanghiep1985

    nguyenhoanghiep1985 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2003
    Bài viết:
    140
    Đã được thích:
    0
    Đại ca đâu rồi ta ? Tiếp đi chớ...

    Chuyện nhỏ như con ... trỏ

  5. aikiyo

    aikiyo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2003
    Bài viết:
    301
    Đã được thích:
    0
    phù mấy bữa nay bận bịu lo cho LỄ KỈ NIỆM CỦA ĐẠO ĐƯỜNG AIKIDO YOSEIKAN ĐÀ NẴNG và làm lại cái website cho CLB nên chưa có cơ hội để type mấy bài tiếp theo.Thôi rồi,tối hôm nay sẽ ngồi đánh vậy.Được rồi, ngày mai mình sẽ send lên.Hiền đệ Hoanghiep đợi nhé, không nên sốt ruột
    To meo_ngungoc : ở Đà Nẵng thì cũng chỉ có 3 trung tâm dạy AIKIDO thôi ( theo mình được biết) : 2 trung tâm AIKIDO YOSEIKAN là câu lạc bộ VIỆT TIẾN và Trung tâm đào tạo và huấn luyện vận động viên TP.Trung tâm AIKIDO còn lại thì chịu,nhưng mà mình biết được địa chỉ người dạy thôi.Nói chung thì phong trào cũng không mạnh lắm đâu.Chủ yếu sinh hoạt cộng đồng mà thôi.Còn vấn đề bạn hỏi rất khó để nắm vững các nguyên lý của AIKIDO thì phải nói là rất khó,do các nguyên lý của AIKIDO nếu hiểu một cách thông thường thì rất đơn giản,nhưng cần đến sự khoáng trương và quán tưởng thì rất khó.Cần phải có một trình độ nhất định cỡ từ SoDan (nhất đẳng huyền đai) trở lên,nghiên cứu các kĩ thuật thì mới có thể nắm được phần nào các nguyên lý cơ bản của AIKIDO.Theo mình nghĩ nếu ở cấp thấp ( trắng đến xanh dương) thì nên nắm nguyên lý của Aikido là vòng tròn còn ở các cấp cao hơn như nâu thì nắm thêm nhiều nguyên lý như nguyên lý vòng cầu v.v... Hiểu như thế thì dễ cho bạn hơn là nghiên cứu kĩ.
    Phần tới : Nguyên lý vòng cầu và nguyên lý vòng tròn trong AIKIDO.Mời quí vị đón xem!!!
    To Live is To Fight and Die is Over !!!
    [​IMG]
  6. aikiyo

    aikiyo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2003
    Bài viết:
    301
    Đã được thích:
    0
    Nguyên tắc vòng cầu
    Các điểm lưu ý :
    1. Thái độ tinh thần điển hình của Aikido được hướng tâm một cách mạnh mẽ.
    2. Năng lực đòi hỏi ở Aikido được khoáng trương ra bên ngoài ( hoặc theo hình thức cô đọng hay phân tán ) từ trung tâm.
    Cả hai nguyên tắc này ( nguyên tắc hướng tâm và khoáng trương ) tự chúng bao hàm hai khái niệm vòng cầu trong việc thực hành.Và tính cách vòng cầu này sẽ minh định mọi chiến lược tự vệ của Aikido không xét đến trường hợp tính cách vòng cầu chỉ được thoáng nhận một khi các kĩ thuật được hoàn thành do võ sinh cao cấp sử dụng với tốc độ nhanh khủng khiếp.Chúng tôi gọi nguyên tắc tổng quát này là nguyên tắc vòng cầu.
    Ở Châu Á, nguyên tắc này cũng xưa như rái đất.Ta tìm thấy nó trong đạo học ở Trung Hoa.Ở AẤn DĐộ nó hiện diện thường xuyên tại những trình độ cao nhất của nền văn hoá, nghĩa là trong bánh xe luân hồi của Phật Giáo.
    Tính cách vòng cầu thường đem ra thực hành trong rất nhiều môn võ thuật từ các phương pháp của những môn phái sử dụng võ khi đánh gươm giáo đến các môn phái sử dụng tay không đấm hay vật.Ngoài ra, nó cũng còn thường được dùng là một nguyên tắc áp dụng phản đòn ( gậy ông đập lưng ông ) tức là một hiệp sĩ sẽ đợi cho một hiệp sĩ khác tấn công mình rồi chàng sẽ sử dụng năng suất động của đối phương làm một thành phần trong chiến lược riêng của chàng, hướng dẫn cùng đánh bại đối pgương theo vòng tròn
    Theo nhiều bài báo viết về võ thuật thì không thể nào xâm nhập vào được trong đường thủ của một tay dánh thương, đánh giáo tài ba cừ khôi.Con người lão luyện này sẽ chờ đợi cuộc tấn công bằng cách đứng ở giữa một vòng cầu mà đường quĩ đạo ở ngoài được vẽ với lưỡi dao cạo sắc bén.
    Tương tự cũng không thể nào ( trong giai đọan cây kiếm là võ khí được sử dụng rộng rãi nhất) vượt qua vòng thủ của một tay kiếm DĐông phương lão luyện hay nói trong trường hợp người hùng Musashi, sử dụng song kiếm.
    Các thành tích của các môn võ thuật của người ở Châu AÂu đặc biệt là người Ý,Hungary,Anh, các trường đánh kiếm của họ cũng cho thấy rằng nguên tắc trên được áp dụng vào các chiến lược chiến đấu dành cho kiếm hoặc lao.Và sự xáp gần lại theo đường tròn cũng còn có địa vị cao cả cho việc sử dụng dao nơi các dân tộc Địa Trung Hải từ Bắc Phi tới Tây Ban Nha, dọc theo miền đất vòng cung chạy ngang Trung Đông tới Balkans.Nó cũng còn được nhìn thấy hiển nhiên trong hình thức cong của nhiều lưỡi dao, bao gồm cả cây Katana của người Nhật mà sự sử dụng theo sát luân lý hợp lẽ của cách kết cấu, cùng mục đích của nó được xây dựng trên lát tròn hơn là trên chặt thẳng.
    Nguyên tắc vòng cầu xưa kia đã đạt tới mức chức phận tối cao trong môn quyền thuật của người Trung Hoa.Sau đó bị sao nhãng một thời gian nhường chỗ cho uy lực đánh thẳng tàn bạo bằng những cú chặt thẳng bắt nguồn từ các trường phái Karate ở cả Trung Hoa lãn Nhật Bản.Rất nhiều các trường Karate hiện nay có vẻ như đang trở lại với khái niệm vòng tròn ngày xưa.
    Nguyên tắc vòng cầu cũng là cơ sở cho việc thực hành nhu đạo ở trình độ cao cấp nhất theo như những thành tích và các phim ảnh biểu diễn hồi gần đây.Nguyên tắc này cũng là hạt nhân trong sự nghiệp giảng dạy của cố giáo sư Nhu Đạo Kyuzo Mifune ( 10 đẳng Judo ).NgàiMafune trong mục đính tạo cho học trò có ngay trước mắt hình ảnh về nguyên tắc đó, đã sử dụng tới một trái bóng trong các bài dạy, mà các học trò của Ngài đều là những bậc có đẳng cấp cao.
    Đặc biệt trong việc thực hành Aikido, nguyên tắc vòng cầu đã đạt đến mức siêu tuyệt.Thực vậy, trong môn võ này, khái niệm vòng cầu trở nên độc tôn.
    Khì khì do Tính chất vòng tròn dài quá nên không type kịp và tui vẫn chưa tìm ra được hình ảnh minh hoạc nên sẽ được gửi lên sau.Mời chư vị đón đọc phần tiếp theo : ĐƯỜNG TRÒN SÁT THỦ và NGUYÊN TẮC THỦ TRONG AIKIDO
    To Live is To Fight and Die is Over !!!
    [​IMG]
    Được aikiyo sửa chữa / chuyển vào 23:19 ngày 19/07/2003
  7. foolishkitty

    foolishkitty Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2003
    Bài viết:
    126
    Đã được thích:
    0
    Có bác nào biết địa chỉ tập AIKIDO tại HN không, chỉ dẫn cho tôi với, không biết với người lớn ngoài 25 tuổi, độ dẻo cơ xương không còn nhiều có thể tập AIKIDO được không? Rất cám ơn.
    ************************
    Hết nạc thì vạc đến xương ....
  8. aikiyo

    aikiyo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2003
    Bài viết:
    301
    Đã được thích:
    0
    Bác vào đây thử nhé http://www.ttvnol.com/forum/t_221220/?0.6975183 .Cái này mọi người hỏi nhiều rồi không tiện nhắc lại.
    Còn về vấn đề 25 tuổi xương không còn độ dẻo thì xin bạn hãy yên tâm một điều rằng cho dù bạn có là 60 tuổi nếu như bạn có quyết tâm thì vẫn học tốt như thường.Bạn mới chỉ có 25 tuổi,xin thưa là bạn còn rất trẻ để có thể đi học bất cứ môn võ nào chứ không nhất thiết phải là Aikido.Hãy tin một điều rằng ở tất cả các sân tập cho dù là Aikido hay các môn võ khác đều có các vị lớn tuổi( 30 đến 40 có khi là 50 tuôi) đi tập.Good luck
    To Live is To Fight and Die is Over !!!
    [​IMG]
    Được aikiyo sửa chữa / chuyển vào 16:55 ngày 21/07/2003
  9. aikiyo

    aikiyo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2003
    Bài viết:
    301
    Đã được thích:
    0
    Aikido nghệ thuật phòng thủ.
    Thực hành cao cấp của Aikido sẽ được biểu hiện bằng trình độ phản đòn của võ sĩ bằng cách chống lạI một lúc nhiều đối thủ hoặc chống lạI sự tấn công của một đốI thủ có tầm vóc và sức mạnh lớn hơn mình nhiều lần.
    ĐốI vớI Aikido hay bất kì một môn võ học nào thì điều đầu tiên được xem trọng trong một cuộc chiến đấu thực tế là đều phảI luôn luôn biết giữ lấy tính mạng của chính mình.Bất kì, ở đây từ bất kì được nhấn mạnh nhiều lần vì chỉ có khi bạn làm chủ tình thế, có thể cứu được chính mình thì mớI có thể nghĩ đến việc giảI cứu cho ngườI khác.
    Để có thể đốI chọI lạI các tình huống ở trên, trong Aikido xuất hiện một lốI đánh đó là cách đánh tự do ?o Randori ?o.Trong lốI đánh này bạn mớI có dịp thể hiện được sự nhanh nhẹn,khả năng quan sát tinh tế và sự hoà hợp giữa kĩ thuật, trí óc, và tình thương.
    Randori ở đây có thể là một chọI một và bị tấn công liên tiếp hoặc một chống nhiều.Trong khi hai,ba, bốn hoặc nhiều hơn cùng lao vào bạn vớI các vũ khi trên tay để tấn công bạn.Bạn phảI né tránh, sử dụng nguồn lực của đốI phương khi họ tấn công bạn.Chỉ có như vậy thì mớI có thể lấy ít địch nhiều và vớI mục đích cuốI cùng là thoát được,bảo đảm được tính mạng chứ mục đích cuốI cùng không phảI là để bạn chiến thắng.Hãy tưởng tượng bạn đang bị ép vào mọt con hẻm nhỏ, bạn bị đưa vào trung tâm,xung quanh là 3 hoặc bốn tên đứng thành một vòng tròn để đảm bảo rằng bạn không thể thoát được.Và thật sự trong tình huống đó bạn có muốn thoát cũng không được.Chính lúc này đây mớI là lúc bạn cần cho thấy được khả năng quan sát tinh tế của mình.Bạn cần xác định sẽ đánh tên nào trước,chọn ai làm trọng tâm để đánh và tính đường nào để rút được một cách an toàn.Sau đó bạn phảI dẫn dụ đốI phương bằng cách sử dụng các thế hoá giảI nhằm dồn đốI phương vào góc mà bạn mong muốn,sau đó thì hoá giảI và thoát đi.Trong đánh Radori lúc tập luyện bạn cũng nên vừa đánh vừa dồn đốI phương vào một góc nào đó để cho đốI phương bị té chồng lên nhau thì cơ may cho bạn thoát được sẽ tăng lên nhiều lần.
    Trong quá trình bị tấn công,cung cách tự chủ tuyệt đốI của trí óc bạn, tri giác sắc bén, cảm giác luôn được tập trung cùng tính cách liên tục độngcủa việc khoáng trương nộI lực xuất phát từ điểm tập trung ở đan điền,được hoà hợp để trở thành một trạng thái kiểm soát được toàn diện cuộc chiến, sáng suốt đến mức tuyệt đối.Khi phản đòn cũng nên biết rằng một điều mà khi mớI đọc ngừoi ta thường không tin và cho đó là điều vô lý nhưng thực sự là vậy.Khi đốI thủ càng đông thì tỉ lệ tầm sát thương đốI vớI chung ta giảm đi nhiều và tỉ lệ sát thương sẽ tỉ lệ nghịch vớI số lượng đốI thủ tấn công.Khi số lượng quá đông thì thực chất tự họ đã hoá giảI đi các đòn thế của chính họ khi áp dụng để tấn công chúng ta.
    Khi bạn bị một đốI thủ to cao tấn công.Bạn hãy tưởng tượng rằng bạn đang đi trên một con đường nhỏ một bên là vách núi,một bên là vực sâu, bỗng có một tảng đá trên cao rơi xuống ngay đỉnh đầu bạn.Bạn nghĩ xem phảI làm như thế nào.Lẽ dĩ nhiên là bạn phảI bước lùi lạI để tránh né hòn đá đúng không.Sau đó thì bạn mớI có thể dùng cây,gỗ, hoặc mọI cách bẩy hòn đá qua một bên để đi tiếp.So việc dùng cây bẩy hòn đá qua một bên vớI việc đưa tay đỡ tảng đá khi nó còn từ trên cao rơi xuống thì lẽ dĩ nhiên là việc bẩy hòn đá dễ dàng hơn và thực tế hơn.Cũng như vậy,trong chiến thuật chống lạI một ngườI to cao hơn mình cũng vậy.Khi đốI phương tấn công điều trước tiên là chúng ta phảI tránh né.Tránh né là điều kiện tiên quyết để bạn thoát khỏI cuộc chiến.Sau đó dùng các đòn bẩy mà ở đây là các thế hoá giảI của Aikido để chấm dứt cuộc chiến.Cũng cần nói thêm,khi bạn quá nhỏ so vớI đốI phương thì khả năng sử dụng lực của đốI phương của bạn tỉ lệ thuận vớI khả năng bạn dành chiến thắng trong trận chiến này.
    Bạn cũng nên nhớ một điều rằng trong Aikido không hề biết đến đòn tấn công. ĐốI vớI Aikido thì chỉ có thủ và chỉ có thủ mà thôi.Một khi bạn sử dụng Aikido để tấn công một ngườI thì bạn sẽ chắc chắn chuốc lấy thất bại.Bạn không thể nhào thẳng vào một ngườI mà bẻ tay hoặc đánh cho họ ngã khi họ không di chuyển. Đó là một trong những sai lầm khi bạn đem Aikido để tấn công.
    Dài quá để bữa sau quánh tiếp ...
    To Live is To Fight and Die is Over !!!
    [​IMG]
  10. anh3quangnam

    anh3quangnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/08/2003
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Nói như vậy, Aikido là môn võ của tình thương trên cơ sở kỹ thuật và sự biến hoá đòn thế. Và nếu những lý thuyết của Aikiyo post lên đây thì những võ sư Aikido chắc thành siêu nhân hết chăng ? Trong cuộc sống hiện đại, với quỹ thời gian hạn hẹp, con người hàng ngày phải đối mặt nhiều hơn với sock, với strees liệu với một bộ môn võ thuật đòi hỏi quá nhiều tư duy như vậy có đáp ứng được với đại đa số quần chúng hay không ? Theo tôi được biết những điều bạn post lên thuộc về lý thuyết của Aikido cổ truyền, e rằng chỉ phù hợp cho những thành phần siêu tuyệt. Có gì dễ hơn cho số đông không ?
    Được anh3quangnam sửa chữa / chuyển vào 10:14 ngày 24/08/2003

Chia sẻ trang này