1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm hiểu chuyện Tứ Đại Phú Hộ

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi vaputin, 19/06/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Tứ đại Phú hộ

    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

    Tứ đại phú hộ là cụm từ dân gian ở miền Nam đặt ra vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 để chỉ bốn người giàu nhất Việt Nam thời bấy giờ. Để dễ nhớ, dân gian có câu Nhất Sỹ, Nhì Phương, Tam Xường, Tứ Định. Đây là câu được nhiều người biết. Tuy nhiên, về vị trí thứ tư, được dành cho một số đại phú hộ khác như Tứ Trạch, Tứ Hỏa hoặc Tứ Bưởi[cần dẫn nguồn][1].

    Nhất Sỹ

    Tên thật là Lê Phát Đạt (1841-1900), còn có tên gọi là Sỹ, về sau được Pháp phong Huyện hàm, nên còn được gọi là Huyện Sỹ. Ông quê ở làng Bình Lập, tỉnh Tân An (nay thuộc Long An).
    Ông là người theo đạo Công giáo, có tên thánh là Philipphê. Thuở nhỏ được đi học trường Dòng tại Penang. Về sau có chân trong Hội đồng thuộc địa của Pháp ở Đông Dương, nhưng phần lớn thì giờ ông dành cho hoạt động phát triển nông nghiệp và truyền bá đạo Thiên chúa. Nhà thờ Huyện Sỹ (tại quận 1, Thành phố HCM ngày nay) và Nhà thờ Hạnh Thông Tây (tại quận Gò Vấp, Thành phố HCM ngày nay) do ông bỏ tiền ra xây cất trên đất của mình.
    Cháu ngoại ông là Nguyễn Hữu Thị Lan về sau được gả cho vua Bảo Đại, được biết nhiều với danh xưng Nam Phương Hoàng hậu.

    Nhì Phương


    Tên thật là Đỗ Hữu Phương (1844-1914), do được Pháp phong Tổng đốc hàm nên còn gọi là Tổng đốc Phương. Ông sinh tại Chợ Đũi (Sài Gòn), gốc người Minh Hương, biết chữ Hán, nói được một số tiếng Pháp.
    Sau khi Pháp đánh chiếm Gia Định, ông hợp tác với người Pháp vây bắt một số thủ lĩnh quân nổi dậy chống Pháp như Trương Quyền, Phan Tôn, Phan Liêm, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân.
    Năm 1872, ông được Thống đốc ******** chỉ định làm hội viên Hội đồng thành phố Chợ Lớn.
    Ông là một trong những người đề xướng và đã bỏ tiền ra xây trường Collège de Jeunes filles Indigènes vào năm 1915, tức trường Nữ Trung Học Sài Gòn, mà người dân thường gọi là trường Áo Tím.

    Tam Xường


    Tên thật là Lý Tường Quan, tự Phước Trai, người Minh Hương, chưa rõ năm sinh năm mất. Ông còn có tên gọi là Xường, do tài sản cự phú nên dân gian còn gọi là Bá hộ Xường, hay Hộ Xường.
    Hộ Xường giỏi tiếng Pháp, thông thuộc ngôn ngữ Hoa Việt, thời trẻ từng làm thông ngôn cho chính quyền Pháp, được yêu mến và trọng dụng bởi sự thông minh, đắc dụng. Năm 30 tuổi, ông bỏ nghề thông ngôn bước vào lĩnh vực kinh doanh lương thực dịch vụ, thầu cung cấp vật dụng thức ăn, độc quyền cung cấp thịt cá cho Sài Gòn và các tỉnh lân cận.

    Tứ Định


    Tên thật Trần Hữu Định. Ông làm giàu bằng nghề mở tiệm cầm đồ, kinh doanh đất đai, xuất nhập vải sợi. Ông giàu lên nhanh chóng vì biết nắm lấy thời cơ những lúc hàng hóa khan hiếm. Trần Hữu Định có biệt thự ở nhiều nơi và cũng như bá hộ Xường, danh xưng Bá hộ Định, hay Hộ Định là do dân Chợ Lớn thấy ông giàu có nên gọi như vậy. Khi chết đi, con cháu không biết giữ của đã tiêu xài xóa sạch vết tích của nhà cự phú này.

    Những người được xếp vào vị trí thứ tư khác


    Tứ Hỏa

    Tên thật là Hui Bon Hoa (1845-1901) hay Hứa Bổn Hòa, Jean Baptiste Hui Bon Hoa, dân gian thường gọi là Chú Hỏa. Ông là người Việt gốc Hoa, theo đại Công Giáo.
    Ông thành lập công ty Hui Bon Hoa, có thời là công ty bất động sản lớn sở hữu trên 20.000 căn nhà ở Sài Gòn đồng thời xây dựng rất nhiều công trình có giá trị lớn ở vùng Sài Gòn-Gia Định vẫn còn tồn tại đến ngày nay: Bảo tàng Mỹ thuật thành phố, Khách sạn Majestic, Bệnh viện Từ Dũ, Trung tâm cấp cứu Sài Gòn, khu nhà khách chính phủ, nhiều ngân hàng, trụ sở mua bán ở quận 5 và các công trình nhà riêng, chùa chiền, bệnh viện khác. Các công trình này đóng góp một vai trò quan trọng trong việc hình thành bộ mặt thành phố Sài Gòn.
    Ông Hứa Bổn Hòa có người con gái, không may chết sớm khi đang tuổi xuân xanh. Từ cái chết này và những điều huyền ảo trong đó, người ta truyền nhau những câu chuyện ma quái xuất hiện trong nhà của Hui Bon Hoa. Câu "Con ma nhà họ Hứa" xuất phát từ gia đình này.

    Tứ Trạch


    Tên thật là Trần Trinh Trạch (1872-1942), do từng tham gia thành viên Hội đồng Tư mật Nam k.ỳ (Conseil privé), nên dân gian còn gọi là Hội đồng Trạch.
    Tương truyền ông xuất thân nhà nghèo, đi làm mướn cho một điền chủ nhập tịch Pháp. Do được mướn đi học thay cho con của người điền chủ, ông có vốn chữ nghĩa tiếng Pháp, về sau đi làm viên chức cho tòa bố (tòa hành chánh) tỉnh Bạc Liêu. Cũng nhờ vốn kiến thức về luật pháp mà ông giàu lên nhanh chóng nhờ thu mua tài sản điền địa của các địa chủ thất vận.
    Ông được xem là một trong những đồng sáng lập ngân hàng đầu tiên do chính người Việt Nam sáng lập và điều hành, trụ sở đặt tại Sài Gòn (1927), tên là Ngân hàng Việt Nam (công ty trách nhiệm hữu hạn), do ông làm chánh hội trưởng[2].
    Ông có người con trai thứ ba tên là Trần Trinh Huy, nổi tiếng với danh xưng Công tử Bạc Liêu.

    Tứ Bưởi


    Tên thật là Đỗ Thái Bưởi (1874–1932), do làm con nuôi trong một người nhà giàu họ Bạch nên ông còn có tên là Bạch Thái Bưởi. Dân gian còn gọi ông là Ký Năm do có thời gian ông làm ký lục cho một hãng buôn của người Pháp ở phố Tràng Tiền, Hà Nội.
    Ông xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo ở làng An Phúc, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (nay là Hà Nội). Cha mất sớm, ông phải phụ giúp mẹ kiếm sống bằng nghề bán hàng rong. Sau được nhận làm con nuôi và được cho ăn học.
    Ông nổi danh khi cạnh tranh với người Pháp và người Hoa trong các lĩnh vực vận tải thủy, khai thác mỏ và xuất bản với các công ty Giang Hải Luân thuyền Bạch Thái Bưởi công ty, Công ty in và Xuất bản Bạch Thái Bưởi (sau là Đông Kinh ấn quán).
    Ông được xem là nhà tư sản dân tộc tiêu biểu của thế kỷ 20.

    Một số đại phú gia khác


    Bên cạnh Tứ đại phú hộ, còn khá nhiều đại địa chủ và đại tư sản khác khá nổi tiếng như:

    Chú thích


    1. ^ Cần nguồn đáng tin cậy vì Vương Hồng Sển, Sơn Nam không ai nói như vậy cả
    2. ^ Ông Huỳnh Đình Khiêm, nghiệp chủ ở Gò Công, làm hội trưởng danh dự. Ông Nguyễn Tân Văn, nghị viên Hội đồng Thành phố làm phó hội trưởng. Ông Nguyễn Văn Của, chủ nhà in, làm quản lý.
  2. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Chú Hỏa

    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


    Chú Hỏa (1845-1901) hay Hứa Bổn Hòa, Hui Bon Hoa, Jean Baptiste Hui Bon Hoa là một thương nhân người Việt gốc Hoa. Nổi tiếng vì là một trong những người giàu nhất Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh) vào nửa đầu thế kỷ 20 và có đóng góp quan trọng trong sự hình thành bộ mặt thành phố trong thời gian này.

    Tiểu sử

    Chú Hỏa gốc ở tỉnh Phúc Kiến (có tài liệu nói là người Triểu Châu), Trung Quốc. Tên khai sinh là Hứa Bổn Hòa (Hui Bon Hoa). Tổ tiên ông vào miền Nam Việt Nam sau khi người Mãn Châu đánh bại nhà Minh.
    Ông khởi nghiệp từ việc buôn bán ve chai, về sau ông đổi tên thành Jean Baptiste Hui Bon Hoa khi trở nên giàu có. Thành lập công ty Hui Bon Hoa, có thời là công ty bất động sản lớn sở hữu trên 20.000 căn nhà ở Sài Gòn[1] đồng thời xây dựng rất nhiều công trình có giá trị lớn ở vùng Sài Gòn-Gia Định vẫn còn tồn tại đến ngày nay: Bảo tàng Mỹ thuật thành phố, Khách sạn Majestic, Bệnh viện Từ Dũ, Trung tâm cấp cứu Sài Gòn , khu nhà khách Chính phủ, nhiều ngân hàng, trụ sở mua bán ở Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, và các công trình nhà riêng, chùa chiền, bệnh viện khác các công trình này đóng góp một vai trò quan trọng trong việc hình thành bộ mặt thành phố Sài Gòn.[2]
    Chú Hỏa là một trong người giàu có nhất miền Nam Việt Nam và là một người có tấm lòng hướng ra cộng đồng. Nhà biên khảo Vương Hồng Sển từng nhận xét: "Tuy làm giàu cho mình đã đành, nhưng cũng giúp ích rất nhiều cho sự mở mang thịnh vượng kinh tế miền Nam". Sự nghiệp của ông ở Việt Nam vẫn được con cháu tiếp tục sau khi ông mất, đến sau năm 1975 thì ngừng do họ đều đi ra nước ngoài sinh sống.[3]
    Trong văn hóa nghệ thuật


    • Đi tàu chú Hỷ, ở nhà chú Hỏa[1]

  3. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Giai thoại nhà chú Hỏa
    SGGP:: Cập nhật ngày 14/05/2007 lúc 14:52'(GMT+7)

    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Tọa lạc tại số 97, đường Phó Đức Chính, Q1, TPHCM trải qua bao thời gian, tòa nhà vẫn sừng sững với dáng dấp cổ kính, tĩnh lặng, thâm u, càng làm cho những giai thoại về chủ nhân và ngôi nhà thêm phần huyền hoặc. Dù nay đã là trụ sở Bảo tàng Mỹ thuật thành phố nhưng ngôi nhà vẫn chất chứa rất nhiều điều bí ẩn, gợi tò mò bởi nó gắn liền với nhiều huyền thoại cùng tên tuổi một đại phú người Hoa lừng lẫy của Sài Gòn trăm năm về trước.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Đó là chú Hỏa, một trong tứ đại hào phú lừng lẫy của Sài Gòn xưa mà dân gian từng tôn vinh: “Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Hỏa” (Huyện Sỹ - Lê Phát Đạt; Tổng đốc Phương - Đỗ Hữu Phương; Bá hộ Xường - Lý Tường Quan và chú Hỏa - Hui Bon Hoa). Tuy xếp thứ tư nhưng chú Hỏa là người có nhiều huyền thoại và để lại nhiều dấu ấn nhất, trong đó phải kể đến tấm lòng không chỉ thu vén cho riêng mình mà còn biết hướng tới cộng đồng của ông, “tuy làm giàu cho mình đã đành, nhưng cũng giúp ích rất nhiều cho sự mở mang thạnh vượng kinh tế miền Nam” (Vương Hồng Sển - Sài Gòn năm xưa, phần VII: Nhơn vật Hoa kiều) [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Chú Hỏa - Hui Bon Hoa, hay như nhiều người Sài Gòn cũ vẫn gọi thân mật là chú chệt Hứa Bổn Hòa, gốc người Minh Hương - nhóm người Hoa rời bỏ Trung Quốc di cư sang nước ta khi triều đình Mãn Thanh tiêu diệt nhà Minh - được chúa Nguyễn cho định cư ở Nam bộ từ thế kỷ 17. Tương truyền, từ hai bàn tay trắng với một gánh ve chai trên vai, chú đã tạo dựng nên sự nghiệp lừng lẫy khiến cho người đời sau còn nhắc nhớ. [/FONT]

    • [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Vua nhà đất[/FONT]
    [​IMG]
    Cổng chính vào Bảo tàng Mỹ thuật.
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]“Đi tàu chú Hỷ, ở nhà chú Hỏa” là câu truyền khẩu nổi tiếng của người Sài Gòn xưa. Nếu như chú Hỷ là ông “vua tàu bè” có tàu Thông Hiệp chạy khắp ****** - Lục tỉnh lúc bấy giờ thì chú Hỏa là ông “vua nhà đất” với gia sản ước trên 20.000 căn nhà phố khắp khu vực Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn. Ông thành lập Công ty Hui Bon Hoa và các con, cực thịnh vào khoảng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, có những đóng góp rất quan trọng trong việc xây dựng thành phố Sài Gòn. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Theo nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển: “Hui Bon Hoa có nhiều con cháu luôn luôn hòa thuận, gia tài giữ nguyên vẹn không chia phần manh mún, chỉ cùng nhau chia lợi tức, và mỗi khi cần dùng số tiền to tát thì người trong họ phải xin chữ ký của người trưởng huynh, khi ấy ngân hàng mới phát bạc. Nhờ giữ gìn có phương pháp cho nên sự nghiệp Hui Bon Hoa ngày càng đồ sộ thêm mãi, không sứt mẻ mảy may nào. Sơ khởi, chú Hỏa nghe đâu hùn hiệp với một người Pháp bao thầu khuếch trương các tiệm cầm đồ (Mont de piété) trong ******. Hiện nay phố xá Sài Gòn một phần lớn là của Công ty Hui Bon Hoa làm chủ. Nhưng công ty này được tiếng là “rất biết điều” và không eo xách, làm khó người mướn phố”.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Không chỉ xây các dinh thự hoành tráng cho gia đình mình, chú Hỏa còn xây những dãy phố, cùng hàng loạt các công trình dân dụng dành cho cộng đồng như bệnh viện, chùa chiền… Trong số các công trình tiêu biểu vẫn được sử dụng cho đến ngày nay có Bảo tàng Mỹ thuật thành phố, khách sạn Majestic, Bệnh viện Từ Dũ, Trung tâm cấp cứu Sài Gòn, Nhà khách Chính phủ, chùa Kỳ Viên, khách sạn Palace - Long Hải… Majestic là khách sạn đồ sộ bậc nhất thời ấy, được thiết kế theo đồ án của một kiến trúc sư người Pháp. Cũng như Bảo tàng Mỹ thuật hay Nhà khách Chính phủ, Majestic xây dựng theo phong cách Baroque rất được ưa chuộng thời bấy giờ và ngay cả hiện nay, nó mang dáng vẻ kiến trúc cổ châu Âu thời phục hưng, cổ kính và sang trọng bậc nhất Sài Gòn ngay khi xây xong vào năm 1925.[/FONT]

    • [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Mua ve chai nhặt được vàng[/FONT]
    [​IMG]
    Phía trên cổng vẫn còn logo với chữ “H.B.H” – Hui Bon Hoa.
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Đó là giai thoại được kể nhiều nhất khi nói về chú Hỏa, trong đó có nhiều điểm trùng nhau, ví dụ sinh thời chú Hỏa làm nghề mua bán ve chai. Nhiều người kể, có dịp vào nhà chú Hỏa lúc trước giải phóng đã nhìn thấy đôi quang gánh đặt trong tủ kính, chưng giữa nhà như vật vừa trang trí, vừa là kỷ niệm thuở hàn vi. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Rất nhiều người kể, trong một lần thu mua ve chai, chú Hỏa nhặt được cả túi vàng nằm trong một chiếc ghế nệm cũ; người khác nói chú mua được bức tượng đúc đồng nhưng bên trong đầy vàng. Còn theo một số người khác, khi lê la hầu như khắp Sài Gòn - Chợ Lớn để thu mua những thứ bỏ đi của thiên hạ, chú Hỏa đã mua trúng đồ cổ, “chú thạo chữ Hán nên biết trong đám đồ người ta vứt ra có đồ cổ từ thời Nguyên, đời Thanh, thậm chí từ đời Hán”. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Một giai thoại nữa cho rằng chú Hỏa rất rành về phong thủy nên đã an táng mộ cha đúng long mạch nên làm ăn phát đạt. Số khác cho rằng chú vốn dòng dõi nhà Minh, do ly loạn nên tạm chôn giấu của cải để lánh thân, về sau chú trở lại quê nhà Trung Quốc, đào số của cải gia bảo ấy lên mang sang làm vốn hùn hạp làm ăn với người Pháp rồi dần dà phát đạt. Số khác lại cho rằng vào thời ấy chú đã là… đại lý ve chai, khấm khá, chú chuyển sang mở tiệm cầm đồ, một mặt mua đất cất nhà bán hoặc cho thuê. Nói theo ngôn ngữ bây giờ thì chú là “trùm nhà đất”, mà “kinh doanh bất động sản thì thời nào chả chóng phất” - nhiều người bình luận. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Một giả thuyết khác cho rằng chú Hỏa đã làm việc với một chủ người Pháp, nhờ tính siêng năng lại thật thà nên ông chủ Pháp thương, giúp chú vốn liếng mở tiệm cầm đồ và buôn bán. Các giai thoại trên đều mơ hồ nhưng có một thực tế ít ai đề cập đến đó là ngoài sự cần mẫn làm ăn, chịu khó, chú Hỏa còn có một đầu óc kinh doanh siêu hạng. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Không chỉ nổi tiếng trong nước, bấy giờ, chú Hỏa còn lừng lẫy khắp Đông Dương không chỉ bởi gia sản kếch sù mà còn bởi sự thức thời. Chú có hơn chục người con thì hầu hết được cho đi du học tại các nước lớn như Anh, Pháp, Đức, Nhật… Được biết, các con chú ai nấy đều học hành thành đạt, mỗi người đều được nhập quốc tịch, được lưu lại làm việc ở nước sở tại. [/FONT]

    • [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Dinh thự có 99 cửa[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Nằm ở khu tứ giác đắc địa của Sài Gòn là Phó Đức Chính - Lê Thị Hồng Gấm - Calmette - Nguyễn Thái Bình, hiện tòa nhà được dùng làm Bảo tàng Mỹ thuật thành phố. Từ trước 1975 đã có rất nhiều lời đồn đại, cho rằng ngôi nhà này có… ma! Nhiều người kể đã nhiều lần nhìn thấy bóng trắng thấp thoáng lướt đi qua các dãy hành lang trong đêm khuya, người khác khẳng định đã nghe hồn ma đêm đêm hiện về gào khóc. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Giai thoại ngày càng nhiều, đến nỗi trước 1975 có cả một bộ phim tựa đề “Con ma nhà họ Hứa” (hãng phim Dạ Lý Hương, đạo diễn Lê Mộng Hoàng), gắn liền với tên tuổi của các ngôi sao màn bạc VN thời bấy giờ như Bạch Tuyết, Thanh Tú, Dũng Thanh Lâm, Thanh Việt, Tùng Lâm, Năm Sa Đéc… Bộ phim gây tiếng vang lớn, là một trong những bộ phim ma đầu tiên của điện ảnh VN, dù kỹ thuật “nhát ma” của ta lúc ấy được xếp vào hạng… thô sơ.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Tòa nhà vốn là dinh thự chính của chú Hỏa, được thiết kế rất đẹp và độc đáo theo phong cách Art - déco, kiểu dáng kiến trúc cổ hòa hợp giữa hai trường phái xây dựng Á-Âu, tường nhà được đúc kiên cố, dày từ 40-60cm. Ngôi nhà hiện đã trên trăm tuổi, được xây dựng vào những năm 20 của thế kỷ trước. Tương truyền khi thiết kế, dinh thự này có một trăm cửa lớn, cửa nhỏ và cửa sổ. Thế nhưng, Toàn quyền Đông Dương khi duyệt thiết kế đã bắt chủ nhân bỏ đi một cửa và không được mở cổng chính với lý do cổng này to hơn cổng Dinh toàn quyền, vậy nên hiện nay dinh thự chỉ có chín mươi chín cửa. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Mặt bằng tổng thể khối nhà hình chữ U, cấu trúc bên trong tòa nhà hiện bao gồm: tầng hầm dành cho khối văn phòng làm việc; tầng trệt dành cho các gallery hoạt động triển lãm và kinh doanh tranh như Không Gian Xanh, Lạc Hồng, Nhật Lệ, Spring…; lầu 1 là nơi trưng bày tranh tượng mỹ thuật; lầu 2 trưng bày các đồ gốm sứ, thủ công mỹ nghệ truyền thống. Chính thức thành lập từ năm 1987, và đưa vào hoạt động năm 1992, cho đến nay số hiện vật được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật TP đã lên đến gần 20.000, trên diện tích hơn 4.000m2, đây là nơi lý tưởng để tổ chức các hoạt động triển lãm và sinh hoạt văn hóa nghệ thuật.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]SONG PHẠM[/FONT]​
  4. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    THĂM NHÀ CHÚ HỎA

    [​IMG]


    Ngôi nhà 97A Phó Đức Chính (Q1) trải qua bao thời gian vẫn mang dáng dấp cổ kính, tĩnh lặng như ngày nào. Dù nay đã là trụ sở bảo tàng Mỹ thật thành phố nhưng do thời gian mở cửa hơi muộn (9 giờ) và đóng cửa cũng khá sớm (14giờ 30, nghỉ ngày thứ Hai) nên ngôi nhà này hình như vẫn chứa đựng đều bí ẩn mà nhiều người tò mò vẫn muốn được một lần khám phá…
    Ngôi nhà chú Hoả
    [​IMG]
    Du khách thưởng ngoạn tranh trong bảo tàng

    Xưa, ngôi nhà này của một thương gia người Hoa tên là Hui Bôn Hoa (thường gọi là chú Hoả) xây dựng vào những năm đầu của thế kỷ XX. Tương truyền, vào thời điểm ấy, chú Hoả chỉ với đôi quang gánh và ít đồng bạc cắc ngược xuôi khắp chốn thu mua ve chai mà dành dụm cất được một cơ ngơi như thế. Từ một gánh ve chai, chú Hoả trở thành một thương gia giàu có nổi tiếng khắp cả Đông Dương. Không chỉ có mỗi toà nhà này mà chú Hỏa còn xây dựng thêm nhiều toà nhà khác như: bệnh viện Jean Baptiste (trên đường Lê Lợi) nay là bệnh viện Sài Gòn, khu nhà khách Chính phủ (đường Lý Thái Tổ), và nhiều ngân hàng, trụ sở kinh doanh khác trên địa bàn quận 5.
    Bảo tàng Mỹ Thuật thành phố do một kiến trúc sư người Pháp thiết kế và xây dựng với kiểu dáng kiến trúc cổ hoà hợp giữa hai phong cách Á-Âu. Tường nhà được đúc kiên cố, dày 40-60cm. Có người kể rằng, chú Hoả đi mua ve chai một hôm nhặt được một túi vàng và bỗng chốc trở thành người giàu có, nổi tiếng khắp Sài Gòn - Chợ Lớn, xây nên nhiều toà nhà lớn.
    Và một thế giới của nghệ thuật…

    Được thành lập từ năm 1987, nhưng những năm đầu hiện vật không có nên mãi đến năm 1992, Bảo tàng Mỹ thuật mới chính thức đi vào hoạt động. Qua thời gian, nhờ sự nỗ lực thu gom, tìm kiếm của những người làm công tác bảo tàng, cho đến nay số hiện vật tại đây đã lên đến trên 18.000 (chủ yếu là tranh tượng thủ công mỹ nghệ). Với diện tích trên 4.000m2, Bảo tàng Mỹ thuật là nơi lý tưởng để tổ chức các hoạt động triển lãm văn hoá nghệ thuật. Chỉ với tên gọi của bảo tàng đã là một sự bảo chứng có giá trị cho những ai tổ chức triển lãm, trưng bày, giới thiệu tác phẩm của mình nơi đây. Khu vực tầng hầm (tầng trệt) của tòa nhà được dành hẳn cho các phòng tranh. 5 galary: Lạc Hồng, Nhật Lệ, Spring… như những vệ tinh không thể thiếu của bảo tàng. Khách tham quan đến đây không chỉ được thưởng ngoạn các tác phẩm nghệ thuật mà nếu như ưng ý có thể chọn mua một bức tranh cho mình. Tầng 1 là nơi dành cho các hoạt động dịch vụ,
    triển lãm…
    [​IMG]

    Không gian tầng 2 được dành hoàn toàn trưng bày cố định các hiện vật mà bảo tàng đã sưu tầm hay mua được, chủ yếu là các tác phẩm tranh tượng đương đại. Nơi đây hiện đang trung bày một bức tranh của họa sĩ Nguyễn Gia Trí được xem như là một quốc bảo. Đó là tác phẩm “Vườn xuân Bắc Trung Nam” được UBNDTP mua tặng với giá vào thời điểm năm 1993-1994 đã là 100USD. Lúc đó, sự kiện này cũng đã gặp phải sự phản ứng từ phía dư luận cho là lãng phí. Ông Phan Hữu Thiện, Giám đốc bảo tàng cho biết: “Giá của bức tranh này bây giờ khoảng 600 triệu VND. Hiện nay có nhiều nước đăng ký thuê để triển lãm nhưng chúng tôi vẫn chưa đồng ý. Nếu đem đi đấu giá, giá khởi điểm của nó có thể lên đến 1 triệu USD!”. Ngoài ra còn có các tranh có giá trị khác như: “VN thành đồng” (Nguyễn Sáng), “****** câu cá ở suối Lê-Nin” (Diệp Minh Châu)… Đây là tác phẩm có giá trị rất lớn về lịch sử. Được biết, tấm vải lụa mà nhà điêu khắc, họa sĩ Diệp Minh Châu dùng để vẽ là tấm lụa mà Mao Trạch Đông tặng cho ******. Khi từ Nam ra thăm Bác, họa sĩ đã được Bác tặng cho tấm lụa này. Bên cạnh đó, bộ tranh ký hoạ kháng chiến do các họa sĩ là những người lính từng cầm súng chiến đấu cũng là tác phẩm đáng quan tâm. Hiện nay, trong nước vẫn chưa thấy được hết giá trị của những tác phẩm này. Trên thế giới, những tác phẩm được sáng tác theo thể loại này rất được chú trọng. Nhiều nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu vì sao một nước nhỏ như VN có thể thắng được một siêu cường như Mỹ đều bắt đầu thu thập từ nhiều nguồn: bài hát, truyện ngắn… mà trong đó tranh ký họa là một trong những bút tích có giá trị nhất về lịch sử.

    Tại tầng 3, du khách sẽ được đắm mình trong một không gian tượng. Nơi đây chủ yếu trưng bày các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống. Bạn sẽ dễ dàng tìm thấy các tác phẩm tượng về văn hoá óc-eo, các bức tượng của người Chăm, tượng nhà mồ Tây Nguyên…

    Bảo tàng Mỹ Thuật là một điểm đáng được ghé thăm trong những ngày cuối tuần dành cho người yêu mến nghệ thuật!

    (Theo Congan)
  5. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    “Nhất Sỹ” Lê Phát Đạt và gia tộc giàu hơn Bảo Đại

    Posted on May 23, 2012 by dongtran84
    Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, ở Sài Gòn nổi lên tứ đại hào phú lẫy lừng: “Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định”. Bốn đại gia này không chỉ giàu có nhất đất Sài Gòn mà còn là những người giàu nhất Nam Kỳ lục tỉnh và xứ Đông Dương. Gắn liền với tên tuổi của bốn đại gia này là những giai thoại về sự giàu có đáng kinh ngạc…
    [​IMG]
    Trong số đó, “Nhất Sỹ” – Lê Phát Đạt, ông ngoại của Nam Phương Hoàng Hậu là người giàu có bậc nhất, hiện vẫn được lưu danh cùng với công trình chứng minh cho khối tài sản khổng lồ của mình là nhà thờ Huyện Sỹ.
    Huyện Sỹ có tên thật là Lê Phát Đạt. Ông sinh năm 1841 tại Cầu Kho, Sài Gòn. Tuy nhiên, quê quán ở Tân An, Long An trong một gia đình theo Công giáo. Thuở nhỏ, ông có tên là Sỹ và tên thánh là Philipphê.
    Ông được các tu sỹ người Pháp đưa sang du học ở Pénang, Malaysia. Ở đây, ông Sỹ được học các ngôn ngữ: như tiếng La Tinh, tiếng Pháp, tiếng Hán và tiếng Quốc ngữ.

    [​IMG]
    Nhà thờ huyện Sỹ Do tên của ông trùng tên với một người thầy dạy nên người thầy đã đổi tên Sỹ đổi tên thành Lê Phát Đạt. Khi về nước, ông Lê Phát Đạt được Chính phủ Nam Kỳ bổ dụng làm thông ngôn, rồi từ năm 1880 thì làm Ủy viên Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ.
    Mặc dù đã đổi tên nhưng bà con lối xóm vẫn gọi ông bằng cái tên cúng cơm là Sỹ. Cũng bởi vậy, cái tên Huyện Sỹ Lê Phát Đạt đã gắn bó với số phận của ông. Mặc dù xuất thân trong một gia đình không quá giàu có nhưng đến đời của Lê Phát Đạt thì ông đã nhanh chóng trở thành người giàu có bậc nhất đất Sài Gòn.
    Theo học giả Vương Hồng Sển trong cuốn sách “Sài Gòn năm xưa” thì việc phất lên nhanh chóng của ông Lê Phát Đạt có không ít yếu tố may mắn: “Tương truyền buổi đầu, Tây mới qua, dân cư tản mác. Pháp phát mãi ruộng đất vô thừa nhận, giá bán rẻ mạt mà vẫn không có người đầu giá”.
    Học giả Vương Hồng Sến giải thích là: “Hồi Tây qua, nghe nói lại, những chủ cũ đều đồng hè bỏ đất, không nhìn nhận, vì nhận e nỗi quan và triều đình Huế khép tội theo Pháp.
    Vả lại, cũng ước ao một ngày kia Tây bại trận rút lui. Chừng đó ai về chỗ nấy, hấp tấp làm chi cho mang tội… Không dè bởi đất không ai nhìn, nên Pháp lập Hội đồng Thành phố, Ủy ban Điền thổ rồi đưa nhau đi khám xét từng vùng.
    Đến chỗ nào địa thế tốt, thì những ủy viên bản xứ nhận là của mình: “Ùy” một tiếng! Đến chỗ nào nẻ địa thì lắc đầu, tiếp theo nói “Nông” cũng một tiếng! Chung quy chỉ học hai tiếng “Ùy”, “Nông” mà có ông Lê Phát Đạt lập nghiệp truyền tử lưu tôn.
    Trận bão năm Giáp Thìn, tức năm 1904, đất Gò Công bỏ hoang vô số kể, ai đủ can đảm chịu ra mặt đóng thuế thì làm chủ chính thức, mà có ai thèm đâu…”.
    Thế rồi, nài ép Lê Phát Đạt, ông bất đắc dĩ phải chạy bạc mua liều. Nào ngờ vận đỏ, ruộng trúng mùa liên tiếp mấy năm liền. Ông trở nên giàu có nhanh chóng. Mặc dù giàu có như vậy, nhưng trong nhà ông Lê Phát Đạt có treo câu đối dạy đời: “Cần dữ kiệm, trị gia thượng sách/Nhẫn nhi hòa, xử thế lương đồ”.
    Bên cạnh đó, cũng có những lời đồn rằng ngôi nhà lầu đồ sộ của Huyện Sỹ tại Tân An, nằm gần ngã ba sông Tân An và Bảo Định đã được cất trên thế đất hàm rồng nên gia đình ông trở nên giàu có, danh vọng bậc nhất thời đó.
    Sự giàu có của ông Huyện Sỹ được mô tả rằng: khi đang xây nhà thờ Chợ Đũi, chính là nhà thờ Huyện Sỹ theo yêu cầu của giáo dân vùng Bảy Hiền, người ta đã cắt bớt một gian giữa của nhà thờ này để lấy tiền đó xây nhà thờ Chí Hòa.
    Hay người con trai của Huyện Sỹ là kỹ sư Lê Phát Thanh cũng bỏ tiền ra xây nhà thờ Hạnh Thông Tây, nằm ở góc Quang Trung – Lê Văn Thọ, Gò Vấp. Tất cả những ngôi nhà thờ này đều xây trên đất của Huyện Sỹ.
    Ngày nay, nếu đi bằng xe máy từ nhà thờ Huyện Sỹ đến nhà thờ Hạnh Thông Tây phải mất gần một tiếng, đủ thấy vùng đất của Huyện Sỹ mênh mông chừng nào.
    Không chỉ có thế, các con của Huyện Sỹ như bà Lê Thị Bính – mẹ của Nam Phương hoàng hậu, Lê Phát Thanh, Lê Phát Vĩnh, Lê Phát Tân đều là những đại điền chủ có rất nhiều đất đai ở Tân An, Đức Hòa, Đức Huệ và Đồng Tháp Mười.
    Riêng trưởng nam của Huyện Sỹ là Lê Phát An được vua Bảo Đại phong tước An Định Vương. Ông Lê Phát An là người duy nhất trong lịch sử Nam Kỳ thuộc hàng dân dã, không là “hoàng thân, quốc thích” được lên ngôi vị cao quý nhất của triều đình.
    Mức độ giàu có của gia đình Huyện Sỹ còn được đồn thổi là lớn hơn rất nhiều lần so với vua Bảo Đại. Vậy nên, mới có câu chuyện là vào năm 1934, nhân dịp gả cô cháu gái Nguyễn Hữu Thị Lan, tức Nam Phương Hoàng Hậu về Huế làm Hoàng hậu, Lê Phát An đã tặng cho Nguyễn Hữu Thị Lan một triệu đồng tiền mặt để làm của hồi môn.
    Nếu quy đổi thì 1 triệu đồng lúc bấy giờ có giá vàng khoảng 50 đồng/lượng. Vậy nên món quà này tương đương 20.000 lượng vàng. Gia đình Nguyễn Hữu Hào, cha của Nam Phương hoàng hậu, rể của Huyện Sỹ cũng giàu có hơn Bảo Đại.
    Trong đời làm vua của mình, vị hoàng đế thích ăn chơi Bảo Đại thường dùng tiền của vợ nhiều hơn của hoàng gia.
    Sự giàu có của Huyện Sỹ Lê Phát Đạt cho đến nay vẫn còn lưu danh và đặc biệt là thể hiện một cách rõ nét qua các công trình xây dựng còn lại. Một trong số đó chính là nhà thờ Huyện Sỹ. Ngôi nhà thờ này đã được ông Huyện Sỹ hiến đất và xuất 1/7 gia tài để xây dựng.
    Tính theo thời giá lúc bấy giờ là khoảng trên 30 ngàn đồng bạc Đông Dương. Nhà thờ được khởi công xây dựng năm 1902 theo thiết kế của linh mục Bouttier.
    Đến năm 1905 thì nhà thờ được khánh thành. Nhà thờ tọa lạc trên một khu đất cao và rộng hơn một mẫu, nằm ở góc đường Frère Louis, nay là đường Nguyễn Trãi và Frère Guilleraut, nay là đường Tôn Thất Tùng.
    Ban đầu nhà thờ có tên là Nhà thờ Chợ Đũi do thuộc họ đạo Chợ Đũi. Mặt khác, do Thánh Philípphê tông đồ là bổn mạng của Huyện Sỹ nên còn được gọi là Nhà thờ Thánh Philípphê. Tuy vậy, dân gian vẫn gọi là Nhà thờ Huyện Sỹ.
    Và sau đó dần trở thành tên chính thức của nhà thờ này. Nhà thờ Huyện Sỹ được đánh giá là có khuôn viên rộng rãi khoáng đãng nhất ở Sài Gòn. Phía trước nhà thờ có tượng đài thánh tử đạo Việt Nam là Mátthêu Lê Văn Gẫm.
    Gần cổng chính còn có đài thiên thần hộ thủ và tượng đài Thánh Giuse. Bên trái khuôn viên là núi Đức Mẹ Lộ Đức, được xây dựng năm 1960 để kính Đức Mẹ Lộ Đức.
    Hằng năm cứ vào ngày 11 tháng 2 dương lịch, các linh mục chính xứ Chợ Đũi có thói quen cử hành thánh lễ tại núi này để cầu nguyện đặc biệt cho các bệnh nhân. Phía bên phải khuôn viên nhà thờ là đồi Canvê, có tượng chuộc tội rất lớn được xây dựng năm 1974 dưới thời linh mục Gioan Baotixita Dương Hoàng Thanh.
    Nhà thờ có chiều dài 40 m, chia làm 4 gian, rộng 18 m. Thiết kế ban đầu của nhà thờ Huyện Sỹ gồm 5 gian, tức khoảng 50 m. Nhưng thời gian đó, nhà thờ tạm Chí Hòa bị hư hại trầm trọng.
    Vì vậy, giới chức trong họ đạo Chợ Đũi đã xin cắt bớt một gian, dùng số tiền đó để xây nhà thờ Chí Hòa. Nhà thờ Huyện Sỹ dùng đá Granite Biên Hòa để ốp mặt tiền và các cột chính điện, theo phong cách kiến trúc Gothic. Chính điện nhà thờ có vòm chịu lực dạng cung nhọn.
    Tường có nhiều cửa sổ dạng vòm đỉnh nhọn và được trang trí bằng lớp kính màu ghép hình mua từ Ý. Bên trong các gian tường có nhiều tượng thánh. Trên vòm cửa chính có tượng thánh Philípphê bổn mạng nhà thờ bằng đá Cẩm Thạch, đứng cầm cây thánh giá Phục sinh.
    Ngọn tháp chuông chính cao 57 m kể cả chiều cao thánh giá và con gà trống Gaulois. Bên trong tháp có bốn quả chuông được đặt đúc tại Pháp năm 1905.
    Hai quả lớn có đường kính 1,05 m do con trai và con dâu Huyện Sỹ là ông Gioan Baotixita Lê Phát Thanh và bà Anna Đỗ Thị Thao tặng. Hai quả chuông nhỏ đường kính 0,95 m không ghi tên người tặng, có lẽ là của ông bà Huyện Sỹ đặt đúc cùng năm.
    Ông huyện Sỹ qua đời năm 1900 khi nhà thờ chưa xây dựng xong. Về sau khi vợ ông là bà Huỳnh Thị Tài mất năm 1920, người ta mới đưa hai ông bà chôn ở gian chái sau cung thánh của nhà thờ này.
    Tại gian chái bên trái là tượng bán thân ông Huyện Sỹ bằng thạch cao gắn cột đầu, phía sau là phần mộ bằng đá Cẩm Thạch được trang trí hoa văn.
    Trên mộ là tượng toàn thân ông Huyện Sỹ kê đầu trên hai chiếc gối bằng đá Cẩm Thạch được điêu khắc tinh xảo, đầu chít khăn đóng quay về cung thánh nhà thờ, mình mặc áo dài gấm hoa văn tinh xảo, hai tay đan vào nhau trước ngực, chân đi giày.
    Đối diện bên phải là tượng vợ ông là bà Huỳnh Thị Tài với tóc búi cũng dựa trên hai chiếc gối, hai tay nắm trước ngực, mặc áo dài gấm, chân mang hài.
    Phía trong cùng còn có tượng bán thân của con trai và con dâu ông bà là Gioan Baotixita Lê Phát Thanh và Anna Đỗ Thị Thao. Cho đến nay, công trình này vẫn được xem là một điểm đến thu hút khách du lịch muốn tìm hiểu về cuộc đời của đại gia giàu có bậc nhất đất Sài Gòn xưa.
    Đinh Minh
    (Nguồn Phunutoday)
  6. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Nhà thờ Huyện Sỹ

    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


    Nhà thờ Huyện Sỹ là một nhà thờ Công giáo cổ hơn 100 tuổi, tọa lạc tại số 1 đường Tôn Thất Tùng, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

    Lịch sử

    Nhà thờ do ông bà Lê Phát Ðạt, tức Huyện Sỹ, hiến đất và xuất 1/7 gia tài để xây dựng, thời giá lúc bấy giờ là khoảng trên 30 muôn (mười ngàn) đồng bạc Đông Dương. Khởi công xây dựng năm 1902 theo thiết kế của linh mục Bouttier[1], đến 1905 thì được khánh thành. Nhà thờ tọa lạc trên một khu đất cao và rộng hơn một mẫu, nằm ở góc đường Frère Louis (nay là đường Nguyễn Trãi) và Frère Guilleraut (nay là đường Tôn Thất Tùng).
    Ban đầu nhà thờ có tên là Nhà thờ Chợ Đũi do thuộc họ đạo Chợ Đũi. Mặt khác, do Thánh Philípphê tông đồ là bổn mạng của Huyện Sỹ nên còn được gọi là Nhà thờ Thánh Philípphê. Tuy vậy, dân gian vẫn gọi là Nhà thờ Huyện Sỹ, và sau đó dần trở thành tên chính thức của nhà thờ này.
    Khuôn viên

    Nhà thờ Huyện Sỹ được đánh giá là có khuôn viên rộng rãi khoáng đãng nhất ở Sài Gòn. Phía trước nhà thờ có tượng đài thánh tử đạo Việt NamMátthêu Lê Văn Gẫm[2]. Gần cổng chính còn có đài thiên thần hộ thủ và tượng đài Thánh Giuse.
    Bên trái khuôn viên là núi Đức Mẹ Lộ Đức, được xây dựng năm 1960 để kính Đức Mẹ Lộ Đức. Hằng năm cứ vào ngày 11 tháng 2 dương lịch, các linh mục chính xứ Chợ Đũi có thói quen cử hành thánh lễ tại núi này để cầu nguyện đặc biệt cho các bệnh nhân.
    Phía bên phải khuôn viên nhà thờ là đồi Canvê, có tượng chuộc tội rất lớn được xây dựng năm 1974 dưới thời linh mục Gioan Baotixita Dương Hoàng Thanh.
    Kiến trúc

    Nhà thờ có chiều dài 40 mét, chia làm 4 gian, rộng 18 mét. Thiết kế ban đầu của nhà thờ Huyện Sỹ gồm 5 gian, tức khoảng 50 mét. Nhưng thời gian đó, nhà thờ tạm Chí Hòa bị hư hại trầm trọng, vì vậy, giới chức trong họ đạo Chợ Đũi đã xin cắt bớt 1 gian, dùng số tiền đó để xây nhà thờ Chí Hòa. Nhà thờ Chí Hoà đến nay vẫn còn, được tôn tạo nhiều lần nên rất khang trang.
    Nhà thờ Huyện Sỹ dùng đá granite Biên Hòa để ốp mặt tiền và các cột chính điện, theo phong cách kiến trúc Gothic. Chính điện nhà thờ có vòm chịu lực dạng cung nhọn. Tường có nhiều cửa sổ dạng vòm đỉnh nhọn và được trang trí bằng lớp kính màu ghép hình mua từ Ý. Bên trong các gian tường có nhiều tượng thánh. Trên vòm cửa chính có tượng thánh Philípphê bổn mạng nhà thờ bằng đá cẩm thạch, đứng cầm cây thánh giá Phục sinh.
    [​IMG] [​IMG]
    Tháp chuông nhà thờ Huyện Sỹ với chú gà trống Gaulois


    Ngọn tháp chuông chính cao 57 mét kể cả chiều cao thánh giá và con gà trống Gaulois. Bên trong tháp có 4 quả chuông được đặt đúc tại Pháp năm 1905. Hai quả lớn có đường kính 1,05 mét do con trai và con dâu Huyện Sỹ là ông Gioan Baotixita Lê Phát Thanh và bà Anna Đỗ Thị Thao tặng. Hai quả chuông nhỏ đường kính 0,95 mét không ghi tên người tặng, có lẽ là của ông bà Huyện Sỹ đặt đúc cùng năm.
    Huyện Sỹ qua đời năm 1900 khi nhà thờ chưa xây dựng xong. Về sau khi vợ ông là bà Huỳnh Thị Tài mất năm 1920, người ta mới đưa hai ông bà chôn ở gian chái sau cung thánh của nhà thờ này.
    Tại gian chái bên trái là tượng bán thân ông Huyện Sỹ bằng thạch cao gắn cột đầu, phía sau là phần mộ bằng đá cẩm thạch được trang trí hoa văn. Trên mộ là tượng toàn thân ông Huyện Sỹ kê đầu trên hai chiếc gối bằng đá cẩm thạch được điêu khắc tinh xảo, đầu chít khăn đóng quay về cung thánh nhà thờ, mình mặc áo dài gấm hoa văn tinh xảo, hai tay đan vào nhau trước ngực, chân đi giày. Đối diện bên phải là tượng vợ ông là bà Huỳnh Thị Tài (1845-1920), với tóc búi, cũng dựa trên hai chiếc gối, hai tay nắm trước ngực, mặc áo dài gấm, chân mang hài. Phía trong cùng còn có tượng bán thân của con trai và con dâu ông bà là Gioan Baotixita Lê Phát Thanh (bên phải) và Anna Đỗ Thị Thao (bên trái).
    Chú thích


    1. ^ Linh mục Boutier được bổ nhiệm làm cha sở họ đạo Phong Phú - Thủ Đức năm 1880. Ông cũng là một kiến trúc sư có tài và nhà thờ Thủ Đức cũng do ông thiết kế.
    2. ^ Thánh tử đạo Mátthêu Lê Văn Gẫm, bị xử giảo ngày 11 tháng 5 năm 1847 dưới triều vua Thiệu Trị, tại pháp trường "Cây Da Còm" gần vị trí nhà thờ Huyện Sỹ ngày nay. Thánh Mátthêu Gẫm sinh tại họ đạo Tắt, Gò Công Đông (nay thuộc Tiền Giang), là một lái buôn, bị triều đình bắt và kết án tử hình vì tội chuyên chở các giáo sĩ châu Âu từ Singapore vào để giảng đạo.
  7. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Những chứng tích về Công Ty của Gia đình Hui Bon Hoa:

    Hóa Đơn của C/Ty Hui Bon Hoa ( Chú Hỏa)-97 Đường d'Alsace Lorraine (nay là Phó Đức Chinh-Q I-1950

    [​IMG]


    [​IMG]

    Theo mấy chữ trên thì Hui Bon Hoa là Hoàng Văn Hoa chứ không phải là Hứa Bổn Hòa


    Hóa Đơn của C/ty Hui Bon Hoa( Chú Hỏa) -97 Đường Alsace Loraine-SG (Nay là Phó Đức Chính Q I)-1955

    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]

    Hóa Đơn C/ty Hui Bon Hoa(Chú Hỏa) -97 Phó Đức Chính-SG-1962
    [​IMG][​IMG]
  8. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Nhà các con chú Hỏa ở 97A Phó Đức Chính

    Nhìn từ bên ngoài

    [​IMG]

    [​IMG]

    Vào trong

    [​IMG]

    [​IMG]

    Lên lầu nào

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Nhà chú Hỏa có thang máy lun nè

    [​IMG]

    Hành lang

    [​IMG]

    [​IMG]

    Tương truyền khi thiết kế, dinh thự này có một trăm cửa lớn, cửa nhỏ và cửa sổ. Thế nhưng, Toàn quyền Đông Dương khi duyệt thiết kế đã bắt chủ nhân bỏ đi một cửa và không được mở cổng chính với lý do cổng này to hơn cổng Dinh toàn quyền, vậy nên hiện nay dinh thự chỉ có chín mươi chín cửa.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Và đây có lẽ là cửa sổ phòng con gái chú Hỏa ở

    [​IMG]

    Ra ban công chút

    [​IMG]

    [​IMG]

    Giờ đi xuống & ra tham quan cửa sau thui

    [​IMG]

    [​IMG]

    Tấm bảng bằng đá chụp từ cổng sau ngôi nhà, không biết là mới hay cũ, nhưng đã ghi rõ về những người chủ từng thuộc về ngôi nhà. Trong bảng nầy không thấy tên" Chú Hỏa" Jean Baptiste Hui Bon Hoa.

    [​IMG]
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    KHIEN NAM HUIBONHOA
    VICTOR HUIBONHOA
    K.T.ANTOINE HUIBONHOA
    KHIEN SIC HUIBONHOA
    KHIEN BI HUIBONHOA
    KHIEN HUON HUIBONHOA
  9. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Họ Chú Hỏa, tên Quách Đàm




    Phạm Hoàng Quân
    [​IMG]Nhà Chú Hỏa – Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM hiện nay – do ông Huỳnh Văn Hoa xây xong năm 1934 – Ảnh: Minh Đức

    Nửa đầu thế kỷ trước, ở Sài Gòn – Chợ Lớn làm ăn, Huỳnh Văn Hoa và Quách Diệm được thương giới nghiêng mình nể phục, liệt vào hạng thượng thừa “Bạch thủ thành gia” (tay trắng nên nhà).
    Khách sạn Majestic, Bảo tàng Mỹ thuật hay chợ Bình Tây mà nay còn thấy chỉ là một phần nhỏ trong thành tựu kinh doanh của họ. Thật trớ trêu là họ và tên hai đại gia này trước giờ bị gọi sai bét!
    Chú Hỏa, họ và tên
    Người Sài Gòn nhiều thế hệ vẫn hay nhắc đến nhân vật “Chú Hỏa” – một trong tứ đại hào phú lừng lẫy của Sài Gòn xưa mà dân gian đúc kết “Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Hỏa” (*) với những giai thoại ly kỳ cả về tài sản và đời riêng.
    Hiện nay, tại tòa nhà tiêu biểu của “Chú Hỏa” – nơi đang là Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM (số 97 Phó Đức Chính), ở tấm biển inox ghi lược sử tòa nhà đặt trang trọng ngay lối đi bên trái cửa chính viết: “Hui Bon Hoa tên thật là Hứa Bổn Hòa”. Cách xác định Hui Bon Hoa là Hứa Bổn Hòa cũng thấy trên Wikipedia và rất nhiều bài viết.
    Thế nhưng hồi năm 1960, ông già bác cổ Vương Hồng Sển đã tỏ ra cẩn thận khi viết trong Sài Gòn năm xưa: “Hui Bon Hoa, tục danh “Chú Hỏa”, mặc dầu về sau danh vọng lớn, địa vị cao, cũng không ai gọi “Ông Hỏa” bao giờ. Sớm nhập Pháp tịch nên ký âm theo Pháp ngữ làm vậy rồi gọi như vậy cho đến đời đời, không rõ theo Hán tự hà danh hà tánh?” (bản in 1997, tr.284).
    Xưa hơn nữa là hồi năm 1924, Đào Trinh Nhất viết: “Trong bọn Hoa kiều bây giờ, duy chỉ có Hoàng Trọng Tán là giàu nhất, tư bản có đến 3.000 vạn, trong Nam kỳ đã suy tôn lên làm ông vua tiền bạc, hay là ông vua nhà cửa, vì Hoàng có nhiều nhà cửa đất cát lắm”. Hoàng (Huỳnh) Trọng Tán là con thứ ba của Chú Hỏa, là người kế nghiệp lãnh đạo Công ty Hui Bon Hoa. Hồi ấy, Đào Trinh Nhất đã gọi đúng họ (Hoàng/Huỳnh) của gia tộc này nhưng do không gắn kết mối liên hệ cha con giữa Chú Hỏa với Huỳnh Trọng Tán nên người sau không lưu ý.
    Phần viết về Hoa kiều Việt Nam trong Hoa kiều chí cho biết Hui Bon Hoa tên chữ Hán là Huỳnh Văn Hoa (). Họ Huỳnh cũng có thể đọc/viết là Hoàng, nhưng theo thói quen của người Hoa ở miền Nam, khi tự phiên âm họ này sang chữ Việt thì người ta đều viết là Huỳnh.
    Hui Bon Hoa là cách phiên âm từ tên gốc Hán theo âm Hạ Môn (Trung Quốc) có ảnh hưởng bởi cách phiên âm của người Anh vào cuối thế kỷ 19. Còn Hứa Bổn Hòa là cách đoán mò của người Việt khi nhìn thấy chữ Hui Bon Hoa mà không thấy mặt chữ Hán, thêm câu chuyện mê tín “Con ma nhà họ Hứa” không biết nguồn cơn ra sao lại xuất phát từ nhà cũ của Chú Hỏa rồi lan truyền khắp Sài thành khiến nhiều người tin chắc ông này họ Hứa.
    Lược sử một số cơ sở phúc lợi của cộng đồng người Hoa ghi nhận hai anh em Trọng Huấn và Trọng Tán là sáng lập viên của nhiều nơi, tiêu biểu như Phước Thiện y viện (nay là Bệnh viện Nguyễn Trãi), Thành Chí học hiệu (nay là Trường THCS Minh Đức, đường Nguyễn Thái Học, Q.1), hiến đất xây Bệnh viện Maternité Indochinoise (Bảo sanh viện Đông Dương, nay là Bệnh viện phụ sản Từ Dũ), chùa Phụng Sơn (đường Nguyễn Công Trứ, Q.1).
    Đầu thế kỷ 20, người con thứ hai của Chú Hỏa là Huỳnh Trọng Huấn trở về Hạ Môn (Trung Quốc) mở Công ty địa ốc Huỳnh Vinh Viễn Đường (). Khu nhà trụ sở công ty này ngày nay là một trong 10 di tích kiến trúc danh tiếng ở đảo Cổ Lãng, năm 2002 được liệt hạng di tích lịch sử kiến trúc trọng điểm của thành phố Hạ Môn, vừa là trường biểu diễn nghệ thuật, vừa là địa chỉ du lịch, phong cách xây dựng gần giống Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM.
    Hồi tháng 5-2009, một đoàn công tác điền dã từ quê hương “Chú Hỏa” gồm các nghiên cứu viên thuộc Học hội lịch sử Hoa kiều và Bảo tàng lịch sử Hoa kiều Tuyền Châu đã đến Sài Gòn, thăm Bảo tàng Mỹ thuật và nhiều di tích kiến trúc khác cùng khu mộ gia tộc Huỳnh Văn Hoa ở Bình Dương. Mục đích của đoàn công tác này là nhằm thu thập tư liệu để bổ sung cho các hồ sơ di tích kiến trúc nghệ thuật có liên quan gia tộc Huỳnh Văn Hoa ở Hạ Môn, Tuyền Châu, một mặt nhằm phục vụ các nghiên cứu về lịch sử Hoa kiều.
    Tên thật của Quách Đàm
    Cũng tương tự những lầm lẫn trong tên gọi “Chú Hỏa”, ông Quách Đàm – người mà nay bức tượng vẫn được đặt ở chợ Bình Tây (Q.6) – lại không phải tên là Đàm. Tên thật ông này là Diệm (cũng đọc Diễm).
    Về sự lầm lẫn này có thể từ một trong hai nguyên nhân: một là nhìn lầm mặt chữ, có thể là do người Việt đầu tiên đã sơ ý nhìn chữ Diệm ra chữ Đàm rồi phiên âm sai, vì chữ Diệm dễ lầm với mấy chữ Đàm như sau: (đàm, viết lối hành thư), (đàm), (đàm), (đàm); hai là nghe lầm âm, việc này có thể do người Pháp ký âm và viết tên Quách Diệm là Quach Dam (Quach-dam) bởi nghe người Triều Châu phát âm Diệm là “iam”, gần như âm Đàm.
    Trên những văn bản chữ Hán do các học giả Hoa kiều ở Chợ Lớn như Lý Văn Hùng, Thi Đạt Chí… viết trong khoảng 1950-1960 đều viết Quách Diệm, trong Hoa kiều chí – Việt Nam (Đài Bắc, 1958) và Quảng Đông tỉnh chí – Hoa kiều chí (1996) đều viết tên là Diệm, tiểu sử nhân vật này trong các sách kể trên đều không nói Quách Diệm còn có tên khác là Đàm.
    Kẹt một nỗi là tên Quách Đàm đã trở nên rất phổ biến, từ cửa miệng cho đến tất cả các bài viết bằng tiếng Việt gần 70 năm qua, đến như Tsai Maw Kuey trong luận văn bằng Pháp ngữ Les Chinois au Sud-Vietnam (1968) cũng viết tên người này theo chữ Việt là “Quách – Đàm” (tr.37, tr.283). Gần đây, trong một nghiên cứu về Đồng Minh Hội, Thomas Engelbert cũng viết tên hai nhân vật Quách Đàm và Hứa Bổn Hòa bằng chữ Việt, điểm sai này có lẽ do tác giả chủ quan khi tham khảo tài liệu tiếng Việt.
    Vấn đề điều chỉnh tên riêng Quách Đàm cho đúng là Quách Diệm coi ra phức tạp hơn tên Huỳnh Văn Hoa rất nhiều, bởi trước giờ nhân vật này chỉ được người Việt biết đến chỉ độc nhất một cái tên, bao nhiêu bài viết, bài nghiên cứu đã ghi nhận, bây giờ sửa lại thành ra lạ lẫm.
    Cách xử lý vấn đề này của ban biên tập công trình Southeast Asian Personalities of Chinese Descent – A Biographical Dictionary khá linh hoạt và đáng để chúng ta tham khảo, khi tác giả Việt Nam gửi phần viết về Quách Đàm, người biên tập vẫn giữ vậy và ghi tiêu đề là Quách Đàm, nhưng phần tên chữ Hán lại viết (Guo Yan/Quách Diệm), và chú thêm “also known as Quách Đàm” (còn được biết với tên Quách Đàm), đây là cách chấp nhận sai lầm một khi sự sai lầm đã trở thành thói quen và ảnh hưởng rộng đến xã hội.
    Viết sai tên người bình thường đã là chuyện rất vô duyên, Quách Diệm và Huỳnh Văn Hoa lại thuộc hàng có tên có tiếng mà sự nghiệp đã ảnh hưởng không nhỏ đến lịch sử kinh tế và văn hóa vùng Sài Gòn – Chợ Lớn.
    Mặt khác, họ là những nhân vật thường xuyên được nhắc đến bởi các học giả nước ngoài nghiên cứu lĩnh vực Hoa kiều Đông Nam Á, việc ghi sai tên họ đối tượng dẫn đến tình trạng “từ khóa” (keyword) trong nghiên cứu bất thông, đương nhiên sẽ cản trở học giới trong nước tiếp cận và khai thác những vấn đề hoặc thành tựu nghiên cứu mới.
    Các quan hệ giao lưu văn hóa trên bình diện quốc tế ngày càng mở rộng, việc ghi sai họ tên của một nhân vật lịch sử gần đây phần nào sẽ ảnh hưởng đến bộ mặt văn hóa – du lịch của một thành phố lớn.
    PHẠM HOÀNG QUÂN
  10. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Chú Hỏa tên Tây là Jean Baptiste Hui Bon Hoa, tên thật là Huỳnh Văn Hoa (1848-1901), còn có tên Tú Vinh, hiệu Tình Nham, nguyên tịch Hạ Môn, Phước Kiến. Tuổi thanh niên sang Sài Gòn làm công cho hiệu buôn, sau hùn hạp một số thương vụ, lần hồi tích góp được số tiền vốn mở riêng tiệm cầm đồ bình dân, sau nhờ quan hệ với những người Pháp có thế lực mới mở thêm việc mua bán nhà đất.

    Trở thành đại phú gia, thành lập Công ty Hui Bon Hoa, tài sản của công ty ở Sài Gòn - Chợ Lớn ước khoảng 30.000 căn nhà phố, 13 tiệm cầm đồ. Huỳnh Văn Hoa có 4 con trai, 11 con gái. Sau Thế chiến thứ nhất, Công ty Hui Bon Hoa lần lượt mở chi nhánh tại Hạ Môn, Thượng Hải, Hong Kong, Đài Loan.

    Sau Thế chiến thứ hai mở chi nhánh tại các quốc gia Anh, Pháp, Mỹ, Canada, kinh doanh địa ốc, tiền tệ, mậu dịch quốc tế. Năm 1956 chuyển văn phòng chính sang Paris, năm 1974 gia tộc hầu hết di cư sang Pháp và các quốc gia khác. Tại Sài Gòn thời Pháp thuộc, tên Hui Bon Hoa được đặt tên cho một con đường (nay là đường Lý Thái Tổ).

    [​IMG]
    Tượng ông Quách Diệm ở chợ Bình Tây hiện nay - Ảnh: Minh Đức


    Quách Diệm (thường được gọi là Quách Đàm, 1863-1927), tự Thiệu Trí, hiệu Nhược Ngu, nguyên tịch Long Khê, huyện Triều An, Quảng Đông. Năm 14 tuổi sang Chợ Lớn mua bán phế liệu, da trâu, sau mở xưởng thuộc da, lập Công ty Thông Hiệp, kinh doanh xuất nhập khẩu hóa vật, thổ sản, xưởng rượu, xưởng dệt.

    Trong thị trường lúa gạo có mạng lưới thu mua khắp Nam kỳ, là cổ đông chính nhà máy xay lúa Di Xương, sau lại mở thêm ba nhà máy Thông Mậu, Thông Thạnh, Thông Nguyên (ở Mỹ Tho).

    Lập nhà máy đường Tây Ninh, mở hãng Thông Nguyên thu mua bông vải ở Campuchia. Lập hãng tàu biển Nguyên Lợi hoạt động vận tải các tuyến Sài Gòn - Singapore, Hong Kong, Quảng Châu, Sán Đầu (cũng là những nơi có phân hãng của Thông Hiệp và Di Xương). Năm 1902, Quách Diệm góp 1/5 tổng số tiền trùng tu Hội quán Nghĩa An, năm 1924 xây chợ Bình Tây.
    http://tuoitre.vn/Tuoi-tre-cuoi-tuan/558924/ho-chu-hoa-ten-quach-dam.html
    FanOfMoneyALPHA3 thích bài này.

Chia sẻ trang này