1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm hiểu Biên giới Việt Nam-lào, Việt Nam-Campuchia

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi khansephiroth, 18/09/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. esu

    esu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    1.244
    Đã được thích:
    0
    Đó là đất hoang không có nghĩa là đó không phải là đất của người Khmer, bạn ạ. Việt Nam bành trướng về phương Nam là lấn lướt đất của dân tộc khác là quá rõ, không có gì để bàn nữa cả. Vấn đề là việc này ngày nay có thể bỏ qua được, bởi vì việc bành trướng này diễn ra ở cái thời chưa có những quy tắc quốc tế về lãnh thổ, nhân quyền... vân vân. Để cụ thể hơn, ta thử xem lại công cuộc bành trướng của người Việt, lấy điểm khởi đầu là cuối nhà Trần:
    Vua Trần Nhân Tông sau khi thoái vị đến thăm vương quốc Chămpa vào năm 1301 để "thắt chặt quan hệ mật thiết giữa hai nước", nhưng với ý đồ (nham hiểm) mà mọi người ở đây đều biết, đấy là gả con gái để đổi lại lãnh thổ. Cụ thể hơn, Trần Nhân Tông hứa gả Huyền Trân Công Chúa cho vua Chế Mân của nước "bạn", mà sử sách gọi là vua Jaya Simhavarman III. Ít lâu sau, Chế Mân cho sứ giả mang nhiều lễ vật cưới hỏi đến Thăng Long, nước Đại Việt, nhưng triều đình Trần vẫn còn do dự (bởi vì vẫn chưa được lãnh thổ). Thế là Chế Mân tặng luôn hai quận Ô và Rí, nằm ở phía Bắc đèo Hải Vân. Và năm 1306, Huyền Trân Công Chúa đi Vijaya - kinh thành Chămpa thời bấy giờ, để tiến hành đám cưới.
    Năm 1307, nhà Trần nhận được hai quận như đã hứa và đặt tên thành châu Thuận và châu Hoá, mà ngày nay là tỉnh Thừa Thiên-Huế và miền Nam tỉnh Quảng Trị. Nhưng chỉ một năm sau đám cưới, vua Chế Mân qua đời. Nhà Trần cực kỳ mau lẹ cho sứ giả đến Vijaya và mang Huyền Trân Công Chúa trở về Thăng Long lại bằng đường biển. Dần dà sự việc trên (nhường đất + sự tráo trở của nhà Trần) gây căng thẳng giữa nước Đại Việt và nước Chămpa. Vào giữa thế kỷ 14, lợi dùng tình hình nước Đại Việt (nhà Trần) đang trên đà sa sút, nước Champa liên tục cho quân sang đánh, nhất là ở khu vực những tỉnh phía Nam Đại Việt. Quân Champa còn theo đường biển, đi theo lối Vân Đồn vốn là một con đường giao thương với các nước lân bang rất trù phú thời bấy giờ. Năm 1360, vua mới Chế Bồng Nga cố gắng thu hồi những lãnh thổ đã mất vào tay nhà Trần.
    Bắt đầu từ năm 1361, Chế Bồng Nga năm nào cũng cho quân sang xâm chiếm Đại Việt. Do nhà Trần lúc bấy giờ đang mất ưu thế trầm trọng, năm 1371, Chế Bồng Nga thậm chí vượt cả sông Hồng, vào thành Thăng Long đốt phá các công trình xây dựng. Tuy vậy, vào năm 1389, Chế Bồng Nga bị phản bội và tử trận. Nước Chămpa từ đây mất vĩnh viễn phần lãnh thổ phía bắc đèo Hải Vân.
    Còn về phần nước Đại Việt, nhà Trần tiếp tục sa sút và sau đó đã được thay thế bằng nhà Lê. Vua Lê Thánh Tông có những chính sách ngoại giao bành trướng. Nhờ Lê Thánh Tông, nước Việt trải rộng thêm về phía Tây, và nhất là về phương Nam, lần đầu tiên đạt đến khu vực sông Mêkông (Cửu Long).
    Lúc bấy giờ, người Chăm lại tiếp tục tổ chức những trận càn quét vào đất Việt từ phương Nam. Vua Bàn La Trà Toàn, nhờ sự ủng hộ của nhà Minh bên Trung Quốc, mang hơn 100''''''''000 quân, bộ cũng như thủy, xâm chiếm đất Hoá Châu vào năm 1470. Thấy nước Chămpa là một mối nguy hiểm tiềm tàng - dù nhiều lần mất đất nhưng vẫn xông lên, nhà Lê đã quyết định tiêu diệt hoàn toàn vương quốc này. Nhà vua chuẩn bị cuộc chiến kỹ càng, tích trữ rất nhiều thóc lúa, và cho sứ quân sang triều Minh giải thích lý do chiến đấu. Cuộc chiến mang lại cho nhà Lê miền bắc đất Quảng Nam, nhưng không dừng lại ở đó, vua Lê tiếp tục tiến sâu hơn vào vương quốc Champa. Kết quả là thủ đô Vijaya thất thủ, và vua Trà Toàn bị bắt làm tù nhân của nhà Lê. Sau cuộc chiến. Vua Lê sau đó còn chia nước Chăm thành ba nước nhỏ, như mọi người ở đây đã biết, để trừ mọi hậu hoạ về sau. Nước Champa từ đây chỉ còn tồn tại một cách tàn tạ, cho đến khi bị hủy diệt hoàn toàn bởi nhà Nguyễn về cuối thế kỷ 17. Về mặt lãnh thổ, tỉnh Quảng Nam về tay nước Đại Việt.
    Vào thời Trịnh Nguyễn phân tranh, vua Fa Ngum bên Lào thiết lập vương quốc Lan Xang. Đường biên giới giữa vương quốc Lan Xang và nước Đại Việt (đang chia rẽ) được lấy là đường phân thủy giữa sông Hồng (Đại Việt) và sông Mêkông (Lan Xang). Từ 1637 đến 1694 là triều đại của vua Vongsa bên Lào, một triều đại cực thịnh. Trong thời gian này, ranh giới giữa Đại Việt và Lan Xang được quy ước lại như sau: bất cứ ai sống trong nhà sàn, có hiên, đều được xem như thần dân của Viêngchăn, những người còn lại sẽ dưới quyền kiểm soát của thành Thăng Long. Thế nhưng sau cái chết của Vongsa, nước Lan Xang trải qua một giai đoạn rối răm, và bị chia thành 3 vương quốc nhỏ (Luông Pha Băng, Viêng Chăn, và Chăm Pa Xắc). Chính là do ba nước nhỏ này liên tục tuyên chiến với nhau, và tự làm yếu mình, nên nước Xiêm ở phía Tây dần dà có cơ hội bành trướng kiểm soát đến khu vực Mê Kông.
    Trở lại với nước Chăm, từ năm 1471 - năm thành Vijaya thất thủ, người Chăm chỉ còn sống sót trên một dải bờ biển dài và hẹp. Năm 1543, sử Trung Hoa ghi chép lại sứ giả Chăm sang đất Hoa đi cống lần cuối cùng, sau không thấy ghi nữa. Còn ở đất Việt, nhà Nguyễn (mà cụ thể là Nguyễn Hoàng lúc bấy giờ quản lý đất Quảng Nam) không ngừng tìm cách trải dài lãnh thổ thêm nữa về phương Nam, hòng đối đầu với nhà Trịnh ở phương Bắc. Năm 1611, người Chăm lại tổ chức một cuộc xâm lăng tại Quảng Nam, Nguyễn Hoàng sau sự kiện này đã lấy luôn đất Phú Yên. Năm 1653, nhà Nguyễn tiếp tục lấn lướt vương quốc Chăm, chiếm trọn vùng đất nằm về phía Bắc sông Phan Rang (ngày nay là tỉnh Khánh Hoà) vào năm 1653. Một thời gian không lâu sau, tất cả những gì còn sót lại của Chăm pa cũng bị nhà Nguyễn thâu tóm nốt, tạo thành tỉnh Bình Thuận ngày nay.
    Trong suốt thế kỷ 17, những trận đánh liên tục giữa Trịnh và Nguyễn đã thúc đẩy nhiều người dân chuyển dần về phương Nam, nơi lưu vực sông Cửu Long, để lánh nạn chiến tranh và đói. Gia Định Thành Thông Chí đã ghi rõ, đây là miền đất có nhiều rừng đước và kênh ngòi. Những người di dân này làm công tác khai hoang, như ta đã biết, và sống trên cùng một lãnh thổ với những người Khmer lác đác. Dần dà thành lập hai khu vực tập trung người di dân riêng biệt: một tại Bà Rịa, hai tại Đồng Nai (Biên Hoà). Cần nói thêm là, cùng thời, đế chế Khmer cũng đang trên đà xuống cấp, một là tại sự sa sút của giao thương đường biển, hai là tại những công trình xây dựng quá tham vọng, và cuối cùng là dưới những đợt tiến công của nước Xiêm. Nước Xiêm (bấy giờ có vua là Râmdhipati, người đặt nền tảng cho kinh thành Ayutaya, thống nhất Sukhothai và Lopburi) lúc bấy giờ một bên trải xuống xa hơn trên bán đảo Mã Lai, một bên lại tấn công Campuchia. Vương quốc Khmer lâm vào tình trạng khủng hoảng, và, tận dụng thời cơ đó, nhà Nguyễn cho mang 2000 quân theo lời thỉnh cầu của người Khmer xuống Bà Rịa và thiết lập luôn kiểm soát tại khu vực này.
    Năm 1679, hai tướng nhà Minh qua Việt Nam (tại Đà Nẵng) lánh nạn xâm lăng của người Mãn Thanh, cùng với quân đội của họ trên 50 chiếc thuyền. Nhà Nguyễn cho phép ở lại và gửi họ xuống ở miền đất phía Nam mới chiếm được. Người Hoa từ từ sinh sống ổn định và chia làm nhiều nhóm khác nhau, sinh sống ở nhiều khu vực khác nhau tại lưu vực sông Mêkông : một số ở Mỹ Tho, số khác lên Biên Hoà rồi ở lại. Năm 1698, nhà Nguyễn chính thức chia khu vực phía Nam này thành hai tỉnh: Trấn Biên (Biên Hoà) và Phiên Trấn (Gia Định). Nhà Nguyễn còn áp tải cư dân từ phía Bắc (Quảng Bình cho đến Bình Thuận) xuống ở phương Nam. Vào đầu thế kỷ 18, nhà Nguyễn đã kiểm soát được cho đến bờ biển Vịnh Thái Lan.
    Sau đó là câu chuyện của Mạc Cửu, một người Hoa từ Quảng Đông sang lánh nạn xâm lăng của nhà Thanh. Mạc Cửu là người đã tạo dựng nên những trung tâm giao thương giàu có tại Hà Tiên, Phú Quốc, Rạch Giá, Cà Mau và một số địa điểm ngày nay của Campuchia. Mạc Cửu mau chóng "liên kết" với nhà Nguyễn, hòng nhận sự bảo vệ khỏi Campuchia, nơi liên tục diễn ra những cuộc khủng hoảng triều chính. Sau cái chết của Mạc Cửu năm 1735, con trai ông ta, Mạc Thiên Tư đã được triều đình Huế cho phép đóng tiền, tự dựng nên chính quyền, quân đội, xây thành lũy... vân vân. "Đất nước" của ông ta ngày càng trù phú, người Hoa có học từ Phúc Kiến, các thầy tu từ Quy Nhơn đổ về giúp đỡ. Hà Tiên Thập Cảnh chính là sự ca ngợi vẻ đẹp của đất nước ông ta từ thời này.
    Về phần nhà Nguyễn, tiếp tục xâm chiếm đất đai và năm 1732, lấy được đất Vĩnh Long ngày nay. Nhờ can thiệp vào việc triều chính nội bộ của Campuchia, năm 1755, nhà Nguyễn lại được kiểm soát những miền đất về phía Nam thành Gia Định. Nhà Nguyễn cho dựng lên những trung tâm tại những giao điểm giao thông quan trọng, gồm có Sa Đéc, Tân Châu và Châu Đốc. Như vậy là về cơ bản, giữa thế kỷ 18, người Việt đã đến tận Châu Đốc (trải dài về phía Tây), còn tỉnh Hà Tiên thì từ Kông Pông Xom cho đến Mũi Cà Mau. Sau này Nguyễn Huệ thống nhất đất nước, dẹp Trịnh Nguyễn, đánh người Xiêm ở Rạch Gầm-Xoài Mút, và về mặt lãnh thổ Việt Nam không có gì đáng kể thay đổi nữa.
    Được esu sửa chữa / chuyển vào 16:57 ngày 21/09/2005
    Được esu sửa chữa / chuyển vào 17:18 ngày 21/09/2005
  2. simbat1080

    simbat1080 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/09/2003
    Bài viết:
    478
    Đã được thích:
    0
    Chú esu này ở đâu mới tới quát tháo lung tung
    Người ta đang bàn chuyện mình có chiếm đất của dân Khơme không (cụ thể là Nam Bộ đã bao giờ thuộc về Khơme chưa).
    Chứ còn vụ nuốt đất của người Chăm (Trung và Nam Trung Bộ) thì rõ như ban ngày rồi, lần sau đọc kỹ bài người khác đã rồi hẵng thưa thốt nhé
    Mà ông em đừng bảo người Chăm với người Khơme là một nhé
  3. pdv

    pdv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/01/2004
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Tôi thấy trên wikipedia có cái hình cũng hay nên post lên để mọi người tham khảo.
  4. esu

    esu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    1.244
    Đã được thích:
    0
    Vâng vâng. Tại tôi nói một câu đùa hớ hênh về tháp Ponagar nên lại nhầm qua Chămpa, đã sửa lại rồi đấy. Còn về việc đất Khmer, thì rõ ràng là người Khmer đã đến đó trước người Việt và không khai khẩn nhiều. Do họ đến trước nên có thể nói là đó là đất của họ, còn họ có khai khẩn hay không thì đó lại là một việc khác. Lúc Nguyễn Huệ đánh người Xiêm tại Rạch Gầm-Xoài Mút, không có người Khmer nào can dự bởi lý do chính là vì nước Campuchia lúc đó, dưới tác động của nước Xiêm, đã lâm vào tình trạng khủng hoảng về triều chính và không thể bảo vệ đất đai của họ một cách có tổ chức. Hãy xem lại lịch sử: người Xiêm chiếm kinh thành Angkor vào năm 1431 và chỉ thực sự rời bỏ Angkor vào năm 1887, cái năm mà Campuchia trở thành thuộc địa Pháp. Thời gian 1431-1887 này được các sử gia gọi là "Thời kỳ đen tối của Campuchia" (The Dark Ages of Cambodia), bởi vì ngoài người Xiêm hung hăng ra, người Khmer còn bị người Việt (các chúa Nguyễn) lấn chiếm. Người Khmer mất cả kinh đô còn không lo nổi, chẳng lẽ có thời gian và sức lực đi tranh giành Lục Tỉnh Nam Kỳ ở trận Rạch Gầm-Xoài Mút ?
    Được esu sửa chữa / chuyển vào 18:12 ngày 21/09/2005
  5. great_sephiroth

    great_sephiroth Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/09/2005
    Bài viết:
    205
    Đã được thích:
    0
    À, thế còn việc phân định Hải phận giữa ta và Campuchia ? Sao tôi chỉ hay nghe ta với Thái thôi chứ ko thấy Campuchia ?
  6. mi28havooc

    mi28havooc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2004
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    0
    Lãnh thổ dân tộc Việt là do cha ông chúng ta bỏ công sức lao động , đi khẩn hoang mà có , tại sao mọi người lại có thể gọi đó là bành trướng , bá quyền được , lịch sử dân tộc ta là lịch sử của lao động , của bảo vệ Tổ quốc , chúng ta ko gây tội ác với ai , chỉ có bọn hán , miên , và xiêm là gây tội ác với dân tộc ta, chúng ta chỉ nên chú trọng vào việc tố cáo tội ác của bọn chúng để từ đó nâng cao lòng yêu nước , ý chí căm thù giặc , sắn sàng bảo vệ Tổ quốc , cũng như làm nghĩa vụ quốc tế cao đẹp , hơn nữa ko nên so sánh bọn Miên với ta , chúng kô thể sánh với dân tộc Việt ta được
  7. esu

    esu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    1.244
    Đã được thích:
    0
    Chứng tỏ bạn không biết gì hết về quá trình hình thành nước Việt Nam và chưa đọc bài nào trong đây cả.
  8. uic

    uic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2004
    Bài viết:
    406
    Đã được thích:
    1
    http://www.viendu.com/
    mời bà con đọc link này tìm bài Nam tiến của tác giả Nguyên Hương nói khá chi tiết về vấn đề Nam Tiến của dân tộc Việt Nam, tôi chẳng thấy vai trò lớn lao của dân Campuchia hay còn gọi là quốc gia Chân Lạp trong giai đoạn này cả. Ngoài ra còn có bài về khai khẩn đất hoang xứ đàng trong.của Sơn Nam.
    Được uic sửa chữa / chuyển vào 18:15 ngày 22/09/2005
  9. great_sephiroth

    great_sephiroth Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/09/2005
    Bài viết:
    205
    Đã được thích:
    0
    Việc ta tiêu diệt Chiêm Thành, cướp đất của Chân Lạp là sự thực lịch sử, dù bằng bất cứ cách nào, lao động hay cướp đoạt, đối với nước ta và nhân dân ta thì đó đều là công lao, nhưng tất nhiên đối với người Cam Bốt thì chẳng thích thú gì, cũng như ta đối với Tàu vậy thôi. Nhân thể cũng nói luôn là theo Phương Đình dư địa chí của Nguyễn Văn Siêu thì Đồng Đăng vốn là ta cướp của Tàu !! Nhưng cái đó cũng khó nói, vì nếu xét xa xưa ra nữa thì có khi ta còn phải đòi Tàu cả Lưỡng Quảng, nói chung lịch sử tất cả chỉ là lịch sử, giờ chỉ có làm sao giữ vững cái đã có, mở rộng ra được bao nhiêu hay bấy nhiêu
    Thêm nữa là thời Minh Mạng , Cam Bốt còn là đất của ta cơ, quan quân nhà Nguyễn đã đánh chiếm Cam Bốt, lập nên Trấn Tây, nhưng sau khi người Cam Bốt nổi dậy liên miên, Nguyễn Công Trứ và 1 số tướng khác mang quân đánh dẹp mãi ko được, nên sau khi Minh Mạng chết thì ta rút quân về, tất nhiên là cũng không quên lấn thêm vài vùng ở Biên giới nữa.
    Tất cả đều là công lao của tiền nhân cho quốc gia VN được thế này, tất nhiên là đối với người Cam Bốt, Lào thì khác
  10. minhchaupp666

    minhchaupp666 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2004
    Bài viết:
    804
    Đã được thích:
    0
    Mấy ông kêu ca gì nữa, thích chết đi đc, nếu ko thì lảnh thổ VN đã bé tí còn bé nữa sao? Lịch sử là lịch sử rồi, biết thế thôi...dù sao mình cũng tự hào vì ông cha mình quá đi chứ lị

Chia sẻ trang này