1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm hiểu cách chữa nấm móng tay và nấm móng chân

Chủ đề trong 'Giáo dục Giới tính' bởi Finizz, 30/05/2017.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Finizz

    Finizz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2017
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Tìm hiểu cách chữa nấm móng tay và nấm móng chân. Môi trường sống, thời tiết nóng ẩm, hóa chất…là một trong rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh nấm móng đang khá phổ biến. Việc tìm hiểu và có phương pháp điều trị khi mắc bệnh là rất cần thiết và hữu ích.

    Nguyên nhân bị nấm móng tay (chân)
    Bệnh nhiễm trùng nấm móng, nấm lây nhiễm xảy ra ở một hoặc nhiều móng chân, tay. Nhiễm nấm móng có thể bắt đầu như một đốm trắng hoặc vàng dưới các đầu móng tay hoặc móng chân. Nấm móng tay và chân là một bệnh thường thấy ở những người thường xuyên tiếp xúc với nước. Bệnh làm móng tay (chân) bị hư hủy xấu xí, có khi nung mủ, đau ảnh hưởng đến năng suất làm việc. Nhiễm nấm móng có thể khó điều trị, và nhiễm trùng có thể tái diễn. Bệnh do nhiều loại vi nấm gây ra, có thể kể hai nhóm chính là: Nấm sợi tơ (Dermatophytes) và nấm hạt men (Candida).

    [​IMG]

    Nấm móng tay và nấm móng chân

    Triệu chứng nhận biết bệnh nấm móng tay (chân)
    Để dễ dàng nhận biết bệnh nấm móng tay (chân) với các bệnh ngoài da khác thì bạn nên biết rõ một số dấu hiệu gây bệnh nấm móng. Dựa vào từng tác nhân gây bệnh mà người ta chia bệnh nấm móng ra làm 2 loại và có triệu chứng đặc trưng như:

    Nấm móng do vi nấm trichophyton: Đối với nấm móng do nguyên nhân xuất phát là từ vi nấm trichophyton thì thường gây ra dấu hiệu bên ngoài như: móng dày hơn, có những nếp gấp ly trên bề mặt móng, màu móng cũng trở nên trắng đục và trở nên nông hơn. Khi tổn thương nặng hơn thì các chấm trắng xuất hiện gần gốc móng và đôi khi là toàn bộ móng bị thương tổn hoàn toàn.

    Nấm móng do vi nấm candida: Đối với nấm móng do vi nấm candida có thể xuất phát từ một số triệu chứng khác với do nấm trichophyton như: Vùng móng trở nên đỏ ửng và đau hơn, có thể có dịch tiết xuất hiện. Khi bệnh trở nên nghiêm trọng hơn có thể xuất hiện một số dấu hiệu nặng hơn như viêm gốc móng, tổn thương phì đại móng, móng trở nên sần sùi và có dạng sọc…Tệ hơn nữa là toàn bộ móng bị hủy hoại hoàn toàn.

    Triệu chứng lâm sàng
    - Bề mặt móng bị xù xì, phủ một lớp vảy mịn như cám, có lằn sọc dọc hay ngang. Chỗ bị tổn thương có màu hơi vàng, hay nâu đen.

    - Bên dưới móng cũng có thể bị tổn thương và móng bị tróc.

    - ít khi cả mười móng tay hoặc mười móng chân đều bị bệnh. Trên từng móng, tổn thương tấn công từ bờ vào và không bị viêm quanh móng (nếu do Dermatophytes) hoặc từ gốc móng đi ra và có viêm quanh móng (nếu do nấm Candida).

    - Khi viêm quanh móng sẽ rất đau, sưng đỏ và có mủ.

    Cách trị nấm móng tay (chân) hiệu quả
    Việc nhận biết và điều trị bệnh nấm móng là việc rất cần thiết, vì khi bạn không rõ về bệnh mà có các chuẩn đoán sai bệnh và tự ý mua thuốc chữa bệnh nấm móng sẽ không thể đạt hiệu quả như mong muốn mà còn làm cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Bạn có thể áp dụng các phương pháp điều trị bệnh nấm móng phổ biến như sau:

    Áp dụng thuốc trị nấm móng tay( chân)

    1. Các thuốc bôi tại chỗ:

    Các loại thuốc tây dạng bôi tại cho cho kết quả tức tới thời thường được dùng trong điều trị bệnh nấm móng tay (chân) như: dùng thuốc ketoconazol, hay canesten, terbinafin, BSI…. Khi sử dụng các loại thuốc bôi này muốn cho hiệu quả cao bạn nên rửa sạch vết thương sau đó bôi thuốc để tăng hiệu quả trị bệnh nấm móng nhanh hơn.

    2. Các loại thuốc uống:

    Các loại thuốc này thường cho tác dụng toàn thân điển hình nhất là một số loại thuốc như: Itraconazole với nhiều biệt dược như sporal, spobet, trifungi,….đây là loại thuốc điển hình dùng trong việc chữa bệnh nấm móng tay( chân) hiệu quả. Thuốc cho tác dụng làm tổ tạo sừng hoạt động bình thường từ đó sẽ giúp tái tạo lại lớp sừng phục hồi tổn thương xảy ra ở móng tay.

    Tuy việc sử dụng các loại thuốc chữa bệnh nấm móng tay( chân) hiệu quả là phương pháp trị bệnh chủ yếu, tuy nhiên phương pháp này vẫn mang lại khá nhiều tác dụng phụ không tốt nếu như bạn sử dụng không đúng cách.

    Các mẹo dân gian chữa bệnh nấm móng tay (chân)

    Trong dân gian các thầy thuốc cũng đã tìm ra rất nhiều mẹo có thể giúp điều trị bệnh nấm móng hiệu quả ngay tại nhà, lại tuyệt đối an toàn mà bạn không nên bỏ qua như sau:

    1. Dùng tỏi chữa bệnh nấm móng tay (chân)

    Tỏi được xem là nguyên liệu có chứa chất allicin và ajoene được xem như một loại kháng sinh tự nhiên, giúp tiêu diệt nấm, vi khuẩn cực kì tốt. Vì vậy đây là nguyên liệu thích hợp giúp bạn trị nấm móng tay một cách đơn giản mà bạn không nên bỏ qua.

    [​IMG]

    Tỏi dùng để chữa nấm móng vô cùng hiệu quả

    Bạn chỉ cần dùng vài nhánh tỏi, sau đó giã nhỏ và cho thêm 1 thìa giấm ăn sau đó đem đắp lên vùng móng tay đang bị nấm bằng một tấm vải sạch. Bạn để trong khoảng 30- 45 phút để các chất có trong tỏi tiêu diệt nấm loại bỏ bệnh một cách an toàn nhất.

    2. Dùng giấm táo chữa bệnh nấm móng tay (chân)

    Thêm một cách nữa mà nhiều người sử dụng để chữa bệnh nấm móng tay (chân) nữa đó là dùng giấm táo chữa trị nấm móng tại nhà. Vì trong giấm táo có chứa nhiều axid có thể giúp tiêu diệt nấm móng hiệu quả.

    Bạn sử dụng một ít giấm táo pha với nước sau đó bạn cho thêm một chút muối biển vào hòa tan và dùng nước này ngâm móng khoảng 20- 25 phút. Làm thường xuyên liên tục mỗi ngày sẽ thấy hiệu quả cực kì tốt đấy các bạn nhé!

    Phòng bệnh

    • Luôn giữ móng chân móng tay ngắn, khô và sạch.
    • Đi tất thích hợp: Tất làm bằng sợi tổng hợp thoát ẩm giúp giữ chân khô hơn là tất côtton hoặc tất len. Thường xuyên thay tất. Thỉnh thoảng cởi giày để chân được thoáng khí.
    • Dùng thuốc xịt hoặc thuốc bột chống nấm
    • Mang găng tay cao su khi phải ngâm tay lâu trong nước
    • Không cắt hoặc châm chích vào vùng da quanh móng
    • Không đi chân đất ở nơi công cộng.
    • Rửa sạch tay sau khi đụng chạm vào móng bị bệnh.
    Tóm lại, nấm móng tay ( chân) là một bệnh tuy không nguy hiểm nhưng làm mất vệ sinh, thẩm mỹ và rất khó điều trị. Vì vậy cần phải điều trị sớm và đúng phương pháp. Không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc uống hoặc thuốc bôi nào khi chưa có chỉ định của Bác sĩ!
    Nguồn: https://finizz.com/blogs/22657-nam-mong-tay

Chia sẻ trang này