1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm hiểu ca t­­­­­ừ nhạc Trịnh

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi cauchin, 02/08/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. winterm

    winterm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2002
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Đã từ lâu rồi,hình ảnh của tà áo đã rất quen thuộc trong văn học nghệ thuật. Từ những câu dân ca ?o Thương nhau cởi áo cho nhau, về nhà mẹ hỏi qua cầu gió bay?,? Mưa bụi nên em không ướt áo, thôn đoài cách có một thôi đê? cũng đã vẽ nên một con đường đê bắc bộ, hoặc tình yêu gặp gỡ trong đời và nỗi băn khoăn của người con gái ? ...Ấo em sơ ý cỏ găm đầy, lời yêu mỏng mảnh như là khói, ai biết tình anh có đổi thay...? , hoặc là thương lắm những mảnh áo ?o Vá đùm vá đụp? đã đi qua cuộc đời của bao con người tần tảo đất Việt
    Thật bình dị.
    Với TCS lại là một cách thể hiện khác, cũng là một cách nói yêu thương, phải chăng những hình ảnh ấy cũng đã nằm sẵn trong ca từ như sự chứa đựng và mang lại của những câu ca quê hương. ?o Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ... Buổi chiều ngồi ngóng những chuyến mưa qua.... còn mưa xuống như hôm nào em đến thăm mây âm thầm mang gió lên ?o một bức tranh về những buổi chiều gió mưa đất Huế, có một người ngồi ngóng trông để thấy và thương một người đi về ?oướt áo? trong chiều mưa..
    Lại rất nhạt nhoà như ký ức hoài cảm ?o Gọi nắng trên vai em gầy đường xa áo bay ?oÁo em bây giờ mờ xa nẻo mây? ?oÁo xưa dù nhàu cũng xin bạc đầu gọi mãi tên nhau?.
    Lại như một bức tranh rực rỡ của một đô thành ?oNhớ sài gòn những chiều lộng gió, lá hát như mưa suốt con đường qua, có mặt đường vàng hoa như gấm, có không gian màu áo bay lên?.
    Cũng có thể coi là một sự sáng tạo trong ngôn từ.
    Nhưng cuối cùng cũng quay về với hình bóng mảnh mai hao gâỳ ?o Vai em gầy guộc nhỏ, như cánh vạc về chốn xa xăm...? gầy guộc như thế, xa xăm như thế, đa cảm như thế nên mang hết tình thương yêu ấy vào câu hát ?oÁo xưa chưa quen phong trần, gọi buồn cho mình biết tên... ?o.
    Những áo xưa ấy giờ đã đi về đâu, vai áo đã sờn đã bạc đi bao nhiêu qua bao nỗi phong trần!
  2. labello

    labello Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/11/2002
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    0
    ai giải thích hộ em "ru em từng ngón xuân nồng" là muốn nói gì
    Labello là cái thỏi để bôi môi cho khỏi nẻ
  3. Snow

    Snow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/01/2002
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Trùi ui, phục box mình wá luôn. Một con ng` mới có 13 tuổi như em thì đúng là ko hiểu hết vè nhạc Trịnh thật. Nhưng thích thì vẫn cứ thích.
    Cũng có một số từ làm em thắc mắc nhưng nhìu wá nên...wên rùi hic hic
    tại sao mọi ng` lại bit' nhìu như thế nhỉ???
    Khi nào phụ đạo em một buổi nha!!!
    Ivy1312
  4. langthangmotminh

    langthangmotminh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    ca nhạc chỉ là một sắc màu của cuộc sống thôi ,nó chỉ tô vẽ cho cuộc sống thêm sống động,huớng con người đến cái hoàn mĩ thôi,chẳng ai bít nhìu hơn ai cả,đó chỉ là cảm nhận cua từng người với bài hát họ iu thích thôi...Snow cứ học cho giỏi,sống cho tốt thế là langthangmotminh phục Snow nhất trong bốc nhạc trịnh rồi
    everyday,i thing about you,all the time ,crazy for you
  5. lengkeng20

    lengkeng20 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    144
    Đã được thích:
    0
    Hey , tôi yêu nhạc Trịnh , yêu từ ngày còn bé , thế nhưng càng lớn lên , tôi càng ít hát và nghe nhạc Trịnh , vì một lí do đơn giản , nhạc Trịnh buồn quá , bàng bạc một nỗi buồn , nó cứ như hư hư vô vô , cuộc sống có có không không , nửa chìm nửa nổi , nửa tỉnh nửa mê , tôi bỗng thấy sợ cái thế giới rộng lớn này. Mỗi khi nghe nhạc Trịnh , thú thật , hát nhạc Trịnh tôi muốn khóc , ừ , khi buồn , tôi cũng hát hò và thường hát nhạc Trịnh , thật kinh khủng , nỗi buồn dường như tăng thêm , trời ơi , giá mà lúc này tôi đừng nghĩ đến nhạc Trịnh , làm sao thế này ? sao mà thấy cuộc đời này khó hiểu và khó để sống một cách hồn nhiên và vô tư thế nhỉ ?
    Bây giờ , tôi cần bạn lắm , người mang đến cho tôi cả niềm vui và nỗi buồn , bạn đang làm gì và đang ở đâu , tại sao bạn lại khó hiểu với tôi đến thế ?
    LK
    (xin lỗi bạn lengkeng cho tớ sửa bài thành có dấu cho mọi người dễ đọc)
    lys
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 20:52 ngày 27/12/2002
  6. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Đồng ý với langthangmotminh, không có ai "biết" nhiều hơn ai cả. Vấn đề chỉ là cảm nhận và chia sẻ nếu có thể được mà thôi.
    Snow làm thành viên box mình lâu rồi, nhưng chưa thấy chia sẻ cảm xúc của mình khi nghe nhạc Trịnh với mọi người trong box nhỉ? lys rất muốn biết cảm xúc của Snow thế nào... để nhớ lại mình cái hồi xưa, tầm bằng tuổi Snow, lys nằm trên gác xép ôm cái đài bé tẹo bằng bàn tay nghe nhạc Trịnh, hình như bài đầu tiên là Tình khúc Ơ bai...
    All the rivers run into the sea; yet the sea is not full: unto the place from whence the rivers come, thither they return again. (ECCLESIASTES)

    lys

  7. NguoiThangLong

    NguoiThangLong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/12/2002
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    ẢNH HƯỞNG PHẬT GIÁO TRONG NHẠC TRỊNH CÔNG SƠN
    TRẦN TUYẾT HOA
    "?Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt
    Rọi xuống trăm năm một cõi đi về"
    Bản nhạc như là một dấu ấn định mệnh của cái âm hưởng Thiền Phật giáo gắn vào cuộc đời Trịnh Công Sơn. Ðể từ đó Sơn bước đi với những trăn trở, tra vấn về thân phận con người trong cõi trần gian? Như một hành trang "nằng nặng" của cái nghiệp đang bước đi? Vậy mà ngày về với "cát bụi?T thì trong tay chỉ còn một nắm "lau trắng" tuổi đời theo anh đi về nơi ấy.
    Tôi nghe Trịnh Công Sơn từ những bàng hoàng, ngơ ngác, bơ vơ, mộng mị đầu đời của "Ướt mi", "Biển nhớ", "Hạ trắng", "Thương một người" với những ?. "Bờ vai như giấy mới, sợ nghiêng hết tình tôi"? hay? "Ðàn lên cung phím chờ, sầu lên dâng hoang vu?" để cho ?"triều sương ướt đẫm cơn mê"? Với tình yêu mà Trịnh Công Sơn cũng luôn trăn trở, lo buồn vời vợi, khắc khoải, đớn đau: "?Aùo xưa dù nhàu, cũng xin bạc đầu, gọi mãi tên nhau?".
    Tôi gặp Trịnh Công Sơn từ những trăn trở thân phận với nỗi đau của con người bất lực trước cái "ác" đối với nhau trong chiến tranh, vì chiến tranh luôn tàn phá mọi giá trị tinh hoa của con người. Trịnh Công Sơn đã trực diện điều đó trên quê hương mình. Anh đau đớn và bất lực trước những ngã xuống của anh em, bạn bè ở đâu đó trong nhà tù, ngoài chiến trận vào những năm 1966 ?" 1967 cho đến ngày hoà bình. Bên ngoài thành phố thì "mộ bia đầy như nấm" ở bưng biền, đồng ruộng, núi đồi? Bên trong thành phố thì đầy dẫy đó đây ?"người già co ro, em bé lõa lồ khóc tuổi thơ đi?" Với "từng cuộn dây gai xé nát da người? "trong cuộc tấn công Phật giáo năm 1966.
    Hồi đó, tôi thường gặp Trịnh Công Sơn ở Nhà xuất bản Lá Bối gặp cả nhóm bạn bè thân thiết với Sơn : Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Bửu Ý? Các nhà tư tưởng, triết gia một thời của Phật giáo ấy đã thường ngồi với nhau, nói với nhau, bàn bạc rất nhiều về những vấn nạn thân phận con người thời đại, về chiến tranh, hòa bình? Nhưng vẫn chưa có được lối thoát cho một Trịnh Công Sơn đang chơi vơi kinh hoàng với "Tình ca người mất trí" : "Tôi có người yêu vừa chết hôm qua, chết thật tình cờ, không hẹn hò, nằm chết như mơ"? Rồi với hai bản nhạc đã đưa tên tuổi Trịnh Công Sơn vang khắp các phong trào phản chiến thế giới và được cho là tiếng kêu hòa bình thống thiết nhất từ VN và Sơn nhận được giải Ðĩa Vàng, bài hát được dịch ra tiếng Nhật vang đi khắp nơi, đó là "Ru con"? "Ðứa con của mẹ da vàng, ru con, ru đạn làm hồng vết thương"? "Ru con, ru đã hai lần"? "Sao ngủ tuổi 20?" và bài "Hãy nói giùm tôi, hãy sống giùm tôi, hãy thở giùm tôi", Sơn đã nói thay lời Nhất Chi Mai, người sinh viên Phật tử tự thiêu cho hòa bình VN năm 67? "Ai có nghe tiếng nói người Việt Nam, chỉ mong hòa bình sau đêm tăm tối"? "Chờ mong một ngày tay ấm trong tay"? Hai bản này Sơn đã đưa tôi chép giữ lại, không thấy in bán.
    Có lần, tôi và chị BS Ðỗ Thi Văn đã tổ chức một buổi nhạc Trịnh Công Sơn ở trụ sở sinh viên Phật tử Sài Gòn để Sơn giới thiệu mấy ca khúc mới và "Ca khúc da vàng". Khán giả trẻ đã đứng lên vỗ tay hát theo anh? Người nhạc sĩ có dáng dấp triết gia đó, với đôi mắt đăm chiêu qua làn kính cận, đã thu phục được hết cả hội trường. Tôi nghĩ thành công đó không chỉ do cái thủ thuật ca từ phù thủy của anh như nhiều người thường nói, hơi ác ! Mà chính đó là do nỗi lòng trăn trở chân thật của chính anh trước những kinh hoàng về "Thiện" "Aùc" trong mỗi con người, thật khó hiểu? Phải chăng, qua những thao thức với bạn bè, Trịnh Công Sơn đã đúc kết cho mình một cái nhìn phù du về cuộc sống, một cái lẽ vô thường của đời người, để từ đó, mùi Thiền đã bàng bạc trong một số tác phẩm anh cho đến khi tuổi đời "chập chờn lau trắng" thì ?"người bỗng hết buồn, đã hết buồn? người lặng nghe đá lên trong mình!" (Du mục) - Hay là như ngọn cỏ xót xa, Sơn ngồi "nghe tiền thân về chào tiếng lạ, những mai hồng ngồi nhớ thiên thu"? Và nhiều, nhiều lắm, cái chất lạ đó của Thiền cứ bàng bạc mãi hoài trong ca từ của Sơn, và theo anh tận "cõi đi về". Về với "cát bụi", Trịnh Công Sơn đã đi một mình "lặng lẽ nơi này" vào cái buổi trưa hôm ấy.
    "Trời cao đất rộng, một mình tôi đi, một mình tôi đi.
    Ðời như vô tận, một mình tôi về, một mình tôi về, với tôi" !
    Sáng nay, đưa Sơn lần cuối, khi nghe tiếng kèn saxo của Trần Mạnh Tuấn trỗi lên bài "Cát bụi", tôi không sao cầm được nước mắt, Sơn ơi !
    Một người bạn cũ thời Ca khúc da vàng ở Ðại học Văn khoa xưa
  8. Nguyet-ca

    Nguyet-ca Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2002
    Bài viết:
    2.646
    Đã được thích:
    0
    Mở đầu một thảo luận...
    Theo mình biết và đã từng xem ,trong cuốn ?o Tuyển tập những bài ca không năm tháng? có thấy những phần lời viết bằng tiếng Anh được in ngay bên dưới phần tiếng Việt. Lục tìm lời nhạc bên dactrung.com cũng thấy vài bài thuộc mảng ca khúc da vàng có thêm phần lời Anh, ví dụ như ?oGia tài của mẹ?. Nhìn lại thời TCS, nghĩ rằng ông giỏi tiếng Pháp hơn là tiếng Anh, nhưng lại nghe ai đó nói : phần tiếng Anh này là do chính TCS dịch và cho in.
    Với chút vốn liếng tiếng Anh ít ỏi của một đứa học trò khối D, tôi cố gắng dịch và đối chiếu với phần lời Việt thì thấy bản dịch tương đối công phu và sát nghĩa, tuy không thể tránh những chỗ gượng ép, gây khó khăn cho người hát ( nếu ai đó có ý định hát ). Có lẽ phải là một người hiểu nhạc TCS, thậm chí hiểu chính con người TCS thì mới có thể dịch như thế. Phải chăng đúng là chính tác giả ?
    Nhưng tôi nhớ vào khoảng năm 96-97-98, các nhà sản xuất băng đĩa VN một dạo có rộ lên phong trào hát nhạc Trịnh bằng lời việt kèm tiếng Anh ( dịch sang ). Nhưng những bản dịch này lại không phải của nhạc sĩ TCS, vì tôi nhớ không có tên nhạc sĩ trong dach sách ?odịch giả? in sau những cuốn băng cassette mà tôi mua. Tôi còn nhớ những cuốn băng tập hợp đầy đủ những giọng ca hát nhạc ngoại kha khá của Việt Nam : Thu Phương hát ?o Biển nhớ?, Hà Trần hát ?oDiễm xưa?, Bằng Kiều với bài hát ( chết thật, tự nhiên quên tên, bài hát mà bắt đầu bằng câu ?oMùa xuân yêu em, đồi núi thênh thang...? ấy ), 3A với ?oHoa xuân ca? ( phần lời Anh của bài này tương đối hay ), rồi Tam ca Áo trắng với ?o Hôm nay tôi nghe?. Còn có cả Hồng Nhung, Cẩm Vân, Huy MC nữa , nhưng chịu không nhớ nổi họ hát bài gì. Hồi ấy còn nhỏ, tôi nghe thấy cũng hay hay, bây giờ nghe chắc cũng vẫn thấy có cái gì lạ lạ. Tiếc là bây giờ không còn giữ những cuốn băng đó nữa, nên cũng thể khẳng định là ai đã dịch.
    Mà thôi, chuyện ấy có quan trọng gì, mọi người nhỉ ? Quan trọng là đã từng có một khoảng thời gian nhạc Trịnh được phổ biến đến công chúng ở một dạng mới mẻ : tiếng Anh. Thiết nghĩ cô Khánh Ly sống lưu vong lâu thế, tiếng Anh chắc hay lắm, không hiểu bây giờ mà lại xuất hiện trên thị trường một seri nhạc Trịnh mới do KL hát....bằng tiếng Anh ( hay một ngoại ngữ nào khác ) thì ngộ lắm nhỉ ?
    Lại nhớ đến câu chuyện kể về ?osự tích? ra đời của ca khúc ?oNguyệt Ca ?o. Một người con gái tên Nguyệt mà TCS thầm thương trộm nhớ, một ngày khi đang ngồi nói chuyện với nhạc sĩ, tự dưng buột miệng khen một anh chàng nào đó đẹp trai chỉ vì anh ta... lai Tây. TCS đã rất ngạc nhiên , vì không thể nghĩ rằng người mình thương lại có khiếu thẩm mĩ ... hướng ngoại như thế. Và TCS đã trở về nhà, viết liền một mạch câu chuyện ?oNguyệt Ca?, một câu chuyện tình yêu gồm 3 phần, kết thúc bằng ?oTừ em thôi là nguyệt?. Liên hệ với những chuyện vừa nói ở trên, tự dưng muốn hỏi mọi người : Chẳng biết như thế có gọi là...sính ngoại không. ?
    Viết đến đây mới chợt nghĩ : hay cứ thử tìm lại xem nào. Bao giờ tìm được thì post cái list lên cho mọi người nhé. À mà hi vọng có ai đó trả lời câu hỏi của tôi.

    Với tôi tất cả như vô nghĩa
    Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau...
  9. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    lys có quyển sách nguyên tên là Tuyển tập những ca khúc không năm tháng, do Nhà xuất bản Âm nhạc xuất bản vào cuối năm 1997. Tranh bìa là bức Người chơi Đại hồ cầm của chính Trịnh Công Sơn. Theo đó, người phỏng dịch lời tiếng Anh là Tôn Thất Lan.
    Những bài hát được dịch lời ra tiếng Anh là:
    Biết đâu nguồn cội (Origin unknown)
    Cát bụi (Dusty sand)
    Con mắt còn lại (The other eye)
    Đời gọi em biết bao lần (Life has called you many times)
    Em đến từ nghìn xưa (You've come a long time)
    Gần như niềm tuyệt vọng (Something like despair)
    Lời buồn thánh (Sad Sunday eve)
    Lặng lẽ nơi này (The quiet world of mine)
    Một cõi đi về (My own lonely world)
    Như cánh vạc bay (Like a flying heron)
    Quỳnh hương (A little rose, a little love)
    Tôi ơi đừng tuyệt vọng (Don't despair o my soul)
    Tuổi đời mênh mông (In too large life)
    Xin trả nợ người (I paid my debt)
    NC cố tìm lại cái băng đó đi em, để hôm nào cho chị mượn với...
    All the rivers run into the sea; yet the sea is not full: unto the place from whence the rivers come, thither they return again. (ECCLESIASTES)

    lys

  10. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Cô Khánh Ly đã phát hành CD nhạc Trịnh Công Sơn bằng tiếng Nhật rất là hay và lạ. Đó là CD "Ướt Mi" năm 1992 với các bài: Diễm Xưa, Một buổi sáng mùa xuân, Như cánh vạc bay, Còn thấy mặt người, Em còn nhớ hay em đã quên, Ướt mi, Ca dao mẹ, Người về bỗng nhớ, Ru em bằng hai thứ tiếng Việt Nam và Nhật. Ý của Nguyệt Ca hay hay, để mình đề nghị xem cô Khánh Ly có muốn hát nhạc TCS bằng English không?

Chia sẻ trang này