1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm hiểu Biên giới Việt Nam-lào, Việt Nam-Campuchia

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi khansephiroth, 18/09/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  2. khangthien

    khangthien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2004
    Bài viết:
    297
    Đã được thích:
    0
    map of VN about 1870.
    you can see some chinese characters right under the map.
    maybe could someone translate it ?
    source http://memory.loc.gov/cgi-bin/map_item.pl
    [​IMG]
    KT
  3. masktuxedo

    masktuxedo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    1.625
    Đã được thích:
    1
    Nhiều lần muốn nêu thắc mắc này mà chưa có dịp. Đại để tôi nhớ mang máng là đọc trong một topic trên TTVNOL này (về lịch sử VN) thì vùng miền Nam trước kia vốn là của Chân Lạp và CHăm Pa. Còn Campuchia hiện nay vốn là Khơ Me hay là xửa xưa thì có đế quốc Angko gì đó.
    Vậy nhưng Campuchia lại kêu là 6 tỉnh Nam Bộ là của CPC. Vậy các bác có thể cho tôi biết mối liên hệ giữa những cái tên trên ko? (Chăm Pa, Chân Lạp, KHơ Me, Angko ...)
    Cám ơn trước.
  4. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Để nói ngắn gọn :
    Chăm Pa, Chân Lạp là 2 nước ở Đông Nam Á thời cổ. Trước thế kỷ 6 sau JC thật ra là có 2 nước Chăm pa (Champa ở VN từ vùng Nghệ An đến khoảng vùng Phan Thiết) và Phù Nam (Funan ở Thái lan, Căm, vùng đồng bằng sông Cửu Long và có lẽ ở cả Miến Điện ngày nay), trong khi đó Campuchia (Cambuja) chỉ là 1 nước chư hầu nhỏ của Phù Nam ở vùng biên giới Lào-Căm ngày nay. Người dân của Phù-Nam là người chủng tộc Môn, chủng tộc đầu tiên đến đông nam Á và theo đạo Ấn. Trong khi đó người Chăm-Pa cùng chủng tộc với người Mã-Lai. Ngày nay di tích 1 hải cảng của Phù Nam còn tìm được ở Óc Eo gần Rạch Giá (người ta tìm được cả những đồng tiền La Mã ở đây).
    Vào khoảng thế kỷ thứ 6, nước Cambuja chiếm được kinh đô của nước Phù Nam (Vyadhapura ở vùng Prey Veng, Căm pu chia ngày nay), lập ra nước Chân Lạp (Chen La). Người dân Chân Lạp thuộc bộ tộc Khơ-Me. Ngay sau đấy, do nội chiến, Chân Lạp chia 2 nước Chân Lạp đất (Căm-pu-chia ngày nay) và Chân Lạp thủy (đồng bằng sông Cửu Long ngày nay).
    Thế kỷ thứ 8 : thủy Chân Lạp bị cướp biển Mã-Lai chiếm và sát nhập vào vương quốc Java (TM) cho đến khi vua Jayavarman của Chân Lạp dành lại (802-850). từ đó vương quốc Chân Lạp phát triển rất mạnh. Các vua sau đó xây nhiều Angkor (tiếng Khơ-me là thành phố) để lập thủ đô. Hai cái nổi tiếng nhất là Angkor Vát và Angkor Thôm.
    Từ thế kỷ 14 trở đi, đạo phật bắt đầu thay thế đạo Ấn, vương quốc bắt đầu tàn lụi. Nước Sukhothai chư hầu mạnh lên trở thành nước Xiêm + "Nam tiến" làm Chân Lạp mất dần các phần đất phía đông và phía tây.
    Tài liệu tham khảo : "Angkor et le pays khmer" của Claude Jacques
    Đây là nước Chân Lạp vào thế kỷ thứ 16 mà mấy ông cố đạo châu Âu thấy :
    [​IMG]
    Được panzerlehr sửa chữa / chuyển vào 03:32 ngày 20/09/2005
  5. simbat1080

    simbat1080 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/09/2003
    Bài viết:
    478
    Đã được thích:
    0

    Trích từ bài của ngodong13:
    --------------------------------------------------------------------------------
    Chắc chủ yếu là do tuyên truyền.Lúc trước thì do TQ (TQ luôn muốn Đông Dương bất ổn mà).Còn bây giờ là do cái thứ lẩu đa đảng ở đấy.Bọn tép riu muốn chống thằng giang hồ gộc thì phải dựa vào yếu điểm của nó.Yếu điểm của Hunsen là "thân thiết" với VN quá.Vậy nên khi kích động dân chúng thù hằn VN thì sẽ thù luôn cả thằng thân Việt Nam.CPC có ba đảng lớn:"cộng sản",bảo hoàng và tư sản,thì trong chiến dịch tranhcử vừa rồi,bài Việt cũng là một trong những chính sách vận động của đám tư sản nazis ấy đấy.
    --------------------------------------------------------------------------------
    "Yếu điểm" = "Điểm mạnh" (khác với "Điểm yếu")!
    "Món lẩu đa đảng" sẽ ngày càng trở nên ngon lành với dân Campuchia và trở nên khó ăn với Việt Nam!
    "Nhổ cỏ vườn nhà" cái bác tmkien nhẩy
    Theo thiển ý của em thì "Yếu điểm" có nghĩa là "Điểm quan trọng" chứ?
    Chính là chữ "yếu" trong trong "Binh thư yếu lược" hay là "kỷ yếu" đúng không?
    Em thấy bác Hunsen bị dân Cam chửi cũng không oan lắm đâu nhỉ? Ai bảo bác ý giám rước "Duôn" về tẩn Pol Pot.
    Cứ để bác Pol Pot, bác Yeng Sari cùng các chuyên gia TQ "làm cách mạng bằng cuốc chim" thêm vài chục năm nữa có khi Cam giờ thành "đầu tàu XHCN" rồi
    Bác nào chăm chỉ "oánh" lên cho anh em một cách chi tiết, có hệ thống quá trình hình thành phần lãnh thổ phía Nam Tổ quốc đi
    Đặc biệt là phần cực Nam: Hà Tiên, Cà Mau, Phú Quốc... mà mấy chú "rân tộc" với "bả hoàng" bên Cam cứ đòi nằng nặc ấy
  6. 9635741

    9635741 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2005
    Bài viết:
    1.067
    Đã được thích:
    0
    [QUOTE=masktuxedo:
    Từ thời Bắc Thuộc thì phương nam nước ta (từ khoảng Nghệ An trở vào đến Bình Định) có quốc gia của người Chăm gọi là Chiêm Thành. Sau Chiên Thành bị Lê Thánh Tông chia cắt thành 3 tiểu quốc, suốt ngày đánh đấm lẫn nhau mà suy yếu. Đến thời Trịnh-Mạc, Nguyễn Hoàng đem binh vào nam đánh dẹp tàn dư của Chiêm Thành, xây dựng nên nền mống đầu tiên của nhà Nguyễn.
    Bấy giờ, ngoài biên giới Chiêm Thành, tức là miền nam ngày nay, là địa phận của các dân tộc thuộc Miên. Các chúa Nguyễn dùng phép "tằn ăn lá" hết đời này đến đời khác cho dân khai hoang, lấn chiếm đất đai, đến cuối thì chiếm trọn/khai phá miền Nam.
  7. spirou

    spirou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    2.819
    Đã được thích:
    1
    Hey, xét ra chính sách bá quyền của các cụ nhà ta còn thâm độc hơn thằng Tàu. Chẳng hạn:
    -Chúa Nguyễn gả con gái cho vua Miên rồi từ đó tìm cách gây ảnh hưởng chính trị.
    - Bắt vua Miên cho dân Việt xuống đó cày cấy, sau đó xin lập trạm thu thuế, rồi khi dân Việt đông hơn dân Miên thì a lê hấp, nuốt cái ực.
    - Cho dân Tàu vào khẩn hoang, bảo trợ, phong quan tước, rồi sau đó cũng sát nhập luôn. Ví dụ như Mạc Cửu.
    - Lâu lâu kiếm cớ ko nộp cống đem quân sang đánh, bắt vua Miên về. Muốn thả về thì phải ký công hàm "bán đất, nhượng biển".
    .....
  8. Bundeswehr

    Bundeswehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2004
    Bài viết:
    453
    Đã được thích:
    0
    Ờ! Cái này thì đúng, bây giờ cũng vậy.
  9. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Địa dư và lịch sử Champa ​
    1 Indrapura
    Indrapura dùng để chỉ một triều đại, một thủ phủ của triều đại đó (Đồng Dương, tỉnh Quảng Nam, phía nam Đà Nẵng), và là tên một vùng đất từ Đèo Ngang đến đèo Hải Vân (Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên). Đây là vùng đất "đệm" của hai nền văn minh Ấn-Hoa, giữa hướng Bắc và hướng Nam hải đảo. Di tích Chăm còn nhiều ở Mỹ Đức, Quảng Bình, Hà Trung, Thạch An, Bích La (4) cũng như ở dải cồn tại Cửa Tùng, Cửa Việt. Nhiều di tích Tháp Chăm được tìm thấy ở An Xá (Do Linh), Cam Giang, Cam Lộ, Cổ Thành Ái Tử và Trà Liên (5).
    Tại vùng này, người ta cũng tìm được nhiều đồ gốm xưa của người Chăm và người Trung Quốc từ thời Đường, Tống, Minh... Tháng 8.2001 ở Thừa Thiên, Huế, tình cờ tìm được một ngôi tháp Chăm nhỏ, đỉnh tháp đã mất, thân tháp cao khoảng gần 2m. Theo Ngô Văn Doanh, ngôi tháp này (gọi là tháp Mỹ Khánh) có niên đại ở thế kỷ 8. Như vậy đó là ngôi tháp Chăm cổ nhất hiện còn thuộc phong cách Mỹ Sơn E1.
    Trong chiến tranh chống Mông Cổ dưới đời vua Trần Nhân Tông, liên minh Chăm-Việt đã thành công đẩy lui hiểm họa xâm lăng từ phương bắc qua đường bộ và thủy. Từ sự liên kết này mà Jaya Simhavarman III (Chế Mân) đã lấy công chúa Trần Huyền Trân, em gái của vua Trần Anh Tông. Trong hôn nhân Chăm-Việt này, lãnh thổ Chăm là châu Ô và châu Rí (Quảng Trị và Thừa Thiên) đã được nhượng tặng cho Đại Việt. Trong thời trị vì của vua Chế Mân, quyền lực Chăm rất mạnh trải rộng đến tận Tây Nguyên nam phần. Tháp Yang Prong ở Tây Nguyên và tháp Jaya Simhalingesvara (tháp Pô Klaung Garai) nổi tiếng ở Phan Rang là do chính Chế Mân xây dựng.
    Tuy nhiên sau khi Nhân Tông và Jaya Simhavarman mất, vua Anh Tông hoàn toàn thay đổi chánh sách. Chiến tranh Chăm-Việt trở lại khốc liệt hơn khi Champa đòi lại vùng đất đã nhượng.
    Theo Shiro Momoki, qua các tư liệu như Tống hội yếu tập cao, Chư Phiên Chí, thì Champa trong hai thế kỷ 10 đến 11 vẫn còn các cơ cấu xã hội, chính quyền, ở phía bắc đèo Hải Vân. Ngay cả ở thế kỷ 14, Champa không suy tàn như ta nghĩ, mà vẫn phát triển hoạt động thương mại với Trung Quốc và các nước trong vùng. Vải bông, đồ gốm Chăm xuất khẩu đến các nước Đông Nam Á hải đảo. Cửa Thị Nại là cảng quan trọng ở biển Nam mà Kublai Khan coi là cảng tiếp nối từ cảng Quảng Châu đến cảng Quilam ở nam Ấn Độ.
    2 Amaravati
    Từ đèo Hải Vân (Quảng Nam) xuống đến giáp Bình Định là vùng trọng điểm của văn minh Chăm với các di tích như Mỹ Sơn, Trà Kiệu, Đồng Dương, Khương Mỹ, Chiên Đàn. Nơi đây ở Đồng Dương đã tìm thấy tượng phật đồng rất đẹp (hiện tàng trữ ở viện bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh). Đặc biệt điêu khắc và kiến trúc ở đền Đồng Dương chịu ảnh hưởng của Phật giáo đại thừa. Di tích Đồng Dương hầu như đã bị huỷ diệt hoàn toàn trong chiến tranh vừa qua.
    Trà Kiệu hay Simhapura (Thành phố sư tử, từ chữ Simha, Singha nghĩa là sư tử và pura là thành phố) là kinh đô xưa nhất của Champa ở Amaravati. Theo Ngô Văn Doanh (6) thì từ Trà Kiệu hiện nay là biến âm từ chữ Chăm cổ ya ?" sông, nước, và chữ Phạn : keo - ngọc, mà người Việt gọi là thành Sông Ngọc để chỉ thành phố Simhapura.
    Mỹ Sơn là di tích Chăm lớn nhất. Nơi đây có nhiều đền, tháp, bia, được nhiều triều đại trong lịch sử Chăm xây dựng. Qua bia ký ta biết người sáng lập ra Mỹ Sơn vào thế kỷ thứ 4 là vua Bhadravarman I . Dù thủ đô có dời đến nơi nào khác do thời cuộc, các vua chúa Chăm vẫn đến Mỹ Sơn để xây đền thờ. Thánh địa Mỹ Sơn vì thế có nhiều kiến trúc khác nhau theo các phong thái riêng của mỗi thời. Phần lớn những công trình kiến trúc hiện còn ở Mỹ Sơn được xây dựng vào thế kỷ thứ 10 có chung một phong cách kiến trúc được các nhà nghiên cứu gọi là phong cách Mỹ Sơn A1. Trước phong cách Mỹ Sơn A1 là các nhóm tháp thuộc thế kỷ 8 đến 9. Qua lịch trình phát triển kiến trúc Chăm thì trong 2 thế kỷ 8 và 9, có ba phong cách khác nhau được nhận ra là phong cách Mỹ Sơn E1, phong cách Hoà Lai và phong cách Đồng Dương.
    Trong cuộc chiến tranh Việt-Mỹ vừa qua, đền Mỹ Sơn A1 và vài di tích lân cận đã bị phá huỷ khi trúng bom. Vào năm 1988, trong một công trình thủy lợi, người ta tình cờ khám phá ra di tích tháp An Mỹ, Tam Kỳ, với nhiều điêu khắc đá như bộ linga-yoni, trang trí kiến trúc (đỉnh, cột tháp), mảnh bia vỡ? Niên đại được thẩm định vào đầu thế kỷ 10, thuộc phong cách chuyển tiếp từ Đồng Dương đến Mỹ Sơn A1. Hiện nay quần thể Mỹ Sơn được công nhận là một di sản văn hoá thế giới.
    Đồng Dương (Indrapura) một thời là kinh đô của Champa dưới triều đại Indrapura. Triều đại Indrapura, do vua Indravarman II sáng lập, bắt đầu từ năm 875. Các đền tháp của phong cách Mỹ Sơn A1 đều được xây dựng dưới triều đại Indrapura. Sau hơn một thế kỷ phát triển, kinh thành Indrapura bị tiêu hủy trong trận chiến với vua Lê Đại Hành vào năm 982. Năm 1000, vua Chăm Harivarman II rời hẳn thủ đô về Vijaya ở phía Nam.
    Một số người Chăm cũng đã di cư qua đảo Hải Nam (và hiện nay họ vẫn còn) sau cuộc chinh phạt của Lê Hoàn vào Amaravati. Một tướng của Lê Hoàn là Lưu Kỳ Tông, phản lại nhà Lê, tự xưng vương ở Amaravati (986-988) đã cai trị hà khắc và huỷ diệt đền đài ở Mỹ Sơn nên một số người Champa đã chạy đến đảo Hải Nam (Trung Quốc). Theo sử gia Maspero, vì bị mất nhiều bia ký (thế kỷ 8 ?" 10), nên trong giai đoạn này lịch sử Champa không được biết nhiều (7).
    3 Vijaya
    Mặc dầu Indrapura và Amaravati vẫn là lãnh thổ Chăm khi dời đô về Vijaya (Trà Bàn) vào năm 1000, Indrapura và Amaravati không còn chiếm vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị của Champa. Năm 1306, đất Indrapura phía bắc đèo Hải Vân nhượng cho Đại Việt khi vua vua Chăm cưới công chúa Huyền Trân. Vua Champa Chế Bồng Nga lấy lại được trong chiến tranh với Đại Việt. năm 1390, khi Chế Bồng Nga mất, Indrapura mất hẳn, và sau đó không lâu Amaravati cũng rơi vào tay Đại Việt.
    Sau khi bị mất Indrapura và Amaravati vào tay Đại Việt thì vùng đất từ Bình Định đến Phú Yên là nơi dân tộc Chăm rút về tập trung ra sức chống chọi lại cuộc nam tiến của Đại Việt. Khi dân Việt đi vào định cư, thì người Chăm không bám trụ ở lại. Đa số họ dời đi xuống phía Nam, có thể vì hai văn hóa có sự khác biệt nhiều.
    Đến năm 1471, kinh đô Trà Bàn cũng đã bị thất thủ và tàn phá khi vua Lê Thánh Tông đem quân chinh phạt Chiêm Thành. Lê Thánh Tông đã dùng chính sách phá hủy văn hóa để tiêu diệt dân tộc và năng lực tinh thần nước Chăm : đền đài, cung điện, tháp, bia, tư liệu phản ảnh đặc trưng của văn hoá Chăm đều bị phá hủy, quân dân và nghệ nhân bị tàn sát hay bị bắt đi. Mất Vijaya coi như vận mệnh của Champa đã tàn. Đối với Đại Việt thì Lê Thánh Tông là vị vua thành công nhất dưới triều Lê trong lãnh vực văn hóa, kỷ cương xã hội dựa vào nho học. Lê Thánh Tông là đại diện tiêu biểu cho văn minh Trung Quốc phương bắc đối chọi với văn minh Đông Nam Á. Cốt lõi văn minh bản địa Đông Nam Á của Đại Việt đã bị đè nén và dần dần bị tan loãng dưới lớp văn hóa Hán nho. Trong cuộc ?oxung đột văn minh? sống còn này, văn minh Champa Đông Nam Á đã phải lùi một bước dài quyết định trước bước tiến của văn minh nho học Trung quốc.
    Không những bị áp lực từ Đại Việt ở phương Bắc, Champa còn đối diện với vương quốc Khmer ở phía Nam. Vào thế kỷ 12, quyền lực Khmer ở Angkor lan rộng và ảnh hưởng đến Champa gây ra các cuộc xung đột giữa Angkor và Vijaya. Từ thế kỷ 12 đến 15, Champa đã chịu hai sức ép từ Đại Việt và Angkor. Đó cũng là một nguyên nhân dẫn tới sự suy vong của Champa. Sau khi Champa đánh chiếm và tàn phá Angkor năm 1177, vua Khmer Jayavarman VII đã giải phóng thủ đô Angkor năm 1181, tiến đánh chiếm Vijaya và Champa. Từ năm 1203, Champa trở thành một tỉnh của Khmer cho đến năm 1220 thì Champa dành được lại độc lập dưới triều vua Sri Jaya Paramesvaravarman II, sau cuộc thảm bại của liên quân Khmer, Xiêm, Pagan đánh vào Đại Việt (bia đá ở Chợ Dinh, Phan Rang còn ghi). Cũng không lạ gì mà rất nhiều kiến trúc, điêu khắc đền tháp ở Vijaya chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Khmer.
    Hiện nay thành Vijaya (Trà Bàn) chỉ còn chút vết tích tường thành để lại. Chính giữa thành, trên một gò nhỏ còn trơ lại duy nhất tháp Cánh Tiên (tháp Đồng). Ngoài ra có hai con voi đá và hai con sư tử đá rất lớn gần lăng Võ Tánh. Điêu khắc và mô típ của chúng thuộc dòng tượng điêu khắc ở tháp Dương Long. Các công trình kiến trúc khác còn lại ở vùng Vijaya là các tháp Bánh Ít, Bình Lâm, Thủ Thiện, Phú Lộc, tháp Nhạn. Phong cách kiến trúc này được gọi là phong cách Bình Định hay phong cách Chánh Lộ, có niên đại vào khoảng cuối thế kỷ 10 đến cuối thế kỷ 11. Tháp Bình Lâm là tháp duy nhất ở đồng bằng, gần một thành cổ nay không còn dấu tích. Nơi đây chính là vị trí cảng Thị Nại, mà quân Đại Việt và quân Nguyên lúc đi đánh Champa đã đổ bộ trước khi tiến về Vijaya.
    4. Panduranga
    Đây là vùng cứ địa cuối cùng còn sót lại của vương quốc Chăm. Năm 1692, khi vua Po Saut định chiếm lại lãnh thổ Chăm Kauthura bị mất trước đây, chúa Nguyễn đã gởi quân đánh chặn và bắt được Po Saut. Chiếm được Panduranga, chúa Nguyễn đổi tên Champa Panduranga thành trấn Bình Thuận. Tuy vậy vào năm 1693, dân Panduranga đã nổi dậy. Thấy khó lòng dẹp được cuộc nổi loạn này, chúa Nguyễn buộc phải bãi bỏ Bình Thuận và trả lại Panduranga cho vua Po Saktiraydaputih (em của vua Po Saut) với điều kiện là mỗi năm Champa Pandugara phải triều cống.
    Cuối thế kỷ 18, Panduranga nằm giữa vùng tranh chấp của Tây Sơn và chúa Nguyễn. Năm 1802, khi Nguyễn Ánh thắng Tây Sơn, vùng Panduranga được ông thiết lập là vùng tự trị, do Po Sau Nun Can quản lý. Khi Gia Long mất năm 1820, Minh Mạng lên ngôi, Panduranga trở thành con chốt trong sự tranh chấp quyền lực giữa Minh Mạng và Lê Văn Duyệt. Năm 1828 khi vua Panduranga mất, Minh Mạng tấn phong một viên chức Chăm thân với Minh Mạng lên thay thế, nhưng Lê Văn Duyệt đã thay viên chức này với người con của Po Sau Nun Can. Vị này trả thuế và triều cống Gia Định thành.
    Khi Lê Văn Duyệt mất (1832), Minh Mạng đã ra tay trừng phạt vị vua Champa đã cả gan triều cống tổng trấn Gia Định thành. Dân chúng Panduranga bị vạ lây : ruộng bị tịch thu và dân bị bắt xung vào lao công. Sự hà khắc đối sử tàn nhẫn này đã gây ra làn sóng phẫn nộ nổi dậy khắp miền Nam. Lê Văn Khôi đã tập trung nhiều thành phần trong xã hội, nhiều sắc tộc (Hoa kiều ở Gia Định, Chăm ở Panduranga) nổi lên chống lại Minh Mạng. Ở Panduranga, cuộc nổi dậy do Katip Sumat, một người Chăm theo đạo Hồi, lãnh đạo. Cuối năm 1833, Lê Văn Khôi và Sumat thất bại. Minh Mạng bãi bỏ tiểu quốc Panduranga, sáp nhập vào tỉnh Bình Thuận. Đầu năm 1834, Thak Va lãnh đạo dân Panduranga nổi lên lần cuối cố lập lại vương quốc Champa, nhưng chỉ trong vòng một năm, giấc mộng cuối cùng của Champa đã bị dập tắt.
    Lê Thánh Tông ở thế kỷ 15 khởi đầu cho sự suy vong của Champa. Đến đời Minh Mạng ở thế kỷ 19, vị vua nho học theo mô hình văn minh Hán Trung quốc này đã khai tử vương quốc Champa của văn minh Đông Nam Á.
    Khác với những vùng khác, Panduranga hiện vẫn còn cộng đồng người Chăm sinh sống, đa số tập trung ở Ninh Thuận và Bình Thuận. Vì thế nhiều tháp trong vùng (như Po Rome, Po Klaung Garai) vẫn còn được dùng để thờ cúng và trong các dịp lễ hội, chứ không bị bỏ hoang như ở các đền tháp ở Amaravati, Vijaya và Kauthura. Tháp Pô Klaung Garai nổi tiếng ở Phan Rang là do Chế Mân (Jaya Simhavarman III) xây lên để thờ cá nhân mình vào thế kỷ 14. Đền này trước đây còn có tên là Jaya Simhalingesvara. Tháp vẫn còn được người Việt và Chăm dùng để thờ cúng. Trên các trụ cửa của tháp chính, có các ký tự kể lại việc vua Jaya Simhavarman III dâng đất và nô lệ cho thần Jaya Simhalingesvara.
    (Theo báo Diễn Đàn)
  10. uic

    uic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2004
    Bài viết:
    406
    Đã được thích:
    1
    Ông nói như khẹc! Xứ Nam bộ lúc đó đa phần là đất hoang và dân Chăm Pa(ông mà xuống sông cá sấu nó gặp cho còn cái đầu),, thi thỏang bọn Cao Miên lội sang bỏ hạt gieo mầm, đất nào là đất của nó, có đền Ăngcovat hay ĂngcoThom nào không, lúc Nguyễn Huệ đánh quân Xiêm ở Rạch Gầm Xòai mút có thằng Cao Miên nào ở đó ko mà để cho bọn Xiêm mò sang thế. Mấy cái lý thuyết của thằng Tàu nhồi sọ cho bọn KHơ me đỏ để kích chúng đánh VN thì khỏi nói, cứ đọc hai quyển "tuyển tập truyện biên giới tây nam" thì sẽ thấy khả năng nhồi sọ tư tưởng MAo của Tàu siêu nhất thế giới, bọn CPC đến chết vẫn lảm nhảm tư tuởng Mao, giết hàng trăm người bằng cuốc bằng dao mà kể lại cho bộ đội VN và CPC nghe mà nó hồn nhiên như không.Tôi đang chờ ngày xử thằng TÀMOK đây mà CPC kêu là thiếu tiền, nếu bọn này bị Quốc tế tuyên án là quân diệt chủng thì những xương máu của bộ đội VN may ra mới cảm thấy ko uổng.

Chia sẻ trang này