1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm Hiểu: Ðời Sống Của Loài Thằn Lằn

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi Milou, 24/05/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Tìm Hiểu: Ðời Sống Của Loài Thằn Lằn

    Thư Sinh



    Thằn lằn là một loại bò sát như rắn. Trông giống như loại rắn, có nhiều loại thằn lằn không có chân, tuy nhiên cũng có loại thằn lằn khác trông giống rắn nhưng thuộc loại có chân, và có loại lại nhìn giống như những con cá sấu. Trên thế giới, thằn lằn có thể được chia thành 3,750 loại dựa vào hình dáng, màu sắc và kích thước.

    Không giống như đa số những loài vật khác, thể xác của thằn lằn thiếu cơ quan kiểm soát nhiệt độ thân thể và cũng vì vậy mà hầu hết các loại thằn lằn sống ở những vùng đất không bị đông lạnh. Loại nào sống ở vùng lạnh, chúng sẽ ngủ suốt mùa đông. Ða số sống ở vùng ôn đới và nhiệt đới, chúng thông thường là loại bò sát được thấy ở những bãi sa mạc hoặc những vùng khô nứt. Khi sa mạc trở nên quá nóng, thằn lằn thường trốn ở những bóng râm hoặc ẩn mình dưới làn cát để tránh những tia nắng gay gắt của mặt trời.

    Thằn lằn có loại nhỏ vài phân; loại lớn nhất có tên là Rồng Komodo (Komodo Dragon) sống ở miền đông nước Ấn Ðộ, loại này chiều dài có thể dài hơn 3 mét và nặng tới cả 150 kí lô. Rồng Komodo thuộc loại thằn lằn lớn xác, có loại thằn lằn lớn xác khác, dài khoảng 2 mét. Loại thằn lằn lớn xác này thường thấy sống ở Phi Châu, Ấn Ðộ và Úc Ðại Lợi.

    Ðiểm đặc biệt nhất của thằn lằn có lẽ là cách di chuyển của chúng. Cách đây khoảng 65 triệu năm loại thằn lằn Mosasaurs sống ở biển. Hiện tại, có nhiều loại thằn lằn lớn bơi từ đảo này sang đảo khác. Thằn lằn không biết bay nhưng có một loại thằn lằn sống ở Á Châu và miền Ðông Ấn có thể lượn từ cây này sang cây khác giống như những chú sóc bay. Loại thằn lằn này được gọi là rồng bay (flying dragon), chúng vận chuyển xương sườn để làm căng phình lớp da dọc bên người lên giống như cánh buồm dùng để bay lượn trong không khí.

    Hầu hết các loại thằn lằn sống ở trên mặt đất hay những thân cây. Loại sống trên cây thí dụ như những con cắc kè, có móng chân có thể rút vào giống như loại mèo, có loại có những vết cắt trên ngón chân dùng để bám vào những mặt phẳng lì trong khi đó móng chân thì dùng để bám trên những mặt nhám như vỏ cây. Cắc kè có thể bám đi trên trần nhà một cách dễ dàng, kể cả những vật phẳng lì như kính cửa sổ. Loại thằn lằn diềm cổ (fringed) ở Úc Ðại Lợi và loại giồng túi (basilisk) ở vùng nhiệt đới Mỹ Châu có thể đứng thẳng lên chạy bằng hai chân sau.

    Nhiều loại thằn lằn sống trên mặt đất không có chân như thằn lằn bóng chân ngắn (skinks). Có loại bóng chân ngắn có chân nhưng rất yếu và vô dụng. Loại giun đui (blindworm) và giun chậm (slowworm) ở Âu Châu, rắn gương (glass snake) ở Bắc Mỹ Châu và vài loại rắn thằn lằn ở Úc, tất cả đều thuộc loại thằn lằn không chân. Chúng có mí mắt và lỗ tai trông rất rõ ràng mà loại rắn không có.

    Thằn lằn có nhiều cách để tự bảo vệ cho nó, giống như rắn, nhiều loại dùng cách trộ (hù) đối thủ hay chơi kế. Nhiều loại thằn lằn tự làm đứt đuôi của chúng khi bị tấn công. Chiếc đuôi đứt vẫn tiếp tục giẫy dụa để gây sự chú ý của kẻ địch hầu nó có thời gian để tẩu thoát.

    Cách hù dọa thông thường là làm người chúng to lớn lên, tạo ra những tiếng rít hay dùng đuôi quất. Loại thằn lằn diềm cổ (frilled lizard) ở Úc là bậc sư trong nghệ thuật hù dọa. Nó đứng thẳng người lên bằng chân sau, dương rộng diềm trên cổ ra, miệng há rộng và rít lên từng tràng. Chính nhờ làm như thế khiến nó nhìn như to hơn bình thường gấp mấy lần và trông rất hung dữ. Loại thằn lằn diềm cổ này, con dài nhất đo được khoảng 80 phân (centimeter). Loại thằn lằn bóng chân ngắn lưỡi xanh ở Úc thì thè chiếc lưỡi xanh lè to lớn ra để hù địch thủ.

    Không phải loại thằn lằn nào cũng vô hại, không độc. Những con thằn lằn thuộc loại to dùng chiếc hàm lớn của chúng để cắn địch thủ và dùng đuôi để đánh những cú chết người. Tuy nhiên không giống như rắn, chỉ có một số ít thằn lằn có nọc độc mà thôi. Loại duy nhất có nọc độc là thằn lằn "gila monster" sống ở vùng tây nam nước Mỹ và miền bắc Mễ Tây Cơ, và loại thằn lằn bi (beaded lizard) thuộc họ với gila monster, sống ở Mễ Tây Cơ.

    Loại thằn lằn gai (horned) sống ở sa mạc có một khả năng thật đặc biệt, khi bị địch thủ tấn công, chúng bắn một tia máu từ mắt của chúng tới một khoảng cách xa độ 1 mét. Những chiếc gai nhọn ở trên đầu và lưng được dùng như vũ khí để bảo vệ thêm. Nhiều người gọi loại thằn lằn gai này là những con cóc gai (horned toads) vì thân thể của chúng dẹp và nhìn giống như con cóc.

    Loại cắc kè hoa (chameleon) ở Phi Châu nổi tiếng về việc đổi mầu. Nhiều loại thằn lằn khác cũng có thể làm được như vậy. Nhiều người cho rằng sự đổi mầu là một hình thức tự vệ nhưng không phải lúc nào chúng cũng đổi mầu như vậy để tự vệ. Ðôi khi những con thằn lằn này đổi sang mầu tối để giữ nhiệt lượng từ ánh sáng mặt trời. Có loại dùng sự đổi mầu để tự vệ. Nhiều loại sống ở trong rừng mầu tối đen trong khi đó nhiều loại sống ở sa mạc mầu sáng hơn. Những loại khác thì có đủ loại mầu từ mầu xanh, đỏ, xám, nâu, trắng cho đến mầu đen.

    Loại thằn lằn đực sống ở vùng nhiệt đới Mỹ Châu tạo ra tiếng kêu để quyến rũ những con cái bằng cách gật đầu lên, gật đầu xuống và cùng lúc phình chiếc da khoe mầu dưới cổ ra. Loại cắc kè và thằn lằn lớn xác thì lại dùng mùi để quyến rũ những con cái. Khi những con cái sẵn sàng để giao tình thì chúng tiết ra chất hormones là một loại hóa chất để cho những con đực tìm đến. Hầu hết các loại thằn lằn đẻ trứng. Loại thằn lằn bóng chân ngắn cuộn tròn mình để bảo vệ trứng của nó. Nếu trứng bị văng vãi các nơi, nó sẽ thu gộp về lại một chỗ. Vài loại thằn lằn không đẻ trứng nhưng đẻ con sau khi trứng nở trong bụng. Có loại sinh con tương tự như các loại động vật có vú. Trước khi được sinh ra, chú thằn lằn con được nuôi trong bụng. Không giống như loài động vật có vú, thằn lằn mẹ không nuôi con sau khi sinh chúng ra. Có vài loại thằn lằn như loại đuôi quất (whiptail) ở Bắc Mỹ và loại thằn lằn "lacertid" ở Âu Châu chỉ có giống cái. Những con thằn lằn cái đẻ những trái trứng không đạp trống, và những trái trứng này nở ra toàn những con thằn lằn cái. Loại sinh sản này được gọi là "sinh đồng trinh" (virgin birth) và là điều rất thông thường trong các loại côn trùng.

    Nhiều loại thằn lằn ăn các thảo vật thay vì ăn các động vật như loại marine iguana sống trên đảo Galapagos ăn rong rêu. Chúng ăn những rong rêu bám ở đá khi thủy triều rút xuống. Hàng trăm loại khác ăn côn trùng và những thú vật nhỏ. Ða số chúng không chỉ ăn riêng một loại thực phẩm nào. Vài loại thằn lằn bóng chân ngắn ở Úc ăn lẫn lộn vừa ốc, giun và những hột trái. Một số ít loại như cắc kè hoa ở Phi Châu có thể dùng lưỡi dài dính chất nhầy của nó để bắt các côn trùng. Có loại bắt các côn trùng bằng miệng và nuốt trửng xuống bụng khi con vật ngưng vùng vẫy.

    Con người là vật nguy hiểm nhất đến sự sinh tồn của giống thằn lằn. Có người kiếm ăn trứng thằn lằn và tìm bắt chúng để ăn thịt. Nhiều nơi trên thế giới môi trường sinh sống của chúng bị hủy diệt bởi nhân loại. Nhiều loại thằn lằn bị lùng giết để lột da làm ví, giầy và những vật dụng khác. Tuy nhiên, nhiều nước hiện nay đã cấm không được giết thằn lằn để lấy da.


    <:3)~~ <:3)~~ <:3)~~
  2. Alphoras

    Alphoras Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2003
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    0
    Hình như rồng Comondo cũng có chất độc thì phải, tui nghe nói cách bắt mồi của nó là rình, sau đó cắn một phát chí mạng, sau đó bám theo con mồi cho đến khi con mồi chết hẳn.
    có con nhông (hau giông gì đó) sống hoàn toàn ở dưới nước, có phải cùng loài thằn lằn không???
    Người ngồi đó...
  3. bigdog30784

    bigdog30784 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2002
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    theo em được biết thì rồng Komodo đúng là có chất độc. Chúng ăn thịt thối rữa thì càng có nhiều chất độc hơn.
    Câu lạc bộ Thiên Văn Học
  4. weirdhobbit

    weirdhobbit Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    0
    Thực ra nói rồng Komodo có độc là không chính xác. Con mồi khi bị rồng Komodo cắn dù có chạy thoát cũng sẽ khó qua khỏi là do vết cắn bị nhiễm trùng từ nước miếng của rồng. "Độc" trong nước miếng của rồng Komodo là do có rất nhiều loài vi khuẩn sống trong nước miếng của rồng và có thể có thêm chất chống đông máu mà thôi. Tuy nhiên, thứ nước miếng này lại vô cùng độc với con mồi nào đã xui xẻo bị táp một miếng, chắc chắn vết thương đó sẽ bị thối rữa lên và mùi hôi thối đó sẽ là đường dẫn cho rồng Komodo đi tìm mồi, nói chung lỡ bị táp là vô phương thoát.
    http://reptilis.net/lacertilia/varanidae/komodo.html
    Everything has two sides or more.
  5. Chevalier_de_la_Balance

    Chevalier_de_la_Balance Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/11/2002
    Bài viết:
    662
    Đã được thích:
    0
    em dc biết thì con rồng comodo này có từ thời khủng long fải ko ạ? hy vọng em ko nhầm!
    DOHKO
  6. Royce

    Royce Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    0
    Sự tồn tại của loài rồng Komodo được phát hiện lần đầu tiên vào đầu thế kỉ 20 bởi 2 người thợ mò ngọc trai Hà Lan,ông Kock và Aldégon, trong 1 chuyến đi tới Indonesie.Những người thổ dân ở đây cho biết: chúng có tên là Ora,chúng có khả năng tấn công những con vật rất lớn dài 7m như hươu,lợn lòi,...và thậm chí cả con người!!!Chúng đã tồn tại nhiều năm trong quan niệm của người châu Âu về 1 con vật khổng lồ,hung tàn ăn thịt người bằng chiếc lưỡi cực độc.
    Rồng Komodo tồn tại trong 1 pham vi rất hẹp: đó là các hòn đảo Komodo,Florès và Rintja của Indonesia.Chúng dài khoảng 2,5m(đôi khi lên đến 3m) và nặng khoảng 165kg.Bốn chiếc chân rất khoẻ và có móng vuốt khá sắc,cho phép chúng leo trèo và bơi lội.Chúng có thể bơi xuyên biển từ hòn đảo nay qua hòn đảo khác.Tuy thân hình nặng nề như vậy nhưng chúng có thể đạt vận tốc 11km/1h.
    Những con rồng lớn săn hươu,bò,chó,lợn lòi,ngựa.Những con nhỏ ăn chuột ,chim,thằn lằn nhỏ và cả côn trùng.Đặc biệt những con nhỏ thì sống trên cây,lớn lên chung mới xuống đất.
    Mỗi lần sinh nở,một con rồng cái đẻ từ 15-35 quả trứng và thời gian ấp là từ 8 đến 8 tháng rưỡi.
    Hiện nay chỉ còn khoảng 5000 con rồng Komodo trong tự nhiên.Chúng được đặt dưới sự bảo trợ nghiêm ngặt của chính phủ Indonesia vì những con cái trong độ tuổi sinh nở chỉ còn khoảng 350 con.
    Marcelo

Chia sẻ trang này