1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm hiểu các cấu kết kiến trúc của thành nội Huế

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi ChieuOi, 08/06/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hoasosac

    hoasosac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    3.002
    Đã được thích:
    0
    Hoàng thành và Tử cấm thành ​
    - Vì hai không gian kiến trúc Hoàng thành và Tử Cấm thành vốn có mối liên quan rất chặt chẽ với nhau về sự phân bố vị trí của các công trình dựa theo chức năng sử dụng của chúng, cho nên ở đây xin gộp chung lại làm một đề mục.
    Tử Cấm thành nằm trong lòng Hoàng thành. Cả hai vòng thành này với một hệ thống cung điện ở bên trong, thường được gọi chung là Hoàng cung (Le Palais Impérial), và từ khoảng giữa thế kỷ XX trở đi, còn được gọi bằng một địa danh rất phổ biến trong dân chúng địa phương là Đại Nội. Riêng Tử Cấm thành thì tên gọi ban đầu của nó là Cung thành.
    Dưới triều Nguyễn, về mặt hành chính, hệ thống Hoàng cung này là cái rốn, là trọng địa số một tại Kinh đô Huế. Đây là nơi tập trung cao nhất của bộ máy điều hành việc nước, cho nên diện mạo các tòa cung điện phải huy hoàng tráng lệ và cần được bảo vệ cẩn mật. Đó là lý do cắt nghĩa tại sao ở đây có tường thành xây dựng lớp trong lớp ngoài.
    Với tầm quan trọng đó, hệ thống Hoàng cung đã được bắt đầu qui hoạch vào năm 1803 cùng thời điểm với Kinh thành nói riêng và Kinh đô Huế nói chung. Nhưng, do những đòi hỏi cấp bách về điều kiện làm việc của triều đình và về nơi ăn chốn ở của Hoàng gia, cho nên, Hoàng thành, Tử Cấm thành và nhiều cung điện tại đây đã được ưu tiên xây dựng ngay từ năm 1804, một năm trước khi thi công xây dựng Kinh thành.
    Sử sách triều Nguyễn ghi rõ rằng vào mùa hè năm 1804, vua Gia Long đã giao hai đại thần Nguyễn Văn Trương và Lê Văn Chất đứng ra điều khiển việc xây dựng hai vòng tường thành bảo vệ Hoàng cung. Đồng thời, một số cung điện và miếu thờ quan trọng trong đó được giao cho các đại thần Nguyễn Đức Xuyên, Lê Văn Duyệt, Phan Văn Đức, Lê Công Nga... chịu trách nhiệm trông coi công tác xây cất.
    Về hệ thống kiến trúc dùng để phòng vệ cho Hoàng thành và Tử Cấm thành, ở đây có những tuyến và điểm được xây dựng dọc theo chu vi của lớp thành ngoài, tức là Hoàng thành.
    Mặt bằng của Hoàng thành có hình chữ nhật. Mặt trước và mặt sau đều dài 622m. mặt trái và mặt phải đều dài 604m. vòng thành được xây bằng gạch, cao 4,16m, dày 1,04m. Móng thành sâu 66cm. Mũ thành xây theo dạng hình thang cân. Giữa mỗi mặt thành có một pháo đài xây nhô ra ngoài, bên trên dựng nhà vuông (phương gia) để lính túc trực canh phòng. Ở phía trong mỗi góc thành đều có một hệ thống bậc cấp lộ thiên để lính đi lên quan sát tình hình an ninh ở ngoài thành. Ngoài thành còn có một hệ thống hào bao bọc, gọi tên là hồ Ngoại Kim Thủy. Có một chi tiết đáng quan tâm ở đây là trong khi hào ở 3 mặt bắc, đông và tây của Hoàng thành đã được thực hiện vào năm 1804 dưới thời Gia Long, thì hào ở mặt nam mãi đến năm 1832 dưới thời Minh Mạng mới được đào. Lý do là vì vào thời điểm này, nhà vua cho chỉnh trang khu vực ấy, kể cả việc dời Cửu vị Thần công xích tới phía trước, để chuẩn bị cho công cuộc xây dựng Ngọ Môn vào năm sau (1833). Hệ thống hào này rộng 16m, sâu 4m, mực nước cao 1 m. Hai bờ hào đều được kè bằng đá núi (sơn thạch). Trên kè có xây lan can cao 88cm. Có mười chiếc cầu xây bằng đá và gạch bắc qua hào để thông thương trong ngoài. Giữa chân thành và bờ trong của hào là một dải đất rộng 13m chạy suốt quanh thành. Mỗi mặt thành trổ một cửa để ra vào: Ngọ Môn (ở mặt trước, dành cho vua đi), cửa Hòa Bình (ở mặt sau), cửa Hiển Nhân (ở mặt trái) và cửa Chương Đức (ở mặt phải, dành cho phái nữ trong nội cung ra vào).
    Với cấu trúc thành cao hào sâu như vậy ở vòng đai chung quanh Hoàng thành và với sự canh gác thường trực của nhiều vệ binh tại các cửa thành, các pháo đài và các vọng lâu, kẻ địch từ bên ngoài khó đột nhập được vào chốn triều trung.
    Trong khi đó thì cấu trúc vòng đai bảo vệ Tử Cấm thành đơn giản hơn nhiều. Chung quanh địa bàn này chỉ có một lớp tường thành bao bọc.
    Mặt bằng khu Tử Cấm thành cũng có dạng hình chữ nhật. Mặt trước và mặt sau đều dài 324m. Mặt trái và mặt phải đều dài 290m. Vòng tường thành được xây bằng gạch, cao 3,72m, dày 0,72m. Chung quanh không có hào. Mặt thành phía trước chỉ trổ một cửa duy nhất ở ngay chính giữa: Đại Cung môn. Mặt sau có 3 cửa: 2 cửa Tường Loan và Nghi Phụng được xây dựng ngay từ đầu thế kỷ XIX; còn ?oVăn Phòng môn? thì chỉ mới được trổ ra dưới thời Bảo Đại, khi xây dựng Ngự tiền Văn phòng vào khoảng năm 1933. Mặt trái trổ 4 cửa: Đông An, Cấm Uyển, Hưng Khánh và Duyệt Thị (Riêng cửa này được trổ ra vào năm 1962). Mặt phải trổ 2 cửa Tây An và Gia Tường.
    Trên địa bàn chung của Hoàng thành và Tử Cấm thành, vào thời vàng son của nó, có khoảng 100 công trình kiến trúc các loại và lớn nhỏ khác nhau. Tuy nhiên, tổng số công trình đó cũng đã biến động, nghĩa là thêm bớt, thay đổi, di dời qua các thời kỳ lịch sử:
    - Những công trình kiến trúc cơ bản đã được xây dựng dưới thời Gia Long (1802-1819): Thái Miếu, Triệu Miếu, Hoàng Khảo Miếu (sau đổi tên là Hưng Miếu), điện Cần Chánh, cung Trường Thọ (sau đổi tên là cung Diên Thọ), cung Khôn Đức (sau đổi tên là cung Khôn Thái) là những tòa nhà được xây dựng đầu tiên vào năm 1804. Tiếp theo đó là điện Thái Hòa (1805), viện Thái Y, điện Quang Minh, điện Trinh Minh (1810), điện Trung Hòa (sau đổi tên là điện Càn Thành (1811), điện Hoàng Nhân (sau đổi tên là điện Phụng Tiên) (1814)...
    - Trong ngót 20 năm trị vì (1820-1840), vua Minh Mạng đã nâng cấp, xây dựng thêm và hoàn chỉnh diện mạo kiến trúc Hoàng cung: xây cung Trường Ninh (sau đổi tên là Trường Sanh) (1821), xây Thế Miếu, Hiển Lâm Các (1821-1822), dời điện Thái Hòa xích tới phía trước, xây Đại Cung Môn, Ngọ Môn (1833), đúc Cửu đỉnh (1835-1837), làm thêm hàng chục công trình khác như Đông Các, nhà hát Duyệt Thị, sở Thượng Thiện, lầu Minh Viễn, v.v...
    - Vua Thiệu Trị tuy ở trên ngai vàng chỉ 7 năm (1841-1847), nhưng đã cho xây dựng thêm một số công trình kiến trúc: thiết lập vườn Cơ Hạ, xây dựng nhà hát Tịnh Quan, hoàn chỉnh khu Lục viện, nâng cấp cung Trường Ninh. Ngoài ra, nhà vua còn cho xây dựng bên ngoài Hoàng cung những công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật cao, như cung Bảo Định (nay còn điện Long An), tháp Phước Duyên, đình Hương Nguyện (ở chùa Thiên Mụ), v.v...
    - Dưới thời 8 vua kế nghiệp từ Tự Đức (1848-1883) đến Duy Tân (1907-1916), triều đình Huế lâm vào tình trạng ngày càng khó khăn về đối ngoại và đối nội, nền kinh tế và tài chính trong nước sa sút dần, tuy họ có cho xây dựng thêm một số công trình nhỏ trong Hoàng cung, nhưng nhiệm vụ chủ yếu của họ là cố gắng bảo tồn những gì mà 3 vị vua đầu triều Nguyễn để lại.
    - Đến thời hai ông vua cuối cùng là Khải Định (1916-1925) và Bảo Đại (1926-1945), trong bối cảnh nền văn hóa phương Tây ồ ạt tràn vào Việt Nam, các công trình kiến trúc được họ cải tạo (như cửa Hiển Nhân, cửa Chương Đức, cửa Trường An, nhà hát Duyệt Thị ...) hoặc làm mới (như lầu Kiến Trung, Ngự tiền Văn phòng, lầu Tứ Phương Vô Sự, lầu Tịnh Minh...) đều đã ít nhiều chịu ảnh hưởng của nghệ thuật kiến trúc bên kia bán cầu. Hầu hết vật liệu xây dựng trong thời kỳ này là bê tông cốt thép.
    Căn cứ vào ý tưởng qui hoạch và chức năng của các công trình kiến trúc nói chung, mặt bằng Hoàng cung Huế có thể được chia ra thành các khu vực sau đây:
    - Khu vực cử hành đại lễ của triều đình: từ Ngọ Môn đến điện Thái Hòa, nơi diễn ra các cuộc lễ đăng quang, tiếp các sứ bộ ngoại giao quan trọng, mừng sinh nhật vua, lễ Quốc khánh, lễ Duyệt binh, lễ Truyền lô (đọc danh sách các tân khoa Tiến sĩ)...
    - Khu vực thờ phụng các vua chúa nhà Nguyễn: Triệu Miếu, Thái Miếu, Hưng Miếu, Thế Miếu, điện Phụng Tiên.
    - Khu vực ăn ở của Hoàng Thái hậu (mẹ vua) và Thái Hoàng Thái hậu (bà nội vua): cung Diên Thọ, cung Trường Sanh.
    - Khu vực phủ Nội Vụ: gồm nhà kho tàng trữ đồ quý và các xưởng chế tạo đồ thủ công mỹ nghệ cao cấp nhất.
    - Khu vự vườn Cơ Hạ và điện Khâm Văn: Tùy theo thời vua mà có các chức năng khác nhau: thời Gia Long, là nơi học tập của Hoàng tử Đảm; thời Thiệu Trị, là vườn ngự nổi tiếng; thời Tự Đức, điện Khâm Văn là nơi vua nghe các đại thần uyên bác giảng giải kinh sách.
    - Khu vực Tử Cấm thành: đây là chốn cung cấm dành riêng cho vua và gia đình ăn ở, làm việc và hưởng thụ các loại hình tiêu khiển khác nhau. Trong thời cao điểm của nó, tại đây có đến hàng chục cung điện huy hoàng tráng lệ và lầu son gác tía; hoàng gia đông đảo có đến hàng trăm thành viên.
    Mỗi khu vực có khuôn tường bao bọc và ngăn cách nhau.
    Về nghệ thuật kiến trúc của Hoàng cung Huế, có thể nhận ra các đặc điểm chính sau đây:
    - Bố cục mặt bằng của hệ thống kiến trúc rất chặt chẽ và đăng đối. Phần lớn các công trình đều đối xứng từng cặp qua đường trục chính từ Ngọ Môn đến lầu Tứ Phương Vô Sự, và ở vào những vị trí tiền, hậu; thượng, hạ; tả, hữu rất là nhất quán (giữ đúng nguyên tắc truyền thống: tả văn hữu võ, tả nam hữu nữ, tả chiêu hữu mục). Các con số 9 và 5 được sử dụng nhiều trong kiến trúc trang trí, vì theo Dịch lý, những con số ấy ứng với mạng thiên tử. Đây cũng là thế giới của rồng 5 móng, vì nó tượng trưng cho vua.
    - Bố cục của hệ thống Hoàng cung ở đây cũng biểu hiện rõ tư tưởng độc tôn quân quyền. Tử Cấm thành là một tiểu vũ trụ của hoàng gia, trong đó đầy đủ mọi tiện nghi sinh hoạt: ăn ở, làm việc, học tập, nghỉ ngơi, giải trí. Điện Càn Thành, nơi vua ăn ngủ tọa lạc tại trung tâm của vũ trụ đó.
    - Khác với hệ thống hoàng cung của các triều đại trước đó trong lịch sử Việt Nam không bao giờ xây miếu thờ các vua chúa tiền nhiệm bên trong, Hoàng cung Huế có đến 5 ngôi miếu thờ lớn như vậy. Điều này chứng tỏ nhà Nguyễn hết sức trọng vọng tổ tiên của mình.
    - Nhìn chung, tổng thể kiến trúc Hoàng thành và Tử Cấm thành chẳng những có giá trị nghệ thuật về qui hoạch, kiến trúc và trang trí, mà đây còn là hệ thống Hoàng cung còn lại duy nhất tại Việt Nam. Chung quanh tổng thể Hoàng cung này đã được một hệ thống thành cao hào rộng bảo vệ khá nghiêm ngặt.
    Phan Thuận An

    Được hoasosac sửa chữa / chuyển vào 07:23 ngày 13/07/2004
  2. hoasosac

    hoasosac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    3.002
    Đã được thích:
    0
    PHONG THỦY TRONG KIẾN TRÚC KINH THÀNH HUẾ ​
    Theo lẽ tự nhiên, kiến trúc kinh thành phải là một mẫu mực theo thuật phong thủy bởi lẽ việc lựa chọn địa điểm và xây dựng thành ấp của vua chúa là hết sức quan trọng, sao cho đó phải là nơi hội tụ của long mạch. Chính vì vậy tổng thể kinh thành Huế đựơc đặc trong khung cảnh bao la đất rộng và núi cao đẹp, minh đường lớn, và sông uống khúc rộng. Cụ thể tiền án của kinh thành là núi Ngự Bình Sơn cao hơn 100m. đỉnh bằng phẳng dáng đẹp, cân phân nằm giữa vùng đồng bằng. Hai bên là cồn Hến và cồn Dã Viên làm tả Thanh Long, hửu Bạch Hổ trong thế rồng chầu hổ phục tỏ ý tôn trọng vu''o''ng quyền. Minh dường thủy tụ là khúc sông Hu''o''ng rộng nằm dài giữa hai cồn cong như một cánh cung mang lại sinh khí cho đô thành. Do quan niệm"Thánh nhân Nam diện nhi thính thiên hạ" (Kinh Dịch - Thiên tử phải quây mặt về hướng nam để cai trị thiên hạ) nhưng đồng thời phải tận dụng đựơc thế đất đẹp nên kinh thành và các công trình trong nó đựơc bố trí đối xứng qua trục Dũng đạo quay mặt hơi chếch về hướng Ðông - Nam một góc nhỏ nhưng vẫn giữ đựơc tư tưởng chính của thuyết phong thủy. Ðây là cách sáng tạo và linh hoạt của người quy hoạch trong việc vận dụng thuyết phong thủy
    Mặt khác, phong thủy không chỉ xem hướng công trình mà nó cần ảnh hưởng sâu vào bố trí nội thất, vào các bộ phận và kế cấu trong công trình như chiều dài, rộng, cao, các cột, cửa... ví dụ như các bộ phận của Ngọ Môn đều có những con số theo nguyên tắc của dịch họư các con số 5, số 9, số 100. Năm lối đi vào Ngọ Môn tựơng trưng cho Ngủ Hành, trong đó lối vua đi thuộc hành thổ, màu vàng. Chính bộ mái của lầu Ngủ Phụng biểu hiện con số 5 và 9 trong hào Cửu Ngủ ở Kinh Dịch, ứng với mạng thiên tử. Một trăm cột là là tổng của các con số Hà Ðồ (55) và lạc thư (45)... Các con số nầy ta lại gặp ở tas5i sân Ðại Triều Nghi với 9 bậc cấp ở phần sân dưới và 5 bậc cấp ở phần sân trên. Trên mỗi mái của điện Thái Hòa đều đựơc đắp nổi 9 con rồng trong các tư thế khác nhau, và trong nội thất cũng tu''o''ng tự. Ðó là chưa kể đến các con số liện quan đến chiều cao các cửa mà khó có thể liệt kê hết ra ở đây.
    Về vị trí và phong thủy của kinh thành Huế, các sử quan Triều Nguyễn đã nhận xét, mà có thể nói, như một bản "Luận chứng kinh tế kỹ thuật": "Kinh sư là nơi miền núi miền biển đều hợp về, đứng giữa miền nam miền bắc, đất đai cao ráo, non sông phẳng lặng; đường thủy thì có cửa Thuận An, cửa Tư Hiền sâu hiểm, đường bộ thì có Hoành Sơn, ải Hải Vân ngăn chận; sông lớn giữ phía trước, núi cao giữ phía sau, Rồng cuốn Hổ ngồi, hình thể vững chãi, ấy là do trời đất xếp đặt, thật là thựơng đô của nhà vua"
    NGUYỄN KIẾN
  3. ChieuOi

    ChieuOi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/05/2004
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    ChiềuƠi xin cám ơn chị hoasosac & anh hot_heart đã cho ý kiến về việc tìm hiểu kết cấu kiến trúc của Kinh thành Huế trong một tinh thần đẹp . Lối nhìn của anh chị cho thấy tính chuyên nghiệp của người KTS, không vị kỷ hay thiển cận. Xin cám ơn!
    Anh hot_heart, ChiềuƠi hiện không ở VN nên việc đến trường ĐH. Kiến Trúc TP. HCM tìm information chắc xem như khó làm! Mà cho dù có đến được thì không biết họ có chịu ?ocho phép? khách du lịch copy lại để giữ làm tài liệu học hỏi được không nữa ?!?! Thật ra ChiềuƠi chỉ muốn tìm hiểu về sự khéo léo, lối khác biệt và tính cách đặc trưng của các ?okiến trúc sư? Việt ngày xưa khi xây dựng Hoàng thành & Tử Cấm thành qua structural/framing/khung sườn (?) và foundation/móng (?); so với Forbidden City ở Bắc Kinh và các đền đài ở Nhật.
    Chị hoasosac, cám ơn chị đã post những bài viết rất có giá trị . ChiềuƠi cũng có đọc được những bài viết tương tự trong các quyển sách đã mua ở Sài gòn và đọc trên mạng. Cám ơn chị đã có lời giới thiệu về Huế, ChiềuƠi đã có dịp đến thăm Huế một lần ? có rất nhiều ấn tượng, cảm xúc, tự hào!
    Tác giả Phan Thuận An có viết:
    "Từ qui hoạch đến xây dựng, các tác giả của Kinh thành Huế đã vận dụng hai dòng nghệ thuật kiến trúc Đông phương và Tây phương vào hoàn cảnh lịch sử và địa lý cụ thể tại chỗ một cách nhuần nhuyễn, khéo léo và thích hợp."
    "Là một kỳ công của dân tộc, kiến trúc Kinh thành Huế đã có sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại vào đầu thế kỷ XIX. Các nhà kiến trúc bấy giờ đã vận dụng một cách sáng tạo nghệ thuật Đông- Tây, kết hợp với nghệ thuật kiến trúc cảnh quan truyền thống của dân tộc và địa thế của xứ Huế, cho nên, toà thành luỹ này chẳng những không trở nên xa lạ, mà vẫn gần gũi với con người bản địa và tâm hồn Việt Nam."
    "...Mang giá trị cao về nhiều phương diện, toà thành cổ này đã được Nhà nước công nhận là Di tích Lịch sử- Văn hoá Quốc gia vào ngày 12-5-1998 và được UNESCO xem là một trong những công trình kiến trúc nghệ thuật quan trọng nhất thuộc Quần thể Di tích Huế, Di sản Thế giới."


    Thành phố Huế nhìn từ satelite
    Bản đồ của Thành nội Huế
    Thành nội Huế nhìn từ trên cao
    Model of restoration of Huế Citadel​
    Chị hoasosac, thấy chị có post bài nói về phong thủy của Thành nội Huế nên ChiềuƠi cũng có một thắc mắc xin phép muốn được hỏi chị rằng:
    Dường như Hoàng thành có một hào sâu tựa như 3/4 của hình chữ S, cắt ngang theo hướng tây-nam sang đông-bắc, từ Kim Long/Phú Xuân sang sông Đông Ba/Gia Hội (theo như bản đồ và aerial photo), việc thiết kế như vậy có bị ảnh hưởng gì trên phương diện phong thuỷ hay không? Sao trông giống như một mảnh đất mà bị chia làm hai vậy!
    Được ChieuOi sửa chữa / chuyển vào 04:58 ngày 15/07/2004
  4. hoasosac

    hoasosac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    3.002
    Đã được thích:
    0
    Thực ra HSS không am hiểu về thuyết phong thuỷ lắm mặc dù mình đang làm nghề QH !
    Trở lại vấn đề câu hỏi của ChieuOi nhé !
    Theo lẽ tự nhiên, kiến trúc kinh thành phải là một mẫu mực theo thuật phong thủy bởi lẽ việc lựa chọn địa điểm và xây dựng thành ấp của vua chúa là hết sức quan trọng, sao cho đó phải là nơi hội tụ của long mạch. Chính vì vậy tổng thể kinh thành Huế đựơc đặc trong khung cảnh bao la đất rộng và núi cao đẹp, minh đường lớn, và sông uống khúc rộng. Cụ thể tiền án của kinh thành là núi Ngự Bình Sơn cao hơn 100m. đỉnh bằng phẳng dáng đẹp, cân phân nằm giữa vùng đồng bằng. Hai bên là cồn Hến và cồn Dã Viên làm tả Thanh Long, hửu Bạch Hổ trong thế rồng chầu hổ phục tỏ ý tôn trọng vu''''o''''ng quyền. Minh dường thủy tụ là khúc sông Hu''''o''''ng rộng nằm dài giữa hai cồn cong như một cánh cung mang lại sinh khí cho đô thành. Do quan niệm"Thánh nhân Nam diện nhi thính thiên hạ" (Kinh Dịch - Thiên tử phải quây mặt về hướng nam để cai trị thiên hạ) nhưng đồng thời phải tận dụng đựơc thế đất đẹp nên kinh thành và các công trình trong nó đựơc bố trí đối xứng qua trục Dũng đạo quay mặt hơi chếch về hướng Ðông - Nam một góc nhỏ nhưng vẫn giữ đựơc tư tưởng chính của thuyết phong thủy. Ðây là cách sáng tạo và linh hoạt của người quy hoạch trong việc vận dụng thuyết phong thủy !

Chia sẻ trang này