1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm hiểu chi tiết máy bay và cách chế tạo nó !

Chủ đề trong 'Cơ khí - Tự động hoá' bởi hoangngocthach, 01/08/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. aerohung

    aerohung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2004
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Xin gửi tới các bạn tài liệu mà mình thường dùng để tham khảo cho senior design project đề tốt nghiệp, mặc dù textbook sử dụng ở hầu hết tất cả các trường ở US là cuốn Aircarft Design: A Conceptual Approach- Daniel P.Raymer. Đây là tài liệu của Standford Univesity:http://adg.stanford.edu/aa241/AircraftDesign.html
    Để chế tạo được 1 chiếc máy bay, cần phải làm tất cả những gì đề cập trong sách này.
    Quay lại chiếc máy bay của bạn hoangngocthach, chúng ta design làm gì cho mệt, có rất nhiều loại máy bay kiểu này đã được chế tạo và đang hoạt động rất tốt. Chỉ việc làm theo giống y chang vậy là được rùi (). Vấn đề là cần phải develop 1 dây chuyền sản xuất và đội ngũ công nhân tay nghề cao.
    với 1 máy bay chở 100-150, range= HN-SG, thi theo kinh nghiệm của mình thì sẽ phải dùng 1 hoặc 2 turbo fan engine để cruise at Mach 0.6-0.8 là lựa chọn tốt nhất.
    . Như vậy chúng ta phải mua động cơ và bộ avionic system. Tất cả mọi thứ khác đều có thể tự làm nếu chúng ta có đầy đủ máy móc chuyên dụng và đội ngũ công nhân biết sử dụng chúng.
  2. aerohung

    aerohung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2004
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Xin gửi tới các bạn tài liệu mà mình thường dùng để tham khảo cho senior design project đề tốt nghiệp, mặc dù textbook sử dụng ở hầu hết tất cả các trường ở US là cuốn Aircarft Design: A Conceptual Approach- Daniel P.Raymer. Đây là tài liệu của Standford Univesity:http://adg.stanford.edu/aa241/AircraftDesign.html
    Để chế tạo được 1 chiếc máy bay, cần phải làm tất cả những gì đề cập trong sách này.
    Quay lại chiếc máy bay của bạn hoangngocthach, chúng ta design làm gì cho mệt, có rất nhiều loại máy bay kiểu này đã được chế tạo và đang hoạt động rất tốt. Chỉ việc làm theo giống y chang vậy là được rùi (). Vấn đề là cần phải develop 1 dây chuyền sản xuất và đội ngũ công nhân tay nghề cao.
    với 1 máy bay chở 100-150, range= HN-SG, thi theo kinh nghiệm của mình thì sẽ phải dùng 1 hoặc 2 turbo fan engine để cruise at Mach 0.6-0.8 là lựa chọn tốt nhất.
    . Như vậy chúng ta phải mua động cơ và bộ avionic system. Tất cả mọi thứ khác đều có thể tự làm nếu chúng ta có đầy đủ máy móc chuyên dụng và đội ngũ công nhân biết sử dụng chúng.
  3. viendang

    viendang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2003
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    theo bác thì với những vật liệu mà vietnam hiện sản xuất được có đủ để có thể làm khung máy bay không?
  4. viendang

    viendang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2003
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    theo bác thì với những vật liệu mà vietnam hiện sản xuất được có đủ để có thể làm khung máy bay không?
  5. forzet

    forzet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    413
    Đã được thích:
    0
    Đầu tiên xin mạn phép các bác cho em đào cái này lên, nếu bác nào vẫn còn manh nha vụ chế tạo máy bay thì vào đây giúp đỡ mọi người.
    Em xin post sơ qua về VAM 1 và VNS 41:
    Một vài thông số cơ bản.
    [​IMG]
    Đầu tiên là VAM 1 chiếc này là chiếc nổi tiếng về việc được xuất về Vn rồi dán mác sản xuất tại VN
    [​IMG]
    Thông tin các bác đọc ở dây: http://www3.ttvnol.com/quansu/509829/trang-17.ttvn
    Em cũng ko có ý kiến gì, các bác cứ đọc và nhận xét.
    Tiếp là VNS 41 cũng là hàng copy phát hiện bới các bác trên TTVNOL
    [​IMG]
    http://www3.ttvnol.com/quansu/509829/trang-29.ttvn
    Vào vấn đề chính: Cái đề tài về con chim sắt to vật vã thế kia thì chỉ đọc chơi cho biết, chứ còn làm thì xin can các bác, với trình độ như của ta thì chắc xxx năm nữa sẽ làm được, khi mà cả thế giới đang xài phi thuyền đẻ du hành vũ trụ!
    Nay em xin lái đề tài qua một hướng khả thi hơn là chế tạo máy bay siêu nhẹ chở từ 1-2 người. Các ứng dụng thì nhiều, kể cả ngày không hết
    nên nhảy thẳng vào chi tiết luôn.
    W.TO = W.E + W.F + W.PL
    W.TO: Take-off Weight ~~ 400kg
    W.E: Emty Weight ~~ 175kg
    W.F: Fuel Weight ~~ 65 kg ~~ 80l xăng A92
    W.PL: Payload Weight ~~ tải trọng hữu ích (ko biết dịch có đúng ko) ~~ 160kg~~ 2 người + trang thiết bị.
    Kết cấu khung nhôm + vật liệu làm cánh = vải dù hoặc Nylon.
    Trần bay 2000m, nhưng chỉ bay khoảng 1km trở xuông cho ổn định.
    Vận tốc 100-150km/h
    Tính toán đơn giản nhất để có thể suy ra diện tích sải cánh:
    W.TO = 400kg ~~ 4000N, chúng ta cần lực nâng lớn hơn 4000N, để cho chẵn lấy dôi khoảng 20% tức là F> 5000N
    Ta có F=.5*C.L*ro*V^2*S > 5000 => C.L*S > 5.2
    ro là KLR ko khí @ 1000m ~ 1,1 kg/m^3
    V: Vận tốc tính theo m/s
    C.L: Hệ số lực nâng
    Vấn đề nằm ở chỗ em ko biết chọn S và C.L sao cho phù hợp, nhất là C.L.
    Quan trọng nhất là động cơ dùng cho máy bay là loại rẻ tiền điển hình là động cơ 100cc của xe máy. Chứ ko có tiền mà chơi con Rotax 582 đâu (khoảng 6xxx-8xxx$)
    Em ko rõ việc chon biên dạng cánh làm bằng Nylon ra sao, cũng như một số kiểu máy bay giống vậy để tham khảo, bác nào biết thì post lên nhá.
    Còn khung nhôm thì không rõ ở VN hiện đã có loại nhôm chịu lực dành cho công nghiệp hay chưa, giá thành thế nào,...
    Thiết kế là một chuyện, chế tạo được hay ko lại là một chuyện còn được bay hay không cũng là một chuyện!
    Còn thiếu sót gì mọi người bổ sung và chỉnh sửa vì em đã đọc rất nhiều bài viết trên này rồi, rất nhiều các bác giỏi và có trình độ, mong giúp đỡ đàn em, đừng chửi tội nghiệp
    Được forzet sửa chữa / chuyển vào 20:26 ngày 09/10/2005
  6. Bip

    Bip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2002
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Làm làm gì, đi mua cho nó rẻ. Bao giờ tự sx được xe máy, ô tô thì lúc đấy hãy tính đến máy bay sau
  7. forzet

    forzet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    413
    Đã được thích:
    0
    Em tin là nếu tự làm nó chắc chắn sẽ rẻ hơn 1 con SH đó bác ạ. Và ngầu hơn là cái búa
  8. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Nếu chỉ chế ra một cái máy bay bay được thì không khó .
    Loại dễ nhất là máy bay đạp chân như xe đạp . Khung thì
    bằng vật liệu nhẹ, vỏ thì bằng nilon như áo mưa . Cả máy
    bay có thể vác trên vai, độ khoảng mấy chục ký . Nó không phức
    tạp hơn cái diều là bao .
    Loại cao cấp hơn một chút, thì có lắp động cơ, bằng động
    cơ máy trừ sâu, hay xe máy có thể đạp chân . Động cơ chạy
    xăng, chỉ một tay cũng xách được, chưa đến chục ký . Máy
    bay này có chong chóng đẽo bằng gỗ . Khi thuận gió, có thể
    tắt máy để đỡ tốn xăng .
    Hai loại trên thì tôi có thể tự làm được, không cần tham khảo,
    cứ làm mãi thì phải được .
    Tuy vậy, làm máy bay chở người thì khác hẳn . Làm máy bay
    cũng như làm xe hơi, tàu thuỷ, vân vân, không chỉ đơn giản
    như máy bay liều tôi mô tả trên đây . Nghề làm máy bay này
    phải có hàng vài chục năm kinh nghiệm tìm tòi, và trải qua được
    thử thách cuộc sống . Nếu bạn có vốn, thì làm máy bay chỉ là
    vấn đề thời gian mà thôi . Bạn hãy bỏ tiền ra lập xưởng làm máy
    bay, rồi bắt tay làm ngay máy bay nhỏ . Sau khi vài chục đời
    máy bay đi vào sọt rác, thì bạn sẽ có những chiếc máy bay nhỏ
    bán trên thị trường quốc tế cho người ta phun thuốc trừ sâu
    diệt cỏ, hay chở cừu bò từ nông trường nọ đến nông trường kia .
    Sau đó, bạn tiếp tục làm những chiếc máy bay lớn hơn, cho đến
    khi làm được chiếc máy bay chở khách lớn nhất thế giới . Công
    việc đó có thể kéo dài từ đời ông cha, đến đời con cháu .
    Tôi đã từng làm trong hãng Pratt & Whitney ở East Hartford,
    chuyên làm động cơ phản lực cho máy bay chở khách và chiến
    đấu . Thì ra hãng này chỉ làm ra động cơ, không làm máy bay .
    Hãng khác làm máy bay . Hãng hàng không thì mua máy bay
    và động cơ từ 2 hãng về ráp lại thành máy bay của hãng mình .
    Muốn ráp 2 động cơ phản lực vào 2 cánh máy bay thì cần 2 thợ
    làm việc trong 4 ngày . Đông hơn thì vướng người, vì lắp một
    động cơ thì chỉ có chỗ cho một người thôi . Người kia làm việc
    cách xa động cơ, như lắp máy bơm xăng, bộ điều khiển nối
    từ buồng lái qua các dây điện đến động cơ . Nếu 4 thợ, thì chia
    làm 2 nhóm, mỗi nhóm lắp một động cơ. Để máy bay và động
    cơ làm việc được tốt với nhau, hãng hàng không phải mua động
    cơ phù hợp với máy bay như: cỡ động cơ (tính bằng nghìn sức
    ngựa) và tốc độ máy bay cho động cơ đó (vì có động cơ chế tạo
    cho máy bay bay chậm, và động cơ chế tạo cho máy bay bay
    nhanh) Khi mua về, thì động cơ có mấy con đinh ốc thật to để
    lắp vào cánh máy bay . Ví dụ động cơ cúa máy bay F105 dự
    trận đánh phá Hà Nội Hái Phòng thì có 3 cái đinh ốc to và dài
    bằng bắp tay cúa tôi . Động cơ đặt trên xe hơi vận tải chạy đến
    dưới cánh, rồi cần trục nâng lên cho đúng lỗ thì vặn ốc lại .
    Động cơ cho máy bay chở khách xuyên lục địa thì to hơn, và
    không dễ lắp ráp như máy bay chiến đấu đâu . Không có sang
    số, mà chỉ có tăng gas thôi, khá đơn giản hơn xe hơi . Nói
    chung, các bộ phận động cơ thì phải làm rất chính xác, bằng
    vật liệu đặc biệt và đắt tiền . Ví như một mảnh cánh quạt bên
    trong động cơ chỉ to bằng nửa vỏ quả cam to, giá 200 đôla .
    cánh quạt bên ngoài, to hơn thì cá nghìn đôla. Pratt & Whitney
    làm ra các cánh quạt, và lắp ráp vào động cơ . Các phụ tùng như
    máy bơm dầu, các máy móc đo đạc, vân vân thì đặt mua ở các
    công ty khác . Cả thế giới chỉ có vài hãng biết làm động cơ phản
    lực cho máy bay mà thôi . Trung Quốc mua động cơ ở đây nhiều
    và gửi nhân viên đến đây để huấn luyện . Pratt & Whitney phải
    thí nghiệm các tốc độ gió ngoài động cơ, và độ cao không khí
    ngoài động cơ cho đúng với môi trường động cơ làm việc khi
    bay lên cao với máy bay . Sau khi động cơ làm xong, phải chạy
    thử trong buồng kín khoảng nửa tiếng (tôi phỏng chừng, chư
    không coi đồng hồ) rồi mới rửa cồn, lau khô, bọc vải lại để bán .
    Máy bay thì có cái khó khác: phân phối dầu trong quá trình bay
    cho cân đối, và toàn máy bay là cái khung đỡ hàng, người,
    thân máy bay, động cơ, dầu xăng, hệ thống lái, và lên xuống .
    Tuy khó vậy, nhưng chỉ khó ở chỗ bền vững thôi, lại dễ ở chỗ
    không cần nghiêm ngặt như xe hơi . Ví dụ, hai cánh nặng nhẹ
    không đều cũng không sao, một động cơ không nổ cũng không
    sao, đầu đuôi không cân bằng thì vẫn bay tốt vân vân . Nếu mọi
    sự trôi chảy, cân bằng, thì lái dễ, đỡ hao xăng dầu, bay nhanh .
    Nếu chế tạo dở, thì tốn xăng thêm, chứ vẫn bay được .
    Xem ra, thì chỉ cần có tiền đầu tư, làm ra máy bay bay được chở
    khách không khó . Cứ làm vài chục cái là có kinh nghiệm thôi .
    Không tiền mà ngồi bàn, thì còn xa mới đến người thật việc thật .
  9. 929rr

    929rr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2004
    Bài viết:
    1.158
    Đã được thích:
    0
    Máy bay co thân hình ống để tiện việc pressurized đó bạn.
  10. WJT

    WJT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2005
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    4
    -Bài này hay quá! Tôi vote cho bác 4*!
    -Có bác nào biết cách tính toán và kiểm nghiệm ổ lăn dùng trên máy bay có gì khác với loại dùng trong máy móc thông thường không nhỉ?
    WJT.

Chia sẻ trang này