1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm hiểu dân ca quan họ Bắc Ninh

Chủ đề trong 'Nhạc Dân Tộc Dân Gian' bởi chiaki_ruanhoc, 18/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. SWNmegai

    SWNmegai Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2003
    Bài viết:
    471
    Đã được thích:
    1
    Trong dòng quan họ còn có 1 thể loại quan họ riêng rẽ nữa: có tên là Quan Họ Làng, loại quan họ này được hát mộc, điền viên dân dã, không cần có nhạc cụ, khác với loại quan họ sân khấu thường biết. Về quê Bắc với cái chõng tre, tích trà là có thể vừa coi mấy bả răng đen nhai trầu, rồi kêu mấy bả hát cho là thu âm được rồi ! hé hé.
    Nghe chơi 1 bài thuộc thể loại này đi:
    Em là con gái Bắc-Kinh: http://s61.yousen***.com/d.aspx?id=132714E5GLQV33N2UYR8J97W8B
  2. con_duong_lang

    con_duong_lang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2005
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    hả? con gái Bắc KINH? hoá ra bên tàu cũng hát quan họ à ?
    các bạn có ai có thể cho mình lời của bài "Lệnh Ngự" và "Gọi đò" không? mình cố nghe mà sao nhiều từ khó quá, thanx trước nhé
  3. LuuNhat

    LuuNhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/10/2005
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    #BIGCHAR {background: & strDefaultFontColor &; color: DCDCDC; font-size: 16pt; font-family:Arial; } Mấy link đó die rồi mấy anh ơi , không nghe nổi bài nào ráo , cho em xin mấy cái khác đi . Tụi lớp cũ của em làm web mà không có bài quan họ nào em định sưu tầm về mà không thấy . Àh các bác ủng hộ lớp em nhé . http://a5thuanthanh.net.tf . Cảm ơn rất nhiều !
  4. loa_ken_den_si

    loa_ken_den_si Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2002
    Bài viết:
    7.720
    Đã được thích:
    1
    Nỗi buồn quan họ
    05/02/2006 13:46 ( Báo Hà nội mới )
    Dân ca quan họ là một lối hát giao duyên dân dã của địa phương vùng Kinh Bắc cũ (chủ yếu là đất Bắc Ninh ngày nay). Không chỉ đơn thuần là chuyện hát, quan họ còn là mối quan hệ gắn bó tình nghĩa giữa những người hát, còn là phong cách tao nhã, lịch sự, đường hoàng của các liền anh, liền chị "chơi" quan họ. Thế nhưng quan họ giữa thời buổi kinh tế thị trường hôm nay lại có những cách sinh hoạt có thể nói là bị xộc xệch.
    Một canh quan họ hoàn chỉnh theo đúng lề lối như các cụ ngày xưa "chơi": Đầu tiên phải mang cơi trầu đến nơi bạn chơi để mời chơi, xin phép gia đình (thầy mẹ). Nếu bên kia đồng ý thì nhận trầu và hẹn ngày. Đến ngày hẹn, đương nhiên nhà chủ đã chuẩn bị chu đáo để tiếp khách. Còn bên khách, khăn áo tề chỉnh, gặp gỡ nói với nhau những lời tỏ sự nhớ nhung và nỗi vui mừng được gặp bạn.
    Trong kho tàng khoảng 600 bài những câu ra, câu đối của quan họ, thừa đủ để cho một canh hát theo đúng lề lối với mọi hoàn cảnh. ẹt nhất mỗi câu ra có một câu đối. Có những câu ra có đến 4-5 câu đối như câu "Chim khôn đỗ ngọn thầu dầu" thì câu đối là: "Duyên kia lúc túng cũng liều" (của nhiều làng); "Những là đáy biển mò kim" (của làng Lim); "Dập dìu lá rủ cánh sim" (của làng Lim). Cũng có câu ra, trước kia không có câu đối, nhưng sau này nghệ nhân các làng cũng đặt ra được câu đối hay không kém gì câu ra. Ví dụ câu "Ăn ở trong rừng", các nghệ nhân ở Châm Khê đặt ra câu mới "Ăn ở dưới đò"; câu "Đêm qua nhớ bạn" - các anh hai ở Đỗ Xá đặt ra câu "Canh khuya nhớ bạn"; câu ra "Lấy chi làm thú giải phiền" - các nghệ nhân làng Lim đặt ra câu "Thoi đưa thánh thót" đối rất chuẩn, ai nghe cũng ngỡ là một câu đã có từ lâu đời v.v...
    Bây giờ gọi là đi nghe "hát canh" nhưng người nghe ít khi được nghe những câu đối. Các câu hát được hát ở những hoàn cảnh không hợp lý, lộn xộn do các liền anh, liền chị tuỳ tiện thích câu nào thì hát câu đó. Thậm chí những người hát quan họ hôm nay có xu hướng "phong phú hoá" bằng cách thỉnh thoảng "đá" thêm câu dân ca khác hoặc mới sáng tác như: "... Yêu nhau đứng ở đằng xa.../ Ba quan một chiếc thuyền không...". Có lúc hát cả "Về quê" của nhạc sĩ Phó Đức Phương vào giữa một canh hát đang có những câu hát cổ rất mặn mà, tình tứ. Cách chơi như thế phá vỡ một canh hát đúng cách. Người nghe có hiểu biết về quan họ thì khó chịu, còn người không biết sẽ bị hiểu sai về cách chơi quan họ.
    Ngày hôm nay tất cả những gì quý, hay, người ta đều có thể đem ra thành hàng hoá. Nhiều làng quan họ cổ ở Bắc Ninh từ lâu đã bị mất quan họ, nay xuất hiện những nhóm hát quan họ, không để chơi mà để kiếm ăn. Họ sắm đủ khăn áo, đài loa, đàn oócgan... Vốn liếng chỉ cần thuộc mười lăm - hai mươi bài quen thuộc. Nhất là phải thuộc bài mời rượu - lời đặt của một nhạc sĩ có tên tuổi theo giọng của câu "Gửi bức thư sang" để vừa hát, vừa nâng chén mời tận mồm khách trong các "sô" phục vụ. Ơ thị xã Bắc Ninh, quan họ đã được đem ra "làm du lịch" ở một số quán nhậu với lời tiếp thị thật đáng buồn: "500.000 đồng một mâm, cả quan họ".
    Chính vì vậy nên muốn học hát quan họ cũng có giá của nó. Một thanh niên yêu quan họ ở Bắc Ninh đã thổ lộ: Phải theo học hát liền anh X. với giá 30.000 đồng một bài. Học sinh của trường Cao đẳng Nghệ thuật Bắc Ninh (CĐNTBN), khoa Dân ca quan họ, được ban tổ chức Hội Lim mời về góp vui cho hội, thì giáo viên phụ trách đã đặt giá số tiền phải trả cho nhóm học sinh hát trong mấy ngày hội.
    Các nghệ nhân quan họ làng Lim phải ngao ngán: "Nào chúng tôi đâu dám không nghĩ tới công sức của các cháu, nhưng ra giá như vậy thì thành ra chợ búa quá". Thành lập khoa Dân ca quan họ của trường CĐNTBN nhằm đào tạo những lớp người kế tục, gìn giữ và phát triển di sản văn hoá quý báu này là chủ trương đúng đắn của tỉnh Bắc Ninh. Nhưng cứ nhìn các em học sinh chỉ đến năm thứ hai thôi đã có số điện thoại di động để khách gọi khi có nhu cầu nghe hát quan họ thì thật là ái ngại.
    Các em liệu có vượt được tầm là kẻ hát mua vui cho các cuộc nhậu? Cái lợi nhuận trước mắt đang vô tình len lỏi vào sinh hoạt quan họ. Chính các liền anh, liền chị "xịn" cũng đang tự mắc vào mình cái "tơ nhện" đồng tiền mà dần quên cái cao cả của của tình người trong lối chơi quan họ. Trong canh hát quan họ hôm nay, được nghe sau một bài hát của liền anh, liền chị là lời xướng lên rất to số tiền thưởng và tên của người thưởng tiền (có một số nơi còn đề nghị vỗ tay) làm cho những người yêu quan họ và tâm đắc phải chạnh lòng. Nó bị nặng về tiền quá.
    Trong một cuộc gặp mặt các nghệ nhân quan họ tại tỉnh Bắc Ninh, nhiều nghệ nhân đã phải xót xa than rằng: Cứ cái đà này, rồi không biết quan họ sẽ đi đến đâu? Còn chúng ta sẽ phải tự hỏi: Quan họ có thể được UNESCO công nhận là di sản văn hoá, nhưng quan họ thật sự thì liệu có còn không?


Chia sẻ trang này